Hãy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mầm

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi tinhme, 3/5/2006.

  1. conduongmoi

    conduongmoi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Vâng đúng là những nhà Tâm lý học Lâm sàng hiện nay không nhiều, có một bác sĩ khá nổi tiếng khác là bác Đặng Phương Kiêt.
    Không ai phủ nhận đuợc công lao của bác Viện khi sáng lập ra NT. Vâng, đúng là ý tại ngôn ngoại, tôi không nói là bác đưa đâu vào mà tôi chỉ muốn nói bác Kiệt là người sống ở Pháp rất lâu sau đó về Việtnam, một trong những việc bác làm là thành lập trung Tâm NT.
    Anh Khanh đã tham gia rất nhiều dự án nghiên cứu ở Viêtnam và anh được phong PGS trong đợt tết nguyên đán vừa rồi

    Bác LeKhanh nói không múa rìu qua mắt thợ làm gi? tôi cũng chỉ là chú ngựa ô trong làng Tâm lý học thôi mà Cũng đam mê nghiên cứu nên mới dấn thân vào nó thôi. có lẽ còn phải trau dồi và học hỏi thêm các bậc liền anh liền chị như các bạc
    chuyên ngành học của tôi là về Nhân cách, tôi thích nghiên cứu về EQ và tâm lý học công nghiệp hơn.

    Tôi cũng mong rằng được cống hiến những đóng góp nhỏ nhoi của mình
     
    Đang tải...


  2. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Nói thêm một chút về trường thực nghiệm . Trường thực nghiệm có từ cách đây 28 năm (1978) chứ ko phải khoảng 10 năm đâu ạ . Trường Tn được ông Hồ Ngọc Đại lập ra với tên là Trường TN Giảng võ .

    Nguyên lý GD của trường này là : Thầy thiết kế - trò thi công, và trong qúa trình làm việc cụ thể thì : Thầy tổ chức - trò làm việc .

    Về mục tiêu GD của trường TN, theo tài liệu của Ông HNĐ, em xin trích dẫn luôn "Một, tạo ra sức lao động cho mỗi cá nhân . Hai, vì hạnh phúc đi học của học sinh" theo ông Đại thì "mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui" (trích : Cái và cách, HNĐ, trang 542, 543). Trong cả quyển sách viết về PP GD này của HNĐ, em ko thấy có chữ nào nói đến mục đích đào tạo HS giỏi như anh Khanh nói ????

    Theo em biết, sở dĩ hệ thống trường thực nghiệm không phát triển mạnh lên được một phần cũng do mâu thuẫn và sự cản trở của một số Vị lãnh đạo trong Bộ Giáo dục chứ nguyên nhân ko hẳn là do phương pháp . Em cũng quen một số anh chị dạy thực nghiệm sau chuyển ra dạy truờng bình thưòng, các anh chị đó đều cho rằng PP giảng dạy thì hay, nhưng một số GV giỏi ko trụ lại được vì điều kiện sống của GV rất kém . Bên Bộ GD có khá nhiều cha mẹ cho con học ở TN . Các anh chị đó cũng khen mô hình của truờng TN , rằng học về nền cơ bản ở trường đó rất tốt. Khoảng năm 2000, có lệnh của Bộ GD đóng cửa trường TN, chính những nguời ở Bộ GD có con học TN tham gia đình công đòi bãi bỏ lệnh này . Chỉ có điều sau này một số người rút con ra trường khác vì hồi đó Tn chưa có cấp ba .

    Nói về học sinh TN, những khoá sau này thì em không biết học sinh thế nào, chứ học sinh khoá một của TN gồm có 31 HS thì 30 thi đỗ ĐH ngay từ năm đầu, một em còn lại thi đỗ vào năm sau . Trong số 31 học sinh đó thì có khá nhiều em thành đạt, đi học nước ngoài và hiện nay đang sinh sống ở nước ngoài, đặc biệt có Ngô Bảo Châu đạt giải toán Olimpíc, bây giờ thành GS toán ở trường Paris 11, năm vừa rồi được giải thướng nghiên cứu toán học khá lớn của Pháp.
    Khoảng 12 khoá học sinh sau đó em cũng biết là có nhiều người giỏi .

    Con em cũng học tiếng việt bằng sách GK của thực nghiệm, cá nhân em nhận xét thấy cháu tiếp thu được cái gì là chắc cái đấy và cháu rất thích .

    Tiếc rằng mô hình này cho đến nay vẫn chưa được Bộ chấp nhận nên dường như chưa có nghiên cứu nào đến đầu đến đũa xem nó tốt ở chỗ nào, xấu ở chỗ nào cả.
    Ai muốn biết rõ thêm về PP của HNĐ có thể đọc thêm cuốn CÁI và Cách xuất bản lại năm 2003 do NXB DH Sư Phạm xuất bản .
     
    architect thích bài này.
  3. conduongmoi

    conduongmoi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Tôi còn nhớ hồi tôi còn là sinh viên có đọc một cuốn sách về Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của bác Hồ Ngọc Đại
    Tôi đọc cũng thây có cái hay, cái tôi thấy hay nhất là
    - vai trò của người thấy là trọng tài, điều khiển chứ không phải là người chỉ đứng thuyết trình
    - vai trò của trò là chủ động sáng tạo tìm ra giải phát
    - bố trí lớp học theo hình chữ U.

    Tôi nghĩ đó cũng là một cách nhìn mới về giáo dục
     
  4. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Thời gian tôi gặp ông HND là năm 1991 - lúc đó đã có trường TNghiệm rồi , nên có lẽ là như chị Mẹ Luti nói - Lúc đó, tôi hỏi thăm ông là có thể áp dụng phương pháp này cho trẻ Chậm khôn không, thì ông cho biết là PP này dùng để đào tạo hoc sinh gioỉ vì vậy chỉ có HS nào có trí tuệ khá mới học được . Đến năm 1995 cũng nhân 1 dịp ra HN - tôi tiếp xúc vài người, thì có kẻ khen, người chê pp này . Sau đó trong TP.HCM bắt đầu thể nghiệm PP này ở 1 số trường thí điểm , mỗi quận một vài trường - Tôi không đi sâu vào việc nghiên cứu pp - nhưng qua sác giáo khoa con tôi học, tôi nhận thấy có một số điểm không phù hợp với nhận thức của trẻ - Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây, không phải phê phán phương pháp - vì pp nào cũng có cái hay, cái chưa hay mà tôi muốn nói về chuyện chỉnh sửa, cải cách chương trình của bộ GD - Nếu chương trình thực nghiệm, sau một thời gian ứng dụng mà đạt được hiệu quả tốt hơn pp cũ thì nên chuyển hết hay 2/3 các trưòng sang pp này và áp dụng đồng bộ từ lớp 1 - lớp 12 . Nếu chương trình do ông HND thiết kể chưa đầy đủ, thì dựa trên nguyên tắc đó mà tổ chức một tập thể cùng với ông thiết kế cho tốt - Đằng này, cho ông thực nghiệm, rồi nhân rộng ra sau đó lại lặng lẽ giải thể mà không cho biết đúng sai nằm ở đâu -
    Sử dụng hoc sinh như những con chuột bạch, thí nghiệm hết cải cách này đến cải cách khác, thả nổi cho mỗi địa phương tuỳ theo khả năng, nhận thức và trình độ của giám đốc sở mà vận dụng, rồi căn bệnh chạy theo thành tích đã khiến cho trình độ học sinh chênh lệch nhau rất nhiều - Bộ GD là cơ quan chủ quản, lẽ ra phải có trách nhiệm điều chỉnh , thì lại làm rối thêm bằng những chỉ đạo không phù hợp với thực tế - những chương trình cải cách, thực nghiệm đưa ra tuỳ tiện - Đó mới là vấn đề mà tôi muốn nêu lên .
     
    architect thích bài này.
  5. bigdaddy

    bigdaddy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Cái chính là sau đó trường Thực Nghiệm đã xin được một mảnh đất rất to ở đường Liễu Giai ở xây trường đồng thời mãi không chịu giả lại đất cho trường Kim Đồng. Chính vụ này mà xảy ra kiện tụng rất nhiều giữa hai trường và các vụ phụ huynh. Chính ông nội của bố cháu đã phải gặp thủ tướng để có ý kiến về vụ này. Sau này trường Thực nghiệm có xây thêm trường quốc tế trên mảnh đất của mình và lại xảy ra vụ trường Quốc tế mà hiện nay đang xử. Tóm lại từ cái tâm ban đầu về sau này đã bị sai lệch đi nhiều.
     
  6. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Quảng cáo cho ra quảng cáo ! Thà rằng mở topic quảng cáo hẳn hoi. Tung hứng trong bài viết mang tính trao đổi nghe thật khó chịu !
     
  7. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mấy hôm đọc một loạt bài viết trong lĩnh vực quản lý về việc thúc đẩy tính sáng tạo và đổi mới. Cảm thấy áp dụng vào việc dạy con chắc cũng tốt. Tôi chỉ nêu ra vài ý chính, không cố viết thành một bài văn hay.

    Bài viết mẹ Luti dịch thiên về hướng hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho bé sáng tạo. Tuy vậy, cũng có cách tiếp cận khác đó là đừng giúp bé giải quyết khó khăn mà bó buộc bé trong các hạn chế, và đặt ra thách thức để bé tìm cách vượt qua.

    Một ví dụ thế này, hai chị em con nhà này cách nhau 3 tuổi, chị chưa người lớn hẳn mà em thì còn bé lít nhít. Em còn bé nên hay lèo nhèo phá quấy chị, không cho chị chơi. Chị rất bực bội và chạy ra mách bố mẹ, nhờ bố mẹ giải quyết. Nhiều lần tôi thường giúp con chị trong cách giải quyết, như bày cho chị cách đánh lừa em, cách bày cho em hợp tác với mình, hoặc đơn giản là yêu cầu đứa em không được quấy chị. Tuy vậy có một số lần tôi đang mải làm việc gì đó và mặc kệ không giúp con chị trong việc giải quyết với cậu em khi nó đánh đàn bị em phá quấy. Tôi bảo với con chị "con phải tự giải quyết đi, nhưng không được làm em khóc, phải chơi cùng em và không được cô lập em". Tất nhiên là cô chị rất hậm hực vì bị bắt làm một điều mà nó cho rằng nó không thể làm được. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ một lúc sau nó đã tìm ra cách giải quyết, đó là xui thằng em bê một cái ghế ra đóng giả làm khán giả xem chị biểu diễn đàn, và nhảy theo nhạc. Cách giải quyết rất tốt, và cả hai chị em đều rất happy, từ đó trở đi cô chị đã tìm ra cách giải quyết hiệu quả với chú em. Trong những khó khăn và bó buộc như vậy cô chị đã tìm ra cách giải quyết, nhưng chính vì bị bó buộc mà nó đã sáng tạo ra cách giải quyết thậm chí còn hay hơn cách người lớn có thể nghĩ ra.

    Tất nhiên cũng nên lưu ý rằng, nếu bạn ép bé giải quyết những vấn đề mà bé không thể tìm được lời giải, thì bé sẽ trở nên tuyệt vọng và không tin tưởng vào mình. Ý tưởng ở đây là, thách thức bé bằng khó khăn, bó buộc nhưng không bỏ rơi hoàn toàn, giúp đỡ bé đúng lúc cần thiết. Làm được như vậy, bé sẽ trở nên tự tin vào mình và quan trọng hơn cả là bé sẽ học được cách ứng đối thích hợp khi rơi vào tình huống khó khăn đó là "tìm cách sáng tạo để vượt qua ràng buộc".

     
    architect thích bài này.
  8. Bố Zĩn

    Bố Zĩn Bố Tướng

    Tham gia:
    8/1/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Cám ơn anh conduongmoi về những bài viết khá công phu tỉ mỉ. Đọc hết những bài anh viết - tôi đã hiểu được hơn cái chữ Tâm trong lĩnh vực Marketting. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin , cho nên mọi người ở đây không ai sợ quảng cáo, LCM cũng ko hạn chế việc quảng cáo , giới thiệu sản phẩm - Chỉ mong anh tác nghiệp đúng nơi, đúng chỗ.
     
  9. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Quay lại chủ đề sáng tạo đi các bác ơi.
     
  10. bongmai

    bongmai Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/3/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mẹ cháu vào đây để học tập ít kinh nghiệm dạy con nhưng đọc hết 5 trang thì cũng tìm được chút kinh nghiệm về marketing...
     
  11. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Quả thực là chúng ta dễ sa đà vào những suy nghĩ chủ quan khiến cho chủ đề chính thì lại không trao đổi, chỉ tám toàn những chuyện linh tinh ! Nhưng đó cũng chính là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm trong việc giúp con phát huy tính sáng tạo - Có nghĩa là làm cách nào giúp bé tập trung được sự chú ý vào một vấn đề nào đó, đừng để những chuyện linh tinh xem vào nhưng cũng cần suy nghĩ về nhiều mặt, gợi ra cho trẻ cố gắng đưa ra nhiều cách giải quyết tình huống, ngay cả khi trẻ đưa ra những cách giaỉ quyết mà chúng ta cho là ngớ ngẩn nhất, cũng nên xem xét và thử lật lại vấn đề, điều đó sẽ giúp cho cả trẻ lẫn chúng ta có được nhiều kinh nghiệm thú vị !
     
  12. MeMi

    MeMi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/8/2005
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Thấy các Pác thắc mắc quá về sáng tạo, i..em đành tra từ điển vậy:
    Sáng tạo:
    1- Tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần
    2- Tìm ra cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc cái đã có

    Vì vậy, sáng tạo theo cách 2 quả thực là 1 điều rất gần gũi trong cuộc sống, mà theo Mẹ Mi nghĩ, ai cũng có thể sáng tào- Sáng tạo không phải là một điều gì quá to tát và xa vời cạ.

    Ngay cả con trẻ, nếu chúng ta chỉ cho bé 1 cách sử dụng đồ chơi, mà bé nghĩ ra cách khác để dùng chùng- Thì đó cũng là sự sáng tạo của bé :wink:

    Thế nên, hãy luôn luôn khuyến khích sự sáng tạo của bé, để khi lớn bé có thể tạo ra những điều ..to lớn hơn, phải không các Pac'..
     
  13. MeMi

    MeMi Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/8/2005
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Thấy các Pác thắc mắc quá về sáng tạo, i..em đành tra từ điển vậy:
    Sáng tạo:
    1- Tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần
    2- Tìm ra cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc cái đã có

    Vì vậy, sáng tạo theo cách 2 quả thực là 1 điều rất gần gũi trong cuộc sống, mà theo Mẹ Mi nghĩ, ai cũng có thể sáng tào- Sáng tạo không phải là một điều gì quá to tát và xa vời cạ.

    Ngay cả con trẻ, nếu chúng ta chỉ cho bé 1 cách sử dụng đồ chơi, mà bé nghĩ ra cách khác để dùng chùng- Thì đó cũng là sự sáng tạo của bé :wink:

    Thế nên, hãy luôn luôn khuyến khích sự sáng tạo của bé, để khi lớn bé có thể tạo ra những điều ..to lớn hơn, phải không các Pac'..
     
    architect thích bài này.
  14. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học - và Việt Nam cũng chưa có Viện Hàn Lâm về ngôn ngữ , vì vậy các danh từ như sáng tạo, sáng chế, sáng kiến, sáng tác mỗi người có thể hiểu theo một cách - theo Tầm Nguyên Tự Điển của Bửu Kế thì sáng tạo là dựng lên và làm ra cái mới - và theo suy nghĩ của tôi sáng tạo là làm ra một điều mới ( tinh thần ) một vật mới ( vật chất ) mà trước nay chưa hề có -
    TD như sáng tạo ra một luận thuyết như Freud với thuyết Phân Tâm
    sáng tạo ra một trường phái hội họa ( trừu tượng với Picasso , Dã thú với Matisse ) hay những sáng tạo trong kiến trúc, trong văn chương, thi ca ... Hay nói một cách khác, đó là những cách nghĩ, cách nhìn, cách làm hoàn toàn mới, trước đó chưa hề có, và sau đó là những cái tương tự, ăn theo, bắt chước ...
    Trong phạm vi tâm lý giáo dục trẻ em, thì chính các em cũng có thể sáng tạo ra những cách nghĩ, cách nhìn và cách làm hoàn toàn mới, dĩ nhiên là sẽ không thể vang danh thiên hạ, nhưng cũng tạo nên cho các em những sự khích lệ, để hoàn thiện hơn về nhân cách và cũng có khi sẽ trở nên những bệ phóng cho những sáng tạo sau này khi các em lớn lên . Nhưng có cái khó là cha mẹ vì tình thương con, có thể chấp nhận những cái gọi là sáng tạo nơi trẻ - mặc dù đó không phải là dễ xuất hiện, thường chỉ là những sáng kiến hay sáng tác mà thôi - Nhưng khi bước vào xã hội thông qua môi trường giáo dục - thì 10 em hết 9 sẽ bị làm cùn nhụt ngay tức khắc những cách nghĩ, cách làm mới bằng những quy chuẩn của nhà trường và của tư duy giáo viên . Và lúc đó, thông thường thì ít có bậc cha mẹ nào đủ dũng khí để chống lại những quy chuẩn này khi mà " trăm sự nhờ thầy" vì thực sự chúng ta cũng khó có thể xác định được những cách suy nghĩ mới mẻ đó của con có phải là sự sáng tạo của một trẻ tự tin và thông minh, hay chỉ là những cách nghĩ của một kẻ tâm thần !
    TD: Trẻ vẽ lá cây mầu đỏ, tô trời mầu hồng và mặt trời màu xanh, hay vẽ những con người bay lửng lơ trên không trung - thì chắc là cô giáo sẽ không thể nào chấp nhận và sẽ bắt trẻ sửa lại cho đúng thực tế là lá cây phải mầu xanh là ,bầu trời xanh dương còn mặt trời phải là mầu đỏ cam - trẻ sẽ bị cụt hứng và cha mẹ cũng phải chấp nhận điều đó là đúng . Nhưng nếu cô giáo và cha mẹ có hiểu biết về tâm lý một chút, thì sẽ nhìn những hình ảnh, mầu sắc mà trẻ vẽ dưới một góc độ khác như một thông điệp muốn gửi đến mọi người, chứ không phải như một ống kính quan sát và phản ảnh sự vật chung quanh -
    Tuy nhiên chúng ta cũng đừng nên cường điệu hóa các hành vi hay cách nghĩ khác lạ của trẻ tất tật là sáng tạo - mà phải nhìn ở một chừng mực nào đó , đôi khi chẳng có gì là sáng tạo ở đây mà chỉ là một hành vi giải tỏa những căng thẳng của trẻ mà thôi .
     
    architect thích bài này.

Chia sẻ trang này