Miền Bắc: Thảo dược Methi Ấn Độ Nasulin - Ổn định đường huyết, giảm cholesterol

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi lazymeo, 1/6/2011.

  1. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Thông báo: Nhà em dùng 2 số điện thoại 092 687 8228 và 0983.367.302 để liên hệ với khách hàng


    Em xin thông báo nhà em giờ có mấy loại hộp methi sau:
    - Hộp 1kg đơn giá 260000/kg
    - Hộp 0.5kg đơn giá 320000/kg (160000/hộp 0.5kg)
    - Trà túi lọc đơn giá 36.000 /hộp.
    Mẹ nào có nhu cầu thì ới em nhé.
    Cảm ơn cả nhà.


    Em cập nhật danh sách các mẹ được giảm giá 10%/đơn hàng tối thiểu từ 1kg methi trở lên sau buổi đấu giá đây ah: Mebll, sparkling, meomun03, meTinaQN, quynhtrangtran123, mebin190806,c22u_304.


    Em muốn giới thiệu với các mẹ về hạt methi - thảo dược trị tiểu đường (mẹ em đã sử dụng trong 3 tháng và thực sự có hiệu quả hạ đường huyết).
    Đây là hình ảnh của hạt methi ah
    [​IMG]

    Mẹ em bị tiểu đường khoảng 10 năm nay rồi, từ đợt giữa năm ngoài tháng 7/2010 đường huyết lại tăng cao, chỉ số xét nghiệm đường huyết trước ăn toàn trên 10mmol/l. Mặc dù bác sỹ chỉ định tăng liều thuốc và phối hợp nhiều loại cùng 1 lúc nhưng đường huyết vẫn không giảm nhiều. Tuy nhiên sau khi bắt đầu sử dụng hạt methi đều đặn thì kết quả xn chỉ số đường huyết giảm dần về dải an toàn.

    KQ xét nghiệm ngày 3/3 khi chưa uống hạt methi là: 13,7mmol/l
    Sau khi uống hạt methi liều lượng 10g/ngày, kq khám ngày 23/3: 9,8mmol/l
    Sau đó mẹ em tăng liều hạt methi lên 3 thìa cafe đầy/ngày (khoảng 20g/ngày), kq khám chỉ số đường huyết lúc đói tiếp tục giảm ngày 14/4 là 6,5mmol/l ; ngày 4/5 là 6,0mmol/l.
    Đây là kết quả khám tiểu đường của mẹ em sau 1 thời gian uống kèm hạt methi:
    http://s1105.photobucket.com/albums/h350/lazymeokhanh/hat methi - thao duoc tri tieu duong/


    Khi sử dụng hạt methi theo đúng hướng dẫn kèm theo, trong thời gian đầu vẫn phải uống song song cả thuốc tây và hạt methi. Sau khi uống đều, đường huyết giảm dần có thể giảm được thuốc tây.

    Ngoài tác dụng hạ đường huyết, hạt methi còn có nhiều tác dụng khác như: hạ cholesterol, tăng lượng sữa với bà mẹ đang nuôi con bú, ngăn ngừa điều trị sỏi thận, dưỡng tóc… vui lòng tham khảo http://tieuduongmethi.wordpress.com/

    Thành phần và công dụng hạt methi – phần 1

    Công dụng của hạt methi - phần 2

    Cách sử dụng hạt methi

    File scan kết quả khám định kỳ bệnh tiểu đường sau khi uống kèm hạt methi

    Bài báo Hạ cholesterol và ổn định đường huyết bằng hạt methi của PGS. TS. PHẠM HUY HÙNG (Đại học y dược TP.HCM)

    Giữ đường huyết ở mức an toàn để phòng ngừa biến chứng

    Bệnh đái tháo đường: Cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng

    Chú ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị Đái tháo đường

    Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

    Vi chất cho người tiểu đường

    Thực phẩm cho người đái tháo đường cao huyết áp

    Bài báo về hạt methi trên dantri.com.vn

    Chỉ số đường huyết trong thực phẩm

    Thuốc đông y điều trị đái tháo đường - http://www.daithaoduong.com

    Mối liên hệ giữa trà xanh và đái tháo đường

    Đợt này trượt giá ác quá nên định làm thêm chút để kiếm tiền mua sữa cho cháu.
    Em rất mong được các mẹ ủng hộ ah.

    - Hạt methi được nhập khẩu từ Ấn Độ bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Kim Minh Đạt.(1435 Nguyễn Văn Linh, Mỹ Toàn 2, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Q.7, TP.HCM)
    Đóng gói hút chân không 0,5kg/gói, có kèm 1 quyển hướng dẫn sử dụng.

    Giá 265.000đồng/ 1 gói (1250g)

    - Phí ship:
    Từ 1kg trở lên, miễn ship quận nội thành Hà Nội 1
    Các địa chỉ trong vòng 15km đổ lại, phí ship từ 10-20K.
    ĐC xa hơn 15km khách hàng thanh toán tiền ship với bên vận chuyển, chuyển tiền qua tài khoản sau đó mới chuyển hàng. Tài khoản Vietcombank TW: tên chủ tk Bùi Thị Hải Yến; số TK 0011001989685

    ĐC lấy hàng: 165 Dương Quảng Hàm,Cầu giấy, Hà Nội

    Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Trung số SDT: 092 687 8228

    Email: thaoduocmethi8228@gmail.comIMG][/COLOR]

    [COLOR="#0000CD"][B][SIZE=2]Liều dùng[/SIZE][/B][/COLOR]
    [COLOR="#0000CD"][SIZE=2]• Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày
    • Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày[/SIZE][/COLOR]

    Liều dùng khuyến nghị cho tiểu đường tuýp 2 là 25-50g/ngày nhưng thực tế mẹ em mới uống với liều 10g/ngày mà đã có tác dụng rồi ah.

    [COLOR="#B22222"]Đây là comment về tác dụng của hạt methi hỗ trợ hạ đường huyết trong topic ah: (trang 3,6,8)
    [quote="muathu_hn, post: 5863837"]Em ơi, tình hình là mẹ chị đã uống hết 0,5kg lấy mở hàng của em rồi và kết quả là lượng đường trong máu đã giảm được chút ít.
    Vậy chiều nay hoặc sáng mai lại mang cho chị 1kg đến Kim Mã Thượng nhé
    Thanks![/QUOTE]
    [quote="sparkling, post: 6060107"]Bác mình uống có giảm đường huyết từ trên 9 xuống 7.0. Chuyển cho mình thêm 1kg nữa trong hôm nay nhé.[/QUOTE]
    [quote="hanh67quanthanh, post: 6192628"]mẹ e cũng đag dùng loại này đấy chị ạ, có tác dụng tốt thật đấy. dùng có 1 tháng, tháng sau ktra lại kết quả , đỡ rồi.[/QUOTE]
    [quote="Threebluestars, post: 0"]Cảm ơn em. Bà có vẻ dùng hợp em à.[/QUOTE]
    [quote="Mebll, post: 7434768"]Cô chị uống hạt methi đã thấy có hiệu quả đấy em à. Chúc em gái đắt hàng nhé.[/QUOTE]
    [quote="mebiteo, post: 0"]Bà ơi, chiều nay có tiện mang cho giúp tôi 1kg methi sang bên bố mẹ tôi với? chứ độ rày tôi đi lại khó khăn nên chả đi được gì cả. Bố tôi uống cái đấy có vẻ tốt nên tôi mua cho ông uống, mang sang hộ tôi còn tiền tôi sẽ ck hoặc gửi bà sau được ko?[/QUOTE]
    [quote="mebiteo, post: 0"]Gái ơi, tớ vừa ck cho gái rồi nhé. Tks gái nhiều, hôm qua bận quá rồi quên béng mất. Bố tớ uống có vẻ tốt lên nhiều, còn giải quyết được cả chức năng thận nữa. hihihi tks gái, mà từ hôm đó đã mang sang cho ông được đâu, haizzzzz chán con gái nhể.[/QUOTE]
    [quote="oanhdt128, post: 0"]Hôm nay thử bon chen nhà mẹ chủ thế nào,nghe bạn em dùng thử bảo dùng tốt ....................................[/QUOTE]
    [/COLOR]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lazymeo
    Sửa lần cuối: 7/10/2014
  2. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi (còn gọi là hạt Hồ lô Ba do nguồn gốc từ Trung dược) có phần xa lạ với đa số người Việt trong và ngoài nước, nhưng thật ra rất quen thuộc với những bà nội trợ hay dùng đến bột "cà ri". Hạt Methi được sử dụng như một gia vị ở Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đông trong nhiều thế kỷ. Các học viên của Ayurvedic và Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng và tài liệu hạt methi cho nhiều ứng dụng y học của nó. Gia vị này được xuất khẩu theo các hình thức của nó và cả dạng bột cũng như dạng chiết xuất dầu được sử dụng rộng rãi như là thảo dược bổ sung, các ứng dụng điều trị, ẩm thực, trà, nước hoa và nhuộm. Các nhà nhập khẩu chính của methi ở Ấn Độ là Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Anh, Singapore và Sri Lanka.

    Ở Ấn Độ, hạt chủ yếu được sử dụng bởi người bản địa với tác dụng như là gia vị và y học. Nó được sử dụng bởi những người Ai Cập để làm thuốc nhuộm màu vàng, cao và thuốc đắp. Bột nhão của hạt đã được sử dụng để điều trị sốt, bệnh tiểu đường và đau dạ dày. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nó cho các bệnh về thận và các bệnh ảnh hưởng đến đường sinh sản nam giới. Tại các khu vực khác nhau của Bắc Phi phụ nữ được khuyên dùng bột nhão của hạt methi ăn kết hợp với đường và dầu ô liu để giúp tăng cân.
    Thành phần của hạt methi

    Hạt methi có chứa:

    - 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans);

    - 20-30% protein cao trong lysine và tryptophan;

    - 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine;

    - flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin);

    - các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine);

    - canxi và sắt ;

    - saponin (0,6-1,7%);

    - glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin);

    - sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic;

    - 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).

    [Nguồn:

    + Blumenthal et al. 2000; Shang M, Cai S, Han J, Li J, Zhao Y, Zheng J, Namba T, Kadota S, Tezuka Y, Fan W. 1998.

    + Các nghiên cứu về flavonoid ở methi (Trigonella foenum-graecum L.) Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 1998 Oct; 23(10): 614-6, 639].
    Công dụng của hạt methi:

    Hạt methi và tiểu đường

    Hạt methi là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (theo Phytotherapy Research số 12-1998).

    Hạt methi có thể sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Hạt methi cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (Indian Journal of Expe rimental Biology số 37-1999).

    Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng methi ở những liều 2 và 8g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xảy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001).

    Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân NIDM (Người bị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin) ghi nhận liều 15gram hạt cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (Nutrition Research Số 16-1996).

    Ngoài ra, cũng trong một thử nghiệm trên 15 bệnh nhân NIDM, cho dùng hạt methi đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thử nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của methi có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng (Soluble dietary fiber) trên sự hấp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (Nutrition Research Số 10-1990; British Journal of Nutri tion Số 97-2007).

    Hạt methi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.

    Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt methi đã được dùng phối hợp với sulfonylurea để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-2008).

    Hạt methi và cholesterol

    Một số nghiên cứu thực nghiệm nơi chuột đã chứng minh được hoạt tính làm hạ cholesterol của methi (Current Science Số 51-1982). Hạt methi giúp ngừa gia tăng cholesterol nơi chuột cho ăn các thực phẩm hay một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol (British Journal of Nutrition Số 69-1993).
    Một acid amin đặc biệt trích từ methi: 4-hydroxyisoleucine có khả năng gây hạ triglycerides trong máu đến 33%, cholesterol tổng cộng đến 22% và acid béo tự do 14%, cùng với sự tăng tỷ lệ HDL-C/TC đến 39% khi thử trên chuột bị gây cao mỡ trong máu (Bio organic & Medicinal Chemistry Letters Số 15-2006)

    Saponin loại steroid, trích từ hạt methi, thử nơi chuột, với liều mỗi ngày 12.5g/ 300g trọng lượng cơ thể làm hạ rõ rệt cholesterol trong huyết tương ở cả chuột bình thường lẫn chuột bị tiểu đường (Steroids Số 60-1995).

    Hoạt tính chống sưng của methi

    Hạt methi đã được nghiên cứu vế tác dụng chống sưng, thử nghiệm trên chuột lang (albino) bị gây viêm bằng các chất gây sưng khác nhau. Hoạt tính chống sưng được so sánh với sodium salicylate. Dịch chiết từ hạt bằng ether có hoạt tính mạnh nhất (Indian Drugs Số February 1982). Một thử nghiệm khác cũng trên chuột, bị gây đau bằng acid acetic, bằng nhiệt (bị đặt trên đĩa nung nóng), dịch chiết từ hạt methi được so sánh với pentazocine và diclofenac, kết quả ghi nhận phần tan trong nước của dịch chiết có hoạt tính chống sưng và làm giảm đau khá mạnh (Asian Pacific Journal of Clinical Nutrition Số 16-2007).

    Khả năng kháng sinh

    Methi đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng sinh trên 26 loại vi trùng gây bệnh và cho thấy khả năng kháng sinh khá rộng, dầu béo và Phần không bị savon-hóa, trích từ hạt đều có hoạt tính kháng sinh khá mạnh (Natural Products Science Số 7-2001)

    Hoạt tính diệt ký sinh trùng Sốt rét

    Dịch chiết bằng các dung môi khác nhau từ lá methi đã được thử nghiệm ‘in vitro’ trên các chủng ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium falciparum (gồm các chủng còn mẫn cảm và các chủng đã kháng chloro quin). Kết quả cho thấy, dịch chiết bằng ethanol 50% có hoạt tính diệt ký sinh trùng mạnh nhất ở liều IC50 = 8.75 +/- 0.35 microg ml(-1) đối với plasmodium còn phản ứng với chloroquin và ở liều IC50 = 10.25 +/- 0.35 microg ml (-1) đối với plasmodium đã kháng chloroquin. Các dịch chiết bằng butanol, chloroform và ethyl acetate tuy cũng có tác dụng nhưng yếu hơn nhiều (Evidence Based Complementary and Alternative Medi cines Số 2 tháng 5, 2008). Hạt methi có khả năng diệt được ấu trùng (lăng quăng) của muỗi đòn sóc Anopheles pharoensis: Nồng độ cao hơn 0.5% có thể diệt toàn bộ số lượng lăng quăng (Egyptian Society of Parasitology Số 36-2006).

    Khả năng chống oxy-hóa

    Nhiều nghiên cứu trong công nghiệp thực phẩm đã cho thấy hạt methi có thể hữu hiệu khi dùng làm chất chống oxy-hóa để bảo quản thực phẩm. Trong một thử nghiệm, tiềm năng chống oxy-hóa của methi có thể so sánh được với các chất kháng oxy tổng hợp như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene (Meat Science Số 57-2001); khả năng kháng-oxy của hạt methi hoạt động rất tốt khi dùng bảo quản thịt heo xay (cà thịt tươi lẫn thịt đông lạnh).

    Khả năng bảo vệ gan chống tác hại của rượu

    Các polyphenols trích từ hạt methi được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan (nơi chuột) chống lại tác hại của rượu: Ruột bị gây hư gan bằng cho uống thenol 6g/kg mỗi ngày liên tục trong 60 ngày: các triệu chứng hư gan bao gồm các thông số về hoạt động của các men gan, giảm hạ các nhóm sulfohydryl, gia tăng các nhóm carbonyl proteins. Kết quả ghi nhận là methi có hoạt tính tương tự như silymarin (dùng làm đối chứng), giúp cải thiện được các thay đổi bệnh lý ở gan gây ra do rượu (Cell Biology and Toxicology Số 24-2008).

    Khả năng ngừa và trị sạn thận

    Hạt methi được sử dụng tại Maroc để ngừa và trị sạn thận. Nghiên cứu tại ĐH Cadi-Ayyad Marrakech (Maroc) ghi nhận hiện tượng calci hóa trong thận và lượng calcium tổng cộng nơi các tế bào thận của chuột được cho uống dịch chiết từ hạt methi thấp hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Methi cho thấy tương đối hiệu nghiệm trong tác dụng ngăn ngừa sự tạo sạn calcium oxalate (Phytotherapy Research Số 21-2007).

    Hạt methi và Ung thư

    Trong một thử nghiệm thực hiện tại Đại học UAE (United Arab Emirates) hạt methi cho thấy có hoạt tính bảo vệ được chuột chống lại ung thư vú, gây ra bởi 7,12 dimethylbenz (alpha) anthracene (DMBA). Liều 200 mg/ kg trọng lượng cơ thể ức chế rõ rệt hiện tượng phì vú do DMBA tạo ra, hoạt tính này được giải thích là do gây ra hiệu ứng tế bào được mã hóa để tự diệt (apoptosis) (Cell Biology International Số 29-2005). Dịch chiết từ hạt methi bằng alcohol, khi thử nghiệm trên chuột bị gây ung thư loại Ehrlich Ascites Carcinoma (EAC) cho thấy khi chích qua màng phúc toan (trước và sau khi chuột bị cấy tế bào ung thư), methi có thể ức chế sự tăng trưỡng của tế bào ung thư đến 70% (Phytotherapy Research Số 15-2001).

    Đặc tính dinh dưỡng của hạt methi:

    Trong 100gram của hạt methi chứa :

    - Calories 323 g
    - Chất đạm 23.00 g
    - Chất sơ 10.07 g
    - Chất béo 6.41 g
    - Calcium 176 mg
    - Sắt 33.53 mg
    - Magnesium 191 mg
    - Phosphorus 296 mg
    - Potassium 770 mg
    - Sodium 67 mg
    - Kẽm 2.5 mg
    - Đồng 1.11 mg
    - Manganese 1.228 mg
    - Thiamine 0.322 mg
    - Riboflavine 0.366 mg
    - Niacin 1.640 mg
    - Folic acid 57 mg
    - Vitamin C 3.00 mg
     
    Sửa lần cuối: 4/6/2011
  3. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Đây là file scan kết quả khám của mẹ em ah.
    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 28/7/2011
  4. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Giữ đường huyết ở mức an toàn để phòng ngừa biến chứng
    Đường huyết (ĐH) của mỗi người biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. Đây là mối quan tâm không chỉ của người bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) mà còn của tất cả những ai quan tâm đến sức khỏe và vóc dáng của mình.

    Tăng ĐH là gì?

    Tăng ĐH là có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu ĐH lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) là có tăng ĐH. Nếu ĐH thử vào bất cứ lúc nào trong ngày lớn hơn hoặc bằng 2g/l (11mmol/l) là tăng ĐH sau bữa ăn.

    Vì sao ĐH tăng?

    Cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu là tuyến tụy, thông qua nội tiết tố insulin. Nếu vì lý do nào đó mà insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu thì ĐH cao hơn mức bình thường. Tình trạng đó nếu kéo dài thì bệnh ĐTĐ xuất hiện. Điểm khác biệt giữa người bình thường và bệnh nhân ĐTĐ là thời gian để lượng đường trong máu sau bữa ăn trở về trị số sinh học kéo dài hơn ở người bị bệnh - khoảng thời gian này càng lâu, bệnh càng nặng.

    Thế nào là hạ ĐH?

    Hạ ĐH là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucose và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/l).

    Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ ĐH?

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ ĐH, sau đây là một số lý do thường gặp:

    Dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật (đối với bệnh nhân ĐTĐ).

    Bỏ bữa hay ăn muộn.

    Phải làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá nhiều.

    Đang đau ốm (vì lý do bệnh khác).

    Uống rượu lúc đói.

    Vai trò của đường trong máu

    Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Nhưng glucose vừa là thực phẩm tốt nhất mà cũng xấu và cần được tiêu thụ một cách thận trọng. Glucose huyết thấp khi tỷ lệ glucose thấp hơn 0,8g/l và cao khi ở mức 1,2g/l. Khi glucose huyết cao thì nhiều cơ chế thích nghi xảy ra: insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, nhằm mục đích giảm tỷ lệ đường trong máu và đường sẽ được tích tụ lại trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen, còn số thừa sẽ bị biến thành mỡ.

    Mức ĐH thế nào là an toàn?


    Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) mức ĐH an toàn là:

    Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).

    Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

    Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

    Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng… mà mức ĐH an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng không nhiều.

    Vì sao phải giữ ĐH ổn định?

    Lượng đường trong máu phải ổn định vì:

    Nếu ĐH quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…

    Nếu ĐH quá cao, mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng… và thậm chí ung thư.

    Chỉ số ĐH là gì?

    Chỉ số ĐH viết tắt là GI (glycemic index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng ĐH sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chất bột đường hiện diện ở hầu hết các loại thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày như: cơm, bún, bánh mì và ngay cả trong sữa công thức dành cho trẻ đang lớn.

    Chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức ĐH được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não. Với bệnh nhân ĐTĐ, việc dùng các loại thức ăn chỉ số ĐH thấp làm cho ĐH dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số ĐH thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với ĐTĐ týp 2.

    BS. Nguyễn Thị Hạnh
    Trích từ Sức khỏe và Đời Sống.
     
    Sửa lần cuối: 7/7/2011
  5. muathu_hn

    muathu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    1,595
    Đã được thích:
    269
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mở hàng topic của em nào.
    Em ơi, nguồn hàng hạt methi của em có đảm bảo không? Nếu ok thì chị lấy 0,5kg về cho mẹ chị dùng thử. Đ/c: 30 Kim Mã Thượng (là phố song song Đội cấn, 1 đầu cắt Liễu giai, 1 đầu cắt Linh Lang) giờ HC nhé. ĐT: 0906268866. Mở hàng được giá KM 290k/1kg & free ship phải k?
    Thanks!
     
    lazymeo thích bài này.
  6. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Nguồn hàng hạt methi của em cam đoan đảm bảo chị ah. Cám ơn chị ủng hộ. Chiều nay em ship hàng cho chị nhé.
     
  7. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bệnh đái tháo đường: Cách phòng và phát hiện sớm các biến chứng
    (trích từ Sức khỏe và Đời sống)

    Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính có khả năng gây biến chứng nguy hiểm và tử vong. Vì vậy bệnh nhân cần thực hiện chế độ điều trị nghiêm ngặt, chủ động theo dõi kiểm soát lượng đường huyết, cảnh giác phòng ngừa phát hiện sớm các biến chứng mới có thể hạn chế tổn thương nặng.

    Bạn hoặc người thân của bạn bị bệnh ĐTĐ xin đừng quá lo lắng về bệnh tật. Chúng ta cần xác định tư tưởng là phải "sống chung với bệnh", từ đó bình tĩnh chủ động kiểm soát đường huyết, khống chế bệnh tiến triển nặng cũng như các biến chứng nguy hiểm bằng các biện pháp sau:

    Kiểm tra đường huyết: Kiểm tra đường huyết chặt chẽ là việc làm quan trọng nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh ĐTĐ, giúp người bệnh sống chung với bệnh tiểu đường một cách chủ động. Bạn có thể đo đường huyết tại cơ sở y tế, hoặc bạn mua dụng cụ tự đo đường huyết tại nhà. Nếu hàng ngày bạn đo đường huyết tại nhà thì một tháng bạn nên kiểm tra lại một lần tại bệnh viện cho chắc chắn.

    Đo huyết áp hàng ngày: Một số người bệnh ĐTĐ có thể rất thành thạo việc đo huyết áp, như thế rất tốt cho việc phòng chống biến chứng do tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao thường làm tổn thương các mạch máu lớn và nhỏ trong cơ thể. Sự kết hợp giữa bệnh tiểu đường với tăng huyết áp là một "liên minh ma quỉ" sẽ dẫn đến hủy hoại mắt, tim, thận, não trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ là những mối đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đối với bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo cần phải điều trị hạ huyết áp, đảm bảo khống chế huyết áp dưới 130/80 mmHg, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít muối, không uống hoặc hạn chế uống rượu bia, đồng thời phải thực hiện việc tập thể dục đều đặn và lao động nhẹ nhàng.

    Khám sức khỏe định kỳ: Ngoài việc kiểm tra đường máu đều đặn, tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt bệnh nhân ĐTĐ còn cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng ở mắt, tim, thận...

    Khám mắt: Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương ở mắt, nhờ đó có thể điều trị hiệu qủa các biến chứng về mắt. Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ nhưng lại không có điều kiện để kiểm tra thường xuyên đường máu, cholesterol trong máu, không đo được huyết áp thường xuyên cũng như không thực hiện việc khám để phát hiện các biến chứng ở thận thì người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt tháng một lần.

    Khám răng lợi 3 tháng một lần: đường máu tăng cao sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó răng lợi rất dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Vì vậy bệnh nhân ĐTĐ cần khám răng miệng định kỳ để sớm phát hiện các bệnh răng lợi như nha chu viêm, lở loét, áp xe lợi...

    Chăm sóc đôi bàn chân: Bệnh ĐTĐ khiến cho đôi bàn chân có nguy cơ bị tổn thương cao vì làm tổn thương thần kinh ở bàn chân, làm giảm cảm giác đau ở chân, nên khi có tổn thương bàn chân thường bệnh nhân không biết. Mặt khác ĐTĐ làm tắc nghẽn các mạch máu ở bàn chân, giảm dòng máu đến nuôi chân khiến cho các vết thương nhỏ ở bàn chân khó lành và có thể loét rộng, nhiễm khuẩn nặng.

    Uống thuốc aspirin hàng ngày: Bệnh nhân bị ĐTĐ uống aspirine hàng ngày sẽ giảm nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị cho mình để được hướng dẫn sử dụng và đảm bảo rằng aspirine an toàn đối với bạn như không gây viêm loét dạ dày, không ảnh hưởng đến máu đông, máu chảy.

    Hạn chế tác động của stress: Khi bị stress làm tăng sản xuất một số hóc mon làm giảm tác dụng của insulin khiến đường huyết tăng cao, giảm sút kết quả điều trị, ăn uống kém, khó kiểm soát được đường máu. Stress kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm, nên bệnh nhân ĐTĐ cần hạn chế sự căng thẳng về tinh thần, tránh những cảm xúc đột ngột như giận dữ, buồn chán, thất vọng...

    Bỏ thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá, thuốc lào dễ bị vữa xơ mạch máu làm hẹp lòng mạch, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quị, dễ bị các biến chứng về thận, thần kinh. Nếu bạn chưa hút thì không nên hút, nếu bạn đã nghiện thì phải kiên quyết bỏ thuốc để dành lấy sự sống trước bệnh tật.
     
  8. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi mà chỉ có cách sống chung với nó, cần ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ để duy trì đường huyết ở mức an toàn tránh biến chứng. Tuy nhiên với thuốc tây luôn có tác dụng phụ không mong muốn và khi sử dụng mỗi loại thuốc khác nhau nên tìm hiểu kỹ thông tin kèm theo từng loại thuốc và cách hạn chế tác dụng phụ.
    Insulin

    Tính theo thời gian tác dụng (thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian có tác dụng tối đa và thời gian hết tác dụng), có 3 loại insulin thường được dùng hiện nay là insulin nhanh, insulin bán chậm và insulin hỗn hợp (hay insulin mixtard gồm 2 loại nhanh và bán chậm được trộn theo những tỉ lệ nhất định). Có thể phân biệt lọ insulin nhanh thường trong suốt còn các loại insulin khác thì có màu đục. Ngoài những bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 1, tiêm insulin còn được chỉ định cho các BN ĐTĐ týp 2 khi đã thất bại (không đáp ứng) với các thuốc uống hạ đường máu, khi đường máu tăng quá cao, bị hôn mê ĐTĐ hoặc trong các trường hợp đặc biệt như bị nhiễm trùng nặng, bị tai biến mạch não hoặc bị suy gan, suy thận…
    Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2:

    Có nhiều nhóm thuốc uống để điều trị ĐTĐ týp 2, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau. Các thuốc và nhóm thuốc chính là:

    Metformin:

    - Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những BN ĐTĐ týp 2 có béo phì hoặc thừa cân do có tác dụng chính lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Nên uống các thuốc metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có suy thận, suy gan, suy hô hấp. Phải thận trọng khi dùng cho những BN lớn tuổi.

    Các thuốc nhóm sulfonylurea…

    - Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 được dùng phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp (hay gặp khi dùng chlopropamid và glibenclamid) nhất là ở những BN già, BN có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn.

    Các thiazolidinediones (TZD)

    Các thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại các mô trong cơ thể nhưng không làm tăng tiết insulin. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu. Điều trị TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24 tháng), chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da, và một phần do giữ nước. Vì vậy cần thận trọng khi điều trị TZD cho các BN bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan tăng cao.

    Acarbos

    Tăng đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các BN ĐTĐ týp 2. Men alpha-glucosidase có vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Acarbose ức chế men alpha-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrat ở đường tiêu hoá, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường máu sau bữa ăn. Acarbose có thể được dùng riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp với sulfonylurea, metformin hoặc insulin. Tác dụng phụ của acarbose là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi gặp đau bụng và tiêu chảy. Để khắc phục nên uống thuốc vào giữa bữa ăn, bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ.

    Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 khác:

    - Novonorm có tác dụng tương tự sulfonylurea nhưng kích thích tiết insulin sớm hơn. Vì vậy nó thường được dùng vào đầu bữa ăn và làm giảm đường máu sau bữa ăn.

    - Mediator cũng có tác dụng trên cả sự đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu nhưng kém hơn so với metformin. Có thể điều trị mediator đơn thuần hoặc phối hợp với sulfonylurea...

    Điều trị phối hợp các thuốc:

    Theo các khuyến cáo mới của Hội ĐTĐ Mỹ thì khi dùng một thuốc mà không kiểm soát được đường máu thì nên điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loại thuốc uống với nhau hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng lúc nó tác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau của quá trình sinh bệnh ĐTĐ týp 2.

    Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau là:

    - Sulfonylurea + metformin hoặc acarbose hoặc TZD.

    - Metformin + acarbose hoặc TZD.

    - Insulin + sulfonyurea hoặc metformin hoặc acarbose.

    Đánh giá tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ

    Muốn biết các thuốc mà mình đang sử dụng có tác dụng tốt hay không thì bắt buộc phải kiểm tra đường máu. Khi mới bắt đầu điều trị hoặc thay đổi chế độ điều trị các bạn cần thử đường máu 3-4 lần mỗi ngày, bao gồm đo đường máu trước và sau bữa ăn 2 giờ. Còn khi đường máu đã ổn định thì vẫn cần đo 2-3 lần mỗi tuần. Hãy ghi lại kết quả để thông báo cho bác sĩ biết khi bạn đi khám bệnh và hỏi bác sĩ xem đường máu của mình đã được kiểm soát tốt chưa. Theo Hội ĐTĐ Mỹ, đường máu của các BN ĐTĐ được coi là an toàn nếu nằm trong khoảng sau:

    Trước bữa ăn: 5,0 - 7,2mmol/L.

    Sau ăn 1- 2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/L.

    Trước lúc đi ngủ: 6,0 - 8,3mmol/L.

    Tóm lại: Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều loại và nhiều dạng thuốc mới ra đời. Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ chữa khỏi bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên hành động thiết thực bây giờ là những BN ĐTĐ hãy tìm hiểu rõ các loại thuốc ĐTĐ mà bạn đã, đang và sẽ phải dùng để dùng thuốc đúng cách nhằm điều trị tốt nhất bệnh ĐTĐ. (trích từ Sức khỏe và Đời sống).
     
  9. sparkling

    sparkling Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2009
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Ship cho tớ 1kg để bác mình uống thử đến địa chỉ PM nhé. Nếu uống có tác dụng tớ sẽ ủng hộ tiếp.
     
  10. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mình đã chuyển hàng theo yêu cầu của bạn rồi nhé. Cám ơn bạn
     
  11. baothy08

    baothy08 Một chồng hai con

    Tham gia:
    30/5/2008
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    146
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bạn ơi, hạt này chữa mỡ máu được không, vì cô mình bị máu nhiễm mỡ, gầy lắm mà vẫn bị, hic. Nếu chữa được thì tốt quá
     
  12. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi hạt methi cũng có tác dụng hạ mỡ máu mà. Thông tin chi tiết đây ah:
    Hạt methi và cholesterol

    Một số nghiên cứu thực nghiệm nơi chuột đã chứng minh được hoạt tính làm hạ cholesterol của methi (Current Science Số 51-1982). Hạt methi giúp ngừa gia tăng cholesterol nơi chuột cho ăn các thực phẩm hay một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol (British Journal of Nutrition Số 69-1993).
    Một acid amin đặc biệt trích từ methi: 4-hydroxyisoleucine có khả năng gây hạ triglycerides trong máu đến 33%, cholesterol tổng cộng đến 22% và acid béo tự do 14%, cùng với sự tăng tỷ lệ HDL-C/TC đến 39% khi thử trên chuột bị gây cao mỡ trong máu (Bio organic & Medicinal Chemistry Letters Số 15-2006)

    Saponin loại steroid, trích từ hạt methi, thử nơi chuột, với liều mỗi ngày 12.5g/ 300g trọng lượng cơ thể làm hạ rõ rệt cholesterol trong huyết tương ở cả chuột bình thường lẫn chuột bị tiểu đường (Steroids Số 60-1995).

    Chị tham khảo xem ah. Có nhu cầu thì ủng hộ em nhé. Cám ơn chị !
     
  13. koyubi

    koyubi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    16/9/2010
    Bài viết:
    4,275
    Đã được thích:
    576
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bố mình cũng đang dùng loại này, để mình theo dõi xem có hiệu quả không, nếu tốt mình sẽ order :)
     
    lazymeo thích bài này.
  14. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi này thực sự tốt cho người tiểu đường mà. Nếu hiệu quả nhớ ủng hộ tớ nhé. Many thanks.
     
  15. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạ cholesterol, ổn định đường huyết bằng hạt methi

    Thứ sáu, 31/12/2010, 10:24 GMT+7

    Việc sử dụng cây cỏ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh hiện nay đang là xu hướng toàn cầu vừa ít tốn kém mà hiệu quả cũng không phải nhỏ. Hạt methi có thể giúp giảm nồng độ đường và cholesterol trong máu.

    Giảm cholesterol

    Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
    Hạ thấp glucose trong máu

    Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.

    Ngoài các kết quả nghiên cứu trên, hạt methi còn có tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, phòng ngừa chứng ung thư ruột kết, giúp phụ nữ có thai dễ sinh, tăng tiết sữa, bảo vệ da và tóc, điều kinh, giảm các triệu chứng nóng bừng mặt, bứt rứt và đau rát âm đạo ở giai đoạn tiền mãn kinh.
    Cách dùng

    Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày khoảng 15 - 20 g hạt, rang hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, dễ uống. Hạt methi được xếp vào nhóm gia vị nên không có độc tính, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày, phụ nữ có thai gần đến ngày sinh không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.

    Hiện nay, loại hạt này được bán ở cửa hàng thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới (ảnh), ở nước ta cũng có trồng nhưng chưa thu hoạch được nhiều, chủ yếu là nhập từ Ấn Độ.
    Thông tin về cholesterol

    Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, gan cũng phải dùng cholesterol sản xuất ra mật phục vụ hoạt động tiêu hóa. Cholesterol vào cơ thể từ những thức ăn hàng ngày có trong thịt mỡ, trứng, bơ, pho mát... chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó cholesterol do gan tạo ra chiếm 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, bột, đạm. Có thể nói cơ thể con người không thể tồn tại nếu không có cholesterol, nhưng sự gia tăng quá mức của cholesterol và đường trong máu lại chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

    Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim, não bộ và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực. Nếu một cục máu đông hình thành trong một động mạch bị tắc nghẽn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, các kết quả nghiên cứu cho thấy 97% cơn đau tim có nguyên nhân do xơ vữa động mạch. Nếu đó là động mạch dẫn lên não thì một cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não có thể xảy ra, còn nếu động mạch dẫn đến thận sẽ dẫn đến chứng tăng huyết áp do thận.

    Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nếu làm giảm lượng cholesterol thừa trong máu sẽ giúp giảm hơn 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (nhiều nguy cơ từ chế độ dinh dưỡng ít rau, nhiều đạm, thịt...). Các loài thảo dược và thực phẩm thiên nhiên có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có hại và làm tăng lượng cholesterol có lợi trong máu là các loại rau, củ, quả, hạt là các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan (có khả năng làm giảm sự hấp thu cholesterol qua màng ruột). Trong các loại thực phẩm này có thể kể đến hạt methi. Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới bắt đầu biết sử dụng hạt methi (một loại hạt được thu hoạch từ cây cỏ cà ri, fenugreek seeds) như một loại gia vị dùng chế biến trong các bữa ăn hàng ngày nhưng mục đích chính là để phòng và chữa bệnh mặc dù nó đã được sử dụng hàng nhiều thế kỷ qua tại các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan…

    Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid...
    PGS. TS. PHẠM HUY HÙNG (Đại học y dược TP.HCM)
    (Link gốc bài báo Hạ cholesterol và ổn định đường huyết bằng hạt methi http://www.khoahocphothong.com.vn/n...erol,-on-dinh-duong-huyet-bang-hat-methi.html)
     
  16. asset

    asset Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/3/2010
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi ship cho em 1kg đến đc 173 Xuân Thủy đt 0913 hai sáu một 470 nhé.
     
    lazymeo thích bài này.
  17. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bạn ơi chiều tớ ship hàng cho bạn nhé. Cám ơn bạn.
     
  18. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Ngoài tác dụng giảm đường huyết, mỡ máu, chống sưng,....hạt methi còn có các tác dụng sau:
    - Giảm thiểu các triệu chứng khó chịu giai đoạn tiền mãn kinh;

    - Giúp khắc phục biểu hiện ăn ko ngon miệng, chán ăn, tốt cho tiêu hóa;

    - Tăng kích thước ngực đối với phụ nữ;

    - Tăng khả năng tiết sữa cho phụ nữ đang nuôi con bú;

    - Nó đã được sử dụng qua các thời đại để tăng ham muốn tình dục ở cả nam giới và phụ nữ và đã được sử dụng cho xuất tinh sớm;

    - Các hạt giống của cỏ cà ri có chứa choline mà có thể hữu ích cho mất trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa;

    - Được dùng để điều trị viêm phế quản và hen suyễn, giảm ho và viêm họng;

    - Có tác dụng thúc đẩy mọc tóc;

    - Được sử dụng với các bệnh ngoài da như lở, loét, chàm, eczema

    Link gốc bài viết về Fenugreek seeds - Side effects and Benefits đây ah
     
    hoalazy thích bài này.
  19. ACD

    ACD nhatbanhaiduoc.com

    Tham gia:
    27/5/2010
    Bài viết:
    2,104
    Đã được thích:
    241
    Điểm thành tích:
    153
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mình cũng nghe nói đến loại hạt này. Chúc bạn đắt hàng nhé :)
     
    lazymeo thích bài này.
  20. Memun2510

    Memun2510 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/3/2011
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi cho em hỏi, sử dụng hạt methi này thế nào? uống hay ăn? chế biến thế nào? hạt methi của chị nguồn gốc hàng từ đâu? công ty nhập khẩu?
     
    lazymeo thích bài này.

Chia sẻ trang này