Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi zetafashion, 13/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Voi xiếc bị 'chọc' trước khi quật chết người

    Giờ chào cờ đầu tuần sáng nay (17/10), không riêng các bạn học sinh lớp 6C, mà hàng trăm học sinh và các thầy, cô giáo ở Trường THCS chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai vẫn còn bàng hoàng, xót thương bạn Nguyễn Thảo Oanh vừa đột ngột ra đi.

    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/44002/voi-xiec-bi--choc--truoc-khi-quat-chet-nguoi.html
     
    Đang tải...


  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng tránh tai nạn thương tích do động vật cắn, húc


    Câu hỏi : Vì sao những con vật thân thuộc lại có thể trở thành nguy hiểm?
    Một trong những tai nạn thương tích hay gặp mà phải kể đến đó là do chính những con vật nuôi trong nhà và những loài động vật khác. Như trường hợp của anh L.Q nuôi một con chó Nhật rất dễ thương. Thường ngày đứa con trai 2 tuổi của anh vẫn chơi với chú chó. Nhưng có một bữa khi xem cho ăn, thấy có miếng xương rơi ra ngoài bát liền thò tay nhặt. Con chó nổi giận và đớp luôn tay của cậu bé. Vì tức giận anh đã bán con chó nên không theo dõi được chó và phải cho con đi tiêm phòng và sau đó sức khoẻ cậu bé trở nên ốm yếu.Em NTH Ba Đình - Hà Nội cũng bị con chó nhà đang ăn cắn đến rách đến tận xương và phải tháo bỏ cánh tay của cậu bé.Truờng hợp về cái chết thương tâm của cháu Lê Văn Xích, 14 tuổi. Mẹ cháu mua một con chó nhỏ về nuôi và Xích được giao nhiệm vụ cho chó ăn. Một hôm cho cắn vào bơm tiêm sữa và cắn vào tay cháu, sau đó chó cắn thêm anh trai, bà nội, bố và mẹ cháu xích và còn ra đường cắn thêm 6 người nữa. Lúc đó mới biết là chó dại và đem đập chết. Những người bị chó cắn đã đi tiêm phòng, những cháu Xích thì đã muộn và 1 tháng sau cháu lên cơn dại và chết. Ngoài ra nhiều trẻ còn bị o­ng đốt rắn cắn gây nguy hiểm đến tình mạng.Cháu Trần Văn Tịnh, 8 tuổi ở Kiên Giang bị o­ng vò vẽ chích 35 mũi đang phải chạy thận nhân tạo.

    Nhiều con vật, kể cả những vật nuôi trong nhà đều có thể gây tai nạn cho trẻ nếu người lớn không cảnh giác và trông chừng chúng. Trẻ nhỏ thường yêu quýy các con vật nuôi nhưng hãy coi chừng tai nạn do chính những con vật này gây ra. Động vật cắn, húc rất nguy hiểm. Động vật cắn, húc có thể gây đau, nhiễm trùng, sốc và có thể chết. Trẻ em dễ bị động vật cắn nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.

    Câu hỏi : Khi phát hiện trẻ bị các loại động vật cắn, húc cần sơ cứu như thế nào?
    Nếu bạn không biết rõ động vật nào cắn:

    §Quan sát xung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm đối với bạn

    §Giúp trẻ bình tĩnh bằng cách an ủi và giải thích rằng bạn sẽ sơ cứu ngay. Điều này sẽ giúp cho trẻ tránh sợ hãi và phòng trẻ bị choáng.

    §Rửa vết cắn (thậm chí cả vết cắn nhìn rất nhỏ) bằng nhiều nước và xà phòng, nếu cần có thể sử dụng bất cứ loại nước nào có sẵn. Nhớ bảo vệ bạn và người khác khi tiếp xúc với máu chảy ra từ vết cắn. Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương.

    §Phủ lên vết thương một miếng vải sạch và băng lại.

    §Thông báo với người có trách nhiệm hoặc đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất

    Câu hỏi : Sơ cứu vết thương do chó cắn như thế nào?
    §Nhanh chóng làm các động tác sơ cứu như vết thương do động vật cắn như đã nêu ở phần 1.1 của bài này.

    §Nếu vết thương do chó cắn bị rách da, sơ cứu và chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, nơi có vác xin tiêm phòng uốn ván.

    §Tìm xem con chó có bị ốm (bệnh) hoặc có những hành vi lạ không. Nếu con chó yếu và sùi bọt mép có thể là chó dại. Một người bị chó dại cắn thường dẫn đến cái chết nếu không được tiêm phòng kịp thời. Cần nhốt chó và theo dõi trong 10 ngày để xem con chó có bị lên cơn dại hay không, và để tránh chó có thể cắn thêm người khác hoặc các gia súc khác. Nếu phát hiện chó dại phải diệt ngay.

    §Chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nơi có vác xin tiêm phòng bệnh dại nếu con chó cắn trẻ bị lên cơn dại

    Câu hỏi : Sơ cứu trong trường hợp bị rắn cắn như thế nào?
    §Quan sát xung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm đối với bạn. Nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống. Bảo trẻ nằm yên để làm chậm sự lan truyền của nọc độc rắn.

    §Bình tĩnh giải thích các hành động của bạn định làm. Nói cho trẻ biết rằng nọc độc có thể khu trú và di chuyển chậm nếu họ nằm yên. Sự an ủi và cách giải thích bình tĩnh của bạn sẽ giúp cho trẻ phòng tránh được sốc do lo sợ.

    §Rửa sạch vết cắn bằng nước càng nhiều càng tốt để lấy đi nọc độc. Trong trường hợp không có sẵn nước, hãy dùng bất cứ chất lỏng nào có sẵn để rửa ngay vết thương cho trẻ.

    §Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy bất động chi đó bằng một cái nẹp theo cách bất động gãy xương (xem cách bất động gãy xương).

    §Chuyển ngay trẻ tới bệnh viện, bạn cần giữ cho trẻ nằm yên trong suốt thời gian di chuyển nhằm hạn chế sự lan truyền của nọc độc. Nên làm cáng để chuyển.

    §Nếu có thể được, hãy cố xác định xem loại rắn gì. Nếu bạn thấy con rắn, và bạn thấy tự tin, bạn có thể giết chết con rắn đó và đừng để nó cắn bạn, rồi mang con rắn đó đến bệnh viện để các thầy thuốc có thể xác định loại thuốc thích hợp cần sử dụng cấp cứu cho trẻ.

    Câu hỏi : Sơ cứu trong trường hợp bị trâu bò húc như thế nào?

    §Trâu bò húc có thể gây đau, gây rách da,chảy máu, thủng bụng gây tổn thương phủ tạng hoặc trúng vào mắt gây mù mắt, có trường hợp bị quật ngã dẫn tới chết người.

    §Sơ cứu trong trường hợp bị trâu bò húc phải đảm bảo các nguyên tắc cầm máu, bất động và nếu nặng phải chuyển ngay tới cơ sở y tế giống như trong trường hợp bị tai nạn giao thông.

    Câu hỏi : Làm gì để phòng tránh bị động vật cắn, húc gây tai nạn, thương tích?
    Phòng tránh không để xảy ra tai nạn

    §Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường găp.

    §Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không nghịch tổ o­ng, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua

    §Quản lý trẻ và xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng.

    §Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm. Dạy cho trẻ biết những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để lánh xa nơi đó.

    §Gây tiếng động bằng cách dùng gậy để khua khi bạn đi vào bụi rậm làm cho rắn sợ phải chạy xa khi chúng ở trước mặt.

    §Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu bạn đi vào ban đêm để phòng rắn cắn.

    §Xây dựng môi trường an toàn:

    §Chó, mèo phải được tiêm chủng

    §Không thả chó bừa bãi. Khi cho chó ra đường phải có rọ mõm

    §Phát quang bụi rậm xung quanh nhà bạn.

    §Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật. Đối với chó mèo và các vật nuôi khác như khỉ,…: Cần dạy trẻ:

    §Không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm chó con (cho bú…)

    §Nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc hét lên, cách tốt nhất là đứng im, không động đậy (giả vờ làm cái cây), không nhìn vào mắt chó

    §Không cho chó ăn nếu chưa cho nó ngửi và nhìn mình

    §Nếu bị chó xô ngã nằm thẳng ra, nằm im

    §Không bao giờ để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà

    §Không chơi các trò chơi mạnh với súc vật nuôi.

    §Cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong khi và sau khi lũ lụt.

    Giảm tác hại khi xảy ra tai nạn:

    §Nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ cần được tập huấn về các kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi bị động vật cắn.

    §Các gia đình có ý thức đưa chó, mèo đi tiêm phòng vac xin phòng dại trong các chiến dịch tổ chức tiêm phòng cho chó tại công đồng.


    ------------------------------------------------------------------------------

    YKHOANET
     
  3. namlun22

    namlun22 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Xin lỗi các mẹ, các bạn vì chưa kịp dịch 02 bài tiếng Anh hữu ích ở trên. Có mẹ nào, bạn nào có thể giúp mình được không? Thú thực là mình quá bận: Đi làm ở công ty, kinh doanh shop thời trang Zeta, học thêm và chăm sóc gia đình...

    Thành thật xin lỗi và xin cảm ơn sự trợ giúp của các mẹ, các bạn !!!
     
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Những cách tự bảo vệ trước việc rò bình gas


    Rò rỉ từ van là một trong những nguyên nhân chính của rò gas. Ảnh: e-city.vn.

    Van bình bị rò, ống dẫn gas bị thủng, đứt do chuột cắn hoặc bếp không kín... đều là những nguyên nhân có thể biến bình gas gia đình thành "bom nổ chậm". Các chuyên gia kiểm định giới thiệu những cách cơ bản để người dân tự bảo vệ mình.

    Ông Nguyễn Văn Lập, phó giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, trừ bình gas minni, bình gas gia đình bằng thép hầu như rất an toàn, có thể chịu đựng được nhiệt độ và áp suất rất cao. Chính vì thế, nguyên nhân chính từ các vụ cháy nổ chủ yếu là do rò rỉ khí gas ở bên ngoài bình, từ van, ống dẫn đến thiết bị sử dụng. Hay gặp nhất là các trường hợp do gioăng của van không kín, không đảm bảo chất lượng hoặc bị lắp ẩu. Kế đến là các vụ rò khí gas do ống dẫn bị mòn, thủng hoặc chuột cắn đứt.

    Theo Công an phòng cháy chữa cháy huyện Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, số vụ tai nạn do nổ khí gas gia đình không phải là hiếm. Từng có trường hợp một gia đình khi đang thay bình gas thì người trong nhà đạp nổ xe máy phóng ra ngoài, khiến hơi gas bắt lửa phát nổ mạnh, người nhà bị bỏng nặng. Cũng có tai nạn ở Kim Giang do ống dẫn gas bị rò, bà chủ nhà bật công tắc đèn, tia lửa điện sinh ra trong ổ cắm làm hỗn hợp khí gas bốc cháy, phát nổ.

    Bản thân khí gas rò ra không sinh ra vụ nổ, nhưng khi bắt gặp tia lửa điện hoặc có nhiệt độ đủ đạt đến mức gây cháy, hỗn hợp khí gas sẽ bắt cháy, gây nổ mạnh, nguy hiểm cho con người. Vì thế ông Lập đặc biệt lưu ý người tiêu dùng những nguyên tắc cơ bản để đối phó với rò gas:

    - Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.

    - Lập tức khóa van bình.

    - Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.

    - Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.

    Về lâu dài, để tránh sự cố rò rỉ gas, người dân nên lưu ý những điểm sau:

    - Khi chọn bình gas, nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi. Bạn phải biết rõ cửa hàng gas nhà mình mua ở đâu, như thế nào, tránh trường hợp đó là sản phẩm của các cơ sở sang chiết lậu.

    - Bằng cảm quan, bình phải còn nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ.

    - Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.

    - Yêu cầu người thay bình gas phải thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.

    - Gia đình cũng nên tự kiểm tra thường xuyên bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.

    - Tủ bếp không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò. Khí gas nặng nên bao giờ cũng tràn xuống dưới đất, vì thế bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng.

    - Hạn chế để lọt khí gas xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Nếu trong nhà có cống ở bếp nối với bên ngoài, khi trong nhà có hiện tượng rò gas, khí có thể lan ra đến ngoài đường, gặp tia lửa điện tình cờ có thể cháy ngược vào trong.

    - Về nguyên tắc khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp, bởi có trường hợp chủ nhà đi vắng cả ngày, chuột cắn đứt dây gas mà không biết.

    - Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.

    - Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.

    Những lưu ý khác khi đun nấu:

    - Nếu bình gas mới thay mà có ngọn lửa đỏ, có tia đỏ chứng tỏ chất lượng gas không đảm bảo, lẫn nước hoặc tạp chất. Về nguyên tắc, thường chỉ bình gas sắp hết mới có hiện tượng này.

    - Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn khi dùng bếp gas mini vì lửa có thể trùm xuống bình, rất nguy hiểm.

    - Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…

    T. An

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2008/10/3ba07569/
     
    Phương xinh thích bài này.
  5. Phương xinh

    Phương xinh Mẹ yêu bé Su và Bond

    Tham gia:
    14/1/2010
    Bài viết:
    2,948
    Đã được thích:
    680
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Mới đọc vụ nổ bình gas mà thương tâm quá.
     
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Tai nạn từ gas và những số liệu giật mình


    – Ghi nhận tại bệnh viện cho thấy: Trên thực tế những tai nạn, vụ bỏng liên quan đến gas xảy ra rất thường xuyên và chủ yếu ở những người làm nội trợ. Khảo sát cho thấy rất nhiều người dùng gas và bếp gas nhưng không biết cách sử dụng.

    Mỗi tháng vài chục ca bỏng vì gasCOLOR]

    Vụ nổ khí gas gây sập nhà và khiến 2 cháu bé tử vong tại phường Bách Khoa (Hà Nội) vào ngày 3/11 là một tai nạn lớn gây hậu quả nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, trên thực tế những tai nạn, vụ bỏng liên quan đến gas xảy ra rất thường xuyên!

    Ông Nguyễn Thống, Trưởng khoa bỏng – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: “Mỗi tháng khoa bỏng của bệnh viện tiếp nhận khoảng vài chục ca liên quan đến gas (do nổ gas hoặc do lửa gas). Đại đa số nạn nhân là những người nội trợ. Số nạn nhân bị bỏng sâu cũng chiếm từ 30-50%”.

    Nguyên nhân của những tai nạn này, theo ông Thống, là đến cả từ hai phía: Nhà sản xuất bếp gas, chất lượng gas và bình gas, người sử dụng.

    Ông Thống lấy ví dụ: Có người sử dụng bếp gas du lịch “hết đát”, do quá cũ kĩ nên khi bật bếp lên đã gây nổ.

    Hoặc với những loại bếp gas to, do rò rỉ ở bộ phận dây dẫn gas do làm không tốt hoặc dây dẫn gas bị chuột cắn gây hở khiến gas xì ra ngoài và cả bình gas lẫn bếp gas đều trở thành một quả “bom nổ chậm”, có thể phát nổ và gây tai họa bất cứ lúc nào.


    Vợ chồng anh Minh, chị Ngân đang được điều trị tại khoa bỏng (BV Xanh Pôn) sau tai nạn kinh hoàng (Ảnh: ANTĐ)


    Theo ông Thống, rất nhiều nạn nhân vào cấp cứu trong Bệnh viện Xanh Pôn sử dụng bếp gas và bình gas nhưng đại đa số họ đều không hiểu gì về gas, cách sử dụng an toàn.

    Đặc điểm của gas là nặng hơn không khí (khoảng 2,07 lần) nên khi bị rò rỉ, gas thường lắng xuống bên dưới, luẩn quẩn xung quanh khu vực bình gas (hoặc trong khu vực hẹp trong nhà vì khả năng khuếch tán trong không khí kém).

    Nếu gas rò rỉ thông thường (với lượng nhỏ) thì chưa gây ra cháy nổ (chỉ gây ra mùi gas). Chỉ đến khi nào gas rò rỉ ra bên ngoài nhiều, việc pha trộn giữa không khí với lượng gas rò rỉ đạt đến một tỉ lệ nhất định nào đó (kết hợp với mồi lửa như động tác bật bếp) thì sẽ khiến bình gas phát nổ (trong điều kiện nén bình thường ở bên trong bình thì gas vẫn an toàn, không thể phát nổ).

    “Bỏng gas nguy hiểm ở chỗ: Thường bỏng ở mặt, tay chân và gây bỏng sâu, vết bỏng lan rộng do ngọn lửa liếm vào nhanh hoặc khi bình gas đã nổ thì sẽ bị bỏng nặng nhiều chỗ”, ông Thống nói.

    Cách dùng gas và bình gas an toàn

    Ông Thống cho biết trong trường hợp gas bị rò rỉ cần biết cách xử lý để không gây hậu quả.

    Theo đó, nếu thấy nhà có mùi khí gas (dễ nhận ra) thì cần khóa van bình gas, mở cửa thông thoáng, lấy quạt tay để quạt khu vực bếp gas cho lượng gas bị rò rỉ tản mát đi.

    Tuyệt đối không dùng bật quạt điện hay các công tắc điện khi thấy gas bị rò rỉ bởi nó có chức năng như một mồi lửa. Nếu bật lên có thể nó sẽ kích hoạt một vụ nổ bình gas lớn.


    Bên cạnh vụ nổ bình gas kinh hoàng, gây hậu quả nghiêm trọng tại phường Bách Khoa (Hà Nội) vào ngày 3/11 thì hàng tháng vẫn có hàng chục ca vào viện cấp cứu vì những vấn đề liên quan đến gas và bếp gas. Điều này làm dấy lên lo ngại về chất lượng bếp, chất lượng bình gas và hiểu biết của người sử dụng (Ảnh: VietNamNet)


    Dưới đây là lời khuyên dành cho người dân để có thể dùng gas và bếp gas an toàn:

    Khi bếp gas không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài: Cần tắt bếp ngay, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại mâm chia lửa có bị đặt lệch không, lau khô sứ đánh điện của bếp hoặc kiểm tra có gì bị ảnh hưởng vào mâm lửa không? Nước sạch cũng có thể gây đỏ lửa bất thường, vì thế đáy nồi ướt lửa cũng sẽ bị đỏ.

    Khi bếp gas không bắt lửa: Cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Nếu dây dẫn gas bị gãy dập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn. Kiểm tra bộ đánh lửa nếu bị bẩn, bạn cần tháo kiềng bếp dùng vải khô để lau sạch bộ đánh lửa.

    Lửa bị đỏ: Xử lý bằng cách thường xuyên vệ sinh bếp gas. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngọn lửa bị đỏ là do nhà bạn mới sơn hoặc quét vôi mới. Hiện tượng này không cần xử lý, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết.

    Lửa phát tiếng kêu: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

    Ngoài ra, không nên sử dụng bình gas mini cũ vì độ an toàn không như bình mới. Với bình gas mới cũng cần phải xem hạn sử dụng, nhà sản xuất có uy tín không, có được kiểm định chất lượng, an toàn...

    Cần định kỳ thay mới hệ thống dây dẫn bình gas theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Với bình thuốc diệt côn trùng, tuyệt đối không để gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.

    Nên mua gas và bếp gas của những hãng có tên tuổi, uy tín trên thị trường, trong đó giá mua bình gas đã bao gồm cả chi phí bảo hiểm.

    Ngọc Anh
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/46859/tai-nan-tu-gas-va-nhung-so-lieu-giat-minh.html
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Cha mẹ bất cẩn, con cái gặp họa


    - Đau xót trước cái chết đầy thương tâm của hai chị em trong vụ sập nhà do nổ khí ga xảy ra sáng 3/11 tại nhà dân ở Hà Nội, nhiều người còn bàng hoàng về sự bất cẩn, thiếu hiểu biết của người lớn khiến con cái họ gặp nạn trong chính ngôi nhà của mình.

    Tai nạn bất ngờ xảy ra sáng 3/11, chị Ngân vừa bước chân xuống cầu thang liền phát hiện mùi gas nồng nặc, chủ quan chị bật thử bếp kiểm tra khi anh Minh mới kịp mở một cánh cửa của căn nhà, gas đã phát nổ ngay sau lúc chị bật bếp lên.

    6h căng thẳng với bao cố gắng nỗ lực nhưng cũng không thể giúp hai đứa con của anh chị thoát nạn. Không ít người đặt từ “giá” để chị Ngân bình tĩnh chứ đừng “thử” kiểm tra bằng việc bật bếp.
    Đau xót trước tai nạn đầy bất ngờ, nhiều người cũng không khỏi bàng hoàng trước sự thiếu hiểu biết, chủ quan của người lớn đã gây ra những tai họa cho chính con cái họ.


    “Thử” kiểm tra bằng việc bật bếp, gas đã phát nổ ngay sau lúc chị bật bếp lên (Ảnh VNN)


    Cách đây không lâu, ngày 22/10, dư luận cũng nhói lòng trước cái chết đầy thương tâm của cậu con trai nhỏ mới được 4 tuổi vì sự bất cẩn của người cha.
    Khoảng 7h sáng, anh Hoàng Trọng Chuyên, trú tại tổ 10, phường Bắc Cường – TP Lào Cai đưa cháu lớn đi học, trước khi đi anh thấy cháu bé vẫn ngủ say trên giường. Tuy nhiên, anh không ngờ trong lúc bấm điều khiển hạ cửa cuốn từ từ hạ xuống thì đứa con nhỏ thức dậy và chạy theo. Cháu bé đã chui qua khe hở nhỏ giáp đất và bị kẹt.

    20 phút sau, khi trở về anh Chuyên mới phát hiện sự việc và vội tri hô hàng xóm cùng sơ cứu cho cháu, nhưng đã quá muộn.

    Cũng vào những ngày cuối tháng 5, dù con mới chỉ được 2 tháng tuổi nhưng yên tâm vì để con ngủ trên tầng 2, người mẹ trẻ (Hà Đông – Hà Nội) đi ra ngoài mua sữa.

    Và trong lúc chị ra ngoài, con chó nhà to lớn xổ chuồng đã chạy lên cắn xé khiến em rơi vào tình trạng bị sốc chấn thương do chó cắn, ngừng thở, trên da có nhiều nốt cắn, vết xước vùng lưng, đùi, cánh tay.

    Em cũng bị mất nước, mất máu nhiều, huyết áp hạ, sức khỏe trong tình trạng nguy hiểm. Rất may không có sự việc quá đáng tiếc xảy ra.

    Lưng của cháu bé bị chó cào xé nhiều vết rách


    Một trường hợp tai nạn hy hữu khác là gia đình anh Q. (Hà Nội). Nhà anh Q. sống tại tầng 7 tại một căn hộ. Một lần, bế đứa con nhỏ đứng sát ngoài ban công chẳng may cháu lẫy khỏi tay bố ra ngoài rơi xuống. May mắn thoát chết vì cháu rơi trúng vào mái tôn của căn hộ phía dưới.

    Đứa con thoát chết nhưng anh Q. cũng được phen khiếp hồn không dám bế con ra ngoài ban công nữa.

    Để con 18 tháng tuổi một mình trên gác rồi xuống nhà dưới pha sữa một người mẹ ở quận 7, TPHCM cũng được phen thót tim khi quay lại, chị phát hiện cậu con trai hiếu động chui đầu ra thành khe lan can còn thân mình thì treo lơ lửng, toàn thân tím tái, miệng trào nước bọt, mắt trợn ngược.

    Loay hoay, cuống cuồng không biết xử lý thế nào phải đến một lúc sau chị mới cầu cứu hàng xóm trợ giúp.
    Khi song lan can được cưa đứt thì cậu bé đã hôn mê. May mắn sau khi được cấp cứu tích cực tại bệnh viện, bệnh nhi dần bình phục.

    Bỏng, hóc dị vật cũng là một trong những tai nạn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân không ít xuất phát từ sự bất cẩn, chủ quan thiếu quan tâm của người lớn.


    Chị Ngân khi vừa chợt tỉnh chỉ biết kêu lên trong đau đớn “tôi giết con tôi rồi” sau đó lại lịm đi - (Ảnh ANTĐ)


    Giữa tháng 9, nấu xong nồi nước sôi, thay vì mang đi pha để tắm con thì chị Hoa ở Long Thành, Đồng Nai lại loay hoay làm chuyện khác. Đến khi nghe tiếng thét lớn, quay lại, người mẹ đã thấy cậu trai 2 tuổi ngã luôn vào nồi.

    Tai nạn khiến cậu bé có nguy cơ bị teo rút bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục vĩnh viễn….

    Trở lại với tiếng khóc xé lòng của người cha người mẹ vừa tỉnh trên giường bệnh. Trong khi anh Minh lúc nào cũng đau đáu câu hỏi: “Tình hình con anh thế nào rồi?” với cả người nhà và phóng viên thì chị Ngân khi vừa chợt tỉnh chỉ biết kêu lên trong đau đớn “tôi giết con tôi rồi” sau đó lại lịm đi.
    Những tiếng khóc dai dẳng đầy ám ảnh, nhưng tất cả đã trở thành quá muộn khi sự đã rồi…

    Bài viết này chỉ mong khi đọc được, các bậc phụ huynh hãy cẩn thận, đừng để điều gì sơ sẩy của người lớn mà con trẻ phải gánh chịu...

    Minh Châu (tổng hợp)

    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/46985/cha-me-bat-can--con-cai-gap-hoa.html
     
  8. thoc_coi

    thoc_coi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/5/2010
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    143
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Đọc xong sợ quá. Mong tất cả các bé và tất cả mọi người đều được bình an
     
  9. thoc_coi

    thoc_coi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/5/2010
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    143
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Nghĩ lại nhiều khi bật bếp k lên mình còn mồi bằng bật lửa, diêm. Hic. Ghê quá
     
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Qua các bài về gas mình cũng học được nhiều điều về đảm bảo an toàn khi sử dụng gas !!!
     
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Bài này có nhiều thông tin hữu ích về phòng chống tai nạn, thương tích liên quan tới GAS. Rất hữu ích !!!


    Hé lộ bí mật động trời của nhân viên chở gas

    Một cựu nhân viên hai năm trong nghề chở gas đã hé lộ những bí mật về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.

    Chúng tôi xin trích lại nguyên văn bức thư của độc giả này:

    Tôi là người đã từng có 2 năm trong nghề chở gas tại Hà Nội. Tôi rất đau xót khi được biết thông tin về vụ nổ gas khiến 2 cháu nhỏ bị tử nạn. Tôi xin chia sẻ đến quý độc giả và người tiêu dùng những thông tin thực tế về thực trạng kinh doanh và sử dụng gas tại nội thành Hà Nội hiện nay.


    Trong 2 năm (từ năm 2009 đến 2010) tôi lăn lộn làm nhân viên chở gas cho 9 cửa hàng gas tại các quận nội thành Hà Nội. Đúc rút 2 năm ấy tôi xin chia sẻ đến quý vị ba vấn đề quan trọng nhất.

    Làm ăn chụp giật


    Tất cả 9 cửa hàng tôi làm, các hộ kinh doanh này đều sang chiết gas trái phép. Họ sang chiết gas từ các bình gas giá thấp như gas Vạn Lộc, gas Gia Định sang bình gas Shell (xanh lam), gas Total (vàng), gas Elf (bình đỏ).


    Họ sử dụng những niêm phong giả giống niêm phong chính hãng để chụp lên bình gas sang chiết. Mỗi lần như vậy họ “ăn” chênh lệch giá từ 30.000~50.000 đồng/bình. Các bình gas Shell, Total, Elf cũ tồn tại ở các cửa hàng không được đổi bình mới từ công ty sản xuất, mà chúng sẽ luôn được sử dụng quay vòng tại các cửa hàng hay hộ gia đình.


    Nhiều cửa hàng gas dùng bình gas cũ, quá "đát". (Ảnh minh họa)


    Do đó, các bình gas này ngày càng xuống cấp, độ an toàn giảm, những gioăng cao su giữ kín gas sẽ hở gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Các hộ kinh doanh này, chủ yếu sử dụng cách làm thủ công đơn giản khi sang chiết gas, không có thiết bị an toàn. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp cháy nổ tại các cửa hàng gas mà nguyên nhân chính là sang chiết gas trái phép.


    Nhân viên giao gas cố tình tạo nguy cơ cháy nổ


    Khi giao gas, nắm bắt tâm lý kém hiểu biết về thiết bị sử dụng gas của người tiêu dùng (chủ yếu phụ nữ và người già) nên nhân viên giao gas hay nói rằng van gas, dây gas bị hỏng, có hở mùi để người tiêu dùng phải thay với giá quá cao so với thực tế, trong khi van gas và dây gas vẫn sử dụng tốt.

    Lợi dụng khi chủ nhà không để ý, các nhân viên này còn vặn hở gas ở bình hay bẻ van gas. Có những nhân viên chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủng dây dẫn gas hoặc dùng dao cứa dây để tạo vết nứt. Sau đó, họ báo với chủ nhà rằng thiết bị gas bị hỏng và buộc chủ nhà phải thay với giá rất đắt. Một số trường hợp nhân viên cố tình làm hỏng bếp gas của chủ nhà để mang bếp về sửa lấy tiền.

    Tuy nhiên, trong quá trình sửa họ đã lắp thiếu các chi tiết của bếp, thậm chí một số cố tình lắp thiếu bộ phận cảm ứng nhiệt của bếp điện (có chức năng tự ngắt, đóng đường dẫn gas), làm bếp mất khả năng tự ngắt an toàn trong quá trình đun nấu như tràn nước hay gió lùa.

    Đặc biệt nguy hiểm hơn, như trường hợp nhân viên dùng dao cứa dây cao su để tạo vết nứt, nhưng nếu chủ nhà không thay dây như mong muốn, nhân viên đó vẫn để nguyên vết nứt ra về, phó mặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.


    Tôi xin đưa ra ví dụ như với van an toàn của hãng GOLDSUN với giá bán thực tế là 100.000 đồng/chiếc nhân viên và cửa hàng gas có thể bán đủ các mức giá từ 200.000 ~ 400.000 đồng/chiếc. Thậm chí có nhân viên đã thay van với giá 960.000 đồng/chiếc. Còn dây dẫn gas giá thực tế từ 20.000 ~ 50.000 đồng/chiếc (chiều dài 1m) thì họ có thể thay từ 100.000đồng~300.000đồng/chiếc.


    Việc cho nhân viên thay thiết bị gas có 30% hoa hồng khi trừ đi chi phí mà chủ hộ mua thiết bị gas ban đầu khiến cho các nhân viên này có thêm hành vi sai trái, thiếu đạo đức, gây thiệt hại và nguy hiểm cho người tiêu dùng.



    Ví dụ như, van gas chủ cửa hàng nhập với giá 50.000đồng/chiếc. Nếu nhân viên thay là 350.000đồng/chiếc. Thì nhân viên sẽ được (350.000 -50.000)/3 = 100.000 đồng/chiếc. Vậy chủ cửa hàng thực tế sẽ thu (350.000 - 100.000 = 250.000 đồng/chiếc (lãi 200.000 đồng/chiếc so với giá bán thực tế 50.000 đồng/chiếc).



    Kiến thức được trang bị chưa đầy đủ



    - Bảo dưỡng gas: Các cửa hàng gas từ khi mọc ra như nấm đã có hình thức bảo dưỡng gas miễn phí cho các hộ gia đình. Nhưng thực tế trong quá trình thực hiện, một số nhân viên của các cửa hàng gas khi vào nhà dân thường lau chùi bếp rất qua loa, thậm chí không có bảo dưỡng mà chỉ mục đích dán số của cửa hàng mình đè lên số của các cửa hàng khác để tranh thị phần.



    Một số khác có hành vi sai trái như làm hỏng van gas, dây gas, để thay lấy tiền hoặc làm mất uy tín cửa hàng gas khác. Thậm chí có những trường hợp nhân viên cửa hàng gas còn trộm cắp tài sản như điện thoại, tiền bạc của người dân mà sau khi những nhân viên này ra về chủ nhà mới phát hiện mất đồ.



    - Một số các cửa hàng gas, phương tiện chở gas cũ nát, không an toàn, khi chạy trên đường gây lên tiếng nổ khó chịu cho người dân. Một số nhân viên chở gas phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho người đi đường. Thực tôi tôi đã được thấy một tổ dân phố làm đơn lên chính quyền để có biện pháp xử lý cửa hàng gas có nhân viên phóng nhanh vượt ẩu, đi xe gây tiếng nổ gây khó chịu và nguy hiểm cho người dân nơi họ sinh sống.



    - Một số cửa hàng khi tuyển nhân viên mới không có đào tạo bài bản về những kiến thức sử dụng gas và giải quyết sự cố về gas cho nhân viên. Do đó xảy ra một số vụ tai nạn do nhân viên mới không nắm vững kỹ thuật trong quá trình thay gas hay sử lý sự cố dò gas dẫn đến chính nhân viên đó gây ra cháy nổ cho hộ gia đình sử dụng.



    - Đa phần các đại lý và các cửa hàng gas mà tôi biết, họ đều thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho ngưòi tiêu dùng các quy tắc sử dụng gas an toàn. Đặc biệt là không chú trọng hướng dẫn người tiêu dùng các biện pháp xử lý khi rò rỉ gas, là nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy nổ mà chính xuất phát từ sự không hiểu biết của người dùng và sự thiếu trách nhiệm của nhà cung cấp.


    Nguyên nhân cháy nổ gas

    - Do người sử dụng sau khi tắt bếp đã không tắt hết công tắc đóng mở gas về đúng vị trí tắt hết gas, khiến cho gas rò rỉ ra ngoài. Hoặc trong quá trình đun nấu không giám sát thường xuyên, dẫn đến khi xảy ra một số trường hợp như nước tràn xuống bếp hay gió lùa làm tắt bếp (đối với những bếp gas không có hệ thống cảm ứng nhiệt tự ngắt an toàn) khiến cho lửa tắt nhưng công tắc bếp vẫn mở làm gas thoát ra ngoài.

    - Do dây dẫn: bị nứt hay thủng do chuột cắn hay các nhân khác, hoặc các kẹp nối dây dẫn gas ở đầu bếp và van an toàn bị lỏng khiến gas rò rỉ ra ngoài.

    - Do van gas dùng lâu ngày, hoặc các tác nhân bên ngoài tác động làm van gas rò rỉ.

    - Do dùng bếp cũ lâu ngày, đồng thời quá trình sau khi ngừng sử dụng không khoá van gas, dẫn đến gas rò rỉ ra ngoài qua bếp.

    Tất cả những nguyên nhân khiến gas rò rỉ như trên kết hợp với tác nhân tia lửa điện (bật tắt công tắc điện, bật bếp v.v...) do người sử dụng tạo ra từ sự không hiểu biết khi xử lý sự cố đã vô tình khiến cho gas phát nổ.


    Dùng nước xà phòng kiểm tra rò rỉ gas


    Tôi đề nghị mọi người phải thật sự ý thức và nghiêm túc thực hiện những quy tắc sử dụng gas an toàn và xử lý sự cố rò rỉ gas:

    - Khi mua bình gas, phải chọn những bình gas mới, còn nguyên niêm phong cổ bình, đặc biệt đối các hãng gas như Shell, Total, Elf phải lấy gas tại các đại lý chính hãng. Khi thay gas, khách hàng cần đề nghị nhân viên vặn chặt van an toàn của bình gas và giám sát chặt chẽ quá trình thay gas của nhân viên.

    - Trong quá trình đun nấu, người sử dụng phải giám sát thường xuyên, để nếu có xảy ra sự cố còn kịp thời xử lý.

    Sau khi sử dụng cần tắt hết bếp (đặc biệt lưu ý với những bếp đánh lửa bằng điện, phải kiểm tra vị trí tắt của công tắc bếp). Đồng thời khóa van an toàn ngay sau khi ngừng sử dụng.

    - Kiểm tra định kỳ dây dẫn gas, van an toàn, các điểm nối dây dẫn gas ở bếp và ở van an toàn bằng cách quét nước xà phòng. Tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm, nếu phát hiện có hiện tượng rạn nứt dây gas hay hở van gas phải khóa van gas và thông báo cho đại lý hoặc nhà phân phối để thay thế.

    - Nên sử dụng loại bếp gas có bộ phận cảm ứng nhiệt tự động ngắt gas khi nước tràn hoặc gió lùa làm tắt lửa. Nếu bếp không có bộ phận cảm ứng nhiệt thì khi đun phải thường xuyên chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp nếu bếp bị tắt. Chỉ bật lại bếp khi không còn mùi gas trong khu vực bếp.

    - Đối với dây gas nên 1 năm thay một lần. Còn van gas, 2 năm thay một lần.



    Xử lý sự cố rò rỉ gas



    Bước 1: Khi phát hiện có mùi gas phải lập tức tắt các nguồn lửa, khoá van bình gas. Tuyệt đối không đóng hoặc ngắt công tắc điện, quạt điện làm phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ khí gas.

    Bước 2: Mở thoáng cửa ra vào thông với gian bếp, dùng các dụng cụ thủ công như quạt tay, bìa cát tông để quạt đẩy khí gas ra ngoài.

    Bước 3: Quét nước xà phòng lên van an toàn và dây dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, tuyệt đối không dùng bật lửa để dò tìm.

    Bước 4: Gọi điện cho nhà cung cấp để xử lý sự cố.


    Trách nhiệm của cơ quan chức năng?


    Trong quá trình làm tại các cửa hàng, khi các chủ hộ kinh doanh giao việc sang chiết gas trái phép cho tôi, tôi đã không đồng tình và xin nghỉ. Tuy nhiên, vì sự an toàn của người tiêu dùng, tôi đã gọi điện đến 2 đội quản lý thị trường nơi 3 cửa hàng sang chiết gas trái phép mà tôi biết.


    Tôi đã cung cấp đầy đủ địa chỉ, thời gian các cửa hàng này thực hiện việc sang chiết. Tuy nhiên, tôi đã không thấy sự can thiệp nào của các cơ quan chức năng này. Và theo như tôi biết, hiện nay, các cửa hàng này vẫn đang thực hiện việc sang chiết gas trái phép, gây nguy hiểm cho người dân.


    Tôi rất muốn qua vụ nổ gas hôm 03/11 tại Hà Nội, các cơ quan chức năng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm với người dân. Phải có cơ chế giám sát thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh gas, có chế tài xử lý mạnh các cửa hàng sang chiết gas trái phép.

    Trên đây là những tâm huyết của tôi, mong muốn có ý kiến được đóng góp để trước hết người tiêu dùng có những kiến thức để trong quá trình sử dụng gas được an toàn, đồng thời góp phần xây dựng một thị trường gas an toàn và lành mạnh.

    Theo VTC

    http://dantri.com.vn/c728/s728-535772/he-lo-bi-mat-dong-troi-cua-nhan-vien-cho-gas.htm
     
  12. namlun22

    namlun22 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    lưu lại vì mình đang tìm kiếm chủ đề làm đề tài luận văn
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Bé trai 6 tuổi bị đinh dài 2cm cắm trong phổi

    Sau hơn 1 tiếng đồng phẫu thuật nội soi, chiếc đinh dài khoảng 2cm nằm trong phổi cháu Nguyễn Hậu, 6 tuổi, ở TP Móng Cái đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Viện Tai - Mũi - Họng (Hà Nội) gắp ra.


    Cháu bé đã qua cơn nguy kịch


    Trước đó, cháu Hậu được người nhà đưa vào Bệnh viện Móng Cái trong tình trạng khó thở, đau ngực và đau trong phổi, tim đập nhanh... Tính mạng cháu bé bị đe doạ.
    Qua phim chụp X quang, bác sĩ phát hiện có dị vật cắm vào trong phổi. Phía gia đình cháu bé xác định đó là chiếc đinh cắm ở đầu lọ keo 502, và cháu Hậu đã nuốt phải khi chơi đùa với bạn cùng xóm.

    Hiện tình trạng sức khoẻ của cháu Hậu đã trở lại bình thường.

    Đây là một lời cảnh báo các bậc phụ huynh: cần đặc biệt quan tâm đến con trẻ, không nên để cháu bé chơi, nghịch những đồ vật nguy hiểm.

    Theo Hoàng Giang

    Dân Việt

    http://dantri.com.vn/c20/s20-537011/be-trai-6-tuoi-bi-dinh-dai-2cm-cam-trong-phoi.htm
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Tai nạn có muôn hình vạn trạng !!!

    Tử vong do bơm xe quá căng

    Công an xã Tân Thành B cho biết, khoảng 7 giờ 20 phút ngày 9/11/2011 xảy ra trường hợp tử vong do nổ bánh xe cải tiến tại ấp 1, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng. Nạn nhân là anh Lê Thanh Hùng, sinh năm 1962 ngụ tại địa phương.

    http://dantri.com.vn/c20/s20-536682/tu-vong-do-bom-xe-qua-cang.htm
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Hà Nội: Bỏng nặng vì nghe điện thoại gần cây xăng

    Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng (bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bị bỏng do nghe điện thoại tại trạm xăng. Nạn nhân nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân, với độ rộng khoảng 60% diện tích cơ thể và bị tổn thương đường hô hấp.

    http://dantri.com.vn/c728/s728-543722/ha-noi-bong-nang-vi-nghe-dien-thoai-gan-cay-xang.htm
     
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Hà Nội: Ngã từ tầng 9, cháu bé 4 tuổi tử vong

    Trong lúc mẹ đưa chị gái đi học, cháu Lê Minh Đức (SN 2008, nhà ở chung cư No21, thuộc khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) không may bị rơi từ tầng 9 xuống lan can tầng 2.

    http://dantri.com.vn/c728/s728-544099/ha-noi-nga-tu-tang-9-chau-be-4-tuoi-tu-vong.htm
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!


    Làm thế nào để thoát khỏi ôtô đang chìm?


    Nếu mắc kẹt trong xe bị tai nạn rơi xuống nước, sự thật là hầu hết những người chết đều do sự sợ hãi và hoảng loạn khi không có kế hoạch và kỹ năng để thoát hiểm, không ý thức được điều gì sẽ xảy ra.

    Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn giữ tư thế an toàn khi xe của bạn bị rơi xuống nước và ngay cả khi xe đang chìm thì việc thoát ra ngoài là điều hoàn toàn có thể.

    Bước1: Tư thế an toàn khi xe rơi xuống nước

    Nếu bạn ý thức được rằng chiếc xe bạn đi đang bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, hãy ngay lập tức giữ tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Hãy bắt chéo hai tay bạn trước ngực. Lòng bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại.

    Bạn nên biết rằng sự va chạm của ô tô lúc rơi xuống nước có thể lớn nhưng có thể không gây chết người, nhưng nếu bạn không áp dụng tư thế này thì tay của bạn sẽ dễ bị chấn thương trong quá trình xe bị rơi tự do và tiếp xúc với nước và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn rất nhiều khi bạn thoát hiểm bằng cửa sổ hay cửa của xe.

    Bước 2: Mở cửa sổ của xe ngay khi bạn có thể

    Ngay sau khi xe tiếp xúc với nước, bạn chỉ có vài giây ngắn ngủi để hành động. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay, khi mà xe vẫn còn nổi trên mặt nước. Khi xe bắt đầu chìm trong nước, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe trước khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Nếu tất cả cửa sổ vẫn bị đóng thì quá trình cân bằng áp suất trong và ngoài xe sẽ kéo dài lâu hơn và hậu quả là bạn sẽ chết vì thiếu ôxy khi bên trong xe ngập nước.

    Hãy cố gắng bình tĩnh và mở cửa sổ bằng bất kỳ cách nào có thể. Nếu bạn không thể mở được cửa sổ bằng tay, hoặc xe của bạn trang bị hệ thống cửa sổ đóng mở bằng điện và hệ thống này không hoạt động trong nước, hãy cố gắng đập vỡ cửa kính xe bằng chân, vai hay những vật nặng bạn có thể có trong tay vào thời điểm đó. Điều này nghe có vẻ vô lý vì làm như vậy tức là nước sẽ vào trong xe nhanh hơn. Nhưng thực tế là cửa sổ hoặc cửa xe càng được mở sớm bao nhiêu thì cơ hội bạn thoát ra được càng lớn bấy nhiêu khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng.

    Có rất nhiều vật dụng được dùng trong trường hợp khẩn cấp để đập vỡ kính ô tô. Búa khẩn cấp là một trong những vật dụng như vậy. Búa có đầu nhọn thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách. Nếu không có búa khẩn cấp, hãy sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn có trong tay như: kìm, tuốc-nơ-vít, giày cao gót, cục chêm bánh xe,… thậm chí cả chìa khóa.

    Kính cửa sổ bên thân xe và kính phía sau là những vị trí phù hợp nhất để thoát hiểm. Kính phía trước thường được làm bằng ‘kính an toàn’ và các lớp kính được gắn chặt với nhau để bảo vệ tài xế và người ngồi phía trước khi có va chạm. Vì vậy nếu bạn đập kính trước thì bạn khó có thể thoát ra. Ở một vài chiếc xe đắt tiền, kính an toàn cũng được trang bị cho các cửa sổ ở thân xe.

    Bước 3: Hãy cố gắng bình tĩnh và mở khóa cửa xe

    Sẽ rất khó để bạn giữ bình tĩnh và không hoảng loạn trong hoàn cảnh này. Điều đó là bình thường vì khi phải đối mặt với cái chết, lượng Adrenaline trong máu sẽ tăng cao và bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, sợ hãi và hoảng loạn. Nhưng hãy đừng sợ. Bản phải luôn ý thức rằng bạn cần phải thoát ra khỏi tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó. Khi bạn vẫn đang ở trong xe, bạn hãy hít thở sâu và chú ý vào những hành động bạn đang và sẽ làm. Hãy mở cửa xe bằng điện (nếu vẫn hoạt động) hoặc mở bằng tay và sau đó hãy hít sâu để chuẩn bị cho việc bạn sẽ nín thở khi nước ngập hoàn toàn trong xe.

    Bước 4: Hãy giữ dây an toàn được cài chặt

    Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài. Bạn nên biết, khoảng vài tấn nước sẽ đổ vào xe của bạn, và bạn không thể thoát ra khi nước đang vào xe, thậm chí bạn còn bị đẩy ra xa khỏi vị trí hiện tại khi nước tràn vào xe. Vì vậy, hãy thắt chặt dây an toàn ở vị trí hiện tại của bạn.

    Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước.

    Cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.

    Bước 5: Nếu có thể quan sát, hãy đặt tay gần cửa nhất vào tay nắm cửa

    Khi bạn đang ở trong nước và không thể nhìn được gì. Hãy bình tĩnh và tự định vị xung quanh bằng cách sử dụng tay phía ngoài (tay gần cửa nhất) bắt đầu di chuyển từ hông của bạn dọc lên phía trên cho đến khi bạn sờ vào được tay nắm cửa. Đừng cố gắng mở cửa vào lúc này vì khi nước đang tràn vào xe, nước sẽ tạo áp lực lên cửa và lực này rất lớn. Bạn sẽ không đủ sức mở cửa vào lúc này và việc này thậm chí còn làm bạn mất sức và tạo ra cảm giác hoảng sợ. Bạn hãy kiểm tra để chắc chắn rằng cửa này không bị khóa.

    Bước 6: Thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe

    Nếu xe vẫn đang nổi trong nước, hãy cố gắng làm điều này trước khi nước tràn vào trong xe, Nếu bạn bị chìm quá nhanh, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải đợi cho đến khi nước ngập vào toàn bộ xe. Khi điều này xảy ra, lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cửa sổ hoặc cửa xe bằng tay gần cửa nhất. Sau đó hãy tháo dây an toàn. Khi bạn rời xe, đừng đạp chân xuống phía dưới vì có thể bạn sẽ làm người khác bị thương.

    Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể mở cửa hoặc đập kính từ phía này.

    Nếu trong xe có trẻ em, hãy khuyên bé bình tĩnh và hít thở sâu cho đến khi mức nước ngang ngực bé. Sau đó nói bé hít thật sâu và nín thở bằng cách bóp vào cánh mũi. Ngay sau khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn hãy tháo dây an toàn và giúp bé tháo dây an toàn. Bạn hãy giúp bé thoát ra trước và sau đó đến bạn.

    Bước 7: Bơi nổi lên mặt nước càng nhanh càng tốt

    Hãy rời chiếc xe và bơi nổi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu hoặc thuyền, ca nô đi ngang qua với tốc độ cao. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.

    Bước 8: Hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt

    Lượng Adrenaline tồn tại trong máu sẽ khiến bạn mất đi cảm giác đau, nó sẽ khiến bạn không cảm nhận được những tổn thương bạn đang gặp phải trong quá trình thoát hiểm. Vì vậy, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có thể.

    Rất có thể bạn sẽ chỉ có duy nhất một cơ hội để học những điều này. Đừng bỏ phí vì điều đó có thể cứu tính mạng của bạn.

    BS Quản Hồng Đức (VE)
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Bé gái 3 tuổi xả thân cứu em bị ong độc tấn công

    Miệng kêu "Đạt ơi chạy đi em", tay cô bé Đặng Ngọc Thanh Tâm ôm chặt cậu em chưa đầy tuổi vào lòng mặc cho bầy ong vây lấy đốt. Cháu tử vong trên đường đến bệnh viện, còn em trai chiều nay đã qua cơn nguy kịch.

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/ca...ai-3-tuoi-xa-than-cuu-em-bi-ong-doc-tan-cong/
     

Chia sẻ trang này