Vườn cổ tích: Thơ và Truyện cho bé

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi minh_nguyet1965, 14/3/2006.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    CHUYỆN CỔ TÍCH : Người học trò và con cho đá

    Ngày xưa, có người học trò hôm nào đến nhà thày cũng phải đi qua một nơi có con chó đá. Khi người ấy qua thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ. Người học trò lấy làm lạ, một hôm đứng lại hỏi con chó rằng: "Anh em học trò qua đây cũng đông, sao các người khác thì mày không mừng, lại chỉ mừng riêng có một mình tao"? Con chó đáp: "Khoa này bao nhiêu người kia không ai đậu cả. Chỉ có một mình thày thi đậu mà thôi. Số trời đã định, nên tôi phải kính trọng mừng thày".
    Người học trò nghe nói vậy, lúc về nhà kể chuyện lại cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha bỗng lên mặt ta đây, hống hách với cả mọi người. Một hôm ông ta giắt trâu ra đồng cày, cho trâu dẫm cả lúa của người làng. Người ta nói, ông ta không thèm đáp lại. Rồi hôm sau, lại đưa thêm trâu, thêm người, cứ ruộng lúa của người ta bước bừa xuống dẫm be bét không kiêng nể chi cả. Chủ ruộng trông thấy thế lại kêu, thì ông trừng mắt dọa dẫm: "Khoa này con ông đỗ, rồi cho chúng bay sẽ biết tay ông"!
    Chủ ruộng thấy ông nói vậy, cũng có lòng sợ, không dám lôi thôi gì nữa. Đến hôm sau, người học trò đi học, qua chỗ con chó đá thì không thấy nó đứng dậy nữa. Lúc về cũng vậy, nó cũng không mừng. Người học trò lấy làm lạ, đến hỏi con chó rằng: "Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa thế"? Con chó nói: "Tại cha thày lên mặt hách dịch với cả mọi người, rồi lại cho trâu dẫm hại ruộng lúa của người ta, cho nên Thiên tào đã gạch tên thày đi, khoa này thày không đỗ được, nên tôi không phải mừng thày nữa". Người học trò về nhà đem lời con chó kể lại với chạ Người cha lấy làm hối. Từ đó dẹp hết thói khoe khoang lên mặt, rồi lại đến từ tạ người chủ đất rất khiêm tốn.
    Khoa ấy, người học trò đi thi đã vào lọt mấy kỳ, mà cũng không đỗ thật. Tuy vậy, người ấy không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành, mà người cha ở nhà cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Cách đấy ít lâu, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước. Hỏi thì con chó nói rằng: "Nhà thày tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi. Nên sổ Thiên tào lại định cho thày khoa này thi đỗ".
    Người học trò nghe nói về nhà không kể chuyện lại cho cha nghe nữa, chỉ biết ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên thi đỗ cao.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
    Đang tải...


  2. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153

    Sự Tích Cây Xấu Hổ

    Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có một bà mẹ tính tình hiền lành như cục đất. Bà luôn chăm chỉ làm ăn nhưng vẫn nghèo. Sống một thân một mình, bà buồn lắm. Nhiều lần bà cầu nguyện giàng cho bà một đứa con để sớm hôm tuổi già.
    Một hôm, trên đường từ rẫy về, bà bị lạc đến một khu rừng lạ. Ðói và khát khô cổ mà bà vẫn chẳng tìm ra thức gì để ăn và uống cả. Bà lả người đi. Khi tỉnh dậy, bà thấy trước mặt có một lùm cây: lá xanh chi chít, hoa vàng li ti chen lẫn những chùm trái đỏ mọng. Bà cảm thấy thèm, bèn hái trái ăn. Trái ngọt lịm làm bà không còn đói và khát nữa. Ðầu óc bà dường như tỉnh táo hơn. Và bà tìm được lối về nhà. Hôm sau, bà thấy người mình khang khác. Bụng bà cứ ngày một to dần. Ðúng 12 mùa trăng, bà đẻ ra một đứa bé gái. Lũ làng nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ. Có người độc lưỡi độc miệng nói rằng: bà đẻ ra ma núi. Bà vẫn cắn răng chịu đựng. Lạ lùng thay, mặc dù nghèo khổ nhưng bà chăm đứa nhỏ rất chu đáo.
    Ðứa con gái càng lớn càng rực rỡ và xinh đẹp như đoá hoa trang trong rừng. Ngày ngày, nó vào rừng, ra suối bắt bướm, hái hoa rong chơi. Nó lười biếng không chịu làm việc giúp mẹ. Bà mẹ ngày càng già yếu nhưng vì thương con bà phải cố sức làm lụng vất vả để có cái ăn cái mặc cho con. Rồi một hôm, bà mẹ nhiễm bệnh và qua đời. Lũ làng xúm xít lo chôn cất bà mẹ và không tiếc lời quở trách đứa con tệ bạc. Quen thói lười biếng nên khi bà mẹ chết đi, đứa con không còn ai chăm sóc nữa. Hằng ngày nó tha thẩn tấm thân gầy còm đi ăn xin hết bếp nhà này đến bếp nhà khác. Mới đầu, người ta còn thương hại cho ít nhiều để nó sống qua ngày. Xin hoài người ta cũng chán. Ðứa con đến đâu xin xỏ, thiên hạ cũng dè bỉu, mỉa mai. Ðến bây giờ, nó mới biết ăn năn, hối lỗi. Nó cảm thấy thương mẹ nó vô cùng và xấu hổ với dân làng nhiều quá. Nó chạy ra mồ mẹ, nằm khóc nức nở và luôn gọi: "Mẹ ơi, tha lỗi cho con!".
    Rồi từ đêm đó, không ai gặp cô bé nữa. Chỉ thấy bên mộ bà mẹ mọc lên một cây lạ, lá nhỏ li ti. Mỗi khi có ai vô tình hay cố ý đụng đến, cây chợt rùng mình, khép nép như cố né tránh mọi người. Người ta gọi đó là cây xấu hổ.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  3. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Chuyện Thỏ và Cá Sấu

    Có một lần Thỏ đến bên bờ sông bứt ngọn cỏ non nhai ngốn ngấu. Cá sấu ở gần đó , nằm im giả vờ như không nhìn thấy.
    Thỏ nhìn quanh rồi yên trí ăn ngon lành. Cá sấu liền giả bộ hiền lành từ từ bò đến bên Thỏ...rồi đột nhiên đớp gọn Thỏ vào mồm ! Cá sấu kêu lên : Hu ! Hu ! ở trong bụng cốt làm cho Thỏ sợ.
    Thỏ đã nằm gọn trong hàm Cá Sấu , tuy rất sợ hãi nhưng vẫn bình tĩnh tìm kế thoát thân.
    Thỏ liền nghĩ ra một kế nói :
    _ Bác cá Sấu ơi ! bác kêu hu ! hu ! tôi chẳng sợ đâu...Bác mà kêu ha ! ha ! thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất !
    Nghe Thỏ nói thế , Cá Sấu liền há mồm lớn ra mà kêu lên : Ha ! Ha !.
    Chỉ chờ có thế , Thỏ liền nhảy phóc ra khỏi miệng Cá Sấu , quay lại cười nhạo Cá Sấu :
    _ He! he ! đã quá ! Ai bảo ngu há mồm ra làm chi !
    Nói xong Thỏ chạy biến vào rừng , nhập cả bầy Thỏ lại nhảy múa tung tăng vui mừng...vì vừa thoát nạn
     
  4. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Mưu Thỏ Con
    Lúc ấy là 10 giờ sáng . Một buổi sáng đầy nắng ấm trong khu rừng này. Thông thường một buổi sáng như thế cảnh vật sẽ được khoác lên một chiếc áo rực rỡ và những nét hân hoan vui tươi sẽ hiện rõ trên mặt của muôn loài. Nhưng chuyện gì đã xảy ra mà cả khu rừng nầy hôm nay mang sắc thái ảm đạm như thế ?

    Trên một khoảng đất trống ở cuối khu rừng, có một chú thỏ con đang ngồi đó. Nó cứ lắc đầu nguầy nguậy và miệng không ngớt nói :
    - Không, không, tôi không đi ! Tôi sẽ không bao giờ đi !
    Và nó la lớn lên một cách cương quyết :
    - Tôi nhất định không chịu đi.

    Ngồi cạnh nó là một anh Sói. Con này không ngừng lải nhải dỗ dành nó :
    - Chú làm ơn đi nhé ! Chú Thỏ dễ thương của tôi ơi!

    Và cứ sau mỗi câu dỗ đó của Sói, Thỏ lại lắc đầu lia lịa và lập đi lập lại « Không, không, tôi không đi đâu hết ! »

    Trong khi đó, vài con thú nhỏ khác đang khóc lóc trong các bụi rậm. Anh Hươu cao cổ, bác Trâu Già, cô Công xinh đẹp, chú Chồn tinh ranh cũng đều có mặt ở đó. Tất cả đều tỏ vẻ lo lắng tột cùng . Và nếu các em ở trong hoàn cảnh đó chắc chắn là cũng sẽ như thế. Bây giờ tôi sẽ nói cho các em nghe lý do vì sao.

    Thời gian trước khi chuyện này xảy ra, có một con Cọp đói rất to lớn không rõ từ đâu đến sinh sống trong khu rừng này. Mỗi ngày nó đi rão trong rừng để tìm thức ăn và ngày nào nó cũng giết hai hoặc ba con thú vùng này. Và cho dù nó đã no nhưng vì bản tánh hung hăng, nó cũng sẽ giết bất cứ ai mà nó gặp trên đường đi. Muôn loài đều khiếp sợ nó và từ đó không ai có thể sống vui và hạnh phúc như xưa được nữa.

    Một ngày kia, bỗng anh Sói có một ý kiến rất thông minh– ít nhất là thông minh theo ý anh ta. Nó triệu tập một cuộc hội nghị của tất cả thú rừng và trình bày kế-hoạch của nó :
    - Chúng ta sẽ hứa với con Cọp đó rằng mỗi ngày chúng ta sẽ dâng hiến cho nó một con thú để nó ăn. Như vậy những thú còn lại sẽ được an toàn ngày hôm đó vì nó đã no nê sẽ không đi ra ngoài kiếm mồi, tránh được việc nó gặp ai thì giết người ấy.

    Khi nói điều ấy thì trong đầu con Sói đang nghĩ : « Chúng ta sẽ lựa những con thú nhỏ trước tiên. Như vậy thì mình sẽ được yên thân trong một thời gian khá lâu »

    Kế hoạch của Sói được mọi người tán thành. Và Cọp cũng bằng lòng vì từ lâu nó đã trở thành mập phì và biếng nhác không thể tả được. Tất cả đều hài lòng chỉ trừ chú Thỏ Con . Khi nó bị chỉ định làm thức ăn cho Hổ hôm ấy, nó không vui chút nào . Dĩ nhiên là nó nhất quyết từ chối.

    Như vậy thì các em đã hiểu vì sao cả khu rừng mang màu sắc đau buồn trong một buổi sáng nắng đẹp như vậy.

    Mặt trời đã lên cao và đứng bóng. Có nghĩa là đã 12 gìờ trưa. Ðã gần tới giờ mang thức ăn đến cho Cọp Tất cả mọi con thú đều trách móc chú Thỏ con là ích kỷ, nó bèn nói : « Ðừng làm phiền tôi. Tôi đang suy nghĩ đây! » Vừa lúc ấy tiếng gầm giận dữ vì đói của con Hổ vang cả khu rừng, nhưng may mắn là vì nó quá mập nên rất khó khăn trong việc đi ra khỏi hang .

    Tuy nhiên, 12 giờ trưa ở rừng rất nóng và là giờ ngủ trưa. Con Cọp đã ngưng gầm thét, ngay cả con Sói cũng ngưng lải nhải và hầu hết các thú đều tạm quên sự lo lắng để nghỉ trưa. Bỗng dưng, vào lúc 1 giờ trưa, tất cả đều ngạc nhiên sững sờ vì chú Thỏ nhảy vọt ra và la lớn :
    - Ðược rồi, tôi sẽ đi!

    Rồi nó cắm đầu chạy thật nhanh về hướng hang con mãnh hổ.

    Sau cơn sững sờ ngạc nhiên, mọi con thú đồng trút ra một hơi thở dài khoan khoái và bắt đầu đi kiếm thức ăn cho chính mình ngày hôm đó.

    Còn các em, chắc là các em đang lo sợ cho chú Thỏ phải không?
    Chú Thỏ chạy một mạch đến hang Cọp. Nó chạy nhanh đến nổi suýt chút nữa là đâm đầu vào các móng vuốt của Cọp . Nhưng cũng may là nó dừng lại kịp và cẩn thận giữ một khoảng cách khá xa để không bị con thú độc ác kia chụp trúng được.

    Con này rất giận dữ vì phải chờ đợi lâu bữa ăn của nó, nhưng nó còn đang ngái ngủ nên chỉ càu nhàu :
    - Lại gần đây. Tại sao mi đến nạp mạng trể quá vậy ?

    Chú Thỏ bắt đầu giả vờ khóc nức nở :
    - Thưa Ngài, không phải lổi tại con . Ðáng lẻ họ không đem dâng con cho Ngài xơi vì con quá gầy ốm. Họ đã chỉ định người anh mập mạp thơm ngon của con đem dâng Ngài rồi.

    Cọp gầm lên :
    - Vậy tại sao bây giờ họ lại đưa mi đến cho ta ? Thằng anh của mi đâu ?
    - Thưa Ngài họ đã đưa anh con đến cho Ngài đấy chứ nhưng giữa đường có một ngài Hổ khác dành mất rồi nên họ phải quay về bảo con thay thế anh con đến cho Ngài xơi tạm.
    - Ðứa…..nào…..! – Cọp gầm rít lên.
    - Dạ Ngài Hổ kia ở trong một cái hố sâu tại một mảnh đất hoang gần đây.
    - Ðưa ta đến đó ngay. Ta sẽ dạy cho nó một bài học để biết dành ăn với ta sẽ bị hậu quả như thế nào.
    - Ðúng như thế, thưa Ngài! - Thỏ con vẫn giữ giọng nức nở trả lời với con Cọp dữ kia - Dạ xin Ngài đi theo lối này ạ . ..

    Rồi Thỏ con dẫn Cọp ta đi vào một con đường mòn nhỏ hẹp, luồn vào những bụi lau sậy dày đặc. Loài cọp cũng giống như loài mèo, chúng nó không nhìn thấy rõ trong ánh nắng chói chang nên Ngài Hổ này không nhận định được hướng đi, cứ theo Thỏ mà tiến bưóc. Thình lình, Thỏ con rẻ ngoặc vào một bụi rậm, miệng kêu to : « Ðây rồi! ». Cọp chạy theo sau, khi đến nơi thì nó thấy Thỏ con đang đứng bên cạnh một cái lổ thật sâu . Thỏ con cất giọng run rẩy nói với Cọp:
    - Thưa Ngài, đây là hang của Ngài Hổ kia. Trời ơi, con sợ quá. Xin Ngài làm ơn cho con đứng thật sát Ngài.
    Con Cọp hung hăng bước lại gần miệng hang, nhìn xuống . Nó thấy dưới đó hiện ra khuôn mặt của một con Cọp cũng thật hung dữ và bên cạnh nó là một con Thỏ đang run sợ. Cọp quát to :
    - Trả lại con mồi đó cho ta!
    Vừa gầm, vừa hét, nó nhảy xuống và…trước khi nó kịp nhận biết rằng nó đang nhảy xuống một cái giếng sâu thì nó đã từ từ chìm sâu xuống đáy giếng. Và thế là mãi mãi nó không bao giờ trở lên được để sát hại những con thú hiền lành trong khu rừng đó nữa. Nếu như nó bình tỉnh, không giận dữ mất trí khôn, nó sẽ nhận biết rằng cái con Cọp hung dữ và Thỏ con run rẩy mà nó nhìn thấy dưới hố chỉ là hình ảnh của nó và chú Thỏ con đứng bên cạnh nó phản chiếu lại qua mặt nước giếng.

    Lê Thy
    (phỏng dịch The Little Hare and the Tiger của Elizabeth Clark)
     
  5. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Đại Bàng Và Con Chim Sẻ

    Ở khu rừng nọ có một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh . Gặp bất cứ con chim nào , đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim , rằng nó khỏe nhất , kêu to nhất , bay cao nhất .

    Một hôm , đại bàng tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức :

    - Hỡi các loài chim , trong các người có kẻ nào dám đọ sức kêu to , ăn nhiều , bay cao cùng ta không nào ?

    Cả bầy chim sợ hãi nhìn nhau chẳng dám ho he một tiếng . Thấy thế đại bàng càng được thế :

    - Ta bất chấp tất cả các ngươi đấy .

    Lúc ấy, một chú sẻ con bèn lên tiếng :

    - Bác đại bàng ơi , thi ăn nhiều , kêu to với bác thì chúng em chẳng dám rồi , nhưng thi bay cao với bác thì em cũng thử một lần xem sao .

    Cả đại bàng lẫn các loài chim khác đều sửng sốt ngoảnh lại nhìn chim sẻ nhưng nó không hề nao núng .

    Cuộc thi bắt đầu . Ðại bàng vỗ cánh bay lên . Khi đã bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất , đại bàng liền gọi :

    -Ê , sẻ con chết rấp ở đâu rồi ?

    Lúc ấy sẻ bay lên đầu đại bàng , đáp :

    -Em đây , bác cứ yên tâm , em không bỏ cuộc đâu . Ðại bàng cố sức bay cao lên nữa . Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương , đại bàng lại cất tiếng gọi :

    -Thế nào , sẻ con , vẫn theo ta được đấy chứ ?

    Chim sẻ lại bay lên trả lời :

    - Vâng , em vẫn cố theo bác đây . Chừng bác mệt rồi sao mà bay chậm thế ?

    - Ðời nào !

    Ðại bàng nói hổn hển rồi bay ngược lên cao cao mãi , lần này đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa . Nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được . Ðôi cánh đã mỏi rã rời . Cổ và đầu nặng trĩu , đại bàng nói chẳng ra hơi .

    - Sẻ con đã chịu thua ta rồi chứ ?

    - Chưa đâu , em vẫn ở trên đầu bác đây này . - Giọng sẻ con vẫn lanh lảnh .

    Ðại bàng quyết không chịu thua chim sẻ , nó lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa . Ðại bàng tắt thở . Từ trên cao nó rơi thẳng xuống vực như một hòn đá vậy . Khi ấy , sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức . Chúng không hiểu sẻ con có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn bay cao nhường ấy . Chỉ có mỗi một con sẻ con khác là trông thấy lúc cuộc thi bắt đầu , sẻ con đã đậu ngay trên lưng đại bàng . Thì ra đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không biết . Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi , sẻ con lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời , thành thử nó chẳng mất tí sức nào .

    Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm , sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần

    Sưu Tầm
     
    bamecutin thích bài này.
  6. hana

    hana Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2005
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Ủng hộ Minh Nguyệt nào

    Dê con nhanh trí

    Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con:

    - Con ở nhà cho ngoan, mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy!

    Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm:

    - Thế mẹ về thì làm sao con biết mà mở cửa?

    Dê mẹ khen con thông minh và dặn con:

    - Lúc nào mẹ về, mẹ sẽ nói: “con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ.

    Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “Cạch, cạch , cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa nhưng nghe tiếng ồm ồm, không giống tiếng mẹ, Dê con liền nghĩ ra một kế và bảo:

    - Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế?

    Con Sói sợ bị lộ nhưng vẫn khôn ngoan trả lời:

    - Mẹ ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy.

    Dê con vẫn còn ngại:

    - Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn là biết ngay!

    Con Sói lại tìm cách chống chế:

    - Mẹ giẫm phải gai, sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc, đen sì. Nó bảo chó Sói:

    - Thôi, anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng ra đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa! Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi. Nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó liền thò chân vào thùng bột, bột dính đến đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con:

    - Cạch cạch cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!

    Dê con vội chạy ra, ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng 4 chân trắng. Thôi, đích là mẹ đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không thơm như mùi sữa của mẹ. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắt ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo:

    - Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu! Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm.

    Con Sói sợ bị lộ, vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!”

    Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là chân mẹ. Nó trèo lên nhìn qua khe tường, đúng là tai mẹ. Nó mở ngay cửa cho mẹ vào và kể chuyện con Sói đến lừa cho mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng và khen con giỏi.

    Dê mẹ cho Dê con bú một bữa sữa thơm và ngọt.
     
  7. hana

    hana Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2005
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Cáo, thỏ và gà trống
    Ngày xửa, ngày xưa, trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo sống trong ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau, Thỏ gặp bầy Chó, bầy Chó hỏi Thỏ:
    - Tại sao Thỏ khóc?
    - Làm sao mà tôi không khóc cho được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, Cáo có một ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà.
    - Thỏ ơi Thỏ đừng khóc nữa! bầy Chó an ủi Thỏ. Chúng tôi sẽ đuổi được Cáo đi. Bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói: Gâu gâu gâu ! Cáo cút đi ngay!

    Cáo ngồi trên bệ lò sưởi, nói vọng ra:
    - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!

    Bầy Chó sợ quá chạy mất. Thỏ ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi:
    - Tại sao Thỏ khóc?
    - Làm sao mà tôi không khóc cho được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, Cáo có một ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà
    - Thỏ ơi, đừng khóc! Ta sẽ đuổi được Cáo đi!
    - Không bác Gấu ơi, bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác làm sao đuổi được?
    - Đuổi được chứ! Bác Gấu nói giọng kiên quyết.

    Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên:
    - Cáo! Cút ngay!
    - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác – Cáo trả lời

    Gấu sợ quá chạy đi mất. Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gà Trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà Trống thấy Thỏ khóc, liền hỏi:
    - Làm sao Thỏ khóc?
    - Làm sao mà tôi không khóc cho được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, Cáo có một ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến nhà Cáo tan thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà
    - Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo.
    - Không! Anh không đuổi được đâu, chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không được thì làm sao anh đuổi được
    - Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi!

    Gà Trống và Thỏ cùng về nhà. Gà Trống cất tiếng hát
    Cúc cù cu cu
    Ta vác hái trên vai
    Đi tìm Cáo gian ác
    Cáo ở đâu ra ngay!
    Cáo sợ quá bảo:
    - Tôi đang mặc quần áo

    Gà Trống lại hát:
    Cúc cù cu cu
    Ta vác hái trên vai
    Đi tìm Cáo gian ác
    Cáo ở đâu ra ngay!
    Cáo nói:
    - Cho tôi mặc áo bông đã

    Lần này thì gà quát lên:
    Cúc cù cu cu
    Ta vác hái trên vai
    Đi tìm Cáo gian ác
    Cáo ở đâu ra ngay!
    Cáo từ trong nhà gỗ vọt ra, chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình.
     
  8. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Nàng Công Chúa Mau Lớn

    Ngày xưa có một ông vua sinh được một nàng công chúa nhỏ xíu. Nhà vua yêu quý con gái lắm và mong cho cô lớn ngay lập tức, biết chạy chơi trong cung điện. Vua cho gọi một vị danh y tới và bảo rằng:
    - Ngươi có thể cho ta một vị thuốc để con gái ta lớn ngay được không?
    Vị danh y thưa:
    - Tâu bệ hạ, thần nhất định làm được việc đó. Nhưng thần phải đi tới một vùng rất xa để hái thuốc. Thần chỉ xin bệ hạ một điều là trong thời gian thần đi hái thuốc, bệ hạ không được tới thăm công chúa. Ðợi khi nào thần hái thuốc về cho công chúa uống xong, lúc ấy bệ hạ mới được vào thăm.
    Nhà vua bằng lòng. Thế là vị danh y đi tới một vùng xa xôi tìm thuốc, mất 2 năm trời ông ta mới mang thuốc trở về. Công chúa uống thuốc xong, nhà vua vào thăm thấy con gái mình lớn hẳn lên nên trong lòng vui lắm. Ngài khen vị danh y rằng:
    - Nhà ngươi là một thầy lang giỏi. Con gái ta vừa uống thuốc của nhà ngươi xong mà đã lớn thế này cơ à?
    Nhà vua ban thưởng cho vị danh y rất nhiều vàng bạc. Ai cũng buồn cười cho sự ngớ ngẩn của nhà vua, chẳng biết tính ngay cả tuổi của con gái mình.
    Hết

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  9. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Nàng Công Chúa Ốc Sên

    Ngày xưa, có một nàng Công chúa lười biếng, suốt ngày chỉ thích diện quần áo đẹp ra đường rong chơi, múa hát.
    Cha dạy chữ, Công chúa lảng đi không chịu học.
    Mẹ tập cho cách nấu món ăn ngon, Công chúa không chịu vào bếp. Một hôm Vua cha ốm, rồi Hoàng hậu cũng ốm, muốn con gái tự tay nấu món cháo ngon chăm sóc cho mình, nhưng Công chúa lười không nấu. Vua cha tức giận, rủa rằng:
    - Mầy sẽ thành con ốc sên xấu xí suốt ngày bò ở ngoài đường. Như thế mới đáng đời mày!
    Lời mắng rủa của Nhà vua thành ngay sự thật. Nàng Công chúa biến thành một con ốc sên nâu sỉn bò từ trong cung Vua ra đường.
    Hoàng hậu thương con gái than khóc khôn nguôi. Vua thương Hoàng hậu, mỗi đêm, để cho Hoàng hậu yên giấc, Vua gọi ốc sên về bảo:
    Sên sển sền sên
    Mày lên Công chúa
    Mày múa tao xem
    Tao may áo đỏ áo xanh cho mày...
    Nàng Công chúa hiện lên. Hoàng hậu ngủ yên. Lúc bấy giờ, Vua cha cũng thương nhưng không có cách gì cứu con được. Nàng Công chúa lại trở thành con ốc sên nâu sỉn bò ra ngoài đường.
    Từ đấy, nhan nhản hai bên vệ đường là những con ốc sên xấu xí, tội nghiệp.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  10. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Ngôi Nhà Nhỏ Bên Đường

    Ngày xưa, trong căn nhà nhỏ bên đường, chỉ có một em bé gái. Nói thì nói thế, song em đâu chỉ có một mình. Láng giềng của em là một cây lớn ở sát cạnh nhà. Trên cây lớn còn có tổ chim của con chim xanh.
    Một hôm, gió ào về gầm rít, thổi bay cả tổ chim. Chim xanh đậu ở trên cây buồn rầu, khóc lóc đến thảm thiết:
    - Tôi sắp làm mẹ rồi, nay biết ở đâu để lo cho lũ con đây!
    Em bé đang dọn dẹp lại nhà sau cơn gió bão, nghe thấy thế, bèn nói:
    - Chim xanh ơi, em đừng rầu rĩ quá thế. Chị cho em chiếc mũ và chiếc khăn tay của chị. Mũ để em làm tổ. Khăn tay để em làm chăn cho lũ chim con.
    Chim xanh mừng quá, ríu rít cảm ơn, đón lấy chiếc mũ và khăn tay.
    Rồi lũ chim nhỏ ra đời. Cây lớn mở tán ra như chiếc dù xanh xanh che nắng cho chúng. Lũ chim ríu rít ca hát cả ngày. Cô bé cười. Cây cũng cười, xào xạc, xào xạc...
    Lại một hôm, mưa xuống bao nhiêu là nước, cứ như đổ nước xuống vậy. Mẹ con chim lướt thướt ướt, lại khóc. Cây cũng rũ cả lá xuống như chẳng còn sức lực nào. Hoá ra, cái áo của chị Mây Trắng bị móc vào đâu bị rách một mảng lớn, chẳng ai vá hộ, nên chị ra khóc hờn, khóc tủi, nước mắt lả chã tuôn rơi xuống thế gian.
    Cô bé nhìn trời, nhìn cây, nhìn tổ chim ra chiều nghĩ ngợi, rồi không chần chờ nữa, mở chiếc hòm nhỏ lấy ra một cuộn bông lớn, kim, chỉ và tới bên gốc cây bảo:
    - Cây ơi, trông nhà giúp tôi nhé!. Ðể tôi lên trời vá áo giúp chị Mây Trắng đây. Cây hỏi:
    - Cô mang cái gì đi vá áo cho chị Mây Trắng?
    - Có cuộn bông mà mẹ tôi cho để làm nên bông áo rét đây rồi.
    - Thế thì cô lấy gì mà may áo rét để qua nổi mùa đông
    - Không vội lo điều đó. Trước tiên là vá chiếc áo của chị Mây Trắng để mọi người chúng ta khỏi khổ vì nước mắt của chị đã.
    Cây lặng đi trước tấm lòng thơm thảo của cô bé, vội rủ cành xuống nâng cô bé lên mãi lên mãi tới nơi chiếc áo rách của chị Mây Trắng bị rách.
    Cô bé dùng bông mềm mại, xốp nhẹ, nhẹ nhàng dàn lấp chỗ áo rách của chị Mây, rồi cần mẫn chần, khâu thật đẹp đẽ. Chi Mây Trắng lặng thinh và rồi chị nở nụ cười. Mặt Trời toả ánh nắng dịu dàng xuống Trái Ðất. Lũ chim con lại ríu rít hát ca. Cây lại xào xạc, xào xạc... cười
    Mùa thu tới rồi, gió đã se se lạnh. Cây nở bung muôn ngàn đoá hoa đủ màu sắc. Cây gọi lũ chim con, lúc này đã bay đi bay lại được rồi:
    - Các bạn ơi!. Mau hái hoa để tặng cô bé tốt bụng nào!.
    Ôi lũ chim mới ngoan làm sao!. Chúng mang vào nhà cô bé bao nhiêu là hoa, rải thành tấm đệm hoa rực rỡ sắc màu.
    Mùa thu này, bạn hãy tới căn nhà nho nhỏ bên đường đó mà xem. Bạn sẽ tin lời tôi vừa kể đó.

    Copyright by Chimcanhcut 2004
     
  11. hana

    hana Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2005
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    Tôi muốn húc

    Đó là một chú Dê con với một đôi sừng bé tẹo tèo teo nhưng lại hay cà khịa. Chú chẳng biết làm gì nên cứ hay di cà khịa với mọi người.

    - Tôi muốn húc! Nào, ta húc nhau một cái chơi!

    - Để cho ta yên! - Bác Gà Trống Tây nói rồi trịnh trọng tránh ra.

    - Nào, ta húc nhau chơi nào! - Chú Dê lân la đến gạ lợn con.

    - Lui ra! - Chú Lợn con đáp lại rồi đưa chân sau quào đất.

    Dê ta lại chạy đến một bác Cừu già.

    - Nào, ta húc nhau một cái chơi!

    - Đi chỗ khác! - Bác Cừu khẩn khoản - Hãy để ta yên! Ta không mặt mũi nào đi húc nhau với chú.

    - Nhưng tôi muốn! Thôi, ta cứ húc nhau một cái chơi!

    Bác Cừu không nói gì, lẳng lặng đi chỗ khác.

    Dê ta lại nhìn thấy một chú Chó con.

    - Chà! Ta húc một cú xem nào!

    - Nào, bắt đầu! - Chú Chó con hăm hở lao đến cắn ngay vào chân Dê một miếng thật đau.

    - Ôi! Hượm đã! - Chú Dê ta bật khóc - Tớ thì tớ muốn húc, thế mà cậu lại gì thế này?

    - Còn tớ thì tớ muốn cắn! - Chú Chó con đáp và bồi thêm cho Dê ta một miếng rõ đau nữa.
     
    bamecutin thích bài này.
  12. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Một Đồng Tiền Vàng

    Ngày xưa, có hai vợ chồng giàu có nọ sinh được một người con trai. Vì quá đổi yêu thương con nên bà mẹ hầu như cả ngày chẳng để cậu ta đụng đến việc gì, dần dần cậu con trai trở nên lười ơi là lười, đến nỗi một đồng xu cũng không kiếm nỗi.

    Người cha dồn toàn bộ tinh lực để nuôi đứa con trưởng thành, đến lúc tuổi đã cao, sức đã yếu mà nhìn lại thấy đứa con trai vẫn chứng nào tật nấy, chẳng chịu sửa đổi, lo lắng làm lụng gì hết thì lấy làm buồn bã vô cùng.

    Một hôm, ông nằm trên giường gọi bà vợ lại và nói:

    - Bà à, toàn bộ tài sản chúng ta đã để dành được từ trước tới nay, sau này khi tôi chết đi, tùy bà muốn đem cho ai thì cho chớ tôi đã quyết định không để lại cho thằng con này một xu nào. Đồ lười chảy thây chẳng chịu làm gì cả như nó thì sẽ không được gì hết.

    Người mẹ nghe xong liền ra sức bênh con trai:

    - Ông nói nghe lạ, chẳng lẽ con mình tệ đến nỗi chẳng bao giờ kiếm được một đồng hay sao ?

    Người chồng nói dứt khoát:

    - Được, nếu bà đã nói thế thì bà hãy bảo nó thử đi kiếm tiền đi ! Dù chỉ kiếm được một đồng xu thôi cùng được, tôi sẽ giao toàn bộ tài sản này lại cho nó.

    - Được! Vậy là ông hứa rồi đó nhé - người vợ nói.

    - Ừ, tôi sẽ cố chờ xem xem nó làm được việc gì!

    Ngay sáng hôm sau, người mẹ đi đến bên đứa con, đưa cho cậu ta một đồng tiền vàng và căn dặn:

    - Con trai yêu quý của mẹ ! Con hãy đi loăng quăng đâu đó, thích đến đâu thì đến, đợi đến chiều tối hãy quay về và đưa ngay đồng tiền này cho cha con, nói rằng đây là tiền con đã từ mình kiếm được nhé.

    Cậu con trai cứ vậy mà làm. Đến chiều tối cậu quay về đưa đồng tiền vàng cho cha. Người cha cầm lấy tiền rồi tiện tay ném ngay ra ngoài cửa số:

    - Đây không phải tiền mày đã kiếm được. - Người cha nói.

    Cậu con trai thấy cha làm thế vẫn không nói một lời. Thản nhiên đi tới chiếc ghế gần đó và ngồi xuống.

    Qua ngày hôm sau, người mẹ lại đưa cho đứa con trai một đồng tiền vàng khác và dặn:

    - Con hãy leo lên núi chơi, đến chiều tối thì chạy lấy vài vòng, sao cho khắp người ướt đẫm mồ hôi, sau đó chạy về nhà và nói với cha con rằng đây là đồng tiền tự tay con đã kiếm được chẳng dễ dàng gì.

    Cậu con trai làm đúng như lời mẹ dặn, đến chiều tối thì toàn thân mệ lử, mồ hôi mồ kê toát ra như tắm, chạy về nhà và nói với cha rằng:

    - Cha ơi, cha hãy nhìn xem, người con ướt sũng cả! Đồng tiền này con kiếm được thật chẳng dễ dàng gì!

    Người cha nhận lấy đồng tiền từ tay đứa con trai lật qua lật lại xem xét rồi lại ném ra ngoài cửa số, người cha ném hơi mạnh tay nên rơi tuốt xuống ao gần đó. Và quát lên:

    - Chớ có lừa ta, đồ trẻ ranh. - Người cha nói tiếp, - Đây không phải là tiền do mày kiếm được.

    Đứa con thấy thế bật cười rồi bước đi nơi khác.

    Bà mẹ bây giờ mới hiểu rằng sự việc không thế tiếp tực lừa dối được nữa. Nếu đứa con muốn có được toàn bộ gia tài của người cha thì chỉ còn cách đi kiếm việc làm thật sự. Và ngay sáng hôm sau, bà mẹ đến phòng con trai và nói:

    - Không được, con trai ạ, chúng ta không thể lừa cha được nữa, con đành phải tự mình đi kiếm tiền thôi, tìm một việc gì đó mà làm, cho dù một ngày chỉ kiếm được vài xu cũng tốt, con hãy đưa số tiền đó cho cha, cha nhất định sẽ tin con.

    Người con trai nghe theo lời mẹ, ra đi kiếm việc làm, và cậu đã thực sự làm việc trọn một tuần lễ. Nay làm việc này, mai làm việc khác, cuối cùng cậu cũng đã gom đủ một đồng tiền vàng mang về cho cha. Người cho nhận lấy đồng tiền vàng và tiện tay ném ngay vào bếp lò đang cháy gần đấy.

    - Không, đây vẫn không phải tiền do con kiếm được. Mày đừng tưởng là ta không biết!

    Cậu con trai rất bất ngờ khi thấy cha mình ném những đồng tiền của mình vào lửa và đã không chút do dự chạy ngay đến bếp lò, vừa dùng tay nhặt lấy đồng tiền vàng từ trong đám lửa cháy rực, vừa lớn tiếng gào:

    - Cha, cha điên rồi hay sao! Con đã phải làm trâu làm ngựa cho người ta, đầu tắt mặt tối suốt cả tuần mới kiếm được đủ một đồng tiền vàng này. Cha không tin thì thôi, cớ sao cha lại ném nó vào trong lò lửa chứ!

    Lúc này, người cha nước mắt giàn giụa, cầm tay đứa con trai mà nói:

    - Con trai của ta! Cha thật hạnh phúc khi thấy con đã biết quý trọng những đồng tiền. Bây giờ thì cha đã thật sự tin rằng những đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Và cha cũng thật yên tâm khi giao toàn bộ của cải, sản nghiệp này lại cho con, con trai ạ!
    ST
     
  13. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Ăn Khế Trả Vàng

    Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai ngư­ời cùng lấy vợ. Như­ng từ khi có vợ ngư­ời anh sinh ra lư­ời biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc, đều trút cả cho hai vợ chồng ngư­ời em.

    Hai vợ chồng ngư­ời em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn tr­ước, nên đến mùa đư­ợc bội thu. Thấy thế, ng­ười anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng ngư­ời em ra ở riêng.

    Ra ở riêng với vợ, ngư­ời em đư­ợc ngư­ời anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trư­ớc nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng ngư­ời em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh m­ướn, làm thuê

    Còn ng­ười anh có bao nhiêu ruộng nư­ơng đều cho làm rẽ, để ngồi không hư­ởng sung sư­ớng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho em là ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa.

    Những ngày sung s­ướng nhất của hai vợ chồng ngư­ời em là những ngày khế chín. Quanh năm, hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế, nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vư­ờn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành là sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay đ­ược.

    Một buổi sáng, hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như­ có ngư­ời đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng d­ưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy, cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế, thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có ng­ười, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu, rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vợi hẳn quả.

    Một hôm, đứng đợi cho chim ăn xong, ngư­ời vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim: "Chim ơi, chim ăn như­ thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ!". Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như­ c­ười, đáp lại: "Ăn một quả, trả cục vàng! May túi ba gang, đem đi mà đựng". Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi.

    Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như­ thế, nhắc lại cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một, nên càng suy nghĩ, phân vân.

    Như­ng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Ngư­ời vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang.

    Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi tr­ước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng như­ chào hỏi. Ngư­ời chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên l­ưng mình. Anh ngồi lên l­ưng chim, bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc; lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào s­ườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa. Anh ngồi trên lư­ng chim thấy biển tuyệt mù, không biết đâu là bờ... Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chư­a từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như­ muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tư­ởng nh­ư mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến trư­ớc mặt cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Đặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một mống chim sâu.

    Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh đã thấy toàn những thứ đá trong nh­ư thủy tinh và hổ phách đủ các mầu; có thứ xanh như­ mắt mèo, có thứ đỏ ối như­ mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều nh­ư sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang, rồi trèo lên l­ưng chim, ra hiệu cho chim bay về.

    Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vư­ơn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ cánh xuống cái v­ườn nhỏ có cây khế ngọt. Ng­ười vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng nh­ư chào vợ chồng ng­ười nông dân, rồi bay đi. Từ đấy, lâu lâu chim mới lại đến ăn khế.

    Tiếng đồn hai vợ chồng ngư­ời em thốt nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng ng­ười anh. Hai vợ chồng ng­ười anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, ng­ười anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo ngư­ời em không chịu đổi, không ngờ ngư­ời em vui vẻ ư­ng thuận ngay.

    Hai vợ chồng ngư­ời anh mừng rỡ nh­ư mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh v­ườn nhỏ có cây khế ngọt. Đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng ngư­ời anh không làm việc gì cả. Còn đ­ược ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hè, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến. Một buổi sáng, có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai ng­ười hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế.

    Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã tru tréo lên: "Cả nhà chúng tôi trông vào có cây khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như­ thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!". Chim liền đáp: "ăn một quả, trả cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng"; rồi chim bay vụt đi.

    Hai vợ chồng ng­ười anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim, rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu, hai ngư­ời định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đ­ưa đi, nên rút cục cũng chỉ may một cái túi như­ ngư­ời em, như­ng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn.

    Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trư­ớc túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên l­ưng chim, còn ngư­ời vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi qua biển cả, rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trư­ớc.

    Trên lư­ng chim b­ước xuống, ngư­ời anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim c­ương và ngọc quý chiếu ra. Đến khi vào hang, ngư­ời anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim c­ương cho thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bư­ớc mà vẫn ch­ưa ra đư­ợc khỏi hang.

    Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo đư­ợc cái tay nải đầy vàng và kim c­ương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dư­ới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lư­ng chim và vào cổ mình.

    Chim vỗ cánh bay lên, như­ng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, v­ươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên l­ưng chim khấp khởi mừng thầm, cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vư­ờn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của.

    Lúc ấy, chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngư­ợc gió rất là nhọc mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ l­ưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, ng­ười anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển.

    Còn chim chỉ bị ư­ớt lông, ­ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt n­ước, bay về núi, về rừng.

    ST
     
  14. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Chuyện Con Công & Con Quạ

    Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công
    rằng:
    - Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như con hạc, cái hình, cái dạng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:" Hạc đứng chầu Vua "Nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Con` như anh em ta đây! than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữa.
    Công nói:
    - Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?
    Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng
    - Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?
    Công bằng lòng.
    Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng lánh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác nhiều.
    Đến lượt công ngồi tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại
    Quạ liền hỏi :
    - Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?
    Đàn chim nói:
    - Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương Nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác.... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đây. Anh làm gì đấy?... Hay ta cùng đi một thể
    Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với công rằng:
    - Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
    Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ . Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.
    Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười. Quạ tức lắm...bèn ngắm lại mình thì ôi thôi...Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn..
    Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữạ..trừ nơi hoang dã vắng vẻ
     
  15. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Con Cóc là Cậu Ông Trời

    Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay, nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ. Gan cóc tía mà lại. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp. Nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài... Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh đâu có nản. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang. Thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.

    Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:

    - Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư... Ta theo anh Cóc thôi. Đến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo.

    Cả bọn nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.

    Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

    - Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

    Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.

    Ngọc Hoàng đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn cắm cổ vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.

    Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho Chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi.

    Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.

    Thiên Lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức chàng Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên Lôi mà đốt. Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên Lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên Lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. Thiên Lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời. Thiên Lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên Lôi thành hai mảnh.

    Ngọc Hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên Lôi để cứa chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên Lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình. Ngọc Hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc Hoàng, Thiên Lôi mới được sống lại. Ngọc Hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên Lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc Hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh... Thiên Lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc Hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên Lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui.

    Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc Hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Đến lúc bấy giờ Ngọc Hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa:

    - Đã bốn năm nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát... Tưởng Ngọc Hoàng bận gì hoặc là Ngọc Hoàng giận gì trần gian mà ra phúc hoạ, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc Hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế... Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc Hoàng, xin Ngọc Hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ.

    Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc Hoàng vội cuống quýt chống chế:

    - Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ... Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào.

    Cóc gật gù thưa:

    - Muôn tâu Ngọc Hoàng, trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa... Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc Hoàng... Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc Hoàng đấy.


    Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc Hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay:

    - Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế... Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa... Khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền.

    Để chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc Hoàng sai rồng đen bay xuống phun mưa, và đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa; nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng:

    Con Cóc là cậu ông Trời
    Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho
     
  16. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Em bé thông minh

    Ngày xưa , có một ông Vua ban cho làng nọ ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực.Nhà Vua ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành sáu con nghé,hẹn hai năm sau phải nộp đủ,nếu không thì cả làng chịu tội.
    Dân làng nhận được lệnh vua,ai cũng sợ hải lo lắng.Việc đó đến tai một em bé.Em liền bảo cha:
    _Chả mấy khi được lộc Vua ban,Bố cứ thưa với làng giết hai con trâu,đổ hai thúng sôi nếp,bố con ta xin làng làm tiền phí tổn đi lên kinh đô lo liệu việc ấy.
    Cha nghe con nói vậy thì bảo:
    _ Con đừng có dại mà mất đầu đấy con ạ !
    _ Bố cứ mặc con thế nào cũng xong mọi việc.
    Người cha vội vàng ra trình cho làng biết.Cả làng không ai tin, bắt người cha phải làm giấy cam đoan.
    Hôm sau hai cha con khăn gói lên đường.Đến kinh đô,con bảo cha đứng đợi bên ngoài,con nó thì nhè lúc mấy anh lính canh vô ý,chạy thẳng vào trong cung kêu khóc om sòm.Vua hỏi:
    _ Thằng bé kia có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?
    _ Tâu đức Vua _ em bé đáp _ mẹ con chết sớm mà Bố con không chịu đẻ em bé cho con bế...
    Vua bật cười phán:
    _ Bố mày là đàn ông làm sao đẻ được em !
    Em bé bỗng tươi tỉnh đáp:
    _ Thế , sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuối ba con trâu đực cho nó đẻ thành sáu con nghé, để nộp đức vua ?
    Vua cười bảo :
    _ Ta thử đấy thôi mà !
    Vua biết em bé thông minh, như muốn thử lần nữa.
    Hôm sau,khi hai cha con đang ăn cơm,bỗng nhà vua cho mang một con chim sẻ đến và ra lệnh bắt dọn thành ba cổ thức ăn.Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim khâu rồi đưa cho sứ giả, nói:
    _ Ông cầm cái này về tấu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
    Vua nghe nói , phục tài em bé lắm.

    Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
    ( truyện đọc 1,NXBGD,1994)
    Trích từ Truyện đọc lớp 2
     
  17. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Gà & Vịt

    Xưa kia, Gà và Vịt ở với nhau bên bờ một con sông rộng.Ngày ngày chúng rủ nhau sang bên kia bờ kiếm ăn.Nước sông cạn,Gà lần qua hững bãi sỏi,đá,qua những chổ nông,còn Vịt thì ra chiều thích thú bơi tung tăng qua những quãng sông sâu nhất.Chúng mến nhau lắmNgày nao cũng vậy,khi mặt trời lấp ló đàng đông,Gà cất tiếng gọi Vịt,Vịt thức tỉnh,lạch bạch chạy lại,hai con lại cùng đi kiếm ăn.
    Vào một năm,mưa liên tiếp,lũ liên miên,nước sông dâng cao.Quảng sông mỗi năm nước cạn trông hẹp thế mà bây giờ rộng mênh mông.Nhìn xa xa mơi thấy bờ bên kia lấp ló trong làn nước đục ngầu.Vịt vẫn đi kiếm ăn được ,còn Gà đành chịu nằm xó.Vịt thương Gà lắm.Ngày nào nó cũng kiếm thêm thức ăn mang về cho Gà.Gà rất biết ơn bạn Vịt tốt bụng,nhưng nó không muốn phiền Vịt mãi.Nó muốn tự đi kiếm ăn để đỡ vất vả cho Vịt,nhưng nuớc sông mãi vẫn không rút.Gà thì không thể bơi qua sông,Gà và Vịt cùng nghĩ cách để Gà được đi kiếm ăn theo ý muốn.Cả Gà và Vịt đều băn khoăn,lúng túng.Một hôm Gà nghĩ ra một kế và nói với Vịt:
    _ Bạn Vịt ơi ! Làm sao mà bạn nuôi tôi mãi được.Sáng mai bạn cõng tôi sang bên kia sông nhé.Bạn đưa tôi sang để tôi tự kiếm ăn thôi.Nếu hôm nào bạn cũng nhịn bớt phần mồi để nuôi tôi thì bạn vất vả quá,sẽ bị ốm mất.
    Vịt nghe vậy thấy cũng được nên bằng lòng ngay.
    Sáng hôm sau ,mới tảng sáng Gà lại gọi Vịt.Vịt chạy lại.Hai đứa cùng đi kiếm ăn.Ra đến bờ sông,Gà leo lên lưng Vịt.Vịt bơi sang bên kia bờ trót lọt.Hai con lại cùng đi kiếm mồi.Cứ thế,cuộc sống của chúng lại trở lại bình thường như mọi ngày.Gà và Vịt càng quí nhau hơn.
    Tuy vậy con Gà tình nghĩa vẫn áy náy mãi về việc hàng ngày bạn Vịt phải cõng mình đi và về qua quãng sông sâunên đã nghĩ ra ra cách trả ơn Vịt.Một hôm Gà nói với Vịt:
    _ Bạn Vịt ạ ! Bạn giúp tôi nhiều quá.Tôi biết lấy gì đền ơn bạn đã giúp tôi trong những ngày này được.
    Vịt gạt đi,nhưng Gà vẫn thấy áy náy và nói với Vịt:
    _ Thôi, tôi sẽ giúp bạn như thế này: Bạn bơi lội dưới nước cả ngày,nên lông cánh lạnh lắm.Mỗi lần bạn ấp trứng,phải ấp rất lâu trứng mới nở.Tôi kiếm ăn trên cạn,bộ lông tôi khô ráo.Tối ấp trứng chóng nở lớn.Tôi sẽ ấp trứng giúp bạn.
    Vịt thấy thế, lưỡng lự một chút rồi đồng ý.
    Từ đó đến nay,mỗi lần Vịt đẻ trứng là Gà lại ấp hộ Vịt.Thời gian trôi đi,lâu dần,Vịt quên đi công việc ấp trứng.Nó đẻ trứng ra đã có bạn gà tình nghĩa ấp hộ.

    (Truyện cổ tích các loài vật NXB giáo dục,2002)
    Trích từ Truyện đọc lớp 2
     
  18. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Ai đáng khen nhiều hơn

    Một nhà kia,có hai anh em Thỏ ở với mẹ.Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra là đứa bé ngoan,biết thương mẹ nhiều nhất.Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em.Song Thỏ em thì cứ muốn được mẹ khen nhiều hơn anh.
    Một hôm,THỏ mẹ bảo hai anh em:
    _ Hôm nay,các con được nghỉ học.Thỏ anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương.Thỏ anh vào đồng cỏ hái cho mẹ mười bông hoa thật đẹp.Đường hơi xa,các con đi phải cẩn thận,đừng có la cà ở đâu nhé!
    Hai anh em vâng lời,hăng hái đi ngay.
    Thỏ em hăm hở chạy một mạch ra đồng cỏ.Tới nơi,chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông thấy,cậu ta đi vòng một lượt,chọn khóm đẹp nhất,bông nào rực rỡ nhất mới hái.Ra khỏi đồng cỏ,cậu ta chạy một mạch về nhà khoe với mẹ:
    _ Mẹ ơi,con mang hoa đẹp về đây này ! Mẹ khen con đi !
    Mẹ đón lấy bó hoa xuýt xoa:
    _ Hoa đẹp quá ! Hoa đẹp quá !
    Thỏ em hớn hở:
    _ Mẹ khen con đi !Con không la cà tí nào ở dọc đường đấu mẹ ạ !
    Thỏ mẹ nhìn con âu yếm:
    _ Con mẹ ngoan quá ! Thế trên đường đi con có gặp ai, có thấy gì không ?
    Thỏ em nhanh nhảu:
    _ Có .Con thấy cái Sóc_con bé con nhà bác Sóc Vàng_đứng khóc ở bên gốc ổi.Nó hư,mẹ nhỉ?
    _ Con có hỏi vì sao Sóc khóc không ?
    _ Không , mẹ ạ ! Con sợ ở nhà mẹ mong.
    Thỏ mẹ nghe xong không hỏi thêm gì nữa.
    Một lúc,Khá lâu sau mới thấy Thỏ anh về ,chiếc giỏ đeo bên sườn đầy những nấm hương và mộc nhĩ.Thỏ anh vừa chào mẹ vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ đưa cho em :
    _ Em thích hạt dẻ, anh mang về cho em đây !
    Thỏ mẹ hỏi :
    _ Sao con hái nhiều nấm thế ?
    Thỏ anh tươi cười:
    _ Cũng một công đi,con hái nhiều để dành lần sau, mẹ ạ !
    Thỏ mẹ lại hỏi :
    _ Sao con đi lâu vậy ?
    THỏ anh thưa :
    _ Thưa mẹ,trên đường về,con còn giúp cô Gà Hoa Mơ.
    _ Cô Gà Hoa Mơ làm sao?
    _ Dạ, Cô Gà Hoa Mơ dẫn đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa .Con phải dừng lại giúp cô tìm cậu Gà Nhép.Vì vậy,con về chậm,mẹ ạ !
    Nghe Thỏ anh nói xong,Thỏ mẹ mỉm cười gật đầu,gọi cả hai anh em đến gần , nói:
    _ Các con của mẹ ! Các con rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ.Thỏ em luôn luôn nghỉ tới mẹ là đúng.Song Thỏ anh còn biết nghĩ tới người khác,biết hái thêm nấm cho mẹ,mang quà về cho em,giúp cô cô Hoa Mơ lúc khó khăn.
    Các con nên nhớ rằng : làm việc tốt không phải chỉ để được khen mà trước hết vì được giúp ích cho người khác.
    THỏ em hiểu ra,bẽn lẽn nói :
    _ Thưa mẹ, vâng ạ !

    Theo PHONG THU
    (Truyện đọc 2 ,NXB giáo dục,1994)
    Trích từ truyện đọc lớp 2
     
  19. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Ông Trạng Nồi

    Thuở xưa,có một chàng trai nhà nghèo lắm,hằng gày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học.Chàng rất thông minh và ham học.
    Nắm ấy,nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài.Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách , nhiều bữa quên ăn .Thường đến bữa cơm,chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong,là chạy sang muợn nồi ngay.Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.
    Ngày thi đến.Chàng ung dung đến trường thi .Ngày yết bản,tên chàng được xếp đầu bản vàng,chàng đỗ Trạng Nguyên.Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trạng và các vị đổ đạt .Tiệc xong,nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:
    _ Nay nhà ngươi đã đổ Trạng Nguyên,tiếng tăm lừng lẫy,ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước .Trước khi nhà ngươi nhận việc,ta cho phép về tạ ơn tổ tiên,thăm làng xóm họ hàng.Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi một số vật báu,cho phép nhà ngươi chọn lấy.
    Nhà vua và các quan rất đổi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:
    _ Tâu bệ hạ ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ .
    Hôm sau, quan trạng lên đường về thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng nhà vua ban .
    Tin người học trò nghèo đỗ Trạng Nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người.Dân làng treo cờ,kết hoa,,nổi chiêng trống đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.
    Về đến đầu làng,quan trạng xuống kiệu,chào hỏi,cám ơn dân làng,rồi tay cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia.Dân làng lũ lượt đi theo.Thấy quan trạng đến,chủ nhà vội vàng ra chào đón.Quan trạng nói :
    _ Thưa ông,tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông.Nhờ ông có lòng giúp đỡ,tôi mới được như ngày nay.
    Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng vừa bối rối,nghĩ thầm: " Cho muợn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế !" Dân làng cũng nghĩ như vậy.Như đoán biết ý nghĩ mọi người,quan trạng mĩm cười,thong thả nói:
    _ Hồi đó vì nghèo,trong thời gian ôn thi,tôi không có thì giờ đi kiếm gạo,nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời.Nay đỗ đạt rồi,tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì !
    Chủ nhà và dân làng nghe nói, rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.

    Ông Trạng Nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch , một người nổi tiếng thời trước của nước ta.

    (Theo truyện đọc 2,NXB giáo dục,1994)
    Trích từ truyện đọc lớp 2
     
  20. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Cậu bé nghèo khổ và cây bật lửa thần

    Xưa, có một đứa bé mồ côi, không anh em, cũng chẳng có họ hàng thân thích. Mồ Côi phải đi xin ăn. Nhưng lang thang hết làng nọ sang xóm khác, chẳng mấy khi Mồ Côi được no bụng. Một hôm, Mồ Côi gặp thầy mo già đi cúng ở làng bên đang trên đường về. Thầy mo thấy Mồ Côi quần áo rách rưới, mặt mày hốc hác, bèn hỏi:

    - Này thằng bé nghèo khổ kia, mày muốn có nhiều tiền tiêu không?

    Cậu bé Mồ Côi buồn bã đáp:

    - Sao cụ lại hỏi thế? Cháu cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bây giờ có tiền tiêu sao lại không muốn. Nhưng làm thế nào lại có được hả cụ?

    Thầy mo bảo:

    - Cứ theo lời tao bảo mà làm thì tức khắc có nhiều tiền. Tao biết ở dưới hang núi sâu kia có rất nhiều vàng bạc. Mày vào lấy ra. Nhưng mày hãy nghe cho kỹ mà nhớ lấy điều này: vàng bạc thì cho tha hồ, mày muốn lấy bao nhiêu cũng được. Nhưng còn chiếc hộp nhỏ nằm trên phiến đá vuông thì đấy là của tao. Mày cầm ra cho ta thì khắc sung sướng.

    Mồ Côi nghe theo lời dặn, cố lần theo đường hang tối dưới nước đi tìm cái hộp. Hang sâu lắm, càng đi sâu vào càng thăm thẳm. Mồ côi vẫn cố dò dẫm tiến vào. Một lúc sau, trong hang bớt tối, lại còn ít ánh sáng mờ mờ ở góc hang. Mồ Côi liền mạnh bạo đi đến, thì thấy một con chó đá ngồi sừng sững trong hang. Mồ Côi sợ quá, nhìn quanh lại chẳng thấy vàng bạc đâu cả. Nó bèn lên tiếng hỏi chó đá:

    - Chó đá ơi! Chó đá ngồi đây canh giữ hang, có thấy vàng bạc ở đâu chỉ giúp tôi với.

    Mồ Côi vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên chó đá cất tiếng nói:

    - Bạc thì phía sau lưng ta đây rồi. Còn vàng thì ở sâu phía trong kia, cứ việc vào mà lấy.

    Mồ Côi mừng rỡ đi vào trong trước, lấy vàng đã. Vừa bước vào phía trong hang sâu, nó giật mình vì lại thấy con chó đá vừa rồi. Mồ Côi hết sợ, lên tiếng hỏi xin, con chó đá lại chỉ ra phía sau:

    - Vàng ở sau lưng ta ấy, vào mà lấy.

    Mồ Côi nhanh nhẹn giắt vàng vào người rồi quay trở ra. Mãi đến lúc này nó mới chợt nhớ đến cái hộp thầy mo dặn. Nhưng chiếc hộp ấy nằm ngay trên lưng phiến đá, chẳng phải tìm lâu. Nó nhặt chiếc hộp rồi tìm đường ra khỏi hang. Bao nhiêu vàng bạc, Mồ Côi không quên khuân hết ra cửa hang, lão thầy mo vội vã giục:

    - Cái hộp đâu? Đưa ngay cho ta đã!

    Thầy mo cuống quýt vì cái hộp, cậu bé Mồ Côi giấu đi và nói:

    - Trong hang chỉ toàn là vàng bạc thôi, chẳng thấy cái hộp ở đâu cả! Không tin ông thử lần vào hang mà xem.

    Thầy mo nghe thế thì giận lắm. Vừa tiếc, vừa chẳng biết làm thế nào hơn, lão đành bảo:

    - Mày thật là đồ ăn hại! Thôi thế này vậy: không tìm thấy cái hộp thì mày phải nhường hết vàng này cho tao. Còn bạc thì phần mày. Thế là may lắm rồi đấy!

    Nói rồi thầy mo lấy vàng, Mồ Côi lấy bạc, đường ai nấy đi.

    Mồ Côi được bạc trở nên giàu có. Nhưng cậu không giữ lấy một mình. Cậu đi khắp thiên hạ, thấy ai nghèo khổ thì lại lấy bạc đem cho. Chẳng bao lâu số bạc đã hết sạch, Mồ Côi lại trở nên nghèo túng. Một hôm trong lúc vét túi, Mồ Côi mới sực nhớ ra có cái hộp mà bấy lâu nay quên bẵng. Cậu vội mở hộp thì bên trong có một chiếc bật lửa, cậu lấy tay thử bật một lần đầu. Chiếc bật lửa vừa kêu ”xạch” một tiếng thì xung quanh sáng loé lên: Tiền bạc ở đâu đã theo lửa bắn ra tung toé. Cậu lấy tay bật liên hồi một lúc thì đã đầy vàng bạc. Mồ Côi lại lấy tiền vàng bạc đi khắp nơi cho người nghèo, và ai ai cũng yêu quí cậu. Mồ Côi trở nên giàu có nhưng vẫn không quen cuộc sống nghèo khó cũ. Vì thế hễ thấy các em bé đói rách, bao giờ cậu cũng mua quần áo và cho ăn uống. Các em bé nghèo rất quý bạn mới của mình, trong số đó có một em bé nhà nghèo thấy Mồ Côi, cứ đi theo không rời nửa bước.

    Tin đồn về cậu bé có bật lửa quý xôn xao đến tai vua. Vua sai lính bắt Mồ Côi đến. Nhưng Mồ Côi đoán biết được mưu mô nên đã để bật lửa ở nhà. Vừa nhìn thấy Mồ Côi, vua đã vội vã hỏi ngay:

    - Nghe nói mày có bật lửa quý bật ra tiền và bạc phải không? Mày hãy nộp cho tao.

    Mồ Côi không chịu. Vua sai quân lính bắt nhốt Mồ Côi, đánh đập rất đau. Tin đó lan truyền đi trong dân chúng, cậu bé nhà nghèo chạy về nhà lấy chiếc bật lửa ra. Cậu bé bật lên hai cái thì hai con hổ xông ra chỗ nhà vua. Cả lũ quan cũng bị hổ cắn chết. Từ đấy Mồ Côi lại lang thang trên khắp các bản làng, với chiếc bật lửa thần trong tay, cậu mang đến sự no ấm và bình yên cho mọi người
     

Chia sẻ trang này