Lòng tự trọng của một con người được xây dựng một cách từ từ qua sự tự nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh. Do đặc điểm như vậy, làm cha mẹ chúng ta không thể làm cho trẻ tự trọng hơn mà chỉ có thể giúp trẻ tự cảm nhận được những giá trị của mình. Tuy không làm cho trẻ trở nên tự trọng hơn, nhưng chúng ta lại có thể phá hủy lòng tự trọng của con một cách nhanh chóng và dễ dàng. Có rất nhiều cách để ta có thể phá hủy lòng tự trọng của con nhưng sau đây là 7 cách điển hình đơn giản mà bình thường chúng ta thường mắc phải nhưng lại không mấy khi để ý tới: 1. Liên tục thúc giục trẻ: Trẻ còn nhỏ có ít kinh nghiệm nên mỗi khi chưa làm xong một việc gì mà bị thúc dục thì cảm thấy bất an, lâu dần cảm giác đó làm cho trẻ trở nên sợ hãi và thụ động. Trường hợp này thường xảy ra trong những gia đình bận rộn hoặc những gia đình mà người mẹ thường quán xuyến nhiều công việc trong gia đình. 2. So sánh: Bản thân việc so sánh không gây nên ảnh hưởng nhiều nếu như nó không gắn kèm với những thái độ tình cảm, và sự đánh giá cao hay đánh giá thấp của bạn đối với sự so sánh đó. Ví dụ "giá như con có thể ăn nhanh như bạn A đầu ngõ". Sự so sánh này thường hàm ý sự chê bai hoặc luyến tiếc, hay thất vọng. Nó thường mang những tình cảm tiêu cực. 3. Thể hiện sự mong đợi không hợp lý: Một thói quen không tốt là những cha mẹ thường khoe con và vô tình gây nên sự mong đợi không hợp lý. Mỗi đứa trẻ có những mức độ phát triển khác nhau tuy về tuổi có thể bằng nhau. Điển hình là các bà mẹ mong đợi con ăn thật nhiều nhưng khả năng hấp thụ và nhu cầu ăn của con lại không nhiều như các bạn. Điều này cũng làm trẻ stress, thất vọng và nghĩ rằng mình đã làm cha mẹ buồn, mình không đáng yêu. Tương tự như vậy khi trẻ mới vào lớp 1 nhưng nhiều người mong đợi con phải viết chữ thật đẹp và điều này thật không hợp lý vì chúng ta lại thường kết hợp mong đợi thái quá này với sự so sánh để rồi cảm thấy căng thẳng và thất vọng. Trong trường hợp như vậy trẻ sẽ cảm thấy chán nản, không được tôn trọng và mất hứng thú học tập. 4. Tập trung vào cái chưa đạt: Ai cũng muốn chơi với người quý trọng và ngưỡng mộ mình, trẻ cũng vậy. Khi bạn nhìn thấy trẻ có nhiều khuyết điểm sẽ làm cho trẻ luôn băn khoăn về những khuyết điểm đó mà quên không tiếp tục phát triển những ưu điểm của mình. Nếu bạn chỉ cho trẻ khuyết điểm nhưng không chỉ cách khắc phục thì càng làm trẻ lúng túng và mất tự tin. 5. Không hướng dẫn rõ ràng và không phản hồi kịp thời: Ví dụ bạn muốn con bạn tự đánh răng nhưng bạn lại không hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng và từng bước một cách phù hợp trẻ sẽ rất khó có thể học theo được. Nếu trẻ biết các bạn cùng lứa tuổi với mình hoàn thành những điều đó một cách dễ dàng trẻ cảm thấy mình yếu kém và mất tự tin vào bản thân. Đối với trẻ nhỏ, kinh nghiệm sống còn rất ít nên hướng dẫn điều gì cũng cần phải hết sức rõ ràng, đơn giản và ngắn gọn. Qua từng tiến bộ nhỏ, cần phải được những phản hồi tích cực ngay điều này sẽ giúp trẻ tự tin bước qua những bước tiếp theo. Nếu không có phản hồi từng giai đoạn nhỏ, hoặc phản hồi tiêu cực trẻ sẽ thấy chán nản và thất vọng điều này cũng dẫn tới việc trẻ tự đánh giá thấp về bản thân. 6. Đòi hỏi nhiều thứ cùng lúc: Thật khó cho một người kể cả người lớn có thể hoàn thành được nhiều việc cùng một lúc. Vậy mà nếu ta bắt trẻ vừa phải ăn nhanh nhưng vừa để trẻ xem phim thì thật không hợp lý chút nào. Tương tự như vậy, trước khi đến trường bạn không thể vừa yêu cầu trẻ sắp sách vở vừa mặc quần áo trong một khoảng thời gian eo hẹp được. Nếu có nhiều yêu cầu, trẻ sẽ bị lúng túng vì không biết phải thực hiện điều nào trước và chưa thể biết cách đặt các thứ tự ưu tiên. Điều này dẫn đến việc trẻ sẽ không hoàn thành được một hoặc tất cả các việc theo yêu cầu. 7. Phớt lờ và không quan tâm đến trẻ: Trẻ nhỏ thật lắm chuyện, chúng nói huyên thuyên đủ thứ, mà toàn những thứ mà không hấp dẫn mấy với chúng ta. Điều này đôi khi làm chúng ta dễ nổi nóng hoặc trở nên phớt lờ trẻ khi trẻ muốn trò chuyện cùng, và nếu trong gia đình ít người thì điều này làm cho trẻ cảm thấy chán nản và thất vọng cho rằng mình thật không đáng giá bằng tờ báo của bố hay thỏi son của mẹ. Trên đây là 7 cách đơn giản và dễ mắc mà những người làm cha mẹ hay mắc phải trong cư xử hàng ngày với con cái và điều này là nguyên nhân làm hủy hoại lòng tự trọng của trẻ. Chúng ta có thể cùng nhau trao đổi thêm về những nguyên nhân khác và các cách khắc phục nếu đã vô tình mắc phải. Và chúng ta cũng nên trao đổi về các cách làm sao giúp trẻ có những cảm nhận tốt về bản thân và giúp trẻ xây dựng thái độ sống và những giá trị tích cực.
bài này hay thật. Nhiều thứ tưởng chừng như đơn giản vậy mà ảnh hưởng của nó đến trẻ thật không nhỏ chút nào phải không ạ. Vậy mai sau có con em phải chú ý hơn. Thanks anh Kiên
Cũng thật khó có thể không mắc phải những lỗi trên vì đó là những lỗi mà chúng ta thường rất dễ mắc. Đó không phải chúng ta không biết mà có thể là do thói quen, do nó thuận tiện và dễ làm. Bản thân tôi cũng mắc phải không ít nếu như không muốn nói là tất cả.
Hay quá, hay quá. Diễn đàn này tham gia vì mục đích kinh tế, cuối cùng lại được lãi nhiều hơn thế. Cám ơn mọi người.
Đúng là những điều này người lớn còn thấy tự ái nữa là trẻ con. Nhưng mà không thống kê ra thì kiểu gì cũng có người mắc lỗi này. Thanks bác đã chia sẻ
Nội dung của bài viết này thật chính xác với tiêu đề của nó, 7 điều đó các bậc cha mẹ thường xuyên vấp phải, và vì thế nó là 7 điều đơn giản Cám ơn bác bhkien về bài viết này, ngẫm ra thì cũng thấy đúng nhưng mà để tránh thì cũng ko dễ chút nào phải ko bác?
bài viết hay quá nên đăng ký thành viên luôn để được cùng chia sẻ với các ACE ^^ làm mẹ của 2 trẻ con rùi nhưng hình như lỗi nào trong 7 lỗi này cũng thấy nói về mình hay sao í. hic hic. điều chỉnh thui k thì thương con lắm....
Em moi lam me lan dau, gio be nha em mot tuoi roi. Nha co 2 vo chong va ba noi nhung 3 quan diem ve day tre khac nhau. Em tham gia dien dan nen cung muon ap dung nhung bien phap la kinh nghiem cua moi nguoi, nhung that kho de mot nguoi da tung nuoi 2 dua con gan 30 nam thay doi duoc quan diem. Kho lam a! Cam on bac Kien ve bai viet nay.
Việc liên tục đưa con trẻ ra so sánh với những đứa trẻ khác là điều rất cấm kỵ, nó thực sự làm cho bé càng trở nên cứng đầu hơn và thiếu sự cố gắng, thiếu đông lực. Bé Anny nhà mình rất thích được động viên, khi làm chưa tốt nhưng dc cổ vũ, bé càng cố gắng hơn!