Bé tập làm quen với toán học

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Mẹ Alvin, 9/3/2011.

  1. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chuẩn bị cho con hiểu về toán

    - Cùng nhau đếm: Đếm những ngón tay và ngón chân từ 1 đến 10 là một trò vui đặc biệt khi kèm với nhịp điệu như "một, hai, ba, bé đi ra..."
    - Phân loại đồ vật: Tập cho trẻ phân loại những đồ dùng để bé hiểu thêm khái niệm về nhóm. Ví dụ như nhờ trẻ tách rời những đồ chơi xe hơi ra khỏi đồ chơi máy bay rồi đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái.

    - Dọn bàn ăn: Đặt một cái đĩa (bằng nhựa để không bị vỡ) cho một người, hai cái ly cho hai người. Cách này giúp bé học được những kỹ năng quan trọng về toán.

    - Gọi đúng tên hình dạng: Gọi được tên các hình dạng là nền tảng cho trẻ hiểu được toán học. Chơi trò chơi tìm hình vuông, hình tròn trong nhà hay bên ngoài. Chỉ cho bé cách ghép những hình tam giác thành hình vuông.

    - Dạy bé những mối tương quan trong không gian: Chơi những trò chơi yêu cầu trẻ hiểu được khái niệm xa, gần, trên, dưới, trong, ngoài. Để bé tập học những khái niệm về thể tích và dung lượng bằng cách đổ nước hay cát vào những cái ly hay chén và thay đổi dung lượng từ một đồ chứa này sang đồ chứa khác.

    - Phân loại kích cỡ: Bạn có thể cho bé tìm con gấu to và búp bê nhỏ, xếp hàng những chiếc xe từ cái bé nhất đến cái lớn nhất hay chơi trò nào đó mà bé phải duỗi mình rộng hết sức rồi thu người vào hết cỡ. Những trò này sẽ giúp bé học so sánh kích cỡ.

    - Dạy bé xếp mô hình: Cho bé xếp những khối gạch màu hay tạo ra những hình dáng khác nhau.

    - Sử dụng những từ có khái niệm toán học: Bố mẹ gợi ý để bé dùng những cụm từ biểu thị số lượng như "nhiều" và "một ít" trong những lúc đối thoại hàng ngày.

    Thông qua những trò chơi hay những hoạt động đơn giản hàng ngày, bạn đã có thể hình thành ở bé những kỹ năng rất có ích làm tiền đề cho việc học toán của bé sau này. Hãy bắt đầu cho bé ngay từ bây giờ nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Alvin
    Đang tải...


  2. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    Dạy trẻ phân biệt cao hơn - thấp hơn và bằng nhau

    1. Chuẩn bị

    Chuẩn bị những đồ chơi có cùng chủng loại nhưng có chiều cao, thấp khác nhau như: những cô bé búp bê, những con vật, những ngôi nhà, những cái cây…



    2. Tiến trình thực hiện

    Dạy trẻ phân biệt cao thấp: Ví dụ: “Đố bé biết đâu là búp bê em, đâu là búp bê chị?” Sau đó hỏi tại sao trẻ lại chọn như thế? Và giải thích với trẻ về việc tại sao búp bê chị lại cao hơn búp bê em và tương tự như thế khi bạn nói với bé về các con vật, cây cối... vì mỗi đồ vật đối với bé đều là một người bạn.

    Với các đồ vật khác, bạn cũng đố trẻ như vậy. Ví dụ, khi bạn đưa cho trẻ hai đồ chơi, hãy hỏi trẻ: vật nào cao hơn? Vật nào thấp hơn?”. Nếu trẻ đã thành thạo khi phân biệt cao - thấp, bạn hãy nâng dần độ khó lên cho trẻ bằng cách: đưa cho bé 3, 4, 5 đồ vật có chiều cao khác nhau và đố trẻ chọn theo thứ tự từ cao đến thấp hoặc từ thấp đến cao.

    Dạy trẻ nhận biết các vật cao bằng nhau: Hướng dẫn trẻ chọn các vật có cùng chiều cao, nói với trẻ đây là những vật cao bằng nhau. Sau đó, đố trẻ chỉ ra trong căn phòng hoặc trong bức tranh có những vật nào cao bằng nhau.



    3. Ôn tập và củng cố

    Cha mẹ có thể cho trẻ ôn tập và củng cố các bài học của trẻ thông qua việc thường xuyên đặt câu hỏi so sánh cao hơn – thấp hơn và bằng nhau với những vật mà trẻ nhìn thấy, hoặc cho trẻ làm các bài tập phát triển khả năng quan sát, so sánh của trẻ như khoanh tròn vào bức tranh có cây cao hơn, hoặc tô màu đỏ vào ngôi nhà cao nhất, màu xanh vào ngôi nhà thấp hơn, màu vàng vào ngôi nhà thấp nhất hoặc tô màu xanh vào những ngôi nhà có chiều cao bằng nhau…

    Tương tự như vậy, bạn hãy dạy bé so sánh chiều dài, chiều rộng…
     
  3. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình khối

    Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình khối
    Giúp trẻ nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông là cơ sở để làm quen với hình học và nhận biết khám phá thế giới hình khối xung quanh trẻ.


    1. Chuẩn bị

    - Mỗi trẻ một hình tam giác, 1 hình chữ nhật, 2 hình vuông với màu sắc khác nhau.

    - Một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật để xung quanh phòng học của trẻ.



    2. Tiến trình thực hiện

    Dạy trẻ nhận biết hình tam giác: Bố hoặc mẹ giơ hình tam giác lên cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy và giơ lên, sau đó nói cho trẻ biết “đây là hình tam giác” và chỉ cho trẻ biết đâu là các cạnh, đâu là các góc nhọn. Bố mẹ chọn tiếp một hình tam giác có màu sắc khác và cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy, nhưng có các màu sắc khác. Sau đó chọn các hình tam giác và đố trẻ “Đây là hình gì?” để trẻ làm quen với hình. Tiếp theo, cha mẹ chỉ vào một số đồ vật trong nhà có hình tam giác để trẻ biết, rồi đố trẻ tìm xem những đồ vật nào có hình tam giác nữa.

    Dạy trẻ nhận biết hình chữ nhật: Tương tự như nhận biết hình tam giác. Bố hoặc mẹ giơ hình chữ nhật lên cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy và giơ lên, sau đó nói cho trẻ biết “đây là hình chữ nhật” và chỉ cho trẻ biết đâu là các cạnh, đâu là các góc vuông. Bố hoặc mẹ chọn tiếp một hình chữ nhật có màu sắc khác và cho trẻ chọn hình có hình dạng giống như vậy, nhưng có các màu sắc khác. Sau đó chọn các hình chữ nhật và đố trẻ “Đây là hình gì?” để trẻ làm quen với hình. Tiếp theo, cha mẹ chỉ vào một số đồ vật trong nhà có hình chữ nhật để trẻ biết, rồi đố trẻ tìm xem những đồ vật nào có hình chữ nhật nữa.

    Giúp trẻ phân biệt hình tam giác và hình chữ nhật: Trộn lẫn hình tam giác và hình chữ nhật, sau đó đố trẻ chọn và phân loại đâu là hình tam giác đâu là hình chữ nhật.



    Củng cố: Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ hoặc tô màu những vật có hình tam giác và hình chữ nhật như vẽ ngôi nhà hình chữ nhật, mái nhà hình tam giác, cửa hình chữ nhật… hoặc tô màu cái thuyền có hai cánh buồm hình tam giác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thường xuyên ôn tập cho trẻ bằng cách đặt ra những câu đố về hình dạng của đồ vật mỗi khi cha mẹ cùng trẻ đi ra ngoài, hay cùng chơi. Ví dụ: “đố con biết cái cổng sắt kia có hình gì?”... Qua đó giúp trẻ củng cố kiến thức về hình mà trẻ học được.
     
    phuongedu thích bài này.
  4. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    Khuyến khích trẻ học toán từ nhỏ

    Làm thế nào để con trẻ yêu thích các con số, làm quen với các công thức cơ bản khi bé bắt đầu đi mẫu giáo hoặc bước vào lớp 1? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trên thực tế có rất nhiều cách tích cực giúp bé say mê và yêu thích môn toán như: dùng toán mỗi ngày; đặt câu hỏi cho bé; thi thoảng cho bé dùng máy tính...


    1. Khuyến khích trẻ học toán

    Bạn băn khoăn không biết nên giới thiệu các số cho con như thế nào? Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trước đây bạn cũng đã từng được học qua môn toán. Và mỗi ngày đến trường, trẻ đều được giáo viên giảng về toán. Hãy giúp trẻ hiểu được việc học toán sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

    2. Dùng toán mỗi ngày

    Hãy để trẻ thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng toán học trong cuộc sống hàng ngày và cách bạn dùng chúng thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể nhờ con tính giúp bạn khi trả hóa đơn, đo đồ nội thất. Bạn cũng có thể giảng cho trẻ cách các bác sĩ, dược sĩ, các nhà xây dựng, các phi hành gia … sử dụng toán như thế nào trong công việc của họ. Mỗi hoạt động này đều củng cố kỹ năng sử dụng toán hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

    Nếu bạn hỏi 6 lớn hơn hay nhỏ hơn 3, bé có thể biết được câu trả lời. Vì thế, bạn hãy tạo ra sự thú vị trong môn toán cho bé. Trong trò chơi Chutes and Ladders, ( trẻ dùng xúc xắc để đi hết 100 ô vuông trên một tấm bảng) bé phải đếm các ô và đếm số xúc xắc, đây là cách tuyệt vời để củng cố các kỹ năng toán học của bé. Hãy tiếp tục chỉ cho bé cách sử dụng phép tính toán hàng ngày – khi bạn nấu ăn, đi mua sắm và sắp xếp đồ đạc.

    Bạn nên tạo ra các bài học không rườm rà hình thức, nhưng mang tính thực tiễn cho bé. Ví dụ, nếu bạn đang làm bánh, hãy hỏi bé còn lại bao nhiêu quả trứng nếu bạn dùng hết hai trong số 5 quả trong hộp. Sau đó, bạn hãy để bé đập hai quả trứng vào bát và đếm số còn lại; hoặc cho bé dọn dẹp phòng của bé trong một khoảng thời gian nhất định, rồi để bé đếm số phút để tìm ra tổng thời gian bé làm...





    3. Toán không chỉ là những con số

    Toán không chỉ đơn thuần những con số khô khan, toán còn có thể:

    - Xác định hình dạng (có bao nhiêu tam giác con nhìn thấy trong bức tranh về chiếc thuyền?)
    - Nhận biết mô hình (bức tranh này có 1 vòng tròn màu đỏ, và một vòng tròn màu xanh, và sau đó lại là vòng tròn màu đỏ, vậy sẽ có hình gì tiếp theo?).
    - So sánh (chiếc tất này rộng hơn hay nhỏ hơn chiếc kia, quả cam nào to hơn, bé hơn?)…

    Bằng cách phát triển các kỹ năng sớm, con bạn sẽ có thời gian dễ dàng nắm bắt hình học và các khái niệm con số phức tạp từ bây giờ.

    4. Đặt câu hỏi

    Hãy đặt câu hỏi thích hợp để trẻ có thể dùng phép tính cộng, trừ đơn giản. Ví dụ, bạn có thể nhờ bé tính lại số tiền mà hai mẹ con vừa mua sắm món hàng gì đó. Khuyến khích con có câu trả lời riêng và nói ra cách tính cụ thể. Các trò chơi toán học có thưởng cũng sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

    5. Thỉnh thoảng cho bé dùng máy tính

    Khi bé đã quen thuộc với các phép tính cộng - trừ cơ bản thì bạn cũng nên cho trẻ làm quen với một chiếc máy tính. Chỉ cho trẻ cách sử dụng máy tính, tuy nhiên bạn không nên để trẻ lạm dụng máy tính mà quên đi cách đặt công thức tính ra giấy.

    Trên đây chỉ là một số lời khuyên cơ bản giúp cha mẹ có định hướng cho con làm quen với toán học. Hãy tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng toán học tiềm ẩn bạn nhé
     
  5. everkissed

    everkissed Mẹ Tẹt và Voi

    Tham gia:
    28/11/2008
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    2,239
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình khối

    Tẹt nhà mình cũng đã phân biệt được các hình khối cơ bản cách đây tầm 4 tháng.
    Lúc đầu cũng ko nghĩ sẽ hiệu quả đâu, nhưng được cái chơi với con mình nói bao nhiêu cũng được, và không phụ công mẹ, chàng ta đã nhận biết và nói được. Lúc nói hình tròn tay còn vẽ 1 đường tròn tưởng tượng nữa, yêu lắm
     
  6. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các hình khối

    mẹ cứ kiên trì dạy con là con biết hết ấy mà. Có nhiều cách để dạy, nhung thông qua đồ vật và đồ chơi là đơn giản và trực quan nhất. Tớ có phần mềm bút chì thông minh cũng thấy nó có những bài tập hình dạng, màu sắc cũng hay.
     
  7. bamboomami

    bamboomami Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2011
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé tập làm quen với toán học

    mẹ Alvin có bhie61t trường nào ở SG dạy toán có tất cả các phương pháp này ko? đang muốm tìm cho Bamboo nhà mình đi học :p
     
  8. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    Ðề: Bé tập làm quen với toán học

    Nãy mẹ Alvin cũng mới tìm hiểu về phương pháp học toán tư duy cho pe ne: http://mathnasium.vn/vn/ mẹ Bamboo vào xem đi nhé. cũng đang tính là tối nay bàn với oxa nè. hihi. Cũng thấy thích, nhưng để tìm hiểu thêm xem sao.
     
  9. mekupip

    mekupip Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    9/3/2011
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bé tập làm quen với toán học

    uhm, be pip nhà mình hơi yếu về môn này không biết có học được không?mình thấy nếu học như vậy chắc là cũng không nặng lắm đúng không?pip nh
     
  10. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    12 cách giúp bé mẫu giáo thích học toán

    Để giúp bé học toán nhanh hơn, nhận thức được toán học là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, ********* xin giới thiệu với các mẹ bé 12 trò vui giúp bé khám phá thế giới toán học:

    1. Cuộc “săn lùng” những con số

    Khi đưa bé đi mẫu giáo hoặc đưa bé đi chơi, đi dạo, đến đâu đó, bạn hãy cùng bé lần tìm những con số trên phố, trên cột đèn giao thông, trên bảng tín hiệu, thông tin… Để bé nhận biết các mặt số từ 1-20 là nhiệm vụ quan trọng của bạn trong độ tuổi này.

    2. Điền tiếp vào dấu chấm

    Trò chơi này giúp bé nhận biết được sự sắp xếp thứ tự của các con số. Những quyển sách có chứa trò chơi này được bán ở các hiệu sách đi cùng với việc tô màu.

    3. Gọi điện thoại

    Bạn cần gọi điện tới một số máy của người thân, ví dụ gọi cho chồng chẳng hạn. Bạn hãy viết những con số đó ra một tờ giấy và nhờ bé quay số hoặc bấm số hộ. Trò vui này giúp bé có thói quen đọc các số từ trái sang phải.
    4. Ước lượng trọng lượng các đồ vật trong nhà

    Đố bé đoán được trọng lượng của những đồ vật như chiếc ghế, ngôi nhà cho mèo, quyển danh bạ hoặc cốc nước… Chỉ cho bé cách tìm ra trọng lượng chính xác của các vật đó. Bạn cũng có thể nhờ bé ước lượng trọng lượng của cơ thể mình và các thành viên khác trong gia đình.

    5. Xếp hình theo màu sắc

    Ví dụ, bạn đưa cho bé những quả nho màu xanh và những quả nho màu tía. Yêu cầu bé sắp xếp thành những kiểu khác nhau như màu tía, màu xanh, màu tía, màu xanh hoặc màu xanh, màu xanh, màu tía, màu xanh, màu xanh… Giúp bé tìm các hình dạng trong tự nhiên như hình tròn của mắt xích, các thứ có cặp đôi như mắt, tai, tay… Các hoạt động này giúp bé phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và những suy nghĩ trừu tượng.

    6. Đếm và phân loại các đồ vật trong nhà

    Bạn có thể đảo đũa, dĩa, thìa với nhau và yêu cầu bé phân loại. Mỗi loại lại yêu cầu bé đếm xem có bao nhiêu cặp, bao nhiêu chiếc. Hoặc bạn có thể lấy ra những chiếc mũ, những chiếc tất của bé và yêu cầu bé phân loại theo màu sắc, kích cỡ…

    7. Tìm các hình xung quanh nhà

    Ví dụ, bạn yêu cầu bé tìm hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, ngôi sao, vòng tròn ở xung quanh bé. Có thể giúp bé vẽ các hình đó ra.
    8. Xếp hình

    Trò chơi truyền thống này giúp bé vận động trí não.

    9. Tạo một cuốn sách đếm

    Hoạt động này kết hợp cả việc đọc và kĩ năng toán học.

    10. Trò câu cá

    Một chậu nước, cần câu và những chú cá nhựa xinh xắn đang là trò chơi được nhiều bậc cha mẹ mua trong hè này. Bạn kết hợp giải trí cho bé với việc dạy bé đếm số cá trong chậu.

    11. Tạo ra những quân bài

    Cắt một miếng bìa carton thành những miếng nhỏ hình chữ nhật và vẽ các vòng tròn đen trắng theo số đếm. Tùy theo sáng tạo của bạn mà nghĩ ra cách chơi. Ví dụ như đoán lá bài có bao nhiêu vòng tròn?

    12. Lắng nghe các bài hát có đếm số

    Các bài hát như “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao…” giúp bé nhớ các con số.
     
  11. Mẹ Alvin

    Mẹ Alvin Guest

    4 cách giúp bé thích học toán

    Bạn muốn toán học trở thành một phần trong cuộc sống của trẻ, hãy tham khảo các hoạt động dưới đây kích thích niềm thích thú của bé đối với môn học này.

    Tích cực

    Bạn không nên ép buộc bé thích toán vì sợ bạn. Từ khi còn học ở trường, bạn cũng biết rằng, các con số, các phép tính không phải lúc nào cũng là ‘món ăn dễ nuốt’. Cho nên, hãy mang một thái độ tích cực khi dạy bé làm toán. Bé hiểu được sự liên quan giữa các hoạt động trong thế giới thực với các khái niệm. Dùng toán học để giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày một cách thú vị.

    Dùng toán hàng ngày

    Để bé biết rằng, làm toán quan trọng như thế nào trong cuộc sống và bé có thể sử dụng các con số, phép tính một cách thường xuyên. Khi bạn trả tiền ngoài cửa hàng, hãy nhờ bé giúp đỡ. Muốn đếm các đồ đạc trong nhà, cũng hãy nhờ bé. Chỉ cho bé thấy các bác sỹ, y tá, kỹ sư xây dựng… dùng toán học như thế nào. Mỗi một hoạt động đều khiến bé coi các con số và phép tính trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống.
    Mở rộng biên giới của toán

    Toán không có nghĩa chỉ là những con số, nó còn bao gồm việc:

    - Xác định các hình thù. Ví dụ, có bao nhiêu hình tam giác bé nhìn thấy trong bức tranh treo trên tường?

    - Nhận biết các phần. Ví dụ, bức tranh có một hình tròn màu đỏ, một hình tròn màu đen và một hình màu xanh nằm thẳng nhau.

    - So sánh. Ví dụ, có phải chiếc tất này to hơn chiếc tất kia không?

    Hỏi thường xuyên

    Nếu bé đang muốn giúp đỡ bạn nhặt bánh trong giỏ ra đĩa thì bạn hãy hỏi bé: ‘Mẹ có 4 cái bánh, nếu mẹ đưa cho con 1 cái thì trong giỏ còn bao nhiêu cái bánh con nhỉ?’. Hãy chờ bé suy nghĩ và trả lời, bạn đừng nôn nóng. Đôi khi nếu câu trả lời không đúng, không hề gì. Bé đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện nhận thức nên để bé quan tâm tới vấn đề gì đó, đã là một thành công rồi.
     
  12. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Bé tập làm quen với toán học

    Nhóc nhà mẹ Alvin mấy tuổi mà mẹ nó tìm tòi ghê thế, chúc thành công nha.
     
  13. nguoi_lai_do

    nguoi_lai_do Banned

    Tham gia:
    12/7/2013
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bé tập làm quen với toán học

    Bài viết hay quá. Nhưng lại mất nhiều thời gian, mình đang tìm gia sư cho con rùi cùng giảng dạy. Mẹ nào biết trung tâm gia sư nào uy tín không?
    Thấy bảo bên http://giasuducminh.com/ thế nào?
     
  14. quantram

    quantram Banned

    Tham gia:
    2/7/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bé tập làm quen với toán học

    Mình thường dạy con học các phép tính toán từ những câu chuyện xung quanh bé.dạy bép tập đếm các đồ vật xung quanh,chẳng hạn nhue đếm bát đũa trong lúc ăn cơm.đếm sách vở trên giá sách
     

Chia sẻ trang này