Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi zetafashion, 13/2/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em – một việc làm cấp bách
    April 16, 2010 · In bài viết

    Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta.

    Từ năm 2001, đã có một nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) và trường Đại học Y tế công cộng. Những kết quả nghiên cứu về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam trên diện rộng cùng với những nghiên cứu gần đây và dữ liệu thu thập được của Bộ Y tế năm 2006 đã giúp cho cộng đồng xã hội thấy một bức tranh toàn cảnh về quy mô, mô hình và nguyên nhân tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam.


    Với những trò chơi như này thì nguy cơ tai nạn là rất cao


    Có thể nói, tai nạn thương tích đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Việt Nam từ 1 tuổi trở lên. Năm 2006 có 7.198 trẻ trong độ tuổi từ 0-19 tử vong từ những tai nạn thương tích có thể phòng chống được. Một bản điều tra theo vùng do Liên minh Vì sự an toàn của trẻ em (TASC) tiến hành năm 2007 cho biết, tương ứng với một trẻ tử vong thì có 12 trẻ nằm viện hoặc thương tật vĩnh viễn và 34 trẻ cần chăm sóc y tế hoặc không thể đi học/đi làm do tai nạn thương tích.

    Hiện nay, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em và đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Đuối nước chiếm tới 50% tổng số tử vong do tai nạn thương tích, số lượng cao nhất ở nhóm 5-14 tuổi (năm 2007 là 1.837 trường hợp), tỉ suất ở nam cao gấp 2 lần ở nữ và cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ 2 trong các nguyên nhân tai nạn thương tích ở trẻ em, 20% số tử vong do tai nạn giao thông là trẻ em và khoảng 21% số nhập viện là trẻ 0-19 tuổi, đây cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm 15-19 tuổi. Ngã mặc dù không là nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ em nhưng nó lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chấn thương sọ não, cột sống ở trẻ. Đối tượng gặp tai nạn thương tích do ngã chủ yếu là nam và thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi). Bỏng trong năm 2008 là nguyên nhân của 1,7% số trường hợp tan nạn thương tích không tử vong và 1,9% số trường hợp tai nạn thương tích tử vong trong đó bỏng chất lỏng là nguyên nhân chủ yếu chiếm 83,5% và 50% xảy ra ở nhóm 1-4 tuổi và thường xảy ra trong nhà. Một nguyên nhân khác gây ra tỉ lệ chết cao nhưng không có tình trạng tàn tật vĩnh viễn đó chính là ngộ độc. Có nhiều dạng ngộ độc: thực phẩm (40%), khí hay khói (15%), ngộ độc dược phẩm (10%), chất độc lỏng, thuốc trừ sâu (4%). Ngộ độc thường diễn ra cao nhất ở trẻ sơ sinh, giảm dần đến nhóm 14 tuổi trước khi tăng lên dần ở nhóm 15-19 tuổi. Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến là tai nạn thương tích do súc vật cắn. Đây là nguyên nhân gây tai nạn thương tích không tử vong phổ biến thứ hai sau ngã, nó thường xảy ra khi trẻ bị chó, mèo, rắn cắn và ong đốt. 80% các trường hợp súc vật cắn phải nhập viện và khoảng 4% dẫn đến những tàn tật vĩnh viễn.

    Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001-2010); Quyết định của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng ăn toàn trẻn toàn quốc (2006); Quyết định của Bộ Giáo dục về việc triển khai chương trình trường học an toàn (2007); Nghị quyết 32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc (năm 2007 và bổ sung quy định đối với trẻ em mới được ký năm 2010); Quy chuẩn xây dựng “Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinh mạng và sức khỏe” bao gồm quy định an toàn cho trẻ của Bộ Xây dựng và Bộ LĐ-TB-XH (2008); Kế hoạch hành động liên ngành về Phòng chống đuối nước trẻ em của Bộ LĐ-TB-XH (2009). Đến nay đã có 43 tỉnh, thành phố lập Ban điều hành thực hiện chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích, trên 50 Sở LĐ-TB-XH đã xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ…

    Những nỗ lực trên của Nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em. Tuy nhiên, cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2020. Đây sẽ là một bước đệm giúp cho hành động phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em được thực hiện thành công. “Tai nạn thương tích trẻ em đang trở nên đáng báo động, ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Các quốc gia như Việt Nam cần chú trọng và nhận thức nghiêm túc về tầm quan trọng của vấn đề này. Chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa”, cán bộ chương trình Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của Unicef nhấn mạnh.


    Hướng Dương

    (Tổng hợp theo Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi zetafashion
    Đang tải...


  2. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    TAI NẠN BỎNG Ở TRẺ NHỎ - CÁCH PHÒNG VÀ XỬ TRÍ Thứ ba, 23 Tháng 3 2010 09:32


    Tai nạn thương tích thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ như bỏng, đuối nước, tai nạn giao thông, ngã và điện giật,... bởi trẻ nhỏ thường vô ý hay ý thức còn thấp. Trong đó, bỏng ở trẻ nhỏ thường là do sự vô ý của người lớn và 80% tai nạn bỏng ở trẻ nhỏ được người lớn xử lý ban đầu sai cách như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng,... dẫn đến nhiễm trùng, điều trị tốn kém và để lại di chứng nặng nề mà trẻ bệnh phải gánh chịu.

    Theo khảo sát gần đây, số trường hợp nhập viện do bỏng thì có 50% những ca bỏng là trẻ dưới 5 tuổi, bé trai bị bỏng nhiều hơn bé gái và bỏng xuất hiện rãi rác trong năm. Các ca bỏng thường xảy ra tại nhà, ở khu bếp từ 8 – 10 giờ sáng hoặc chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn ủi, hóa chất, pô xe,... trong tầm với của trẻ. Nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ nhỏ là nước nóng. Mặc dù tỷ suất tử vong do bỏng là thấp, nhưng những thương tổn về mặt thực thể (sẹo, giảm chức năng vận động,...), tâm lý và xã hội do chấn thương bỏng lên bản thân trẻ bị bỏng và gia đình của trẻ không phải là nhỏ. Hơn nữa, gánh nặng về tài chính cho việc chữa chạy chấn thương do bỏng cũng khá lớn.

    Y khoa chia bỏng làm 3 cấp độ khác nhau: cấp độ 1: Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài bãi biển, da bị đỏ lên và hơi rát. Cấp độ 2: Bỏng vừa, như trường hợp sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, da bị phồng lên, có nước. Cấp độ 3: Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện,... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.

    Nếu gặp phải bỏng ở trẻ nhỏ, điều trước tiên người chăm sóc phải làm là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng càng sớm càng tốt. Sau đó nhanh chóng làm nguội vết thương bằng cách ngâm vết thương với thật nhiều nước lạnh, thậm chí ngâm cả người vào chậu nước từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy hết đau. Việc rửa nước lạnh có công dụng làm vết bỏng không lan rộng, đồng thời làm vết bỏng nhỏ hơn và ít đau đớn hơn. Lưu ý, ngâm nước lạnh trước, cởi y phục sau; trường hợp y phục bị dính chặt vào vết thương, đừng tự cố gỡ mà phải nhờ đến bác sĩ.

    Một số người thường nghĩ, những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm,... có thể làm dịu vết bỏng nhưng điều đó không đúng bởi nó dễ làm vết bỏng nhiễm trùng. Phương pháp tốt nhất, đơn giản nhất và ít tốn kém nhất là ngâm vết thương vào nước lạnh cho đến hết đau rát do nóng; sau đó giữ vết bỏng sạch sẽ, đừng động chạm gì trong vòng 24 giờ. Nếu bỏng nhẹ (độ 1,2) thường được chăm sóc tại nhà. Trường hợp bỏng nặng (độ 3), mức độ tổn thương sâu cần đến ngay cơ sở y tế. Thường vết phồng sẽ xuất hiện từ 1 - 2 hôm sau khi bị bỏng. Trường hợp vết bỏng nằm ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng một băng vải đắp lên chỉ với mục đích tránh sự đụng chạm làm đau đớn. Sau 24 giờ, bạn có thể rửa vết bỏng với xà phòng và nước lạnh hoặc dung dịch thuốc Betadine ngày một lần, lau hoặc quạt cho khô sau khi rửa, sau đó bôi kem kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Chúng ta cần xác định việc phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Nếu như trẻ em dưới 5 tuổi được bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đã được ưu tiên, giáo dục cho trẻ đã được đầu tư, thì những thành quả này sẽ bị tổn thất khi trẻ bị thương tích hoặc tử vong. Các bậc cha mẹ cần nắm vững những phương pháp phòng chống bỏng cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ như: đồ nấu ăn cần có nơi cất hợp lý, ngoài tầm tay với của trẻ; không để trẻ tiếp xúc với bật lửa, hóa chất; không để đồ vật nóng trong tầm tay của trẻ; không để trẻ đến gần pô xe máy,… Đồng thời, chúng ta cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục sức khỏe về việc phòng chống tai nạn thương tích, cách sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn trước khi chuyển đến cơ sở y tế nhằm giúp các bậc phụ huynh có kiến thức trong việc bảo vệ an toàn cho trẻ.

    GIA HUY
     
    Sửa lần cuối: 13/2/2011
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ em

    Theo báo cáo của Chương trình phòng chống tai nạn thương tích TP.HCM thì ngã là tai nạn đứng hàng đầu đối với trẻ dưới 15 tuổi. Ngã có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ bị nạn từ trật khớp, gãy xương, chấn thương ngực, chấn thương bụng đến chấn thương sọ não hoặc chấn thương nhiều cơ quan có thể dẫn đến tử vong.

    Ngã thường do những nguyên nhân sau đây:

    - Ngã do sự bất cẩn của người lớn: Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, do tuột khỏi tay người lớn.

    - Trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững.

    - Trượt té khi đi hoặc chạy giỡn ở những nơi ẩm ướt, trơn như nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị đổ nước, sân chơi.

    - Chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau ngã, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên đường đi học, đi chơi.

    - Trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công.

    Phòng ngừa ngã ở trẻ em như thế nào?

    Ngã ở trẻ em phần lớn là do sự vô ý hoặc bất cẩn của người lớn hoặc do tính tò mò, hiếu động nghịch ngợm, chưa nhận thức được hết những nguy cơ xảy ra tai nạn của trẻ. Do vậy, để phòng ngừa ngã ở trẻ em cũng như những hậu quả nghiêm trọng do ngã gây ra, người lớn và những người chăm sóc trẻ nên thực hiện những điều sau đây:

    - Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.

    - Sử dụng “cũi”, đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ trong trường hợp không thể trông trẻ được.

    - Có rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75 cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song không vượt quá 15 cm.

    - Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi.

    - Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, ví dụ như leo lên cây cao hái trái, leo cột điện để lấy diều, leo mái nhà, giáo dục cho trẻ biết các nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi ngã, kỹ năng phòng tránh khi đi vào những nơi dễ ngã như cầu thang, nhà tắm, nơi trơn trượt, giáo dục trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm như nhảy từ trên cao, thả diều trên sân thượng, lòng đường.

    - Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.


    Những điều không nên làm:

    - Không cho trẻ biết lật, bò, đi ngồi hoặc nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh.

    - Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.

    - Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.

    - Không để đồ vật của trẻ ngoài tầm với.

    - Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung trẻ.

    - Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.

    Tóm lại, ngã là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất ở trẻ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe và tính mạng của trẻ bị nạn. Các biện pháp phòng ngừa được nêu ra ở trên rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện tốt việc phòng ngừa thì điều tiên quyết là mỗi cá nhân và gia đình phải luôn cảnh giác, cẩn trọng, nhận thức các nguy cơ có thể gây ra tai nạn và luôn có ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho chính gia đình thân yêu của mình để những tai nạn thương tâm không còn xảy ra nữa.


    BS. NGUYÊN HOA
    khoahocphothong.com.vn./.
     
    Smallrabbit thích bài này.
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Mình tìm được bài này, thấy rất hay nên copy ra đây. Mình sẽ dịch sang tiếng Việt.

    Child Safety In The Home-Accident Prevention Tips

    Child Safety At Home: Your house seems like such a nice safe place until you bring a child in. Then you discover how unsafe it is. Don't worry if you or we have forgotten anything important, your child will teach you what to secure. This page contains a few things you probably don't want to learn by trial and accident. Here' are the latest best-selling Books on Child Personal Safety.

    Toddler Safety Tips: Toddlers are very different from babies because they're not protected full-time by cribs, play pens and people. Toddlers are also different from older kids because they understand and follow directions far less though they're very mobile...even the ones who haven't quite put one foot in front of the other. That's why toddlers get their own special child safety section. The best way to make a home safe for a toddler is to get on your hands and knees and crawl around like they do. See what's interesting!
    1. Electric outlets should have plugs or covers in them.

    2. Try pulling over every table, plant stand chair or other item to see how easy it is. Replace the easy ones.

    3. Don't use recliners or other mechanical furniture until children are old enough to understand not to crawl under them.

    4. Examine (feel) the underside of furniture for sharp objects...staples, splinters, etc.

    5. See what items (vases, glasses, books, pots) can be pulled off of the furniture.

    6. Install Child Safety Gates at entrances to kitchen, laundry, garage, stairways, etc. (toddlers should never be in these areas unless someone is carrying them-too many possible accidents).

    7. Eliminate the doggy door until children are old enough to understand it isn't for them (about 23 months of age).

    8. Keep all doors closed when not in the room (so toddlers can't roam into bathrooms, bedrooms, etc.).

    9. Keep pet food and water dishes in rooms the toddler won't be in.

    10. Don't use fireplace, wood stove, pellet stove or other such item if toddler will be loose in room while it's still hot.

    11. See if they can crawl behind furniture and put blockades up.

    12. Don't use table covers that can be pulled off, along with everything on the cover. Now is the time to protect the kids, not the furniture. You can get good furniture once they're older (about 35 months of age).

    13. Make sure nothing given to them has parts (wheels, buttons, etc.) small enough to be pulled off and put in their mouth. If it fits in their mouth they can choke on it.

    14. Make sure nothing is in their areas that they can wrap around their neck (like chords, strings, etc).

    15. Make sure nothing is in their area they can put their head in or cover their mouths with that is air tight (plastic bags, wrapping paper, balloons, etc.).

    See below for safety items for all kids.

    Older Child Safety Tips:
    1. Teach children from an early age about the dangers of chemicals, soaps, garbage disposer, trash compactor, dishwasher, stove, oven, blender, water heater, cars, washer/dryer, toilets/sinks, lawnmower, fireplace, etc.

    2. Do not allow children under 8 in kitchen, laundry room or garage unsupervised.

    3. Use Child Safety Latches on lower cabinets.

    4. Store all chemicals, soaps, knives, appliances, alcohol, vinegar, sweet items and all breakable items in upper cabinets, out of reach. Locked pantry or cabinet would be best.

    5. Install locks on any appliance or dangerous rooms that small children can climb into (water heater closet, furnace closet, refrigerator, washer, dryer, electrical panel area, etc.).

    6. Make sure all items on counters, shelves and workbenches (including appliance cords) are beyond the reach of small children.

    7. Install Child Safety Alarms on cabinet doors so you know when they're being opened. These are great after the kids have learned to open the child-proof latches (at about 18 months of age).

    8. In garage, make sure all chemicals, solvents, gasoline, oil sharp tools, power tools and breakable items are in securely locked cabinets or on high shelves out of reach of small children.

    9. Make sure all shelves are secured so they can't be tipped over.

    10. See to it all toys and safe tools for working on toys are accessible without climbing or going into dangerous areas.

    11. If you have the space, avoid trundle or bunk beds.

    12. Make sure all windows can't be climbed into or out of except for emergency.

    13. Have a fire/earthquake evacuation plan with meeting place assigned at least 50 feet from house, teach the plan and rehearse it with your smoke detectors at least once a month. This also forces you to test your smoke detectors.

    14. Test all toys, tricycles and swing sets for smaller kids to see if it's possible to break a finger, strangle, or get other damage from the design.

    Note: It's normal to be a little anxious about your children's safety. The fact is, no matter how careful you are, they will have accidents, get hurt and get sick. If you're very fortunate...that's all. Knowing this, it wouldn't hurt to ask for a little more help than these tips can offer. The biggest child safety tip I can think of is to get help and wisdom from God. He can protect your child, heal an injured child and help you with the child safety anxiety all parents have

    Sưu tầm
     
  5. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Accident Prevention In Childhood


    Accidental injuries to infants and young children are often serious, but are largely preventable with appropriate information and safe practices. Young children are particularly vulnerable to accidents due to their innate desire to explore their world and the inability to perceive the dangers of their actions. As children learn through experience, minor injuries are inevitable but providing a safe environment can reduce the risks, coupled with close supervision and setting the limits of safety. Parents should remember that they need to maintain a constant balance between overprotecting the child on one hand and giving him freedom in his process of learning the hazards of his environment.


    What to do to Prevent Accidents in Young Children?

    Specific Do's

    - Use appropriate barriers for stairs, landings, rooftops and fireplaces. Vertical banisters for windows are preferable to horizontal ones, as children cannot climb upon them out of curiosity and risk falling from a height.

    - Supervise young children particularly during the use of fireworks, escalators, kite- flying and swimming.

    - Use dummy plugs to cover unused sockets and install safety circuits. Alternatively place heavy furniture in front of them.

    -Keep your cupboards securely locked, as these are one of the favorite places for young children to hide. Accidental closure can result in choking.

    -Always read labels carefully before administering any medication to the child. All medicines should be kept away from children's reach as even apparently harmless tablets and syrups such as iron tablets and paracetamol can prove dangerous as they look attractive and may result in a fatal overdose if taken accidentally. Discard all old and partially used medications.

    - Instruct your children to hold on firmly to swings, slides, and seesaws while playing.
    Small objects like beans, buttons, beads and safety pins must be kept out of reach of children particularly below the age of two years.

    - Teach your child to look left and right before crossing roads. Preferably, make your child wear brightly- colored clothes, as it is safer while walking at night.

    - Preferably, young children should be made to sit in the backseat of the car. If they sit in front, the use of seat belts should be mandatory.

    Specific Dont's

    - Never leave your infant or young child alone near a bathtub, bucket, hot iron, teapot in the kitchen, etc.

    - Do not allow children to play with plastic bags covering their heads and faces, as these can cause asphyxiation.

    - Do not hold your baby in the lap while drinking anything hot or while cooking.

    - Do not allow children to play and run with sharp objects in their mouths. Accidental falls can result in severe lacerated wounds in the mouth and throat.

    - Do not allow children to perform new skills without giving them proper demonstration and training.

    Anticipating potential dangers and taking simple measures will go a long way towards preventing suffering and making your home a safe place for your little ones.


    Sưu tầm
     
    Smallrabbit thích bài này.
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Trẻ em nói về phòng chống tai nạn thương tích

    Giadinh.net - Nhìn thấy cái ổ cắm lạ lạ, bé T, 2 tuổi tò mò lại gần, không có người trông, bé đút ngón tay vào ổ điện. Khi bà hàng xóm chạy vào bếp thì T đã chết vì bị điện giật từ lúc nào.

    Tai nạn thương tích: Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em trên 1 tuổi

    Người dân xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vẫn chưa hết xôn xao về cái chết của cháu Nguyễn Văn T hồi đầu tháng 2/2008. T gần 2 tuổi, bụ bẫm, trắng trẻo, và vô cùng hiếu động. Cha mẹ T đi làm việc bận, gửi con sang nhà bà H gần nhà trông hộ.

    Bà H vốn quý trẻ con, nên nhận trông T, nhưng không thể vì quý trẻ con mà bỏ bê việc nhà, thế là bà cứ để T chơi một mình ở trong bếp, vừa làm việc nhà, thỉnh thoảng để mắt đến T. Bà H đun ấm nước bằng điện, dây cắm ngắn quá, ổ cắm lại ở xa chỗ đặt ấm, bà H bèn lấy ổ cắm nối để kéo dài dây ấm điện, nhưng hiềm một nỗi, chỗ nối đặt đúng giữa bếp, nơi bé T hay chơi.

    Cắm xong ấm nước, có việc ngoài sân giếng, bà H để ấm nước đó, chạy ra ngoài sân giếng làm nốt. Nhìn thấy cái ổ cắm lạ lạ, T tò mò lại gần, không có người trông, T mặc sức sờ mó, đút ngón tay vào ổ điện. Khi bà H làm xong việc, chạy vào bếp thì T đã chết vì bị điện giật từ lúc nào.

    Bố mẹ T xót con, kiện bà H trông con không có trách nhiệm, để T bị điện giật chết. Nhưng trong chuyện này, bố mẹ T mới chính là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên, phó thác con hoàn toàn cho một người hàng xóm trông hộ mà không có biện pháp nào bảo vệ cho con.
    ...
     
    Smallrabbit thích bài này.
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong mùa hè25-06-2008 01:25:17

    Hồng Hải

    Mùa hè là mùa học sinh nghỉ học, được tự do vui chơi nhưng kéo theo đó là nỗi lo của các bậc cha mẹ về sự an toàn cho con khi vui chơi trong dịp hè
    Nỗi lo ấy càng tăng lên gấp bội và báo động hơn khi thực tế, theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, một ngày nước ta có trung bình 10 trẻ em chết đuối. Có những tỉnh 1 ngày có tới 10 trẻ em chết đuối.

    Những kiểu tai nạn thường gặp
    Tùy từng độ tuổi mà lại có những nguy cơ gặp tai nạn khác nhau. Đôi khi, chính căn nhà trong mỗi gia đình lại là một môi trường không an toàn cho trẻ vì có quá nhiều đồ đạc, vật dụng cá nhân, điện, phích nước.

    Nghiên cứu cho thấy, nhà ở là nơi xảy ra các tai nạn thương tích cao , nhất là với lứa tuổi chập chững 2 - 3 tuổi, dù có bà, người lớn trông vẫn có nguy cơ bị tai nạn. Chẳng hạn chỉ cần sơ sểnh, không để ý đến bé một chút, bé có thể thò tay vào ổ điện, với bình nước nóng trên bàn... dễ bị điện giật hay bỏng rất nghiêm trọng.

    Có trường hợp, người lớn đổ hết đồ chơi ra sàn cho bé chơi nhưng lại không để ý tới những đồ chơi nhỏ, sắc nhọn, sau đó chặn các cửa bằng ghế để bé không bò qua được... rồi yên tâm vào bếp chuẩn bị cơm nước. Vì thế, có nhiều bé đã cho những đồ chơi nhỏ vào miệng, bị trôi xuống họng gây hóc, nguy hiểm hơn, những vật nhọn chui xuống ruột có thể đâm thủng ruột.

    Trẻ bị tai nạn chết đuối do bơi ở ao hồ cũng đáng báo động. Bên cạnh đó tai nạn do leo trèo cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nhất là vào mùa hè có rất nhiều các loại hoa trái, trẻ trèo lên hái có thể bị ngã gẫy tay, chân, thậm chí bị tử vong.


    Tai nạn điện ngoài do những đồ dùng bằng điện trong nhà gây nên phải kể đến tai nạn điện cao thế, rất hay gặp ở trẻ em nông thôn. Các em đi thả diều, khi diều bị vướng vào dây điện thì không ngần ngại leo lên cột điện để lấy diều. Tai nạn điện kiểu này hè nào cũng chiếm một số lượng rất lớn.

    Quan tâm trẻ - ưu tiên số 1

    Để phòng chống tai nạn thương tích, cần quan tâm đến trẻ em đặc biệt trẻ nam, nhóm tuổi 10 - 14 tuổi. Chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng. Đặt các biển báo, biển cấm ở nơi nguy hiểm.

    Bên cạnh đó, các cán bộ y tế địa phương cũng cần có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân, các bậc phụ huynh về các biện pháp chăm sóc và bảo ban trẻ trong những ngày được nghỉ học.

    Đồng thời, gia đình phải kiểm soát chặt chẽ thời gian sinh hoạt của trẻ, trong nhà xếp đồ đạc gọn gàng, đồ điện, phích nước nóng phải để trên giá cao, chắc chắn để trẻ không với tới được. Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở trẻ không được leo trèo, bơi lội ở ao hồ khi không có người lớn. Khi có sự quan tâm, nhắc nhở đúng mực của phụ huynh sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt, phòng tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

    Theo Hồng Hải
    Sức khỏe và đời sống
     
    Smallrabbitwebmaster thích.
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Xin lỗi các mẹ, các bạn vì chưa kịp dịch 02 bài tiếng Anh hữu ích ở trên. Có mẹ nào, bạn nào có thể giúp mình được không? Thú thực là mình quá bận: Đi làm ở công ty, kinh doanh shop thời trang Zeta, học thêm và chăm sóc gia đình...

    Thành thật xin lỗi và xin cảm ơn sự trợ giúp của các mẹ, các bạn !!!
     
  9. hongyen

    hongyen 0988773381

    Tham gia:
    5/10/2009
    Bài viết:
    3,518
    Đã được thích:
    676
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    lưu lại vì mình đang tìm kiếm chủ đề làm đề tài luận văn
     
  10. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Ở gần nhà mình (ở quê) đã xảy ra một tai nạn trẻ em thương tâm. Cặp vợ chồng sống ở thành phố vì bận quá nên đem con (khoảng 3 tuổi) về gửi để bố mẹ chăm cho. Một lần vì bà mẹ không để ý nên cháu bé đã bị ngã xuống ao và chết đuối. Người mẹ sau đó bị tâm thần vì thương cháu và tự dằn vặt :-(
     
    HieuQ, Smallrabbitpt_ocean thích.
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Xin gửi các mẹ một số clip về các rủi ro đối với trẻ em và cách phòng chống.

    [video=youtube;jG2f2P1TpY4]http://www.youtube.com/watch?v=jG2f2P1TpY4[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Những rủi ro tiềm ẩn ở nhà

    [video=youtube;uIUv3hFleLc]http://www.youtube.com/watch?v=uIUv3hFleLc&feature=related[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Những loại tổn thương xảy ra ở nhà

    [video=youtube;S_yu0TpojFg]http://www.youtube.com/watch?v=S_yu0TpojFg&feature=fvwrel[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  14. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    05 tổn thương ở nhà

    [video=youtube;ro60nhJ5PPw]http://www.youtube.com/watch?v=ro60nhJ5PPw&feature=related[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;v0PRx_ZiJ6U]http://www.youtube.com/watch?v=v0PRx_ZiJ6U&feature=related[/video]
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;TtrnxhNwbtc]http://www.youtube.com/watch?v=TtrnxhNwbtc&feature=related[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  17. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    Xin mời cả nhà xem clip này./.

    [video=youtube;giSxv1Itljk]http://www.youtube.com/watch?v=giSxv1Itljk&feature=related[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;_27BZJu9OFA]http://www.youtube.com/watch?v=_27BZJu9OFA&NR=1[/video]
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;4bvIWNP6Umk]http://www.youtube.com/watch?v=4bvIWNP6Umk&NR=1[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em !!!

    [video=youtube;PpGljXaO8lw]http://www.youtube.com/watch?v=PpGljXaO8lw&NR=1[/video]
     
    Smallrabbit thích bài này.

Chia sẻ trang này