Có cần bổ sung chất kẽm

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi me John, 3/1/2006.

  1. me John

    me John Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/3/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Hỡi các mẹ thông thái! Cho em hỏi một chút. Em mới đọc tài liệu nói về trẻ em thiếu chất kẽm thì ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng. Vậy làm thế nào để không bị thiếu kẽm (dùng trong thức ăn hay là thuốc....). Em nghe thấy kẽm có trong sữa mẹ mà con em thì không bú sữa mẹ từ lúc 6 tháng, nên em cũng hơi lo lo là con em thiếu kẽm. Các mẹ giúp em với nha :lol:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi me John
    Đang tải...


  2. nguyentranlananh

    nguyentranlananh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Theo em nghĩ thì không cần dùng thuốc đâu mẹ John ạ, chị có thể bổ sung kẽm cho bé bằng cách cho bé ăn những thức ăn nhiều kẽm như sò huyết, trai, thịt đỏ (thịt lợn, bò), và các loại đậu...
    Để em thử tìm tài liệu trên mạng nói về việc bổ sung chất kẽm cho mẹ John nhé, chị chờ em một chút.
     
  3. nguyentranlananh

    nguyentranlananh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Đây rồi mẹ John ạ, chị tham khảo nhé.
    Trẻ thiếu kẽm sẽ còi cọc và chậm dậy thì

    Các bà mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trai, sò để bổ sung chất kẽm. Khi thiếu kẽm, tế bào sẽ chậm phân chia, ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Tình trạng này cũng dẫn đến chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương và chậm dậy thì.

    Kẽm có mặt nhiều nhất trong các thực phẩm như trai, sò; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu (25-50 mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25 mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít.

    Chất kẽm giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, vị thành niên và phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng.

    Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến ta dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...

    Kẽm sẽ giúp con người ăn ngon miệng hơn. Thiếu nó, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, nó khiến bạn dễ nổi cáu. Nguyên nhân là kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi lại đứng đầu trong danh sách các chất giúp ổn định thần kinh.

    Trong 3 tháng đầu đời, mỗi ngày em bé cần 120-140 mcg kẽm cho 1 kg thể trọng. Nhu cầu này giảm dần và đến 6-12 tháng chỉ còn 1/4. Ở tuổi dậy thì, do cơ thể tăng trưởng nhanh nên nhu cầu kẽm lại tăng vọt, khoảng 0,5 mg một ngày.

    Phụ nữ mang thai cần 100 mg kẽm trong suốt thai kỳ; nhu cầu trong 3 tháng cuối cao gấp đôi người không mang thai.

    Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nước nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn động vật. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sinh non, không được bú mẹ,dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng hay thiếu kẽm.

    Làm thế nào để cung cấp đủ chất kẽm?

    Trước hết, cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, nhất là hải sản. Do đó, ngăn ngừa thiếu kẽm bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm sẽ có lợi ích đáng kể đối với sức khỏe trẻ em Việt.

    Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3 mg/lít), sau 3 tháng thì giảm dần còn 0,9mg/l. Lượng kẽm mà người mẹ mất qua sữa trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4 mg/ngày. Do đó, người mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để có đủ cho cả hai mẹ con.

    Nếu chế độ ăn không bảo đảm, có thể tăng cường kẽm bằng các loại thực phẩm bổ sung kẽm, tiện dụng nhất là sữa. Tại Việt Nam cũng đã có sữa tươi bổ sung kẽm hàm lượng cao (1.500 mcg/200 ml) như Nuvi của Nutifood, dành cho trẻ em - một trong những đối tượng cần nhiều kẽm nhất. Nhiều loại sữa bột khác cũng có bổ sung kẽm với hàm lượng thấp hơn.

    Tuy nhiên, không phải bạn ăn vào 1 mg kẽm thì cả 1 mg đó sẽ được hấp thụ. Sự giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, thức ăn nhiều sắt vô cơ, phytate có thể làm giảm hấp thu kẽm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, đậu nành và các thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên, bạn đừng vội hạn chế thực phẩm giàu phytate vì chúng rất cần cho sức khỏe. Hãy ăn đủ chất đạm từ động vật vì chúng sẽ hạn chế nhược điểm trên của thức ăn giàu phytate. Ngoài ra, để tăng hấp thu kẽm, hãy bổ sung vitamin C.
     
  4. NGUYEN THI KIEU OANH

    NGUYEN THI KIEU OANH Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/11/2005
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Cám ơn tranlananh về bài viết rất hữu ích
     
  5. me John

    me John Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/3/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Nguyentranlananh ơi! Cảm ơn Chị nhiều về bài viết của Chị. Nhưng mà Em chưa cho con ăn trai bao giờ (trai có phải cùng họ với nghêu sò không?). Nếu đúng thì Em sợ cho cháu ăn mát quá đau bụng không? Còn cá biển thì Em không cho ăn (vì nghe nói trong cá biển có ướp Ure nên không dám cho ăn), em chỉ cho ăn cá đồng (còn nhảy đành đạch). Trong cá đồng có chất kẽm không hả Chị? Chị trả lời giúp Em nha.
     
  6. nguyentranlananh

    nguyentranlananh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2005
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ John ơi, không phải em viết bài này đâu, nếu mà viết được như thế thì siêu quá, em tìm đọc ở trên mạng đấy, thấy thông tin hay thì em copy về, nếu thấy các mẹ cần các thông tin liên quan thì em post lên thôi.
    Em cũng thấy mọi người bảo là ăn trai, sò hay bị lạnh bụng nên em cũng chẳng cho Phỗng ăn bao giờ, em chỉ cho Phỗng ăn tôm biển, cá, cua và ghẹ thôi, những thứ này cũng có rất nhiều chất kẽm mẹ John ạ. Nhưng nếu bé chưa ăn bao giờ thì mẹ John phải thử cho bé ăn từ từ nhé, rất nhiều bé bị dị ứng, khi ăn vào dễ bị đi ngoài. Phỗng nhà em cũng không ăn được tôm, cua đồng, ăn vào là miệng nôn trôn tháo ngay, nên em thường cho ăn đồ biển và em cũng không cho bé ăn cá biển bao giờ, vì nhà em không gần biển, mà cá biển thì toàn cá biển đông lạnh thôi, nên em sợ người ta ướp phóc môn hay là gì gì đó không tốt cho bé.
     
  7. Bimyeu

    Bimyeu Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    11/7/2005
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Gửi các mẹ, một bài nữa cũng nói về tác dụng của Kẽm.
    Kẽm lên tiếng
    Sò có khá nhiều kẽm.


    NĐVN - Thiếu kẽm là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là những nước đang phát triển, những vùng kinh tế khó khăn, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn động vật.

    Theo nghiên cứu của tiến sĩ y khoa Nguyễn Xuân Ninh & cộng sự (Viện Dinh Dưỡng quốc gia) thì tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam là khá cao (25-40%) tùy địa phương & nhóm tuổi.

    Thiếu kẽm thường gặp ở trẻ nhỏ & trẻ tuổi học đường, trẻ sinh non, trẻ không được bú mẹ, trẻ suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng & ký sinh trùng, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

    Do đó, ngăn ngừa thiếu kẽm bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu kẽm sẽ có lợi ích đáng kể đối với sức khỏe trẻ em Việt.

    Nhu cầu kẽm của cơ thể con người không nhiều và ở mỗi giai đoạn một khác. 3 tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ chỉ cần khoảng 120-140mcg/kg/ngày, sau đó giảm dần đến lúc 6-12 tháng (khoảng 33mcg/kg/ngày).

    Nhưng đến tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng nhanh nên nhu cầu về kẽm lại tăng vọt, trẻ cần khoảng 0,5mg kẽm/ngày. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu kẽm của bà bầu là 100mg, gấp 2 lần so với mức bình thường.

    Lượng kẽm mất qua sữa mẹ trong 3 tháng đầu ước tính khoảng 1,4mg/ngày nên nhu cầu kẽm ở bà mẹ cho con bú mẹ cao gấp 3 lần so với mức bình thường.

    Nhưng những thập niên gần đây, các nhà khoa học khám phá thêm nhiều vai trò quan trọng của kẽm đối với sức khỏe con người. Từ đó, kẽm được xem như một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, là một chất “diệu kỳ” ít ai biết.

    Kẽm hiện diện ở tất cả các mô & dịch trong cơ thể với tổng lượng chỉ khoảng 2g, tập trung nhiều nhất ở hệ cơ xương (90%). Kẽm được hấp thu ở ruột non (khoảng 33% lượng kẽm từ chế độ ăn), bài tiết qua nước tiểu, phân & mồ hôi.

    Sự giảm bài tiết dịch vị ở dạ dày, thức ăn có nhiều chất phytate, sắt vô cơ… có thể làm giảm hấp thu kẽm. Ngược lại, khi tăng tiết dịch vị, tăng vitamin C trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng hấp thu kẽm.

    Khi bị đói (thiếu ăn trầm trọng) đến mức cơ thể phải “tự ăn thịt” mình (cơ bắp bị dị hóa) thì sẽ làm tăng mất kẽm qua nước tiểu. Khi tập luyện thể lực quá căng thẳng & nhiệt độ xung quanh cao cũng có thể làm mất kẽm qua mồ hôi.

    Tìm kẽm ở đâu?

    Kẽm tập trung nhiều nhất trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô & các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh & trái cây chỉ chứa lượng kẽm rất khiêm tốn (<10mg/kg). Dầu mỡ, đường & rượu có rất ít kẽm. Việc sử dụng kẽm tùy thuộc vào thành phần của chế độ ăn.

    Khi phytate trong chế độ ăn gấp 6-10 lần kẽm thì sự hấp thu kẽm bắt đầu giảm. Phytate có nhiều trong ngũ cốc thô, rau đậu & có một ít ở các rau khác. Nhưng đạm động vật lại làm tăng hấp thu kẽm từ chế độ ăn có nhiều phytate.

    Do đó, mặc dù kẽm có nhiều ở ngũ cốc thô & các loại đậu nhưng chế độ ăn thiếu đạm động vật sẽ dễ bị thiếu kẽm do tỉ lệ hấp thu vào cơ thể kém. Tỉ lệ hấp thu kẽm từ sữa bò thấp hơn sữa mẹ. Sữa đậu nành với hàm lượng phytate cao cũng có tỉ lệ hấp thu kẽm thấp.

    Tăng trưởng chiều cao tối đa

    Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng.

    Thiếu kẽm làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì & giảm chức năng sinh dục. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, & phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao.

    Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng & chiều cao trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn & tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.

    Chống chọi với bệnh tật.

    Kẽm giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giúp làm lành vết thương. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển & chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng đề kháng và dễ bị nhiễm trùng, kể cả bệnh cảm cúm thông thường.

    Các nghiên cứu cũng cho thấy thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nặng (tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét…).

    Biếng ăn trở thành chuyện nhỏ!

    Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác nên sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác: Vị giác kém nhạy nên có khuynh hướng thích thức ăn uống có vị mạnh, đối với thức ăn ngọt thì lại có vị đắng...Bổ sung kẽm giúp trẻ ăn thấy ngon miệng hơn, ổn định vị giác và kích thích chuyển hóa tế bào vị giác.

    Chống cáu gắt!

    Canxi là chất đứng đầu trong danh sách các chất dinh dưỡng quan trọng giúp ổn định thần kinh. Mà kẽm lại giúp vận chuyển canxi vào trong não. Do đó, thiếu kẽm cũng có thể làm người ta dễ “nổi cáu” hơn. Khi được cung cấp kẽm đầy đủ con người trở nên hiền hòa hơn, kiềm chế được những cơn tam bành bất ngờ kéo đến.

    Thật là tội lỗi nếu để cho thế hệ con cháu chúng ta thiếu hụt cái chất nhỏ xíu nhưng lại có lợi ích cực kỳ to lớn này. Các thế hệ trẻ em Việt Nam đang được cải thiện dần chiều cao nhưng so với các nước trong khu vực thì vẫn còn phải phấn đấu nhiều.

    Ngoài việc thay đổi kết cấu bữa ăn hàng ngày cho đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống sữa là một cách bổ sung chất vi lượng, trong đó có kẽm rất hiệu quả.

    Sữa tươi NuVi của NutiFood với công thức “Tầm Vóc Việt - IGF1” được nghiên cứu và phát triển theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Trung Ương trên dây chuyền thiết bị sản xuất được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay từ Công ty Tetra Pak (Thụy Điển) với hệ thống kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế cho phép cung cấp cho thị trường các sản phẩm có chất lượng cao nhất.

    TS.BS Trần Thị MInh Hạnh
     
    Dayeucafemuoi thích bài này.
  8. me John

    me John Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/3/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Có cô y tá quen của gia đình, cho em mấy viên thuốc nói đó là thuốc kẽm, và khuyên nên cho John nhà em uống bổ sung kẽm. em đang phân vân không biết có nên cho cháu uống không? (Em không dám hỏi cô Y tá đó sợ mất lòng nên cô cho mà Em không dám cho uống, để hỏi các chị trong diễn đàn). Có Chị nào biết về thuốc kẽm thì cho Em hay với nha. Em cảm ơn nhiều
     
  9. mebon

    mebon Thành viên mới

    Tham gia:
    19/11/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?
    Friday, 10. August 2007, 03:27:02

    Sức khoẻ

    Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?




    Kẽm là một yếu tố vi lượng cần thiết cho sự sống. Kẽm tham gia nhiều quá trình sinh học quan trọng trong cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh, tăng quá trình phân chia và phát triển tế bào giúp cơ thể phát triển.


    Kẽm còn làm tăng cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

    Biểu hiện của thiếu kẽm

    Khi thiếu kẽm dẫn đến suy giảm miễn dịch: nhiễm trùng tái phát nhiều lần, gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, gây rối loạn thần kinh: rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, không ngon giấc, hay khóc về đêm. Thiếu kẽm còn gây tổn thương các biểu mô: viêm lưỡi, rụng tóc, loạn dưỡng móng... Thiếu kẽm dẫn đến chậm lớn, thiểu năng sinh dục.

    Các nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm

    - Thiếu cung cấp: Trẻ đẻ non, nhẹ cân thiếu kẽm từ trong bụng mẹ, ăn bổ sung kém chất lượng, chán ăn do bệnh nhiễm trùng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kéo dài.

    - Do thải trừ nhanh: Tiêu chảy, bỏng, xuất huyết, ra nhiều mồ hôi.

    - Do kém hấp thu: Tiêu chảy mãn, cắt ruột..., chế độ ăn quá nhiều chất xơ cản trở hấp thu kẽm.

    - Do bổ sung sắt, canxi ức chế cạnh tranh hấp thu kẽm.

    - Các rối loạn di truyền: hội chứng Down, Thalassemi, tiểu đường.

    - Trẻ khuyết tật: bại não, co rút tứ chi, teo cơ.

    - Stress liên tục.

    Ngộ độc do thừa kẽm

    Thừa kẽm có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ngủ gà... Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi đưa vào cơ thể một lượng kẽm quá lớn: 4-8g kẽm nguyên tố hoặc cho uống kẽm kéo dài hàng tháng, hàng năm mỗi ngày gấp 10 lần nhu cầu bình thường. Ngộ độc kẽm có thể làm tăng nguy cơ tim mạch do giảm hàm lượng lipoprotein có tỷ trọng cao (high density lipoprotein – HDL).

    Nhu cầu kẽm của cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sinh lý, thể trạng. Ở trẻ em cần 5-10 mg/ngày, nhu cầu kẽm tăng lên ở tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài.

    Khi nào cần bổ sung kẽm?

    Khi có các dấu hiệu như:

    - Cơ thể chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiểu năng sinh dục.

    - Tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng tái phát nhiều lần.

    - Biếng ăn, nôn trớ kéo dài.

    - Viêm lưỡi, rụng tóc, loạn dưỡng móng.

    - Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, khóc về đêm.

    Cần bổ sung kẽm như sau:

    - Đối với trẻ tiêu chảy: dùng 10-20mg/ngày trong 14 ngày (10mg cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, 20mg cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi) hoặc trung bình 1mg/kg/ngày.

    - Đối với trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài: dùng liều thấp bằng một nửa liều cho trẻ tiêu chảy và có thể kéo dài 3-4 tháng (uống hằng ngày) do kẽm không được dự trữ trong cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng kẽm hàng tuần với liều: 20mg 1 lần/tuần dùng trong 5-6 tháng cho trẻ hay bị nhiễm khuẩn tái phát và suy dinh dưỡng.

    Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kẽm khác nhau: loại viên nén với hàm lượng: 10mg, 15mg, 20mg, 50mg được sản xuất dưới dạng kẽm sunphát, kẽm acetate, kẽm gluconat... đóng dạng viên đựng trong lọ hoặc vỉ, ngoài ra có dạng sirô dùng cho trẻ nhỏ.

    Khi uống viên kẽm trẻ có thể bị nôn hoặc buồn nôn do có vị chát, vì vậy phải pha loãng nhiều lần với nước, cho thêm chút đường và không uống vào lúc đói hoặc ngay sau khi ăn no, nên uống vào khoảng cách giữa hai bữa ăn.

    Bên cạnh việc dùng thuốc có thể bổ sung kẽm bằng thực phẩm thông qua chế độ ăn, những thực phẩm chứa nhiều kẽm là: thịt gà, thịt cóc, nhộng tằm, thịt lợn, thịt bò và hải sản. Chỉ sử dụng thuốc bổ sung kẽm khi có chỉ định của bác sĩ.

    :):):)
     
  10. Khánh Linh

    Khánh Linh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/11/2006
    Bài viết:
    1,096
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Mẹ John ơi ! bé nhà chị bị làm sao mà phải uống kẽm ? Nguyên nhân cần phải uống thuốc sẽ giúp các mẹ tư vấn cho chị . Em thấy uống kẽm nguyên chất cũng k nên nếu như cháu k bị thiếu .
     
  11. meo_mun

    meo_mun Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/11/2007
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Loại kẽm nào tốt hả các mẹ. Bây giờ nhiều hãng quá.
     
  12. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Re: Có cần bổ sung chất kẽm

    Theo em đọc từ tài liệu thì thịt gà cũng nhiều kẽm đấy ah. Còn về uống loại kẽm nào mà dễ uống thì bé nhà em có uống 1 số loại rồi, em thấy uống Zinc Kid là dễ uống nhất.(1 gói có 12mg kẽm, khoảng 100K 1 hộp 25 gói hay sao ấy), nhưng uống cái này chỉ nên theo đợt 10-15 ngày thôi rồi nghỉ, sau một thời gian thì uống lại. Bổ sung qua thực phẩm em thấy vẫn an toàn nhất.
     
  13. ngocoilangoc

    ngocoilangoc Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2009
    Bài viết:
    6,352
    Đã được thích:
    1,420
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Các mẹ đọc các triệu chứng của thiếu kẽm, nếu thấy con mình có biểu hiện thiếu kẽm thì nên bổ sung. Cái này nó còn tăng cường hệ hô hấp và tiêu hóa hay sao đó, để bé đỡ ốm vặt. Em cho con bổ sung kẽm, lisyne một thời gian ngắn, rồi chuyển cho con uống zinCBio, vừa có kẽm vừa tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Cho bé uống khoảng 2 hộp này thấy bé có nhiều chuyển biến lắm.
     
  14. Sonnt1086

    Sonnt1086 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/5/2011
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Chị có thể bổ sung kẽm cho cháu bằng các loại thức ăn chứa kẽm như các chị ở trên đã chia sẻ, đồng thời có thể dùng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm, hiện tại sản phẩm "Viên bổ kẽm" của TIENS dùng rất tốt cho trẻ, chị có thể tham khảo thêm tại đây nhé: http://tiensvn.com/san-pham/nhom-he-tieu-hoa/vien-kem-thien-su
    Chúc bé nhà chị luôn khỏe mạnh và chóng lớn :X
     
  15. Trasua

    Trasua Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/4/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Mình cũng phân vân là cho uống cốm tổng hợp các chất trong đó có kẽm rồi có nên cho uống kẽm ngoài không?
    Nhưng vì cu tý hơi còi nên bác sĩ khuyên cũng nên uống thêm Zinciator, ngày 2 gói. uống trong vòng 1 tháng là ngừng.
     
  16. gau_con_heo_con

    gau_con_heo_con Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/10/2011
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    k nên dùng nếu thấy bé k có dấu hiệu thiếu kẽm, thường thì ng ta chỉ phòng trừ khi bị tiêu chảy, lị để tốt hơn cho hệ tiêu hóa thôi ạ, còn tốt nhất thì mẹ nó cho nhóc ăn đồ nhiều kẽm là dc ạ, đừng uống nhiều, uống mấy vi chất này miệng hay có vị kim loại,uống nhiều có thể táo bón đấy
     
  17. PHHP04

    PHHP04 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2008
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Bé đầu nhà mình lúc 2 tuổi chậm lớn và hay trằn trọc đêm, khi đi khám thì bác sỹ bảo thiếu kẽm và phải cho uống thì mới hết được trằn trọc ....trẻ con thiếu kẽm cũng giống như thiếu canxi đấy các mẹ ah
     
  18. kinhdoanh_5000

    kinhdoanh_5000 Banned

    Tham gia:
    17/4/2011
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Nếu bạn có điều kiện và muốn thế hệ sau hơn thế hệ trước thì dùng, chẳng mất gì chỉ có được là tăng chiều cao cho bé hơn thôi. Còn nếu không có điều kiện thì để tự nhiên nó cũng lớn. Mỗi một công thức đưa ra các nhà nghiên cứu đã tính đến độ an toàn cho bé rồi nên mẹ nó yên tâm đi. Trong sản phẩm Zinciamin có bổ sung cả kẽm, Calci, D3 và các VTM. thấy nó quảng cáo cũng hoành tráng: Hết lo còi xương- không còn suy dinh dưỡng - con sẽ cao hơn bố bạn thử nghiên cứu thêm xem.
     
  19. ngoc_nu

    ngoc_nu Banned

    Tham gia:
    7/11/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    Mẹ nó nấu cháo thịt gà cà rốt cho con sẽ bổ sung thêm kẽm đấy, mình toàn làm thế thôi/.
     
  20. Trasua

    Trasua Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/4/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Có cần bổ sung chất kẽm

    nấu cháo cà rốt chín á! mình chưa nấu bao giờ vì sợ nồng bé ko ăn
     

Chia sẻ trang này