Thông tin: Cách Đặt Tên Con Theo Nghĩa Hán Việt

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi nguyentrunghoa, 18/12/2008.

  1. tanoshi

    tanoshi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/2/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    18
    chào chị hoahongthep83
    đến đầu tháng 12 dương lịch này em sinh cháu gái đầu lòng 2 vợ chồng em chưa biết phải đặt tên con là gì xin chị hảy giúp em.
    Tên Bố : NGUYỄN VĂN LINH Sinh năm 1974
    Tên Mẹ : VÕ KIM OANH Sinh năm 1986 giúp em với nhé.
     
    Đang tải...


  2. Ha anh beo

    Ha anh beo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    .

    Chào bạn beumit .Sau khi mình giúp bạn Shoptretho xong, mình sẽ giúp bạn,bạn đợi sau nhé , không thể làm vội vàng được đâu . Bạn lưu ý khi ghi giờ sinh của bé , bạn cứ ghi giờ sinh chính xác, còn mình sẽ chuyển đổi ra Can Chi . Nếu cháu sinh là 21h10 phút thì là buổi tối . Giờ Thìn là ban ngày ( từ 7 đến 9h) .Bạn xem lại giờ này và thông tin lại nhé .
     
  3. mẹ Cự Thành

    mẹ Cự Thành Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/7/2009
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Bác Hà Anh ơi!
    Bác xem xong cho nhà beumit thi bác xem hộ em với nhé.
    Con gái em sinh ngày 20/10/2005 (18/9 âm lịch), 11h15 tại VN.
    Cảm ơn bác nhiều ạ !
     
  4. skyshiptk

    skyshiptk Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/5/2009
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    115
    Điểm thành tích:
    43
    Mình chuẩn bị sinh bé trai vào tháng 12 này, định đặt tên con trai là Trần Minh Khôi, bố cháu sinh năm 1979; mẹ cháu 1978. Nhờ mọi người tư vấn giúp tên này có được không với!
     
  5. Nhoncon

    Nhoncon Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    8/9/2009
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Chào bác Hà Anh,

    Tháng 12 này em cũng sinh cháu đầu lòng. Cháu trai, ngày dự kiến sinh là ngày 27/12/2009. Em là: Nguyễn Thị Kiều Trang:1983 (Quý Hợi) - Bố cháu là: Nguyễn Quang Tuấn 1983 (Quý Hợi). Bác xem giúp em có cái tên nào tốt, hợp với cháu không thì bác tư vấn cho em với nhé. Nhà em là dòng họ: Nguyễn Quang, nên tên cháu cũng sẽ mang 2 chữ đầu tiên là Nguyễn Quang, sau đó là tên cháu. Bác xem giúp nhé!
     
  6. hoahongthep83

    hoahongthep83 Mặt trời bé con của mẹ

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    191
    Điểm thành tích:
    83
    Chị muốn đặt tên dựa theo tứ trụ như chị Ha anh beo thì phải đợi đi chị, đợi bé ra đời, có giờ sinh hẳn hoi thì chị ấy sẽ coi dùm chị cho. Mà đề tài của chị ấy hay quá, chắc đông khách hàng đặt vé xem tên lắm đây, chắc phải đợi hơi bị dài cổ.
    Em cũng có cuốn sách xem bộ này bộ kia nhưng lười nghiên cứu quá, không có thời gian :p. Thôi thì chị Ha anh beo dành chút thời gian xem cho mọi người nhé! Thân.
     
  7. Ha anh beo

    Ha anh beo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chào bạn Shoptretho . Dự đoán theo Tứ Trụ của THiệu Vĩ Hoa . Khi lập tứ trụ phải chuyển đổi về giờ Bắc Kinh . Do vậy Giờ sinh của Gia Bảo 14h35 sẽ phải cộng thêm 1h là 15h35ph .
    Phạm Gia Bảo
    Sinh ngày 10 tháng 8 năm Mậu Tý giờ Thân
    ( 9/9/2008 - dương lịch )
    Tử Vi: Năm Mậu Tý, Tháng Tân Dậu, Ngày Nhâm Tý, Giờ Mậu Thân
    Bát Tự: Năm Mậu Tý, Tháng Tân Dậu, Ngày Nhâm Tý, Giờ Mậu Thân

    Ngày Nhâm Tý ,trong đó Can Nhâm ( Thủy ) là Nhật chủ của bé . Nhâm (thuỷ) sinh vào tháng Dậu( Kim) - Kim sinh Thủy . Bên cạnh đó được can tháng Tân ( KIM ) - Kim sinh Thủy . Nên bé thuộc Thủy vượng.Trong tứ trụ này thiếu Hỏa - Hỏa là Tài( Thủy khắc Hỏa ) và thiếu Mộc -Thủy sinh Mộc .
    Do vậy cần phải bổ trợ Mộc và Hỏa cho bé,để làm giảm THỦY đi . Do vậy tốt nhất bạn nên trọn tên có hành HỎA hoặc hành MỘC để đặt cho bé . Gia đình nên gọi tên này để giúp bé cân bằng ngũ hành . Bé Gia Bảo có Thủy rất vượng nên bạn cố tìm tên gọi kép . Ví dụ hành mộc :Bách-Bách . Chắc việc tìm này với bạn không khó,bạn học tiếng Trung mà .Mình bận quá nên không thể xem các phần khác được , chỉ mới tìm Dụng Thần bổ cứu đặt tên thôi .Chúc bạn và gia đình vui - cháu ngoan khoẻ.
    Có vấn đề gì thì cùng trao đổi nhé !
     
  8. skyshiptk

    skyshiptk Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/5/2009
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    115
    Điểm thành tích:
    43
    Hoahongthep ơi

    Chờ đặt tên theo tứ trụ thì phải đợi lâu quá, những 3 tháng nữa, mà lúc đấy còn không biết tên con có phạm với gia đình nhà chồng không. Gia đình nhà chồng chị họ hàng cách nhau 7-8 đời là không được yêu nhau, nhìn cây gia phả đau cả mắt nên đến lúc đấy lại so tên thì lâu lắm. Em xem giúp chị tên này như thế nào nhé ! Tks em lần nữa
     
  9. Ha anh beo

    Ha anh beo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chào mẹ Cự Thành . Mình sẵn sàng giúp bạn ,để xem tên tốt cho bé . Nhưng năm nay bé 4 tuổi rồi ,thì gọi tên mới không thuận lắm . Nếu bạn thấy rằng vẫn có thể gọi được thì mình sẽ giúp.
     
  10. Ha anh beo

    Ha anh beo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chào bạn Nhóncon.Nếu bạn muốn xem tên cho cháu theo Tứ trụ . Thì khi nào sinh cháu ,có giờ sinh mình sẽ giúp.
     
  11. beumit

    beumit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Sorry bác, em ghi nhầm ạ. Giờ con em chào đời chính xác là 21h10 phút ạ (hình như la giờ Hợi)
    Khi nào bác giúp xong cho mẹ Shoptretho rồi bác xem giúp em nhé!
     
  12. Ha anh beo

    Ha anh beo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    .

    Chào ban beumit : Nguyễn Hải Minh 30/11/2008 -21h10 . Bạn cho mình biết là cháu trai hay gái mới xác định được .
     
  13. beumit

    beumit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Con mình là con trai bạn ạ. Cám ơn bạn nhiều.
     
  14. hoahongthep83

    hoahongthep83 Mặt trời bé con của mẹ

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    191
    Điểm thành tích:
    83
    Em rất tiếc là trang web phong thuỷ còn nhiều hạn chế, nên không xem được tên Khôi ạ! Em xem cho chị tên Trần Minh Anh có số điểm tuyệt đối 10/10đ luôn đấy ạ! Trần Minh Đức cũng được 8/10đ. Nếu chị muốn xem tên hợp phong thủy thật chính xác thì nên liên hệ với chủ web phong thuỷ, có tính phí dịch vụ. Hoặc ra hỏi thầy phong thủy nhờ đặt tên.
    Nhưng riêng bản thân em thấy, cái gì cũng có chừng mực, không có gì là hoàn hảo 100% hết nên vấn đề đặt tên mình nên uyển chuyển 1 chút cho thích hợp với gia đình họ hàng và cả ý thích của mình nữa ạ! Mọi quyết định tùy bản thân chị lựa chọn cho con thế nào là đúng là tốt. Em chúc chị sớm tìm được 1 cái tên như ý cho bé!
     
    Sửa lần cuối: 11/9/2009
    skyshiptk thích bài này.
  15. hoahongthep83

    hoahongthep83 Mặt trời bé con của mẹ

    Tham gia:
    25/1/2009
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    191
    Điểm thành tích:
    83
    Chị xin lỗi em nhé khi trả lời cho em muộn. Vì chị không thấy câu hỏi của em, giờ vào xem lại mới thấy.
    Vài tên gợi ý cho em:
    Nguyễn Võ Linh Chi, Nguyễn Võ Linh Lan, Nguyễn Võ Kim Chi, Nguyễn Võ Kim Lan. Các tên này đều đạt 8/10đ.
    Nguyễn Võ Lan Chi đạt 10/10đ.
    Nếu mấy tên này em không thích thì cho chị biết em thích tên chữ gì, chị sẽ gợi ý giúp cho.
     
  16. Ha anh beo

    Ha anh beo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    Chào bạn beumit : Bé Hải Minh sinh vào đầu tháng 11 âm lịch Mậu Tí ( theo lịch là tháng Giáp Tí ) . Nhưng vào ngày này chưa chuyển sang tiết ( Đại tuyết ) cho nên ngày này theo Tứ trụ vẫn thuộc tháng Quý Hợi . Tứ trụ của cháu như sau :
    Nguyễn Hải Minh (beumit )
    Duong lich - 30/11/2008
    Tử Vi: Năm Mậu Tý, Tháng Giáp Tý, Ngày Giáp Tuất, Giờ Ất Hợi
    Tứ trụ: Năm Mậu Tý, Tháng Quý Hợi, Ngày Giáp Tuất, Giờ Ất Hợi
    Phái nam


    Nhật nguyên ( trụ ngày ) của bé có can Giáp ( Mộc ) ,sinh vào tháng Hợi ( Thuỷ )- Thuỷ sinh Mộc .Trụ giờ có Kiếp tài (Ất - thuộc Mộc ). Bên cạnh đó can của tháng là Quý ( thuỷ ) sinh mộc . Chi năm Tí và chi giờ Hợi đều thuộc Thuỷ . Can tháng và năm ( Quý hợp Mậu có can âm cùng hành với chi tháng nắm lệnh- nên phu tòng thê hoá – Hoá Thuỷ ). Do vậy Nhật nguyên của bé là Ất ( Mộc ) rất vượng .

    Bạn đã đặt tên cho bé là Hải Minh . Hải là hành Thuỷ ,do đó càng làm tăng thuỷ trong trụ . Cho nên khi gọi tên ,theo mình gia đình không nên gọi Hải Minh ,mà chỉ nên gọi là Minh .
    Bên cạnh đó bạn có thể đặt thêm một tên để gia đình gọi ở nhà , làm giảm độ vượng của Mộc ( nhật nguyên của bé) ,cũng như làm giảm Thuỷ ( sinh ra Môc ) . Trong trường hợp này nên chọn dụng thần là Hoả . Làm cho Nhật nguyên Mộc của bé đỡ vượng, giảm độ hàn lạnh của thuỷ .Cây (Mộc )sẽ tươi tốt

    Bạn có thể chọn một số tên hành hoả cho bé như : Đăng ,Hoàng,…Bạn có thể chọn những tên có bộ Hoả theo link này nhé :http://pagesperso-orange.fr/dang.tk/langues/hanviet.htm
    chọn chữ :火 ở phần 4 ,cột 3,dòng 5 . Nháy đúp vào chữ 火 bạn sẽ có thể chọn được tên có bộ hỏa . Nếu gọi tên kép có 2 bộ hỏa thì càng tốt cho bé.
    Bạn nên cho cháu mặc quần áo có màu xẫm ( màu đỏ là tốt nhất ) .
    Nếu như cháu sinh ở miền Bắc,sau này có điều kiện ,hoặc cháu lớn lên nên chuyển về phía Nam. Sẽ tốt cho cháu rất nhiều .
    Chúc bạn và gia đình vui ,cháu ngoan khoẻ.
     
  17. beumit

    beumit Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/9/2008
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Cám ơn bạn rất nhiều. Hiện tại ở nhà gia đình cũng gọi cháu bằng một cái tên khác nhưng là tên cún cơm thôi.

    Một lần nữa cám ơn bạn rất nhiều ạ
     
  18. Cải Cúc

    Cải Cúc Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/11/2008
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    105
    Điểm thành tích:
    83
    Mẹ nào có thời gian "ngâm cứu" cái này cũng hay hay. Hồi sắp sinh con em cũng tham khảo trên tinh thần biết được càng nhiều càng tốt, coi như tạo cho con 1 khởi đầu tốt đẹp, nhưng k đặt nặng vấn đề quá, tương đối thôi, còn việc chăm sóc và giáo dục con mới là quan trọng nhất. Em search web rồi lưu lại thôi, cộng thêm vốn tiếng Trung tàm tạm nên cũng chọn cho con dc 1 cái tên ưng ý.

    ĐẶT TÊN CHO CON SINH NĂM KỶ SỬU 2009
    Friday, 2. January 2009, 08:19:42
    Từ thời xa xưa cho đến nay, việc đặt tên cho con đã trở thành một truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Tuy ngày nay đã có nhiều sự thay đổi và ít khắt khe hơn nhưng về cơ bản vẫn dựa trên những chính thống của ông cha ta về trước. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp khi đặt tên cho con trai, gái sinh năm 2009 (Kỷ Sửu). Đây không phải là kinh nghiệm mà là sự nghiệm của bản thân khi được tham khảo và chỉ giáo của các bật tiền nhân trên các diễn đàn lý số trên mạng:
    (nguồn từ các bậc cao nhân trong: Khongtu.com; http://phongthuy.vietaa.com chúng ta có thể tham khảo ở không 2 địa chỉ trên:

    Đối với địa chỉ Khongtu.com ở đây có rất nhiều cao nhân luận giải rất kỹ về tên theo chữ Hán để đặt tên nhưng ít bàn về ngũ hành của tên và ngược lại ở http://phongthuy.vietaa.com thì luận giải và đặt tên theo ngũ hành. Chusng ta nên 02 yếu tố ở 02 trang trên để đảm bảo cho bé có một cái tên thật tốt nhất. Nhưng có thể là rất khó để có thể kết hợp được 02 yếu tố đó. Hy vọng với sự chia sẻ của các cao nhân chúng ta sẻ tìm hiểu, tiếp thu và học hỏi được một phần nào trong kho tàng khoa học huyền bí cũng như một phong tục truyền thống.


    ĐẶT TÊN CON NĂM KỶ SỬU (2009)

    Việc đặt tên cho con cái không phải là chuyện dễ, từ xưa đến nay chỉ có bậc học giả nghiên cứu lý học hoặc gia đình cầu thị, mong muốn con cháu mình có một cái tên vừa đẹp, vừa tốt thì mới cần lựa kỹ càng. Việc lựa chọn tên cũng có nhiều nguyên tắc khắt khe phải tuân thủ. Đầu tiên là việc lựa tên không được trùng với tên người thân trong gia đình, ông bà ông vải (kể cả người đã khuất). Ở nước ngoài thì khác hẳn, họ có thể lấy tên ông bà đặt cho cháu chắt nhằm tỏ lòng kính trọng. Ở ta mà đặt trùng như vậy là phạm húy, là điều cấm kỵ hàng đầu. Tên phải mang một ý nghĩa nào đó, tùy theo sở thích, tâm tư tình cảm của gia đình, cha mẹ. Có người để luôn nhớ tới những kỷ niệm tại nơi mình đã sinh sống một thời gian dài, họ đã lấy tên địa danh để đặt tên cho con, như Nhật – trong tên nước Nhật bản, Nga – trong tên nước nga, hay Nam Bắc, … hoặc muốn con cái thành đạt, vinh danh khi trưởng thành thì đặt tên con là Vinh Hiển, Thành Đạt, … Tên còn phải dễ đọc, dễ nhớ, âm tiết không được quá trúc trắc, không được na ná những âm tiết không tốt, không hay, không mang điều gở. Ở vùng nông thôn, người viết đã được chứng kiến rất nhiều cái tên phạm phải nguyên tắc này, như con gái tên là Tiện, có lẽ chữ tiện nằm trong chữ Ti tiện, tiện nhân, hà tiện, … quả thực người này rất đúng với cái nghĩa Ti tiện, chẳng coi liêm xỉ là gì hết. Hay tên là Rần, đọc lên đau cả miệng, hay tên Phân có lẽ là trong chữ phân phát, phân chia, nhưng dù sao nó cũng gần với từ phân ..bón, nên cũng chẳng nên dùng làm gì, cuộc đời thực của người này rất kém, bệnh tật, yểu mệnh. Tên còn phải phối hợp họ, tên đệm làm sao cho nó có âm tiết hay khi đọc lên, không quá khó đọc, chẳng hạn tên đẹp như Lê Hoàng Nam, Tống Khánh Linh, không nên khó đọc như Uông Sỹ Rần, … Không nên đặt tên đệm và họ cũng có thanh nặng, sắc, trắc, .... làm cho cái tên có cảm giác nhàm chán hoặc khó chịu khi gọi lên, như: Hoàng Huỳnh Bình, Trịnh Thị Phượng, …

    Một cái tên mà thỏa mãn được những nguyên tắc kể trên mới chỉ là một phần rất nhỏ của yêu cầu đặt tên, vì nó mới là phần lông và da. Phần quan trọng, coi như điều kiện đủ để phối hợp làm lên một cái tên đẹp phù hợp với mệnh của từng người phải là: Họ, đệm và tên phải có sự phối hợp tốt với nhau, cân bằng về âm dương ngũ hành Kim mộc thủy hỏa thổ, không được xung khắc nhau, sự phối hợp này tạo nên bộ ngũ cách, tam tài mà phân cát hung, họa phúc. Tên phải phù hợp với mệnh (tứ trụ, năm tháng ngày giờ), mệnh kém mà tên “Đẹp - kêu” quá cũng không tốt, đó là cách yểu chiết. Tên và mệnh như thể và dụng, phối hợp tốt với nhau là cát, ngược lại là hung. Tên cũng có thể là cứu cánh cho mệnh, nó có thể bổ sung điểm khuyết (ngũ hành) để trợ mệnh, cũng có khi khắc phá, làm tổn hại mệnh. Nếu ai theo dõi cuốn phim Chu Nguyên Chương trên VTV thì biết, thủa nhỏ ông tên là Trùng bát. Khi 24 tuổi tham gia quân khăn đỏ, được đổi tên thành Chu Nguyên Chương. Thời niên thiếu là một cậu bé mồ côi, chăn trâu cắt cỏ, nghèo đói, bơ vơ. Sau khi trưởng thành, qua hơn 20 năm chinh chiến, ông đã trở thành một vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung hoa, được người đời ca tụng. Xét cái mệnh của ông chắc rằng không nhỏ, nhưng trên thực tế tuổi thiếu thời rất khổ cực, gắn liền với cái tên Trùng Bát của ông. Tền trùng bát là bát thuần Cấn (người viết tự bịa ra), biểu hiện sự ngưng trệ, khó khăn, không người giúp đỡ, không nơi nương tựa, khó khăn trùng trùng. Nhưng cũng chính vì cái tên Trùng Bát - "Tượng Tích thiểu thành cao" này đã tôi luyện cho ông trở lên ngoan cường, … và dũng mãnh hơn. Sau khi đổi thành Chu Nguyên Chương thì cuộc đời ông biến đổi sang một trang sử mới, bắt đầu manh nha cho ước vọng đế vương. Chỉ xét riêng Tổng cách thôi đã thấy tên của ông mới đạt làm sao: “Số làm thủ lĩnh hiển hách, giàu có rất lớn, có thế vận xung thiên, khắc phục mọi khó khăn mà thành công. Nếu số này mà thiếu đức thì tuy có địa vị, uy quyền e cũng không giữ đợc lâu. Cần nên tu thân, dưỡng tính mới giữ đợc địa vị. Nếu đàn bà đừng dùng số này, lý do cũng như số 21. Đàn bà mà chủ vận và các cách khác có số này thì khó tránh phòng khuê rời rã, trướng gấm lạnh lùng”. Đây là nói đến một bậc anh hùng hào kiệt, còn người thường thì sao? Nếu người thường, mệnh yếu không nên lấy tên nổi danh như thế này, càng không nên lấy tên của những người nổi tiếng đặt tên cho con cháu, sẽ phạm vào cách yểu chiết. Còn nhớ, mấy tháng trước người viết có xem lá số và đặt tên cho một cháu bé. Cháu bé này sinh trong một gia đình họ Tăng, giàu có “nhất khoảnh”, lại là con hiếm muộn, lá số có cách giàu cự phú, kiểu như công tử bạc liêu, đốt tiền soi đường, … cộng thêm cách của Nhạc bất quần. Căn cứ vào những điều này, người viết đã lựa ra một cái tên chỉ có hai từ Tăng… (xin không nêu ra vì cháu còn nhỏ). Một cái tên có thể nói là rất vui, … Từ khi cháu mang tên này thì rất nổi danh, có nhiều người nói chuyện, hỏi thăm về cháu mặc dù chẳng biết mặt mũi ra sao, bố mẹ cháu rất KHOÁI. Hay một cái tên nữa cũng là tên rất hay và ý nghĩa, đó là tên của một vị anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của mọi thời đại. Ông có cái tên là Võ Nguyên A. Điều đặc biệt ở đây là cả họ tên và đệm đều rất chuẩn mực. Từ Võ biểu hiện của một võ tướng, nghề binh nghiệp, Nguyên trong nguyên hanh lợi trinh, nguyên là đầu tiên và to lớn, vĩ đại, nguyên còn là nguyên bản, nguyên vẹn (bịa ra cho vui), A là đứng đầu bản chữ cái (hì), mệnh của ông chắc chắn cũng phải rất lớn rồi, sự kết hợp (thể và dụng) này làm sao không trở thành bậc vĩ nhân, lưu danh sử sách?
    Phần I
    Người sinh năm Sửu,(Sửu nào cũng vậy) tên cần có những bộ :- ĐIỀN (田), bộ HÒA (禾), bộ THẢO (艹) để được cuộc sống an ổn, có đủ cơm ăn áo mặc. Còn về công danh sự nghiệp thì còn tùy theo phúc đức và khảo sát Bát Tự (Tứ trụ của năm tháng ngày giờ sinh) mới biết được.
    Huynh đệ có thể tham khảo quyển “HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN” của Thiều Chửu để có chi tiết đầy đủ hơn. Tôi xin lược nêu ra đây một số chữ thông dụng để bạn nào không có sách , có thể dùng tạm.
    Đặt tên bằng cách chọn một trong các chữ nêu sau, hoặc có thể ghép hai, ba chữ lại thành tên cũng được, tùy theo sở thích và tập quán gia đình. (cử trùng tên)
    1.-BỘ ĐIỀN:- 田 chỉ về ruộng, nền tảng cơ bản cuộc sống. Các chữ:-
    -ĐIỆN (甸) : - khu đất, cõi đất -GIỚI (界) :- ranh đất, biên giới
    -CHẨN(畛): - bờ ruộng, giới hạn -LƯỢC(略):- mưu lược, tài tháo vát
    -HUỀ(畦): - khu đất rộng -HỌA (畫):- vẽ (họa sĩ)
    -DƯ (畬): - đất khai khẩn trên 2 năm -TUẤN (畯):- chức quan khuyến nông ngày xưa
    -LƯU (留): - giữ lại -ĐƯƠNG (ĐANG) (當) :- hiện giờ, ngay tại
    -UYỂN (畹) : - 2 mẫu đất, họ ngoại -THOẢN (疃):- đồn điền
    -KỲ (畿): - chốn kinh đô -LÂN (疄):- ruộng đất cao
    -CƯƠNG (彊) : - bờ cõi -TRÙ (疇) :- ruộng đã cấy lúa, hai đôi (đồ, con vật)
    -ĐIỆP (疊): - chồng chất -DO (由):- từ chỗ đó
    2.-BỘ HÒA:- 禾 chỉ về ruộng, nghề nghiệp trong cuộc sống. Các chữ:-
    -HÒA(禾): - cây lúa -TÚ(秀):- lúa đã trổ, đẹp đẽ
    -TƯ(私): - riêng tư -TIÊN(秈):- lúa sớm
    -BỈNH (秉): - cầm nắm -THU(秋):- mùa Thu
    -KHOA(科) : - trình độ, môn học -TẦN(秦):- nước Tần, họ Tần
    -THUẬT(秫): - lúa nếp -TỈ(秭):- mười ức (là 1 triệu ngày nay)
    -XỨNG(稱): - cái cân -CÁT (KIẾT) (秸):- lõi của cộng rơm
    -ĐỀ (稊): - cỏ mọc chung với lúa (lồng vực) -TRÌNH(程):- khuôn phép, trình độ
    -ĐỒ(稌): - lúa nếp -NHẪM(稔):- lúa chín, được mùa
    -LĂNG(稜) : -nơi oai linh -TRÙ(稠):- nhiều, đông đúc
    -XƯNG(稱): - đề cao, nói lên -ĐẠO(稻):- lúa hai vụ
    -ỔN(穩): - yên, bền vững -TẾ(穄):- lúa không có nhựa
    -TÔ(穌): - tươi , sống lại -DĨNH(穎):- bông lúa, hơn người khác
    -MỤC(穆): -hòa mục -NHƯƠNG (穰):- lúa trĩu hạt, trúng mùa
    -TUỆ (穗): - bông lúa -LANG(稂):-một loại cỏ
    3.-BỘ THẢO: - 艸 / 艹 phương tiện vật chất trong cuộc sống. Các chữ:-
    -GIAO(艽): - cỏ giao -THIÊN(芊):- cỏ tốt um tùm
    -CHI(芝): - cỏ Chi (rất thơm) -HOA(花):- bông hoa
    -PHƯƠNG(芳): - thơm tho -VÂN(芸):- vân hương 芸香:- tên loại cỏ vân hương
    -UYỂN(苑): - vườn -LINH(苓):- cây phục linh 茯苓
    -ANH(英): - hoa các loài cây -BÌNH(苹):- cỏ Bình
    -BẬT(苾): - thơm tho tiếng tốt -MẬU(茂):- tươi tốt, xanh tươi
    -GIA(茄): - cuống sen -MÍNH(茗):- đọt chè (trà) Mính Viên茗園
    -CHI(芰): - lệ chi 荔芰= cây vải -TƯ(茲):- thêm vào, bồi bổ
    -TRÀ(茶): - cây trà (để uống) -NHUNG(茸):- sừng non của nai
    -TUÂN(荀): - tên nước, họ, loại cỏ -THUYÊN(荃):- cỏ thơm
    -HẠNH(荇): - rau hạnh -TIẾN(荐):- gấp hai lần
    -HÀ(荷): - cây sen -PHỦ(莆):- loại cỏ báo điềm lành
    -TRANG(莊): - trại, vườn nhà -UYỂN(菀):- tốt tươi
    -DU(萸): - cây thù du -CÚC(菊):- hoa cúc
    -XƯƠNG(菖): - cỏ xương bồ -THÁI(菜):- rau cải
    -HOA(華): - nước Trung Hoa -ĐIỀM(菾):- tên rau điềm
    -THỤC(菽): - tên loại đậu -ĐÀO(萄):- bồ đào蔔萄: dây nho
    -LAI(萊): - tên cỏ Lai -VẠN(萬):- mười ngàn (10.000)
    -HUYÊN(萱): - loại cỏ thơm -BẢO(葆):- cỏ mọc um tùm
    -PHONG(葑): - rau phong -TRỨ(著):- sáng rõ (cũng đọc TRƯỚC)
    -ĐỔNG(董): - phụ trách -QUỲ(葵):- hoa quỳ
    -BỒ(蒲): - cỏ bồ (làm nệm lót xe vua quan ngày xưa)-KIÊM(蒹)ên cỏ Kiêm
    -THƯƠNG(蒼): - màu xanh đậm -SÂM(蔘):- cỏ sâm, củ sâm
    -BỒNG(芃 / 蓬 ): - cỏ bồng, bồng lai -LIÊN(蓮):- hoa sen
    -THUẦN(蓴): - rau nhút -GIÁ(蔗):- cây mía
    -TÂN(莘): - đông đúc, cây tế tân -TƯỞNG(蔣):- họ Tưởng
    -DU(萸): - cỏ du -HUỆ(蕙):- hoa huệ
    -VI(薇): - rau vi -DĨ(苡):- hạt ý dĩ 薏苡
    -KHƯƠNG (CƯƠNG): 薑- gừng -TIẾN(薦): - dâng lên, đề bạt ,cử người
    -THỰ(薯): - củ hoài sơn -HUÂN(薰):- loại cỏ thơm
    -NHU(薷): - cây hương nhu -LAM(藍): - cây chàm
    -TÀNG(藏): - cất chứa, giấu -ÁI(藹): - cây cối rậm rạp
    -TÔ(蘇): - sống lại -TẦN(蘋): - cỏ tần
    -LAN(蘭): - hoa lan -MI (蘼): - cỏ Mi Vu蘼芋 có hoa thơm
    4.- KỴ DÙNG NHỮNG TÊN CÓ BỘ THỦ HOẶC Ý NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN:-
    -Kỵ có liên quan đến Mùi (các chữ chứa bộ Vị (未), và Dê (các chữ chứa bộ Dương 羊 )-TĐHV-tr.500
    -Kỵ có bộ Tâm, chữ Tâm (忄, 心)—TĐHV-tr.196
    -Kỵ bộ NGỌC(玉) (trang 386) bộ VƯƠNG (王) (trang 389 )
    ************************************
    mới chỉ sưu tầm được nhiêu đó thôi. Mọi người ai có thì thêm vào tiếp nhé! 谢谢,大家关注!!!

    Phần II:(2009)
    12 TUỔI ĐẶT TÊN CẦN BỘ THỦ NÀO—KỴ BỘ THỦ NÀO ?
    1/-Sinh năm Tí, tên nên có bộ:- khẩu, điền, mễ, chỉ cho người thịnh vượng, có thức ăn, no đủ. Kỵ bộ :- nhật, ngọ, nhân; bởi vì tí ngọ xung, chuột lại sợ ánh sáng .
    2/-Sinh năm Sửu, tên nên có bộ :- thảo, điền, hòa .Kỵ có chữ “vị” (mùi) và bộ tâm, bộ vương.
    3/- Sinh năm Dần, tên nên có bộ:- sơn, vương (tức ngọc), y (quần áo). Kỵ có liên quan đến “Thân” (khỉ), kỵ có bộ “sước”, bộ “nhân”.
    4/- Sinh năm Mão, tên cần có bộ :- mộc, mễ, đậu, liên quan đến “Hợi” (heo). Kỵ có bộ:- tâm và tên có liên quan đến “Thìn” (rồng).
    5/- Sinh năm Thìn, tên cần có bộ:- nhật, nguyệt, thủy, vương. Kỵ bộ :- tâm, tiểu, khuyển, nhân đứng .
    6/- Sinh năm Tỵ, tên cần có bộ:- khẩu, mộc, điền, thảo . Kỵ các bộ:- thủy, nhật, hỏa, tên có liên quan đến “Hợi” (heo).
    7/- Sinh năm Ngọ, tên cần có bộ:- thảo, mộc, mễ. Kỵ bộ:- điền, tâm, tên có liên quan đến “Tí” (chuột)
    8/- Sinh năm Mùi, tên cần có bộ:- thảo, mộc, môn. Kỵ bộ:- ngưu, y, thị (kỳ).
    9/- Sinh năm Thân, tên cần có bộ:- ti (tơ), y, mộc. Kỵ bộ:- trùng, hòa, liên quan đến “Dần” (cọp)
    10/- Sinh năm Dậu, tên cần có bộ:- đậu, mễ, sơn. Kỵ bộ:- quân, đế, cửu.
    11/- Sinh năm Tuất, tên cần có bộ:-nhân đứng, miên, ngọ, mã. Kỵ các bộ:- khẩu, khuyển và tên có liên quan đến “Thìn” (rồng).
    12/- Sinh năm Hợi, tên cần có bộ:- đậu, mễ, miên, tí. Kỵ bộ:- thị (kỳ), vương (ngọc), quân và tên liên quan đến “Tỵ” (rắn).
    Không biết có ai có nhu cầu đặt tên con theo chữ Nho xưa (Hán ngữ xưa không nhỉ?
    Phần III:(2009)
    Bạn muốn sinh con năm Sửu ư ? Nên nhớ rằng tuổi Sửu rất trực tính và cũng khá vất vả nhưng hiền lành, không mưu toan hại ai. Vì tuổi Sửu là con trâu nên rất cần cỏ, nước, mái nhà, xe cộ nên bạn có thể đặt với những tên sau:
    Thảo (cỏ), Chi (cỏ thơm), Phương (mùi thơm), Tú (đẹp), Uyển (một loại cỏ), Dung (hoa phù dung), Thủy (nước), Giang (sông), Hòa (cỏ)...
    Có thể kết hợp để đặt. Ví như: Tú Phương, Uyển Chi, Phương Thảo, Phương Chi, Hoài Giang...
    Muốn chính xác thì cần kết hợp cả 2 yếu tố theo phương pháp rất khó sau:
    1/ Lấy ngày tháng năm giờ sinh, bốn yếu tố cả âm và dương cộng lại với nhau, sau đó chia cho 8, được bao nhiêu chính là số nét của bộ thủ chữ Hán. Sau đó tìm các chữ thuộc bộ Thảo, bộ Xa, bộ Thủy, bộ Sửu...có đúng số nét cần tìm là được.
    2/ Sau đó tính tiếp ngũ hành của họ và tên. Thường thì ngũ hành của họ sinh cho tên đệm, tên đệm sinh tên chính, tên chính sinh bản mệnh. Thế là tuân theo vòng tuần hoàn, đảm bảo okie.

    MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
    Thọ Vực – Huỳnh Tấn Kim Khánh
    Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc
    Con người khi sinh ra được đặt tên một cách trang trọng.
    Từ khi có Tên, người đó mới coi như chính thức bước vào xã hội loài người với sổ bộ ghi chép, với giấy khai sinh và hơn thế nữa với bao hoài bão ước mơ chức đựng trong cái Tên đó.
    Cái Tên sẽ theo suốt cuộc đời của người mang nó như luôn soi rọi mọi hành vi mà người đó mang theo, đúng hay không đúng với cái Tên mình đã mang.
    (...)
    CHƯƠNG NĂM
    HƯỚNG DẪN ĐẶT TÊN
    1. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÊN NGƯỜI
    1. Về âm thanh
    Thường thường, tên của người Việt Nam gồm:
    - Hai chữ: Họ và tên : Trần Thành.
    - Ba chữ: Họ, tên đệm và tên: Lê Văn Hải.
    - Bốn chữ: Họ gồm hai chữ và tên gồm tên đệm và tên: Nguyễn Đình Chung Song.
    - Năm chữ hay nhiều hơn: Thường là họ tên cả cha mẹ hoặc họ tên thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.
    Ví dụ: Phạm Huỳnh Xuân Lan Chi
    Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuân
    Như vậy, các tiếng trong tên của mỗi người đều thuộc thanh bằng hay thanh trắc.
    Khi đặt tên, nên tuỳ theo sự hoà hợp của các thanh bằng trắc để âm hưởng hài hoà, đọc nghe êm tai.
    - Nếu trường hợp họ tên gồm hai tiếng, không có tên đệm, dễ kết hợp bằng trắc và bổng trầm, ít có trường hợp khó nghe, trúc trắc.
    Ví dụ: Trần Quỳnh – Hoàng Kiên (cùng trầm)
    Nguyễn Trãi – Phạm Thụ (cùng bổng)
    Trường hợp đọc lên nghe trúc trắc, có thể thêm vào một chữ nữa.
    Ví dụ: Phạm Tấn Lộc – Trịnh Lệ Thuỷ.
    - nếu tên gồm ba tiếng, bốn tiếng trở lên, sự phối âm cần tránh chữ cùng dấu giọng đi liền nhau, nhất là đối với chữ có dấu nặng. Cấu trúc như sau:
    bbb – bbt – btb – btt
    ttt – ttb – tbt – tbb
    Ví dụ: bbb : Trần Văn Trà – Trần Cao Vân – Lê Cao Phan
    Bbt : Huỳnh Văn Triệu – Lê Văn Ngọc
    …………….
    - Đối với tên gồm bốn tiếng trở lên, cách đặt tên cũng giống như thế, chỉ nên lưu ý tránh sự trùng nhiều dấu giọng trong tên, sẽ khó đọc.
    2. Về ý nghĩa
    Nói chung, cái tên thường mang nội dung cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Do đó, nên tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp với các nội dung trên.
    Một số từ Hán – Việt nên tránh khi đặt tên:
    A: Ẩm
    B: Bành, bội, báo, bất, bổ, bạng
    C: Cạnh, cốt, cữu, cùng
    Đ: Đao, đái, đồ, đổ, đố, đoản
    Gi: gian
    H: hoả, hổ, hoạ, hung, huỷ, hôn, hoạn, hạ, huyệt, huyết.
    K: kinh, khô, không, khuynh, khốn
    L: lậu, lung, lao
    M: mệnh, mộ, mã, ma, mi, mô
    N: noãn, nô, nê, nặc, ngưu
    O: oán
    Ô: Ô, Ốc
    Ph: phá, phản, phật, phất
    Qu: quỷ
    S: sa, sà, sài, sất, sàng, súc
    T: tán, tàng, tật, tì, tiêu, tranh, thánh, thằng, thai, thải, thôi, thần, thực, thác, tử
    V: vô, vong, vật
    X: xảo, xà
    3. Về tính cách
    Ngoài các nội dung ý nghĩa trên, cũng cần tránh một số điểm về tính cách.
    (1) Tính hoả khí: Tên đọc lên thấy bừng bừng sức nóng, hoả khí mãnh liệt.
    Ví dụ: Phạm Mãnh Liệt – Trần Hào Khí
    Trịnh Quyết Tử - Lê Ái Tử - Dương Cảm Tử
    (2) Tính đại ngôn: Tên nêu lên một sự việc quá mức bình thường.
    Ví dụ: Tạ Đại Chí – Trần Bất Tử - Lâm Đại Tiên
    Dương Thánh Nhân – Nguyễn Hiền Thần
    Phạm Vô Uý…
    (3) Tính quá thật, đến thô thiển:
    Ví dụ: Lê Chân Thật – Nguyễn Mỹ Mãn
    (4) Tính vô nghĩa: Tên chẳng mang một ý nghĩa đặc sắc nào, gần như ghép từ.
    Ví dụ: Lê Khắc Sinh Nhật – Hoàng Kỷ Niệm – Lâm Hoàng Hôn
    (Sưu tầm)

    09-26-2007, 11:43 PM #2
    ngoctuan
    Trứng Thủy Tinh
    Tham gia ngày: Apr 2007
    Bài gởi: 91 II. NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN THƯỜNG GẶP
    1. Theo từ Hán Việt.
    (1) Theo các bộ chữ:
    Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.
    Ví dụ:
    - Bộ thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…
    - Bộ thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…
    - Bộ mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…
    - Bộ kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…
    - Bộ hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…
    - Bộ thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…
    - Bộ ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…
    Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.
    (2) Theo mẫu tự La – tinh a, b, c…của từ Hán Việt:
    Ví dụ: Cư, Cừ, Cự, Cường, Cửu…
    Hà, Hải, Hành, Hạnh, Hoàng, Huy…
    (3) Theo tứ Linh:
    Long, Lân, Quy, Phụng
    (4) Theo thập nhị chi (mười hai con giáp của năm sinh):
    Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
    (5) Theo thập can:
    Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
    (6) Theo các loài hoa trong bốn mùa:
    Mai, Liên, Cúc, Đào…
    Hoặc theo tên cây cối:
    Tùng, Bách, Hoè, Liễu, Cam, Lê…
    (7) Theo dược liệu quý:
    Sâm, Nhung, Quế, Cao, Thục…
    (8) Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm:
    Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.
    Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:
    Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.
    (9) Theo các từ trong một cụm từ Hán Việt:
    Ví dụ: Hương, Khuê, Chiêm, Ngưỡng
    Ẩm, Thuỷ, Tư, Nguyên
    Tài, Lộc, Phong, Phú
    Chiêu, Tài, Tiến, Bảo
    Thục, Nữ, Thành, Tựu
    Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.
    (10) Dùng các cụm từ chỉ đức hạnh, chữ tam đa:
    Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Nhân, Từ, Đạo, Đức.
    Phước, Lộc, Thọ.
    (11) Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:
    Ví dụ: Tên cha: Trâm
    Tên các con: Anh, Thế, Phiệt
    Tên cha: Đài
    Tên các con: Các, Phong, Lưu.
    Tên cha: Kim
    Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.
    (12) Tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):
    Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
    Nguyễn Trọng Minh
    Nguyễn Quý Tấn
    Hoặc phân biệt con nhà bác, con nhà chú (Bá – Thúc)
    Ví dụ: Nguyễn Bá Luân, Nguyễn Bá Lực, Nguyễn Bá Long,
    Nguyễn Thúc Định, Nguyễn Thúc Đoan,
    Nguyễn Thúc Đang
    (13) Tên lấy từ một câu chữ trong sách cổ:
    Ví dụ: Đào Trinh Nhất rút từ câu trong Luận ngữ :
    Không Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”.
    (14) Tên lấy từ một câu danh ngôn trong cổ học:
    Ví dụ: Tên Hoàng Đức Kiệm là rút từ câu cách ngôn :
    “Tĩnh năng tồn tâm, kiệm năng dưỡng đức”.
    Nghĩa: “Yên tĩnh có thể giữ gìn được cái tâm,
    Tiết kiệm có thể nuôi dưỡng được cái đức”.
    (15) Theo ý chí, tính tình riêng:
    Ví dụ:
    - Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.
    - Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.
    - Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.
    2. Tên từ Thuần Việt
    (1) tên có ý nghĩa đơn giản tự nhiên:
    Ví dụ: Nguyễn Văn Vàng, Trịnh Thị Lành.
    (2) Theo hoa quả thiên nhiên:
    Ví dụ: Bưởi, Đào, Mận, Lài, Sen…
    (3) Theo thứ tự trong gia đình:
    Ví dụ: Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu…

    09-26-2007, 11:44 PM #3
    ngoctuan
    Trứng Thủy Tinh
    Tham gia ngày: Apr 2007
    Bài gởi: 91 III. ĐẶT TÊN THEO THÀNH NGỮ CHỮ HÁN
    Những thành ngữ sau đây gồm bốn chữ, lấy từ một câu trong các cổ thư Trung Hoa. Có thể chọn một, hai chữ theo thứ tự trong thành ngữ hoặc sắp xếp cho hợp ý mình. Mỗi thành ngữ có nội dung được diễn giải rõ ràng, đầy đủ và có ví dụ đặt tên.
    A
    1. An cư lạc nghiệp:
    An : yên lành; Cư: ở; Lạc: vui; Nghiệp: nghề
    Nghĩa: Ở yên chỗ, vui với nghề.
    Hán thư: “Các an kỳ cư nhỉ lạc kỳ nghiệp” (“Mỗi người đều ăn ở yên lành, sống vui với nghề nghiệp”).
    Ví dụ đặt tên: Đỗ An Cư – Nguyễn Lạc Nghiệp
    Phạm An Lạc – Trần Lạc An
    2. An nhược kim âu:
    An: yên lành; Nhược: như; Kim: vàng; Âu: cái âu.
    Nghĩa: Vững như âu vàng. Ý nói: vững vàng, chắc chắn.
    Nam sử chép lời Hán Vũ Đế: “Ngã quốc gia do nhược kim âu, vô sở khiếm khuyết” (“Đất nước của ta vững bền như âu vàng, chẳng có chỗ nào kém khuyết”).
    Ví dụ đặt tên: Nguyễn Kim Âu – Lý Nhược An
    3. Anh tài uyên tẩu:
    Anh: người tài năng xuất chúng; Tài: tài năng; Uyên: cái vực sâu, có nhiều cá ở; Tẩu: cái chằm, bụi rậm, có nhiều thú hoang ẩn núp.
    Ngụ ý nơi dạy được nhiều học trò giỏi, giống như cái vực sâu có nhiều cá và cái chằm rậm rạp có nhiều thú hoang ẩn náu.
    Ví dụ: Phạm Anh Tài – Ngô Tài Uyên.
    4. Ánh tuyết độc thư:
    Ánh: ánh sáng chiếu lại; Tuyết: hơi nước trên không, gặp lạnh kết đông lại mà rơi xuống; Độc: đọc; Thư: sách.
    Nghĩa: Soi tuyết đọc sách. Chỉ người học trò nghèo mà ham học.
    Sách Thượng Hữu Lục kể truyện Lục Điền đời Tấn thông minh, chăm học nhưng nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn, ban đêm ông đem sách ra ngoài trời, nhờ có tuyết chiếu ánh sáng mà đọc.
    Ví dụ đặt tên: Đào Thị Ánh Tuyết.
    5. Ẩm thuỷ tư nguyên:
    Ẩm: uống; Thuỷ: nước; Tư: nghĩ, nhớ; Nguyên: nguồn.
    Nghĩa: Uống nước nhớ nguồn. Chỉ sự biết ơn, nhớ ơn.
    Ví dụ đặt tên: Trần Tư Nguyên – Bùi Thuỷ Nguyên
    6. Ẩn ác dương thiện:
    Ẩn: giấu đi; Ác: xấu, hung dữ; Dương: cất lên, khen ngợi; Thiện: tốt lành.
    Nghĩa: Giấu điều ác, điều xấu; khoe việc hay, sự tốt ra.
    Ví dụ đặt tên: Bùi Thiện Dương – Vũ Dương Thiện
    B
    1. Bác cổ thông kim
    Bác: rộng; Cổ: đời xưa; Thông: suốt qua, hiểu rõ; Kim: đời nay.
    Nghĩa: Hiểu biết rộng đời xưa, thông suốt cả đời nay; người bác học.
    Ví dụ đặt tên: Lê Thông Kim – Trần Bác Kim
    Trịnh Kim Thông.
    2. Bách chiến bách thắng:
    Bách: trăm; chiến: đánh nhau; thắng: hơn, lấy sức mà khuất phục người.
    Nghĩa: Đánh trăm trận đều thắng cả trăm trận. Nghĩa bóng: vô địch, không ai hơn nổi.
    Ví dụ đặt tên: Nguyễn Chiến Thắng – Lê Bách Thắng
    Trần Thiện Thắng – Tạ Bách Chiến
    3. Bách bộ xuyên dương:
    Bách: trăm; b ộ: bước; xuyên: suốt, thấu qua; dương: dương liễu
    Nghĩa: Cách trăm bước, bắn xuyên qua lá dương
    Sử ký viết: “Người bắn cung giỏi như Dưỡng Do Cơ đời nhà Chu, đứng xa cách trăm bước mà bắn tên trúng xuyên qua lá liễu”, chỉ tài bắn tên siêu phàm. Nghĩa bóng: Người có tài, hữu dụng cho đất nước.
    Ví dụ đặt tên: Nguyễn Bách Xuyên – Phạm Dương Xuyên
    Trần Xuyên Dương – Đinh Bách Dương
    4. Bách niên hảo hợp:
    Bách: một trăm; niên: năm; hảo: tốt lành; hợp: hoà hợp.
    Nghĩa: Trăm năm hoà hợp. Ý chỉ vợ chồng hoà hợp tốt đẹp, lâu dài.
    Ví dụ đặt tên: Trần Thị Hảo – Đào Thị Hợp
    Đặng Văn Hảo – Nguyễn Văn Hợp.
    5. Bách xích can đầu:
    Bách: trăm; xích: thước; can: cây sào; đầu: cái đầu.
    Nghĩa: Cây sào trăm thước. Nguyên câu là: “Bách xích can đầu, cánh tiến nhất bộ” (“Dù đã lên tới đầu cây sào cao trăm thước, nhưng vẫn cố tiến thêm một bước nữa”). Ý nói: Có tài cao, nhưng không lấy làm tự mãn, vẫn cố gắng để tiến bộ thêm. Thành ngữ “bách xích can đầu” chỉ người có tài năng, đạo đức ở đỉnh cao.
    Ví dụ đặt tên: Lưu Bách Xích – Hồ Bách Can.
    6. Bàn khê thọ khảo:
    Bàn: địa danh ở huyện Bảo Khê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; khê: khe suối; thọ: sống lâu; khảo: già.
    Nghĩa: Khe bàn sống lâu. Theo tích xưa, Khương Tử Nha ngồi câu cá ở Khe Bàn, lúc đó khoảng tám chục tuổi, được Văn Vương mời ra cầm quân diệt nhà Trụ, lập nên nhà Chu.
    Ví dụ đặt tên: Mai Thọ Khê – Trần Bàn Khê.
    7. Băng hồ thu nguyệt:
    Băng: giá, nước vì lạnh mà đóng lại thành thể rắn; hồ: cái bình đựng rượu; thu: mùa thu; nguyệt: trăng.
    Nghĩa: Bầu giá trăng thu. Nghĩa bóng: Lòng trong sạch của bậc hiền nhân quân tử.
    Thơ Lý Diên Niên: Băng hồ thu nguyệt
    Oánh triệt vô hà.
    Nghĩa: Như bầu giá băng
    Trong suốt không bợn.
    Ví dụ đặt tên: Trần Băng Hồ - Trịnh Thị Thu Nguyệt
    Dương Ngọc Hồ - Phạm Băng Tâm
    8. Bất khả tư nghị:
    Bất: không; khả: có thể; tư: nghĩ; nghị: bàn
    Nghĩa: Không thể bàn. Chữ trong kinh Phật: “Kỳ công đức bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị” (“Công đức không thể nghĩ, bàn bạc được; quả báo cũng không thể nghĩ, bàn bạc được”).
    Chỉ một sự việc, một nhân cách cao siêu, không thể bàn bạc, nghĩ đến được.
    Ví dụ đặt tên: Nguyễn Bất Nghị - Mạnh Khả Tư
    Phạm Tư Nghị
    9. Bất tri vi bất tri:
    Bất: không; tri: biết; vi: là
    Nghĩa: Không biết thì là không biết
    Chữ lấy trong sách Mạnh Tử: “Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (“Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, như thế đó mới gọi là biết vậy”).
    Ý câu này dạy sự chân thật trong tri thức.
    Ví dụ đặt tên: Lê Thị Bất Tri – Nguyễn Thị Tri
    Dương Bất Tri – Trần Văn Tri
    10. Bị hạt hoài ngọc:
    Bị: mặc; hạt: áo vải của người nghèo; hoài: mang, ôm, lận; ngọc: viên ngọc
    Nghĩa là : Mặc vải lận ngọc. Nghĩa bóng: Người quân tử không muốn cho người đời biết mình.
    Sách Lão Tử viết: “Tri ngã giả hi, tắc ngã quí hĩ; thị dĩ thánh nhân bị hạt hoài ngọc” (“Ít kẻ biết ta thì ta lại quý, cho nên thánh nhân mặc đồ vải gai mà trong lưng lận ngọc báu”).
    Ví dụ đặt tên: Bùi Ngọc Hoài – Vũ Ngọc Hoài
    Phùng Hoài Ngọc – Trương Hoài Ngọc
    11. Bĩ cực thái lai:
    Bĩ: tên một quẻ trong Kinh Dịch; chỉ sự bế tắc; cực: rất lắm, cuối cùng; thái: tên một quẻ, chỉ sự thông thuận, an vui; lai: đến.
    Nghĩa: Bế tắc ở mức cùng tột thì đến sự thông thuận, an vui. Hết thời vận xấu, đến thời may mắn.
    Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thái Lai – Trần Văn Lai
    Phạm Văn Thái.
    12. Biên châu chuyết ngọc:
    Biên: đan bện, sắp xếp; châu: hạt ngọc trai; chuyết: kết lại với nhau; ngọc: viên ngọc
    Nghĩa: Sắp xếp lại các hạt châu và kết các viên ngọc lại với nhau.
    Nghĩa bóng: làm bài văn tuyệt diệu. Đây là lời khen một nhà làm văn xuất sắc.
    Ví dụ đặt tên: Trần Thị Châu Ngọc – Lý Ngọc Châu
    Phạm Ngọc Biên – Nguyễn Chuyết Ngọc
    13. Bộ bộ liên hoa
    Bộ: đi bộ, bước; liên: hoa sen; hoa: bông hoa.
    Nghĩa: bước bước hoa sen.
    Nam sử kể: Đông Hôn Hầu yêu quý nàng hầu là Phan Phi rất đẹp, cho làm cái lầu ở, sàn chạm những đoá sen. Mỗi lần nàng bước đi, ông khen: “Thử bộ bộ liên hoa dã” (“Mỗi bước đi nở một đoá sen vậy”). Chỉ sự tôn quý, đẹp đẽ.
    Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thị Liên Hoa – Trần Thị Liên.


    TỔNG HỢP TỪ KHONGTU.COM VÀ http://phongthuy.vietaa.com/
     
    hoahongthep83 thích bài này.
  19. ngoisao

    ngoisao Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/9/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đặt tên con

    Em chào chị Hà Anh

    Thấng 10 này em bé nhà em chào đời( theo dự kiến BS) nên em rất thích đặt tên em bé là Phạm Lê Mai Chi (em ghép cả họ bố và mẹ đấy :D) Chị xem tên đó thế nào hộ em nhé. Em cảm ơn
     
  20. 3010mebiem

    3010mebiem Thành viên tích cực

    Tham gia:
    2/3/2009
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Hâm mộ bác Ha anh beo quá, mình cũng muốn tự nghiên cứu lắm nhưng đọc một lúc thấy nó bùng nhùng trong đầu quá, hehehe, Nhờ bác xem hộ cho bé nhà mình với
    Bé sinh ngày 30/10/2007 (20/9 âm lịch) nhà mình họ Nguyễn Chí nên bé trai nhà mình đặt là Nguyễn Chí Thiện.
     

Chia sẻ trang này