Thông tin: Ca dao, tục ngữ Việt Nam

Thảo luận trong 'Thư viện của con' bởi Maymummim, 29/12/2008.

  1. Maymummim

    Maymummim Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/9/2008
    Bài viết:
    2,634
    Đã được thích:
    286
    Điểm thành tích:
    173
    Cả nhà ơi, em đang rất muốn dạy bé nhà em đọc ca dao, tục ngữ Việt Nam mà chảng tìm thấy sách bán trên thị trường. :confused:
    Pác nào có tài liệu gì hay share em với! Cám ơn các pác ạ. :p
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Maymummim
    Đang tải...


  2. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Ca dao - Tục ngữ - Vè - Danh Ngôn_Việt Nam

    Vè chúc Tết

    Nghe vẻ nghe ve, nghe vè chúc Tết
    30 mùng Một, năm mới cận kề
    Bao nỗi bộn bề qua năm là hết
    Chờ ăn bánh Tết bao đỏ liền tay
    Tài lộc vận may không mong cũng đến
    Tình duyên cặp bến hạnh phúc đáo gia
    Chúc khắp mọi nhà quanh năm no đủ
    Tiền vô đầy tủ, sự nghiệp vinh quang
    Vui vẻ họ hàng người người phấn khởi
    Học hành tấn tới khởi sự thành công
    Cho thoả ước mong, muốn gì nguyện ý!
     
  3. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Vè Rau

    Nghe vẻ nghe ve
    Nghe vè các rau.
    Thứ ở hỗn hào,
    Là rau ngành ngạnh.
    Trong lòng không chánh,
    Vốn thiệt rau lang.
    Đất ruộng bò ngang,
    Là rau muống biển.
    Quan đòi thầy kiện
    Bình bát nấu canh.
    Ăn hơi tanh tanh,
    Là rau dấp cá.
    Có cha có mẹ,
    Rau má mọc bờ.
    Thò tay sợ dơ,
    Nó là rau nhớt.
    Rau cay như ớt,
    Vốn thiệt rau răm.
    Sống trước ngàn năm,
    Là rau vạn thọ.
    Tánh hay sợ nợ,
    Vốn thiệt rau co.
    Làng hiếp chẳng cho,
    Nó là rau húng.
    Lên chùa mà cúng,
    Vốn thiệt hành hương.
    Giục ngựa buông cương,
    Là rau mã đề...
     
  4. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Vè - Hoa

    Tháng giêng nắng lắm,
    Nước biển mặn mòi.
    Vác mai đi xoi,
    Là bông hoa giếng.
    Hay bay hay liệng,
    Là hoa chim chim.
    Xuống biển mà chìm,
    Là bông hoa đá.
    Bầu bạn cùng cá,
    Là đá san hô.
    Hỏi Hán qua Hồ,
    Là bông hoa sứ.
    Gìn lòng nắm giữ,
    Là hoa từ bi.
    Ăn ở theo thì,
    Là hoa bầu ngọt.
    Thương ai chua xót,
    Là hoa sầu đâu.
    Có sông không cầu,
    Là hoa nàng cách.
    Đi mà đụng vách,
    Là hoa mù u.
    Cạo đầu đi tu,
    Là bông hoa bụt.
    Khói lên nghi ngút,
    Là hoa hắc hương.
    Nước chảy dầm đường,
    Là hoa mồng tơi.
    Rủ nhau đi cưới,
    Là hoa bông dâu.
    Nước chảy rạch sâu,
    Là hoa muống biển.
    Rủ nhau đi kiện,
    Là hoa mít nài.
    Gái mà theo trai,
    Là hoa phát nhũ.
    Đêm nằm không ngủ,
    Là hoa nở ngày.
    Ban chẳng lìa cành,
    Là bông hoa cúc.
    Nhập giang tùy khúc,
    Là bông hoa chìu.
    Ở mà lo nghèo,
    Là hoa đu đủ.
    Đi theo cậu chủ,
    Là hoa mầng quân.
    Đánh bạc cố quần,
    Là bông hoa ngỗ.
    Ngồi mà choán chỗ,
    Là hoa dành dành.
    Giận chẳng đua tranh,
    Là bông hoa ngải.
    Bắt đi tha lại,
    Là hoa phù dung.
    Ăn ở theo đường,
    Là bông hoa thị.
    Theo mẹ bán bí,
    Là hoa hanh hao.
     
    architect thích bài này.
  5. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Vè - Cá Biển

    Hai bên cô bác,
    Lẳng lặng mà nghe.
    Nghe tôi kể cái vè
    Ngư lương, tử hổ
    Lý sâm, lý chuối,
    Dưới rạch, dưới ngòi
    Cá nục, cá úc, cá thơm, cá thác
    Hơi nào mà kể hết cá nơi làng này
    Thần linh chiêm bái
    Vậy mới cất chùa chiền
    Mới đúc Phật, đúc chuông
    Cô bác xóm giềng
    Lẳng lặng mà nghe
    Cá nuôi thiên hạ là con cá cơm,
    Không ăn bằng mồm là con cá ngác.
    Không ăn mà ú là con cá voi,
    Hai mắt thòi lòi là cá trao tráo.
    Không may quần áo là con cá chim,
    May áo không kim là con duối dẻ.
    Sống lâu mạnh khoẻ là cá trường sanh.
    Ờ ngoài đầu gành là cá bống cát,
    Đi thời xách mác là con cá đao,
    Đốn cây mà rào là con cá chép.
    Nó kêu óp ép là con cá heo,
    Buộc mà treo là cá cờ phướng
    Để lên mà nướng là cá nóc vàng
    Để được hai thoàn là cá nhám nghệ.
    Đi thời chậm trễ là cá lù đù,
    Đầu óc chù vù là con cá úc.
    Bắt lên chặt khúc là con cá sòng,
    Vợ đánh với chồng là con cá sào.
    Mình cũng như dao là cá lưỡi trâu,
    Eo đầu ngắn cổ là con cá ét.
    Miệng mồm lép xẹp là con cá móm,
    Chơi trăng cả hám là con cá thu.
    Vừa sủa vừa tru là cá hàm chó,
    May ngồi xỏ rỏ là cá hàm be.
    Lắng tai mà nghe là con cá mỏng,
    Việc làm cho chóng là con cá mau.
    Lãi đãi theo sau là con cá nóc,
    Chân đi lốc thốc là con cá bò.
    Ăn chẳng hay no là con cá liệc,
    Gái tham huê nguyệt là con cá dâm.
    Lấy cây mà đâm là cá nhám nhọn,
    Nước da lạm xạm là cá nhám trâu.
    Mặt trắng làu làu là cá bạc má,
    Hình đen như quạ là cá ô mun.
    Đặt giữa đình trung là cá ông sáp,
    Vừa đi vừa táp là cá dọ đàng.
    Kiều lạc khua vang là con cá ngựa,
    Rước thấy về chữa là cá tà ma.
    Đi xét từ nhà là con cá sát,
    Đắp bờ mà tát là cá ở mương.
    Giống không biết đường là con cá lạt ...
    Kể cho cô bác nghe lấy mà chơi.
    Kể đã hết hơi xin cho tôi nghỉ
     
    architect thích bài này.
  6. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Vè - Cá

    nghe vẻ nghe ve
    nghe vè loài cá.
    no lòng phỉ dạ,
    là con cá cơm.
    không ướp mà thơm,
    là con cá ngát.
    liệng bay thoăn thoắt,
    là con cá chim.
    hụt cẳng chết chìm,
    là con cá đuối.
    lớn năm nhiều tuổi,
    là cá bạc đầu.
    đủ chữ xứng câu,
    là con cá đối.
    nở mai tàn tối,
    là cá vá hai.
    trắng muốt béo dai,
    là cá úc thịt.
    dài lưng hẹp kích,
    là cá lòng tong.
    ốm yếu hình dong,
    là con cá nhái.
    thiệt như lời vái
    là con cá linh.
    cá kình, cá ngạc
    cá lác, cá dưa.
    cá voi, cá ngựa,
    cá rựa, cá dao.
    úc sào, bánh lái,
    lăn hải, cá sơn.
    lờn bơn, thác lác,
    cá ngác, dày tho.
    cá rô, cá sặt,
    cá sát, cá tra.
    mề gà, dải áo,
    cá cháo, cá cơm,
    cá mờn, cá mớn,
    sặc bướm, chốt hoa.
    cá xà, cá mập,
    cát tấp, cá sòng.
    cá hồng, chim diệp,
    cá ép, cá hoa.
    bống dừa, bống xệ,
    cá be học trò.
    cá vồ, cá đục,
    cá nục, lù đù.
    cá thu trên lá,
    bạc má bạc đầu.
    lưỡi trâu hồng chó,
    là cá lành canh.
    chim sành cá biếc,
    cá giếc, cá mè.
    cá trê, cá lóc,
    cá nóc, thòi lòi.
    chìa vôi, cơm lạt,
    bống cát, bống kèo.
    chim heo, cá chét,
    cá éc, cá chuồng.
    cá duồng, cá chẽm,
    vồ đém, sặc rằn.
    mòi đường, bống mú,
    trà mú, trà vinh.
    cá hình, cá gộc,
    cá cốc, cá chày
    cá dày, cá đuối,
    cá đối, cá kìm,
    cá chim, cá vược,
    cá nược, cá ngừ.
    cá bui, cá cúi,
    cá nhái, bã trầu
    cá nàu, cá dảnh,
    hủng hỉnh tơi bời.
    cá khoai, ốc mít,
    cá tích nàng hai.
    cá cầy, cá cháy,
    cá gáy, cá ngàn.
    trà bần, cá nái,
    nóc nói, cá hô.
    cá ngừ, mang rổ,
    cá sủ, cá cam.
    cá còm, cá dứa,
    cá hố, cá lăn.
    cá căn, cá viễn,
    rô biển lép xơ.
    cá bơ, chim rắn,
    cá phướng, rồng rồng
    trên bông trao tráo,
    cá sọ, cá nhồng.
    tòng tong, mộc tích,
    úc phịch, trê bầu.
    bông sao, bông trắng,
    càn trảng xanh kỳ.
    cá he, cá mại,
    mặt quỷ, cá linh.
    cá chình, ốc gạo,
    thu áo, cá kè,
    cá ve lẹp nấu,
    từ mẫu thia thia,
    cá bè trên mễ,
    đuôi ó bè chan.
    nóc vàng, cá rói,
    cá lủi, con cù.
    rô lờ, tra dấu,
    trạch lấu, nhám đào.
    tra dầu, cá nhám,
    úc núm, cá leo.
    cá thiếc, cá suốt,
    cá chốt, cá phèn.
    cá diềng, cá lúc,
    cá mực, cá mau
    chim câu, cá huột
    sọc sọc cá lầm.
    cá rầm, cá thiểu,
    nhám quéo chim gian.
    cá ong, cá quít,
    cá kết thiền nôi.
    bông voi út hoát,
    cá chạch, cá mòi
     
    architect thích bài này.
  7. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    CA....

    Nhắn sang sông đây xin hỏi bạn
    Rằng sông kia là cạn hay sâu
    Để đây xẻ gỗ bắt cầu
    Đường vô “thơ mới” ta đưa nhau lên cùng!!!
     
    architect thích bài này.
  8. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    CA DAO TÌNH YÊU LỨA ĐÔI​



    Ai đi đâu đấy hỡi ai
    Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
    _________

    Ai về có nhớ ta chăng
    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
    __________

    Anh về đếm hết sao trời
    Em đây kết tóc ở đời với anh
    __________

    Ai đem con sáo sang sông
    Để cho con sáo sổ lồng bay cao
    ___________

    Anh lấy được em bỏ công ao ước
    Em lấy được anh thoả dạ ước ao​
     
    Sửa lần cuối: 19/1/2009
    architect thích bài này.
  9. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Ðặc Sản Miền Trung Qua Ca Dao-Tục Ngữ (st)

    --Dải đất miền trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục, tập quán, thổ sản khác nhau và miếng ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng khách sành ăn lựa chọn phẩm bình.

    Xin giới thiệu cùng bạn đọc các loại đặc sản của miền trung đã được ông bà ta chọn lựa và truyền tụng qua nhiều thế hệ.

    Nghệ An xưa nay nổi tiếng với cam Xã Ðoài, nhút Thanh Chương...

    Ra đi anh nhớ Nghệ An
    Nhớ Thanh Chương ngon nhút,
    Nhớ Nam Ðàn thơm tương...



    Vùng đầu nguồn Lam Giang còn có những đặc sản vùng cao như:

    Tiếng đồn cá Mát sông Găng,
    Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.



    Vào đến Quảng Bình thì có các loại sơn hào hải vị, những món thượng thừa trong khoa ẩm thực:

    Yến sử Vĩnh Sơn
    Cửa Khổng Cửa Ròn
    Nam sâm Bố Trạch
    Cua gạch Quảng Khê
    Sò nghêu Quán Hàu
    Rượu dâu Thuận Lý...



    Ðến Thừa Thiên - Huế bạn sẽ được thưởng thức các loại trái cây ngọt ngào, thơm ngon:

    Quýt giấy Hương Cần
    Cam đường Mỹ Lợi
    Vải trắng Cung Diên
    Nhãn lồng Phụng Tiên
    Ðào tiên Thế Miếu
    Thanh trà Nguyệt Biều
    Dâu da làng Truồi
    Hạt sen hồ Tịnh...



    Vào xứ Quảng được thưởng thức tiếp các món:

    Nem chả Hòa Vang
    Bánh tổ Hội An
    Khoai lang Trà Kiệu
    Thơm rượu Tam Kỳ...

    Trái bòn bon hay còn gọi là trái Nam trân rất quý hiếm, ngày xưa thuộc loại tiến kinh, được nhắc nhở qua câu hò tâm tình ý nhị:

    Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
    Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
    Em thương anh ít nói ít cười
    Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng...

    Ðất Quảng nổi tiếng với món don, ngon nhất là don Vạn Tường, bởi vậy mới có câu ca:

    Cô gái làng Son,
    Không bằng tô don Vạn Tường...

    Xứ Quảng còn là đất mía đường:

    Ai về Quảng Ngãi quê ta
    Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà, dễ ăn
    Mạch nha, đường phổi, đường phèn
    Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại nghiền

    Quảng Ngãi còn nhiều đặc sản nổi tiếng khác:

    Mứt gừng Ðức Phổ
    Bánh nổ Ðức Thành
    Ðậu xanh Sơn Tịnh...

    Hoặc:

    Mạch nha Thi Phổ
    Bánh nổ Thu Xà
    Muốn ăn chà là
    Lên núi Ðịnh Cương...



    Rời Quảng Ngãi vào Bình Ðịnh quê hương của dừa:

    Công đâu công uổng công thừa
    Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

    Hoặc:

    Muốn ăn bánh ít lá gai
    Lấy chồng Bình Ðịnh sợ dài đường đi...

    Bình Ðịnh còn nổi tiếng một loại trái cây rừng, mà thuở xưa dùng để tiến kinh. Ðó là trái chà viên:

    Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
    Chà viên Bình Ðịnh vừa ngon vừa lành
    Chín mùi da vẫn còn xanh
    Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn...



    Từ Bình Ðịnh vượt đèo Cù Mông vào đất Phú Yên, nơi nổi tiếng có xoài ngon Ðá trắng:

    Xoài đá trắng
    Sắn phường lụa...

    Phú Yên cũng là xứ đường mía, nhất là vùng La Hai, Ðồng Bò:

    Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
    Ðất đỏ nhiều bắp La Hai nhiều đường

    Nổi tiếng nhất phải nói đến sò huyết ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An và cước cá ở thị xã Tuy Hòa đã được thi sĩ Tản Ðà ca tụng:

    Phú câu cước cá, Ô Loan miếng hàu.



    Vượt đèo Cả vào đất Khánh Hòa cũng có lắm hải vị sơn hào như:

    Yến xào Hòn Nội
    Vịt lộn Ninh Hòa
    Tôm hùm Ðình Ba
    Nai khô Diên Khánh
    Cá tràu Võ Cạnh
    Sò huyết Thủy Triều...




    Vào Phan Rí, Phan Thiết là quê hương của cá, mắm ngon được cả nước truyền tụng. Nhờ cá mắm nhiều mà có lắm cuộc tình duyên mặn mà dí dỏm:

    Cô kia bớt tóc cánh tiên
    Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
    Chẳng tin giở thử ra coi
    Rau răm ở dưới cá mòi ở trên


    Ở miền trung đất đai khô cằn, đồng bằng nhỏ hẹp, biển cả mênh mông, núi rừng trùng điệp, có lắm của ngon vật lạ hấp dẫn đối với khách sành ăn. Ðây là một trong những tiềm năng của ngành Du lịch Việt Nam.
     
    architect thích bài này.
  10. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Đi tìm vẻ đẹp ca dao, dân ca (st)

    TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI NAM BỘ

    Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng
    Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta

    Câu ca dao bình thường thôi, nhưng phải nghe đúng ngữ điệu của cô gái ấy, tình cảm của cô gái ấy, mới thấm hết cái hay rất thật của nó. Bởi vậy ở Nam Bộ, bên cạnh đờn ca vọng cổ và bản vắn, còn có một hình thức rất phổ biến là ca ra bộ- nghĩa là người ca phải vừa hát vừa ra bộ bằng gương mặt, ánh mắt, thân hình, đôi bàn tay, bàn chân… để diễn tả cho hết tình cảm của mình gởi trong câu hát. Trong phạm vi bài này, tôi xin phép nhận xét về ca dao dân ca Nam Bộ dưới góc độ ấy. Của một vùng văn hóa rộng lớn đã sản sinh ra nó.

    Trước hết xin nói qua về sự hình thành vùng văn hóa Nam Bộ

    I. TỪ VÙNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN NAM BỘ ĐẾN VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ HÔM NAY

    Theo những khám phá của các nhà khảo cổ học, con người đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ khá lâu đời. Nếu căn cứ theo những di chỉ cư trú và di cốt của con người ở Óc Eo, Ba Thê, Núi Nổi… thì từ cách đây 4.000 đến 5.000 năm, con người đã có mặt ở vùng đất còn chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú này; đồng thời họ cũng để lại nhiều dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và thiết thực nhất là ở vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Rất tiếc là các di tích của nền văn minh ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng, nền văn minh ấy chỉ hứng khởi lên khoảng vài trăm năm rồi bị chìm lấp trong lòng đất miền Tây, với những hình ảnh hư ảo còn lại của một vương quốc Phù Nam, hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách, bia ký cổ.

    Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam, chỉ thật sự định hình từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI và đầu TK XVII. Đó là quá trình di dân tự nhiên, quá trình di dân cơ chế và quá trình chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân cơ chế lớn từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế sau thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu cầm đầu), cùng với việc di dân cơ chế trước TK XV của những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thật sự hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ, mới có việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất hiện những điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa, địa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu sắc (ở đây chúng tôi không có ý định đi sâu tìm hiểu vấn đề này).

    Muốn tìm hiểu đặc trưng vùng văn hóa, tất nhiên phải lấy đặc điểm tính cách con người làm trung tâm để xem xét. Bởi vì con người là chủ nhân của mọi ngôn ngữ và hành động, tác động sâu sắc đến âm nhạc, sân khấu, văn học, cũng như kiến trúc, hội họa, lễ hội và phong tục… Tất nhiên, đó là cộng đồng những tộc người cùng chung sống trên nền địa địa lý tự nhiên của vùng phù sa cổ miền Đông và vùng phù sa mới miền Tây Nam Bộ, mà tâm lý tính cách bị chi phối khá mạnh bởi hoàn cảnh địa lý, kinh tế - xã hội và quá trình phức hợp của nó theo từng bước phát triển của vùng dân cư rộng lớn này. Tất nhiên, chúng ta không thể phân chia rạch ròi từng vùng văn hóa trên cả nước, nhưng căn cứ vào những đặc điểm văn hóa khu biệt nhất định, chúng tôi tạm gọi là vùng địa văn hóa Nam Bộ để làm tiêu chí xem xét.

    Theo đó, nhiều nhà nhân chủng học, dân tộc học… đều có chung nhận định tương đối thống nhất về tính cách người Nam Bộ, tựu trung gồm những nét chính sau đây: hào hiệp trong cuộc sống, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ.

    Tính hào hiệp không phải xuất phát từ máu "làm chơi ăn thiệt" trên vùng đất giàu tôm cá, phì nhiêu màu mỡ, mưa thuận gió hòa… mà nó được thể hiện trong nhiều yếu tố tâm lý cấu thành tính cách đó. Đó là thái độ mến khách, với tình yêu thương con người, ý thức coi trọng nhân nghĩa hơn tiền tài, danh vọng. Bởi vì, cho dầu là người Việt, người Khơme, người Hoa hay người Chăm, thì họ cũng phải thường xuyên đối đầu với một vùng đất mới còn hoang hóa, với biết bao khó khăn về điều kiện thiên nhiên và địa lý khắc nghiệt trong buổi đầu khai hoang lập ấp. Hơn nữa, trước một thiên nhiên bao la kỳ bí, chằng chịt sông rạch, rậm rạp rừng sâu, tràn ngập muỗi mòng, thú dữ… con người trở nên vô cùng nhỏ bé, tất nhiên phải dựa vào nhau mà tôn tại. Trong hoàn cảnh ấy, họ không thể nghĩ đến những thể chế từng ràng buộc của quan nha, triều đình; lại càng không thể câu nệ những lề thói xa xưa của làng xã nơi họ bỏ ra đi. Trên thực tế, đồng bằng sông Cưu Long trong buổi đầu khai phá, chưa hề có một khu vực hành chính ổn định; mãi đến khi Gia Long lên ngôi mới thiết lập được bộ máy cai trị của mình. Vì lẽ đó, con người trong buổi đầu mở đất, tất phải sống với nhau trong tình yêu thương san sẻ, bình đẳng tương thân, tương trợ để đùm bọc nhau sống còn trong nỗi nhớ thương nguồn cội cố xứ của mình.

    Tôi chưa thấy ở đâu trẻ em lại xưng "con" với người lớn, đứa lớn hơn gọi đứa nhỏ hơn là "cưng", bằng trang phải lứa thì xưng "qua" với "bậu". Lúc thân mật cũng "qua" với "bậu", lúc giận hờn cũng "bậu" với "qua"...

    Ví dầu tình bậu muốn thôi
    Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.
    Bậu ra cho khỏi tay qua
    Cái xương bậu nát cái da bậu mòn.
     
    architect thích bài này.
  11. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Tục ngữ về tình yêu
    _ Muốn yêu cho ra yêu một người đàn bà ta nên yêu nàng như thể nàng sẽ phải chết ngày mai ( tục ngữ ARÂP)

    _ Yêu là liên kết những tâm hồn cao thượng ( tục ngữ Anh )

    _ Chưa thật yêu nếu không yêu luôn cả cái xấu của người yêu ( tục ngữ TBN )

    _ Phụ nữ nên lấy ngưòi yêu mình hơn là lấy người mình yêu ( tục ngữ ARÂP )

    _ những lời khuyên bảo vẫn là vô hiệ khi nó liên quan tới địa hạt của tình yêu ( tục ngữ Ý )
     
    architect thích bài này.
  12. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    TƯƠNG TƯ - Phần I

    Ðêm qua chớp bể mưa nguồn
    Hỏi người tri kỷ có buồn hay chăng ?
    Cá buồn cá lội tung tăng
    Em buồn em biết đãi dằng cùng ai ?

    ***

    Ðêm qua mới gọi là đêm,
    Ruột xót như muối, Dạ mềm như dưa !

    ***

    Ðêm qua đốt đỉnh hương trầm
    Khói lên nghi ngút, âm thầm lòng ai...

    ***

    Rồi mùa rạ tốt rơm khô
    Bạn về xứ bạn, biết mô mà tìm ?

    ***

    Chim chuyền nhành ớt líu lo
    Sầu ai nên mới ốm o gầy mòn

    ***

    Một ngày năm bảy trận giông
    Anh đi nằm bãi sao không thấy về ?

    ***
     
  13. oitudo

    oitudo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/9/2011
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ca dao, tục ngữ

    :p hic, làm phiền mọi người chút ạ. Trong diễn đàn có mẹ nào có file hay biết nhiều về ca dao, tục ngữ chia sẻ mình với! Em muốn sưu tầm nhưng mà tìm trên mạng thấy ít quá! Cảm ơn mọi người nhiều!
     
    baovanhoang thích bài này.
  14. baovanhoang

    baovanhoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/5/2012
    Bài viết:
    1,055
    Đã được thích:
    1,100
    Điểm thành tích:
    923
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    mình sưu tầm được 1 số câu hò ru nè........bạn lấy hông?
     
    oitudo thích bài này.
  15. oitudo

    oitudo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/9/2011
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    Hơ hơ, cảm ơn bạn nhiều, được đó, cho mình xin với, hì, bữa trước ru đứa cháu ngủ mà mấy bác cứ chọc, vì mình cứ ru à ơi...!
     
    tuongnv123baovanhoang thích.
  16. giam.can.thoi

    giam.can.thoi Tư Vấn Giảm béo Sau sinh

    Tham gia:
    8/6/2012
    Bài viết:
    22,443
    Đã được thích:
    2,837
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    trên mạng nhiều lắm mà. Bạn có thể tìm thêm những cuôn sách nữa.
     
  17. baovanhoang

    baovanhoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/5/2012
    Bài viết:
    1,055
    Đã được thích:
    1,100
    Điểm thành tích:
    923
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    mình chỉ có phần lời thôi à,khó hò lắm nha.mà là điệu ru hò miền Trung cơ,
    nghe bà cố ru bb nhà mình,thấy quý hiếm nên mình lấy giấy bút ghi lại đó,trên mạng không có đâu,hiiii
     
  18. oitudo

    oitudo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/9/2011
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    Thế ah bà, tui người miền trung đây, hic, tui chưa lấy chồng bà à, nhưng học cũng muốn sưu tầm mấy ru sau còn ru con, còn bây giờ ru cháu. hii. Uh, phần lời cũng được bà à. Tại tui thấy mấy câu ca dao, tục ngữ cha ông ta đúc kết thật là những bài học thật hay và đúng bà ah.
     
    baovanhoang thích bài này.
  19. oitudo

    oitudo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/9/2011
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    MÌnh sẽ tìm lại xem sao, chắc do mình kiếm chưa kỹ.
     
  20. ngochai.ad

    ngochai.ad Shop38 - 0912.677.022

    Tham gia:
    21/10/2011
    Bài viết:
    4,908
    Đã được thích:
    1,536
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Ca dao, tục ngữ

    E thấy lục bát thêm mấy câu à ơi vào là thành lời ru :D
     

Chia sẻ trang này