Khác: Sàng lọc trước sinh qua máu mẹ là gì?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi nguyentrunghoa, 20/12/2008.

  1. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Sàng lọc trước sinh qua máu mẹ là gì?

    Sàng lọc trước sinh là xét nghiệm 4 chất trong máu thai phụ bao gồm PAPP - A (thai ở tuần tuổi 11 đến 13) và 3 chất AFP, β hCG tự do và uE3 (thai ở tuần tuổi từ 14 đến 20). Sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện những thai phụ có nguy cơ cao mang thai bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down (tam thể 21), hội chứng Edward (tam thể 18) và dị tật ống thần kinh.

    Bài viết này cung cấp thông tin về các dạng câu hỏi thường gặp khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Thai phụ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ truớc khi đưa ra quyết định thực hiện sàng lọc.

    Hội chứng Down (tam thể 21) là gì?

    Hội chứng Down là một dị tật bẩm sinh nặng, thường gặp với tỷ lệ 1/700 lần sinh. Nguyên nhân gây ra hội chứng Down là do trong tế bào của thai nhi có ba nhiễm sắc thể 21 (thừa 1 so với bình thường). Trẻ mắc hội chứng Down rất kém phát triển trí tuệ, IQ (chỉ số thông minh) rất thấp, gần như không có khả năng học tập. Do có thể kèm các dị tật bẩm sinh khác về tim, mắt, tai, ruột, cơ xương … nên trẻ bị hội chứng Down có tuổi thọ rất thấp.

    Hội chứng Edward (tam thể 18) là gì?

    Đây cũng là một dị tật bẩm sinh nặng gây sẩy thai, chết sau sinh. Rất ít trẻ mắc hội chứng Edward sống quá một tuổi. Dị tật bẩm sinh về tim, đầu nhỏ, thoái vị rốn rất hay gặp, trí tuệ và vận động đếu rất kém phát triển. Nếu sống sót, trẻ mắc hội chứng tam thể 18 cũng không có khả năng đi lại, nói, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.

    Dị tật ống thần kinh là gì?

    Đó là sự phát triển bất thường ống thần kinh phôi thai, dẫn đến các dị tật nặng như thai vô sọ, nứt đốt sống, thoát vị não - màng não… Dị tật ống thần kinh gây sẩy thai hoặc chết sau sinh ở hầu hết các trường hợp. Nứt đốt sống có thể làm liệt hoàn toàn chi dưới kèm rối loạn bàng quang, tiêu hoá.

    Dị tật hở thành bụng là gì?

    Trẻ có lỗ hở ở thành bụng làm cho ruột nằm ngoài thành bụng khi sinh. Đôi khi những trẻ này còn bị những khiếm khuyết thần kinh khác.

    Dị tật hở ống thần kinh và thành bụng thường được phát hiện nhờ siêu âm và đo AFP trong máu mẹ khi thai nhi được 14 - 20 tuần tuổi.

    Những ai có nguy cơ sinh ra trẻ bị một trong các dị tật trên?

    Tất cả thai phụ đều có thể có nguy cơ sinh ra trẻ bị một trong các dị tật trên. Hầu hết cha mẹ của trẻ bị dị tật đều bình thường. Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi) thường có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down hay hội chứng Edward.

    Sàng lọc trước sinh đuợc tiến hành thế nào?

    Sàng lọc trước sinh gồm 2 giai đoạn:

    - Giai đoạn 1: Lấy 2ml máu thai phụ để đo nồng độ PAPP -A (protein trong huyết tương liên quan đến thai kỳ) khi thai ở đệ tuổi từ 11- 13 tuần.

    - Giai đoạn 2: Lấy 2ml máu thai phụ đo nồng độ AFP (alpha- fetoprotein), hCG (free β-human chorionic gonadotrophin) và uE3 (estriol tự do) khi thai ở độ tuổi từ 14- 20 tuần. Thời gian làm xét nghiệm sàng lọc thích hợp nhất khi thai nhi được 16- 18 tuần tuổi.

    Sau 1 tuần, xét nghiệm sàng lọc sẽ cho biết ở thai phụ có kết quả âm tính hay dương tính.

    Kết quả sàng lọc âm tính mang ý nghĩa gì?

    Kết quả sàng lọc “âm tính” có nghĩa là thai nhi có rất ít nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, nhưng KHÔNG LOẠI TRỪ HOÀN TOÀN KHẢ NĂNG TRẺ CÓ THỂ BỊ DỊ TẬT.

    Kết quả sàng lọc dương tính mang ý nghĩa gì?

    Sàng lọc cho kết quả “dương tính” nghĩa là thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao, tức là có khả năng đang mang thai mắc một dị tật bẩm sinh đã kể nào đó. “CÓ KHẢ NĂNG” CHỨ KHÔNG PHẢI TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP “DƯƠNG TÍNH” ĐỀU SINH CON BỊ DỊ TẬT. Hầu hết các thai phụ có kết quả sàng lọc dương tính sinh con khoẻ mạnh. Để chắc chắn. thai phụ “dương tính” cần được theo dõi và thực hiện các chẩn đoán tiếp theo để loại trừ khả năng mang thai bị dị tật.

    [​IMG]

    Những xét nghiệm nào cần làm khi có sàng lọc dương tính?

    - Siêu âm: do các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện. Qua siêu âm các bác sĩ có thể phát hiện thai vô sọ, hở thành bụng, nứt đốt sống … nhưng không thể xác định thai có hội chứng Down hoặc hội chứng Edward một cách chắc chắn.

    - Nhiễm sắc thể đồ: là một xét nghiệm di truyền tế bào giúp phát hiện các rối loạn nhiễm sắc thể, trong đó có hội chứng tam thể 21, tam thể 18.

    Xét nghiệm nhiễm sắc thể được thực hiện bằng cách chọc hút một ít nước ối bao quanh thai nhi, rồi nuôi cấy tế bào ối và quan sát nhiễm sắc thễ dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này cho phép phát hiện 99,8% các trường hợp hội chứng Down, hội chứng Edward và các rối loạn nhiễm sắc thể khác. Tuy nhiên, mặc dù không đáng kể, nhưng chọc hút dịch ối có thể gây sẩy thai (tăng 0,5% so với tỷ lệ sẩy thai bình thường). Ở nhiều nước, xét nghiệm này được thực hiện ở tất cả các thai phụ có nguy cơ cao và thai phụ trên 35 tuổi.

    [​IMG]

    Sàng lọc trước sinh có lợi ích gì?: Lợi ích cho thai phụ, gia đình và cộng đồng

    - Cơ hội sinh con khoẻ mạnh nhiều hơn.
    - Lựa chọn ngưng thai kỳ khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
    - Có kế hoạch sinh và chăm sóc trẻ bị dị tật một cách tốt nhất trong trường hợp thai phụ quyết định giữ thai.
    - Giảm lo lắng về khả năng sinh con bị dị tật.
    - Giảm chi phí cho gia đình và xã hội.
    - Góp phần cải thiện chất lượng dân số.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyentrunghoa
    Đang tải...


  2. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Ăn uống để thụ thai

    Vừng đen 50 g đem nghiền nhỏ, thêm 50 g gạo nấu thành cháo là một trong những món ăn có thể cải thiện được việc khó thụ thai ở phụ nữ.
    Phụ nữ sau khi kết hôn khoảng 2 năm trở lên, không dùng các biện pháp tránh thai, công năng của bộ phận sinh dục bình thường mà vẫn không thể mang thai là những người khó mang thai.
    Người ta chia làm hai loại bệnh: công năng tính và khí chất tính.


    Khí chất tính thì không thể trị được, còn công năng tính chỉ cần tìm nguyên nhân gây bệnh, kiên trì chữa trị, kết hợp với việc lựa chọn các món ăn phù hợp là có thể mang thai.

    - Trứng gà tươi 1 quả, đập dập 1 lỗ nhỏ, nhét 1,5 g hoa hồng vào trong, trộn đều rồi chưng cách thủy. Ngày thứ hai sau kỳ kinh thì bắt đầu ăn, mỗi ngày ăn 1 quả, liên tục trong 9 ngày.

    Sau đó đến ngày thứ hai của chu kỳ kinh thứ 2 lại bắt đầu ăn, kiên trì trong 3-4 tháng là có thể có thai.


    - Thịt chim sẻ 3 con, trứng chim sẻ 30 quả, hạnh đào nhân-30 nhân, đem tất cả hầm kỹ. Có thể trị bệnh đau lưng, đau bụng kinh, phụ nữ khó mang thai.


    - Hạnh đào nhân 250 g, hải mã 30 g ngâm rượu rồi uống có thể bổ trợ tốt cho những phụ nữ khó đậu thai.


    - Gà 1 con, cẩu khởi 250 g, nấu chín rồi ăn tuần 2 lần.


    - Tử hà sa 1 củ, rửa sạch, hạnh đào nhân 300 g, nấu thành canh ăn, mỗi tuần 1 lần. Bài thuốc này ngoài tác dụng bổ khí dưỡng huyết còn có tác dụng bổ thận. Tử hà sa có tác dụng thúc đẩy sự phân tiết của tử cung và tuyến sữa, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của buồng trứng.


    - Gừng tươi 500g, đường đỏ 500 g. Bài thuốc này thực hiện trong mùa hạ hoặc mùa thu là tốt nhất.


    Gừng tươi rửa sạch, thái miếng mỏng, nghiền nát sau đó cho đường đỏ vào chưng trong 1 giờ, để nguội đem phơi nắng đủ 3 ngày, sau đó lại đem chưng lại rồi lại đem phơi, tổng cộng 9 lần chưng 9 lần phơi nắng; mỗi ngày chưng, phơi 3 lần.


    Bắt đầu dùng vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày 3 lần, liên tục trong 1 tháng, không được gián đoạn, khi dùng thuốc cấm kỵ quan hệ vợ chồng.


    - Đuôi hươu hoặc đuôi chó 100 g, đương quy 30 g, cẩu khởi tử 15 g, hoàng kỳ 15 g, gừng tươi 3 lát, gà mái non 1 con khoảng 800 g. Hầm gà cùng những vị thuốc trên, đun nhỏ lửa cho đến khi gà nhừ là có thể ăn được.


    Ăn nhiều lần có thể bổ huyết, ích khí, tốt cho tử cung. Dùng để trị bệnh những phụ nữ huyết hư thể nhược, tử cung hàn lạnh, khó mang thai và nam giới bị chứng bất lực.


    - Gà 1 con, hạnh nhân 500 g, nấu chín ngày ăn 3 lần.


    - Táo đỏ 50 g, lạc nhân 100 g, cho nước vào đun nửa giờ, cho thêm 50 g đường là có thể dùng được.


    - Hoàng kỳ nấu cùng canh gà để ăn.



    Theo Mỹ Phẩm
     
  3. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Ốm nghén có điều trị được không?

    Hỏi: Tôi đang mang thai được 9 tuần. Tôi nên ăn uống như thế nào để có sức khỏe nuôi em bé? Do hiện nay tôi đang bị ốm nghén và không ăn cơm và các món khác, chỉ ăn được một ít bánh ngọt. Tôi cảm thấy hay bị nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn liên tục. Xin hỏi bác sĩ cách điều trị?


    [​IMG]Cần tránh các món chiên, xào, cà phê, khói thuốc lá và các mùi nồng có thể làm tăng cảm giác buôn nôn.




    Trả lời: Mang thai và sinh nở là một công việc nặng nhọc nhất, do vậy bạn buộc phải ăn uống đầy đủ mỗi ngày để tăng thu nạp thêm cho cơ thể ít nhất 500 calori mỗi ngày. Đa số các bà mẹ ít có thời gian để ngồi tính toán khẩu phần ăn và ước lượng giá trị của calori, trong thực tế cũng không cần thiết phải như thế mà chỉ cần tuân thủ một số chỉ dẫn cơ bản về dinh dưỡng cho cơ thể trong thời kỳ thai nghén là được. Nguyên tắc cơ bản thì nên lựa chọn thực phẩm càng gần với trạng thái tươi sống của nó bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, hay nói cách khác thức ăn còn tươi là tốt nhất rồi đến thực phẩm đông lạnh, cuối cùng mới đến đồ hộp.

    Nên bắt đầu ăn uống từ 5-6 bữa nhỏ một ngày thay vì ăn 3 bữa như trước đây. Nhất thiết phải ăn đủ chất đạm, tinh bột, đường. Chất đạm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé, còn tinh bột và đường cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ và đừng quên ăn các thực phẩm có chứa vitamin B, C và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt.


    - Các chất đạm (Protein) là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé. Đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, thịt gia cầm, ngoài ra còn có trong trứng, sữa, bơ đậu phộng, hạt mè...


    - Các chất bột có trong các loại ngũ cốc, khoai tây, đậu đen, xanh, đậu Hà Lan, gạo lức... là các nguồn năng lượng có chứa vitamin, chất khoáng và chất xơ rất tốt.
    - Các loại vitamin và chất khoáng có rất dồi dào trong các loại rau, trái cây, đặc biệt rau xanh (rau muống, rau dền, xa lách xoong, cà rốt, cà chua, chuối, bí đỏ…), rau củ có màu vàng và đỏ, trái cây nhằm cung cấp các loại vitamin A, E, B6, chất sắt, kẽm và không quên uống thêm axit folic vì axit folic có vai trò quan trọng để sản xuất hồng cầu, sự phát triển của hệ thần kinh và việc tăng trưởng thai nhi, nhất là trong 12 tuần đầu tiên. Nên uống folic kéo dài từ 3 tháng trước lúc mang thai và đến 12 tuần của thai kỳ.
    Ốm nghén là tình trạng có cảm giác nhức đầu, chóng mặt, hay buồn nôn, đôi khi nôn thực sự. Tình trạng này xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng hay vào lúc đói. Ốm nghén thường kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ rồi sau đó giảm dần và hết hẳn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do lượng đường trong máu giảm và do thay đổi nội tiết kích thích dạ dày.



    [​IMG]
    Khi mang thai nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi


    Một số biện pháp khắc phục: nên ăn làm nhiều bữa và chọn các loại thức ăn có hàm lượng tinh bột cao như khoai ngũ cốc bánh mì; luôn có sẵn bánh qui lạt, kẹo để dùng khi đói và trước khi ra khỏi giường 15 phút nhằm tránh các cơn buồn nôn vào buổi sáng. Cần tránh các món chiên, xào, cà phê, khói thuốc lá và các mùi nồng có thể làm tăng cảm giác buôn nôn. Tình trạng ốm nghén, nôn mửa rất hay gặp và thường qua đi nhanh, nhưng cũng có những trường hợp nôn quá nhiều gây rối loạn nước và điện giải, thậm chí tụt huyết áp, vì vậy nếu tình trạng nôn mửa nhiều lần trong ngày và liên tục kéo dài cần nhập viện để phục hồi sức khỏe.


    BS Bạch Long
     
    lamlun thích bài này.
  4. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Tuổi tác ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào?

    (Dân trí) - Mang bầu khi lớn tuổi thường dễ bị ám ảnh bởi khuyến cáo của các bác sĩ, kinh nghiệm truyền lại cũng như việc phải làm nhiều xét nghiệm hơn. Tuy nhiên, ngày nay mọi chuyện đã khác.
    [​IMG]

    Thuận lợi của các bà mẹ lớn tuổi
    Sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà mẹ lớn tuổi thường tốt hơn so với thời kỳ trẻ trung. Họ có lối sống khỏe mạnh hơn, hiểu rõ nhu cầu cơ thể, chăm sóc bản thân tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ lớn tuổi nhận thức tích cực về cơ thể họ hơn và họ cũng bình tĩnh hơn khi gặp các rắc rối trong quá trình mang bầu.
    Một thuận lợi khác là tài chính, các mối quan hệ, công việc và các mục tiêu học hành đã tương đối đầy đủ, chưa kể vốn sống phong phú. Những bà mẹ lớn tuổi cũng thường có sự chuẩn bị kỹ càng cho quá trình nuôi dạy con cái do họ hoàn toàn chủ động trong vấn đề mang thai.

    Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
    Sau tuổi 30, khả năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần và đó là lý do vì sao các cặp vợ chồng khó có con hơn và cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh sản hơn.
    Các yếu tố khác như các bệnh phụ khoa, sức khỏe chung cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều bà bầu ở nhóm tuổi này phải trải qua các phương pháp điều trị sinh sản.
    Ảnh hưởng tới quá trình bầu bí
    Trước đây, những bà mẹ lớn tuổi cũng thường đã là mẹ của 5, 6 thậm chí là 7 đứa con. Mang thai nhiều lần và liên tục đã dẫn tới nhiều rắc rối. Còn ngày nay, một bà mẹ lớn tuổi thường là do lập gia đình muộn và vì thế họ có điều kiện chăm chút sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn.
    Tuy nhiên, dù ở tuổi nào thì những người phụ nữ lớn tuổi cũng thường dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch... mà có thể ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh nở với tỉ lệ cao gấp đôi so với phụ nữ mang thai trước tuổi 29.
    Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác đối với quá trình sinh nở như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, chảy máu trong giai đoạn thứ 3... Các nguy cơ này ở tuổi 20 - 29 là 10,43% nhưng ở tuổi 35 - 39, tỉ lệ này lên tới 19,29%.
    Tác động tới quá trình sinh nở
    Sự can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của người mẹ. Những phụ nữa ngoài 35 thường có nguy cơ phải can thiệp nhiều hơn trong quá trình lâm bồn: như thúc chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, kẹp phooc-sep hay đẻ chỉ huy. Gần như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng tỉ lệ sinh mổ tăng cao khi bà bầu lớn tuổi. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự gia tăng các nguy cơ biến chứng.
    Ảnh hưởng đối với bé
    Với thai nhi thì nguy cơ chết lưu lại không hề nhỏ và chưa thể giải thích được. Cứ 440 bà bầu mang thai ở tuổi trên 35 thì có 1 trường hợp bị thai chết lưu trong khi tỉ lệ này ở các bà bầu trẻ hơn là 1/1.000. Thủ phạm có thể là do sự biến đổi gien. Tuy nhiên, nếu được theo dõi chặt chẽ trong những tuần cuối trước khi sinh, nguy cơ này sẽ được giảm thiểu.
    Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các bà bầu lớn tuổi đó là thai nhi mắc hội chứng Down. Tỉ lệ này là 1/400 đối với độ tuổi trên 35 và sẽ dần tăng lên mức 1/109 ở các bà mẹ sinh con khi ở tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 (so với tỉ lệ 1/1.500 ở tuổi 25). Ngoài ra là các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gien. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay thì mọi bệnh tật, dị tật bẩm sinh đều có thể chẩn đoán từ rất sớm.
    Thu Trang
     
  5. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Siêu âm thai nhiều lần: Tốn kém và nguy hiểm

    GS. TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa VN, cho biết: “Có một thực tế là nhiều bà mẹ mang thai rất “nghiện” siêu âm. Tôi đã từng gặp một số trường hợp thai hoàn toàn bình thường nhưng đến lúc sinh đã siêu âm thai tới 20 lần.
    [​IMG]
    Dễ bị dị tật?

    GS. TS Nguyễn Đức Vy, Chủ tịch Hội sản phụ khoa VN, cho biết: “Có một thực tế là nhiều bà mẹ mang thai rất “nghiện” siêu âm. Tôi đã từng gặp một số trường hợp thai hoàn toàn bình thường nhưng đến lúc sinh đã siêu âm thai tới 20 lần. Ngoài một vài lần bác sĩ chỉ định thì thai phụ tự động đến các phòng siêu âm của tư nhân - nơi được quảng cáo là máy móc hiện đại, hình ảnh rõ nét - để siêu âm. Trong khi đó, giá siêu âm ở đó khá đắt, từ 150.000 - 200.000 đồng/lần”.

    Chị Hà, phố Lãn Ông (Hà Nội), cho biết ngay sau khi nghi ngờ có thai, chị đã đi siêu âm luôn nhưng do chưa nhìn rõ nên bác sĩ lại hẹn vào tuần thứ 6 quay lại. Nhưng thời điểm đó siêu âm chưa có tim thai nên chị lại được hẹn siêu âm vào tuần thứ 8 và sau đó là tuần thứ 12. Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu mang thai, chị Hà đã có tới 4 lần siêu âm và cho đến nay, khi đang mang bầu tháng thứ 8, số lần siêu âm của chị đã tới 9 lần.

    Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ gây tốn kém cho thai phụ mà theo GS-TS Vy, nó còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi được siêu âm bừa bãi, không hạn chế số lần, trọng lượng sau khi sinh ra thấp hơn hẳn những trường hợp siêu âm theo đúng quy định. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu nêu ảnh hưởng lâu dài của siêu âm như nghe kém... song cũng có những nghiên cứu ngược lại cho thấy siêu âm không có hại cho bé và mẹ vì cường độ sóng âm rất thấp.

    Tuy nhiên, có một thực tế rất đáng quan tâm là tỉ lệ dị tật ở thai nhi đang tăng lên trong những năm gần đây. Ngoài yếu tố môi trường, di truyền thì việc lạm dụng siêu âm có thể cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi. GS Vy cho hay hiện nay, tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh, nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. “Nhất là đối với những thai dưới 8 tuần tuổi - thời điểm mà các tổ chức thai đang được sắp xếp thì không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia nào (trong đó có tia siêu âm) không ảnh hưởng đến sự hình thành của thai”, GS Vy nhấn mạnh.

    Coi chừng siêu âm đa chiều

    TS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T. Ư, cho biết siêu âm thai là một phương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, nếu không có gì bất thường, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé có khỏe hay có dị tật gì không. Trường hợp đủ ngày sinh nhưng thai phụ vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, có thể siêu âm thêm lần thứ 4, thứ 5 để đánh giá quá trình chuyển dạ, khối lượng nước ối...

    Ngoài kỹ thuật siêu âm 2 chiều, lâu nay, nhiều phòng khám tư nhân thường quảng bá về kỹ thuật 3 chiều, 4 chiều hiện đại giúp nhìn rõ hình ảnh thai nhi. Tuy nhiên, GS Vy khuyên không nên tin rằng 3 chiều tốt hơn 2 chiều.

    Thông thường, người ta làm siêu âm 2 chiều, chỉ khi có nghi ngờ thì mới chuyển sang chức năng 3 chiều để xem thai có bị dị dạng không hoặc là những bất thường của thai trước khi sinh. “Còn phương pháp siêu âm 4 chiều thực chất cũng chỉ là siêu âm 3 chiều và hình ảnh động. Việc siêu âm giới tính hay lưu hình ảnh thai nhi vào VCD có thể khiến bà mẹ phải nằm lâu trong quá trình siêu âm, điều đó có nghĩa là tia bức xạ có thể nhiều đến mức gây hại cho cả mẹ và con”, GS Vy nhấn mạnh.

    Theo Ngọc Dung
    Người lao động
     
  6. nghekon

    nghekon Banned

    Tham gia:
    30/12/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    hic hic... nguy hiem qua! em sieu am vuot qua gioi han roi hay sao ay. gio la thang thu 7 roi, moi thang em deu di SA 1 lan cho yen tam. KHong biet co sao ko? lo qua. Ko di SA xem no phat trien the nao thi cung lo lam..
     
  7. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    5 phát hiện dành cho bà bầu

    Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bà mẹ có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng. Vì vậy, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận về một số điều cần lưu ý trong thời gian mang thai.
    [​IMG]
    Nên dùng loa ngoài của điện thoại di động
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các chuyên gia Đan Mạch đã tiến hành một công trình nghiên cứu trên 13.000 bà mẹ trong suốt thời gian mang thai đến khi bé được 7 tuổi, phát hiện ra rằng: Thai phụ sử dụng điện thoại di động nhiều hơn 2-3 lần/ngày, bé sẽ xuất hiện rối nhiễu tâm lý sau này.

    Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, tốt nhất, bà bầu nên dùng loa ngoài khi sử dụng điện thoại di động.

    Tránh sử dụng nước hoa

    Những thai phụ có thói quen sử dụng nước hoa hay các loại mỹ phẩm khác nên cẩn thận. Một số hóa chất được tìm thấy trong nước hoa, mỹ phẩm có thể gây ra các khuyết tật cho thai nhi, thậm chí làm gia tăng tình trạng sảy thai ở bà mẹ.

    Tốt nhất, bà bầu nên tạm dừng các họat động làm đẹp trong thời gian mang thai.

    Mẹ ăn nhiều quả hạch, bé tăng nguy cơ hen suyễn

    Những bà mẹ có chế độ ăn nhiều quả hạch (VD: đào, mơ, mận, chà là, dừa, mâm xôi…) trong thời gian mang thai, làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở bé sau này. Đây là phát hiện của các nhà khoa học Hà Lan, sau khi nghiên cứu 4000 bà mẹ từ khi mang bầu đến khi bé được 8 tuổi.

    Mẹ thiếu vitamin D, bé dễ bị sâu răng

    Theo kết quả nghiên cứu của nhóm nhà bác học Canada, những bà mẹ được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D trong quá trình mang thai, bé sẽ phòng ngừa được các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là chứng sâu răng sữa thường thấy ở những năm đầu đời.

    Uống sữa thường xuyên là phương pháp bổ sung vitamin D hữu hiệu cho thai phụ.

    Lợi ích từ hạt lạc

    Một công trình nghiên cứu của các nhà bác học Hoa Kỳ trên 403 bé trong khoảng thời gian 1998 đến 2005 đã kết luận: Bà mẹ ăn lạc trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bé sẽ giảm nguy cơ bị dị ứng thức ăn 4 lần so với nhóm bà mẹ không ăn hoặc ăn ít lạc. Do đó, thai phụ có thể bổ sung lạc vào thực đơn dinh dưỡng hàng tuần của mình.
     
    Mẹ Sóc Nâu thích bài này.
  8. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    15 cách giúp giảm nghén buổi sáng

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Chứng nghén buổi sáng thường xuất hiện vào tuần thứ 6 và kéo dài đến tận tuần thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ.
    1. Vận động nhẹ

    Nhiều phụ nữ mắc sai lầm với suy nghĩ rằng, rời khỏi giường, vận động sớm sẽ làm gia tăng tình trạng nghén.

    Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên nhanh chóng khởi động ngay sau khi tỉnh ngủ: Vài động tác thể dục hoặc quá trình chuẩn bị bữa sáng sẽ giúp ích cho bạn. Hơn nữa, một cơ thể năng động từ mẹ sẽ sinh ra những em bé khỏe mạnh sau này.

    Nếu chứng ốm nghén vào buổi sáng lên tới đỉnh điểm, bạn cũng nên dậy khỏi giường. Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

    2. Ngửi dầu thơm

    "Chứng ốm nghén vào buổi sáng có liên quan đến mùi thơm” – Miriam Eric (Bác sĩ bệnh viện Boston và là tác giả cuốn sách Kiểm soát tình trạng nghén vào buổi sáng) cho biết.

    Lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi. Với phụ nữ mang thai, mức độ estrogen tăng cao càng khiến sự nhạy cảm về mùi hoạt động hết công suất. Tuy vậy, không phải mọi loại mùi đều có tác dụng tốt, mùi rác rưởi, thức ăn hoặc mùi nước hoa quá hắc từ đồng nghiệp chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi.

    Nếu bạn không thể mở cửa sổ hoặc ít có cơ hội ra ngoài trời, bạn có thể thử ngửi một số hương thơm có nguồn gốc tự nhiên. Bạn nên mang theo mình một lọ tinh dầu chanh, hoa hồng và thư giãn ở công sở vào buối sáng.

    3. Trò chuyện

    Giao tiếp không chỉ là cách giúp bạn thoải mái mà nó còn khống chế cơn buồn nôn một cách khá hiệu quả. Không gì tuyệt vời hơn, kể những câu chuyện vui cho ông xã và cả hai cùng cười vui vẻ để xua tan sự khó chịu trong cơ thể.

    4. Tìm hiểu nguyên nhân

    Nếu bạn luôn xuất hiện những cơn buồn nôn trong bữa ăn sáng, có thể nguyên nhân là do mùi vị của thức ăn. Nếu bạn cảm thấy trong người nôn nao vào lúc 9h sáng, có thể là do môi trường làm việc của bạn thiếu không khí trong lành…

    Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể chọn những bữa sáng có ít mùi hơn hoặc gần đến 9h sáng, bạn nên ra ngoài hít thở không khí trước khi quay lại làm việc tiếp.

    5. Nạp thêm năng lượng

    Uống khoảng 6-8 cốc nước mỗi ngày sẽ khiến cơ thể không bị choáng váng vì mất nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dạ dày quá trống rỗng sau khi thức dậy lâu. Bạn cũng nên hạn chế những loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối trong ngày vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và mệt mỏi khi ngủ dậy.

    6. Tìm kiếm thực phẩm an toàn

    Nếu bạn nghén tới mức không thể nạp được những món sáng chứa thịt, trứng… thì vài lát bánh quy, bánh mỳ, cháo chay… sẽ giúp ích cho bạn. Loại thực phẩm này không có nhiều mùi vị khó chịu lại chứa nhiều năng lượng an toàn. Tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn dùng kèm với nước chanh, nước cam hoặc các loại sữa.

    7. Ăn từng chút một và tăng dần số lượng

    Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng).

    Nhấm nháp chút bánh quy khi thức giấc sẽ khiến bạn dễ chịu. Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.

    8. Thêm một chút gừng

    Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, gừng là loại gia vị có tác dụng chế ngự cơn buồn nôn. Bạn có thể thả vào trong cốc trà ấm một lát gừng nhỏ, mỏng. Nếu không, bạn có thể nhấm nháp một viên kẹo gừng, mứt gừng, bánh quy có vị gừng…

    Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng việc dùng gừng quá thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì hoạt chất gingerol có trong gừng gây mỏng mạch máu và góp phần hình thành nên tình trạng máu đóng cục. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn 1-2 viên kẹo gừng mỗi tuần.

    9. Điều chỉnh máy vi tính

    Ánh sáng nhấp nháy và thời gian ngồi trước màn hình máy vi tính sẽ làm tăng tình trạng nghén buổi sáng. Để khắc phục điều này, bạn nên giảm cường độ sáng của màn hình máy tính đến mức mắt bạn thấy dễ chịu nhất. Bạn có thể chọn chiếc máy tính có màn hình phẳng, rộng và thay font nền với gam màu hồng dịu hoặc màu nâu vàng. Ngoài ra, bạn cũng nên nghỉ ngơi sau 1-2 giờ ngồi liên tục trước máy tính: có thể ra ngoài hít khí trời hoặc đơn giản là nhắm mắt lại thư giãn trong vòng 60 giây.

    10. Vờ quên đi cơn nghén

    Cảm giác buồn nôn thật không dễ để bỏ qua nhưng nếu bạn tập trung vào một thứ gì đó, bạn có thể tạm thời vượt qua triệu chứng khó chịu này. Bạn có thể đọc một mẩu truyện ngắn, chơi trò giải ô chữ trên tạp chí hoặc đơn giản là nói chuyện điện thoại với người thân….

    11. Mang theo những vật dụng

    Bạn nên xếp vào túi xách bàn chải, kem đánh răng và cả nước súc miệng hương bạc hà để đối phó với những cơn nôn bất thường nơi công sở. Sau khi nôn, bạn cần vệ sinh răng miệng để có hơi thở thơm mát và giảm thiểu mùi vị khó chịu nơi vòm họng.

    Bạn cũng nên chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ như bánh mỳ, bánh quy, sữa… để nạp lại năng lượng sau khi đã nôn. Bạn không nên để cho cơ thể bị đói trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

    12. Chia sẻ kinh nghiệm

    Nếu nơi bạn làm việc có vài đồng nghiệp mang bầu, bạn nên trò chuyện với họ. Mỗi một người mẹ tương lai đều sở hữu những cách đối mặt với cơn nghén khác nhau. Đó có thể là kiến thức truyền miệng, đọc được trên mạng hoặc từ sách, báo… nhưng rất hữu ích nếu bạn biết thêm. Chứng nghén vào buổi sáng là một điều hoàn toàn bình thường trong thai kỳ, bạn không nên lo lắng hoặc cảm thấy xấu hổ với những điều xảy ra với cơ thể mình.

    13. Nghỉ ngơi

    Bạn thử ngả lưng trên ghế, nhắm mắt lại, thở sâu và thả lỏng cơ thể. Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng, nếu bạn mất ngủ vào đêm hôm trước thì việc chợp mắt trong vòng 10-15 phút sẽ khôi phục lại sức khỏe nhanh chóng. Nhờ vậy, chứng nghén vào buổi sáng cũng được đẩy lùi.

    14. Bổ sung thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

    Nếu chứng nghén buổi sáng khiến bạn mệt mỏi cả ngày kèm theo triệu chứng buồn nôn gia tăng làm cơ thể mất nhiều dưỡng chất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại vitamin (đặc biệt là vitamin B6) và một số thuốc hỗ trợ đường ruột có tác dụng làm dịu chứng nghén buổi sáng.

    Chứng nghén buổi sáng cũng chỉ xảy ra với bạn trong khoảng thời gian ngắn, nên việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

    15. Thử châm cứu

    Châm cứu được xem như phương pháp thần kỳ để giảm đau và hạn chế những khó chịu cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, châm cứu cũng có tác dụng cắt những cơn nghén buổi sáng hiệu quả. Tuy nhiên, cách này phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.
     
  9. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Thực đơn tết cho phụ nữ mang thai

    Một thực đơn ngày tết cho thai phụ vừa dễ chế biến, ăn ngon miệng mà còn cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cả mẹ và con, rất giản tiện mà chất lượng lại kỳ diệu đến tuyệt vời.
    Cá quả chưng tương
    Nguyên liệu gồm: cá quả (cá lóc) 1.000g, đậu tương hạt 50g, gừng củ tươi nửa củ, đường 1 thìa cà phê, dầu ăn, hành lá lượng vừa đủ chế biến.
    Cách chế biến, sử dụng: cá lóc xát muối làm sạch, gừng gọt bỏ vỏ thái sợi, tương hạt pha với nước đường, tất cả cho vào hấp cách thủy chừng 30 phút, cho hành lá phi với dầu ăn lên trên, mang ra ăn với cơm. Đây là món ăn khá hấp dẫn, món cá lóc chưng tương vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Trong món này, cá lóc vừa giàu đạm, ít mỡ lại phối hợp với đậu tương làm tăng hứng thú ăn cho thai phụ. Là loại đậu chứa nhiều albumin, leucithin, sắt, canxi, vitamin B1, B2, acidnicotic... nếu thường xuyên ăn đậu tương hay uống sữa đậu nành hằng ngày sẽ làm cho da dẻ nõn nà, tinh lực dồi dào, hình thể khỏe, đẹp.
    Cocktail dâu
    Nguyên liệu gồm: yaourt 2 hủ, ổi chín 2 quả, cam 1 quả, dâu đỏ 5 quả, nho 10 quả.
    Cách chế biến, sử dụng: rửa sạch, gọt bỏ vỏ ổi, thái miếng; cam, nho, bóc bỏ vỏ và hạt; dâu đỏ rửa sạch để ráo nước. Sau cùng cho ổi, cam, nho, dâu trộn đều cùng yaourt cho vào tủ lạnh hoặc có thể ăn ngay cũng được. Đây là món ăn vừa ngon mát, bồi bổ cơ thể bởi nhiều thành phần hợp lại như: thịt quả nho có thể dưỡng thân, tăng sức khỏe, bổ máu, trợ tim, lợi tiểu, có thể trị đau lưng, trợ - trị đau dạ dày, huyết hư, tim nhịp nhanh, mạnh...
    Người ta còn lấy quả nho 20g, sắc uống 2 lần trong ngày để trị phụ nữ mang thai bị tức ngực, đứng ngồi không yên. Còn ổi giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt lại có quả dâu bổ gan, thận nên người ta đã sử dụng ăn quả dâu để trị bệnh gan, thận mãn tính, chống táo bón...
    Còn cam là loại giàu vitamin C chống các phần tử gốc tự do, chống oxy hóa, lại tác dụng kiện tỳ, hòa vị, ấm phổi, trị ho, tẩm bổ cơ thể... Yaourt cũng là thứ bổ dưỡng có tác dụng bồi bổ cơ thể.
    Thịt lợn sốt cam
    Nguyên liệu gồm: cam 1 quả, thịt lợn nạc thăn 200g, bột ngô 10g, cùng nõn hành lá ta, đường, nước mắm, dầu ăn vừa đủ.
    Cách chế biến, sử dụng: cam rửa sạch để ráo nước, cắt ngang quả vắt kiệt nước, gạt bỏ hết hạt. Thịt nạc thăn có thể thái sợi hay thái miếng mỏng rồi ướp cùng chút nước mắm và nõn hành cắt khúc, chút đường. Khi bắc chảo lên bếp nổi lửa to, chảo nóng đổ dầu rán vào, cho nõn hành đã cắt khúc phi thơm thì thả thịt nạc thăn đã thái vào chảo đảo đều nhanh tay, rồi cho ra đĩa. Còn bột ngô cho vào nửa bát nước ăn cơm, thêm ít đường và nước mắm. Sau đó lại phi thơm nõn hành với dầu ăn và cho nước bột ngô, khuấy đều vào chảo, đảo nhanh tay bột ngô khoảng 2 phút thì bắc xuống, pha nước cam đã vắt sẵn.
    Khi ăn rưới thêm nước thịt. Trong món ăn này ta thấy có thịt lợn nạc thăn là loại thịt ngon, mềm và có độ đạm cao lại lành tính và có tính lạnh, vị mặn đi vào can, thận. Còn cam cũng là món ăn bổ dưỡng có vị ngọt, chua, chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch trong cơ thể... Bột ngô cũng có vị ngọt, tính bình, tăng cường khả năng tiêu hóa cho dạ dày, ruột, lợi thủy, ngô rất giàu dinh dưỡng như đạm (chiếm từ 7-12%) và chứa nhiều vitamin hơn cả gạo, đặc biệt là vitamin E, vitamin nhóm B (B1, B2, B6) có lợi cho phụ nữ đang mang thai, chất lysine chiếm từ 1,8-4,45mg, triptophan 0,4- 1,0%... Hoặc hành cũng là vị thuốc có tính ấm, vị cay, thông dương, lợi khí…
    Giò nóng khía mè đen
    Nguyên liệu gồm: thịt giò lợn 100g, mè đen (vừng đen, hắc chi ma), nấm tuyết 2 tai, bún tàu 1 lọn, nước mắm và đường trắng mỗi thứ nửa thìa cà phê, cùng với hành lá, tỏi, dầu ăn vừa đủ.
    Cách chế biến, sử dụng: giò lợn (chân giò lợn) rửa sạch cho ướp với nước mắm, đường, hành lá cắt khúc, xắt nhuyễn. Nấm tuyết, bún tàu ngâm nước cho nở mềm. Bắc bếp đặt chảo chờ nóng cho dầu ăn vào phi thơm hành, tỏi. Sau đó, cho giò lợn cùng mè đen vào chiên vàng. Đổ ngập nước, hạ lửa nhỏ riu riu trong khoảng 30 phút thì cho nấm tuyết và bún tàu vào. Tắt bếp, bắc ra ăn nóng rất thơm ngon.
    Đây là món ăn khá tuyệt và rất giàu dinh dưỡng. Mặt khác lại có vị mè đen hợp cùng là loại có vị ngọt, tính bình, vào kinh can, thận. Trong mè đen có protein chiếm từ 20-22% cùng nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng, vitamin E, acid folic, vitamin PP, chất leucithin… lại tác dụng bổ ích tinh huyết, nhuận táo, hoạt trường, giảm kích thích, chống viêm... thì thật là phù hợp cho người đang mang thai. Ngoài ra, nấm tuyết cũng có vị ngọt, tính bình, tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể, phòng trị bệnh ung thư...
    Gà hầm tam thất
    Nguyên liệu gồm: thịt gà 200g, tam thất 4g, câu kỷ tử 3g, táo tàu 3 quả, gừng sống 1 củ, cùng các vị muối, tiêu, nước dùng vừa đủ.
    Cách chế biến, sử dụng: rửa sạch thịt gà, ướp cùng tiêu, muối. Gừng gọt bỏ vỏ ngoài, thái sợi. Táo tàu, tam thất, câu kỷ tử rửa sạch. Sau đó lót cho gừng, tam thất, câu kỷ tử dưới đáy thố, đặt gà lên trên, đổ nước dùng ngập gà, cho vào nồi đổ vừa nước hấp cách thủy, đun nhỏ lửa trong 2 tiếng là được. Mang thố ra ăn cả cái, uống nước.
    Xét các vị chính chứa trong món ăn này ta thấy, vị tam thất, bộ phận dược dụng là rễ củ khô, có tính ấm, vị ngọt hơi đắng, đi vào can, vị. Công năng của thuốc có thể thay nhân sâm (là loại đại bổ nguyên khí), còn dùng trong trường hợp chảy máu do thương tích ứ huyết, sưng đau, phụ nữ sau sinh bị xây xẩm chóng mặt (bổ khí huyết)... Còn thịt gà là loại giàu đạm (thịt gà nạc chiếm 25% đạm), song thịt gà có tính ấm, vị ngọt, công năng bổ hư ấm trong, trị mệt mỏi lâu ngày. Câu kỷ tử bộ phận dược dụng là quả chín phơi khô, tính bình, vị ngọt, vào phế, can, thận, được sử dụng trong can, thận, âm hư, chân tay mỏi mệt... Vị táo tàu còn gọi là táo đen, táo đỏ, phần dược dụng là cùi thịt quả táo chín phơi khô hoặc sấy khô, có tác dụng tẩm bổ. Táo tàu tính ấm, vị ngọt, có công năng bổ tỳ, vị, nhuận tâm phế, điều hòa dinh vệ, lại hòa được cùng với bách dược... Hay gừng tươi, tính ấm, vị cay vào phế, vị, trị ngộ độc, đầy bụng...
    Theo BS. Hoàng Xuân Đại
    Sức khỏe & Đời sống
     
  10. nghekon

    nghekon Banned

    Tham gia:
    30/12/2008
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    lo thật, tết đến nơi rồi và mìh thì đang mang bí ở thágn thứ 7, tínhmình lại hảo ngọt...hiii thích bánh chưng... có khi phải hạn chế ăn từ giờ cũng nên
     
  11. Ôsin@

    Ôsin@ Cún con

    Tham gia:
    7/12/2007
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    110
    Điểm thành tích:
    83
    Cái này em thấy lạ nhỉ? Mọi người lại khuyên ăn ít lạc thôi, vì ăn nhiều con sau này dễ bị dị ứng.
    Mình từ hồi có bầu, cũng thích ăn vừng lạc lắm, nhưng cứ rụt rè không dám ăn nhiều.
     
  12. hoaanh2912

    hoaanh2912 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/5/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    Các nhà khoa học mỗi lúc kết luận 1 kiểu nhỉ? lúc thì thấy bảo ăn lạc con dễ bị dị ứng, giờ lại thấy ngược lại. Túm lại, ăn cái gì nhiều quá chắc cũng ko tốt, còn ăn ít thì chẳng sao.
     
  13. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Tránh bị mất ngủ khi mang thai

    Trước tiên, vào bữa tối nên ăn nhẹ, không nhiều calo quá vì khó khăn trong tiêu hóa có thể gây khó ngủ. Trước khi đi ngủ, không nên tranh luận mà nên thư giãn, có thể uống một ly sữa nóng,..

    [​IMG]

    Nằm lâu trên giường mà vẫn không ngủ được, chúng ta nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng cho đến khi thấy buồn ngủ.
    Khi ngủ, thai phụ nên chú ý nằm nghiêng về phía bên trái, chân trái duỗi, chân phải gấp lại, nếu cần thiết có thể để một chiếc gối ôm dưới đầu gối của chân gấp. Chúng ta cũng nên ngủ những giấc nhỏ để xóa đi mệt mỏi, lý tưởng nhất là vào buổi sáng và buổi trưa.
    Thai phụ nên thường xuyên thư giãn khi có thể. Nằm dài hoặc ngồi trên ghế, chân duỗi ra. Không nghĩ ngợi, tập trung thở từ từ và đều đặn.
    Nếu như những liệu pháp trên không đủ và trong trường hợp mất ngủ trầm trọng hơn, cũng có thể đến khám bác sĩ, Tuy vậy, không bao giờ được sử dụng thuốc ngủ mặc dù trước khi mang thai đã có thói quen dùng thuốc.
    Theo Thanh niên
     
    Mẹ Sóc Nâu thích bài này.
  14. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    híc, mình đang mang thai tuần thứ 37, thời gian này đúng là cực hình ...
    vì hầu như đêm nào mình cũng mất ngủ ...
    mình vẫn đi làm, cả ngày ở công ty không có thời gian ngủ ngày rồi, chỉ mỗi tối mới được ngủ thôi ..híc ...
    chưa kể đến việc thời gian này sắp sinh nên hay mơ đến chuyện sinh đẻ nữa ...làm cho mình càng thêm mệt mỏi ...
    thú thực lúc này chỉ muốn càng sinh sớm càng tốt thui ...hu hu...
     
  15. nghe_1_rang

    nghe_1_rang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    27/6/2008
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    18
    Em mới mang thai 7 tháng thôi tuy là thai đôi nhưng em thấy cũng nhẹ nhàng lắm , em ăn được ngủ được , ko biết có phải nhờ tác dụng của yến sào ko . Chồng em nghe nói yến sào tốt cho phụ nữ mang thai nên đã mua cho em dùng từ trước khi có bầu . Em ăn đều đặn nên thấy khỏe khoắn và ngủ ngon lắm . Nhưng chắc đến những tháng cuối cũng sẽ vất vả lắm vì bụng em giờ cũng to lắm rồi . hic .............
     
  16. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Bà bầu ăn dứa có lợi hay hại?

    Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ. Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
    Lợi ích của quả dứa
    Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn: Nguyên nhân là bởi vì, dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, dễ chuyển dạ.
    Quan niệm sai lầm về ăn dứa khi mang bầu: Có ý kiến cho rằng, ăn dứa sẽ gây nóng trong, dễ làm hỏng thai hoặc nếu người mẹ ăn dứa thì em bé sau khi chào đời sẽ nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học khuyến cáo, thông tin trên là thiếu cơ sở. Thai phụ không nhất thiết phải kiêng dứa (mà nên sử dụng hợp lý).
    Dứa được biết đến như một loại thực phẩm chức năng, hữu ích cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin A, C, mangan, kali, magiê… bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến những cơn stress. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Ăn dứa cũng có tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.

    Bà bầu có thể bị dị ứng dứa
    Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở… Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
    Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

     
  17. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Phương pháp mới xác định sớm nguy cơ đẻ khó ở phụ nữ

    Các nhà khoa học Thụy Điển vừa cho biết: họ đã tìm ra một phương pháp mới giúp xác định sớm nguy cơ khó đẻ ở phụ nữ mang thai. Phương pháp có tên gọi “lac-test” dựa vào việc xác định nồng độ lactate trong dịch âm đạo của người mẹ và có thể cho kết quả chính xác nhanh chóng.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Khoảng 86 phụ nữ mang thai từ tuần thứ 20-36 đã được áp dụng phương pháp này. Trong đó, 23 phụ nữ cho kết quả nồng độ lactate cao và 58 người có nồng độ lactate thấp. Ở nhóm có nồng độ lactate cao, khoảng 87% trong số họ lâm bồn một cách tương đối dễ dàng. Song ở nhóm có nồng độ lactate thấp, chỉ có 5% sinh con dễ. Trong trường hợp có thể xác định trước khả năng này, các bác sỹ có thể đưa ra hướng giải quyết hợp lý hơn nhằm tối đa những đau đớn và nguy hiểm có thể xảy ra cho người mẹ và thai nhi trong quá trình sinh nở. Giả sử trong trường hợp sinh khó, phải cần đến các phương pháp hỗ trợ khác của các bác sỹ hoặc cần chuyển bệnh nhân tới bệnh viện tuyến trên.
    Tiến sỹ Eva Wiberg-Itzel thuộc Viện khoa học Karolinska, Thụy Điển cho biết: phương pháp mới hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp kiểm tra dịch nước ối thông thường đang được áp dụng hiện nay.
    Theo Sức khỏe và đời sống/ABC
     
  18. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Bà bầu làm gì khi đau nhói ở bụng dưới?

    Cảm giác không thoải mái ở vùng bụng rất phổ biến khi có thai. Nguyên nhân của cảm giác đau phụ thuộc vào giai đoạn bầu bí. Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng bụng dưới lại có cảm giác đau nhói. Điều này có bình thường?
    Trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

    [​IMG]

    Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh.
    Nếu cảm giác đau chỉ thoáng qua thì hoàn toàn vô hại nhưng nếu đau dữ dội hay dai dẳng thì cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.
    Khi nào nên gặp bác sĩ?
    Đừng do dự gọi cho bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài hay trở nên dữ dội hoặc cảm giác bị chuột rút, chảy máu, sốt hay xỉu dần. Bởi vì đó có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác như đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa hay đơn giản là do táo bón.
    Làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn?
    Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
    Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho cơ bụng dưới.
    Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.
    Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.
    Hạn chế tối đa các thực phẩm cay, nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
     
  19. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Bà bầu và bệnh tim mạch

    Bệnh tim mạch là 1 trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bà mẹ mang thai (nhiễm trùng, tăng huyết áp do thai kỳ và xuất huyết). Sự stress sinh lý khi mang thai và sinh nở thường nặng nề ở người mẹ có bệnh tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong cho cả mẹ và con. Nói chung, tiên lượng cho bà mẹ bị bệnh tim mà mang thai thì tốt nhưng phải được theo dõi thường xuyên và cẩn thận. Sự mất bù chức năng tim chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho bà mẹ. Tỉ lệ tử vong ở trẻ tăng lên cùng với sự mất bù do mắc kẹt trong tử cung, tình trạng thiếu oxy và sự tăng khí CO2 trong máu còn gây sẩy thai hoặc sinh non.
    Nguyên nhân và tần suất mắc bệnh
    Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai có bệnh tim nhưng tần suất ngày càng tăng, do những tiến bộ y khoa ngày nay cho phép nhiều phụ nữ bệnh tim được mang thai, chẳng hạn như bệnh tim do thấp (hiện diện trên 80% bệnh nhân bị biến chứng tim mạch) hoặc bệnh tim bẩm sinh (hiện diện ở 10- 15% bệnh nhân) sẽ có cơ may được sinh con so với trước đây là không được phép. Bệnh mạch vành ước tính khoảng 2% các biến chứng tim mạch.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Tim mắc bệnh tất nhiên vào một thời điểm nào đó không đáp ứng đủ nhu cầu bình thường của người mang thai: tăng lên 25% cung lượng tim, tăng thể tích tuần hoàn lên 40-50%, tăng nhu cầu oxy, tích tụ nước và muối, tăng cân và những biến đổi huyết động học khác trong thai kỳ. Những thay đổi sinh lý học này thường dẫn đến tình trạng suy tim so với tuần hoàn tương ứng (mất bù). Sự mất bù (không đáp ứng đủ nhu cầu) nhiều ít tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, thời gian mắc bệnh tim và chức năng còn lại của tim bị bệnh khi bắt đầu mang thai.
    Biểu hiện triệu chứng trong khi mang thai
    Triệu chứng nổi bật của người phụ nữ có bệnh tim khi mang thai là sự nổi rõ lên của tĩnh mạch cảnh, các tiếng thổi ở tim (tiếng thổi tâm trương), ứ đọng dịch ở đáy phổi, sự lớn của tim (phát hiện trên phim Xquang) và tình trạng rối loạn của nhịp tim (nhịp nhanh xoang hoặc cơn nhịp nhanh nhĩ kịch phát). Những bất thường đặc trưng khác là xanh tím, tiếng cọ màng tim, sự chậm trễ của mạch đập… Sự mất bù của tim có thể phát triển nhanh chóng hay chỉ từ từ với dấu hiệu ứ dịch ở đáy phổi. Khi tiến triển có thể gây phù, tăng khó thở khi gắng sức, hồi hộp, mệt và có thể khái huyết (ho ra máu).
    Chẩn đoán bệnh tim khi mang thai
    Thầy thuốc khám bệnh sẽ dựa vào âm thổi tâm trương, sự lớn của tim, các rối loạn nhịp… để nghi ngờ mắc bệnh tim mạch trước đó. Xác định độ nặng - nhẹ của bệnh cần thiết phải làm điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc các xét nghiệm chuyên sâu khác. Trên Xquang lồng ngực có thể phát hiện tim to và sung huyết phổi. Các biện pháp thăm dò tim mạch xâm lấn nên được trì hoãn đến sau khi sinh, trừ trường hợp quá cần thiết. Việc chụp hình với tia X phải thật cẩn trọng ở bệnh nhân có thai, vì có thể gây hại cho thai nhi.
    Mục tiêu điều trị
    Mục tiêu của việc điều trị trước khi sinh là giúp chống lại biến chứng và hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh, nghỉ ngơi tránh gắng sức là lời khuyên đầu tiên dành cho các bà mẹ mang thai có bệnh tim. Những thời điểm cần thiết là phải nhập viện để được theo dõi chặt chẽ các rối loạn chức năng tim mạch, khi bệnh nhân có rối loạn chức năng tim trung bình hoặc có triệu hứng của sự mất bù, nhiễm độc thai nghén hay bị nhiễm trùng. Những phụ nữ lớn tuổi hoặc có tình trạng mất bù trước khi mang thai thì cần thiết phải nhập viện và nghỉ ngơi tại giường trong thời gian mang thai.
    Khi cần phải dùng thuốc điều trị thì nên chọn lựa những thuốc có độ an toàn cao nhất cho thai nhi và với liều lượng thấp nhất có thể đạt hiệu quả, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng có hại cho thai. Thuốc lợi tiểu và thuốc làm tăng huyết áp, thể tích máu hoặc cung lượng tim nên được dùng với sự cẩn trọng cao độ. Nếu phải dùng thuốc kháng đông máu thì nên chọn heparin. Các thuốc cường tim và chống loạn nhịp thông thường như quinidine, procainamide thường được lựa chọn. Thuốc kháng sinh dự phòng có thể cần thiết cho bệnh nhân nghi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
    Việc cho ngưng thai kỳ có thể được đặt ra với những trường hợp bị suy tim nặng, đặc biệt là mất bù xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh nhân nhập viện với tình trạng suy tim thường được điều trị bằng glycoside cường tim, oxy, nghỉ ngơi, an thần kinh, lợi tiểu, hạn chế muối và nước. Nếu bệnh nhân vẫn không cải thiện triệu chứng sau điều trị thì xem xét đến chỉ định phẫu thuật ở một số trường hợp bệnh tim. Trong thời gian chuyển dạ thì người mẹ cần phải được cung cấp oxy, giảm đau (meperidin hoặc morphine) để giảm stress cho cả mẹ lẫn con. Nên dùng thủ thuật hỗ trợ cho thai ra để tránh sản phụ gắng sức làm tăng nặng bệnh tim, thậm chí có thể chỉ định mổ bắt con khi cần thiết.
    Sản phụ cần được nghỉ ngơi tại giường và chế độ thuốc men bệnh tim trong ít nhất 1 tuần sau sinh vì tần suất cao của mất bù, suy tuần hoàn, tử vong cho mẹ sau khi sinh. Các biến chứng này là kết quả của việc giải phóng đột ngột áp lực trong ổ bụng lúc sinh, hoặc sự chuyển dịch của nước ngoại bào có thể làm tăng gánh cho tim, đặc biệt là tích tụ dịch mô kẻ quá mức. Vấn đề cho con bú cũng cần phải xem xét ở những bà mẹ có mất bù nặng chức năng tim, vì làm tăng nhu cầu dịch và chuyển hóa trên tim bệnh.
    Theo BS. Bùi Minh Trạng
     
  20. nguyentrunghoa

    nguyentrunghoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    1,970
    Đã được thích:
    1,084
    Điểm thành tích:
    723
    Cách khắc phục hoa mắt chóng mặt khi mang thai

    Nhiều phụ nữ cảm thấy hoa mắt chóng mặt trong khi mang thai, tình trạng này do hormon gây ra. Sự thay đổi hormon giúp tăng cường dòng máu tới thai nhi, nhưng cũng có thể gây hạn chế dòng máu tới người mẹ. Theo Hội Sản khoa Mỹ, có một số cách giúp làm giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt khi mang thai, bao gồm: không nên đứng trong thời gian dài. Khi phải đứng lâu, nên vận động bàn chân thường xuyên để giúp duy trì lưu thông tuần hoàn máu của cơ thể; khi chuẩn bị đứng lên, hãy đứng từ từ; giữ cho cơ thể luôn mát mẻ, tránh tắm nước quá nóng; không đi bộ quãng đường quá dài mà không ăn uống; hãy bảo đảm rằng quần áo đủ rộng và không bó chặt người vì sẽ gây giảm tuần hoàn máu; tham khảo ý kiến thầy thuốc về các yếu tố khác có thể gây hoa mắt chóng mặt. Ở một số phụ nữ, việc nằm ngửa có thể gây cản trở dòng máu vì trọng lượng của bào thai đè ép lên các mạch máu lớn của cơ thể.

    Theo Sức khỏe và đời sống
     

Chia sẻ trang này