Những bài viết nói về tình yêu thương của cha mẹ!

Thảo luận trong 'Nhật ký con yêu' bởi new_star, 17/12/2008.

  1. new_star

    new_star Thành viên mới

    Tham gia:
    3/12/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Chào các bác, các anh các chị, sau khi đọc song 1 bài viết nói về tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái, e có nảy ra ý kiến thế này, tại sao chúng ta ko viết về những bài viết nói về tình yêu thương của cha mẹ danh cho con cái để chúng ta vừa học tập và tất nhiên là dạy dỗ con cái để cho con cái biết được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ dành cho con cái nhỉ.
    Những bài như: "http://www.lamchame.com/forum/showthread.php?p=397889#poststop" của BHKIEN, hay hổ ko ăn thịt con, V.V.....
    chúng ta hãy cùng viết bài nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi new_star
    Đang tải...


  2. Mẹ Sóc Nâu

    Mẹ Sóc Nâu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/11/2008
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    Tán thành ý kiến! Để sưu tầm đã nghen! hìhì. Bé nhà bạn đã hết bị nấc chưa?
     
    new_star thích bài này.
  3. new_star

    new_star Thành viên mới

    Tham gia:
    3/12/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Cám ơn Mẹ Sóc Nâu nhé, bé nhà mình làm theo tư vấn và trợ giúp của các bác nên đã giảm hẳn việc nấc thường xuyên rồi.
     
  4. new_star

    new_star Thành viên mới

    Tham gia:
    3/12/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Có một người đàn bà mới sinh con, chồng đi bộ đội, gia đình nhà chồng ghét bỏ vì sự nghèo túng, nhà mẹ đẻ thì hềm khích với nhà chồng nên cũng ghét sang mình.
    ở nhà chỉ còn hai mẹ con, khi nuôi con không đủ ăn nên bà mẹ thường nấu cháo với lá rau lang để hai mẹ con cùng ăn, con ăn cái đặc, mẹ húp nước. vì nhà nghèo không đủ ăn nên khi nhàn hạ ngày 3 tháng 8 người mẹ hay đi làm thuê làm mướn để có tiền trang trải nợ lần và có thêm tiền nuôi con. hàng ngày gửi con cho hàng xóm để đi gánh gạch thuê, cuốc ruộng, bốc đất mướn. có 1 lần hàng xóm có việc bận không có nhà nên không gửi được con, người mẹ đành phải bế con đi đến ông bà nội đứa bé gửi ông bà trông cháu, nhưng vì sự ghét bỏ, nghèo hèn và bẩn thỉu nên ông bà không nhận trông cháu. đã đến giờ phải đi làm người mẹ nghĩ nếu không nhanh thì mất việc, và dù sao thì đây cũng là cháu của ông bà nên cứ để đứa bé cho ông bà rồi chạy đi làm. chiều về người mẹ đi đón con, khi đến nhà ông bà thì ông bà bảo không biết, người mẹ lúc này như sét đánh ngang tai, trời đất như tối sầm lại, người mẹ lo lắng đi tìm con với hai con mắt dòng dòng nước chảy ra, hỏi hết hàng xóm láng giềng, những người thân thích vẫn không thấy con đâu, tìm con đến khoảng 11h đêm không thấy người mẹ âu sàu ủ rũ về nhà. đang ngồi trên chiếc giường cắm mặt xuống khóc thì có một bà già bế con mình đứng ngay trước mặt, lúc này trên khuôn mặt khổ hạnh của người mẹ hiện rõ sự vui mừng và sung sướng khi nhìn thấy con mình. bà già ấy là người cũng làng nhưng khác xóm, bà già kể khi bà đi ngang qua nhà ông bà nội đứa trẻ thì thấy nó bò nóp ngóp ở ngoài cổng, bà bế vào đưa cho ông bà nội nó nhưng ông bà ấy không nhận, bà đành bế về nhà cho nó ăn no và cho nó ngủ, mãi không thấy người mẹ đến đó con nên bà đành phải đêm hôm bế đứa bé đến trả.
    Trên đây là một câu chuyện có thật 100% và là 1 trong vô vàn mẩu chuyển đau khổ có thật khác mà người mẹ và đứa bé trong câu truyện này phải trả qua. nếu có thể vì nhiều lý do thì tôi sẽ kể tiếp cho các bạn những câu truyện đó vì người mẹ trong câu truyện trên đó chính là mẹ của tôi, và đứa bé cũng chính là tôi.
    Tuy chưa bao giờ nói với mẹ là tôi thương mẹ nhưng thực sự tôi yêu thương mẹ nhất trên đời này. chúc mẹ lôn mạnh khỏe và sông lâu.
    Thân!.
     
  5. Mẹ Sóc Nâu

    Mẹ Sóc Nâu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/11/2008
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    43
    Tôi đọc được những dòng chữ này của một thiếu nữ 15 tuổi trên một tờ báo dành cho tuổi mới lớn: “15 tuổi, tôi không còn quá nhỏ để mẹ lúc nào cũng chú ý “chi li” từng việc như: Tôi ăn cơm chưa, tắm chưa và bạn của tôi là những đứa nào. 15 tuổi mà mẹ vẫn còn đưa đón tôi đi học… Tôi xấu hổ với bạn bè, còn mẹ thì lo sợ xe cộ đông đúc…”

    “Bao nhiêu lần tôi muốn hét lên: Mẹ đừng kỳ vọng gì vào con cả - Bao nhiêu lần tôi muốn buông xuôi….để mẹ biết rằng tôi đã lớn và có thể quyết định những thứ ngoài “vòng kim cô” của mẹ. Nếu có một điều ước gì, tôi chỉ muốn mình được tự do…”

    Tôi đọc mà buồn quá! Mẹ mà không được kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai? Ai có thể đỡ đần cho mẹ lúc già nua tuổi tác? Ai có thể lo lắng cho mẹ lúc ốm đau bệnh hoạn? Ai có thể chia ngọt sẻ bùi với mẹ lúc canh vắng đêm dài, với bao nỗi lo toan, nhọc nhằn không nói nên lời?

    Tôi hiểu trong một lúc quá đỗi bực mình nào đó, em đã thốt nên những lời đau xót này với mẹ.

    Tôi chắc rằng, một ngày kia, khi tuổi đời thêm chồng chất, đọc lại những dòng này em sẽ vô cùng hối hận.

    Tôi hiểu rồi đây khi đến lượt mình bế trên tay một đứa con đỏ hỏn, rứt ra từ núm ruột của mình thì em sẽ thấm thía nghĩ về mẹ mình ngày xưa, lúc đó nhiều khi mẹ không còn nữa!

    Tôi chắc rằng người mẹ khi đọc những dòng này của em sẽ không hề khóc, sẽ chỉ trìu mến nhìn đứa con thân yêu từ núm ruột mình rứt ra kia đang hờn dỗi và càng thương nó hơn. Khi nhìn con đã ngủ ngon lành sau cơn phiền muộn, mẹ sẽ kéo tấm chăn mỏng đắp thêm cho con, vuốt lại tóc con ngay ngắn, len lén hôn lên trán con thật nhẹ, rồi rón rén đi ra…

    Nhớ lại những ngày xưa, mẹ có thể mỉm cười… những lúc bú mớm, con cũng đã từng cắn mẹ đau điếng! Những lúc bệnh hoạn con cũng làm mẹ thức thâu đêm. Con ho mà mẹ ran lồng ngực. Con ỉa chảy mà mẹ đau thắt ruột gan. Mẹ không ngần ngại hôi hám, vấy bẩn để chăm sóc con. Có lúc ngửi mùi phân của con, có lúc ngửi mùi nước tiểu của con để theo dõi bệnh trạng báo cho bác sĩ.

    Sữa mẹ là những tế bào thân xác mẹ vỡ ra mà thành. Mẹ xanh xao đi để con được hồng hào. Mẹ lùn thấp xuống để con được cao lớn lên. Mẹ loãng xương để con được cứng cáp. Mẹ nhăn nheo để con đầy đặn. Mẹ xấu xí từng ngày để con ngày rạng rỡ xinh tươi.

    Nhìn con lớn lên mẹ nhìn thấy mẹ ngày xưa. Con nói bi bô, con đi lững thững từng bước một… ngày nào!

    Mẹ hãnh diện nhìn con như dòng sông hãnh diện nhìn dòng nước chảy. Mẹ không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?

    Nhạc sĩ Trần Long Ẩn có một bài hát rất dễ thương. Mỗi Tết đến, khi con “mừng tuổi mẹ” thì càng thấm thía “ngày con xa mẹ càng gần”! Không kỳ vọng vào con thì kỳ vọng vào ai?

    Rồi một ngày nào đó, chắc chắn con sẽ được tự do… con sẽ thoát khỏi “vòng kim cô” của mẹ, không cần phải có một điều ước!

    Sẽ không còn ai nữa chú ý “chi li” đến từng việc của con, ăn cơm chưa, tắm chưa, và bạn con là những đứa nào?...

    Cho nên! Tôi nghĩ ngay bây giờ em đã có thể ôm lấy mẹ và nói với mẹ rằng: Mẹ ơi, mẹ cứ kỳ vọng vào con đi! Nhưng đừng tạo sức ép, đừng làm con quá đỗi lo âu. Con đã lớn rồi, con sẽ không phụ lòng mẹ đâu! Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi!

    (Trích từ blog của 1 người bạn của mẹ Sóc Nâu viết cho con trai, thấy hình ảnh của mình cũng hiện diện trong bài, xin chia sẻ cùng các bố mẹ trên diễn đàn nhé)
     
    Sửa lần cuối: 18/12/2008
    jadennew_star thích.
  6. hanoixuan

    hanoixuan Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    33
    Đọc mẩu chuyện của bạn tôi rất xúc động. Đúng là sự chịu đựng và hy sinh của người mẹ thật vĩ đại.
    Bạn ơi, nếu chưa từng nói thương mẹ, thì hãy nói ngay đi... thời gian không chờ đợi ai cả ... và mẹ bạn xứng đáng được nghe thấy con mình nói điều đó !
    Chúc mẹ bạn luôn mạnh khỏe và an lạc,
    Thân mến
     
  7. MeCuaTit

    MeCuaTit Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/1/2009
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    103
    Đây là câu chuyện có thật ư? chưa đọc hết chuyện mà nước mắt đã trực trào ra. Tôi cũng mới có con và hình dung mình là người mẹ đó, thật sự tôi sẽ ko chịu nổi, đau xót quá, nhưng điều đó cũng giúp bạn hiểu được tình yêu thương của mẹ mình và sẽ luôn luôn giữ gìn tình yêu vô bờ bến với mẹ mình, đúng ko bạn?
     
  8. hanoixuan

    hanoixuan Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    107
    Điểm thành tích:
    33
    Báo Ân Cha Mẹ

    nhân đọc mẩu chuyện cảm động của bạn NewStar, tôi xin chia sẻ cùng các bạn Kinh Báo Ân Cha Mẹ. Đọc Kinh rơi nước mắt, ơn nặng của Cha Mẹ người làm con chỉ thấu hiểu được phần nào khi họ trưởng thành và cũng làm cha mẹ ...

    Kinh Báo Ân Cha Mẹ
    (HT. Thích Trí Quang dịch và hiệu chỉnh lại bản dịch cổ, 1994)
    Kinh này tôi nghe Đức Thế Tôn dạy trong thời gian Ngài cùng với rất nhiều các vị đại tỷ kheo và đại bồ tát ở nơi tịnh xá Kì hoàn, thuộc nước Xá vệ.
    Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn cùng với đại chúng đi về phía nam tinh xá, thấy một đống xương khô. Ngài liền lạy sát đất. Tôn giả A nan thấy vậy thì thưa rằng : "Bạch đức Thế Tôn, Ngài là đại sứ của chúng sinh, là từ phụ của muôn loài, ai cũng tôn kính, tại sao lại lạy đống xương khô này một cách cung kính như vậy ?"
    Đức Thế Tôn dạy : "A nan, tôn giả tuy là đệ tử thượng túc của Như Lai, nhưng kiến thức còn khiếm khuyết. Đống xương khô này hoặc là tổ tông kiếp trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của Như Lai, nên Như Lai chân thành kính lạy.
    Tôn giả hãy đem đống xương khô này chia ra hai phần : nếu là nam thì xương trắng mà nặng, nếu là nữ thì xương đen lại nhẹ". Tôn giả A nan thưa : "Bạch đức Thế Tôn, nam và nữ khi còn sinh tồn thì nhờ hình dáng mà nhận biết, nay chết rồi thì chỉ một đống xương khô như nhau, làm sao phân biệt ?" Đức Thế Tôn dạy : "A nan, người nam khi sống tinh tu phạn hạnh, đa văn thiền quán, nên xương trắng và nặng. Người nữ sinh sản, huyết sữa hao tổn, mệt nhọc lao khổ, nên xương đen mà nhẹ".
    Tôn giả Anan nghe Đức Thế Tôn dạy như vậy thì đau lòng rơi lụy, thưa Ngài : "Bạch đức Thế Tôn, ân đức cha mẹ thế nào ? Làm sao báo đáp ?". Đức Thế Tôn dạy : "A nan, hãy nghe cho kĩ. Như Lai sẽ nói cho tôn giả.
    A nan, mười tháng mang thai, mẹ rất khổ sở. Thai mang một tháng mới như hạt sương rơi trên cỏ, tụ tán mong manh. Hai tháng mới như váng sữa. Ba tháng mới như huyết đọng. Bốn tháng mới tụ hình người. Năm tháng mới có đầu, hai tay và hai chân. Sáu tháng các giác quan mới khai tượng. Bảy tháng gân cốt lông da mới có. Tám tháng mới có lục phủ ngũ tạng. Chín tháng mới thành thai nhi, hấp thụ nguyên khí củamẹ mà sống. Qua tháng thứ mười mới khởi sự chuyển sinh. Nếu là hiếu thuận thì hài nhi xuôi tay mà ra, không thương tổn mẹ. Nếu là ngỗ nghịch thì cào cấu đạp phá thai bào, làm mẹ đau đớn vạn trạng. Nên thân này sinh được thật là may mắn phước đức.
    A nan, Ân Đức cha mẹ có mười điều sau đây:
    "MỘT là thai mang giữ gìn. Vì nghiệp lực nên chúng sinh thác thai mẹ. Mẹ lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội đá, đi đứng ngại gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
    HAI là sinh sản khổ sở. Đến tháng thứ mười, gần ngày sản nạn, thì đêm đêm như bịnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn. Khiếp hãi lo nghĩ, lệ sầu tuôn rơi, chỉ sợ tử thần không dung tánh mạng.
    BA là sinh rồi quên lo. Trong khi sinh đẻ, gan ruột từ mẫu tuồng như xé rách, đau đớn mê man, máu huyết dầm dề. Nhưng nghe con an toàn thì vui mừng quên hết. Song vui đó lại buồn đó, lo nghĩ xiết ruột gan.
    BỐN là nuốt đắng nhổ ngọt. Tình thương cha mẹ thật sâu nặng, thương mến có bao giờ lạt phai. Nhổ ngọt không tiếc nuối, nuốt đắng nào phiền hà. Thương mến càng sâu đậm, bi sầu càng tăng thêm. Miễn sao con no ấm, đói khát mẹ nào từ.
    NĂM là nhường khô nằm ướt. Mẹ nằm chỗ ướt át, nâng con chỗ ấm khô. Đôi vú no đói khát, hai tay che gió sương. Yêu thương quên ngủ nghỉ, sủng ái hết giá lạnh. Chỉ mong con yên ổn, mẹ hiền không cầu an.
    SÁU là bú mớm nuôi nấng. Mẹ hiền ơn hơn đất, cha nghiêm đức quá trời. Che chở ơn cao dày, cha mẹ nào tính toán. Không hiềm không mắt mũi, không ghét què chân tay. Con sinh ra từ bụng mẹ, còn đổi dạ thương ai.
    BẢY là tắm rửa săn sóc. Không nghĩ thân phận mình, chỉ lo con bệnh tật, cho nên hết lòng tắm rửa săn sóc. Áo quần lo cho con, rách rưới mẹ cam chịu. Thân con được ấm áp là lòng mẹ ấm áp.
    TÁM là xa cách thương nhớ. Chết mà từ biệt, đã đành khó nhẫn ; sống mà biệt ly, lại càng thương nhớ. Con đi đường xa cách, lòng mẹ bóng theo hình. Ngày đêm không thư dạ, sớm tối nào tạm quên. Khóc như khóc vượn nhớ con, thương nhớ nát can trường.
    CHÍN là vì con làm ác. Lao khổ đủ muôn bề, bữa ăn rất khó kiếm. Vì muốn con no ấm, việc ác mẹ khó từ. Nuôi khôn lớn, lo gầy dựng. Lo cơm áo, sợ cơ hàn. Kho nấu bao sinh vật, cũng vì ngon miệng con.
    MƯỜI là thương mến trọn đời. Ân đức của cha mẹ cao sâu hơn trời đất. Hi sinh hết tất cả, vẫn thấy chưa vừa lòng. Mẹ già hơn trăm tuổi còn thương con tám mươi. Tình thương có ngừng chăng, chỉ hơi thở cuối cùng.
    Đức Thế Tôn lại dạy : "A nan, Như Lai xét thấy chúng sinh tuy làm thân người, tâm trí vẫn còn tối tăm. Không biết ân đức cha mẹ cao dày. Không biết kính trọng, vong ân bội nghĩa. Không lòng mến thương, bất hiếu bất mục. Từ mẫu mang thai trong mười tháng tròn, đứng ngồi không yên, như gánh gánh nặng, ăn uống không xuống, như bệnh lâu ngày. Khi đủ ngày tháng, sắp sửa sinh con, thì đủ khổ sở, khiếp sợ tử thần, tánh mạng mong manh. Như vật bị hại, huyết chảy tràn đất : mẹ khổ đến thế mới sinh ra ta. Sinh rồi nuốt đắng nhổ ngọt, bồng ẵm nuôi nấng, không kể mệt nhọc, chịu nắng chịu mưa, không từ cay đắng. Chỗ khô con nằm, chỗ ướt mẹ lăn. Suốt trong ba năm, nhờ huyết sữa mẹ mới thành đứa bé. Đến khi khôn lớn, lo việc giáo dục, lo việc hôn nhân, kinh doanh sản nghiệp, tận tụy lao khổ. Khổ nhọc suốt đời, không kể công khó. Con cái tật bệnh, cha mẹ bệnh theo, bịnh con nếu hết, cha mẹ mới lành.
    Thế mà trưởng thành lại bất hiếu. Nói với cha mẹ lời tiếng hỗn hào, trợn mắt trừng ngươi. Khinh khi chú bác, đánh đập anh em. Phỉ nhục bà con, không có lễ nghĩa. Thầy dạy không tuân, cha mẹ răn bảo, toàn không y cứ. Đối xử anh em cố tình gây gổ. Đi ở ra vào không cần cha mẹ. Ngôn hạnh thô bỉ, tự chuyên manh động. Cha mẹ quở trách, chú bác răn đè, thì sinh sân hận, chống trả phản nghịch. Mặc dầu chính ta do cha mẹ sinh ra, do cha nuôi lớn. Ruồng bỏ bạn tốt, tríu mến kẻ xấu. Huân tập thành tánh, bèn thành cuồng bạo. Thoát ly gia đình, giang hồ mông lung. Hoặc chinh chiến xâm lược, hoặc biếm truất tù đày, hoặc khốn khổ đói khát, hoặc tai nạn hiểm nguy. Vì vậy thân chết, thây phơi gió sương, xương trắng bộc lộ. Để cho cha mẹ nhớ thương sầu khổ, khóc đến loà mắt, bi ai thành bệnh. Có khi buồn khổ, đến nỗi tử vong.
    Hoặc thấy con cái mê tín dị đoan, không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp, làm cho cha mẹ lại càng u buồn. Thế nhưng con cái lại còn cờ bạc, hoang đãng phóng túng. Tội lây cha mẹ, họa đến bà con. Trong khi cha mẹ đau đớn không hay, đói lạnh không biết. Thấy cha như thấy nợ, thấy mẹ như thấy khách, không hỏi han, chẳng đoái hoài. Cha mẹ buồn tủi, cô đơn lạnh lùng, ngủ phải ngủ nhờ, ăn phải ăn xin, ngày đêm than thở, bi thảm muôn vàn, con cái vẫn không hay không biết. Cho dẫu hay biết lại thấy xấu hổ. Xấu hổ hơn nữa, khi thấy cha mẹ, vì tuổi tác cao vì buồn khổ nhiều, mà phải thân hình gầy ốm xấu xí, thì sinh ra bực tức mắng nhiếc liên tục. Cha mẹ cao cả, đáng dâng xương thịt, nhưng cho một bữa lại thấy hổ ngươi, sợ người chê cười. Còn với vợ con, cù đày phục dịch, trút hết mồ hôi, đổ hết gia sản mà vẫn cam tâm. Thê thiếp sai bảo, nhất thiết thi hành, cha mẹ khuyên răn không thèm đếm xỉa. Nếu là con gái thì khi chưa chồng, có thể hiếu thuận, nhưng khi lấy chồng rồi, lại sinh bất hiếu. Cha mẹ hơi sân lại sinh oán giận, còn chồng đánh mắng lại cam chịu đựng. Khác họ khác dòng mà tình nặng nghĩa sâu, xương mình thịt mình lại coi như nước lã. Mê theo chồng con quên ngày quên tháng, bỏ quên cha mẹ không tin không hỏi.
    Ân đức cha mẹ vô lượng vô biên, tội lỗi bất hiếu vô cùng vô tận. Nói không bao giờ hết, tả không bao giờ cùng.
    Toàn thể đại chúng nghe Đức Thế Tôn kể ra ân đức vô lượng như vậy, thì toàn thân rung động, hơi thở ngừng lại, mồ hôi toát ra, lặng đi một lát, mới cao tiếng mà than, rằng chúng ta kẻ khốn nạn đáng trách. Hồi nào đến giờ mù mờ như kẻ đi đêm, ngày nay mới biết việc mình làm sai lầm tội lỗi. Lòng dạ đau thương, tâm can thống liệt, cùng nhau mà thưa "Bạch Đức Thế Tôn, ân Đức cha mẹ cao sâu như vậy, đệ tử chúng con làm sao báo đáp ?"
    Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng tiếng Phạn âm như tiếng hải triều, nói với đại chúng :
    "Giả như có người vai trái cõng cha, vai phải mang mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tủy, máu đổ thịt rơi vẫn không thể báo đáp ân sâu của cha mẹ. Giả như có ai, gặp lúc đói khát, hủy thân thể, cung phụng cha mẹ, cũng không báo được ân đức cha mẹ. Trăm kiếp ngàn đời thích tròng con mắt, cắt đến tim gan, dao sắt xuất nhập khắp cả châu thân, cũng không trả nổi ân đức cha mẹ. Và dẫu cuối cùng, vì cha vì mẹ, lấy thân làm đèn, hiến cúng Như Lai, cũng không báo được hồng ân cha mẹ"
    Đại chúng nghe nói lòng càng đau đớn, đồng thanh mà thưa :"Bạch Đức Thế Tôn, như vậy làm sao mới báo được ân đức cha mẹ ?"
    Đức Thế Tôn dạy : "Chư vị Phật tử ! Các người muốn báo ân cha nghĩa mẹ thì phải thân hành sao chép trì tụng, thực hành kinh này. Phải biết sám hối tội lỗi cha mẹ, bằng cách khuyến khích cha mẹ thực hành chánh pháp tối thượng. Phải vì cha mẹ mà giữ tịnh giới, mà làm bố thí, làm hạnh lợi tha. Làm được như vậy mới là hiếu tử. Không là hiếu tử là người địa ngục.
    Ân đức cha mẹ cao cả ngần nào, tội báo bất hiếu nặng nề ngần ấy. Cho nên những kẻ bất hiếu phản bội, tội khổ vô cùng, không chi sánh bằng, không thể nói hết"
    Những ai quảng bá, thực hành kinh này, mới là chân chính báo đáp thâm ân của cha của mẹ. Vì muốn báo đáp thâm ân của cha mẹ mà ấn hành kinh này, thì cứ mỗi cuốn là như gặp được một Đức Như Lai. Và do uy lực của chư Như Lai, hợp với phước đức của người trì tụng, thực hành kinh này, làm cho cha mẹ người ấy phước lạc vô biên, cho đến dần dần thực hiện giải thoát.
    Bấy giờ đại chúng nghe Đức Thế Tôn dạy bảo như vậy, đều phát thệ nguyện, nguyện rằng : "Từ nay cho đến tận cùng thờì gian vị lai, dù cho sắt nóng lăn quay trên đầu, chúng con cũng nguyện không trái huấn dụ của Đức Thế Tôn"
    Tôn giả A nan thưa ngài : "Bạch Đức Thế Tôn, kinh này nên gọi là gì ? Chúng con làm sao phụng trì kinh này ?" Đức Thế Tôn dạy : "Anan, kinh này tên là kinh Báo Ân Cha Mẹ. Các người cứ phụng trì đúng như danh hiệu ấy."
    Khi Đức Thế Tôn dạy xong kinh này, tất cả đại chúng hoan hỉ phụng hành.

    Nguồn:
    http://buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/005-baoan.htm
     
    Mẹ Sóc Nâu thích bài này.
  9. metomvajerry

    metomvajerry Fragrances

    Tham gia:
    2/7/2007
    Bài viết:
    4,410
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Một câu chuyện cảm động quá . Cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ con bạn.
     
  10. mature

    mature Banned

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Em muon hoi \cac pac may cau, gggggggggggggggggggggggggg
     
  11. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    các câu chuyện thật cảm động::):)(
     
  12. 2contrai

    2contrai Tù và hàng tổng

    Tham gia:
    6/4/2009
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    243
    Điểm thành tích:
    43
    Một cô gái nọ vì buồn phiền chuyện gia đình nên đem hai đứa con nhỏ về nhà cha mẹ để ở. Cô ta khóc kể than thở với mẹ:
    - Con thực sự hết sống nổi với hắn ta rồi. Thà là sống một mình như vậy nuôi hai đứa con còn sướng hơn. Lúc nào trong nhà cũng có chuyện gây gổ. Cứ như thế thì hai đứa bé ngày nào cũng chứng kiến những điều không tốt, lớn lên sẽ bị ảnh hưởng xấu.
    Người mẹ nhìn cô con gái nhẹ nhàng nói:
    - Con à. Gia đình nào mà không có những chuyện xích mích bất hòa. Trời còn có mưa có nắng huống gì con người lúc giận lúc vui. Nếu con sợ mấy cháu bị ảnh hưởng không tốt thì hai vợ chồng nên thông cảm và nhẫn nhịn nhau chứ đâu phải giải quyết như thế. Hãy nhớ lại xem, cha mẹ đâu có ép duyên con đâu. Chính con đã từng yêu thương nhung nhớ, chính con đã từng thề non hẹn biển. Còn nhớ không con?
    Cô con gái vừa khóc vừa trả lời với giọng bực mình:
    - Hồi đó con bị lầm vì chưa có kinh nghiệm. Bây giờ con đã khôn hơn và trưởng thành rồi. Trên đời này đâu phải chỉ mình hắn là đàn ông.
    Người mẹ vẫn nhẫn nại khuyên con:
    -Con ơi. Con cho rằng hai đứa cháu ngoại của mẹ sống không cha là tốt và không bị ảnh hưởng xấu sao con? Ngày xưa cha mẹ mà có những suy nghĩ như con hôm nay thì con đã không biết cha hay mẹ mình là ai đó con ơi. Vợ hoặc chồng thì ai cũng có thể tìm người khác, nhưng hai đứa con của con suốt đời cũng chỉ có một người cha và một người mẹ mà thôi con ạ. Trẻ thơ mà phải chịu cuộc sống mồ côi, dù mồ côi cha hay mẹ. Đó là một điều bất hạnh lớn đối với trẻ thơ. Chỉ vì những tự ái nhỏ nhen của mình mà con đành bắt hai đứa con của chính mình gánh chịu sự bất hạnh này hay sao?
    Nhân lúc ngoài trời đang cơn mưa nặng hạt. Người mẹ chỉ cho cô con gái:
    - Con gái của mẹ hãy nhìn xem. Nơi vườn cà ngoài kia, con gà mái đang xòe rộng hai cánh hứng chịu cơn mưa gió bão bùng để ấp ủ cho đàn con. Một con gà mẹ mà còn sẵn sàng chịu đựng những gió mưa cuộc đời cho đàn con được yên ấm. Mà con gái của mẹ chẳng chịu đựng nổi những bất hòa giữa vợ chồng để bắt hai đứa con của chính mình phải hứng chịu bất hạnh cuộc đời sao con. Những xích mích phiền muộn trong cuộc sống vợ chồng chưa đáng để gọi là gió bão cuộc đời và nhẫn chịu những điều đó cũng chưa đáng để gọi là sự hy sinh cao cả của lòng mẹ thương con đâu con ạ. Hãy bình tâm suy nghĩ kỹ lại đi con gái yêu thương của mẹ.
    Nghe lời mẹ khuyên cùng nhìn hình ảnh gà mẹ chịu đựng cơn mưa gió che chở cho đàn con, cô con gái vui vẻ đem hai đứa con trở về với gia đình. Và từ đó gia đình cô ta, vợ chồng con cái sống yên vui hạnh phúc trong yêu thương và thông cảm.
     
    vo mai anh kiet thích bài này.
  13. new_star

    new_star Thành viên mới

    Tham gia:
    3/12/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    cám ơn các bác, em cũng rất thương mẹ em, mong có ngày nào đó mẹ đọc được ý nghĩ của em.
     
  14. Monalisa Miky

    Monalisa Miky Hotline: 0906242868

    Tham gia:
    30/6/2009
    Bài viết:
    6,044
    Đã được thích:
    1,201
    Điểm thành tích:
    913
    Gánh hàng rong của mẹ


    Gánh hàng rong

    vẫn oằn trên đôi vai mẹ

    sớm sớm lại chiều

    trên những phố dài liêu xiêu

    ước mong qua những ngày phiêu diêu

    nuôi con khôn lớn


    Nhìn vai mẹ gầy

    hằn sâu những chiều sớm

    đôi chân mỏi mòn

    những bước dài long dong...

    * *
    *

    hạnh phúc của con nào có thể đếm đong

    mà không có tình yêu thương của mẹ

    * *
    *


    sẽ còn đó

    những hè trưa Hà Nội

    nắng vẽ mây mùa hạ gọi cầu vồng


    Gió lộng

    Hà Nội. Mưa vào hạ

    mẹ vội vàng bước chẳng hề thong thả

    gánh cơn mưa xối xả dội vào người...


    gánh mưa

    gánh nắng

    gánh cuộc đời

    cho con


    Hà Nội ngày 15/6/2009


    P/S: Bài thơ này là trọn vẹn cảm xúc trong một buổi trưa hè mưa em vô tình nhìn qua cửa kính xe thấy một cô bán hàng rong đang rảo bước với đôi quang gánh trên vai. Một vài quả đưa hấu, vài thứ hoa quả linh tinh...

    Trời mưa rào rào, nắng... Dòng người thì xô bồ bước đi. Nhưng chẳng hiểu sao mỗi bước đi của cô ấy lại để trong em nhiều cảm xúc đến vậy.

    Em viết, viết ngay mà không chần chừ

    Những vần thơ không được trau chuốt

    Tất cả là cảnh thật diễn ra trước mắt em.

    Cố gắng và nỗ lực để chép lại hình ảnh người mẹ ấy vào đây

    Mọi người đọc cảm nhận và suy nghĩ cùng em nghen
     
  15. vo mai anh kiet

    vo mai anh kiet Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2009
    Bài viết:
    927
    Đã được thích:
    1,970
    Điểm thành tích:
    273
    Bài thơ này bạn viết ,gây cho mình một sự xúc động trong lòng.Thơ ca quan trọng là cảm xúc .Nếu thơ thiếu cảm xúc mà chỉ nghiêng về kỹ thuật thì không còn hay lắm Nếu bạn đọc nhiều về thơ xuân Diệu chẳng hạn ,bạn sẽ thấy những bài thơ hay của ông đều là thuở mới làm thơ .chưa nặng về kỹ thuật /tất nhiên đấy là cảm nhận của mình thôi . .Chúc bạn có nhiều bài thơ hay
     
  16. Monalisa Miky

    Monalisa Miky Hotline: 0906242868

    Tham gia:
    30/6/2009
    Bài viết:
    6,044
    Đã được thích:
    1,201
    Điểm thành tích:
    913
    Cảm ơn bạn rất nhiều

    Tớ thích những gì viết nên từ cảm xúc, đệt nên từ tình yêu

    cảm ơn bạn đã đọc những câu cthơ trúc trắc không vần điệu của tớ^^

    Một lần nữa cảm ơn bạn
     
  17. Monalisa Miky

    Monalisa Miky Hotline: 0906242868

    Tham gia:
    30/6/2009
    Bài viết:
    6,044
    Đã được thích:
    1,201
    Điểm thành tích:
    913
    SỢI YÊU THƯƠNG

    -huongdiep-

    Con gom sợi nắng, sợi mưa

    Sợi thương,sợi nhớ, sớm trưa, đêm ngày

    Con gom những giấc ngủ say

    À ơi hôm sớm mẹ thay quạt nồng

    Con ôm dòng nước trong sông

    Giọt sương trên lá, ánh hồng ban mai

    Tóc mẹ... sợi bạc... một... hai

    Ba... năm... sáu...tám... mười hai sợi rồi

    Trán mẹ từng giọt mồ hôi

    Hằn sâu những nếp cho môi con cười

    Mười đêm mẹ thức cả mười

    Cho con vẫn một nụ cười bình an

    Tóc mẹ điểm trắng thời gian

    Sợi mưa, sợi nắng, muôn vàn sợi thương

    Sớm trưa cũng một con đường

    Dù cho mưa nắng yêu thương đong đầy


    Đêm HN, 14/6 nhớ...
     
    vo mai anh kiet thích bài này.
  18. chunkimi

    chunkimi Moingaytoichonmotniemvui

    Tham gia:
    26/5/2009
    Bài viết:
    1,161
    Đã được thích:
    402
    Điểm thành tích:
    123
    Câu chuyện của bạn New star cảm động quá, câu chuyện đó khiến mỗi người trong chúng ta phải suy ngẫm lại chính bản thân mình. Mình đọc được mẩu chuyện cảm động này, post lên để mọi người cùng đọc nhé:


    Mẹ điên

    Vương Hằng Tích (Trung Quốc)
    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.

    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?"
    Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?"
    Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!".
    Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.

    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi.
    Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.
    Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng.
    Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"

    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..."
    Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được..."
    Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

    Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc.
    Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
    Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

    Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói.
    Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về.
    Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

    Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha.
    Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

    Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
    Một góc Khu tự trị Ân Thi-tỉnh Hồ Bắc (TQ)
    Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

    27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.

    Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"
    Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...

    Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

    Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

    (Trang Hạ dịch)
     
  19. vo mai anh kiet

    vo mai anh kiet Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2009
    Bài viết:
    927
    Đã được thích:
    1,970
    Điểm thành tích:
    273
    Cảm ơn bạn rất nhiều ,Đọc câu chuyện này mà tim mình như nghẹn lại ,Và mình đã khóc rất nhiều .
    Mong rằng chúng ta ai còn có Mẹ hãy trân trọng những ngày Mẹ còn ở bên ta
     
  20. vo mai anh kiet

    vo mai anh kiet Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/5/2009
    Bài viết:
    927
    Đã được thích:
    1,970
    Điểm thành tích:
    273
    Thơ của bạn rất sâu sắc và tình cảm ,Bạn hãy tiếp tục gửi những sáng tác của bạn cho mọi người đọc .Mình nghĩ ,cuộc sống bộn bề nên nếu ta giữ được cảm xúc là điều rất đáng quí .Nhất là thơ ca
     
    Sửa lần cuối: 23/7/2009

Chia sẻ trang này