Vườn cổ tích: Thơ và Truyện cho bé

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi minh_nguyet1965, 14/3/2006.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Thấy nguyện vọng của Mẹ Tí Bông tuyệt quá ,nên mình mở topic này ,cùng các mẹ sưu tầm post vào tham khảo nha
    Mở hàng một chuyện



    Ai Biết Ăn Dè?

    Một hôm, các con vật nhỏ trong rừng tổ chức cuộc thi vui. Thi ăn. Không phải ăn nhanh, ăn nhiều mà là... ăn dè. Thỏ, Nhím và Sóc đã dự thi. Ban giám khảo phát cho mỗi con mười hạt đậu. Ai ăn được lâu nhất sẽ đoạt giải thưởng.
    Thỏ ăn mỗi ngày một hạt, được 10 ngày.
    Nhím ăn mỗi ngày nửa hạt, được 20 hôm.
    Sóc tuy nhỏ thế mà chỉ trong bốn ngày đã chén sạch. Phải đứng hạng bét là cái chắc.
    Ban giám khảo đợi Nhím ăn xong nửa hạt đậu cuối cùng mới vui vẻ mời bác Khướu có giọng hót vang xa thông báo:
    - Vô địch ăn dè là ... Nh..íi...m!
    Tất cả đều hoan hô Nhím
    Ðúng lúc ấy, Sóc bước ra nói:
    - Thưa Ban giám khảo, cháu còn hai hạt đậu nữa chưa ăn.
    Bác Khướu hỏi:
    - Hai hạt đậu ấy đâu?
    Sóc thưa:
    - Xin Ban giám khảo đi cùng cháu.
    Nói rồi, Sóc dẫn cả bầy đàn đông đảo tới vạt đất nhỏ, ngoài bìa rừng và đứng lại. Bác Khướu thấy Sóc không đưa hai hạt đậu ra, mới giục:
    - Hai hạt đậu của cháu đâu?
    Sóc liền trỏ vào hai cây đậu nhỏ đã có lá, có ngọn, đáp:
    - Thưa bác, đây ạ.! Cháu đã trồng đúng 20 hôm.
    Tất cả bấy giờ mới à lên, trầm trồ:
    - Giỏi quá! Sóc mới là nhất!
    Với hai cây đậu ấy, Sóc sẽ có hàng trăm hạt đậu nữa...

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minh_nguyet1965
    Đang tải...


  2. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Vụ Kiện Châu Chấu

    Có một con châu chấu mải mê kiếm ăn nên lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần. - "Ta cứ bò liều may gặp chỗ nào khỏi ướt thì nằm tạm một đêm". Nghĩ vậy chấu ta cứ lồm cồm bò mãi trên một cành cây mới bám được. Cuối cùng không ngờ nó lại lọt được vào nhà chim di. Ðến đây, châu chấu thấy ấm áp dễ chịu. Nhưng một tiếng hỏi cất lên:
    - Ðêm hôm khuya khoắt, ai vào nhà tôi đó? Khéo kẻo đạp lên mấy đứa con tôi!
    Thấy chim di mẹ đứng lên hỏi thế, chấu rên rỉ đáp không ra hơi:
    - Tôi là chấu đây!... Ðêm lạnh quá... Làm ơn cho ngủ nhờ một đêm, sáng dậy đi ngay.
    - Nhà rách nát lại chật chội, mấy mẹ con nằm không đủ. Thôi chú đi tìm nơi khác đi!
    Nhưng chấu vẫn kêu nài:
    - Cho ghé lưng nằm một tí phía ngoài này cũng được, kẻo tôi lạnh cóng không thể bước đi đâu được nữa.
    Nghe nói, chim di mẹ thương hại, bèn đáp:
    - Thôi được, cho chú mày nằm ghé bên kia, nhưng phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta.
    Thế là chấu xếp hai càng vào bụng, đặt lưng ngay bên cạnh mấy con bé của chim di. Chỉ một chốc sau chấu cũng như chim di, ai nấy đều ngon giấc.
    Ðang ngủ say sưa, bỗng nhiên một tiếng nai kêu "tác" bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim di dặn, duỗi thẳng đôi càng dài thượt của nó. Nhà chim di vốn đặt lơ lửng trên một cành na, nhà quá rách nát vì gió đánh tả tơi lâu ngày chưa kịp chữa. Châu chấu duỗi mạnh đôi càng làm cho cả một chỗ nằm kêu răng rắc:
    - Ôi chao! Ðổ mất, đổ mất.
    Chim di mẹ kêu tướng lên. Quả nhiên cái duỗi chân của chấu đã làm hại nó. Mấy con chim con bị đạp dồn về một phía, cái nhà nghiêng hẳn, chỉ một chốc rời khỏi cành na, một con chim non còn ngủ say cũng lăn theo và rơi tõm xuống sông. Mẹ con chim di bay loạn xạ đi tìm thì nó đã bị nước cuốn đi mất.
    Tức giận vì châu chấu tự dưng vô cớ đến gây tai họa cho nhà mình, sáng hôm sau mẹ con chim di bèn đi kiện với Bụt. Nghe nguyên cáo trình bày đầu đuôi, Bụt liền theo đến tận nơi xem xét rồi gọi châu chấu đến hỏi:
    - Tại sao nhà ngươi đêm hôm đến làm hại nhà người ta?
    Châu chấu cúi đầu nhận rằng quả nó có gây tang tóc cho nhà chim di, nhưng nó cũng cho Bụt biết rằng nó vốn không có ác ý:
    - Tôi không phải là kẻ vô ơn bạc nghĩa đâu. Vì con nai tự dưng ở đâu đến kêu thét vào tai làm cho tôi giật nảy mình. Chính vì thế mà tôi duỗi chân theo thói quen nên mới ra nông nỗi.
    Thấy châu chấu tình thực nên Bụt cũng thương hại, bèn cho gọi nai đến, kể cho nai biết đầu đuôi sự việc xảy ra, rồi bảo:
    - Nhà đổ con chết, rõ ràng là tại tiếng kêu thét của nhà ngươi. Tại sao nhà ngươi đêm hôm khuya khoắt đến đây kêu rống lên làm gì để gây nên tai vạ?
    Nai vội vàng trả lời:
    - Oan tôi quá! Lúc ấy tôi cũng đang lim dim đôi mắt. Tự nhiên một quả na xanh rơi trúng vào mặt làm cho tôi toáng đảm kêu lên. Vậy là tại quả na chứ không phải tại tôi.
    Nghe nai bày tỏ có lý, Bụt lại quay sang hỏi cây na:
    - Vì sao ngươi lại để cho quả xanh rơi trúng vào mặt con nai, làm cho nó hét tướng lên, gây tai vạ cho nhà người ta. Ngươi đã biết tội chưa?
    Na đợi Bụt buộc tội xong, lập tức trả lời:
    - Bẩm ngài. Tôi đâu có muốn quả xanh của tôi rơi. Vì con sâu nó làm hại tôi, nó cắn cuống quả xanh, cho nên quả mới rụng đấy ạ!
    Ðến lượt sâu được Bụt sai gọi đến kể cho nghe sự tình rồi kết tội:
    - Nhà ngươi đã thấy rõ chưa? Nếu nhà ngươi không cắn quả na xanh thì làm gì có tai vạ xảy đến cho nhà chim di. Vậy ngươi không tránh được tội lỗi.
    Nhưng Bụt không ngờ sâu cũng không nhận tội. Sâu đáp:
    - Bẩm ngài, tôi vốn sống yên ở trong đám lá khô dưới kia. Ở đó tôi có nhiều thức ăn ngon lành. Nhưng mấy hôm nay có con gà ở đâu đến nó sục sạo tìm giết cả họ nhà tôi rất là kinh khủng. May mắn làm sao, tôi ba chân bốn cẳng bò được lên đây. Chẳng có gì nhét vào bụng nên tôi phải gặm chút vỏ quả na xanh cho đỡ đói. Nếu có rơi trúng vào nai hay là con gì khác thì điều đó không phải tại tôi mà là tại con gà kia.
    Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất. Gà vốn không phải quê tại khu vực này. Nó có một đàn con. Mẹ con thường dẫn nhau đi kiếm ăn. Nhưng thức ăn ngày một hiếm. Ngày hôm kia, mẹ gà nhờ được vịt, chỗ quen biết chở qua sông hứa sẽ xin ấp trứng vịt để đền ơn. Vì thế mấy hôm nay gà được no bụng. Nhưng khi nghe Bụt buộc tội vì đã gây tai vạ cho chim di, gà đớ người không biết tìm câu gì để chống chế vì khu vực này không phải là quê quán của mình. Hỏi đến ba lần, gà không trả lời được, nên bị Bụt sai giam lại.
    Bầy con của gà có bốn con mái, một con trống. Khi nghe vịt cho biết là mẹ mình bị giam ở bên kia sông thì chúng nó hết sức hốt hoảng. Chúng khẩn khoản nhờ vịt chở qua thăm mẹ. Bốn con gà mái nhớ thương mẹ quá, tranh đi trước. Chúng nó chỉ biết kiếm sâu tìm dế nuôi mẹ mà không biết kêu van với Bụt để mẹ được tha, nên cuối cùng lại về không. Hôm sau đến lượt con trống con đi thăm mẹ nó. Khi nghe mẹ nó kể đầu đuôi sự tình vì sao bị Bụt bắt giam, gà trống con bèn đi tìm Bụt rồi phân trần:
    - Bẩm ngài, ngài bắt giam mẹ con thật quả oan hết sức.
    Bụt chau mày, hỏi:
    - Lại còn oan nỗi gì. Nếu mẹ mày cứ kiếm ăn ở bên kia sông đừng qua bên này, thì làm gì có chuyện con sâu bò lên cắn quả na xanh, làm gì có chuyện quả na xanh ấy đứt cuống rơi vào mặt con nai để con nai kêu thét lên, rồi làm gì có chuyện con châu chấu giật mình duỗi chân đạp đổ nhà chim di và làm cho con nó chết. Chính thủ phạm là mẹ mày, mày còn kêu oan nỗi gì.
    Gà trống con lễ phép thưa:
    - Bẩm ngài, chính vì thế mà con phải kêu oan cho mẹ con, vì rõ ràng trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con. Riêng loài gà chúng con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa. Vì thế gà phải chạy vạy tần tảo nuôi con. Mẹ con phải vất vả đi các nơi kiếm thức ăn là vậy. Bên kia người khôn của khó nên phải lần mò sang bên này. Tình cảnh khó khăn buộc phải thế, đâu có phải là tội tại mẹ con!
    Bụt thấy gà trống con cãi cho mẹ có lý có lẽ, đành phải thả cho mẹ nó về.
    Thấy gà trống bé người mà khôn ngoan, ai nấy đều khen ngợi. Từ đó mỗi lần có kiện tụng việc gì, người ta thường mang gà trống theo, hy vọng nhờ sự có mặt của nó mới thắng kiện. Còn gà thì phải ấp trứng vịt để trả ơn, dòng dõi của nó sau này vẫn thế.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  3. bekutkit

    bekutkit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/12/2005
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    370
    Điểm thành tích:
    103
    bác MN ơi, ới bác cứ post lên cho mọi người cùng đọc nhé. Cả các bác khác nữa, ai có chuyện thì góp vào để các bố, các mẹ tham khảo nha. Bác Nguyệt ơi, em vẫn theo dõi đấy, bác cố lên nha. cảm ơn bác nhiều nhiều vì đã cung cấp cho mọi người những câu chuyện hay
    >>à, bác có ảnh thằng cu nào mà lạ thế??? em đang thắc mắc quá hè hè
     
  4. bekutkit

    bekutkit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/12/2005
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    370
    Điểm thành tích:
    103
    bác MN ơi, ới bác cứ post lên cho mọi người cùng đọc nhé. Cả các bác khác nữa, ai có chuyện thì góp vào để các bố, các mẹ tham khảo nha. Bác Nguyệt ơi, em vẫn theo dõi đấy, bác cố lên nha. cảm ơn bác nhiều nhiều vì đã cung cấp cho mọi người những câu chuyện hay
    >>à, bác có ảnh thằng cu nào mà lạ thế??? em đang thắc mắc quá hè hè
     
  5. taomeo

    taomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1,521
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    48
    KK ơi, thằng cu đáng yêu đấy chắc là con trai bác MN lúc nhỏ đấy, giờ các anh í lớn bự rùi.
    Bác MN ơi, em đọc nhiều chuyện bác post lên dưng mà em hay quên lắm nhiều khi về kể lại cho cháu nghe cứ quên quên nhớ nhớ nên em đã copy lại, để dành nay mai đọc và kể cho con nghe, đỡ tốn xiền mua sách bác ạ :D.
    Bác ơi, bác có trang web nào hay có nhiều bài kiểu như vậy không cho em xin địa chỉ với.
     
  6. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Taomeo ơi chị vừa mò ra trang web này lúc chiều post được hai bài xong là đến giờ đi đón con,chị toàn search để tìm chứ cũng đâu có rành
    Em đoán đúng rồi ,thấy toàn post hình các cháu nhỏ dễ thương quá, ganh tỵ quá nên chị về scan mấy tấm lúc tụi nó còn nhỏ để khoe :lol: ấy mà
    Hình bên tay phải là thằng lớn , còn bên tay phải là thẳng nhỏ :lol:
     
  7. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Ba Giỏ Khoai Lang

    Ngày xưa, có một lần Gấu, Thỏ và Khỉ rủ nhau cùng tới thăm nhà bác Dê. Trước khi về, bác Dê bảo chúng: "Ðây là ba giỏ khoai lang, mỗi cháu mang về một giỏ. Bằng giờ sang năm, đưa lại cho bác số khoai lang cũng như thế. Ðược không?"
    Gấu thích quá, liền nói: "Cám ơn bác". Rồi xách giỏ chạy theo Thỏ và Khỉ.
    Về tới nhà, chúng mới sực nghĩ tới lời bác Dê dặn: làm thế nào đây?
    Gấu nghĩ: "Sang năm nghĩa là còn sớm chán. ăn đã rồi sẽ tính". Thế là nó ăn luôn một lúc, hết nửa giỏ khoai.
    Thỏ nghĩ: "Dê yếu rồi, sợ gì ông ta, sang năm hãy tính"
    Còn Khỉ thì sao?. Nó chọn ra mấy củ khoai to cất đi...
    Ngày hôm sau, Gấu gặp Khỉ, hỏi:
    - Anh đã ăn hết khoai chưa?
    - ¡n một ít, còn giữ lại cũng không ít.
    - Gĩư lại để làm gì?. Ðể cho Chuột ăn à?
    - Không! Ðể trồng mà. Sang năm vào mùa Xuân thì đem trồng, đến mùa Thu thì sẽ thu hoạch. Sẽ có bao nhiêu là khoai để đem trả bác Dê, còn lại thì để ăn.
    Nghe Khỉ nói. Gấu hiểu ra: Khỉ làm như thế là đúng. May quá là mình hãy còn lại ba củ, phải giữ lại để làm giống mới được.
    Mấy ngày sau, Gấu lại lôi khoai ra xem. Gấu thèm rỏ dãi, nghĩ: "Làm giống thì cần gì tới ba củ?. Hai cũng được". Nghĩ tới đó, nó há to mồm ăn luôn một củ.
    Mùa đông tới, gió vù vù thổi, bụng Gấu cũng sôi réo lên. "Kiếm cái gì nhét đầy vào cái dạ dày đây?". Nó lại nghĩ tới khoai: "Ðể giống cần gì tới hai củ? Một không đủ hay sao?". Thế là nó lại ăn một củ.
    Mùa Xuân tới rồi. Gấu tỉnh giấc, nhìn thấy Ong đang hút nhuỵ hoa, chim Yến đang xây tổ, Khỉ con đang cày ruộng. Nó nghĩ tới củ khoai để giống, bèn đào một cái hố trước cửa nhà, đem củ khoai vùi vào đó.
    Mấy ngày sau, chẳng thấy động tĩnh gì, Gấu bới đất lên xem, củ khoai vẫn đang ngủ ở đó. Nhìn củ khoai, Gấu nghĩ: "Củ khoai đẹp như thế mà phải vùi vào đất, phí quá! Chuột mà biết sẽ lấy trộm. Chuột không lấy trộm đi thì cho dù khoai có mọc mầm, côn trùng cũng gặm chết nó. Côn trùng nếu không gặm thì mưa to cũng dìm ngập. Nếu không ngập mà chết, khoai lớn lên thì Chuột này, Chó con này, Hươu này... cũng lại đào... Hay là bây giờ đặt nó vào dạ dày là chắc nhất". Nghĩ tới đó, Gấu liền xơi ngay củ khoai.
    Mùa Thu tới, Gấu mang cái gì để trả cho bác Dê? Trong cái giỏ của nó, trừ mạng nhện ra, chẳng có cái gì.
    Gấu đi tìm Thỏ con, Thỏ con mang giỏ lại. Ôi, chả có lấy một củ.
    Cả hai đi tới nhà Khỉ. Vừa vào nhà đã thấy khoai mới dỡ chất đầy nhà.
    Khỉ thấy các bạn tới, vui quá. Nó mời Thỏ và Gấu ăn khoai thoả thích lại còn cho đầy khoai vào hai thúng lớn tặng chúng.
    Khỉ, Gấu, Thỏ mang ba giỏ khoai đầy đi gặp bác Dê
    Bác Dê cười vang:
    - Các cháu ngoan! Các cháu đã ngoan lắm! Bác đâu cần các cháu trả lại bác. Bác muốn xem ai biết suy nghĩ, ai biết lao động. Thôi, bác cám ơn, nhưng các cháu mang khoai về đi nhé!. Cả ba cháu đều là những đứa trẻ ngoan.
    Gấu, Thỏ nghe thế, mặt đỏ tía lên.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  8. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Chia Phần

    Một lần, Hổ, Sói, Cáo cùng đi săn mồi. Chúng bắt được một con gà, một con thỏ và một con dê. Chiều về, cả ba ngồi tính toán cách chia phần. Hổ bảo Sói thử đưa ra cách chia của mình.
    - Vâng!- Sói đáp lời- Tôi xin chia thế này: Cáo sẽ ăn con gà, tôi con thỏ, còn ngài Hổ- ngài được con dê!
    Nghe Sói chia phần như vậy, Hổ tức lộn ruột. Nó bạt tai Sói mạnh đến nỗi Sói lộn di mấy vòng, một con mắt lòi cả ra ngoài.
    Hổ quay sang bảo Cáo:
    - Này Cáo, mày thử chia phần xem sao.
    - Vâng! tôi xin chia. Gà thì ngài sẽ dùng cho bữa điểm tâm sáng. Thỏ sẽ là bữa trưa của ngài. Còn bữa tối, xin ngài dùng dê kia ạ. Nếu có dư chút ít nào đó, chúng tôi sẽ ăn, còn không thì cũng chẳng có vấn đề gì đâu, thưa ngài!...
    Hổ rất bằng lòng về cách chia phần của Cáo. Nó vui vẻ hỏi:
    - Này Cáo! Mày học ở đâu cách chia công bằng thế?
    Cáo nhanh nhẩu trả lời
    - Dạ, thưa ông Hổ. Tôi học được cách chia này từ con mắt của Sói đấy ạ.
    mới biết, bản chất của bọn côn đồ là độc ác và không đứa nào còn có đạo đức
    Hết

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
    bamecutin thích bài này.
  9. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Câu Chuyện Về Cái Bóng


    Thuở trước, có một con Dê con có tính hay tò mò, thường nghĩ tới những việc khá lạ. Ví như, "tại sao lại gọi mình là Dê con?" Mình sinh ra từ đâu?. Trước khi có Dê con thì hình dáng ra sao nhỉ?". Làm rõ cho được căn nguyên, gốc rễ của những chuyện đó, có khi chính Dê mẹ cũng bối rối, không biết trả lời thế nào nữa!.
    Một buổi chiều, Mặt Trời đã sắp khuất sau núi, Dê con đi tìm Dê mẹ về nhà. Ðột nhiên, Dê con phát hiện ra một chuyện lạ: có một "cái gì đó" vừa dài, vừa bé luôn theo Dê con không rời. Dê con đi đâu là nó theo Dê con đến đấy. Dê con thử ngoẹo đầu, nó cũng nghẹo đầu. Làm thế nào để "thoát" khỏi nó đây. Dê con thấy mỏi mệt, phiền muộn trong lòng.
    Mẹ Dê chạy lại bên Dê con bảo:
    - Mặt trời sắp lặn rồi, chúng ta về thôi!
    Dê con bực tức đáp:
    - Không, con không về đâu!
    Dê mẹ thất kinh, hỏi:
    - Con không sợ Sói à?
    - Không sợ Sói. Con chỉ sợ cái thứ này!- Dê con chỉ vào cái thứ lạ, trả lời
    Dê mẹ nhìn thấy thế bật cười:
    - Ðó là cái bóng của con!. Thôi, chúng ta mau về nhà, kẻo tối mất!
    Nói xong, Dê mẹ dắt Dê con về nhà.
    Lúc đó, có một con Sói nấp sau một tảng đá lớn, định vồ Dê con. Nó đã nghe hết chuyện Dê con nói với Dê mẹ. Nó nghĩ: "Thật may, không nhào ra. Nếu không sẽ gặp phải cái bóng. Nhưng "cái bóng" suy cho cùng có hình dáng ra sao nhỉ, ta chưa hề thấy". Sói định bụng để xem xem "cái bóng" ra sao, rồi sẽ ăn thịt Dê con cũng không muộn.
    Ngày hôm sau, cũng vào lúc Mặt Trời sắp lặn sau núi. Sói bắt gặp Dê con trên đường đi tìm Dê mẹ:
    - Ðứng lại, Dê con!- Sói hét
    Sói đứng cản ngay giữa đường, thè cái lưỡi dài đỏ hỏn nhòn nhọn. "Không biết nó cần cái gì?"- Dê con sợ hết cả hồn, nghĩ vậy.
    - Mi đừng sợ. Sói già ta hôm nay không bắt mi. Chỉ muốn xem cho biết "cái bóng" ở đâu là ta thả cho mi đi.
    Dê con nghe vậy, trống ngực đập thình thịch, song cố trấn tĩnh, nói:
    - Ngươi muốn xem cái bóng à?. Nó so với ngươi hung bạo, cao to hơn, lại biết ăn thịt ngươi đấy. Khi đó ngươi đừng trách ta!
    Nghe Dê con nói, Sói nổi máu "yêng hùng". Nó xì một tiếng:
    - Ở chốn sơn lâm, lão sói ta đây chưa hề gặp một đối thủ đáng mặt, mi khỏi phí lời. Hãy mau nói cho ta biết "cái bóng" ở đâu?
    Dê con nói nhỏ:
    - Ðó, quay đầu lại đi. "cái bóng" đứng ngay sau ngươi đó.
    Sói quay đầu nhìn lại thì quả nhiên "có cái gì đó" đen, dài, ở trên mặt đất. Nó xông lại ngoạm, cắn, chiếc bóng bèn chạy về phía trước mặt nó. Nó chồm lên, cái bóng cũng chồm lên. Sói cứ đuổi cái bóng của chính nó cho tới khi rơi tõm xuống vực núi mà chết.
    Dê con? Nó cất tiếng hát và tìm Dê mẹ để cùng về nhà.


    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  10. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Thiên Nga Đen

    Ngày xưa, có hai chị em nhà nọ ở nhà đùa chơi với nhau, trong khi cha mẹ chúng ra đồng làm việc. Người em trai đang chơi ngoài sân. Còn cô chị đã ra khỏi nhà tìm thêm bạn nhỏ tới cùng chơi. Bỗng một con Thiên nga xà xuống, cắp mất người em trai bay đi. Người chị về tới nhà, không tìm thấy em đâu, nháo nhác đi tìm.
    Ðang chạy tìm thì người chị gặp một lò nướng bánh. Bánh đang xèo xèo... phát ra tiếng kêu:
    - Cô bé ơi, bánh sắp cháy mất rồi! Giúp tôi với!- chiếc lò kêu lên, cầu cứu cô bé
    - Xin lỗi, tôi đang rất bận. Tôi đang đi tìm em trai tôi!.
    Cô bé vừa nói, vừa chạy đi, nhưng chạy được vài bước, nghe tiếng xèo xèo dữ dội, lại quay lại nhấc khay bánh ra khỏi lò, rồi mới chạy tiếp.
    Cô bé cố chạy nhanh đi tìm em trai thì thấy cây táo trĩu trịt quả, oằn cả cành xuống
    - Cô bé ơi, dừng lại một chút!. Ôi nặng quá bởi các quả táo là con tôi!. Giúp tôi một chút đi!- Cây táo van nài cô bé
    - Xin lỗi, tôi đang rất bận. Tôi đang đi tìm em trai tôi.
    Cô bé vừa nói vừa chạy tiếp về phía trước. Nhưng nghe tiếng cây táo thở dài, lại quay lại, hái bớt ít quả táo đặt xuống đất cho cành cây đỡ oằn xuống, rồi mới vội chạy đi.
    Cô bé chạy về phía trước thì gặp một dòng sông nhỏ bị một tảng đá chắn mất dòng chảy ở giữa
    - Cô bé ơi, dừng một chút, giúp tôi nhích tảng đá chắn dòng chảy ra!- dòng sông nhỏ nài nỉ.
    - Xin lỗi, tôi đang rất bận. Tôi đang đi tìm em trai tôi.
    Cô bé vừa chạy đi thì nghe tiếng dòng sông khóc hu hu lên, nên quay lại cố sức bẫy hòn đá sang bên cho dòng nước chảy qua, rồi mới lại chạy tiếp.
    Cô bé lại chạy đi, chạy mãi vào trong rừng, tìm mọi nơi mà chẳng thấy em trai đâu cả. Mặt trời đã sắp lặn, cô bé lo quá. Bỗng thấy một con Nhím, cô bé bèn hỏi:
    - Nhím ơi, anh có nhìn thấy em trai tôi đâu không?
    - Cô bé tốt bụng ơi, em trai cô bị mụ yêu quái nhốt trong căn nhà gỗ kia kìa. Con Thiên Nga quắp em trai cô mang tới cho mụ ta. Mụ ta đang nhóm lò, chuẩn bị nướng em trai cô để ăn tối đó!
    Cô bé nghe thế muốn phát khóc lên, nhờ Nhím dẫn đường, tìm tới nhà mụ yêu quái. Mụ yêu quái đang sốt ruột nhóm lò. Cậu em trai bị nhốt ở căn buồng nhỏ bên cạnh. Cô bé trèo qua cửa sổ bế em trai ra và cả hai cố sức mà chạy trốn thật nhanh.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  11. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Thỏ Đấu Trí Với Hổ

    Thuở xưa, trong khu rừng sâu nọ có một con Hổ rất đáng sợ. Bao nhiêu con vật đã trở thành miếng mồi ngon cho nó. Hổ rắp tâm bắt Thỏ, làm một bữa chén cho đã!
    Một hôm, Thỏ tâng tâng nhảy tới nơi Hổ rình, nấp. Chợt phát hiện Hổ, Thỏ cuống lên chạy. Hổ chồm tới, nói:
    - Chạy đi đâu?. Chạy mau vào mồm ta đi, Thỏ!
    Thỏ bỗng nghĩ ra một cách, bèn hét toáng lên:
    - Bánh!
    - Cái gì? Bánh à?- Hổ hỏi Thỏ
    - Vâng! Anh Hổ ơi, anh đừng ăn thịt tôi vội, để tôi tặng anh 10 chiếc bánh ngon đã, được không?
    Hổ thích nhất là ăn bánh. "Có đổi 1 Thỏ lấy 10 bánh cũng được!". Nghĩ thế, Hổ vui vẻ đồng ý.
    - Anh đợi một chút nhé!- Thỏ nói
    - Bánh đây, bánh đem lại đây, anh Hổ!
    - Mau, mau đưa ta nếm thử!- Hổ sốt ruột giục Thỏ
    Thỏ ngăn lại:
    - ẤY, ĐỪNG VỘI ANH HỔ!. LÀM VIỆC GÌ cũng phải có chút kiên trì!. Phải nướng bánh đã!
    Nói rồi. Thỏ bắt đầu nổi lửa nướng bánh
    - Thỏ, mi còn bắt ta đợi đến bao giờ?
    - Anh đếm đến 100 là bánh chín được đấy!- Thỏ bảo Hổ
    Hổ đành cố đếm 1, 2, 3... ngửi thấy mùi bánh thơm phức, Hổ nhịn không nổi nữa, nhón một chiếc bánh đang nóng bỏng cho luôn vào mồm, nuốt chửng!
    Chiếc bánh nóng quá, làm Hổ bị bỏng rát. Hổ gầm lên:
    - ối! mẹ... ơi!
    Hổ đau đớn, chạy cuồng lên vào rừng sâu. Thỏ khoái quá, nhảy cẫng lên:
    - Ha ha ... hắn bị mắc lừa rồi!
    Hoá ra bánh mà Hổ nuốt chửng chỉ là hòn đá nung tới đỏ rực. Hổ bị bỏng rộp cả họng, chẳng ăn nổi một thứ gì nữa! Mấy con Chuột chạy đụng vào chân Hổ mà nó cũng chẳng thèm đoái hoài, khác hẳn mọi khi!. Nhưng khi vết bỏng vừa lành, Hổ lại đi bắt các động vật nhỏ ăn thịt
    Một ngày đông rất lạnh lẽo, tuyết rơi xuống đóng thành từng lớp dày, Thỏ lại bất chợt gặp Hổ ở cạnh một hồ nước sắp đóng băng. Hổ gầm lên:
    - Ðược rồi! Lần trước mi hại ta tới khốn khổ. Hãy xem ta có nghiền nát mi thành mảnh vụn không nhé!
    Thỏ nói:
    - Hôm nay tôi chẳng muốn nói năng gì cả. Có điều tôi thì đáng gì để anh ăn!
    - Mi nói thế có ý gì vậy?- Hổ hỏi lại
    - Anh nghe tôi nói đây! Tôi bằng lòng tặng anh 1.000 con Cá làm lễ vật!
    - Sao? 1000 con Cá!
    - Ðúng thế! Nếu như anh làm theo cách tôi nói thì anh câu được 1.000 con Cá
    Hổ ngẫm nghĩ: "Ðược rồi, nắm lấy 1.000 con Cá rồi ăn thịt Thỏ cũng chẳng muộn!". Nó đồng ý với Thỏ, với điều kiện là buộc Thỏ vào gốc cây. Bị Hổ trói vào cây xong, Thỏ bảo Hổ thò đuôi xuống nước và nói thêm:
    - Cái đuôi đẹp đẽ của anh là mồi câu tốt nhất đấy! Chỉ lát nữa sẽ có 1000 con Cá cắn vào đuôi của anh cho mà xem!
    - Hừm! Mi nói có lý lắm!
    Gío Bắc thổi vù vù. Hổ cố đứng im, gắng đợi 1000 con Cá cắn vào đuôi nó. Hổ lạnh đến run lên, nhưng muốn được ăn Cá, nên nó ráng chịu.
    Khi đó, nước trong hồ bắt đầu đóng băng. Vì Hổ đứng quay lưng lại phía hồ nên không nhận ra điều đó. Hổ sốt ruột hỏi:
    - Thỏ! bây giờ đã được chưa?
    - Chưa, chưa được! Hiện giờ anh mới câu được 100 con Cá thôi!
    Lát sau, băng đã kết chắc, làm kẹt cứng đuôi Hổ lại trong lớp băng. Thỏ thấy thế, bảo Hổ:
    - Bây giờ được rồi! Anh Hổ đã câu được 1.000 con Cá rồi đó!
    - Thật à?
    - Mau dùng sức mà lôi Cá lên, anh Hổ!
    - Lạ thật! Cái đuôi làm sao mà nặng thế?- Hổ than vãn
    - Những 1.000 con Cá cắn vào đuôi anh, làm gì chẳng nặng!- Thỏ nói
    Hổ ráng sức kéo đuôi lên mà chẳng sao kéo đuôi ra khỏi lớp băng kẹt cứng!
    Thỏ cười lớn:
    - Ha ha...! Câu được một con Hổ thật to!
    Cuối cùng thì Hổ cũng nhận ra là bị mắc lừa Thỏ, nhưng đã quá muộn. Hổ bán mạng quẫy quạ, trong khi Thỏ đã dùng răng cắn đứt dây trói của nó vào thân cây.
    - Anh Hổ đợi tới sang năm tuyết tan, băng tan thì thoát ra được thôi!
    Nói rồi, Thỏ chạy biến đi mất tăm
    "Hu hu! ... "- Hổ khóc rống lên, thảm thiết.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  12. Mẹ Tí Bông

    Mẹ Tí Bông Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Em tham gia với bác Minh Nguyệt cho thêm phần sôi động nhé, khơi mào mà im re thì ngượng lắm :oops:

    Truyện cổ tích: Thạch Sanh

    Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng Bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn, càng ra sức làm việc nghĩa, như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con. Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.

    Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được, bèn kết nghĩa làm anh em, rồi đưa Thạch Sanh về nhà.

    Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông, nên không ai làm gì được; nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó Thạch Sanh đi đốn củi về thì Lý Thông đãi rượu, rồi bảo:

    -"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm." Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.

    Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, Trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hoá phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hoá ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về. Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh mới rõ dã tâm của hai người cố tình đưa mình đến chỗ chết, nhưng Sanh tánh hiền lành, không giận, vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng Trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị tội chết. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trở về thôn cũ ở gốc đa. Còn Lý Thông thì đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được Trăn tinh và hắn được Vua phong chức đô đốc.
    Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về.

    Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Quả nhiên gặp công chúa ở đó, Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy mất công chúa, hắn nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hoá phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị giết chết, Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt trong giam một người con trai. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề, bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn. Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, nhưng chàng đều từ chối không nhận, chỉ nhận lấy một cây đàn. Xong rồi từ giã vua và thái tử, lên trần gian, về chốn cũ ở gốc đa.

    Bấy giờ hồn Trăn tinh và Ðại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu, tình cờ gặp nhau, bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho vua ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
    Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, uất ức lên mà hóa câm. Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện, nhưng đàn lập đã một tháng mà công chúa vẫn không nói được. Kịp đến cho Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét sử, thì Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục. Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy, Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần . Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ. Công chúa ngồi trên lầu, nghe tiếng đàn bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho vua nghe, từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém Ttrăn tinh, khi bắn đạ bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua thuỷ tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo hoạ.

    Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông, và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh thương tình cho hai mẹ con Lý Thông trở về làng, nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông và cả hai đều bị sét đánh chết.

    Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cất binh mã đến hỏi tội .Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, khiến cho quân địch phải xúc động, người thì bồi hồi thương con, thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới quê hương ,không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng, Thạch Sanh dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn, nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.

    Vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế, phóng thích tù nhân, và khuyến khích muôn dân trăm họ theo nghề nông trang.Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui.
     
  13. Mẹ Tí Bông

    Mẹ Tí Bông Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Em tham gia với bác Minh Nguyệt cho thêm phần sôi động nhé, khơi mào mà im re thì ngượng lắm :oops:

    Truyện cổ tích: Thạch Sanh

    Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng Bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn, càng ra sức làm việc nghĩa, như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con. Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.

    Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được, bèn kết nghĩa làm anh em, rồi đưa Thạch Sanh về nhà.

    Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông, nên không ai làm gì được; nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó Thạch Sanh đi đốn củi về thì Lý Thông đãi rượu, rồi bảo:

    -"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm." Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.

    Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, Trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hoá phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hoá ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về. Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh mới rõ dã tâm của hai người cố tình đưa mình đến chỗ chết, nhưng Sanh tánh hiền lành, không giận, vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng Trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị tội chết. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trở về thôn cũ ở gốc đa. Còn Lý Thông thì đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được Trăn tinh và hắn được Vua phong chức đô đốc.
    Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về.

    Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Quả nhiên gặp công chúa ở đó, Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy mất công chúa, hắn nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hoá phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị giết chết, Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt trong giam một người con trai. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề, bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn. Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, nhưng chàng đều từ chối không nhận, chỉ nhận lấy một cây đàn. Xong rồi từ giã vua và thái tử, lên trần gian, về chốn cũ ở gốc đa.

    Bấy giờ hồn Trăn tinh và Ðại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu, tình cờ gặp nhau, bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho vua ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
    Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, uất ức lên mà hóa câm. Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện, nhưng đàn lập đã một tháng mà công chúa vẫn không nói được. Kịp đến cho Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét sử, thì Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục. Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy, Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần . Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ. Công chúa ngồi trên lầu, nghe tiếng đàn bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho vua nghe, từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém Ttrăn tinh, khi bắn đạ bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua thuỷ tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo hoạ.

    Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông, và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh thương tình cho hai mẹ con Lý Thông trở về làng, nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông và cả hai đều bị sét đánh chết.

    Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cất binh mã đến hỏi tội .Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, khiến cho quân địch phải xúc động, người thì bồi hồi thương con, thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới quê hương ,không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng, Thạch Sanh dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn, nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.

    Vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế, phóng thích tù nhân, và khuyến khích muôn dân trăm họ theo nghề nông trang.Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui.
     
  14. Mẹ Tí Bông

    Mẹ Tí Bông Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Ngọc Quạ

    Ngọc Quạ


    Ngày xưa, có một người đi ở, thường hay cờ bạc thành ra nợ nần rất nhiều. Một hôm, nó dắt trâu đi cày, bị chủ nợ đến bắt mất trâu đi. Nó không dám về nhà sợ chủ đánh, buồn rầu nằm trên bờ ruộng giả chết. Có hai con quạ bay qua ngỡ là xác người chết, sà xuống định móc mắt ăn. Nó chụp bắt được một con, bảo rằng: "Mày định ăn thịt tao, tao bắt được mày, tao giết mày chết". Con quạ van lạy nó: "Anh tha cho tôi, tôi đền ơn anh một viên ngọc quý". Nó liền hỏi: "Ngọc quý mày đâu, đưa ra đây mau không tao bóp cổ cho chết". Con quả nhả ra cho nó một viên ngọc, dặn rằng: "Có viên ngọc này thì anh ước gì được nấy".

    Nó cầm lấy viên ngọc liền thử ngay: "Ước gì ta có một con trâu để mang về trả chủ". Tự nhiên có một con trâu ở đâu đến ngay trước mặt nó. Nó bèn thả cho quạ bay đi rồi dắt con trâu về trả chủ và xin thôi việc.

    Nó ra đi, đến một chỗ vắng, cầm viên ngọc mà ước có một tòa nhà to lớn. Vừa nói xong, nó thấy hiện ra một tòa nhà nguy nga, lại có đủ đồ đạc trang hoàng lộng lẫy. Có nhà đẹp rồi, nó ước được ruộng cò bay thẳng cánh, thì có ngay ruộng cò bay thẳng cánh, có đủ cả trâu bò, cày bừa.

    Nó trở nên giàu có nhất vùng, lấy làm sung sướng. Một hôm nó lại ngồi ước có một người vợ đẹp như tiên, tự nhiên có một người con gái con nhà giàu trong làng đến kết làm vợ chồng.

    Ăn ở với nhau được ít lâu, một hôm người con gái tò mò hỏi nó làm sao đang nghèo khó bỗng giàu có như thế. Nó thật tình kể lại chuyện quạ cho ngọc ước gì được nấy. Người con gái đem lòng tham, một hôm đợi nó đi vắng, ở nhà lấy trộm viên ngọc rồi trở về ở với cha mẹ.

    Khi nó trở về, thấy mất vợ, lại mất cả ngọc, buồn rầu lên núi ngồi khóc. Bụt hiện ra hỏi nó: "Làm sao mà con khóc"? Nó kể lại vợ lấy mất ngọc bỏ đi. Bụt mới cho nó một cành hoa trắng và một cành hoa đỏ mà dặn rằng: "Con đem cành hoa trắng đến gài ở cửa nhà vợ, trong nhà sẽ sinh ra lắm chuyện tức cười. Sau đó con đem cành hoa đỏ đến chữa cho khỏi, vợ con sẽ trả lại ngọc cho". Nó liền theo lời Bụt dạy, đem cành hoa trắng cắm ở trước nhà vợ rồi bỏ ra về. Mùi hoa thơm ngát, hai ông bà cùng cô con gái chạy ra xem rồi tranh nhau ngửi. Ngửi xong, chốc lát mũi ba người cứ dài ra, dài lủng lẳng xuống tới ngực trông tựa như cái vòi voi. Ông nhìn bà, bà nhìn con, con gái nhìn bố mẹ, ba người nhìn nhau vừa muốn cười lại vừa muốn khóc, không hiểu ra sao tự dưng lại mắc phải cái bệnh quái ác này. Chữa bao nhiêu thuốc, chạy bao nhiêu thày, mũi cũng cứ dài lòng thòng rất khó chịu.

    Được mấy hôm, anh chàng rể vừa đến thăm, trông thấy bố mẹ vợ và vợ ôm mũi dài lủng lẳng mới lăn ra cười nói rằng: "Tại vợ tôi nó trộm ngọc của tôi đem về nhà nên mũi mới dài ra thế kia. Đem trả lại ngọc cho tôi thì tôi chữa cho khỏi ngay".

    Hai ông bà dục con gái lấy ngọc trả lại, nó mới đưa cành hoa đỏ đem theo cho ông ngửi thì mũi ông ngắn lại như cũ, đưa cho bà ngửi mũi bà co ngay lại, đưa cho vợ ngửi mũi rút lại như trước.

    Từ đó người vợ không còn dám cầm đến viên ngọc nữa, sợ mũi lại dài ra. Hai vợ chồng ăn ở với nhau cho đến khi già. Khi nó sắp chết thấy có hai con quạ bay đến trước nhà kêu trả ngọc, rồi bỗng chốc hạt ngọc sáng rực lên mà biến mất đi.
     
  15. Mẹ Tí Bông

    Mẹ Tí Bông Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Sự Tích Con Cóc


    Trong nhà nọ có hai chị em, mỗi người một tính nết. Người chị xinh đẹp, tham lam và lười nhác. Người em bị què tay, nhưng rất siêng năng làm lụng. Người chị cậy khoẻ, cậy xinh, sáng trưa chiều tốt chỉ luẩn quẩn nào gương nào lược. Chơi bời vô độ nên chẳng bao lâu người chị đã gầy khô hơn que củi mặt mũi héo tóp như một xác chết. Người em mang tật: Tay phải co quắp từ thửa lọt lòng, mọi việc như cầm dao, cầm cầy, vốc cơm ăn cũng nhờ ở bàn tay bên trái. Quanh năm chỉ có một bộ váy áo chăn rách như tổ đỉa. Một hôm nọ, trời làm lũ lụt lớn, nước ngập hết làng, cây cỏ lúa, ngô hết chỗ cắm chân, người em bèn ngồi ôm lấy chóp núi đá, kêu trời gọi đất. Mệt quá, người em ngủ thiếp đi ba ngày bẩy đêm liền, thấy em ngủ lặng, người chị ngỡ là em đã chết, bèn cưỡi bè chuối chèo đi, bỏ mặc em trên chóp núi. Người em mở mắt choàng dậy thì nước vẫn chưa rút. Ðợi khi mặt trời đến người em liền kêu to:

    - Ơi, ông trời!

    Ông trời dừng lại hỏi:

    - Cháu muốn gì?

    Người em nói:

    - Ông cứu lấy chị cháu, chị cháu bị nước lũ nhận chìm mất rồi. Ông cứu được, cháu muốn chị ấy lấy được ông Mặt Trời làm chồng.

    Ông mặt trời cười bảo:

    - Chị cháu đến nhà tiên ông rồi. Cháu hãy reo hạt này ở chóp đá của cháu thì cháu muốn cái gì cũng được cái ấy.

    Nói xong, ông Mặt Trời lại lặn đi. Cũng lúc ấy người chị chèo bè chuối đến gõ cửa nhà Tiên ông, bè chuối giạt lên sân thì người chị hò hét:

    - Cho tôi gặp chàng tiên đẹp nhất!

    Tiên ông nhìn ra thấy có người con gái lạ, lại đòi gặp tiên, liền mời vào nhà. Người chị nói luôn:

    - Tôi không lấy ông đâu, ông già và xấu quá, cho tôi lấy chàng tiên đẹp nhất.

    Tiên ông gật đầu bảo:

    - ừ!

    Nói rồi, Tiên ông khoát tay một cái, lập tức từ trong nhà có một chàng trai đi ra, nắm lấy tay người chị. Chàng trai là dòng họ của Cóc tía, cho nên tiên ông đặt tên chàng là chàng Cóc tía. Từ đấy, vợ chồng người chị sống cuộc sống sung sướng trong cảnh tiên.

    Người em gieo cái hạt của ông mặt trời cho vào kẽ đá, nàng lấy bàn tay trái của mình vơ rêu lá, giật cả vạt áo mình phủ cho hạt được nguyên lành. Chẳng bao lâu từ kẽ đá vươn ra một cây bầu, quả to như cái sọt. Nàng lăn bầu xếp ra rìa núi. Núi bầu cứ nối nhau, nối nhau mọc ra, vùng nước lũ cứ thu hẹp dần nhường chỗ cho bầu ở.Một ngày kia, người tiên thấy có nhiều núi nhỏ lên chật cả gầm trời. Vợ chồng Cóc Tía nhìn xuống thì thấy người con gái cầm dao bằng tay trái cứ quần quật bổ bầu ra chia cho mọi người. Người chị nhận ra kẻ ngồi với núi bầu là đứa em của mình, lòng ghen ghét lại nổi lên. Mụ liền kéo tay chồng bảo:

    - Cái con què đó còn sống, nó có nhiều bầu kia kìa.

    Chàng Cóc Tía chưa kịp hỏi thêm đầu đuôi ra sao thì mụ đã nắm tay chồng bảo nhảy ào xuống các chỏm núi bầu. Nhẩy khỏi nhà trời, vợ chồng hắn hiện nguyên hình một đôi Cóc Tía. Ðôi vợ chồng Cóc Tía ngồi chồm chỗm trên một quả bầu. Người em hỏi:

    - Con muốn gì?

    Cóc nói:

    - Ta muốn nhận mày là em gái.

    Người em lắc đầu:

    - Chị ta lên trời lâu rồi.

    Cóc bảo:

    - Tao là chị đây, còn đây là anh rể của mày.

    Người em ngồi nghe Cóc Tía vợ kể lại chuyện cũ gặp lũ to, chèo bè chuối lên trời ra sao... Nghe mãi rồi tin lời Cóc là phải. Người em liền nhận anh chị và cho ở chung trên ngọn núi cùng chăm nom dây bầu với mình. Khi ấy, ông Mặt trời đi qua, dừng lại nói với người em:

    - Anh chị đã về với cháu đấy.

    Người em nói:

    - Vâng.

    Ông mặt trời bảo:

    - Bây giờ ta cho cháu một người chồng, cháu hãy bổ quả bầu xấu nhất ra thì gặp chồng.

    Người em liền bổ quả bầu vặn vẹo xấu xí, vỏ bầu tách ra thì có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hiện ra nhận là chồng của người em, Hai vợ chồng người em lại lấy quả bầu xếp bậc xuống thấp dần. Họ xếp quả bầu đến đâu thì mực nước lui xuống đến đó. Ðồng ruộng làng mạc lại hiện về như xưa. Bà con làng xóm trở về làm ăn sing sống yên ấm.

    Cũng từ đấy vợ chồng Cóc Tía được người em đưa xuống cùng ăn ở, làm lụng với dân bản. Người chị không còn ghen ghét với em gái như xưa nữa.
     
  16. Mẹ Tí Bông

    Mẹ Tí Bông Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Sự tích Táo Quân

    Thủa xưa có một gia đình được ba người con trai. Họ rất mực thương yêu nhau và tuy ba người con đều đã xây dựng gia đình riêng nhưng vẫn cùng nhau phụng dưỡng cha già. Trước lúc lâm chung người cha gọi ba con đến trước mặt dặn rằng:

    - Trước khi nhắm mắt cha rất yên lòng thấy các con biết thương nhau. Các con đã hết lòng lo cho ta từng miếng ăn đến giấc ngủ, nay cha đã quá yếu, đó là lẽ trời. Nếu cha có nhắm mắt, các con hãy nhớ làm đúng như lời cha dặn, các con hãy khiêng cha đi, khi nào sợi dây quàng quan tài đứt, thì các con đặt cha tại đó, dù ở trên đá hay ở dưới khe suối. Các con hãy nhớ kỹ mà làm đúng như vậy.

    Ba người con trai cúi đầu vâng dạ. Người cha trăn trối vừa dứt lời thì cũng tắt thở.

    Ba người con làm đúng như lời cha dặn . Sau khi liệm kỹ, họ dùng dây quàng quan tài cẩn thận rồi nhằm hướng tây mà khiêng đi. Ba anh em khiêng quan tài đã mấy hôm nhưng sợi dây vẫn chưa đứt. Một hôm, khi đi trên một tảng đá lớn thì bỗng nhiên sợi dây đứt. Lúc bấy giờ trời đã xế chiều. Ba anh em bèn hạ quan tài người cha xuống ngay trên tảng đá nọ. Người anh nói với hai em rằng :

    - Chúng ta không thể nào đào huyệt trên tảng đá này được các em ạ. Bây giờ hai em hãy trở về nhà xem xét nhà cửa, vì ta đã đi lâu rồi. Ta sẽ lần lượt túc trực, khi nào thi thể cha tiêu tan mới thôi.

    Tối hôm ấy người anh cả chất củi, nổi lửa ngồi túc trực bên quan tài. Khoảng gà gáy canh đầu, chàng thấy mỏi, dựa lưng vào gốc cây thiu thiu ngủ. Bỗng chàng giật mình vì có tiếng rên to ngay dưới chỗ để quan tài, nơi chàng nằm cũng chuyển động mạnh. Chàng choàng dậy nhìn chiếc quan tài bị lún xuống đến nửa vào đường nứt ấy. Rồi chàng lại nghe tiếng rên than cầu cứu từ kẽ nứt dưới quan tài vọng lên.

    - Ôi, ngột ngạt khó thở quá, ai làm ơn lôi dùm chiếc quan tài này lên, ta sẽ biếu một hũ vàng. Chàng cả nghe vậy bèn hỏi lại rằng :

    - Chẳng hay quái vật tên là gì? Hũ vàng đó hiện ở đâu? Nếu điều người vừa nói là đúng là sự thật thì ta sẽ cứu cho.

    Tiếng kêu cứu ấy liền trả lời:

    - Ta chính là Khổng Long nằm tại chân núi này. Chiếc quan tài ai vừa đặt lên đây đã lọt vào miệng ta khi ta vặn mình ngáp mạnh. Vậy xin chàng hãy làm ơn kéo lên giúp, ta sẽ trả công hậu. Hũ vàng vừa rồi ta chôn dưới gốc cây bồ đề ngay chân núi này về phía mặt trời mọc.

    Nghe quái vật nói vậy chàng nửa tin nửa ngờ bèn lần đến chân núi, nơi con quái vật chỉ, để xem hư thật ra làm sao. Bỗng mắt chàng hoa lên, một hũ vàng khối đầy ắp lộ quá nứa. Chàng vần hũ vàng lên. Lúc ấy trời cũng vừa rạng sáng.

    Hôm sau đến lượt người em thứ hai. Anh cả dặn dò em kỹ rồi mang hũ vàng về. Tối hôm ấy người em thứ cũng làm đúng như lời người anh cả dặn. Chàng chất củi đốt lửa rồi ngồi canh quan tài cha. Và chàng cũng nghe có tiếng rên than cầu cứu của Khổng Long. Rồi chàng được một hũ bạc mà Khổng Long mách là chôn ở phía tây gốc cây bồ đề.

    Ðến phiên người em út, chàng cũng đốt lửa, rồi ngồi dựa vào gốc cây đại thọ cạnh quan tài. Khoảng đầu canh tư, chàng đang thiu thiu ngủ thì nghe tiếng kêu rên từ dưới quan tài vọng lên:

    - Xin chàng trai hãy làm ơn kéo chiếc quan tài này lên khỏi miệng ta, ta sẽ biếu một bầu linh dược cải tử hoàn sinh.

    Nghe vậy chàng út lấy làm thắc mắc, tại sao quái vật lại không cho ta hũ vàng, hũ bạc như hai anh , mà lại cho một bầu nước thuốc. Nghĩ vậy chàng lên tiếng hỏi quái vật:

    - Tại sao lại chỉ cho ta một bầu nước? Nước ấy dùng để làm gì? Cho ta biết ta sẽ cứu.

    Con quái vật nói:

    - Bầu linh dược ấy linh nghiệm, dùng để cải tử hoàn sinh, người hay vật, dù mới chết hay chết lâu chỉ cần đem nước thuốc vẩy qua thì sẽ sống lại.

    Nghe thần Khổng Long nói vậy, chàng út liền đến ngay cây bồ đề trèo lên xem thử. Chàng thấy nơi ngọn cây có một chiếc bầu nhỏ trong đựng đầy nước. Chàng vừa đem được bầu nước ấy xuống thì trời cũng vừa rạng sáng. Chàng định trở lại chỗ quan tài để vẩy nước thuốc cứu người cha, đồng thời cũng là xem thử sự linh nghiệm của thuốc. Nhưng khi trở lại thì không thấy chiếc quan tài nữa, và nơi kẽ đá núi cũng liền lại. Chàng út bèn xách bầu linh dược ra về.

    Trên đường về chàng chú ý nhìn xem có con vật nào nằm chết ngang đường để thử xem nước có linh nghiệm không. Bỗng trước mặt một con chó chết trương đã lâu ngày. Chàng bèn cho thử ngay, vẩy linh dược lần thứ nhất thì thấy da thịt con chó liền lại. Vẩy lần thứ hai thì chó thở đều rồi mở mắt sống lại. Chàng út vô cùng mừng rỡ ôm bầu thuốc đi về nhà và kể chuyện xẩy ra với hai người anh.

    Từ khi có bầu linh được, mỗi khi nghe tin có ai chết ở đâu là chàng tìm tới. Vì chàng có tài cải tử hoàn sinh chẳng bao lâu đồn khắp xa gần.

    Một hôm, trong lúc chàng đi vắng, một bọn côn đồ xông vào nhà lục soát. Bọn cướp tra khảo người vợ chàng, bắt nộp vàng bạc, khi không có gì chúng bèn mổ bụng vợ chàng, moi hết ruột gan vứt đi rồi chuồn thẳng.

    Chàng út trở về thấy người vợ hiền đã nằm chết trên vũng máu. Trong lúc đang nghĩ cách cứu sống người vợ, thì con chó trước kia từ ngoài chạy vào. Chàng gọi con chó lại và nói với nó:

    - Này chó, trước kia mi đã chết, nhưng ta lại cứu sống cho mi. Nay vợ ta gặp nạn, bị bọn cướp lấy mất ruột gan, mi hãy vui lòng cho ta mượn tạm bộ lòng cho vợ ta rồi ta sẽ lại hoàn sinh cho mi, được không ?

    Con chó ngoe nguẩy đuôi bằng lòng. Chàng út mổ lấy bộ lòng của con chó đặt vào thi hài người vợ rồi lấy linh dược vẩy lên khắp thân hình vợ. Bỗng chốc nàng cựa mình rồi mở mắt nhìn chàng vẻ ngơ ngác như vừa qua một giấc ngủ mê. Chàng ôm lấy vợ kể hết cho nàng nghe những việc đã qua. Sau đó chàng bảo vợ lấy miếng giẻ rách để bện làm ruột gan cho chó. Chàng đem đoạn giẻ nhúng bùn non rồi đặt vào bụng chó, dùng linh dược vẩy lên. Con chó sống lại .

    Thấy chồng có thứ thuốc lạ, người vợ vô cùng ngạc nhiên và đâm ra tò mò.

    Một hôm nhân lúc vắng chồng, nàng bèn lấy bầu linh dược ra, thò hai ngón tay vào bầu lấy nước bôi lên mặt. Nàng soi gương thấy mặt mình trở lên quái dị như mặt quỷ thì hoảng lên, bèn xách cả bầu linh dược trút hết khắp từ đầu đến chân.

    Thật kỳ lạ, khi soi lại mình, nàng như không nhận ra mình nữa. Tóc dài chấm gót, nước da trắng như ngọc, mịn màng hồng hào. Nàng xinh đẹp tựa như tiên nữ giáng trần. Sự hoá thân cực kỳ xinh đẹp của nàng làm cho người chồng khi trở về cũng hết sức ngạc nhiên, ngơ ngác.

    Thấy chồng nhìn mình không chớp mắt, nàng mỉm cười, rồi nhỏ nhẹ kể lại cho chàng nghe về sự lỡ lầm của mình, và mong chàng tha thứ.

    Chàng út hết sức vui mừng khi thấy người vợ trở nên xinh đẹp tuyệt vời như vậy. Nhưng nghĩ lại tiếc linh dược nên chàng đem trồng vào nơi có nước thuốc một khóm hành và một cây quế.

    Chưa đầy tuần trăng cây quế đã cao một thước rưỡi, bụi hành cao hơn hai thước.

    Tin người vợ chàng út có sắc đẹp tuyệt trần đến tai vua. Nhà vua liền cho quân đến bắt nàng về cung làm vợ. Hai vợ chồng rất mực thương nhau nhưng không giám cãi lệnh vua. Hai người ngậm ngùi chia ly, hẹn ngày đoàn tụ.

    Thế rồi, một hôm đang lúc thẫn thờ nhớ vợ, chàng út nghĩ lại được một kế hay. Chàng nhổ hết bụi hành và cây quế bỏ vào hai cái thúng, rồi gánh đi. Ðến ngoài cổng thành nhà vua, chàng rao to:

    - Ai mua hành hai thước, quế một thước rưỡi không?

    Cứ thế chàng rao đi rao lại ngày một to hơn.

    Riêng về người vợ chàng út từ khi bị bắt về kinh thì tự nhiên cấm khẩu, nhà vua đã cho mời các lương y giỏi đến chữa chạy nhưng đều không khỏi. Nhà vua cho bầy mọi trò tiêu khiển, nhưng cũng đều vô hiệu. Vua đã ra lệnh ban thưởng rất hậu cho ai có tài chữa khỏi bệnh cho nàng. Nhưng mọi người đều bó tay.

    Bỗng nghe có tiếng rao hàng lạ vào cung thất, nàng định tâm nghe kỹ. Rồi nàng vui sướng gọi một nàng hầu đứng gần đó đến, bảo nó xuống lầu, mời người giao hàng nọ đem hàng vào cho nàng mua. Nhưng vừa nghe tiếng nàng thốt ra, nhà vua đã cho dẫn chàng đến. Nhà vua cho đuổi hết những quân hầu ra ngoài rồi bắt chàng đổi quần rách rưới cho mình. Nhà vua muốn chính mình từ nay sẽ làm cho nàng được khuây khỏa để chịu làm vợ chồng với mình.

    Sau khi mặc xong bộ cẩm bào, đội xong hia mão của nhà vua vừa đổi, chưa kịp để cho tên vua ham dâm sắc làm trò mua vui cho nàng, thì chàng út đã ra lệnh cho quân lính bắt trói hắn lại, và truyền lệnh nổi lửa hoả thiêu ngay.

    Thấy có lửa hỏa thiêu dưới lầu, người vợ chàng út tưởng nhà vua đã truyền lệnh thiêu sống chồng mình nên từ trên lầu nhảy xuống để cùng được chết chung với chồng trên giàn hoả. Chàng út thấy vợ mình quyên sinh theo vua thì cho rằng nàng đã bội nghĩa, nên cũng đành hủy thân cho xong, bèn nhẩy luôn vào đống lửa tự thiêu.

    Khi lửa tàn, bá quan trong triều bàn nhau định lập đền thờ vua và hoàng hậu nhưng không làm cách nào để phân biệt được đâu là sọ vua, nên đành cho lập đền thờ chung và ban lệnh cho bàn dân từ nay muốn đốt lửa bắt kiềng phải dùng ba hòn đá chụm lại, tựa như ba cái đầu của ba người đã chết thiêu chung vậy. Ðó chính là sự tích táo quân.
     
  17. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    CHUYỆN CỔ TÍCH: Cây Tre Trăm Đốt

    Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: "Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho". Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
    Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng. Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: "Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre một trăm mắt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay". Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm mắt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: "Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho". Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: "Con đi chặt đếm đủ trăm cái mắt tre rồi đem lại đây ta bảo".
    Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: "Khắc nhập, kh(ác nhập" (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm mắt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm mắt lại rời ra ngay từng khúc. Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" cho liền lại thành một cây tre trăm mắt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.
    Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra chọ Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc. Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  18. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    CHUYỆN CỔ TÍCH: Bánh Dày Bánh Chưng

    Ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua muốn truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp 20 quan lang (hoàng tử) lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa hay, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
    Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha me Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
    Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành" Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rợ Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cộ Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
    Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Về sau, trở thành tục lệ ở Việt Nam, đâu đâu cũng làm bánh Chưng bánh Dầy trong dịp Tết, kể cả các lễ cưới và đám tang.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  19. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    CHUYỆN CỔ TÍCH :Tìm Mẹ

    Ngày xưa, ở một làng nhỏ, miền nam nước Việt Nam, có một người mẹ. Người mẹ nuôi hai đứa con. Đứa nhớn là thằng Nhà lên năm. Đứa nhỏ là con Gạo lên ba.
    Khi đẻ đứa con nhớn, người bố nói:
    - Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng mà cái nhà cũng không có mà ở. Thôi, đặt tên cho nó là Nhà để sau này nó có cái nhà trú mưa trú nắng. Người mẹ nói:
    - Thế thì đặt tên cho nó là thằng Nhà.
    Vừa nói vừa ứa nước mắt.
    Khi đẻ đứa con gái, người bố nói:
    - Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng, mà gạo chẳng có mà ăn. Thôi, đặt tên cho nó là Gạo để sau này nó còn có hột gạo ăn.
    Người mẹ nói:
    - Thế thì đặt tên cho nó là con Gạo.
    Vừa nói vừa ứa nước mắt.
    Hai vợ chồng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng. Làm ngày không đủ phải làm cả đêm. Người bố ngày thì đi làm ruộng, đêm thì đi săn. Nhưng lúa gặt được bao nhiêu phải nộp cho Chúa làng bấy nhiêu. Hươu nai bắn được con nào phải nộp cho Chúa làng con ấy. Người mẹ thì đi mò cua bắt ốc. Cua ốc kiếm được cũng phải nộp cho Chúa làng.
    Mỗi khi Chúa làng nói thì mọi người trong làng phải cúi đầu không được nói. Chúa làng đòi gì là mọi người phải răm rắp tuân theo.
    Người bố nói:
    - Thế này thì thằng Nhà chẳng bao giờ có nhà, con Gạo chẳng bao giờ có gạo.
    Người mẹ nhìn hai đứa con, ứa nước mắt. Người bố nói:
    - Mình không có, còn chịu được. Nhưng chúng nó không có nhà, không có gạo thì chịu sao nổi. Phải cố cho con nó có gạo mà ăn, có nhà mà trú mưa trú nắng.
    Hai vợ chồng càng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng, ngày làm không đủ phải làm cả đêm. Chúa làng bắt nộp hết lúa, nộp hết hươu nai, nộp hết cua ốc.
    Một hôm thằng Nhà khóc tím người vì rét, con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người bố đến lạy Chúa làng:
    - Xin Chúa làng rủ lòng thương cho con mang về một nắm lúa.
    Chúa làng trợn mắt, chỉ tay lên cây, lại chỉ tay xuống đất, nói:
    - Từ ngọn lá trên cây đến hòn sỏi dưới đất, cái gì cũng là của tao. Tao cho gì được nấy, ai xui mày đến trước mặt tao nói càn nói bậy?
    Chúa làng quát:
    - Cút đi!
    Và Chúa làng cưỡi ngựa trắng đi chơi, tiếng nhạc rung lên như tiếng vàng tiếng ngọc. Chúa làng chợt nghĩ:
    - Nó đã dám hỏi thì rồi nó cũng dám ăn cắp.
    Chúa làng quay ngựa lại, dọc đường gặp người bố đang lủi thủi về. Chúa làng đâm người bố, hất xác xuống khe sâu. Chúa làng cho là không ai biết việc này. Nhưng dưới khe sâu, người bố kêu thê thảm:
    Chúa làng giết tôi rồi! Và lá rừng rì rào: Chúa làng giết người! Núi thì thầm: Chúa làng giết người! Khe sâu róc rách: Chúa làng giết người!
    Chúa làng nghĩ:
    - Thế nào vợ con nó cũng biết.
    Chúa làng phi ngựa đi tìm giết ba mẹ con.
    Trên núi, dưới một cây cổ thụ, người mẹ Ôm hai con. Thằng Nhà khóc tím người vì rét. Con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người mẹ bỗng thấy ruột mình như có ai đâm. Người mẹ nói:
    - Các con đừng khóc nữa. Ruột mẹ đau quá. Các con nín đi, bố cũng sắp về.
    Thằng Nhà, con Gạo thiu thiu ngủ. Thỉnh thoảng chúng nó giật mình cựa quậy vì rận cắn. Con rận trong manh áo rách của người mẹ cắn như đốt vào dạ Để khỏi động đến giấc ngủ của hai đứa con, người mẹ khẽ bảo rận:
    - Rận ơi? Đốt tao chứ đừng đốt con tao.
    Đàn rận nói:
    - Chúa làng sai chúng tao đến hút máu vợ chồng con cái mày. Nay hết máu rồi, chúng tao cũng đi đây.
    Nói xong, đàn rận kéo nhau đi. Còn một con rận con quay lại thấy mặt người mẹ võ vàng, nó dùng dằng không nỡ đi. Sau nó nói:
    - Tình cảnh chị thật đáng thương. Tôi đi mà không nỡ. Tôi báo cho chị cái tin này. Chúa làng đã giết chồng chị rồi. Chúa làng đang phi ngựa đi tìm giết nốt ba mẹ con chị đấy. Trốn đi. Nhạc ngựa Chúa làng đã gần rồi.
    Những ngôi sao trên trời rỏ nước mắt xung quanh ba mẹ con. Dưới chân núi, nhạc ngựa của Chúa làng vang vang, vó ngựa nện trên đá lộp cộp.
    Người mẹ đánh thức thằng Nhà và con Gạo. Người mẹ cõng Nhà trên lưng, ẵm Gạo trong tay, nhằm núi cao mà trèo. Thằng Nhà hỏi:
    - Mẹ Ơi, đêm khuya mẹ cõng con đi đâu, con rét lắm. Bố đâu?
    Con Gạo hỏi:
    - Mẹ Ơi, đêm khuya mẹ Ôm con đi đâu, con đói lắm. Bố đâu?
    Người mẹ nói:
    - Lên núi thật cao kẻo Chúa làng đến bắt. Các con đừng nói to, Chúa làng nghe rõ.
    Người mẹ lại lo: lên núi cao, Chúa làng không bắt được nhưng lấy gì nuôi thằng Nhà, con Gạo?
    Con rận con còn ở lại trong manh áo rách người mẹ, nói:
    - Chạy vài bước nữa thì đến hang ông lão Đá. Ông lão Đá có một giỏ gạo đầy. Xin ông lão Đá một nửa.
    Người mẹ qua hang ông lão Đá. Người mẹ không dám hỏi. Ông lão Đá nói:
    - Cầm lấy nửa giỏ gạo mà nuôi con.
    Nói xong, ông lão Đá đưa cả giỏ gạo cho người mẹ.
    Người mẹ chưa kịp đỡ thì nhạc ngựa Chúa làng lại vang lên rất gấp. Ông lão Đá chạy theo người mẹ, đưa giỏ gạo và giục đi mau.
    Người mẹ cõng thằng Nhà trên lưng, ẵm con Gạo trong tay, cái giỏ gạo bên mình, trèo hết núi này đến núi khác. Tay chân người mẹ đã nát toạc vì gai và đá nhọn. Giời đã sáng. Người mẹ đứng trên cao nhìn xuống ruộng, bờ ruộng chỉ bé như cái ngón taỵ Tiếng nhạc ngựa không nghe thấy nữa. Người mẹ nói với thằng Nhà:
    - Đây cao lắm rồi. Chúa làng không lên được.
    Thằng Nhà nói:
    - Người nhà Chúa làng có đứa lên được.
    - Sao con biết?
    - Hôm nọ con theo ông lão Đá lên đây, kiếm gỗ đẽo bắp cày. Người nhà Chúa làng đến cướp bắp cày.
    Người mẹ nghe nói, hốt hoảng:
    - Ta phải lên cao nữa.
    Thằng Nhà nói:
    - Mẹ để con xuống, con nhớn rồi.
    Thằng Nhà chạy lên trước. Người mẹ lại trèo, cõng con Gạo trên lưng, cái giỏ bên mình. Lên một đỉnh núi cao, nhìn xuống ruộng, bờ ruộng bé như sợi chỉ. Người mẹ nói với thằng Nhà:
    - Con có biết núi này không?
    Thằng Nhà nói:
    - Con biết.
    - Sao con biết.
    - Hôm nọ con theo ông lão Đá lên đây bứt mây.
    - Người nhà Chúa làng có lên được đây không?
    - Người nhà Chúa làng lên được, cướp mây của ông lão Đá.
    Người mẹ nghe nói, hốt hoảng:
    - Ta phải lên cao nữa.
    Con Gạo nói:
    - Mẹ để con xuống, con nhớn rồi.
    Thằng Nhà dắt con Gạo chạy lên trước. Người mẹ lại trèo, cái giỏ bên mình. Lên một đỉnh núi cao lắm, nhìn xuống, không thấy gì, chỉ toàn là mây trắng. Gió thổi mạnh đến nỗi thằng Nhà và con Gạo phải ôm lấy chân người mẹ. Người mẹ phải ôm chặt lấy một mỏm đá. Người mẹ hỏi thằng Nhà:
    - Con có biết núi này không?
    Thằng Nhà nói:
    - Con không biết.
    Người mẹ nghĩ:
    - Thế thì Chúa làng không lên được, người nhà Chúa làng không lên được. Chúa làng không giết được mẹ con ta.
    Hai đứa bé đã thiu thiu ngủ. Người mẹ để mỗi con nằm trên một đùi, mỗi tay ôm một đứa.
    Người mẹ nghĩ:
    - Chúa làng không lên được, nhưng ta ở đây thì ăn hết gạo của hai con. Phải xuống núi kiếm thêm gạo cho chúng nó.
    Người mẹ hát cho thằng Nhà và con Gạo ngủ say, rồi đứng dậy. Người mẹ lại nghĩ: Phải treo giỏ gạo lên cao để con nó ăn dần, treo thấp thì con nó ăn một lúc hết ngay, nó không chờ được mẹ về, nó khóc hết hơi. Người mẹ trèo lên một cây gạo rất cao, cành lá trơ trụi, và treo cái giỏ gạo lên ngọn cây. Người mẹ trèo xuống nhìn hai đứa con đang ngủ say, hát cho chúng nó ngủ say hơn nữa. Người mẹ bẻ một sào trúc dài dựa vào gốc cây để thằng Nhà con Gạo chọc giỏ lấy gạo ăn. Cuối cùng, người mẹ cởi manh áo rách đắp cho hai con.
    Con rận con không đi với người mẹ. Nó ở lại trong manh áo rách người mẹ đã cởi đắp cho hai con. Người mẹ bước đi một bước lại quay nhìn hai con, ứa nước mắt đi không đành. Con rận con bò ra khỏi manh áo rách, bò lên một cành cây ngang vai người mẹ. Người mẹ vẫn quay nhìn hai con, ứa nước mắt đi không đành. Con rận con đã bò lên ngang tai người mẹ, nói nhỏ:
    - Chị đi đi, đi tìm gạo cho thằng Nhà, con Gạo.
    Người mẹ ứa nước mắt. Con rận con lại nói:
    - Chị đi nhanh lên. Dọc đường có gặp Chúa làng thì nhằm rừng mây mà chạy vào. Rừng mây chị chạy được, Chúa làng cưỡi ngựa không chạy lên được.
    Người mẹ hỏi:
    - Liệu Chúa làng có lên đây không?
    - Chúa làng gặp chị, đuổi theo chị, thì không lên đây nữa.
    - Chúa làng cứ lên thì làm sao?
    - Thì đã có tôi.
    Người mẹ gạt nước mắt xuống núi. Một lúc nghe văng vẳng tiếng nhạc ngựa của Chúa làng. Người mẹ chạy xuống đến lưng chừng núi thì nhạc ngựa của Chúa làng cũng vang lên ở lưng chừng núi. Người mẹ thấy ngựa Chúa làng trước mặt, kêu lên một tiếng và chạy rẽ vào rừng mây. Chúa làng nghe tiếng người mẹ kêu, phi ngựa đuổi theo vào rừng mây. Dây mây chằng chịt, ngựa Chúa làng vướng mây không chạy được, Chúa làng nhảy xuống ngựa, đuổi theo người mẹ. Mây rẽ ra cho người mẹ chạy. Gai mây đâm vào tay, vào chân, vào mặt Chúa làng. Chân nó, tay nó, mặt nó chảy máu. Chúa làng phải chạy trở ra, đứng ngoài rừng mây nhìn vào, gầm thét. Người mẹ ra sức chạy cho xa, cho thật xa tiếng gầm thét của Chúa làng. Người mẹ lạc mất đường về. Chúa làng gầm thét khản cả cổ, mà vẫn không thấy người mẹ ra. Chúa làng lên ngựa. Gai mây đâm vào chân, máu chảy ra đã khộ Gai mây đâm vào tay, máu chảy ra đã khộ Gai mây đâm vào mặt, máu chảy ra đã khộ Máu khô làm thành những đường vằn vện trên chân, trên tay, trên mặt Chúa làng. Mặt Chúa làng càng thêm hung ác.
    Trên núi, thằng Nhà và con Gạo đã thức dậy. Hai đứa quờ tay không thấy mẹ, rụi mắt nhìn chung quanh cũng không thấy mẹ đâu. Con Gạo khóc, thằng Nhà nói:
    - Chúng ta hú to lên thì mẹ về.
    Chúng nó hú tọ Tiếng vang cũng hú, con rận con nghe tiếng hú, nó bắt chước tiếng người mẹ hú, hú lên. Thằng Nhà nói:
    - Mẹ nghe tiếng chúng ta hú rồi. Mẹ sắp về đấy.
    Thằng Nhà dắt con Gạo ra gốc cây gạo, thấy giỏ gạo treo trên ngọn cây. Thằng Nhà thấy cái sào trúc, nói:
    - Mẹ treo cao để chúng ta ăn dè đây.
    Nó lấy cái sào chọc vào giỏ gạo, mấy hạt gạo rơi xuống. Hai anh em cúi xuống nhặt ăn. Ăn xong, hai đứa trẻ nhìn xuống dưới núi, chúng nó chóng mặt, lại ôm nhau, lấy manh áo rách của người mẹ đắp, rồi lại ngủ thiếp đi. Con rận con vẫn hú đều đều, ru ngủ hai đứa trẻ.
    Chúa làng mặt mày vằn vện, cưỡi ngựa ra khỏi rừng mây, đang định về thì nghe tiếng hú trên núi. Chúa làng phi ngựa lên. Rận con nghe tiếng nhạc ngựa, vội vã bò xuống núi đón Chúa làng. Chúa làng phi ngựa lên tới chỗ có tiếng hú, chỉ thấy một con rận con, quát:
    - Có ba mẹ con chạy qua đây không?
    Chúa làng hỏi ba lần. Ba lần, con rận con trả lời không biết. Chúa làng tức giận đùng đùng, bắt con rận con bỏ vào mồm cắn, nuốt chửng, con rận con nói:
    - Chúa làng giết người, ăn rận, không được làm người nữa. Chúa làng sẽ biến thành con hổ.
    Con rận con nói xong thì Chúa làng biến thành con hổ, mặt mày vằn vện rất hung ác. Con hổ chạy vào hang trong rừng. Dọc đường nó gặp một người con gái đi kiếm củi. Con hổ gầm lên một tiếng, nhảy tới vồ người con gái, bắt về hang. Người con gái khóc lóc. Con hổ định ăn người con gái, nhưng nó thấy người con gái mắt sáng như sao, tay dẻo như mây, nó nói:
    - Tao tha chết cho mày, nhưng tao lấy mày làm vợ.
    Người con gái khóc lóc, giãy giụa. Về đến hang, con hổ giam người con gái vào một ngăn bên. Nó chất đá chung quanh. Nó chất những tảng đá to nhất, nặng nhất chung quanh người con gái.
    Từ khi Chúa làng biến thành hổ, dân làng làm ăn đã dễ chịu hơn trước. Nhưng con hổ lại bắt dân làng mỗi ngày phải nộp cho nó một buồng gan, gan trâu hay gan lợn. Nếu không nộp thì nó sẽ bắt người. Dân làng rất căm con hổ, nhưng khiếp oai nó, nên ngày ngày phải giết trâu, giết lợn, cắt lấy buồng gan đem ra bờ suối. Ngày ngày hổ ra đấy lấy gan ăn.
    Dân làng vẫn tìm cách trừ con hổ đi, nhưng chưa có dịp.
    Thằng Nhà, con Gạo ăn hết giỏ gạo thì vừa tròn một tháng. Người mẹ vẫn chưa về. Con Gạo khóc. Thằng Nhà nói:
    - Chúng ta phải đi tìm mẹ chứ khóc mẹ cũng chẳng về.
    Thằng Nhà cõng con Gạo xuống núi. Buổi chiều, hai anh em tới một bờ suối. Con Gạo vừa khóc vừa nói:
    - Sao mãi mẹ chẳng về.
    Gạo kêu đói, Gạo khóc đòi ăn. Thằng Nhà cũng đói lắm, nhưng nó không khóc, nó nói:
    - Mẹ thế nào cũng về.
    Thằng Nhà trông trước trông sau, thấy bên bờ suối có một buồng gan lợn. Nó định nhảy ra lấy thì con hổ vừa tới. Thằng Nhà giấu con Gạo vào một bụi kín. Hai đứa trẻ nhìn ra. Con hổ ăn gan xong, vươn mình vằn một cái rồi biến vào rừng. Hai anh em phải bịt mũi vì mùi hôi tanh của con hổ. Ngày hôm sau, gần về chiều, thằng Nhà và con Gạo núp trong bụi kín, thấy một ông cụ già đem một buồng gan đến đặt bên bờ suối, cũng vẫn chỗ hôm quạ Ông cụ lấm lét nhìn xung quanh rồi đi. Xâm xẩm tối, con hổ tới ăn gan xong, nó vươn mình vằn một cái rồi biến vào rừng. Hai anh em phải bịt mũi vì mùi hôi tanh của con hổ. Ngày hôm sau nữa, gần về chiều, thằng Nhà và con Gạo núp trong bụi kín, thấy một bà lão đem một buồng gan đến đặt ở bờ suối, cũng vẫn chỗ hôm quạ Bà lão lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Đợi bà lão đi khỏi, Nhà nhảy ra. Gạo giữ lại, nói:
    - Đừng ra, hổ cắn chết.
    Thằng Nhà nói:
    - Hổ chưa tới. Anh ra lấy gan về cho em ăn đỡ đói.
    Nói xong, thằng Nhà chạy rất nhanh ra bờ suối, lấy buồng gan trở về. Con Gạo nhảy ra khỏi bụi, tíu tít nói:
    - Nhanh lên, nhanh lên, hổ sắp tới đây.
    Thằng Nhà một tay cầm buồng gan, một tay dắt Gạo, nói:
    - Vào sâu trong rừng kẻo hổ vào bắt được.
    Hai đứa vào sâu trong rừng. Thằng Nhà nhớ hồi đi với ông lão Đá. Ông lão Đá dạy nó cách đập đá lấy lửa. Nó đập đá, lửa tóe ra. Hai đứa chất củi khô làm bếp nướng gan, nướng chín đến đâu ăn đến đấy.
    Con hổ đến bờ suối như mọi khị Không thấy buồng gan , nó gầm lên một tiếng.
    Con Gạo ôm chầm lấy anh, nói:
    - Chạy đi không hổ bắt.
    Thằng Nhà nói:
    - Không sợ. Nó không vào đây được.
    Con hổ sục sạo chung quanh một hồi lâu. Nó đi đến đâu thì đá băng cây đổ đến đấy, nhưng nó không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Ngày hôm sau cũng thế. Ngày hôm sau nữa cũng thế. Con hổ sục sạo chung quanh một hồi lâu. Nó đi đến đâu thì đá băng cây đổ đến đấy, nhưng nó vẫn không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Nó gầm lên, tiếng gầm lay rừng chuyển núi. Cuối cùng nó lồng lộn ra về. Thằng Nhà, con Gạo lại nướng gan, chín đến đâu ăn đến đấy. Con Gạo nói:
    - Để dành cho mẹ một miếng gan kẻo mẹ đói.
    Con hổ về hang, gầm thét dữ tợn. Vợ hổ sợ khiếp, chạy sang ngăn bên, ôm mặt khóc. Ngày hôm sau, con hổ ra bờ suối rất sớm. Nó nấp sau một bụi lau. Buổi chiều, nó thấy một ông lão mang buồng gan đặt bên bờ suối, lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Ông lão vừa đi thì có một thằng bé chạy tới xách buồng gan chạy vụt vào rừng sâu. Con hổ gầm lên:
    - Thằng bé hỗn láo, muốn sống thì để buồng gan đấy.
    Nó nhe nanh, vểnh râu, nhảy những bước nhanh như gió, đuổi theo thằng Nhà. Nó đứng xa, thấy một đống lửa to, hai đứa trẻ ngồi nướng gan, mùi thơm phưng phức. Con hổ thèm rỏ một bãi nước bọt tanh tưởi. Nó nhảy xồ vào, nhưng đá băng cây đổ, nó không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Nó gầm lên những tiếng lay rừng chuyển núi. Nó điên cuồng, lồng lộn ra về.
    Về đến hang, con hổ gầm thét dữ tợn. Vợ hổ sợ khiếp nằm trong ngăn bên, ôm mặt khóc. Con hổ quát:
    - Có hai đứa trẻ cùng giống người với mày, dám cả gan lấy gan của tao ăn. Mày vào rừng sâu, chỗ nào có lửa là chỗ chúng nó nấp, dỗ đem chúng nó về đây.
    Vợ hổ nói:
    - Hổ còn không đem về được, tôi đem thế nào được?
    Con hổ há rộng mồm, nhe nanh nhọn hoắt, mắt đỏ ngầu như miếng tiết. Nó lại gầm:
    - Không đem được hai đứa trẻ về đây, thì tao bắt hết dân làng ăn gan. Vợ hổ nghe nó dọa bắt hết dân làng ăn gan, lo sợ quá đành phải đi. Nhưng vừa đi, vợ hổ vừa khóc. Vợ hổ đến chỗ hai anh em Nhà và Gạo. Hai đứa đang ngủ, ánh lửa ửng hồng trên trán thằng Nhà trên trán con Gạo. Vợ hổ nhìn hai đứa trẻ càng thương, nước mắt chảy ròng ròng. Nước mắt chảy trên trán của Nhà, trên má của Gạo. Thằng Nhà và con Gạo choàng tỉnh dậy. Chúng nó rụi mắt, thấy trước mặt là một người con gái xinh đẹp, nhưng mặt buồn buồn như mặt người mẹ. Thằng Nhà ngồi dậy, hỏi:
    - Chị là ai?
    Con Gạo cũng ngồi dậy, chạy đến nắm tay vợ hổ, hỏi:
    - Chị Ở đâu đến đây?
    Vợ hổ không trả lời được, đứng khóc. Con Gạo chạy đến ôm chân vợ hổ. Thằng Nhà cũng chạy đến cầm tay vợ hổ. Thằng Nhà hỏi:
    - Chị là ai mà lại khóc?
    Con Gạo cũng hỏi:
    - Chị Ở đâu đến đây mà cứ khóc mãi thế?
    Vợ hổ nghẹn ngào nói:
    - Thôi, hai em đừng hỏi nữa. Hai em cứ đi theo chị đây, chị sẽ nói cho hai em hiểu.
    Thằng Nhà hỏi:
    - Đi với chị à? Đi đâu?
    Con Gạo cũng hỏi:
    - Đi với chị à? Chị đưa em đến với mẹ em nhé.
    Mặt vợ hổ cũng buồn như mặt người mẹ. Tiếng nói của vợ hổ cũng êm dịu như tiếng nói của người mẹ. Con Gạo bằng lòng đi với vợ hổ. Thằng Nhà cũng bằng lòng.
    Hai anh em giục vợ hổ đi, vợ hổ lại không đi, đứng nguyên một chỗ, nước mắt chảy ròng ròng. Vợ hổ nghĩ:
    - Không lẽ đem hai em về cho hổ ăn gan.
    Con Gạo nóng lòng tìm mẹ, giục vợ hổ đi. Thằng Nhà cũng giục. Vợ hổ vẫn chưa chịu đi. Chợt vợ hổ nghĩ ra một cách, bảo hai em chui vào váy, rồi tiến về hang.
    Hổ thấy vợ về, hỏi:
    - Có tìm thấy chúng nó không?
    Vợ hổ nói:
    - Chỉ thấy núi băng cây đổ, đống lửa vẫn cháy, hai đứa trẻ đi rồi.
    Hổ gầm lên một tiếng lay rừng chuyển núi. Vợ hổ sợ khiếp. Con Gạo bám chặt lấy thằng Nhà. Hổ nhìn váy vợ thấy lùng thùng hỏi:
    - Sao to thế kia?
    Vợ hổ nói:
    - Sắp đẻ, làm buồng cho tôi đẻ.
    Hổ chỉ vào ngăn riêng của vợ hổ, bảo:
    - Cứ vào đó mà đẻ đi.
    Vợ hổ nói:
    - Phải tha thêm đá vào.
    Hổ bèn đi tha đá chất đầy chung quanh ngăn của vợ hổ. Vợ hổ vào ngăn, cài cửa đá lại. Trong ngăn đá dầy, con Gạo khóc sụt sùi. Thằng Nhà hỏi vợ hổ:
    - Sao chị lại lừa chúng tôi về đây cho hổ ăn thịt chúng tôi?
    Vợ hổ lại khóc, cúi xuống chụm đầu vào hai đứa trẻ, kể lại vì sao vợ hổ bắt buộc phải đưa Nhà và Gạo về đây. Cuối cùng, vợ hổ nói:
    - Chị không đưa hai em về đây thì hổ ăn thịt hết dân làng. Chị đem hai em về đây, hai em trốn trong này với chị để tìm mưu giết hổ.
    Mặt vợ hổ buồn như mặt người mẹ. Tiếng nói của vợ hổ êm dịu như tiếng nói người mẹ. Nhà và Gạo bằng lòng trốn trong ngăn đá với vợ hổ.
    Hổ đi rừng về, nhìn vào phía ngăn đá, gầm lên, hỏi:
    - Đẻ chưa?
    Vợ hổ chưa kịp trả lời, nó đã phồng mũi lên. Nó ngửi thấy hơi trẻ con, nó gầm:
    - Đẻ người à? Mấy đứa? Đem ra đây.
    Vợ hổ trả lời:
    - Hai đứa, không đem ra được. Nó nhỏ, ra gió nó chết.
    - Không đem ra thì mở cửa tao vào.
    - Vào không được, nó nhỏ, nó thấy bố hổ, nó sợ nó chết.
    - Nó nhỏ, gan nó to chừng nào?
    - Nó nhỏ, gan nó bằng đốt tay.
    Hổ liếm mép bỏ đi, nghe xa xa có tiếng đá băng, cây đổ. Vợ hổ kể lại chuyện bị hổ bắt ép làm vợ như thế nào cho hai đứa trẻ nghe. Thằng Nhà cũng kể tình cảnh nhà mình cho vợ hổ nghe. Con Gạo ôm chặt lấy thằng Nhà, thằng Nhà ôm chặt lấy vợ hổ, vợ hổ ôm chặt lấy hai em. Từ đôi mắt vợ hổ sáng như sao, hai dòng nước mắt chảy ra trong như nước suối, rơi xuống bàn tay nhỏ của con Gạo và thằng Nhà. Con Gạo hỏi:
    - Mẹ em đâu?
    Vợ hổ nói:
    - Các em thế nào cũng tìm thấy mẹ. Chị thế nào cũng thấy nhà.
    Vợ hổ lẻn ra, vào rừng trảy muỗm về cùng hai em ăn. Ăn xong hai đứa trẻ ngủ. Vợ hổ ngồi nhìn hai em, thấy chúng nó hiền lành, thương chúng nó bơ vơ, vợ hổ lại khóc. Vợ hổ cất tiếng êm ái ru cho hai em ngủ say.
    Hôm sau hổ lại hỏi:
    - Đã nhớn chưa? Đem một đứa ra đây tao ăn gan.
    Vợ hổ nói:
    - Còn bé lắm. Chưa nhớn được là bao. Ăn bây giờ chẳng bõ.
    Ngày hôm sau, hổ lại hỏi. Vợ hổ lại trả lời như thế. Hổ gầm lên, làm cho cả hang đá rung lên như sấm động. Hổ nói:
    - Mày không được nói quanh. Tao hẹn một ngày nữa. Ngày mai, mày không đưa một đứa ra thì tao sẽ phá cửa vào lôi cả ba đứa chúng mày ra ăn một lúc.
    Nói xong hổ ra đi, nghe xa xa đá băng cây đổ ầm ầm. Ba người trong hang ôm nhau khóc. Con Gạo nói:
    - Mẹ Ở đâu, mẹ về đón con, hổ nó sắp ăn gan con rồi.
    Lúc này người mẹ thấy nhói đau trong ruột. Người mẹ đã đi lùng hết rừng núi, đầu sông ngọn nguồn để tìm con, nhưng không gặp. Ngày đêm người mẹ chỉ khóc, mắt người mẹ đã mờ đi.
    Thằng Nhà lấy tay gạt nước mắt, nói với vợ hổ:
    - Chị ra cắt lấy một miếng gan ở bờ suối về, ngày mai hổ hỏi thì đưa ra cho nó, bảo rằng gan người bé hơn gan trâu.
    Vợ hổ ra bờ suối cắt lấy một miếng gan trâu đem về. Thằng Nhà nói:
    - Chị lấy ba gai mây nhét kín vào trong miếng gan, hổ ăn gan, gai mây sẽ đâm thủng ruột hổ.
    Ngày hôm sau, hổ gầm:
    - Đem một đứa ra đây để tao ăn gan.
    Vợ hổ nói:
    - Tôi giết một đứa rồi. Đây đã sẵn buồng gan của nó để bố hổ ăn.
    Hổ cười, mặt hổ cười lại càng xấu xí, dữ tợn. Hổ khen vợ hổ tốt. Vợ hổ đưa miếng gan cho hổ. Hổ hỏi:
    - Sao gan không tươi?
    Vợ hổ nói:
    - Gan người không tươi bằng gan trâu, gan lợn, nhưng bổ hơn gan trâu, gan lợn.
    Hổ lại hỏi:
    - Sao gan người có cái gì vương vướng khó ăn?
    Vợ hổ nói:
    - Gan người không mềm bằng gan trâu, gan lợn, nhưng gan người bổ hơn gan trâu, gan lợn.
    Hổ ăn xong thì lưỡi hổ tóe máu, toạc ra làm đôi, ruột hổ đau như kim đâm. Vợ hổ cài cửa đá lại thật cẩn thận. Hổ gầm, hổ quát, hổ kêu. Hổ gọi vợ hổ ra đấm lưng cho hổ. Vợ hổ không ra, hổ nói:
    - Mày phản tao, tao biết rồi.
    Nó gầm lên một tiếng, đá trong hang lở ầm ầm. Nó húc vào ngăn bên, đá vỡ toác ra. Nó trông thấy vợ đang ôm hai đứa trẻ. Nó lách vào, nhưng đá đã kẹp lấy đầu con hổ, đầu con hổ vỡ toác ra. Thằng Nhà, con Gạo và vợ hổ phải đưa tay lên bịt mũi vì mùi tanh hôi của con hổ.
    Thằng Nhà nói:
    - Hổ chết rồi. Phải đem chôn hổ ngoài hang.
    Ba người đào một cái hố sâu, vứt xác hổ xuống, lấp đất lên.
    Con Gạo đem manh áo rách của người mẹ ra phơi. Nhớ mẹ, Gạo khóc, nước mắt của Gạo rơi xuống đất. Thằng Nhà vừa nhớ mẹ vừa thương em, cũng khóc, nước mắt của Nhà rơi xuống đất. Người con gái vừa nhớ nhà vừa thương hai đứa trẻ bơ vơ, cũng khóc, nước mắt của người con gái rơi xuống đất. Thằng Nhà vào trong ngăn lấy ra một hột muỗm đem vùi xuống đất. Nó nói:
    - Muỗm ơi, mày mọc lên cho chúng tao khuây khỏa chút nào.
    Sáng hôm sau, ba người chạy ra, thấy muỗm đã mọc mầm. Gạo không khóc nữa. Người con gái cũng vui lên. Buổi trưa, ba người chạy ra, thấy muỗm đã cao bằng đầu người con gái. Ba người vỗ tay cười. Buổi chiều, ba người chạy ra, thấy muỗm đã cao vút tới mây, cành lá rườm rà như một cái tán lớn mở ra rợp cả một vùng. Ba người đứng dưới gốc muỗm nhảy nhót. Sáng hôm sau, muỗm chi chít những quả là quả.
    Người con gái trảy ba quả muỗm vừa ngọt vừa thơm. Ba người ăn vào mát lòng mát dạ. Chim rừng nghe tin hổ chết, trước hang hổ lại có cây muỗm to bóng râm rất mát, quả vừa thơm vừa ngọt. Chúng nó ríu rít ca, rủ nhau bay đến cây muỗm.
    Đầu tiên là chim chào mào. Thằng Nhà ngồi dưới gốc muỗm với con Gạo và người con gái, thấy chào mào nghiêng mào ăn muỗm, bèn hỏi:
    - Chào mào có biết mẹ tôi ở đâu không?
    Chào mào hỏi:
    - Người thế nào?
    - Giống tôi như đúc.
    - Thế thì không biết.
    - Chào mào không biết thì không cho chào mào ăn.
    Thằng Nhà xua con chào mào. Chào mào vừa bay đi thì một con sáo đến. Thằng Nhà ngồi dưới gốc cây muỗm với con Gạo và người con gái, thấy sáo đang lấy mỏ ngắt rỉa một quả muỗm, bèn hỏi:
    - Sáo có biết mẹ tôi ở đâu không?
    - Người thế nào?
    - Giống tôi như đúc.
    - Thế thì không biết.
    - Sáo không biết thì không cho sáo ăn.
    Thằng Nhà xua con sáo. Sáo vừa bay đi thì một con đại bàng đến. Đại bàng mào đỏ mỏ vàng, lông cổ óng ánh năm mầu, hai cánh xòe ra rợp cả hang hổ. Thằng Nhà ngồi dưới gốc cây muỗm với con Gạo và người con gái, thấy đại bàng ăn quả, bèn hỏi:
    - Đại bàng có biết mẹ tôi ở đâu không?
    Đại bàng nhìn thằng Nhà, nhìn con Gạo một lúc lâu lại nhìn người con gái.
    Đại bàng nói:
    - Đại bàng có biết một bà giống hai em như đúc, bà có một trai tên là Nhà, một gái tên là Gạo, bà vẫn nhắc hai con, nhưng không biết đường về.
    - Thế thì đúng là mẹ chúng tôi rồi. Mẹ tôi ở đâu, đại bàng?
    - Phải đi qua ba rừng, bốn sông, bảy núi, rồi đến một bến sông, nước trong như gương, bến có một cây đa um tùm mát rượi. Mẹ các em thường hay đến đấy tắm rửa.
    - Đại bàng dẫn chúng tôi đi tìm mẹ nhé.
    - Để đại bàng ăn no thì đại bàng dẫn các em đi tìm mẹ.
    - Thế thì đại bàng ăn đi, ăn nhanh lên rồi đưa chúng tôi đi tìm mẹ.
    Đại bàng ăn xong, nói:
    - Hai em trèo lên mình đại bàng, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, đại bàng sẽ dẫn hai em đi tìm mẹ.
    Thằng Nhà đỡ con Gạo lên mình đại bàng, rồi bước lên ngồi đằng sau đứa em. Hai anh em quay lại thấy người con gái đứng trước cửa hang, mặt buồn buồn như mặt người mẹ . Người con gái nói:
    - Hai em đi tìm mẹ, chị thì bao giờ tìm thấy nhà?
    Người con gái sa nước mắt, nước mắt trong như nước suối.
    Thằng Nhà nói:
    - Đại bàng ơi, đại bàng có giúp cho chị tôi tìm được nhà không?
    Đại bàng nói:
    - Ra bờ suối, đi vào con đường đá, đến tìm ông lão Đá ông lão Đá sẽ chỉ đường cho chị về nhà.
    Người con gái nói:
    - Làm sao mà tìm đến được nhà ông lão Đá?
    - Đại bàng sẽ thả lá muỗm ở dọc đường, chỗ nào có lá muỗm thì đi, chị sẽ tìm được nhà ông lão Đá.
    Người con gái nói với hai đứa bé:
    - Hai em tìm được mẹ rồi thì về chỗ ông lão Đá cho chị được gặp, kẻo chị nhớ hai em.
    Thằng Nhà nói:
    - Dù xa, dù khó chúng em cũng tìm gặp chị.
    Người con gái đứng trước cửa hang, nhìn hai đứa trẻ gật gật đầu. Con Gạo giữ chặt manh áo rách của mẹ. Thằng Nhà một tay giữ Gạo, một tay nắm lông cổ đại bàng. Đại bàng cất tiếng hót như tiếng sáo, xòe hai cánh biếc như mây xanh, bay bổng lên giời. Hai anh em quay lại thấy người con gái vẫn đứng trước cửa hang gật gật đầu. Đại bàng thỉnh thoảng lại nhả xuống một lá muỗm.
    Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại bàng bay qua một con sông, thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, hỏi:
    - Đây rồi phải không, đại bàng?
    Đại bàng nói:
    - Chưa phải. Bến sông mẹ em hay tới trong chứ không đục.
    Thỉnh thoảng con Gạo nói:
    - Đại bàng ơi, đại bàng thả lá muỗm xuống kẻo chị tôi lạc lối.
    Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại bàng bay qua một con sông, có bến um tùm.
    Thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, nói:
    - Đây rồi phải không đại bàng?
    Đại bàng nói:
    - Chưa phải. Bến sông mẹ em hay tới là bến cây đa, không phải bến cây si.
    Con Gạo chực khóc. Nó nói:
    - Có gặp mẹ thật không?
    Đại bàng nói:
    - Gạo đừng sốt ruột. Phải bay qua đủ ba rừng, bốn sông, bảy núi mới tìm thấy mẹ.
    Đại bàng bay hết ba rừng, bốn sông, bảy núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Tới một bến sông, có một cây đa cổ thụ um tùm, đại bàng từ từ đỗ xuống. Lúc ấy vào giữa trưa. Đại bàng nói:
    - Mẹ hai em ở đây.
    Thằng Nhà và con Gạo nhảy xuống đất vỗ tay cười. Thằng Nhà ôm lấy cổ đại bàng nói:
    - Đại bàng tốt lắm. Bây giờ đại bàng chỉ cho tôi đến chỗ mẹ tôi.
    Đại bàng nói:
    - Các em trèo lên cây đa, tới cái cành chĩa ngang mặt nước. Các em nhìn xuống sông. Lát nữa, bà con đi kiếm củi qua đây, thường hay xuống rửa mặt. Các em thấy trên mặt nước, ai giống mặt hai em, thì đấy chính là mẹ các em.
    Nói xong, con đại bàng mào đỏ, mỏ vàng, lông cổ óng ánh năm mầu, mình êm như bông, ấm như nắng, xòe cánh to rộng, vỗ cánh bay cao, tiếng kêu êm ái như tiếng sáo.
    Thằng Nhà đỡ con Gạo trèo lên cây đạ Hai anh em bám trên cái cành cao mọc chĩa ra ngang mặt nước. Chúng nó soi mặt trên dòng sông trong vắt, mặt hai đứa nổi trên mặt nước, giống nhau như đúc.
    Những người đàn bà đi kiếm củi về, buổi trưa oi bức, ai nấy đều đặt gánh củi dưới gốc đa, rồi xuống bến rửa mặt lau mình. Thằng Nhà và con Gạo nhìn xuống mặt sông. Mặt chúng nó hiện lên rất rõ, nhưng hai đứa không thấy mặt ai giống như mặt chúng nó. Đám người rửa mặt lau mình xong, lại cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và con Gạo lại nhìn xuống mặt sông nhưng không thấy mặt ai giống như mặt chúng nó. Con Gạo khóc, thằng Nhà nói:
    - Em Gạo đừng khóc, đại bàng không nói dối đâu.
    Đám người rửa mặt lau mình xong, lại cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và con Gạo nhìn xuống mặt sông, mặt chúng nó hiện lên rất rõ, giống nhau như đúc. Bỗng chúng nó thấy hiện trên mặt nước trong, mặt một người đàn bà giống mặt chúng nó như đúc. Người đàn bà đang rửa mặt, cũng thấy hiện trên mặt nước trong mặt hai đứa trẻ giống mặt mình như đúc. Nước mắt của người đàn bà rỏ xuống dòng sông. Nước mắt của thằng Nhà, nước mắt của con Gạo cũng rỏ xuống dòng sông. Dòng nước trôi, nước sông trong vắt, ba khuôn mặt giống nhau như đúc, chụm vào nhau rồi lại tỏa ra, tỏa ra rồi lại chụm vào nhau.
    Con Gạo giơ manh áo rách vẫy . Nó nói:
    - Mẹ Ơi!
    Thằng Nhà cũng nói:
    - Mẹ Ơi!
    Người đàn bà giơ tay ra đón hai đứa trẻ. Mặt người mẹ không buồn nữa, mắt người mẹ không mờ nữa. Tiếng nói êm như ru cất lên:
    - Lại đây con.
    Thằng Nhà và con Gạo ôm chặt lấy người mẹ, người mẹ Ôm chặt lấy hai con. Người mẹ nói:
    - Mẹ đi kiếm ăn, mong cho Nhà có nhà, Gạo có gạo, không ngờ lạc đường, để đến nỗi hai con khổ sở.
    Vừa nói vừa vuốt tóc rối bù của con giai, lau nước mắt cho con gái. Tiếng người mẹ êm hơn tiếng sáo của đại bàng, êm hơn tiếng người con gái trong hang hổ. Tay người mẹ êm hơn bông, ấm hơn nắng. Thằng Nhà bắt đầu kể cho mẹ nghe những chuyện chúng nó gặp ở dọc đường. Người mẹ nói:
    - Chúa làng chết rồi, hổ cũng không còn. Mẹ con ta gặp nhau, thế nào Nhà cũng có nhà, Gạo cũng có gạo.
    Người mẹ cất tiếng hát ru cho hai con ngủ, và nói:
    - Các con ngủ đi cho đỡ mệt. Tội tình các con vất vả. Chốc nữa mẹ sẽ mua quà cho các con ăn.
    Trong tay người mẹ, hai anh em đánh một giấc ngủ ngon. Người mẹ nhìn con, khi thì mỉm cười, khi lại ứa nước mắt. Người mẹ hát:
    - Trở về làng từ nay có nhà, có gạo, có mẹ có con. Con ơi con ngủ cho ngoan...

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  20. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Đàn kiến con ngoan quá !

    Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:
    - Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?
    - Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất!. Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!
    Ðàn kiến con vội nói:
    - Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!.
    Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.
    Ðàn kiến con lại chia nhau đi tìm nhà mới cho bà kiến. Một lúc sau, chúng quay lại nói với bà:
    - Bà ơi! chúng cháu đưa bà về một ngôi nhà mới thật khô ráo và nhiều ánh nắng, bà có đồng ý không?
    Bà kiến rưng rưng cảm động nói:
    - ôi, được thế thì còn gì bằng!
    Ðàn kiến lại xúm vào khiêng chiếc lá, kiệu bà kiến lên một bông hoa hướng dương cách đó không xa. Bà kiến được ở nhà mới, sung sướng quá, nói với đàn kiến con:
    - Nhờ các cháu giúp đỡ, bà được đi tắm nắng, lại được ở nhà mới cao ráo, xinh đẹp. Bà thấy khoẻ hơn nhiều lắm rồi. Các cháu nhỏ người mà ngoan quá!. Bà cám ơn các cháu thật nhiều.
    Hết

    Coby right by Chimcanhcut 2004
     
    bamecutin thích bài này.

Chia sẻ trang này