Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc - Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không ?

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi hoangconghieu, 11/1/2009.

Tags:
  1. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Hiếu Đạo Là Bổn Phận Của Những Người Con​


    Tỳ Kheo Thiện Minh

    Có con Kên Kên hiếu thảo với cha mẹ ngày ngày đi kiếm mồi về nuôi dưỡng cha mẹ già yếu của mình, có một lần nó mắc chân vào bẩy của người thợ săn. Được hỏi "người đời thường bảo rằng kên kên có mắt rất sáng, thấy rõ tử thi ở rất xa, vậy tại sao ngươi lại mắc vào bẩy của ta?" Kên kên thưa rằng "Nầy anh thợ săn, có hai điều mà ai ai không thể trông thấy được: Một là tai nạn và hai là cái chết, nó đến bên ta, ta cũng không hay biết được, mặc dù ta có mắt thấy ngàn dặm. Vì vậy tôi mắc bẩy của anh". Nghe đáp người thợ săn cho rằng kên kên biết nói và có trí tuệ, chắc là có hiếu thảo với cha mẹ, bèn thả kên kên ra. Kên kên ấy là tiền thân của Phật Thích Ca.

    Sau khi thành đạo, ngài càng hiểu công ơn vô bờ bến của cha mẹ. Để đáp đền công ơn đó, ngài phải nhập một hạ tại cung trời Đạo lợi để thuyết pháp độ Phật mẫu đắc được đạo quả Tu đà huờn. Còn đối với phụ vương, ngài cũng thuyết một ngàn câu kệ ròng rã bảy ngày đêm cho đến khi vua cha đắc đạo quả A La Hán rồi sau đó ngài cũng phụ bá quan trào thần văn võ liệm thi hài và khiên quan tài của phụ vương đến đài hỏa táng. Chừng đó chúng ta cũng đủ thấy lòng yêu kính của Đức Phật đối với song thân, những người đã sinh thành ra một nhân cách tuyệt thế.

    Trong Brahmasutta, Đức Thế tôn dạy cha mẹ là hai đấng có công ơn vô lượng vô biên đối với con cái. Nếu người con nào có hiếu, ra sức thâu phục năm châu bốn biển cho cha mẹ cai trị, hưởng sự an lạc đột đỉnh của trần gian nhưng vẫn chưa đáp đền công ơn sinh dưỡng trong muôn một. Vì người ấy chỉ lo phần vật chất của cha mẹ trong kiếp hiện tại. Phàm người con có hiếu phải cố gắng làm sao cho cha mẹ biết tu hành để giải thoát.

    Nghĩa là phải làm sao cho cha mẹ thực hành tu tập để hiểu được thế nào là nghiệp và tin tưởng ở nơi Tam bảo. Hiểu điều đó để biết bố thí cho người đời, dẹp bỏ lòng tham lam, giúp người nghèo khó hằng tạo duyên lành cho mai sau. Hơn nữa phải biết bố thí, trì giới và tham thiền, giữ cho thân khẩu ý đuợc thanh tịnh và trong sạch. Giúp cho cha mẹ hiểu được cuộc đời là vô thường, khổ não và vô ngã. Còn khi cha mẹ đã quá vãng, phận làm con phải biết làm việc lành để hồi hướng cho cha mẹ.

    Câu kệ ngôn Sonananda trong bộ túc sanh chuyện đức Phật dạy rằng " Cha mẹ hy sinh tất cả hạnh phúc cho con. Khi bà mẹ biết rằng trong mình thọ thai, chưa biết mặt con ra sao, trai hay gái, nhưng trong lòng băn khoăn lo sợ, hằng van vái bào thai được bình an . Như vậy cũng chưa vừa lòng, bà còn đi coi bói cho biết con trai hay gái, rồi xem năm tháng ngày sanh có tốt không. Lại còn tìm hỏi các bậc lão thành coi khi có thai phải kiêng cữ những gì, ước mong và cầu khẩn xin cho sanh quý tử.

    Theo truyền thống Phật giáo Nam Tông không có lễ Vu Lan, nhưng hòa mình trong không khí của ngày lễ hội và đồng thời để tạo điều kiện cho người Phật tử hướng đến việc thiện , thường, ngày rằm tháng bảy mỗi chùa đều có tổ chức lễ đặt bát hội và cúng dường lễ phẩm tứ sự đến chư Tăng để hồi hướng phước báo cho cha mẹ đã quá vãng. Việc làm trên để nhắc nhở người Phật tử nhớ tưởng đến cha mẹ đã quá vãng và cũng nhắc người Phật tử tu tập hạnh bố thí.

    Ngày nay cuộc sống hối hả bận rộn, làm thế nào để thực hành những điều đức Phật đã dạy cho xứng đáng là bậc chí nhân chí hiếu. Mỗi ngày là chúng ta phải bận bịu với vô số công việc. Hơn nữa mỗi người ngoài công việc ra ta còn phải có thật nhiều trách nhiệm với mọi người. Bản thân nhỏ bé với một sức lực có hạng như chúng ta làm sao để chu toàn mọi việc mà không phải khỏi phụ lòng sinh dưỡng của cha mẹ.

    Buổi sáng chúng ta đi ngoài đường thấy trên phố có những cụ già ngồi quấn mình trong tấm nilon bên gốc cây. Ta tự hỏi những người ấy vì sao phải ra nông nổi thế này? Chẳng lẽ họ chưa từng có gia đình, con cái hay sao? Ta nên nghĩ rằng có cha có mẹ trong nhà giống như có chư thánh hiền tăng để phụng dưỡng, cúng dường cho cha mẹ là công đức vô lượng vô biên của chúng ta vì cha mẹ cũng như các bậc thánh tăng đãsinh thành cho ta một cuộc đời , dưỡng nuôi ta nên hình nên vốc. Vậy thì một lời nói lớn tiếng kém lễ độ trong khi ta bực bội không cố ý cũng đã làm xúc phạm nặng nề đến công ơn trời bể của cha mẹ. Huống hồ quanh tavẫn còn có những hạng người đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chửi mắng cha mẹ thậm tệ, ngày nay thậm chí có những bậc cha mẹ ngồi ăn cơm với nàng dâu hoặc chàng rễ mà nước mắt cứ nghẹn ngào. Chẳng những không quạt nồng ấm lạnh mà còn tiếc cả chiếc bánh, chung trà khi người đến thăm vì sợ người ở lâu, sợ phải cho cái này cái nọ trong khi đó cha mẹ cho mình cả gia tài không tiếc. Hạng người như vậy ắc sẽ không hưởng được hạnh phúc gia đình, ắc không tránh được những điều kinh khủng nhất trong cuộc sống. Mà đã là kẻ hạ nhân như thế làm sao có thể có được quyền cao chức trọng ở trên đời, làm sao có được lòng thương tưởng của đại chúng. Người mà bất hiếu với cha mẹ thật không thể sánh bằng loài thú. Họ sẽ chẳng thể nào được làm người tiến hóa trên bậc thượng nhân, sống trong cõi thanh cao mà có thể còn bị giáng xuống bậc nhân loại thấp kém để gội rửa tội lỗi, ác nghiệp mà mình đã gây ra.

    Cho nên phận sự làm con ta phải biết công ơn cha mẹ và lo đền đáp, đó là con đường của bậc thánh nhân. Bây giờ trời đất chuyển mùa mưa sa, gió lạnh ta phải yêu thương phụng thờ cha mẹ, lo cho người miếng ăn, giấc ngủ, chăm sóc người khi trái gió trở trời để cơn mưa không buồn như tiếng ai khóc mẹ, để không như lá vàng rơi lặng lẽ cuối thu. Chẳng những thế ta còn phải biết chia sớt tình thương yêu lòng hiếu thảo của mình đến những người già neo đơn côi cút, đó mới là đạo nghĩa ở đời và đồng thời còn giúp ta có dịp làm việc thiện để hồi hướng cho cha mẹ ta.
     
    Đang tải...


  2. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Hôm nay vui thật, ngày ông Công ông Táo trên Mẹ không làm cơm cúng như mọi năm mà cả nhà kéo về Cụ ngoại ăn.

    Trên con đường làng Láng lâu lắm rồi mình được đèo Mẹ trên chiếc xe mình đi hàng ngày, mọi khi vẫn vậy nhưng hôm nay lúc từ Cụ về tự nhiên đang đi Mẹ kể chuyện ngày xưa rồi cả chuyện ngày mình nhỏ Mẹ lóc cóc đèo mình bằng xe đạp, ui chao sao bao nhiêu cảnh ngày xưa của làng Láng hiện về trong mình, các bờ ao - lũy tre làng, các luống rau húng láng - mùi láng thơm phức. Toàn bộ con đường ngày đó gồ ghề làm sao, ngày nay khác quá nhà nhà xây đẹp con đường được lát xi măng bằng phẳng, đi ngó nghiêng mãi mới thấy vài cái ổ gà nhỏ thế là mình cho xe lao thẳng vào, hihihi xe xóc tung lên mẹ hỏi "sao đi bất cẩn thế" chắc tưởng mình ngồi uống với ông bác ông chú say nên đi nhầm. Khi đó mình chỉ cười phá lên "Cười thế này này Hề Hề...." xong giải thích cho Mẹ là con muốn thử xem sao ngày trước Mẹ chở con bằng xe đạp xóc sao Mẹ không mệt?

    Thú thực được về Cụ khi nhỏ mình khoái lắm vì nhà Cụ rộng lắm những luống rau khi nhỏ mình tha hồ chạy cùng mấy đứa em họ, rồi những ngày hè theo lũ nhỏ đi ôm cây chuối tắm ao rồi lang thang cùng cậu em họ lên tận ngã tư sở. Mà ở Cụ ngoại mình thích nhất được ăn cái món "Dồi chó cay xè toát cả mồ hôi" có lẽ chả ai, hay ở nhà hàng nào làm ngon bằng ông chú út mình (Ai muốn hỏi bí quyết liên hệ mình chỉ cách cho - Cũng được học lỏm thôi, mai copy ở máy ảnh ra đưa vào cho mọi người xem mình cùng chú út nướng dồi chó nhé) .

    Nói chung tuổi thơ vui chơi những ngày nghỉ hay ngày hè của ,mình ở làng Láng tự nhiên hiện hết về khi Mẹ nhắc đến làng mạc ngày xưa, sao mà thích thế. Hì hì hì .... vui thật.

    Hẹn với Cụ rồi tết này mùng 2 mình lại đưa Mẹ và 2 chắt của Cụ về chúc tết Cụ.
     
  3. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    MẸ 1

    Bà mẹ già và cánh đồng hoang
    Con ve nhỏ xao xác gọi buồn
    Từng dấu chân qua...Đôi tay tìm về
    Hơi ấm của con thơ...Xa rồi mây trắng

    Mẹ mất rồi con thơ ơi
    Tìm chi nữa bóng người trong dòng suối
    Con ơi ở lại mẹ về trời
    Xưa kia mẹ tìm con...
    Bây giờ con mãi tìm ai?
    Bóng mẹ ngày xưa giấu u hoài
    Mẹ ơi ở lại, mẹ ơi!
    Hoa lam vàng u uẩn nỗi đau thương
    Con ơi dừng lại để mẹ tìm
    Đường đời dịu vợi con hãy nhớ
    Mẹ ở lại đây để nhớ thương...
     
  4. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    MẸ 2

    Mẹ ngồi hát giữa hư không
    Gieo vào con trẻ những hạt mầm
    Chồi xanh nảy lộc đơm hoa trái
    Con à! ở đời có chữ Tâm

    Tâm của mẹ dạt dào sóng vỗ
    Mẹ trao con hãy cố làm người
    Cuộc đời này có lắm xinh tươi
    Đừng quên mất lối về con nhé

    Mẹ lo cho con như còn bé
    Trên đỉnh đồi lan trắng mẹ tìm
    Mẹ tìm cho con một trái tim
    Để sống và yêu cuộc đời tha thiết

    Hoa lam vàng giấu yêu thương
    Con vô tình nào hay biết
    Mùa thu về trong mắt biếc
    Con đợi chờ, gợi những giấc mơ
    Những giấc mơ hình như...
    Những giấc mơ ...
    Hình như không có mẹ
    Chỉ có con với những vọng tưởng riêng mình
    Con đã sống và mãi đinh ninh
    Tìm thấy được chính mình trong mắt biếc

    Khi những vọng tưởng đã chết
    Con giấu mình trong vỏ ốc riêng con
    Khi những xinh tươi đã không còn
    Con thấy mình trong lạc lối

    Rồi con sống lại những tối
    Mẹ bên con hát những bài ca
    Mẹ ơi ! Tóc trắng...mẹ già...
    Con vẫn giữ những câu ca
    Những rạo rực không bao giờ cũ
    Mẹ tặng con một lời chúc đủ
    Và hãy đi để lớn thành người
     
  5. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Có một người đàn bà yêu thương tôi và tin tưởng ở tôi nhất trên đời này người ấy có thể vì tôi mà hy sinh cả tính mạng. Đó là Mẹ tôi.

    Có một người bạn trung thành với tôi nhất trên đời này, người ấy có thể vì tôi mà từ bỏ hết mọi của cải, mọi thứ ân sủng quý giá nhất. Đó là Mẹ tôi.

    Nếu có ai bảo với tôi rằng ở một nơi nào đó có một người xem con mình vừa là mục đích đầu tiên vừa là mục đích cuối cùng của đời mình thì tôi tin chắc rằng người đó không ai khác hơn là Mẹ tôi.

    Mỗi người tình có thể ác độc với bạn nhưng trong lòng người mẹ thì chỉ có từ tâm.
    Sự ác độc mang đến giá băng trong lòng bạn và chỉ có hủy diệt chứ không thể nào làm sinh nở một điều gì tốt lành. Chỉ có ở người mẹ, bạn mới có thể tìm được lòng chung thủy tuyệt đối.

    Khi mẹ mất rồi thì bạn hãy tin chắc rằng không thể ở nơi nào có một lòng chung thủy tương tự như vậy nữa, bởi vì đối với mẹ, bạn là mục đích đầu tiên và sau cùng.

    Khi một người tình cho bạn một tình yêu thì trong trái ngọt đã có thêm mùi vị của cay đắng.

    Tình yêu của mẹ là không vụ lợi.

    Ở trái tim người mẹ chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa.

    Nếu thân xác đi mà linh hồn vẫn còn lại thì bạn hãy tin rằng, mẹ sẽ là người đau khổ nhất chứ không phải là bạn.

    Ở nơi linh hồn đó, mẹ biết rằng từ nay không còn ai đủ tình yêu để chăm sóc và an ủi bạn trong những phiền muộn chập chùng của cuộc đời.

    Mất mẹ là mất một phần lớn của cuộc vui muốn được đền đáp, chia xẻ.

    Không có bài hát nào nói đủ về mẹ.

    Mất mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người.

    (Trịnh Công Sơn)
     
  6. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Tôi đi học

    (Melamgiang)

    Hè đã qua mùa thu tôi đi học
    Là nỗi nhọc nhằn vất vả của mẹ tôi
    Những trưa hè nắng mướt mồ hôi
    Mẹ gắng làm nuôi tôi ăn học

    Gánh rau xanh tất tưởi đến chợ làng
    Mẹ vội vàng đổi thành giấy bút
    Tôi vẫn vô tư nô đùa cùng chúng bạn
    Đâu biết rằng giấy bút đẫm mồ hôi

    Và hôm nay tôi chợt nhận ra tôi
    Qua nếp nhăn trên vầng trán mẹ
    Nụ cười hiền đượm màu vất vả
    Mỗi mùa thu khi tôi bước đến trường
     
  7. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Lời ru

    (Melamgiang)

    Ầu ơ tiếng mẹ ru hời
    Lòng con gọi lại cả thời ấu thơ
    Lời ru nối tiếp ước mơ
    Mẹ vầng trăng thức ru con vào đời.
     
  8. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    THƯƠNG NHỚ MẸ

    Từng tuổi này con nào đã lớn
    Chưa trưởng thành Mẹ đã bỏ con đi
    Từng tuổi này con mồ côi Mẹ
    Chẳng thể nào tin Mẹ mãi xa con
    Làm con trai khóc không thành tiếng
    Nước mắt chảy ngược trong nức nở Mẹ ơi!
    Và máu chảy trong tim mỗi lần nghe bạn bè gọi Mẹ
    Chẳng bao giờ con được gọi Mẹ, Mẹ ơi!
    Mẹ xa rồi chị gái chẳng gần con
    Căn nhà vắng những đêm đông giá lạnh
    Biết bao lần con gọi Mẹ, Mẹ ơi!
    Và hằng đêm trong giấc ngủ Mẹ lại về cùng con
    Âu yếm hôn con trong vòng tay của Mẹ
    Mẹ lại hỏi con câu hỏi ngày xưa còn bé!
    Con thương Mẹ nhất nhà phải không con?
    Cả cuộc đời phía trước của con
    Con bước đi thế nào khi bên con không còn có Mẹ
    Bởi tướng cướp, anh hùng khi lâm chung cũng thường hay gọi Mẹ.
    Mẹ lại về giúp con qua gian khổ Mẹ nhé,
    Con chợt tin đời có phép nhiệm mầu.
    Mẹ lại trở về trong dáng đi hiền hậu,
    Và dang tay ôm con hạnh phúc,
    Hạnh phúc tột cùng của đứa con mất Mẹ .
     
  9. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    MẸ (st)

    Nếu có đi vòng quả đất tròn
    Người mong con mỏi mòn chắc ko ai ngoài mẹ
    Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
    Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên...

    Mẹ!
    Có nghĩa là duy nhất
    Một bầu trời
    Một mặt đất
    Một vầng trăng
    Mẹ không sống đủ trăm năm
    Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát...

    Mẹ ta không có yếm đào
    Nón thê hay nón quai thao đội đầu
    Rối ren tay bí tay bầu
    Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

    Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
    Những đêm con sốt cao
    Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
    Cho con bớt ốm​
     
    Sửa lần cuối: 19/1/2009
  10. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    (ST)

    Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
    Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
    Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”.
    Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
    Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
    Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”. Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
    Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
    Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
    “Con yêu quý,
    Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
    Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
    Mẹ yêu con lắm,
    Mẹ..
     
  11. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    MẸ ĐIÊN​
    (ST)

    [​IMG]

    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.

    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.

    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.

    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?"

    Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?"

    Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.

    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!".

    Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.

    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi.

    Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?

    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.

    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.

    Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng.
    Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"

    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.

    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.

    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.

    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..."

    Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."

    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được..."

    Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"

    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"

    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

    Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc.

    Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.

    Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.

    Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói.

    Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về.

    Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."

    Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngănbàn tay bạo lực của cha.

    Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.

    Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
    Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

    Ngày 27/04/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.
    Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"

    Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
    Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.

    Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

    Các bạn đọc và nghĩ sao về bài này? Phần tôi đọc xong quá cảm động mặc dù đã đọc rất nhiều lần, nếu được khóc tôi sẽ khóc cho số phận của 2 mẹ con họ, khóc cho những nhân vật trong câu truyện. Bệnh tật và đói nghèo nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống này. H.C.H
     
    Sửa lần cuối: 19/1/2009
  12. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Hành trình "xương thủy tinh"
    Vì mẹ là mẹ của con "Theo tuổi trẻ"
    (Kỳ 1)

    Mùa xuân nho nhỏ
    Khi mẹ mang bầu con, nhà mình ở trong doanh trại bộ đội, 16 mét vuông (4x4m), thưng bằng cót ép. Một bên là chỗ gửi xe của một cơ sở sản xuất, một bên là cái kho.

    Mẹ ì ạch với cái bụng bầu. Sáng sáng mẹ đẩy một cái tủ ra cổng đơn vị bán thuốc lá, mì tôm, tem thư... Lúc ấy đơn vị đã đi vào hạch toán kinh tế rồi, bố không có lương căn bản, đi làm buổi nào thì có tiền buổi ấy. Bố đi cả tuần mới về một lần, mẹ ở nhà tự bán hàng nuôi hai mẹ con mình. Bố đi mấy tháng trời, đến lúc mẹ sắp sinh con thì hết việc. Thôi kệ, ta cứ vui vẻ sống và phải sinh em bé chứ!

    [​IMG]

    (Năm 1 tuổi, với đôi chân cong biến dạng, Đỗ Minh Hội được bố mẹ đưa đi chơi)

    Cuối cùng họ cũng cho nhà mình một cái nền nhà nhỏ chơ vơ trong một cái ngách nhỏ xíu vốn là nhà vệ sinh, chỉ có bốn bức tường, không mái, cạnh một bãi đất hoang.

    Vậy là mẹ có con, và ta lại có nhà. Tốt chán, nhà chúng ta vang rộn mỗi khi con khóc con cười, mẹ lại còn "điệu đà” moi đất đằng trước để trồng một cây phượng nhỏ xinh xinh và ao ước: phượng sẽ nở hoa. Cây phượng bén rễ rồi đấy con. Con đã qua đầy tháng, khóc nhỏ xíu xiu.

    Con bắt đầu ốm lặt vặt, rốn lồi ra một cục. Sợ quá, mẹ bế con vào nhà bác sĩ T.. Ông ấy bảo con bị u hạt rốn, phải thắt rốn lại và xử lý một lần nữa. Ông ấy bảo: cái thằng bé này lớn sẽ lì lắm đây. Bố đi làm bữa có bữa không. Mẹ loay hoay với con mãi, nhất là những khi trái gió trở trời, con ho, con sốt, con mọc kê mọc sởi.

    Đã sắp đầy năm con rồi. Cây phượng đã cao vượt tầm tay, sao con vẫn chẳng lẫy, chẳng bò gì cả, con chỉ ngồi và lết thôi. Mẹ bắt đầu thấy lo lo. Thóp thở con thiệt lớn, không đóng được. Ngày con đầy năm thiệt vui: con mặc áo màu trắng, quần màu xanh lơ, lại còn bày đặt đeo cà vạt đỏ. Bố mua bánh kem về. Mẹ bế con ra xóm Ba Boòng chụp ảnh mẹ và con cùng với một con mèo nho nhỏ.

    Mong manh nhất chính là con - thủy tinh

    Hai tháng sau, lá phượng xanh thẫm lại. Chiều xuống, bố vẫn chưa về. Thả con xuống hiên, mẹ ra sau nhà nơi bãi đất hoang hôm nào giờ đã xanh ngắt rau bạc hà và thẫm vàng hoa mướp. Mẹ định bẻ vài trái mướp xào một dĩa nhỏ, đổ thêm chút nước làm canh và nhà mình sẽ có một bữa tối thật ngon lành, ấm cúng.

    Con làm sao thế? Sao lại khóc thét lên? Chỉ lết từ hiên xuống sân, cái bậc hiên không đầy gang tay sao con đau dữ vậy? Mẹ quăng dao, quăng mướp ôm lấy con. Con cứ khóc ngằn ngặt. Trời đã sụp tối, bố cũng chưa thấy về. Mẹ ôm con ngồi thu lu ở hiên.

    Con khóc nhiều cũng mệt, bú một chút rồi con thiêm thiếp ngủ. Bố về rồi! Bố ôm lấy con vì nhớ! Con lại khóc ré lên, có cái gì đó bất ổn thật rồi. Mẹ kể lại chuyện con lết xuống sân. Chẳng lẽ... Thôi, không đoán già đoán non nữa, đi bệnh viện thôi, mẹ sợ lắm. Cả nhà mình chất lên cái xe Chaly nhỏ.

    Mẹ ngồi sau ôm con. Đường Thích Quảng Đức năm ấy còn xấu lắm, mỗi lần xe nảy xóc lên con lại khóc. Đường từ nhà mình tới Bệnh viện 175 mọi ngày ngắn ngủn mà sao giờ xa quá vậy, đi lâu đến vậy. Bệnh viện đây rồi, mẹ ngơ ngơ ngác ngác.

    Ông bác sĩ giới thiệu đi chụp X-quang gấp. Khốn khổ, con bị gãy xương đùi, mới có 14 tháng mà con bị gãy xương đùi! Lỗi tại mẹ, lỗi tại mẹ. Mẹ khóc òa nức nở. Bó bột cho con xong, bế con về tới nhà cũng quá nửa đêm, mẹ ngồi canh con. Mẹ khóc, mắt sưng húp như hai trái bàng. Tiếng ông bác sĩ âm u trong đầu: "Thằng bé này có vẻ yếu, cái thóp thở rộng thế này, còn vất vả. Bắt cóc nấu cho nó ăn cứng xương". Thì bắt cóc, vì con mà bắt cóc, đâu có chi đáng sợ!

    Bệnh "xương thủy tinh" (hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh tạo xương bất toàn) là một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều thể lâm sàng và có đặc điểm di truyền. Đặc trưng của bệnh là sự tổn thương thành phần collagen type 1 của mô liên kết gây nên bệnh cảnh lâm sàng không những ở xương mà còn ở da, dây chằng, củng mạc mắt và răng như: gãy xương tự phát, biến dạng xương, lùn, bất thường của răng (tạo răng bất toàn), giảm thính lực.

    Đây là một bệnh bẩm sinh, trẻ bị mắc bệnh có tỉ trọng xương giảm. Trong những trường hợp nặng, bệnh biểu hiện ngay khi chào đời khiến trẻ sơ sinh bị gãy nhiều xương. Phần lớn trẻ bị bệnh chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân.

    Chờ mãi, chờ mãi, rồi cũng qua 30 ngày. 30 ngày con không được tắm, mẹ chỉ lau rửa sơ sơ cho con thôi. 30 ngày con nằm ăn, nằm bú. 30 ngày mẹ sống trong cảm giác người có lỗi. Con nằm nhiều lưng mọc đầy rôm sảy, ngón chân nhỏ như hạt bắp lột cả da.

    30 ngày mẹ ai oán mình. Nhưng qua rồi con ạ. Nào, chiều nay ta đi cắt bột. Ôi, ước gì cuộc đời cũng có thể quăng đi mọi khổ đau một cách nhẹ nhàng như chiều nay ta tháo bột quăng đi khỏi chiếc chân nhỏ xinh yêu dấu của con!

    Nhưng... Qua 2 tuổi, con gãy tay, chưa tháo bột lại gãy chân. Con làm mẹ sợ lắm, con trai ạ. Vài lượt gãy xương đủ làm người mẹ trẻ như mẹ phải đứng tim. Bó bột - nằm viện - kiếm tiền. Mẹ không còn thời gian để khóc. Những vị bác sĩ khả kính không ai nói rõ con bị bệnh gì. Chỉ là những toa thuốc đắt đỏ và khó kiếm.

    Lần này người ta cho con lên băng ca đẩy sang Bệnh viện Nhi quốc tế ở đường Lê Thánh Tôn. Con nằm đó, bé tí tẹo, người trắng xóa, bột và bột. Hôm ấy, ngày 20-11, nhà ta may mắn gặp được ông bác sĩ người Pháp tốt bụng. Có lẽ ông ấy cũng cảm động vì bó hoa hồng thật đẹp mẹ tặng cho ông.
    Ông cho con chụp X-quang từ đầu đến chân. Phòng khám số 5 thật đông, ông Tây và những vị bác sĩ học trò tranh luận với nhau lâu lắm. Quá chiều, họ mời mẹ vào phòng. Qua lời người bác sĩ phiên dịch, mẹ biết con mang một căn bệnh lạ lùng: tạo xương bất toàn - còn gọi là "xương thủy tinh".

    Căn bệnh quá xa lạ, nhưng những điều nó sẽ gây nên cho con thì vô cùng gần gũi và đớn đau với mẹ: con sẽ còn gãy xương thật nhiều lần, sẽ tật nguyền, mắt con sẽ ngày càng xanh biếc. Ôi con của mẹ, đứa con "thủy tinh" mong manh của mẹ! Trời trong xanh và nắng vàng của Sài Gòn đều vô nghĩa.

    Đêm ấy là đêm dài nhất trong những đêm dài của đời mẹ. Mẹ mở cửa rón rén ra ngồi dưới gốc phượng. Con có tin không? Lần đầu tiên trong đời mẹ uống rượu. Uống mà chẳng thể say. Uống mà đầu óc quay cuồng: thuốc... ngày mai... tiền... rồi lại... thuốc...

    Rồi ai sẽ chăm con? Ai sẽ đi làm? Nhà có duy nhất một chiếc Chaly. Mà con thì phải được sung sướng, đủ đầy! Mẹ sẽ đốt cháy cả nhân gian này lên để cứu con! Mẹ gầm gừ, gào thét ở trong lòng như thế đấy. Đến 6 giờ sáng, mọi việc trở lại bình thường. Mẹ lại mặc áo trắng tinh, thả tóc ngang vai, mẹ dắt xe đi kiếm việc làm. Ba sẽ làm ngày và mẹ sẽ làm đêm. Con sẽ có tất cả mọi thứ mà những đứa trẻ ốm đau cần phải có. Con cứ yên tâm! Mẹ hứa mà!

    Phải sống dù là sống trong cõi chết
    Mẹ chạy xe chầm chậm qua các con phố lộng lẫy quán xá. Gần trưa, mẹ thấy tấm bảng treo lủng lẳng trước cửa một căn nhà: "Cần người làm". Đó là một nhà hàng. Mẹ đặt bước chân đầu tiên vào một thế giới hoàn toàn xa lạ. Thế giới của lầm than, cay cực.

    [​IMG]


    (Đỗ Minh Hội năm 3 tuổi, không đứng đượ
    c)

    Bà chủ nói xa nói gần: "Cần tiền bước vô đây đừng có chảnh!". Con gái út của bà chủ tỏ ra... có học: "Chị biết là em thông minh. Chị sẽ cho em một bộ đầm, lên trên ấy đừng làm mất lòng họ nghe". Mẹ nói thẳng tuột: "Em sẽ bưng thức ăn lên lầu, và chỉ cố gắng làm họ không phật lòng, chỉ có thể thế thôi! Em đã có gia đình, em là một người mẹ”.

    Lúc ấy mẹ 21 tuổi, bỗng thấy mình già sụp đi trong tích tắc. Nguyễn Du nói ông Trời "bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao", còn mẹ sẽ phải tự thiết lập và gìn giữ cái ranh giới giữa phong trần và thanh cao ấy. Này thì "chào bàn". "Mấy chú à, cháu sẽ ngâm thơ và hầu rượu cho mấy chú vậy"! Ái chà, "độc" quá! Lại biết cả thơ! Đọc đi em!... Mẹ đọc:

    Thân em như quả mít trên cây
    Vỏ nó xù xì, múi nó dày
    Quân tử có thương thì đóng cọc
    Xin đừng mân mó nhựa ra tay.​

    Đi làm, mẹ thủ trong giỏ xách một chai nước thiệt lớn. Khuya, mỗi lần ra về mẹ đều dừng ở cầu Kiệu. Mẹ lôi chai nước ra, rửa mặt, rửa tay và súc miệng. Mẹ không muốn tha những mùi, những hơi hám độc địa ở nơi ấy về nhà: mùi rượu, mùi bia... Nhìn xuống dòng nước đen ngòm và hôi thối, mẹ lại gào lên ở trong lòng: phải sống! Phải sống dù là sống trong cõi chết! Qua cầu là gió bay. Qua cầu là bỏ lại sau lưng bao khổ nhục. Qua cầu là những đồng tiền thấm đẫm nước mắt sẽ thành sữa, thành thuốc cho con.

    Mẹ làm ở nơi ấy gần một năm, nói chính xác là 9 tháng 16 ngày con ạ. Vất vả và buồn, nhưng cũng không đem lại cho con được gì nhiều. Con vẫn ốm, vẫn gãy xương và bó bột. Tháng nào mẹ cũng bế con ra y tế phường cân đo mà không thấy lên ký. Sổ khám bệnh cứ mãi dày thêm: viêm phổi. Suy dinh dưỡng. Rồi lại gãy xương... Hội ơi! Cái màu bột trắng ám ảnh mẹ suốt. Đã manh nha trong đầu mẹ cảm giác cùng quẫn và tuyệt vọng.

    "Tình trạng này khó, thằng bé suy kiệt nặng. Anh chị nếu có điều kiện đưa cháu ra vùng biển thì tốt. Biết đâu nó sẽ cứng cáp và phổi sẽ khỏe lên" - ông bác sĩ bảo thế. Đi biển? Ôi, mơ ước hoang đường! Tiền đâu mà đi biển? (Mãi mười năm sau, nhà mình bớt khó khăn, mẹ mới cho các con đi biển được một lần). Không có tiền đi biển thì mình lên rừng. Phải đi thôi con! Phải cứu con! Và cứu luôn cả mẹ! Nhìn con nằm thiêm thiếp, lòng mẹ tê tái... Nếu cứ ở đây vật vã mãi với tiền, với bệnh, cứ phải bỏ con mà đi hoài, con chết thì mẹ cũng chết thôi!
    - Em mang con đi đây anh ạ!
    - Đi đâu?
    - Di Linh.

     
    Sửa lần cuối: 19/1/2009
  13. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Hành trình "Xương thủy tinh"
    Đừng tuyệt vọng, con ạ! "Theo Tuổi Trẻ"

    (Kỳ 2)

    Mẹ và bố bán sạch đồ đạc: này xe Chaly, bếp điện, giường... Người còn là của còn.

    Cầm mấy chỉ vàng bán đồ đạc lên Di Linh, mẹ con ta dựng một gian nhà gỗ nho nhỏ, gầy dựng một quán nhỏ bán rau củ. Bố ở lại TP.HCM kiếm việc làm và thỉnh thoảng bắt xe về thăm hai mẹ con mình. Mẹ con mình đã quen vào khu dân tộc K’Ho để mua bắp, bí rợ. Mẹ là K’Hương, còn con là K’Tí. Chiều chiều ta vào rẫy cà phê dạo mát và rèn chân cẳng cho con. Mẹ vẫn không nguôi hi vọng con sẽ trở nên lành lặn.

    Bán nhà​


    Vậy mà đã được hai năm, con nhập viện Di Linh mấy lượt, khi thì té bong gân, trật khớp, khi thì ho nóng sốt. Một hôm lên với mẹ con mình, bố bảo: “Cho con về lại thành phố đi em, nó đã sáu tuổi rồi, cho nó đi học chứ! Vả lại, sắp sinh thêm em bé, không lẽ ở mãi trên rừng”.
    Chào nhé cao nguyên! Chúng ta lại về thành phố.


    [​IMG]

    (Bị gãy tay, Đỗ Minh Hội "hàng ngồi, thứ hai từ phải sang" vẫn đi chơi cùng cô giáo và các bạn)


    Trở lại nhà cũ sau hai năm, mẹ con ta ngơ ngác hóa ra người xứ lạ. Xung quanh nhà mình biệt thự san sát, con hẻm nhỏ trở thành đường nhựa, cây phượng bị đốn tróc rễ, cái ngách vào nhà mình bị móp méo, tối om, nhà ta xấu xí và lọt thỏm giữa bề thế xa hoa. Thỉnh thoảng, con sang chơi với con ông phó giám đốc bằng tuổi con. Con ngọng nghịu khoe: “Bạn Thành có đồ chơi điện tử - trò chơi “câu cá” - thích lắm mẹ ạ!”. Mẹ im lặng, cúi xuống giỏ đồ may, dứt nốt mũi chỉ sau cùng.

    Một ngày, con lầm lũi khập khiễng đi về. Con bảo: “Bạn Thành không cho con chơi nữa, vì mẹ bạn ấy bảo nền nhà bạn gạch men trơn lắm, Hội đừng có vào vì chân Hội ra mồ hôi dơ, rồi lỡ Hội té què, rắc rối!”. Mẹ ôm con vào lòng, lại im lặng. Sau này, mỗi lần thay đổi nhà cửa, việc đầu tiên là mẹ đi mua gạch lát nền.

    Bố vẫn đi làm công nhật, từng ngày. Hôm đau bụng chuyển dạ, mẹ ì ạch dắt con vào Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đi bộ được nửa đường, đau quá mẹ mới dám kêu xe ôm. Tới nơi, gửi con cho mấy cô bác sĩ trực. Con ăn bánh quy và lăn ra ngủ ngon lành. Và mẹ thì yên tâm đi sinh em bé.

    Em Khoa được ba tháng, mẹ thấy nhà mình hay có khách. Bố càng ngày càng lầm lì và hay uống rượu một mình khi đêm vắng. “Có chuyện gì thì anh phải nói ra chứ?”. Bố thở dài sườn sượt. Quanh co một lúc rồi nói: “Nhà mình nợ nhiều lắm rồi, khoảng 14 triệu đồng”. Đêm ấy, mẹ thao thức. 14 triệu đồng, gần ba cây vàng. Nhìn qua nhìn lại, tài sản không còn gì để bán. Đã thế mới đầu mùa mưa nhà đã dột lỗ chỗ. Nhà! Đúng rồi, nhà! Bán nhà đi là nhẹ nợ, khỏi phải buồn phiền! “Bán nhà, bán nhà...”, mẹ lẩm nhẩm một mình và ngủ thiếp đi.


    Sinh kế mới

    [​IMG]

    (Kết thúc năm học lớp 2, Đỗ Minh Hội nhận danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Lúc đó Hội vừa qua một đợt đau bị rụng tóc.)

    Mẹ tìm được một điểm “cò” nhà đất của một ông tên Sáng. Về đến nhà, ông Sáng chắp tay đi đi lại lại. Ông phán chắc nịch: “Nhà này chỉ có cái xác, không tính! Lợi ở bộ hồ sơ và đất thôi! Chú sẽ đăng cho cháu 25 cây vàng. Thủ tục giấy tờ bên cháu phải lo tất!”.

    Đi phường, đi quận, đi vẽ, đi đo, rồi đi công chứng... Sang bên phòng thuế, đóng thuế trước bạ, thuế chuyển quyền, ủng hộ xóa đói giảm nghèo... Mẹ ẵm em Khoa đi xe ôm để lo các thủ tục, gởi con ở nhà ông bà Vân gần đó. Không đầy một tháng sau mình bán được nhà. Trừ tiền cò, thuế má, mình chỉ còn hơn 20 cây thôi! Thế là cũng tốt lắm rồi! Mẹ với bố cùng gật gù hỉ hả.
    Cầm vàng được một đêm, sáng ngày ra thấy người ta rầm rập kéo đến, hỏi thăm, tay ai cũng nhăm nhăm một tờ quảng cáo của báo Tuổi Trẻ! Mẹ tá hỏa khi biết họ đã đăng rao bán lại nhà mình tới 38 cây vàng. Tức thật, tức chết mất! Mẹ mua một con vịt quay vàng rộm, gọi điện thoại mời vợ chồng người mua nhà tới ăn một bữa chia tay. Mẹ không than trách nửa lời, cảm ơn vợ chồng họ đã mua nhà và gỡ rối cho mình lúc khó. Bà vợ khoái lắm mới nói thế này: “Chị bày cho: vốn của em ít, chịu khó về mạn Gò Vấp tìm mua lấy cái nhà xập xệ, sửa lại đăng báo bán”. Bài học đầu đời của mẹ về việc làm ăn đã được trả giá bằng hơn chục cây vàng như thế đó con.

    Những ngày đầu mon men chuyện mua bán nhà, mẹ ngây ngô đến buồn cười. Kiếm được người mua nhà rồi, ngặt nỗi ở chưa bao lâu đã bán, lúc đặt cọc mẹ phải mời ông tổ trưởng dân phố làm chứng. Ông rất nhiệt tình, cảm thông với gia đình mình, ông bảo: “Này Hương, bác bày cho cháu: trước khi nộp hồ sơ thì ghé qua cô nhà đất phường một tí. Nhà cô ấy ở đường... số...”. Mẹ dạ vâng râm ran. Nghĩ sẽ có được món tiền dư ra để lo cho “cậu nhỏ thủy tinh” của mẹ, lòng mẹ cứ tươi hơn hớn.

    Bàn bạc mãi, bố và mẹ quyết định: mua một lọ hoa khô. Bấy giờ hoa khô quý lắm, chơi hoa khô là một thú chơi sang cả, nghệ thuật. Bình hoa đẹp đến mức khi mang về nhà mẹ đã ngắm nghía cả ngày, nhờ ông thợ chụp hình bấm một kiểu bé Khoa bên chiếc bình hoa ấy. Lòng rất vui, mẹ đĩnh đạc mang món quà đến nhà chị cán bộ và thầm nghĩ chắc chị sẽ rất hài lòng với tác phẩm nghệ thuật này. Nhưng không, khi nói đến chuyện hồ sơ, chị lại lạnh tanh: “Gia đình cứ mang nộp ở phường nhé”.

    Sáng hôm sau mẹ ra phường sớm và hồ sơ cứ thế nằm im ỉm. Lo quá, lo phờ phạc cả người. Tiền cọc mẹ đã nhận của người ta rồi và cũng đã tiêu mẻ vào đó một mớ. Nóng lòng, mẹ đến gặp ông tổ trưởng hỏi ý kiến. Ông hỏi: “Vậy chớ mày có lo quà cáp gì chưa?”, “Cháu đã mua tặng cô ấy một bình hoa khô đẹp lắm”. Bất ngờ, ông tổ trưởng cười phá lên: “Trời ơi, đi làm hồ sơ nhà mà hoa khô, rách việc. Đơn giản là cháu làm một cái phong bì”. Thế là mẹ có thêm một bài học. Mấy ngày sau mẹ đã hí hửng nhận lại hồ sơ, có lời chứng thực, có dấu son đỏ chót.

    Ta đã ở dọc đường Lê Đức Thọ suốt tám năm, đã bán nhà mười lần. Cứ mỗi căn nhà mẹ lại nghĩ ra một kế mưu sinh. Có căn mở tạp hóa, có căn bán cháo lòng, cơm tấm, có lúc “ngông cuồng” hơn mẹ lại ngăn một chỗ làm nơi hát karaoke. Ừ, thích thật! Nhà mình ở đâu cũng mở rộng cửa, thành địa điểm hội họp, gặp gỡ. Mẹ tung tăng đi khắp khu phố, tổ dân phố, làm việc cho hội phụ nữ, làm thiện nguyện... Mẹ cùng với ông Bảy Cường (khu phố trưởng) và bà con nghĩ cách làm đường, cùng bạn bè dồn góp tặng khu phố một cái loa phóng thanh và mấy bộ đèn cho sáng sủa. Mẹ yêu nơi ấy đến mức khi kẻ xấu lọt vào ăn cắp hết đường dây điện chiếu sáng, bố mẹ đã theo các chú dân phòng thức ngày thức đêm và cùng nhau tóm được kẻ cắp.

    Có lúc suy sụp, vốn liếng không còn, mẹ xoay ra bán rau muống. Lấy 20 bó lớn, bỏ mối cũng kiếm được 24.000 đồng. Hai giờ rưỡi sáng mẹ dậy, bán xong quay về đã hơn sáu giờ, hết mớ rau là có được một buổi tiền chợ. Những đêm khuya trên cây cầu Trường Đai, mẹ nhìn ngắm được rất nhiều mảnh đời từ nhiều nơi đổ về, hội tụ. Mỗi người có tính cách riêng, công việc riêng, cuộc đời riêng, hoàn cảnh riêng, nhưng họ đều kiếm sống lương thiện, đều có tình, bảo bọc, nương tựa nhau. Hội thấy không, nếu con quan sát con sẽ thấy có vô vàn cái đẹp ở trong đời.


    Thế giới của con​


    Con trai ơi, đưa tay đây, mẹ đỡ. Lần này, ta dọn nhà về Đông Thạnh, Hóc Môn, một bãi rác mênh mông. Nhà ta núp trong một vùng bung xung cây cối. Con đường đất đi vào nhỏ xíu vòng vo, xe lam không vô lọt, ở đầu đường là chùa Bà Tư, cuối đường đổ ra một nghĩa địa mênh mông. Bà con lối xóm xúm tới dọn đồ giúp: có gì đâu, toàn những ghế là ghế. Ghế cao, ghế thấp, ghế vuông, ghế tròn, cái ngắn, cái dài. Ghế để con bám, ghế để con ngồi, ghế để con tập di chuyển.

    Phải học thôi Hội à​


    Con vào lớp 1. "Phải học thôi Hội à! Ốm cũng học! Què quặt, khập khiễng cũng phải học!". Mẹ nói với con trai như vậy, con còn nhớ không? Nhập học một tháng, con đã lại gãy tay! Mẹ biết con đau đớn vô cùng, muốn nghỉ học, nhưng mẹ đã nói với con: phải chấp nhận thôi, tránh làm sao được. Mẹ ra trường gặp các thầy cô giáo để trấn an: "Bệnh của con tôi là vậy, mong thầy cô cứ cho cháu học tiếp. Có chuyện gì xảy ra, chỉ xin thầy cô liên lạc gấp với gia đình". Mẹ không muốn các thầy cô giáo chịu áp lực về bệnh tình của con. Con gãy xương hoài, tới 27 bận, đi học đeo bột thường xuyên. Riết rồi cũng quen, cảm giác nặng nề cũng vơi bớt.

    Mẹ biết là con buồn. Về ở xứ heo hút, xa xôi này con thua thiệt lắm. Sẽ chẳng còn những buổi chiều mẹ cõng con đi chơi phố, sẽ chẳng còn những buổi tối mẹ cõng con vào nhà sách rực rỡ... Sự yên lành không ở được với nhà mình mấy ngày: mồng 4 tết con lại sụp xuống, xương cẳng tiếp tục vỡ ra... Đi bó bột về, con quay mặt vào tường. Con bảo: “Mẹ ơi, lần này mẹ đừng cứu con nữa!”. Nghe con nói mẹ muốn khóc òa lên nhưng cố nuốt nước mắt: “Đừng quá tuyệt vọng con ạ!”. Con hay nhìn ra sân và hay nhìn đi đâu xa lắc. Mẹ hiểu rồi, con muốn biết thế giới ở ngoài kia.

    Mẹ tìm đến một công ty, ký hồ sơ mua hàng trả góp: một dàn máy tính cho con. Dĩ nhiên sẽ thêm khó khăn, nhưng con an tâm, không có gì là không vượt qua được. Mẹ, con, ba và cả bé Khoa nữa sẽ cùng cố gắng. Mẹ chọn máy màu xanh, đẹp và dịu mát. Mẹ hãnh diện lắm, còn con thì rất vui. Dàn máy rực sáng cả căn phòng khách. Mẹ mua sách vi tính về cho con trai tự học và con đã học rất nhanh. Thế giới mở ra với con từ đó.

    Một hôm, khi mẹ đang chuẩn bị bữa ăn, bỗng con la thật lớn: “Mẹ ơi, có thuốc rồi! Có thuốc chữa bệnh của con rồi, mẹ ơi!”. Mẹ vất hết mọi thứ, phóng ào đến bên con và ngó vào màn hình. Mẹ dán mắt đọc thông tin về một thứ hóa chất đắt hơn cả vàng. Và theo như lời dẫn thì có thể làm bệnh con bớt phần đau đớn!

    Mẹ lập tức đi tìm hiểu. Thuốc này là một thứ hóa chất thường sử dụng cho bệnh ung thư tủy giai đoạn cuối và một vài bệnh khác liên quan đến tủy xương, một hộp hai lọ giá 3,7 triệu đồng, mỗi năm điều trị hai lần, mỗi lần chục triệu. Muốn mua thuốc này phải có toa của bác sĩ và rất khó mua, các nhà thuốc bậc trung không có, ngay cả nhà thuốc Mỹ Châu lớn là thế cũng lắc đầu.

    Ánh mắt con tràn trề hi vọng, tiếng kêu khẩn thiết biết bao, mẹ thừ người. Con trai của mẹ, mẹ vẫn đang cố đây. Làm sao mẹ lại không cứu con cho được! Nhưng hãy bình tĩnh nào, hãy bình tĩnh... Để mẹ nghĩ cách. Mẹ sẽ đi tìm mua thuốc, sẽ ước liệu chuyện tiền nong...
     
    Sửa lần cuối: 19/1/2009
  14. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Quà tặng của đời (Kỳ cuối)

    Cố lên con nhé, hãy cố lên. Hội của mẹ, con có thấy không, cuộc sống sẽ thú vị hơn khi chúng mình nhìn qua lăng kính thủy tinh. Thủy tinh trong veo chứ không còn nặng nề đáng sợ. Cảm ơn món quà mà cuộc đời đã ban tặng cho chúng ta: được sống, được ở bên nhau và được chiêm ngắm cuộc đời qua lăng kính thủy tinh.

    Luồng tin yêu thổi về

    Chúng ta đã được nghe rất nhiều câu chuyện xúc động! Chuyện của một bác ở tận ngoài miền Trung, lặn lội vào nhận giải thưởng thay con vì con bác vừa mới mất. Thật là một người cha nghèo đáng kính vô cùng: cả đời gắn với chiếc xe đạp lọc cọc chở mướn chở thuê và lần lượt chở những đứa con vào đại học... Mình còn gặp một cô rất xinh đẹp mà lại bị nhiễm HIV, cô sắp sinh em bé đấy! Mẹ cũng rất xúc động nghe câu chuyện của một cô bị căn bệnh ung thư hành hạ, đau đớn, vậy mà cô vẫn vui vẻ, tươi cười và đi giúp đỡ nhiều người khác!

    Nghe câu chuyện của mọi người, mẹ thấy chúng ta thật là may mắn: bố mẹ còn sức khỏe, chúng ta vẫn còn nhà, bệnh của con tuy là rất khó khăn nhưng chúng ta còn có thời gian phía trước. Con sẽ sống, chúng ta sẽ không ngừng hi vọng rằng cây đời sẽ mãi trổ hoa!

    Mẹ đi mua khung kính lồng giấy chứng nhận đoạt giải ba "Chuyện đời tự kể" của con treo lên tường, con chắp tay sau lưng ngồi ngó nghiêng lại cứ gật gù ra chiều vui khoái lắm. Nhà mình hồi này nhiều người điện thoại hỏi con không hà, mẹ thành thư ký cho Minh Hội rồi đấy nhé.

    Ở buổi trao giải về, mẹ lại càng khẳng định tri thức rất là cần, con quan sát mà xem những người thành đạt phần lớn là học hành tới đầu tới đũa. Đi học, đi học lại Hội ạ, hai mẹ con đội mưa tới thị trấn Hóc Môn, thầy hiệu trưởng cùng các cô ồ lên: "Xương thủy tinh, Xương thủy tinh đó hả?". Thầy rất là ưu ái, miễn học phí cho con. Không được thầy ơi, tôi còn khỏe chân khỏe tay, không thể nhận quà một cách vô lý thế. "Vậy thì tôi không cho chị, tôi giảm cho cháu năm mươi phần trăm, cái này là chị phải bằng lòng đấy nhé”.

    Con theo học ở đó quay qua quay lại gần hai năm rồi, học bằng A, học vi tính, học lập trình, học đồ họa và thi lấy bằng B vi tính. Lại nữa, sáu tháng sau ngày trao giải, trên mạng có quá trời người "chát chít" với con, động viên, có khi là giỡn vài câu cho con cười cứ như là đời thật. Rồi lại thêm một chuyện hạnh phúc: con viết cái gọi là blog bắt chước người ta, vậy mà những câu chuyện nửa người lớn nửa trẻ con lọt ngay vào mắt hội đồng quản trị của một mạng điện tử có tên là Ngôi sao blog.

    Điều kỳ diệu đo được bằng centimet​


    Giữa bao nhiêu con người trên thế giới ảo đa màu sắc ấy, nào nhà văn nhà thơ, nào công an bác sĩ, con bé nhỏ ắt lọt thỏm đi, ấy vậy mà giải Tấm gương người ta lại trao cho con, lại còn trịnh trọng mời con về làm quản trị cho mạng ấy mới ly kỳ làm sao chứ. Có ký hợp đồng đầy đủ, con dấu chứng thực đỏ như son, con có lương, lại còn có cả tiền đi học. Người phụ trách cơ quan ấy bảo muốn tặng con cái cần câu: tặng con cá cũng tốt, nhưng tặng cái cần còn tốt hơn nữa.

    Bây giờ con đã rành rẽ, con vui say tìm tòi ra rất nhiều điều kỳ thú của cuộc đời, ai gọi đến mạng Ngôi sao blog tư vấn kỹ thuật này, chia sẻ buồn vui tuổi teen này là cứ chỉ đòi gặp tư vấn Xương thủy tinh - Đỗ Minh Hội. Có một việc buồn cười lắm, một chị kia đau khổ chuyện tình duyên mà lại nằng nặc đòi gặp Xương thủy tinh, vì "chỉ em ấy mới trong sáng và đủ bản lĩnh giúp tôi gỡ rối tơ lòng. Tôi chỉ muốn gặp Xương thủy tinh thôi chứ không là ai khác". Bao nhiêu điều hạnh phúc, bao nhiêu là chuyện lạ lùng, cả một cuộc thi mãi tít ở ngoài Trường đại học Bách khoa Hà Nội cũng đọc blog của con, giải blog Niềm tin của họ cũng dành trao cho Minh Hội.

    Con đã bộc lộ những khả năng mà mẹ không thể ngờ. Con lao động say sưa, sức chịu đựng cũng không kém gì một người trai trẻ, vừa làm vừa học, vừa chữa trị, hình như trong thân hình nhỏ bé ấy có một sự sống mới hồi sinh. Và lạ chưa, Minh Hội với sự rèn luyện, nỗ lực không ngừng đã tự đứng lên bằng hai chân yếu ớt của mình sau hơn một năm sự kiện "Chuyện đời tự kể". Trong một buổi giao lưu với bè bạn mạng Ngôi sao blog, con còn co chân lên... chạy trước sự ngỡ ngàng, vui sướng cộng thêm chút lo lắng của mẹ.

    Nhớ ngày trước khi con chẳng thể đi, chỉ lê lết loay hoay trong nhà, mẹ suốt ngày đo chiều cao của con bằng ba viên gạch lát sàn, ba nhân bốn là mười hai, đo mãi đo hoài mà con cũng không dài quá ba cục gạch. Chuyện cực kỳ đặc biệt là hôm nay con có thể đứng, sau hai năm con tự đo chiều cao và đánh dấu bằng vạch đỏ trên tường, mỗi ngày mỗi một nhích hơn, hôm nay đã được một mét ba rồi đấy. Thật là kỳ diệu!

    Bác sĩ bảo cứ đà này Hội có thể cao một mét năm mươi, trả Hội về cho mẹ Hương thôi. Bác sĩ chịu, mẹ Hương cứ toàn quyền điều trị cho Hội theo cách nào mà mẹ Hương với Hội thấy là hợp lý.

    Còn có một thứ thuốc khác chữa cho căn bệnh vô phương cứu chữa của con, con vẫn giữ bí mật, nhưng mẹ xin kể ra đây cho mọi người cùng vui vẻ: "Tư ơi, Tư đừng chết nhé, đợi Sún thi đại học y, Sún quay về chữa bệnh cho Tư” - đây là lời của một cô bé khi liên lạc với Đỗ Minh Hội - tư vấn viên của Ngôi sao blog, và em đã động viên con như vậy. Và đây là lời một bạn đọc khác từ cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn: Xin các bác sĩ y khoa nếu lấy bất cứ bộ phận nào trên thân thể tôi mà cứu cháu Hội, tôi xin sẵn sàng, và tôi muốn được tiến hành càng nhanh càng tốt...

    Những gam màu của mẹ​


    Đã bao năm mẹ gồng mình chống đỡ tất cả, và lúc nào cũng nhấp nhổm cho một sự ra đi, về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sẵn sàng cầm cố, bán chác nhà cửa, sẵn sàng đương đầu với sự thất bại của việc chữa bệnh cho con. Có nghĩa là mẹ chuẩn bị tinh thần cao nhất cho một sự chấp nhận. Ngay cả thú vui mà mẹ không để cho ai biết là ghi chép lại những gì xảy ra quanh cuộc đời, mẹ cũng cho nó tiêu tan bằng cách đốt sạch những bản thảo, là những mảnh giấy to nhỏ đủ màu mà mẹ đã từng viết, mang bán ve chai những cuốn nhật ký âm thầm...

    Những đổi thay kỳ diệu với con đã lan sang mẹ. Mẹ cũng nhận được nhiều lời an ủi, niềm khao khát được viết lại cháy lên. Bác nhà báo đã từng chắt chiu bài viết của con lại động viên mẹ: "Cô hãy tiếp tục viết". Ừ nhỉ, tại sao lại không? Tại sao mẹ không đi tìm lại chính mẹ với bao nhiêu khát khao, bao nhiêu mơ ước. Tại sao mẹ lại phải bóp chết mạch sống của chính mẹ khi cuộc đời rất đẹp tươi, và chỉ cần mạnh dạn một chút thôi là mẹ có thể góp cho đời một gam màu tươi rói. Và tại sao lại không viết để mọi người thấy được độ khốc liệt của căn bệnh "xương thủy tinh", mà nếu lầm lũi đi một mình các bà mẹ trẻ khó lòng đứng vững. Rất có thể sẽ xóa đi được tiếng khó và thay vào đó nụ cười.

    Và mẹ đã viết nên Hành trình "Xương thủy tinh" để đáp đền cuộc sống. Mẹ nợ cuộc đời như vậy là nhiều quá, nếu cứ vay trả cho đầy đủ thì mẹ chẳng trả lại được đâu. Về vật chất thì mẹ là một người nghèo, về tinh thần thì mẹ cạn trí. Nên mẹ đã làm thủ tục hiến xác cho ngành y. Khi mẹ chết đi, ngành y sẽ lấy xác xương mẹ nghiên cứu để tìm ra cách chữa những bệnh khó khăn cho trẻ con, cho những đứa trẻ như con, Hội ạ.

    Lăng kính thuỷ tinh

    Đấy, Hội ạ, nhớ lại những chuyện cũ mẹ bỗng nghĩ suy: bao tháng ngày qua, dẫu rằng đã có những lúc mẹ quá đắng cay, nhưng rồi cuộc đời đã bù đắp cho ta nhiều lắm! Vậy mẹ nhắc con một điều cần phải nhớ: rằng sau này sống ở đời đừng bao giờ con trở thành một kẻ vong ơn, vì con đã mắc nợ cuộc đời nhiều lắm. Nợ nghĩa, nợ tình con cần phải trả. Trả bằng cách cố mà sống, cố mà rèn luyện.

    Bệnh của con nếu chẳng may có diễn biến xấu, con cũng không được bi quan. Con hãy đáp đền cuộc đời, đáp đền bố mẹ bằng một nghị lực, một tinh thần vui vẻ. Con làm được chứ con trai? Mẹ đâu có đòi hỏi con nhiều. Con hãy chịu đựng, tập luyện, tiếp nhận những kiến thức. Cố lên con nhé, hãy cố lên. Hội của mẹ, con có thấy không, cuộc sống sẽ thú vị hơn khi chúng mình nhìn qua lăng kính thủy tinh. Thủy tinh trong veo chứ không còn nặng nề đáng sợ. Cảm ơn món quà mà thượng đế đã ban tặng cho chúng ta: được sống, được ở bên nhau và được chiêm ngắm cuộc đời qua lăng kính thủy tinh.

    Theo Tuổi Trẻ
     
    Sửa lần cuối: 19/1/2009
  15. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    HÌNH ẢNH MẸ (ST)

    [​IMG]

    " ầu ơ ...
    Mấy đời bánh đúc có xuơng
    Mấy đời mẹ ghẻ lại thuơng con chồng"


    Mẹ về trời chưa kịp xuống khăn tang
    Bố đưa về một dì nào lạ hoắc
    Con mở miệng ra chưa kịp thắc mắc
    Bố bảo chào, gọi hai tiếng :"Má Hai".

    Nguời thì lạ mà tiếng cũng lạ tai
    Vâng lời bố. "Dạ, má Hai" - con gọi
    Bà ấy nhìn con, ánh nhìn xoi mói
    Rồi mỉm cuời một nụ sắc như dao

    Bà ấy đe con từ câu hỏi, tiếng chào
    Bao công việc, giờ mình con gánh hết
    Là con trai, cắn răng, dám than mệt
    Dở dang sách đèn, mẹ chớ trách con hư

    Bà ấy sinh một đứa nhóc hệt như ...
    Vâng giống ba, y hệt con lúc bé
    Con chợt khóc khi lại nhìn thấy mẹ
    Vâng, mẹ con mình của lúc xưa xa​
     
  16. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    MẸ TÔI (st)

    [​IMG]

    Mẹ tôi dáng người gầy

    Thân mình chẳng được cao
    Mong manh một chiếc áo

    Tần tảo để nuôi con
    Lúc tôi còn lon ton

    Miếng ngon mẹ dành sẵn
    Mẹ như tấm lá chắn

    Che chở suốt đời con
    Nhưng con đã không tròn

    Bổn phận người con thảo
    Làm mẹ phải lao đao

    Buồn đến rơi nước mắt
    Nỗi đau lòng như cắt

    Tôi hận mình quá đỗi
    Cớ sao lại gian dối

    Để mẹ phải buồn đau
    Để mẹ phải ưu sầu

    Mẹ ơi con đã biết
    Lòng con xin tha thiết

    Mẹ tha lỗi cho con....
     
  17. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    MẸ KHÔNG THỂ HÓA VỌNG PHU

    [​IMG]

    Con chưa từng thấy đá vọng phu
    Nhưng con đã thấy mẹ chờ ba từ lâu lắm
    Đôi mắt mẹ không nhìn về phía biển
    Mà u hoài nhìn về phía xa xăm...

    Sau những lời chúc tụng trăm năm
    Sau niềm vui là nỗi buồn muôn thuở
    Vọng phu chẳng buồn đâu vì vọng phu là đá
    Còn mẹ buồn bao năm tháng đi qua

    Ở nơi nào ba có biết chăng ba?
    Nước mắt mẹ rơi khiến đêm dài thổn thức
    Những sợi tóc đen nay len lén bạc
    Môi mẹ cười không thấy dáng ngày xưa

    Nối khổ đau mẹ đã có thừa
    Giờ bên ai ba đang hạnh phúc
    Giờ bên ai giá ba biết được
    Mẹ vẫn chờ chồng mà chẳng hóa vọng phu.
     
  18. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    [​IMG]

    Cha lưng còm vác cày ra ruộng
    Mẹ tảo tần bên nương rẫy sớm khuya
    Nuôi con khôn lớn đêm ngày
    Đến khi thành đạt, ôi Người đã đi
    Thời sinh ký chưa một lần hưởng lạc
    Lúc tử quy còn khắc khoải vì con
    Ơn sâu nghĩa nặng sinh thành
    Ngàn năm con cháu tạc tâm ghi lòng.​
     
  19. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    HÌNH ẢNH THẬT SỰ CỦA MẸ
    …. Và làm sao để nhận ra…

    Elizabeth Berg
    Nhị Tường dịch
    ---o0o---​

    Khi nghĩ về mẹ, những hình ảnh thường hiện ra trong trí tôi: đó là tôi thấy mẹ đang nhoài người cọ rửa bồn tắm, dòng nước chảy tràn và kêu vang như dòng thác Niagara. Tôi thấy mẹ khuấy đậu xanh trong soong, rồi mở lò nướng để kiểm tra món thịt gà nướng. Tôi thấy mẹ nơi điện thoại, tay cầm chiếc tách, nói những điều gì đó thật vui vẻ bằng một giọng nhẹ nhàng êm ái và nói rất lâu, chiếc ống nói thơm mãi mùi cà phê sau khi mẹ gác máy. Tôi nhìn thấy mẹ đang xem bất cứ kênh truyền hình nào mà bố chọn. Nói khác hơn, tôi không hề thấy mẹ.
    Tôi đang viết một cuốn sách nghiên cứu về trạng thái tâm lý của những người mẹ chỉ ở nhà nuôi dạy con vào thập kỷ 40. Tôi muốn biết họ có hạnh phúc hơn chúng ta_ những người gần như khó có thời gian để nhấc những cuốn nhật ký bìa da vì cần phải chạy đua theo cuộc sống đến kiệt sức không? Vì vậy tôi xin mẹ kể cho tôi nghe về thời son rỗi của bà.
    "Con muốn biết hồi đó mẹ ăn mặc ra sao, vui chơi như thế nào, mẹ thường nói chuyện về đề tài gì". Tôi nói với mẹ "Con muốn biết mẹ cảm nhận cuộc sống như thế nào, quan niệm thế nào về những mối quan hệ vợ chồng, con cái, và nghĩ gì về tương lai"
    Mẹ gởi cho tôi một bức thư dài 4 trang viết tay lộn xộn bắt đầu như thế này, "Nào, mẹ bắt đầu nhé.."
    Và khi đó mẹ kể cho tôi nghe về những buổi khiêu vũ sau buổi đá bóng ở trường trung học. Mẹ đã gặp bố ở phía sau một siêu thị như thế nào. Mẹ kể mẹ đã ghen tị như thế nào với các cô gái mặc chiếc áo màu lam với chiếc váy xếp nếp. Mẹ đã làm việc ở tiệm giặt mà mẹ ghét và ở đài phát thanh nơi mẹ yêu thích. Mẹ kể chuyện bố mẹ đã viết những lá thư nồng nàn như thế nào khi bố phải ra trận vào Thế Chiến thứ II, rồi bố mẹ đã từng sống ở San Francisco lúc mới cưới; ăn thật nhiều món bắp ngô nhồi thịt và bánh xốp kem (là món hảo hạng thời đó) như thế nào. Mẹ kể về những tối thứ bảy vui chơi với những đôi vợ chồng khác nơi bàn ăn; về những đồ đạc mà bố mẹ đã dành dụm tiền để mua, và chính vì vậy "một chiếc đèn mới cũng đầy giá trị"
    "Đó không phải là thời kỳ sung túc nhất" mẹ nói "song xét về nhiều mặt đó là lúc giàu có". Nỗi luyến tiếc quá khứ tràn ngập trang giấy bay lên như tỏa hương.
    Tôi đem bức thư đến nhóm viết văn của chúng tôi và đọc, bởi vì tôi nghĩ nó thú vị và đầy cảm xúc. Thật ngạc nhiên làm sao, giọng tôi bắt đầu run, đến nửa chừng tôi bật khóc. "Vậy là, tôi đã nhìn thấy rõ rồi…" tôi ngước lên và nói. Tôi không biết phải nói sao. Mủi lòng ư? Không phải. Cái chính là tôi đã nhìn thấy mẹ trong đó.
    Cuối cùng tôi bắt đầu thấy mẹ như chính con người của mẹ: Mẹ, với trái tim tràn trề nỗi mong chờ khi bắt đầu ngày đầu tiên đi làm. Mẹ, thời mới cưới đang ngồi ở bàn ăn chuyền những đĩa đậu phộng cho mọi người, đó là những người vẫn còn là bạn của mẹ sau 50 năm ròng. Nhờ hình dung được mẹ vào thời đó, cuối cùng giờ đây tôi đã có thể thấy được mẹ.
    Mẹ hỏi tôi ước gì vào ngày sinh nhật. Tôi nói rằng tôi muốn mẹ gởi cho tôi một bức thư dài hơn nữa về cuộc sống của mẹ. Tất cả những gì tôi muốn là mẹ hãy cho tôi thấy được mẹ nhiều hơn, trước khi mẹ ra đi. Thực ra là, trước khi chúng tôi đã cùng có nhau trong đời.
    Vài ngày sau đó tôi được mời đến để đọc quyển sách mới nhất của mình. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ muốn cô con gái 16 tuổi của tôi cùng đi.
    "Mẹ muốn con đi thật hở mẹ?" Con gái tôi hỏi.
    "Ừ." Tôi trả lời
    "Vì sao vậy mẹ?
    "À, bởi vì…"
    Tôi như muốn nói rằng vì "con chưa bao giờ đến dự một buổi đọc sách như thế. Mọi người rất vui, nhờ họ con sẽ có được nhiều điều bổ ích". Nhưng cuối cùng, tôi đã nói thật. "Mẹ muốn con nhìn thấy mẹ làm những điều gì đó khác hơn những công việc quẩn quanh trong nhà. Mẹ muốn con biết một chân dung khác của mẹ.
    Thế là con tôi đã đến buổi đọc truyện, tôi ngại rằng mình chỉ lo chú ý đến con và khó tập trung. Nhưng tôi đã không hề chú ý đến con. Tôi bước lên bục, như mọi khi, tôi chỉ tập trung đọc cho những người khách lạ, những người đã chân thành và lịch thiệp khi họ ngồi yên lặng lắng nghe. Tôi đọc bằng một giọng nhẹ nhàng hơi run và hy vọng họ sẽ thích những gì họ nghe thấy. Đến khi tôi ngước lên nói: "Cảm ơn các bạn rất nhiều", tiếng vỗ tay đã đuổi theo tôi đến tận chỗ ngồi.
    Dĩ nhiên, có một khán giả mà giờ đây tôi đặc biệt quan tâm đến. Tôi nhẹ nhàng đến bên chỗ của con gái tôi. Nó cũng đang vỗ tay. "Thật là tuyệt mẹ ơi", nó thì thào với tôi.
    Trong mắt của nó là hình ảnh của một nữ sĩ đã viết ra những dòng chữ để nó lắng nghe một cách say mê, và giờ đây nó đang chiêm ngưỡng tác giả. Thế là đủ. Đó là tất cả. Và người mà giờ đây tôi phải cảm ơn chính là người đã từng ghen tị với những cô gái mặc chiếc áo lam váy đầm xếp nếp, là người ăn bánh xốp kem sau những bữa bắp ngô nhồi thịt và là người giờ đây đang viết nốt phần còn lại của đời mình để làm quà sinh nhật của tôi. Tôi không thể chờ đến khi đọc được nữa.
    (Từ Reader's Digest 3/2001)
     
  20. hoangconghieu

    hoangconghieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    1,131
    Điểm thành tích:
    773
    Nói với con chồng
    (Nguyễn Thị Mai)

    Sao con không nói một câu
    Những lời nũng mẹ từ lâu chẳng còn?
    Sao con không thể xưng con
    Để dì cảm thấy ấm hơn căn nhà?
    Cứ lầm lũi bước vào, ra
    Cho dì tủi phận mẹ gà, con ngan.

    Đời dì quá buổi chợ tan
    Nhà con xẻ nghé, tan đàn, khổ đau...
    Dì không hoa trắng cài đầu
    Về nhà con chỉ cơi trầu nồng cay
    Con là con gái thơ ngây
    Đàn ông cha chẳng bù đầy được đâu.
    Dạy con tết tóc gội đầu
    Nấu ăn, giặt giũ, vá khâu áo quần
    Bàn tay hiền dịu, tảo tần
    Bưng cơm, rót nước ân cần trước, sau...

    Dì không mang nặng đẻ đau
    Đứt dây mà xót thương bầu, bí ơi!
    Kệ cho bánh đúc mấy đời
    Người ăn, người lại nói lời độc cay.
    Sang ngang một chuyến đò đầy
    Sông sâu run cả vòng tay đôi bờ.

    Đêm nay cánh cửa khép hờ
    Dì không ngủ được nằm chờ bước con.
     

Chia sẻ trang này