Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc - Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không ?

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi hoangconghieu, 11/1/2009.

Tags:
  1. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Tình mẹ (ST)

    Ôi, thương quá người Mẹ hiền yêu dấu
    Cưu mang con bao đau đớn đoạn trường
    Bao tiết Ðông trời lồng lộng gió sương
    Mẹ thao thức ôm con che khỏa lấp

    Vòng tay ấm cả đời Mẹ ủ ấp
    Ðàn con yêu, Mẹ nuôi nấng sáng chiều
    Bao đắng cay, bao khổ cực trăm điều
    Thầm gánh chịu cho con vui hạnh phúc.
    -------------------------------------------------
    Biển Thái Bình như còn không dám sánh
    Tình bao la bất tận Mẹ yêu con
    Vượt mây trời, vượt sông biển núi non
    Tình mẫu tử! Ôi mênh mông bất diệt!
    -------------------------------------------------
    Con gọi Mẹ từ đáy lòng tha thiết
    Nơi trời xa, Mẹ lắng nghe tiếng con
    Dù tuổi già, thân gầy yếu héo mòn
    Tâm hồn Mẹ hoài nhớ thương con cháu
     
    Đang tải...


  2. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    (ST)

    Từ Mẫu xem qua bắt động lòng
    Tình thương vô tận đứng ngồi trông
    Sớm chiều tựa cửa chờ tin nhạn
    Ngày tháng nương hiên đợi bóng hồng
    ---------------------------------------------------------------------
    Nay Chí Tôn rộng quyền ân xá
    Chắc phen nầy Mẹ hẳn gặp con
    Bỏ hồi cách trở nước non
    Bao nhiêu miếng ngọt miếng ngon để dành.
    ---------------------------------------------------------------------
    Thất Nương khêu đuốc Đạo đầu
    Nhờ Người rọi ánh nhiệm mầu huyền vi.
    ---------------------------------------------------------------------
    Chiếu Nhũ Lệnh Từ Huyên thọ sắc
    Độ anh nhi Nam Bắc Đông Tây
    Kỳ khai tạo nhứt Linh Đài
    Diệt hình tà pháp cường khai Đại Đồng.
    Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch
    Qui thiên lương quyết sách vận trù.
    ---------------------------------------------------------------------
    Nghiệp hồng vận tử hồi môn
    Chí Công định vị vĩnh tồn thiên cung.
    ---------------------------------------------------------------------
    Có cơ có thế có tinh thần
    Từ đấy Thần Tiên dễ đặng gần
    Dưỡng tánh tu tâm tua gắn sức
    Ngày sau toại hưởng trọn Thiên Ân.
    ---------------------------------------------------------------------
    Huyền linh Mẹ chịu phần cam
    Ban cho con trẻ đặng toàn pháp môn
    Độ cho hết các hồn địa giới
    Độ vong linh từ ngoại Càn Khôn
    Cửa linh cắm phướn chiêu hồn
    Độ trong cửu nhị Nguyên Nhân nhập trường.
    ---------------------------------------------------------------------
    Diệu cảm

    Ánh trăng huyền diệu tỏa không gian
    Văng vẳng thi ngâm Hội Niết Bàn
    Kim Mẫu chưởng quyền cơ vận pháp
    Thần Tiên quần hội sắc thiên ban
    Huỳnh Long xuất hiện đời an lạc
    Hội Đất Rồng Tiên giống Lạc an
    Bí nhiệm ẩn tàng nay hiển lộ
    Cơ hành pháp diệu gội nhân gian.
     
    Sửa lần cuối: 16/1/2009
  3. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI

    Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
    Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
    Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
    Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

    Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
    Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
    Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
    Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

    Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
    Bên đời gió tạt với mưa tuôn
    Con đi góp lá nghìn phương lại
    Ðốt lửa cho đời tan khói sương

    Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
    Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
    Mẹ xa xôi quá làm sao vói
    Biết đến bao giờ trông thấy nhau

    Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
    Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
    Ðau thương con viết vào trong lá
    Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

    Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
    Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
    Ví mà tôi đổi thời gian được
    Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười."
     
    Sửa lần cuối: 16/1/2009
  4. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ Tôi

    Nguyễn Chí Thiện

    Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
    Thường ngồi chắp tay cầu khẩn giờ lâu
    Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
    Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái

    Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
    Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
    Đứa con trai tù tội mấy phen rồi
    Hàng nước mắt chảy giòng trên má mẹ

    Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
    Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
    Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều:
    Được gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!


    Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
    Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
    Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
    Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ!


    (1963)
     
  5. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Cha Đàng Ngoài Mẹ Ở Đàng Trong

    Xuân Diệu

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
    Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
    Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ.
    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
    Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.

    Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang,
    Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát.
    Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát.
    Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
    Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm.

    Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹ,
    Nhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giang.
    Bà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩa,
    Dám gả con cho cách tỉnh, xa đàng.

    Tiếng đàng trong, tiếng đàng ngoài quấn quít
    Vào giữa mái tranh, giường chõng, cột nhà.
    Rứa, mô, chừ? cha hỏi điều muốn biết.
    Ngạc nhiên gì, mẹ thốt: úi chui cha!

    Con trong võng êm lành kêu kẽo kẹt
    Ru tuổi thơ theo hai điệu bổng trầm.
    Mẹ thảnh thót: Qua nhớ thương em bậu;
    Cha hát dặm bài Phụ tử tình thâm

    Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
    Muốn ăn nhút, thì về quê với bố.
    Muốn ăn quýt, ăn hồng, theo cha mày mà về ngoài đó,
    Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ,
    Muốn ăn bánh tét, bánh Tổ,
    Thì theo tao, ở mãi trong này.

    Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con.
    Cảm ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể!
    Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ:
    Nên máu con chung hòa cả hai miền.
     
  6. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    NẮNG MỚI

    Lưu Trọng Lư

    Mỗi lần nắng mới hắt bên song
    Xao xác gà trưa gáy não nùng
    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
    Chập chờn sống lại những ngày không

    Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời
    Lúc người còn sống, tôi lên mười
    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
    Áo đỏ người đem trước dậu phơi.

    Hình bóng me tôi chửa xoá mờ
    Hãy còn mường tượng lúc vào ra
    Nét cười đen nhánh sau tay áo
    Trong ánh trưa hè, trước dậu thưa!
     
  7. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Lời Mẹ Dặn

    Phùng Quán

    Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
    Mẹ tôi thương con không lấy chồng
    Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
    Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
    Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
    Ngày ấy tôi mới lên năm
    Có lần tôi nói dối mẹ
    Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
    Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
    Ôm tôi hôn lên mái tóc
    - Con ơi
    trước khi nhắm mắt
    Cha con dặn con suốt đời

    Phải làm một người chân thật.
    - Mẹ ơi, chân thật là gì?
    Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
    Con ơi một người chân thật
    Thấy vui muốn cười cứ cười
    Thấy buồn muốn khóc là khóc.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Từ đấy người lớn hỏi tôi:
    - Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
    Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
    - Bé yêu những người chân thật.
    Người lớn nhìn tôi không tin
    Cho tôi là con vẹt nhỏ
    Nhưng không ! những lời dặn đó
    In vào trí óc của tôi
    Như trang giấy trắng tuyệt vờị
    In lên vết son đỏ chóị
    Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
    Đứa bé mồ côi thành nhà văn
    Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
    Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
    Người làm xiếc đi giây rất khó
    Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
    Đi trọn đời trên con đường chân thật.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật
    chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
     
  8. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ

    Đặng Anh Dũng

    Con thầm đi cho hết sáu chiều xa
    Ngày thứ bảy đưa con về với mẹ
    Không thể có buổi chiều nào đẹp thế
    Không thể còn con đường nào dài hơn.

    Bếp lửa hồng. Phơn phớt mảnh trăng non
    Hoa tra rụng vào hoàng hôn lặng lẽ
    Cây xao xác phủ chiều lên dáng mẹ
    Bầy ve trong vòm đêm tím thẫm đón con về.

    Nước đã đầy chum nước kể con nghe
    Ngọn lửa đỏ như chưa bao giờ đỏ
    Ráng trời hồng. Vườn rau xao xác gió
    Mỗi chiều hôm. Da diết mỗi chiều hôm.

    Chim sẻ nhìn sợi tóc bạc đầu tiên
    Mẹ đi qua cả mùa hè ngơ ngác
    Những nếp mờ giống như là sự thật
    Mẹ của con - không, truyền thuyết nửa đời người.

    Những giấc mơ - con của mẹ - mặt trời
    Chiều thứ bẩy - đường xa - về với mẹ
    Hoa trà vẫn rụng vàng sân lặng lẽ
    Bầy ve
    Chớm mùa thu
    khô rạc nửa thân mình.
     
  9. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Ngày xưa có Mẹ

    Thanh Nguyên

    Khi con biết đòi ăn
    Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
    Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
    Mẹ là người thức hát ru con
    Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
    là khi tóc Mẹ ngày thêm sợi bạc
    Mẹ đã thành hiển nhiên như trời đất
    như cuộc đời - không thể thiếu trong con
    Nếu có đi một vòng quả đất tròn
    người mong con mỏi mòn
    chắc không ai ngoài Mẹ
    Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
    cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
    Mẹ là người đặt cho con cái tên riêng
    trước cả khi con biết bật nên tiếng "Mẹ"
    Mẹ !
    Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
    đến lúc trưởng thành
    con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
    Mẹ !
    Có nghĩa là bắt đầu
    cho Sự Sống, Tình Yêu, Hạnh Phúc.
    Mẹ !
    có nghĩa là duy nhất
    một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
    Mẹ không sống đủ trăm năm
    nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
    Chỉ có một lần Mẹ không ngăn con khóc
    là khi Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
    là khi Mẹ không còn
    Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng...
    Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng
    biết bao người được làm mẹ trong ngày
    Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga khắp mặt đất này
    thành âm thanh không thể nào vắng lặng
    Mẹ !
    Có nghĩa là ánh sáng
    một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
    Cái đóm lửa thiêng liêng
    cháy trong bão bùng
    cháy trong đêm tối
    Mẹ !
    Có nghĩa là mãi mãi
    là cho-đi-không-đòi-lại-bao-giờ
    Cổ tích thường bắt đầu từ:
    "Ngày xưa có một công chúa..."
    hay "Ngày xưa có một vì vua..."
    Cổ tích còn bắt đầu từ
    "Ngày xưa có Mẹ..."
     
  10. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    2 con Hiếu - Thảo của Mẹ gửi đến Mẹ kính yêu, chúng con chúc mẹ luôn vui mạnh khỏe hạnh phúc. Để chúng con luôn được gần mẹ.

    Hình như tóc mẹ hoa râm
    Âm thầm dầm dãi bao năm nhọc nhằn
    Phương xa con có nhớ chăng
    Phương này ngày tháng bao trăng mẹ chờ
    Yêu chồng xưa đó tôn thờ
    Một lòng chung thuỷ chẳng vờ đổi thay
    Ôm con nuôi nấng bao ngày
    Tam tòng tứ đức mang hoài trong tâm
    Hôm nay ngày lễ trong năm
    Em ...Anh đông đủ quây quần mẹ yêu
    Riêng con dâng kính thật nhiều
    Sướng vui nồng ấm ...sống nhiều nhiều thêm
    Dòng đời mãi chẳng ấm êm
    Ai còn có mẹ như tìm vàng thoi
    Yêu mẹ không phải phút thôi
    Tình người mẫu tử người ơi muôn đời

    Em con còn nhỏ con hứa với mẹ sẽ cùng mẹ dạy bảo em khôn lớn thành người theo đúng tên của em mẹ đã kỳ vọng như mẹ đã kỳ vọng vào tên con.
    Con của mẹ
    H.C.H
     
  11. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ ơi !! xin lỗi Mẹ nhiều
    Vì con năm tháng bao điều đắng cay..
    Vì Con .. tóc bạc vai gầy
    Sớm hôm tần tảo đắp xây gia đình
    Cho Con tất cả niềm tin
    Dẫn đưa con với ân tình bao la.....
     
  12. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Con kính dâng Mẹ nhành hoa thắm (u)
    Và nụ hôn nồng cảm tạ ơn :goodman:
    Con có hôm này, ân tình Mẹ
    Mẹ đã ngậm ngùi ... cho con vui ... \\:D/
     
  13. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Tình Mẹ

    Hãy dừng chân để nghĩ về người mẹ
    Gạt bỏ phiền gạt lệ khóc vì yêu
    Bởi bên ta mẹ lo lắng thật nhiều
    Khi con trẻ đăm chiêu buồn vơ vẩn

    Mẹ cứ bên luôn trông chừng cẩn thận
    Sợ con thơ hụt hẫng vấp té đau
    Con đau một mẹ gấp ngàn ai thấu
    Hơn chính mình đã ghi dấu đau thương

    Chẳng bao giờ mẹ kèo đòi phân hưởng
    Dù sớm khuya vai vướng lắm gian nan
    Lo cho con cho chồng không than oán
    Nhìn họ cười mẹ mãn nguyện cùng vui

    Và mẹ cũng chẳng bao giờ hờn tủi
    Khi con thơ nông nổi chẳng vâng theo
    Vẫn nhỏ nhẹ vẫn luôn mãi nuông chiều
    Và dang rộng đôi tay chờ đón mãi

    Mẹ dấu yêu bao lần con nghĩ lại
    Thấy giận mình và lại thương mẹ hơn
    Xin lỗi mẹ..bây giờ con khôn lớn
    Con hiểu rồi...lòng mẹ thật bao la

    Tình của mẹ biết thế nào diễn tả
    Hơn sông dài hơn cả biển ngoài xa
    Vạn bài thơ triệu đóa hồng cảm tạ
    Cũng không bằng lời...thương mẹ..mẹ yêu​
     
  14. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Vắng Mẹ

    Năm nay ngày lễ Mẫu Từ
    Mẹ đà xa vắng giã từ thế gian
    Lòng con ôi quá ngổn ngang
    Như ngàn vết cắt như ngàn kim châm
    Mẹ đang ngủ giấc trăm năm
    Có hay con nhớ được nằm trên tay
    Muốn được mẹ vuốt tóc dài
    Mắng yêu con gái mãi hoài không thôi
    Con giờ làm kẻ mồ côi
    Làm sao tìm được một người mẹ yêu
    Nhìn ảnh mẹ..nhớ thật nhiều
    Chỉ đành gọi nhỏ mẹ yêu của mình

    Trước mặt con quãng đường đời
    Xa mù thăm thẳm chẳng người giúp cho
    Ngày nao có mẹ thương lo
    Cùng bên dìu dắt dùm cho con khờ
    Con chán ghét...cái chữ ngờ
    Đã chia phân cách đôi bờ mẫu thân
    Mẹ biết không ở cõi trần
    Ba-con thật muốn được gần chung vui
    Để bữa cơm thật đông người
    Không như bốn đũa thiếu rồi.....đũa tư
    Hôm này là...lễ Mẫu từ
    Bên bàn thờ mẹ.....ưu tư...lệ trào
     
  15. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Tình mẹ

    Mẹ bao la như đại dương mênh mông
    Sóng dịu êm vỗ về con , bờ cát
    Cát mơ màng nghe rì rào biển hát
    Lời mẹ ru con uống suốt tuổi thơ

    Giữa dòng đời con sẽ chẳng bơ vơ
    Bởi tình mẹ vẫn theo con từng bước
    Mẹ vĩ đại chẳng gì so sánh được
    Cao tựa Thái Sơn, như nước êm đềm

    Mẹ dịu dàng như hoa ngọc lan đêm
    Ấp ủ con trong hương tình ngào ngạt
    Tháng năm ghập ghềnh , dòng đời phai nhạt
    Hằn lên đôi vai mẹ sắc thu vàng

    Mẹ lặng thầm như mùa thu mênh mang
    Trải lá khô để bước con êm nhẹ
    Bao nhọc nhằn của một thời son trẻ
    Mẹ ươm vàng để con mãi xuân xanh

    Con ngất ngây trong hạnh phúc ngọt lành
    Giữa tình mẹ con thấy mình quá nhỏ
    Vầng trăng kia còn khi mờ khi tỏ
    Tình mẹ bao dung...SÁNG MÃI, MUÔN ĐỜI
     
  16. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Không có một giới hạn nào khi nói về phụ nữ. Và những lời dành riêng cho mẹ thì càng bất tận, vô biên. Bởi mẹ là nguồn hạnh phúc thiêng liêng, là điều vĩ đại có thật. Mẹ là biểu hiện của tình thương, là cội rễ đã trao truyền cho con tất cả những năng lượng hiểu biết và thương yêu. Dòng máu mẹ đã luân lưu trong từng tế bào con, thì mẹ cũng hiện diện trong con qua từng nhịp thở. Mẹ và con, đó là những sự tiếp nối vi diệu nhất của cõi đời này.

    * Ai sinh ra trên đời cũng có sẵn 1 niềm hạnh phúc vô bờ : Có Mẹ.
    * Người Mẹ nào cũng mang sẵn trong mình 1 tình yêu vô bờ : Tình Mẹ dành cho con.
    * Người ta có thể diễn tả mọi vẻ đẹp , nhưng không thể diễn tả hết vẻ đẹp của tình mẹ : Đứng trước tình mẹ, ngôn từ trở thành quá ít ỏi.
    * Vĩ đại và thiêng liêng nhất : Đó là tình mẹ.
    * Dịu dàng và bao dung nhất : Đó là tình mẹ.
    * Lặng thầm nhưng cao cả nhất : Đó là tình mẹ.
    * Nồng nàn và tha thiết nhất : Đó là tình mẹ.
     
  17. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Mẹ

    Biết chiều nay con về thứ bảy
    Gánh rau xanh mẹ hái nhiều hơn
    Chợ huyện cách xa, ngày đông tê tái
    Bước chân gầy vẫn bám chặt đường trơn

    Nghĩ tới con mẹ rải bước dài hơn
    Lòng ấm lại giữa chiều giá buốt
    Gánh rau nặng thấm tình người, nhẹ bớt
    Giọt mồ hôi nhỏ suốt quãng đường dài

    Giọt mồ hôi hoà lẫn giọt mưa rơi
    Trong lạnh lẽo ấm nồng tình mẹ
    Những cọng rau trên dáng đời ngả xế
    Gửi màu xanh theo nhịp chân gầy

    Mai con về dù lạnh gió heo may
    Nhưng đã có giọt mồ hôi mặn ấy
    Nhưng đã có nhưng ngày đông tê tái
    In dáng người_ trĩu nặng gánh rau xanh
     
  18. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Hạnh phúc nhất cho những ai còn mẹ.​


    "Mẹ" - bất chợt tôi nhận ra rằng thiêng liêng nhất cho những người hằng ngày còn được í a sử dụng danh từ đó. Bất chợt tôi cũng hiểu được ý nghĩa màu trắng của bông hoa hồng mà tôi đã thắc mắc không biết bao lần mỗi mùa Vu Lan trước. Kỳ nhỉ, sao có người cài hoa màu đỏ, người khác lại hoa màu trắng?

    Màu trắng vốn tượng trưng cho những điều thật thanh cao, thật đẹp, giản đơn mà sâu sắc và màu trắng của bông hồng cài áo cũng thế. Vẫn đẹp đến lạ lùng, đến se sắt, đến tê lòng...

    Vu Lan, ngày những người con hướng suy tư của mình về quá khứ, ngày thể hiện đạo làm con với đấng sinh thành. Bôn ba đường đời xét cho cùng dẫu ai đó có vị trí nào trong xã hội chăng nữa, mùa vu lan về, lại trở nên nhỏ nhoi, bé bỏng chạy đến bên mẹ, hoài niệm về mẹ.

    Giữa dòng đời đầy toán tính, bon chen, đầy ghen ghét, đố kỵ, ích kỉ, thù hằn, Vu Lan như một khoảnh khắc những người con được trở về, đối điện với lòng mình đúng nghĩa hơn.

    Không có người mẹ nghèo, không có người mẹ xấu, trong tôi chỉ có mẹ hiền, mẹ nhân từ, mẹ sớm hôm tần tảo, mẹ giàu ắp tình thương.

    Và mùa vu lan lặng lẽ đi về...
    Dẫu âm thầm cài một cành hồng trắng
    Giữa bao bộn bề giờ dẫu không còn mẹ
    Con vẫn sẽ mỉm cười, và thầm gọi... mẹ ơi.​

    Bạn ơi! Hãy cài lên áo mình bông hoa đỏ biết ơn, để giữ lòng mình luôn ấm, luôn bên mẹ...

    Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
    Đừng để buồn, lên mắt mẹ nghe không...​
     
  19. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Ý NGHĨA TÌM HIỂU VỀ NGÀY VU LAN - ST (KÍNH BÁO ÂN)​


    [​IMG]
    Vu Lan, hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

    Ngày xá tội vong nhân cũng có nguồn gốc từ lễ Vu Lan, nhưng một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

    Tín ngưỡng bình dân cho rằng ngày xá tội vong nhân là ngày bọn quỷ sứ Diêm Vương tạm tha cho tội nhân về cõi dương ăn lễ cúng của người sống rồi sau đó sẽ bắt trở về cõi âm, cho nên người xưa bày ra hủ tục đốt vàng mã vào rằm tháng bảy.

    Theo quan niệm của người Việt thì cứ vào ngày rằm tháng bảy Âm, mỗi gia đình lại bày cỗ cơm, cháo, giấy tiền… mời những cô hồn (ma đói) không nơi thờ phụng về nhận. Nên dân gian có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy".

    Ở một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 hàng tháng âm lịch, để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Tại Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.


    Ý nghĩa lễ Bông hồng cài áo
    "Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa".

    (Theo tản văn Bông hồng cài áo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
     
    Sửa lần cuối: 18/1/2009
  20. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Ý nghĩa Vu Lan - ST (Tiếp theo)​

    Trong đạo Phật, ngày Vu lan là ngày nói lên tinh thần phục thiện, hối cải của Tăng Ni, vừa gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật, vừa là ngày tha thứ mọi lỗi lầm của chúng sinh. Vì nó mang những ý nghĩa quan trọng như vậy, nên mỗi năm đến ngày rằm tháng Bảy, Phật tử chúng ta đều tụ hội về các chùa để cúng dường cầu nguyện và nghe, hiểu tinh thần đạo hiếu. Bây giờ chúng tôi sẽ giảng từng mục để quý vị thấy rõ tinh thần phục thiện ấy như thế nào.

    Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình. Những lỗi lầm đó hoặc là các ngài thấy, các ngài nghe cho đến chưa thấy, chưa nghe mà chỉ nghi thôi cũng cứ chỉ. Nếu mình thấy đó là lỗi thật thì mình thành tâm sám hối chớ không dám cãi, không dám bỏ qua. Bởi vậy nên ngày này chư Phật rất vui vì thấy chúng đệ tử có tâm hồn phục thiện, biết cải hối những lỗi lầm. Do đó cũng gọi là ngày Phật hoan hỷ. Đó là ý nghĩa thứ nhứt.

    Ý nghĩa thứ hai, ngày này là ngày gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật. Bởi vì theo tinh thần kinh Vu Lan, ngày rằm tháng Bảy chính là ngày Tôn giả Mục Kiền Liên tìm thấy mẹ đang sanh trong kiếp ngạ quỷ khổ đau, mà tự bản thân Ngài cứu không được. Ngài mới nhờ Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ. Nhân đó Phật dạy muốn cứu mẹ thoát khỏi tai ách, phải nên cúng dường chư Tăng, Ni. Nhờ lực gia trì của Tăng, Ni phụ giúp cho mẹ Ngài chuyển đổi tâm ác, thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Với lòng thành kính của người con thảo, Ngài đã thực hiện đúng những lời Phật dạy và mẹ Ngài cũng thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Chính nhờ lòng thành đó mà đến rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ của chúng Tăng, Phật dạy chúng ta nên cúng dường chư Tăng, nhờ chư Tăng phụ lực mà thân mẫu trong nhiều đời được siêu thăng. Nên ngày này còn gọi là ngày Báo hiếu.

    Trong mùa này, mỗi Phật tử chúng ta nhớ lại công ơn cha mẹ sanh thành nuôi dưỡng cực khổ, cho nên chúng ta nhờ sức chú nguyện của chư Tăng, Ni, nếu cha mẹ có sa vào đường khổ thì nhờ phúc đức này được thoát khỏi. Còn nếu cha mẹ không đi trong đường khổ thì nhờ phúc đức này mà được tăng trưởng thiện căn. Nếu cha mẹ hiện tiền cũng nhờ đó mà tăng trưởng tuổi thọ và phát tâm Bồ đề. Đó là ý nghĩa báo hiếu của người con Phật.

    Bởi vậy ngày Vu lan còn có tên là ngày xá tội vong nhân. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ăn năn, xin cải đổi sám hối, mong các vị lớn tha thứ cho. Nhờ ý nghĩa tha thứ những lỗi lầm đó nên cũng chính ngày này chư Tăng, Ni thành tâm cầu nguyện cho các vong nhân được khỏi những kiếp khổ đau.

    Tôi đã kể sơ qua về ý nghĩa của ngày lễ Vu lan rồi. Bây giờ đi sâu hơn về hạnh hiếu của người con Phật. Nhiều khi quý Phật tử thắc mắc, Phật dạy làm con phải hiếu thảo với cha mẹ nhưng quý thầy, quý cô lại bỏ cha bỏ mẹ đi tu, như vậy là bất hiếu rồi, làm sao dạy Phật tử có hiếu được? Không phải vậy. Mới nhìn chúng ta thấy như là bất hiếu nhưng trái lại là chí hiếu. Tại sao? Vì đi tu không có nghĩa là tìm nơi an nhàn để thụ hưởng yên ổn cho riêng mình, mà vì thương cha thương mẹ, thương chúng sinh; muốn tu làm sao tự bản thân mình giải được những phiền não khổ đau, rồi sau đó giúp cha mẹ và hướng dẫn mọi người hướng về con đường đạo đức, bỏ đi những điều tội lỗi. Đó là đền đáp công ơn cha mẹ.

    Theo thế gian, hiếu thảo với cha mẹ là lo đủ mọi thứ, nào là cơm ăn, áo mặc, giường chõng, thuốc men… nhưng có người nào lo mà cha mẹ khỏi chết không? Dù nuôi kỹ cách mấy rồi chết cũng phải chết. Theo tinh thần đạo Phật, chúng ta không chỉ có mặt ở một đời này mà còn có mặt ở vô số kiếp về trước và sau nữa, nên mất thân này sẽ mang thân khác. Do đó nếu ngay thân này không biết làm lành thì e rằng đời sau sẽ đọa những đường khổ. Bởi vậy người tu phải làm sao thức tỉnh cha mẹ hướng về con đường lành, để cho cha mẹ có mất đi thì sẽ được hạnh phúc, an vui trong những đời sau.

    Tôi thí dụ như cha mẹ năm sáu mươi tuổi, có con mười mấy tuổi phát tâm đi tu, ban đầu cha mẹ buồn trách nhưng sau đó lại tự xấu hổ. Vì nghĩ rằng con mình còn nhỏ nhưng không ham ăn, không ham danh lợi còn mình già rồi mà vẫn chưa thức tỉnh. Nghĩ vậy, tự nhiên mình cũng bắt chước, lần lần bớt ham ăn, lại tập ăn chay, bớt ham danh lợi, nhờ vậy mình tu từ từ. Rõ ràng, lúc đầu thì thấy con như dở nhưng càng về sau lại thấy càng hay. Cho nên phần nhiều những gia đình có con đi tu thì dần dần cha mẹ và gia quyến cũng bắt chước tu theo. Đó là tinh thần hiếu đễ của người xuất gia.

    Người ở thế gian cứ nghĩ nuôi cha mẹ được ấm no, đầy đủ là có hiếu nhưng quên rằng tuổi thọ cha mẹ có giới hạn, tới mức độ nào rồi cũng phải đi. Cho nên làm sao vừa lo cho hiện tại được ấm no mà nghĩ tới tương lai, sau khi cha mẹ bỏ thân này được thân sau cũng phải sáng sủa, tốt đẹp hơn nhiều. Đó mới gọi là người biết lo chân chính, lâu dài. Như vậy tinh thần của người tu không phải là bỏ cha mẹ mà là thương cha mẹ. Vì muốn hướng cha mẹ về đường lành, hướng thân quyến phát tâm Bồ đề nên mới đi tu.

    Với truyền thống người Việt Nam ta, hiếu thảo là một điều rất thiêng liêng, rất cao cả. Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết. Thuở xưa cha ông chúng ta cũng từng răn dạy những điều đó. Tôi dẫn một ít đoạn trong ca dao, tục ngữ để quý vị thấy hiếu thảo là một điều hết sức quan trọng:

    Nuôi con chẳng quản chi thân
    Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
    Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn
    Lên non xắn đá xây lăng phụng thờ.

    Qua bốn câu này, quý vị thấy người bình dân Việt Nam đối với công ơn cha mẹ rất là thắm thiết. “Nuôi con chẳng quản chi thân”, khi cha mẹ nuôi con thì không nghĩ gì tới mình hết, miễn con khỏe mạnh là cha mẹ vui. Con bệnh hoặc bị phiền não hay tật nguyền gì đó thì cha mẹ buồn khổ. Cha mẹ muốn hy sinh thân mình cho con được khỏe mạnh. Dù cực khổ, khó khăn đến mấy cũng vẫn không nề, không chán. Câu sau “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”, thật thấm làm sao! Những năm trước bốn mươi lăm, ở Việt Nam mình kinh tế rất là chật vật, quý vị nào có ở miền quê mới thấy cảnh cha mẹ nghèo ở nhà lá rách, giường chiếu chỉ có một đôi thôi. Con nhỏ chừng một, hai tuổi ban đêm có bệnh hay đái dầm. Khi đái dầm thì ướt, ướt mà không có chiếu thay nên mẹ nằm bên ướt, để con chỗ khô ráo cho nó ngủ ngon. Cái tình của người mẹ quê như vậy, người không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ làm sao cho con ngủ ngon giấc, con được khỏe mạnh, con chóng lớn lên. Người mẹ xưa đã sống trong cảnh cơ cực đó nên mới nói lên được câu này “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Người mẹ lúc nào cũng trải thân mình cho con cái, quên cả mọi khổ sở, mọi đau đớn, miễn làm sao cho con ăn ngon ngủ được, đó là yên lòng mẹ.

    Cha mẹ đối với con đã không kể thân, không nghĩ tới phần của mình thì làm con cái phải làm sao? Chúng ta là con, muốn đền được ơn đó thì phải nhớ câu “biết lấy chi đền nghĩa khó khăn, lên non xắn đá xây lăng phụng thờ”. Khi cha mẹ chết rồi mình mới lớn khôn, nhớ ơn cha mẹ không biết làm sao cho nên cạy đá, xây lăng thờ cha phụng mẹ, đó là nói theo người thế gian. Còn nói theo tinh thần đạo Phật thì nếu cha mẹ chết rồi, chúng ta ráng làm điều lành, điều phước để hồi hướng cho cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sinh tiền, chúng ta lo lắng cho cha mẹ được ấm no, được hạnh phúc, biết quy hướng về Tam bảo, đó là bổn phận của người con hiếu.

    Lại một bài nữa:

    Công cha nghĩa mẹ cao vời
    Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
    Nên người, ta phải xót xa
    Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.

    Nghĩa là công ơn cha mẹ rất cao vời, không có gì sánh được. Cha mẹ có khi nào nghĩ rằng tôi nuôi nó chừng ba năm, bảy năm rồi bỏ nó muốn ra sao thì ra đâu. Từ thuở còn bé, nằm nôi cho tới khi lớn khôn, có đôi bạn, có con, vẫn cứ lo. Hết con tới cháu, cho tới đầu bạc phơ, rồi tới ngày tắt thở mới thôi. Như vậy để thấy thâm tình cha mẹ đối với con không biết bao nhiêu mà kể. Như vậy bổn phận làm con ta phải làm sao? “Nên người, ta phải xót xa”, khi lớn khôn rồi nghĩ đến công ơn cha mẹ như trời cao, biển rộng. Ân nghĩa đó nặng nề sâu thẳm chớ không phải là thường. Cho nên người Phật tử khi nghĩ tới công ơn cao siêu vời vợi của cha mẹ, chúng ta phải hết lòng hết dạ đền đáp. Nếu không đền đáp được nhiều ít ra cũng năm, mười phần chớ không thể nào chúng ta bỏ mặc cha mẹ ra sao thì ra, đó là không biết đạo nghĩa. Trong đạo Phật thường nhắc nhở, trong năm tội ngũ nghịch thì tội bất hiếu với cha mẹ là đầu.

    Tôi dẫn một câu chuyện hiếu thảo hơi lạ để quý Phật tử thấy rõ ý nghĩa công ơn cha mẹ như đã nêu.

    "Ngày xưa có anh chàng nọ vừa dở, vừa không gặp thời, làm ăn đâu thất bại đó. Gia đình một vợ năm bảy con, nuôi không xuể, thiếu hụt đủ thứ. Cạnh bên có người láng giềng rất hào hiệp, mỗi khi anh túng quẫn anh qua nhà ấy vay mượn, mượn rồi không có tiền trả. Thời gian sau túng quẫn nữa anh lại qua nữa, nhưng rồi cũng không có tiền trả. Tuy nhiên người hảo tâm kia vẫn cứ cho mượn hoài, đến khi anh nhà nghèo già và chết. Khi ấy anh bị lôi xuống Diêm vương, ngục tốt tra khảo sổ sách thì thấy anh nợ người láng giềng quá nhiều, Diêm vương liền ra lệnh: “Bây giờ chú mầy phải sanh trở lại làm trâu kéo cày để đền trả nợ trước”. Anh chàng đó nói: - Không được, cho làm trâu không đủ trả, xin cho tôi làm cha nó mới đủ trả.
    Diêm vương ngạc nhiên quá:
    - Tại sao đã thiếu nợ người ta mà còn đòi làm cha người ta nữa?
    Anh chàng liền giải thích:
    - Nếu làm trâu thì sống bảy tám tuổi, cao lắm mười hai tuổi là chết. Mười hai năm kéo cày trả nợ không đủ. Chỉ có làm cha là tôi lo cho đến hết đời, nuôi nấng họ đến hết đời. Hết đời tôi rồi, còn dư bao nhiêu tiền của để lại cho họ luôn. Nếu tôi còn sống dai thì nó có cháu, có chắt tôi cũng nuôi tất. Như vậy mới khả dĩ trả hết bởi nợ to quá.
    Như vậy quý vị thấy làm cha còn nặng hơn làm trâu nữa. Vì làm trâu chỉ giới hạn bảy tám năm hay chín mười năm thôi, còn làm cha là suốt một đời, trả hoài cho đến đời cháu nữa. Và có ai chửi mắng gì mình cũng nhận chịu luôn. Nhận hết mọi việc như vậy mới đủ trả. Câu chuyện có tính cách khôi hài, nhưng qua đó chúng ta thấy công ơn của cha mẹ không thể kể hết, phải không? Cho nên người ta bảo kiếp làm cha mẹ đối với con còn hơn kiếp trâu ngựa nữa chớ không phải là vừa. Vậy mà nhiều khi con không nhớ, không biết, còn phụ rẫy, bạc bẽo lại với cha mẹ nữa. Thật là tội lỗi biết bao!"


    Đã không biết ơn cha mẹ thì ơn xã hội chắc càng không biết. Nếu người không biết ơn nghĩa gì hết thì con người đó gọi là con người gì? Con người vô ơn bạc nghĩa! Đã là người vô ơn bạc nghĩa thì còn dùng được chỗ nào? Bởi vậy muốn thành một người tốt đối với xã hội, trước hết chúng ta phải là người con hiếu thảo với cha mẹ. Do biết thương cha mẹ nên mình không đánh lộn, cãi lộn, hút thuốc, uống rượu, làm những việc hư thân khiến cha mẹ buồn. Nhờ thế mà mình thành một người tốt trong xã hội. Thế nên hiếu thảo là bước đầu để xây dựng gia đình tốt đẹp, xã hội văn minh, quốc gia cường thịnh.
     
    Sửa lần cuối: 18/1/2009

Chia sẻ trang này