Dạy con tính trung thực

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuyha1961, 11/4/2011.

  1. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Một trong những điều quan trọng trong việc dạy dỗ con cái là dạy con tính trung thực. Muốn thực hiện được điều này thì đầu tiên bố mẹ phải trung thực để làm gương cho con cái. Ví dụ có ai gọi điện thoại đến vì không muốn quấy rầy mẹ bèn bảo con "Con nói mẹ cháu đi vắng" Từ những điều giản dị ấy sẽ làm cho bé lây tính không trung thực
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuyha1961
    Đang tải...


  2. hmquang1977

    hmquang1977 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2009
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Hãy cho trẻ biết trung thực là đều tốt. Phải day trẻ từ nhỏ
     
  3. Mẹ của Châu Anh

    Mẹ của Châu Anh chuyên sỉ lẻ mỹ phẩm nhập tại Mỹ

    Tham gia:
    22/12/2010
    Bài viết:
    11,800
    Đã được thích:
    3,042
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Dạy trẻ trung thực không đơn giản chút nào, mặc dù bố mẹ luôn nhắc con không được nói dối nhưng đến độ tuổi nào đó khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với xã hội trẻ sẽ tìm cách đối phói với bố mẹ.Nếu bố mẹ không theo sát con từng bước, không theo dõi sự trưởng thành của con, mà chỉ dạy con bằng lời không thì cũng khôngb đạt hiệu quả đâu
     
    me_hoang_antrangthinh thích.
  4. Bông Bi 2007

    Bông Bi 2007 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/12/2009
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Mà sao trẻ có giai đoạnh thích nói ngược lại và làm ngược lại hay sao ý, mình muốn cu cậu hát to hơn thì lại phải nói con hát nhỏ thôi
    Như thế sợ là cổ vũ con nói dối, nói ngược nhỉ
    Hix
     
  5. trietlong

    trietlong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    23/5/2011
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Muốn con cái trung thực thì bản thân cha mẹ cũng nên trung thực thì có như thế bé mới có thể lấy bố mẹ làm tấm gương và thực hiện theo chứ đừng nên nói xuông không.
     
  6. chanh thúi

    chanh thúi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/2/2010
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    cái này mình uốn nắn từ nhỏ lớn lên trẻ sẽ rất ngoan
     
  7. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Bạn biết rõ bé của bạn đang cố gắng để nói dối bạn, nhưng đừng vội “vạch tội” bé ra. Hãy thử nghĩ xem, lý do trẻ nói dối có giống người lớn hay không? Có phải là để tránh những việc khó chịu xảy ra với mình hay không? Hãy giúp bé học được tính trung thực khi bé bắt đầu biết nói dối:


    Khi bé nói dối: "Con đánh răng rồi, mẹ ạ."
    Bạn thường trả lời: "Con đừng lừa mẹ. Miệng con còn khô nguyên kia kìa!"
    Hãy trả lời: "Dù con đánh rồi thì bây giờ mẹ con mình cũng cùng nhau đi đánh răng nhé!"

    Khi bé nói dối: "Bố nói đồng ý rồi."
    Bạn thường trả lời: "Bố sẽ không bao giờ đồng ý cho con làm thế."
    Hãy trả lời: "Vậy mẹ con mình cùng chờ bố về để hỏi xem bố có đồng ý không nhé!"

    Khi bé nói dối: "Con không làm vỡ cái bình/ đồ chơi/ điều khiển ti vi..."
    Bạn thường trả lời: "Hừm...con nói dối để không bị mẹ mắng chứ gi?"
    Hãy trả lời: "Con sợ là mẹ sẽ mắng nếu con nói thật đúng không? Nhưng mẹ đã biết ‘tai nạn’ đó rồi. Mẹ con mình cũng nghĩ cách sửa nó nhé?"

    Khi bé nói dối: "Bạn ấy nói là con có thể giữ đồ chơi này ."
    Bạn thường trả lời: "Thật không? Con có biết là con không được phép lấy đồ của người khác không?"
    Hãy trả lời: "Thế à? Nhưng mẹ nghĩ mình nên gọi điện hỏi bố mẹ bạn ấy xem các bác ấy có đồng ý cho con giữ không đã nhé."
     
  8. safta

    safta Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    26/9/2011
    Bài viết:
    1,160
    Đã được thích:
    134
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Rất hay và ý nghĩa. Cảm ơn mẹ nó nhé.
     
    thuyha1961 thích bài này.
  9. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Ai cũng biết vậy nhưng uốn thế nào lại cả một vấn đề
     
  10. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Ai cũng biết vậy nhưng uốn thế nào lại cả một vấn đề
     
  11. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Các bậc cha mẹ thường tin rằng trẻ em không bao giờ nói dối, vì vậy, họ sẽ cảm thấy tổn thương nếu ai đó cho rằng con mình bịa đặt câu chuyện. Sự thật thì trẻ em ở tuổi mẫu giáo vẫn có thể nói dối.

    Một buổi chiều đang giờ ăn cơm, đứa con gái đầu lúc còn đi mẫu giáo nói với tôi: “Mẹ ơi cô Phượng đánh con
    ”. Tôi hỏi vì sao cháu bị đánh, cháu nói là đái trong quần. Một lúc tôi hỏi lại lần nữa thì cháu nói là do ăn chậm. Tôi rất ngạc nhiên và hỏi cháu bị đánh mấy lần, thì cháu nói chỉ một lần. Không thể xác minh được điều này, tôi bèn nghĩ ra một kế sách vẹn toàn giữa cô và trò.

    Ngày hôm sau đưa cháu đi học, tôi gặp cô Phượng và nói đêm qua cháu đã ngủ mớ khóc thét rằng “Cô Phượng ơi đừng đánh con”, không biết vì sao cháu lại khác lạ như thế. Cô Phượng nói với tôi rằng cô không bao giờ đánh các cháu, chỉ dọa sẽ đánh đòn nếu các cháu phạm lỗi mà thôi. Từ đó về sau, mỗi lần đi học về, tôi thường hỏi con tôi có bị cô giáo đánh không, thì cháu vui vẻ trả lời: “Cô thương con lắm”.

    Đứa con gái sau của tôi đặc biệt hơn. Một hôm về nhà, cháu nói rằng cháu đã phạt cô Dung. Tôi hỏi: “Con phạt cô như thế nào?”. “Con bắt cô Dung im lặng, đứng úp mặt vào tường, nếu còn nói chuyện thì sẽ phạt cô quỳ”. Câu chuyện của cháu làm cả nhà ai cũng cười, và cháu cũng cảm thấy thích thú với câu chuyện mình kể ra. Tôi thật ngạc nhiên, cuối cùng tôi nói: “Nói cho mẹ biết là cô Dung chịu phạt như vậy thật sao, hay là mai mẹ hỏi cô Dung xem”, thế là con tôi vội nói là do “con tự nghĩ ra”.

    Đó không phải là lần duy nhất tôi được nghe những câu chuyện như vậy. Một lần cháu bị trầy xước chân, tôi hỏi vì sao, cháu bịa ra một câu chuyện dông dài là khi bố chở đi chơi bị người ta va quẹt và đôi bên đã cự cãi như thế nào... Khi kiểm chứng lại thì đó là chuyện hoàn toàn bịa đặt.

    Nói dối ở trẻ thường xảy ra trong trường hợp để tránh bị la rầy, hoặc khi được thấy người lớn cười tán thưởng, và cũng có khi là mơ ước nào đó của trẻ.

    Chúng ta không hề cho rằng một đứa trẻ nói dối khi ẵm ru búp bê và bảo mọi người im lặng vì búp bê đang ngủ; hoặc thay áo quần liên tục cho búp bê và nói là búp bê đã tè dầm, hoặc phạt búp bê ngồi sát tường vì tội khóc nhè.

    Theo các chuyên gia tâm lý, không có gì lệch lạc khi một đứa trẻ nói dối. Đó là sự phát triển hoàn toàn tự nhiên. Trẻ em còn rất nhỏ sẽ không phân biệt hoàn toàn giữa sự thật và sự hư cấu. Những trẻ mẫu giáo có chỉ số IQ cao sẽ có nhiều khả năng thích "bịa" chuyện hơn. Trình độ nói dối ở tuổi nhỏ cũng liên quan đến kỹ năng giao tế ngoài xã hội lúc tuổi vị thành niên.

    Tất nhiên việc trẻ em nói dối không phải là chuyện ngẫu nhiên bình thường chỉ để chúng ta cười hoặc ngạc nhiên hay phẫn nộ, cần phải giáo dục tính trung thực ở trẻ. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ để ứng xử trước những tình huống nói dối, ngăn chặn trẻ trở thành “chuyên gia nói dối” cũng như tránh đè bẹp sức sáng tạo của trẻ. Hiểu biết về các kiểu nói dối và lý do nói dối theo từng lứa tuổi của trẻ sẽ giúp chúng ta hướng dẫn con mình hướng đến mức độ trung thực phù hợp theo từng giai đoạn trong cuộc đời của chúng.

    Trích Việt báo
     
    tuanq2211litt_yeu thích.
  12. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Với trẻ 2 tuổi, ranh giới giữa nói thật và nói dối không rõ ràng. Trước 3 hoặc 4 tuổi, con bạn chưa có khả năng hiểu được khái niệm nói thật, do đó bé vẫn chưa hiểu nói dối là gì.

    Khi bé không chịu thừa nhận rằng mình đã bẻ chân của chú một chú lính chì, mặc dù bạn bắt gặp bé làm điều đó, thì một phần là do sợ hãi. Bé nghĩ rằng bạn sẽ giận, và ước gì mình đã không làm như vậy. Lúc này, giúp bé nhận ra lỗi lầm khi đập vỡ đồ chơi quan trọng hơn việc bắt bé thú nhận.

    Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời, chẳng hạn hỏi "Con làm vỡ lọ hoa phải không?" khi cả bé và bạn đều biết sự thật đúng là như thế. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói dối.

    Khi nhìn thấy một nét vẽ nguệch ngoạc trên tường, hầu như chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: “Con đã vẽ lên tường có phải không?” Có thể con bạn sẽ trả lời “Không” mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói “Vâng”.

    Thay vì hạch tội, bạn hãy thử nói "Mẹ rất tiếc vì tường bị bẩn như vậy. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa nó nhé". Sau đó, bạn lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, hướng dẫn bé giúp mình. Khi đó, bé sẽ có cảm giác mình sở hữu bức tường và nghĩ: Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ. Việc bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch (không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị).

    Đừng quên khen ngợi bé. Bạn hãy khen nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó: “Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ biết điều đó rất khó khăn đối với con”. Sau đó, cần giải quyết theo tùy tình huống. Nếu bạn tức giận và trừng phạt bé thì lần sau, chẳng có lý do gì bé phải nói thật với bạn.

    Nêu gương: Cách tốt nhất để dạy bé trung thực là hãy thực hiện những lời hứa của bạn. Nếu bạn nói với con: “Chúng ta sẽ đi công viên sau bữa ăn trưa” thì sau đó phải dẫn bé đi. Tránh hứa những lời hứa mà bạn sẽ khó thực hiện được.

    Để bé mơ mộng: Khi đứa con lớn học múa ba lê thì đứa con 2 tuổi của bạn hùng hồn tuyên bố: “Con cũng học múa ba lê ở trường con.” Thực ra bé chỉ cố gắng bắt chước anh (chị) của mình. Do đó, thay vì giải thích tầm quan trọng của việc nói thật, bạn chỉ trả lời đơn giản: “Thật vậy sao?” và để cho bé nói thêm về điều này. Nếu con lớn của bạn ngăn cản điều đó, hãy nhắc rằng nó cũng thích mơ mộng khi bằng tuổi em bây giờ.
     
    litt_yeumebeminhthuhm thích.
  13. mebeminhthuhm

    mebeminhthuhm Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    13/11/2008
    Bài viết:
    3,668
    Đã được thích:
    980
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    mình hay chú trọng cái này nè. bé nhà mình nhớ dai lắm. Vì thế mình không dám hứa cho qua chuyện. Còn cái gì không được mình nói luôn, con khóc hờn mình cũng không thay đổi :)
     
    thuyha1961 thích bài này.
  14. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Nếu người lớn hứa mà ko giữ lời thì những lần sau khó bảo con lắm

    Còn cái gì không được mình nói luôn, con khóc hờn mình cũng không thay đổi :) mình thích cách này này:D
     
  15. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời, chẳng hạn hỏi "Con làm vỡ lọ hoa phải không?" khi cả bé và bạn đều biết sự thật đúng là như thế. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói dối.

    Khi nhìn thấy một nét vẽ nguệch ngoạc trên tường, hầu như chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: “Con đã vẽ lên tường có phải không?” Có thể con bạn sẽ trả lời “Không” mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói “Vâng”.

    Thay vì hạch tội, bạn hãy thử nói "Mẹ rất tiếc vì tường bị bẩn như vậy. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa nó nhé". Sau đó, bạn lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, hướng dẫn bé giúp mình. Khi đó, bé sẽ có cảm giác mình sở hữu bức tường và nghĩ: Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ. Việc bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch (không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị).
     
  16. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    thế mới là con trẻ, bọn chúng chỉ thích làm điều ngược lại
     
  17. luyenhieu

    luyenhieu 0915679981

    Tham gia:
    8/9/2008
    Bài viết:
    2,782
    Đã được thích:
    1,257
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Cho em đánh dấu để theo dõi chủ đề này, rất hữu ích để dạy con. Nhiều lúc con vô tình nói không đúng sự thật dù con không biết đo là nói dối các mẹ ạ!
     
  18. Mẹ Kem và Tép

    Mẹ Kem và Tép Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/11/2012
    Bài viết:
    1,232
    Đã được thích:
    330
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Rất hay cảm ơn bạn đã có bài viết này
     
    thuyha1961 thích bài này.
  19. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Nhiều trẻ cứ thích nói dối, và bố mẹ phải tỏ thái độ phản đối ngay từ đầu
     
  20. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Dạy con tính trung thực

    Ai làm cha làm mẹ chắc đều từng nói dối con mình, không ít thì nhiều. Nói dối để khích lệ, động viên hoặc để dọa nạt, phê bình trẻ, đủ lý do. Trẻ lớn dần lên và khi phát hiện ba mẹ nói dối, chúng sẽ đánh mất niềm tin cũng như học đòi nói dối.
     

Chia sẻ trang này