Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi aqsavn, 26/5/2011.

  1. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Tôi được biết hiện đang trong đợt cao điểm trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng. Xin hỏi độ tuổi dễ mắc bệnh? Dấu hiệu nào nhận biết con bị bệnh? Cách phòng bệnh thế nào? Xin cảm ơn! (Bích Hợp, Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN).


    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai trả lời:


    Bệnh thường gặp chủ yếu ở nhóm trẻ từ 1-5 tuổi và thường gặp ở các vùng phía Nam.

    Khi mới mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, sưng miệng, chảy nước rãi, buồn nôn, nôn, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ hình ô van ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau,... Khi bệnh nặng trẻ sẽ sốt cao, nôn nhiều, hay giật mình, run tay chân, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người. Những chấm đỏ xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành bóng nước và vỡ ra thành vết loét. Đa phần trẻ nổi bóng nước nhiều ở tay châm miệng lại bị nhẹ trong khi một số trẻ khác chỉ nổi bóng nước trong miệng nhưng lại có diễn tiến nặng, thậm chí tử vong.

    Nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol; cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động, đồng thời tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ (chú ý, để trẻ dễ ăn thì thức ăn cần chế biến lỏng, mềm, thiên về chất hơn là lượng và nên không ép trẻ ăn nhiều như lúc khỏe). Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng, thân thể, không làm bỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng (bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày). Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó ngủ, sốt cao, quấy khóc, giật mình lúc thức hay nói nhảm, các chi run và co giật, nôn ói nhiều,… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.

    Bóng nước ở bệnh chân, tay, miệng hoàn toàn khác với thủy đậu, thuỷ đậu thì có ở khắp nơi trên cơ thể còn bóng nước ở bệnh tay, chân, miệng thì xuất hiện ở lợi, lưỡi và mặt trong của má...(ảnh minh họa: Internet)

    Do là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết của mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, thực phẩm, tay bẩn, dụng cụ… bị ô nhiễm phân người bệnh (vi-rút được đào thải qua phân và tồn tại trong nước, đất, rau) nhưng cũng có một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp.

    Vì vậy, để phòng bệnh, cả người lớn và trẻ (trẻ đã biết bò, biết nghịch đồ chơi) phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng chloramin B 5% (nước khử trùng) hoặc xà phòng, nếu là bình sữa, bát, đĩa thì có thể luộc trong nước 100oC để khử trùng; hạn chế tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung đồ dùng; ăn chín, uống chín, che miệng khi ho và hắt hơi. Cách ly người bệnh, trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.


    Viet Bao (Theo Dan Tri)
    http://vietbao.vn/Suc-khoe/Phong-benh-tay-chan-mieng-cho-tre-nho-nhu-the-nao/2131332026/252/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi aqsavn
    Đang tải...


  2. hongcfc

    hongcfc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/9/2010
    Bài viết:
    3,114
    Đã được thích:
    115
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    H là đúng mùa bệnh rồi đấy, các mẹ cẩn thận nhé
     
  3. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Re: Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Đúng rồi, đang căng thẳng vì năm nay virus biến thể mạnh hơn nên mình post lên đây, có thể các mẹ đã biết rồi nhưng đọc lại một lần nữa cũng không thừa. Y tế phường mình đã đi phát chloramin B 5% cho từng hộ có trẻ nhỏ đó. Lo quá, không biết có nên cho con đi học hè không nữa???
     
  4. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Hôm nay mấy em trên y tế phường lại xuống từng nhà hỏi xem đã sử dụng chloramin B 5% để lau nhà chưa, sử dụng như thế nào, có đúng cách không? ngoài ra gia đình có thể sử dụng nước javel để lau nhà và các bề mặt mà bé thường chạm tay vào. Căng thẳng nhỉ???
     
  5. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Thứ Ba, 31/05/2011, 06:22 (GMT+7)
    Mở cửa sổ diệt virut tay chân miệng

    TT - Bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng cả về số ca mắc và số tử vong. Trao đổi về nguyên nhân khiến diễn biến bệnh dịch trở nên phức tạp có phải do phân nhóm mới (B2) của nhóm EV71 gây ra, TS Trần Thanh Dương, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết:


    Trẻ mắc bệnh tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC


    - Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 6.112 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu tại khu vực miền Nam (chiếm 96,7% số ca bệnh) và đã có 17 trường hợp tử vong. Riêng TP.HCM, đến nay có 2.239 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chiếm hơn 1/3 số mắc của cả nước, trong đó 11 trường hợp tử vong (chiếm 64,7% số tử vong cả nước).

    Đúng là năm nay dịch tay chân miệng gây tỉ lệ mắc và tử vong cao hơn hẳn mọi năm, nhưng nếu quy về nguyên nhân chính do phân nhóm B2 là chưa đúng. Các năm trước Việt Nam chưa có điều kiện gửi mẫu ra nước ngoài phân tích nên không cập nhật được các phân nhóm virut mới đã xuất hiện. Bộ Y tế tham khảo Tổ chức Y tế thế giới và nhận được câu trả lời nhóm B2 đã xuất hiện nhiều năm tại các quốc gia Đông Nam Á.

    * Vậy tỉ lệ biến chứng và tử vong cao như vừa qua có được xem là bất thường?

    - Bộ Y tế đang điều tra nguyên nhân của sự gia tăng này. Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu các sở y tế, đơn vị điều trị theo dõi, giám sát chặt các ca bệnh để có báo cáo đầy đủ, sớm nhất về nguyên nhân khiến số ca bệnh nặng gây tử vong tăng cao. Nguyên nhân được xem xét là do bệnh nhi đến muộn, do thể trạng hay do các bội nhiễm phối hợp...

    * Liệu phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng đang áp dụng tại các cơ sở điều trị có đáp ứng tốt với phân nhóm mới này?

    - Phác đồ điều trị đang áp dụng cho kết quả điều trị bệnh tốt từ trước đến nay. Còn mức độ nhạy của nó đối với phân nhóm B2 ra sao thì cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia lâm sàng.

    * Cục Y tế dự phòng có khuyến cáo gì đối với người dân?

    - Tại nước ta bệnh có quanh năm, nhưng tăng mạnh theo hai đợt: từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Do đó, thời điểm hiện nay đang là đỉnh dịch. Bệnh không có văcxin dự phòng, không có thuốc đặc hiệu điều trị, miễn dịch trong quần thể ở mức thấp nên khả năng lây lan rất lớn. Bệnh gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là nhóm dưới 5 tuổi, nhất là trẻ 1-2 tuổi. Bệnh dễ lây theo đường tiếp xúc với đồ chơi bị nhiễm bệnh, ăn uống không bảo đảm vệ sinh, tiếp xúc với môi trường lớp học không sạch sẽ...

    Cục đã có công văn gửi Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục - đào tạo) yêu cầu phối hợp, khi có từ hai trẻ trở lên trong lớp bị mắc bệnh trong vòng bảy ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền. Với phụ huynh, cần cho trẻ mắc bệnh ở nhà, không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Các gia đình có trẻ nhỏ nên thường xuyên mở cửa sổ vì virut có thể bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời.

    TS Trần Thanh Dương lưu ý thời điểm vào mùa hè, ngoài bệnh tay chân miệng, trẻ còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền khác có triệu chứng tương tự, phụ huynh cần phân biệt rõ để phát hiện bệnh sớm, cách ly hiệu quả:




    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/440265/Mo-cua-so-diet-virut-tay-chan-mieng.html

    NGỌC HÀ thực hiện
     
    lan_chi thích bài này.
  6. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Bệnh nhi tay chân miệng từ các tỉnh dồn về TP.HCM điều trị

    SGTT – Ngày 2.6, tại các khoa nhiễm của bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, khoảng 70% số trẻ đang điều trị bệnh tay chân miệng (TCM) đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vũng Tàu…

    Đồng Nai đã có bốn trẻ tử vong

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm – thần kinh của bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết hiện tình hình bệnh TCM của thành phố có giảm nhẹ so với trước, còn 80 – 90 ca/ngày, nhưng số bệnh nhi đến từ các tỉnh lân cận tăng lên ồ ạt, khoảng 100 trẻ/ngày. 3 – 4 trẻ nằm một giường, nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang. Các bác sĩ khoa nhiễm lo ngại lượng bệnh nhi quá đông sẽ lây nhiễm chéo lẫn nhau, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2 hiện có khoảng gần 130 trẻ mắc bệnh TCM, trong đó có khoảng bảy trẻ đang phải nằm thở máy và cấp cứu đặc biệt.

    Trong khi đó, thông tin từ trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay tỉnh có bốn trẻ tử vong vì bệnh TCM, trong đó chỉ trong các ngày từ 28 – 30.5, liên tiếp có ba trẻ tử vong. Tại bệnh viện Nhi Đồng Nai, bình quân mỗi ngày có khoảng gần 40 ca TCM nhập viện.

    Trước tình hình trên, sở Y tế TP.HCM đã họp với các bệnh viện Nhi và bệnh viện Bệnh nhiệt đới tìm giải pháp và đưa ra phác đồ điều trị chung tốt nhất cho bệnh nhân. Ông Lê Trường Giang, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM, cho biết, các bệnh viện hiện nay điều trị theo phác đồ của sở Y tế nhưng dựa theo tình hình thực tế để bệnh viện quyết định quy trình điều trị, cụ thể hoá phác đồ điều trị trong khoa chuyên nghiệp hơn…

    Chu kỳ dịch mới

    Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết, chu kỳ dịch TCM thường từ ba năm đến bốn năm. Tại TP.HCM, ở đợt dịch TCM đầu tiên xảy ra vào năm 2004 với hàng loạt ca mắc bệnh đã có đến 24 ca tử vong; đợt dịch thứ hai xảy ra từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 đã cướp đi sinh mạng của 21 bệnh nhi. Như vậy năm 2011 này, là thời điểm của đợt dịch thứ ba với sự xuất hiện của virút có dòng độc lực EV71 subtyb B2. “Các đợt dịch trên đều xuất hiện virút có dòng độc lực nên số ca mắc bệnh và tử vong cao”, bác sĩ Thọ nói.

    Cũng theo bác sĩ Thọ, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em từ năm tuổi trở xuống, trong đó trẻ dưới ba tuổi chiếm trên 70%. Điều này có nghĩa, phần lớn trẻ em mắc bệnh TCM năm nay đều sinh sau đợt dịch thứ hai của bệnh TCM, các trẻ chưa hề tiếp xúc với dòng virút có độc lực, nên không có khả năng miễn dịch với dòng virút có độc lực nói chung và dòng virút độc lực B2 nói riêng, khiến số lượng trẻ trong độ tuổi này mắc bệnh TCM khá cao. Số ca mắc bệnh và tử vong TCM trong năm sẽ còn tiếp tục tăng lên, nhất là khi bước vào đợt cao điểm thứ hai của năm, vào tháng 9 và tháng 10 tới. Hiện bệnh TCM chưa có vắcxin và thuốc đặc trị, biện pháp phòng, chống duy nhất hiện nay là vệ sinh môi trường.

    Theo thống kê mới nhất của sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2011 đến nay, thành phố có trên 3.000 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 11 ca tử vong. Hiện các ca mắc bệnh TCM đang có mặt ở hầu hết các xã – phường trên địa bàn thành phố.

    Hoàng Nhung – Hồ Quang
     
  7. CuTitBeo

    CuTitBeo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/8/2010
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    em cũng đang rất lo cho bé nhà em. Đang được 11 tháng tuổi biểu hiện

    1. Bé bắt đầu sốt khoảng 2 ngày, nhiệt độ giao động từ 37,5 đến 38,5 độ. Chỉ sốt bắt đầu từ trưa và kéo dài tới hết đêm. Về sáng không bị sốt
    2. Khoảng sau 3 ngày kể từ ngày hết sốt, thấy ở lòng bàn chân bên trái của bé có 1 nốt như muỗi đốt, ấn vào thấy cứng. bé đang ở tuổi tập đi nên khi cho bé tập đi thì thấy ở bàn chân bên trái có nổi lên thêm vài nốt đỏ li ti ( như nốt phát ban ) ở gần xung quanh nốt muỗi đốt. KHi không đi thì các nốt này lại lặn hết chỉ còn lại nốt to như muỗi đốt ban đầu.
    3. Theo dõi thêm 2 ngày sau thì nốt ở lòng bàn chân bên trái thu nhỏ dần nhưng vẫn cứng, ko có biểu hiện của bóng nước. Điều đặc biệt là miệng cháu không hề có bóng nước hay có vết nhiệt nào. Ở cổ chân và bụng chân bên phải nổi lên 2 nốt như muỗi đốt nữa, cũng ko phải dạng bóng nước
    4. Bé hay chớ nên mình cho đi khám ở 1 bác sỹ tư gần nhà chuyên khoa nhi thì được xác định là bé sốt do họng bị loét ( bé ho rất ít ).

    Bé vẫn chơi bình thường, tè ít hơn bình thường chắc do vừa sốt nên mất nước, ăn vẫn bình thường tuy nhiên hay nôn chớ ( từ nhỏ cháu đã hay bị chớ, chớ nhiều hơn khi bị ốm )

    MÌnh cũng định cho bé đi khám nhưng ông bà nội cứ ngăn vì bảo đó chỉ là những nốt muỗi đốt hoặc nóng nó phát ra ( 3 ngày mới thấy xuất hiện 3 nốt )

    Mẹ nào có kinh nghiệm xem giúp em với

    Một lần nữa cảm ơn mẹ nhiều nhé
     
  8. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Theo kinh nghiệm của mình thì cái nốt đó thường hình oval nhé. Vì bé nhà mình đã bị một lần rồi, bác sĩ nói thế.
     
    lazymeo thích bài này.
  9. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Bệnh tay chân miệng lên đỉnh dịch

    Gần 1.500 trường hợp nhập viện trong tháng 5 và tiếp tục tăng ca ở tuần đầu tháng 6, bệnh tay chân miệng được Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM đánh giá là đang có tốc độ lây lan cao nhất từ trước đến nay.

    Theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, lượng trẻ nhập viện hiện cao gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2010. Mỗi ngày có đến hàng trăm trẻ nằm viện điều trị. Nếu 5 tháng đầu năm nay, thành phố có khoảng 2.700 trường hợp mắc bệnh thì chỉ trong một tháng vừa qua, số ca nhập viện đã gần 1.500 cháu.

    Chưa có văcxin phòng ngừa, dễ lây, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và dễ gây tử vong, tay chân miệng đang trở thành căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ. Đến nay, đã có 12 trẻ chết vì bệnh này ở thành phố, chỉ sau 5 tháng.

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh tay chân miệng có tên tiếng Anh là hand - foot - mouth disease do virus đường ruột gây nên. Thường gặp nhất là loại virus coxsackie A16 và entero 71.







    Bóng nước của bệnh tay chân miệng và các vị trí bóng nước thường xuất hiện.


    Bệnh dễ lây lan từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người mắc bệnh. Giai đoạn dễ lây nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em dưới 2 tuổi dễ nhiễm hơn vì chưa có kháng thể chống lại bệnh này.

    Phụ nữ mang thai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Tuy không ảnh hưởng đến thai nhi, song nếu bà bầu bị nhiễm virus gây bệnh trước khi sinh, mẹ có thể truyền virus cho con.

    Thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Biểu hiện thường thấy là sốt, đau họng, biếng ăn, mệt mỏi, nổi bóng nước. Bóng nước ban đầu chỉ là những chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành bọng nước và vỡ ra. Bóng nước thường xuất hiện ở lưỡi, nướu (lợi) và bên trong má. Ngoài ra còn thấy ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, một số trường hợp nổi ở mông. Cũng có một số trường hợp bóng nước chỉ xuất hiện ở miệng.

    Nếu bệnh do coxsackievirus A16 gây nên thường tự lành sau một tuần. Nhưng nếu nhiễm enterovirrus 71, trẻ có thể bị biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

    Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được xác định từ năm 2005. Trước đó, nhiều trường hợp tử vong có biểu hiện tương tự mà các bác sĩ chưa biết do bệnh gì.

    Bệnh thường tăng ca từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. Các nghiên cứu cho thấy, chủng virus entero 71 có độc tính cao dần xuất hiện nhiều hơn.

    Do chưa có văcxin điều trị, cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với người lớn, nếu chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

    Các vật dụng, đồ chơi thường dùng của trẻ, sàn nhà, tay nắm cửa, cần được lau rửa bằng nước sạch, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%. Không dùng chung các đồ dùng ăn uống của người bệnh và cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi hẳn. Trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp, phụ huynh không nên cho trẻ đến những nơi đông người hoặc chơi những vật dụng mà nhiều trẻ tiếp xúc.

    Khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh, phụ huynh cần đưa con em đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu như dễ giật mình, hoảng hốt, run chân tay, thở mệt, gồng người, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí và điều trị kịp thời.

    Cao Lâm
    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/06/benh-tay-chan-mieng-len-dinh-dich/
     
  10. Maxo_hn

    Maxo_hn mẹ pé Vịt - 0902.1984.82

    Tham gia:
    17/6/2009
    Bài viết:
    6,775
    Đã được thích:
    1,047
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Re: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Phường nhà bạn là phường nào thế, sao k thấy phường nhà m đi phát hay hỏi han gì nhỉ ??
    Nhà mình phường Yên Hòa , quận Cầu Giấy
     
  11. conthuyensang

    conthuyensang Banned

    Tham gia:
    7/6/2011
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    chuyện rửa tay chân mặt mũi trước khi ăn bất kể sáng tối là rất cần thiết!
     
    aqsavn thích bài này.
  12. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Re: Ðề: Re: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Mình ở Quận 1, tp. HCM. Y tế phường mình làm việc rất tốt. Chắc HN không có chương trình này vì ở HN nguy cơ ít bạn ạ.
    Các mẹ nên tập thói quen cho con rửa tay trước khi ăn, sau khi đi VS và ngay cả khi các con chơi một lúc mình cũng lôi vào rửa luôn. Phòng tránh tất cả các bệnh, không riêng gì TCM.
     
    Maxo_hn thích bài này.
  13. Maxo_hn

    Maxo_hn mẹ pé Vịt - 0902.1984.82

    Tham gia:
    17/6/2009
    Bài viết:
    6,775
    Đã được thích:
    1,047
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Uh thảo nào hqua m gặp bác tổ trưởng đi qua cửa nhà m , m hỏi phường mình có phòng ngừa dịch chân tay miệng cho trẻ e k bác bảo k thấy ^^
     
  14. lan_chi

    lan_chi

    Tham gia:
    26/3/2009
    Bài viết:
    14,954
    Đã được thích:
    3,137
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Topic rất hữu ích. Thanks chủ top.
     
  15. SuaBien-CaKho

    SuaBien-CaKho Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    20/4/2011
    Bài viết:
    2,843
    Đã được thích:
    528
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    dịch bệnh này chỉ ở sài gòn các chị nhỉ
     
  16. Anna Duong

    Anna Duong Call me: 0914 787 173

    Tham gia:
    27/3/2011
    Bài viết:
    12,175
    Đã được thích:
    10,650
    Điểm thành tích:
    3,763
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    dịch bệnh này đang Pt mạnh ở Đà Nẵng và sắp ra tới HN vì vậy các mẹ hãy chú ý để chăm sóc các bé
     
  17. ngocoilangoc

    ngocoilangoc Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    20/4/2009
    Bài viết:
    6,352
    Đã được thích:
    1,420
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Ui trời, tối về phải mua gấp Chroramin B lau nhà mới đc. K bít cái này có trị kiến đc k nhỉ, nhà em nhiều kiến kinh mà con nhỏ k dám phun xịt gì.
     
  18. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Bệnh này phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, mỗi năm có 2 đợt.

    Lau nhà sạch sau đó dùng 1 gói Chroramin B pha với 1 lít nước rồi lau nhà sau đó 30 phút lau lại bằng nước thường.
    Có để dùng Chroramin B rửa các đồ chơi của bé, sau 30 phút nhớ rửa lại bằng nước thường.
     
  19. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Cám ơn thông tin của bác chủ top. Giờ đang giai đoạn nhiều dịch bệnh quá :(
     
  20. quocbao03

    quocbao03 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/4/2010
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Phòng bệnh tay, chân, miệng cho trẻ nhỏ như thế nào?

    Các mẹ hạn chế cho con tiếp xúc nơi đông người,cả người
    lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh đấy!
     

Chia sẻ trang này