Hãy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mầm

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi tinhme, 3/5/2006.

  1. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Các mẹ ơi
    Hiện nay có nhiều sách, có nhiều tài liệu về phát triẻn khả năng sáng tạo cho trẹ Nhưng các mẹ có thấy đọc sách nhiều nhưng mà khi ứng dụng hiệu quả lại không cao không? thú thực đôi khi mình thấy chẳng biết phải làm thế nào để chơi với con nữa, nhiều lúc mệt mỏi lặm

    theo các mẹ mình sẽ đọc tài liệu nào để phát triển khả năng sáng tạo cho tre?
    Khi các con ở mầm non liệu đã thể hiện khả năng sáng tạo chưa?
    Và nếu có thì làm thế nào để phát triển được sự sáng tạo của con?
    Các mẹ cho ý kiến nhé
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tinhme
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Hiện nay, chữ Sáng tạo được dùng một cách rộng rãi, tuỳ tiện nên mất đi nguyên nghĩa của nó - Theo ý tôi thì không nên dùng chữ sáng tạo với trẻ em, mặc dù thực sự là có những trẻ đã nghĩ ra những điều hoàn toàn mới, nhưng trên bình diện chung thì không phải em nào cũng có thể sáng tạo, nghĩa là tạo ra, nghĩ ra một điều hoàn toàn mới, từ trước đến nay chưa ai có, chưa ai làm, chưa ai biết, chưa ai thấy !
    Vì vậy, chúng ta nên gọi là làm sao giúp cho trẻ phát huy những sáng kiến thì hợp lý hơn - Còn chữ sáng tạo nên dành cho các nhà phát minh khoa học, các nhà nghệ sĩ đã dùng năng lực và năng khiếu của mình để tạo ra những tác phẩm hoàn toàn mới .
    Nhưng để giúp cho trẻ phát huy sáng kiến, thì cũng giống như người thợ phải có công cụ, nhà khoa học phải có phòng thí nghiệm - và Phải được tạo những cơ hội - điều kiện thuận lợi .
    Còn đối với trẻ Mầm non MG - tuy các em đã được tạo cho khá nhiều điều kiện tốt ( Cơ sở vật chất - phòng ốc - các dụng cụ tạo hình - các đồ chơi kích thích trí tưởng tượng - và các giáo viên được đào tạo bài bản )
    Nhưng, trên thực tế - Quan điểm về việc làm thế nào giúp cho trẻ phát huy sáng kiến, cũng vẫn giống như làm thế nào giúp cho trẻ biết đọc, biết làm toán - nghĩa là HỌC NHỮNG CÁI CÓ SẴN và LẬP LẠI THẬT ĐÚNG . Các GV yêu cầu trẻ phải tô màu thật chuẩn, không lem ra ngoài hình vẽ, lá thì phải tô màu xanh, mái nhà thì tô màu đỏ ... điều này chỉ giúp cho các em có kỹ năng sử dụng cây bút, có kiến thức về môi trường xung quanh, chứ không thế kích thích óc sáng kiến của trẻ, chứ đừng nói đến óc sáng tạo của một nhà nghệ sĩ .
    Vì vậy, với cách dạy và học như hiện nay, ở tất cả các cấp, đừng mong gì tạo cho trẻ có khả năng phát triến óc sáng kiến - Những cuộc thi sáng tác các mô hình, chỉ là sự góp nhặt các kiến thức là chính và cũng chỉ mang tính hình thức , phong trào .
    Vậy chẳng lẽ bó tay ? Đúng là bó tay nếu người lớn muốn trẻ em phát huy sáng kiến bằng sự dạy dỗ theo những quy định, khuôn mẫu , và đánh giá cái đẹp, cái đúng, cái hay theo những chuẩn mực của người lớn mà không cho các em có quyền nói cái mình nghĩ, làm cái mình muốn !
     
    architect thích bài này.
  3. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Re: Hãy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ m

    Không biết chơi trò gì thì mua mấy quyển sách "trò chơi cho trẻ mẫu giáo" về ngâm cứu và bày ra chơi :lol: :lol: Có cả trò chơi vận động và trò chơi học tập đó. Chơi với con sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề "làm thủ công" cắt dán nữa :lol: :lol:
     
  4. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3


    Vậy chúng ta phải làm thế nào để cho chính con chúng ta ngày càng sáng tạo hơn vậy ạ (xin lỗi bác LeKhanh, tôi thích dùng từ sáng tạo hơn từ sáng chế).
    Liệu có phương pháp gì để giúp các bà mẹ như chúng ta không? tôi đã cố gắng đọc và tìm tài liệu, nhưng có vẻ vẫn hơi mơ hồ một chút khi hiểu về nó?
    Vậy một đứa trẻ có khả năng sáng tạo từ khi nó còn đi học ở Mầm non không? Bác Lekhanh trả lời cho tinhme với nhé.
     
  5. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3


    Vậy chúng ta phải làm thế nào để cho chính con chúng ta ngày càng sáng tạo hơn vậy ạ (xin lỗi bác LeKhanh, tôi thích dùng từ sáng tạo hơn từ sáng chế).
    Liệu có phương pháp gì để giúp các bà mẹ như chúng ta không? tôi đã cố gắng đọc và tìm tài liệu, nhưng có vẻ vẫn hơi mơ hồ một chút khi hiểu về nó?
    Vậy một đứa trẻ có khả năng sáng tạo từ khi nó còn đi học ở Mầm non không? Bác Lekhanh trả lời cho tinhme với nhé.
     
  6. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Re: Hãy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ m


    Mami ơi, làm thử rồi, nhưng mà cảm giác như hiệu quả không cao, có vẻ như mình còn thiếu thiếu một cai gì đó để khuyến kích được thằng Tí nhà mình ấy.
     
  7. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mình cũng hay chú tâm tìm hiểu chuyện này, có bài này đã đăng ở trang chủ của LCM, bạn thử tham khảo thêm xem sao .

    Mình cũng có vài kinh nghiệm khi chơi với con mình, hôm nay nhiều việc quá, chia sẻ sau nhé .


    12 ý tưởng để giúp trẻ phát triển tính sáng tạo
    Catherine Dolto, nhà phân tâm học; Hélène Duplantier, họa sĩ và Olivier Combier, đạo diễn nhà hát kịch trẻ em.

    Làm thế nào để giúp bé trở nên sáng tạo hơn ? Hàng ngày bạn nên cho làm gì với trẻ để giúp bé phát triển những gì bé có ? Tất nhiên không phải là để tạo ra một Mozart hay một Picasso ! O đây, chỉ đơn giản là đề xuất với bé những họat động nho nhỏ vui vẻ để kích thích những tài năng cá nhân sẵn có mà thôi.

    1- Đánh thức các cơ quan cảm giác của bé

    Sự sáng tạo được nuôi dưỡng từ việc cảm nhận, sờ mó, từ những mùi vị và cảm giác. Vì vậy bạn hãy chú ý đến việc đánh thức và phát triển 5 giác quan của con bạn. Bạn hãy rủ bé thổi hơi nhè nhẹ lên làn da của bé, rủ bé ngắm nhìn lá mùa thu, rủ bé ngửi mùi đất bốc lên khi trời vừa mưa xuống, rủ bé nhảy lên một đống cỏ hoặc rơm khô để cảm thụ được sự mềm mại, cho bé ngửi một cái lá thơm được vò nát bằng các ngón tay, rủ bé nếm các loại rau quả, thức ăn, những mùi vị mà bé chưa biết đến bao giờ.

    2- Khuyến khích bé quan sát những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày

    Không phải lúc nào cũng cần phải dẫn trẻ đến bảo tàng nghệ thuật để đánh thức cảm xúc nghệ thuật, chỉ cần ngắm nhìn một cách chăm chú thế giới xung quanh cũng đã thấy được bao nhiêu điều kỳ diệu rồi. Bạn hãy khuyến khích bé ngắm nhìn thật gần những bông hoa, những màu sắc khác nhau của một khu vườn, sự phản chiếu của một đồ vật dưới ánh sáng mặt trời…Khuyến khích bé phân biệt sự khác nhau của một đồ vật khi ánh sáng thay đổi. Khi phải chờ đợi lâu ở đâu đó, bạn hãy đưa cho bé một quyển sổ nhỏ và ít bút chì màu để bé có thể vẽ những gì bé thấy ở xung quanh và thế là thay vì phải buồn chán trong chờ đợi, bé đã có thể vẽ được một bức tranh.

    3 - Khuyến khích mô tả những cảm xúc bằng lời

    Trẻ em rất dễ thay đổi cảm xúc, trẻ có thể chuyển một cách dễ dàng từ cười sang khóc, từ sự dịu dàng dễ thương sang những cơn cáu giận ngập tràn. Tuy nhiên, tất cả những sự thể hiện của bản thân sẽ không mang tính sáng tạo, và một đứa trẻ kêu khóc và làm những động tác này nọ không thể hiện được gì cả. Nhưng nếu bạn nói với bé : « Bây giờ Bố / Mẹ muốn cảm nhận nỗi sợ của con, sự cáu giận của con, niềm vui của con, mong muốn kêu la của con. Con có thể giải thích cho Bố / Mẹ những gì con cảm thấy bằng lời được không ? », và con bạn sẽ tạo được ý nghĩa cho sự bùng nổ của nó và bé sẽ trở nên sáng tạo. Sự thể hiện bản thân sẽ trở nên thú vị nếu những người xung quanh có thể hiểu được nó.

    4- Vun trồng những năng khiếu tự nhiên

    Để biết được con bạn có những năng khiếu tự nhiên gì và những hoạt động nào thích hợp nhất với bé, bạn hãy quan sát con bạn một cách kỹ lưỡng sau đó hãy đưa ra các gợi ý cho bé.
    Nếu con bạn thuộc về những đứa trẻ thích các vận động, bạn hãy gợi ý và tạo điều kiện cho bé được múa, được học kịch câm, nhào lộn…
    Nếu con bạn thích màu sắc, hãy cho bé được làm quen với màu nước, màu sáp, phấn màu, bột nặn, hoặc một cái máy ảnh…Trẻ con ba tuổi là đã có thể chụp được những bức ảnh rất tuyệt rồi…
    Nếu con bạn chú ý đặc biệt đến âm thanh, bài hát, đến các tiếng động từ đường phố như tiếng còi xe cứu hỏa chẳng hạn, bạn hãy cho bé nghe những điệu nhạc và những bài hát khác nhau, đặc biệt là hãy chơi với bé, ví dụ như gõ vào một cái nồi, một cái cốc hoặc đơn giản chỉ là những điệu vỗ tay…
    Nếu con bạn thích cầm bút và sử dụng bút một cách khéo léo, hãy cho bé tập vẽ, điều này còn chuẩn bị rất tốt cho việc cầm bút viết ở tuổi đến trường.
    Tóm lại là trẻ có thể lựa chọn bất cứ họat động nào, điều cốt yếu là trẻ phải cảm thấy thoải mái và thấy được giá trị của bản thân trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau để làm nảy nở và phát triển lòng tự tin của trẻ.

    5 - Phát triển trí tưởng tượng của trẻ

    Hãy giúp con bạn phát triển trí tưởng tượng ngay từ nhỏ. Để giúp trẻ, bạn đừng bao giờ yêu cầu con : « Nào, con hãy làm cho mọi người cười đi, làm hề đi ! Hãy kể cho cả nhà nghe một câu chuyện tuyệt vời vào nhé ! ». Để giúp trẻ bắt đầu, tốt hơn cả là gợi cho trẻ vài ý tưởng nào đó. Ví dụ, hẫy làm cho các đồ vật hoặc con vật quen thuộc nói chẳng hạn. Bạn có thể nói với trẻ : « Nếu con gấu bông này của con mà biêt nói thì nó sẽ muốn nói gì nhỉ ? » Hoặc « nếu con mèo của bác hàng xóm nhà mình mà biết nói thì nó sẽ nói gì nhỉ ? »…Khi trẻ bắt đầu sáng tác ra một câu chuyện, bạn hãy hướng trẻ đến những gì thân thuộc với trẻ, ví dụ như về bạn bè, về trường học, về bộ phim hoạt hình mà trẻ thích, về những nhân vật trong truyện mà trẻ yêu quý, về gia đình, về những chuyện của cuộc sống hàng ngày như đi chợ với mẹ, đi dạo choi hoặc chuẩn bị một bữa ăn…Với những cơ sở sẵn có ban đầu như vậy, trẻ có thể dệt nên một câu chuyện nhỏ một cách dễ dàng.

    6- Hãy cho trẻ những ví dụ

    Một đứa trẻ bé không mang sẵn trong mình « bản chất sáng tạo », sự sáng tạo của trẻ được hình thành qua sự bắt chước, và bố mẹ thường là những người được trẻ bắt chước đầu tiên. Để kích thích sự sáng tạo của con bạn, bạn hãy cho bé những ví dụ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc vừa kể chuyện cho bé nghe vừa diễn lại các nhân vật theo các tình huống trong câu chuyện. Sau đó bạn hãy cho bé học nhắc lại những câu nói theo tình huống, ví dụ khi cáu thì nói thế nào, nói dịu dàng thì thế nào, nói thầm thì thế nào…Khuyến khích bé đóng vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện, sau đó lại đến lượt bạn đóng lại để cho bé xem để bé học dần cách thể hiện…

    7- Biến tấu các câu chuyện quen thuộc

    Bạn có thể cùng con biến tấu những câu chuyện cổ tích quen thuộc của bé bằng cách cùng bé thay đổi các nhân vật, các địa điểm của câu chuyện, ví dụ như con gấu trong chuyện sẽ được thay bằng con gấu bông của bé, khu rừng trong chuyện sẽ được thay bằng công viên…Cùng lúc có thể thay đổi một số chỗ trong nội dung câu chuyện.
    Bạn cũng có thể kể cho bé nghe đoạn đầu của một câu chuyện mà bé đã biết, sau đó đề nghị bé kể nốt phần còn lại…

    8- Trò chơi hóa trang


    Quần áo cũ, mũ, khăn, đồ trang sức đã lỗi mốt của bạn có thể trở thành những đồ hóa trang tuyệt vời cho trẻ trong những dịp này dịp khác, hoặc trong khi diễn lại các câu chuyện kể thường ngày. Để kích thích sự thi vị trong các trò sáng tạo của trẻ, bạn có thể đặt các câu hỏi: « mặc váy xong rồi thì bà hoàng hậu đi thế nào con nhỉ ? bà ấy quay người thế nào hả con, giọng nói của bà ấy thế nào nhỉ ? …dần dần, bạn sẽ hướng trẻ vào việc nhập vai, thoát ra khỏi con người quen thuộc của trẻ và sống trong thế giới tưởng tượng.

    9- Chia sẻ cảm xúc của bạn với con


    Thật hạnh phúc nếu cả gia đình múa hát cùng nhau. Bạn đừng ngần ngại chia sẻ với con bạn bằng cách cho trẻ cùng nghe những bài hát, những bản nhạc yêu thích của bạn, bạn có thể chọn một vài bài đơn giản phù hợp với lứa tuổi để dạy cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Bạn hãy trò chuyện với trẻ về những bài hát và những bài thơ mà bạn yêu, những bức tranh khiến bạn xúc động. Với trẻ nhỏ, bạn nên bắt đầu bằng những cảm xúc đơn giản nhất như cho trẻ cùng ngửi mùi thơm của một loài hoa mà bạn cảm thấy thích. Chỉ cho bé nhìn thấy những vẻ đẹp giản dị trong cuộc sống hàng ngày ví dụ trên đường dẫn con đến trường, bạn có thể chỉ cho bé: « con có thấy rằng bầu trời hôm nay rất xanh không », « con có nhìn thấy những cái lá xanh mướt óng ả dưới ánh mặt trời không ? ». Cứ như vậy, dần dần, mỗi khi đi qua những nơi quen thuộc ấy, trẻ lại nhớ lại những cảm xúc đã trải qua cùng bạn để rồi tự suy nghĩ về những cảm xúc riêng của trẻ về một điều gì đó.

    10 - Hãy cho trẻ thực hành một họat động nghệ thuật nào đó

    Chẳng cần phải là Mozart hay Picasso, đứa trẻ bé nào cũng có tính nghệ sĩ tự nhiên trong người. Vẽ, nặn, múa, đàn , kịch…từ sớm sẽ mang lại cho trẻ sự thoải mái và đồng thời giúp trí tuệ phát triển. Nghệ thuật là một sự giải phóng, một phương tiện để tự thể hiện, để nói về bản thân và nhưũng gì ẩn chứa trong mình. Trẻ con cũng như người lớn đều tự giải tỏa và thể hiện mình qua sáng tạo. Niềm vui hay nỗi buồn của con người có thể được thăng hoa thành một điệu múa hay một bài hát. Khi vẽ một bức tranh rất đẹp bằng toàn màu đỏ, một đứa trẻ có thể đã tự thể hiện được ra ngoài cái ý muốn đá cho cô em gái một phát thật đau.
    Nhưng để tìm được đúng họat động làm trẻ thích thú, trước khi đăng ký cho trẻ vào một họat động nghệ thuật nào thì cũng nên cho trẻ thử trước một vài buổi.

    11- Tạo sự thoải mái trong các họat động

    Để tránh sự nhàm chán và gò ép, bạn hãy cố gắng chuyển các tập luyện thành trò chơi, ví dụ khi trẻ tập các gam trên đàn piano, thay vì bắt trẻ tập đi tập lại theo cùng một kiểu, bạn có thểchỉ cho bé vửa tập vửa tưởng tượng ra các kiểu ngón tay : khi tay bằng cao su thì như thế nào, khi như cái máy khâu thì các nốt nhạc sẽ như thế nào, nếu tay mềm lỏng ra như nước thì nốt nhạc sẽ như thế nào…Hoặc đọc thơ theo nhịp, hoặc cùng sáng tác một bài hát liên khúc để học từ…
    Họăc thay vì vẽ bằng bút lông, thỉnh thoảng trẻ có thể được vẽ bằng các ngón tay, bằng một miếng giẻ, bằng một củ khoai cắt đôi, bằng in hình lá….
    Thay vì bắt trẻ phải học ký xướng âm theo kiểu cổ điển, bạn có thể cùng « chơi nhạc » với con bằng những đồ vật trong nhà rồi cùng con tìm ra các nốt nhạc cao thấp …
    Bạn hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng ở đây không phải là những tác phẩm đẹp đẽ, những bản nhạc được dạo một cách thành thạo… Những đòi hỏi về những tác phẩm hoàn hảo của người lớn có thể giất chết tính sáng tạo của trẻ, khi đó, thay vì thấy giá trị của mình được nâng cao, đứa trẻ sẽ cảm thấy khó chịu vì bị nhận xét, vì bị gò bó …
    Điều quan trọng ở đây là sự trải nghiệm, sự tìm tòi, sự thích thú, sự thể hiện những gì diễn ra trong nội tâm của trẻ.

    12 - Tự tin vào sự sáng tạo của chính bản thân bạn


    Nếu bạn tự xếp mình vào số những cha mẹ tự cho rằng mình không có khiếu sáng tạo, bạn hãy quên cái điều đó đi. Xin hãy nhứ rằng thế giới này không được chia ra làm hai nửa, một bên là những nghệ sĩ đầy sáng tạo, một bên là những người đơn giản tĩnh tại. Tất cả mọi người đều có khiếu về một cái gì đó. Bạn có thể có khiếu để cảm thụ và xây dựng một cuộc sống đẹp đẽ. bạn có thể là người làm bếp giỏi. Có thể bạn biết trồng cây. Có thể bạn sẽ biết cùng con xây những cái lâu đài bằng cát. Bạn có thể có khiếu đọc thơ…
    Tóm lại, nói một cách ngắn gọn là bạn có thể mang lại cho con bạn rất nhiều từ những thứ tưởng chừng đơn giản nhất. Cái chính là bạn hãy hành động cùng trẻ.

    Bài được đăng trong tạp chí “Parents” - tháng 9 năm 2004
     
    architect thích bài này.
  8. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Cảm ơn MeLuti nhé. Mình đọc bài đấy cũng thấy hay lắm.
    Mình thây ở các trường Mầm non hiện nay họ đang quảng cáo nhiều về phuowng pháp mới lắm, liên quan đến việc phát triển sáng tạo cho trẻ mầm non, rồi trí thông minh.
    Không biết ở Hànội đã có trường nào làm theo mô hình đó chưa nhỉ?
    Nhưng việc chỉ ở trường dạy không liệu có đủ không? Bố mẹ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển sáng tạo của trẻ nhỉ?
    Ở Hànội có tổ chức nào nghiên cứu về lĩnh vực này không vậy các mẹ? Mình đang tìm thông tin xem có tổ chức nào làm không? Nếu có mình sẽ đến để tư vấn.
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Thực ra tôi không muốn dùng chữ sáng tạo, vì giá trị đích thực của nó là vô cùng lớn, mà khuynh hướng hiện nay, ưa thổi phồng, khoa trương không hợp lý ( TD: một cái văn phòng be bé, vài ba nhân sự , dăm ngài khoa bảng cũng có thể trở thành một cái trung tâm nghiên cứu những điều hết sức vĩ mô .
    Nhưng quả thực là trẻ em có rất nhiều năng lực sáng tạo, và chính những phương pháp giáo dục sáo mòn đã làm thui chột năng lực ST ở trẻ em . Còn những cơ sở quảng cáo các PP giáo dục ST, thì tôi nghĩ giống như quảng cáo sữa bột trrên TV vậy thôi .
    Nhưng nói như thế không có nghĩa là phụ huynh không thể giúp trẻ phát huy khả năng này, mà chính phụ huynh mới là tác nhân quan trọng giúp trẻ . Qua tài liệu của mẹ Lutti cũng xác định điều đó .
    Điều quan trọng là chúng ta đừng nghĩ ST là những nguyên tắc, những quy luật, những phương pháp cao siêu, và cũng không nên nghĩ chỉ có những trung tâm giáo dục cấp quốc tế hay những chuyên gia mới có đủ điều kiện và khả năng để giúp trẻ ST. Chúng ta không phủ nhận giá trị của cơ sở và điều kiện làm việc . Nhưng chính quan điểm tôn trọng ý kiến của trẻ, khuyến khích trẻ có thể nói ra suy nghĩ, khả năng khơi gợi những nhận định dù rất ngộ nghĩnh của trẻ, mới là yếu tố quan trọng.
    Nền Giáo dục của chúng ta không chỉ làm cùn nhụt trí sáng tạo của trẻ, mà còn không nhận thức hết được những lợi ích do trí ST đem lại. Hay nói 1 cách khác, đó là quá coi thường giá trị chất xám .
    tôi rất tâm đắc với những phụ huynh quan tâm đến việc phát huy trí ST ở con em mình - Tôi nghĩ đây là một vấn đề cần bàn thảo kỹ lưỡng, để có thể đưa ra những phương hướng tốt nhất .
     
    architect thích bài này.
  10. conduongmoi

    conduongmoi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Thomas Armstrong nói: “Thời kỳ thơ ấu là thời kỳ của sáng tạo và tính tò mò bản năng. Trong thời kỳ này trẻ chủ yếu sống với cha mẹ, do đó cha mẹ hoàn toàn có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực to lớn đến khả năng sáng tạo của trẻ.” Vậy cha mẹ hãy học các phương pháp giúp trẻ phát huy hết tiềm năng trí tuệ từ khi còn nhỏ và hướng tới một tương lai thành công, hạnh phúc của trẻ!
    Nhiều người cho rằng, cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển được khả năng sáng tạo của mình rất nhiều nếu họ biết và hiểu rõ:

    - Cần có phương pháp chơi với trẻ
    - Hiểu bản chất sáng tạo của trẻ là gì?
    - Trẻ sáng tạo như thế nào?
    - Nguyên lý của sự phát triển sáng tạo của trẻ là gì
    - Những yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ là gì?
    - Những yếu tố kìm hãm sự phát triển sáng tạo của trẻ là gì?
    - Có những bài tập, tình huống nào để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo.

    Cảm ơn những ý kiến của chuyên gia Lê Khanh. Hi vọng công ty và chuyên gia sẽ có cơ hội được hợp tác để giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo.
     
    architect thích bài này.
  11. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
  12. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Mong muốn con mình thông minh, có năng lực sáng tạo là một điều hợp lý, thế nhưng, nếu chỉ cần cho con uống sữa bột ( có đủ loại dưỡng chất ! ) và bố mẹ đọc các sách, đi học các khóa tập huấn rồi về dạy con - thì quả thật là trẻ con lần lượt trở thành thần đồng, nhà phát minh hết cả !
    Nhưng đã bao nhiêu thế hệ qua đi - trình độ HS SV không những chẳng khá hơn, mà lại còn kém đi - dù tỷ lệ tốt nghiệp thuộc loại cao nhất thế giới ?
    Như vậy, khả năng thông minh, sáng tạo chịu sự tác động của những yếu tố nào ?
    Nếu nói về mặt lý thuyết thì cũng đơn giản thôi
    Yếu tố bẩm sinh - dinh dưỡng - môi trường gia đình - điều kiện học tập - môi trường xã hội - mọi thứ đều tốt thì có thể ( chỉ có thể ! ) Nhưng thế nào là tốt ? đấy là nguyên nhân phát sinh ra đủ thứ từ thuốc men, thực phẩm cho đến các phương pháp huấn luyện. Nhưng muốn tthụ đắc được những thứ đó, thì lại phải có yếu tố " đầu tiên" - Vậy thì con nhà nghèo sẽ không thể nào sáng tạo, thông minh nổi ? Nhưng thực tế thì có khi lại ngược lại ( mới đau chứ ! ) vậy thì đâu là yếu tố chính ?
     
  13. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Không có cái nào là chính cả bác Khanh ạ

    * Bẩm sinh một tí
    * Môi trường xung quan một tí
    * Bố mẹ dạy dỗ một tí
    * Sữa bột một tí

    Tóm lại là có rất nhiều tí, và nếu ta không làm được tí này thì nên cố gắng làm tí kia. Ví dụ nếu bẩm sinh không tốt, nhưng túi tiền đầy thì ta có thể dùng sữa bột có bổ sung Taurin. Hoặc nếu không đủ tiền mua sữa bột thì ta hòan toàn có thể bỏ nhiều thời gian hơn để giúp trẻ sáng tạo.

     
  14. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    - Bác Khanh nói thế thì bi quan quạ tôi không tin rằng lại không thể giúp trẻ sáng tạo đươc.
    1. Bất kỳ một đứa trẻ nào ngoan ngoãn, hay thong minh, sáng tạo đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính mối trường trong gia đình, mà gia đình là ải chỉ có bố mẹ là người đầu tiên thội
    2. Qua bao thế hệ ư? Đúng là nhìn vào lịch sử có vẻ đúng, nhưng thực chất chúng ta nhìn nhận lại bản thân chúng ta xem, chúng ta đã thực sự thay đổi chưa? hay chúng ta cứ nghĩ chúng ta phải chịu điều kiện nọ điều kiện kịa
    3. Tôi không tin rằng đứa trẻ con nhà nghèo theo nghĩa của bác lại không sáng tạo đươc? quan trọng là cách định hướng và giáo dục của cha me.
    4. Nếu còn những người tồn tại ý kiến như của bác Khanh thì có lẽ con cái chúng ta là bị thịt hết hay sao?
     
  15. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    - Bác Khanh nói thế thì bi quan quạ tôi không tin rằng lại không thể giúp trẻ sáng tạo đươc.
    1. Bất kỳ một đứa trẻ nào ngoan ngoãn, hay thong minh, sáng tạo đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính mối trường trong gia đình, mà gia đình là ải chỉ có bố mẹ là người đầu tiên thội
    2. Qua bao thế hệ ư? Đúng là nhìn vào lịch sử có vẻ đúng, nhưng thực chất chúng ta nhìn nhận lại bản thân chúng ta xem, chúng ta đã thực sự thay đổi chưa? hay chúng ta cứ nghĩ chúng ta phải chịu điều kiện nọ điều kiện kịa
    3. Tôi không tin rằng đứa trẻ con nhà nghèo theo nghĩa của bác lại không sáng tạo đươc? quan trọng là cách định hướng và giáo dục của cha me.
    4. Nếu còn những người tồn tại ý kiến như của bác Khanh thì có lẽ con cái chúng ta là bị thịt hết hay sao?
     
  16. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trong một lớp học, bao giờ cũng có một tỷ lệ HS xuất sắc ( #10%) HS khá ( #20%) HS trung bình ( # 50%) và HS kém . Đó là thực tế, dù cho có báo cáo 99,9 % HS Khá đi nữa, thực tế vẫn là thực tế .
    Trong một nhóm người, bao giờ cũng có vài người xuất sắc, vài kẻ bị thịt và đa số làng nhàng - Tôi không phủ nhận những yếu tố như sữa bột và các pp giáo dục tiên tiến, nhưng sữa bột tốt không phải là một chế độ dinh dưỡng tốt - Sữa mẹ là tốt nhất, nhưng cũng chỉ giúp cho con phát triển trong 3 năm đầu, chứ nếu chỉ dùng thuần sữa không cũng không thể giúp trẻ phát tiển được. PP giáo dục tiên tiến rõ ràng là giúp cho trẻ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, như ở các nước Tây Phương , nhưng Tây có bị thịt không ? có trẻ tự kỷ không ?
    Tôi không bi quan, chỉ mong chúng ta phải biết rõ về con mình, biết các tố chất bẩm sinh của trẻ, biết chức năng của tình mẹ, biết giá trị của sự làm gương trong gia đình, cũng như biết rõ những tác động của xã hội ảnh hưởng như thế nào lên con trẻ . Chúng ta không để mình bị cuốn vào những phong trào " dạy khôn" - vì có những pp hiệu quả với em A, nhưng lại vô dụng với em B . Chúng ta cũng nên biết rằng, có nhiều thứ có thể mua bằng tiền, nhưng lại có rất nhiều thứ không thể mua bằng tiền được .
     
  17. conduongmoi

    conduongmoi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Với nick conduongmoi, nhưng tôi chỉ tham gia với tư cách là quan điểm cá nhân thôi.
    - Đúng vậy, trong một nhóm người, sẽ có người thế này nguơif thế kia, chính vì thế mà đắt nước chỉ có một vua, một thủ tướng, một tổng thổng. Nhưng cho dù là tổng thống, thủ tướng,... cũng cấn cò những trợ tá đặc lực, nếu không cũng chẳng có tác dụng gì. Và thời điểm này thì ta cần trợ lý này, thời điểm khác ta cần trơ lý khác. Trong giáo dục trẻ cũng vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, đều đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp từ cho con ăn đến giáo dục con làm sao phụ hợp với nhu cầu phát triển thời điểm đó của trẻ, đồng thời phải hiểu đuơcj những biểu hiện tâm lý của trẻ để làm sao định huơngs và phát triển cho trẻ tốt nhất.
    - Còn ý kiến của bác LeKhanh nói về phong trào “day khôn” tôi thì phản đối, vì ở đây không phải là phong trào dạy khôn. Mà là hoạt động nâng cao kiếnn thức của cha mẹ, một ông thầy dốt không bao giờ tạo ra một học trò giỏi, giáo dục con cũng vậy. Bố mẹ không hiểu cái gì nên chơi và chơi như thế nào cho tốt với con thì sẽ làm thui chột sự phát triển của trẻ (tôi lưu ý, không phải nguơif lớn ép buộc trẻ đâu nhé). Thử hỏi, chúng ta suốt ngày học bằng câps nọ bằng cấp kia, nhưng đã có ai thực sự nghĩ rằng nuôi con cũng phải đi học đâu??? Một điều rất nhầm lẫn từ trước đến này, họ cứ nghĩ, trời sinh voi, trời sinh cỏ. Ai trong số tất cả những người phụ nữ viêtnam đã bao giờ thực sự dược đào tạo kỹ năng làm mẹ, làm vợ, chưa???? tôi nghĩ hiếm lắm. Ở nuơcs ngoài, họ còn có các chuơng trình giảng dạy cho các cặp chuẩn bị kết hôn và những thay đổi cuộc sống khi không còn là cuộc sống độc thân nữa, hay đào tạo kỹ năng làm mẹ làn đâu....\
    Các chương trình đưa ra hoàn toàn là mong muốn bổ sung hệ thống kiến thức cho các bậc cha mẹ có thêm kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục cho trẻ, không phải với mục đích con họ sẽ thành tổng thông, thủ tương.. mà chỉ mong rằng khi trẻ lớn lên phải trải nghiệm với cuộc sống phực tạp trẻ đều có thê giải quyết và vượt qua đuợc, tự xây dưnng cho mình một cuộc sống hạnh phúc
    - Chúng ta quan sát hai đứa trẻ: 1 việtnam và 1 phương tây chúng ta sẽ nhận ra sự khác biệt rất lớn về phương pháp giáo dục cũng như định hướng trẻ.

    Thành Đoàn
     
    architect thích bài này.
  18. Mơ chua

    Mơ chua Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/11/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bác Lê Khanh ơi, em hoàn toàn ủng hộ bác =D>

    Theo em, phương pháp giáo dục là quan trọng nhất đối với sự phát triển tư duy & sáng kiến của trẻ (đúng là chưa thể gọi là "Sáng tạo"). Giáo dục ở đây đòi hỏi cả 1 quá trình lâu dài, thậm chí là rất kiên trì & hơi gian khổ, từ khi trẻ mới sinh (phương pháp giáo dục từ sớm) đến khi trẻ học mẫu giáo, lên cấp I, ... học xong đại học. Để có được 1 trò giỏi hoặc xuất sắc thì công lao lớn nhất thuộc về bố mẹ 70% (giáo dục & đào tạo con từ nhỏ + môi trường gia đình) rồi mới đến thầy cô, bạn bè,...

    Em là giảng viên ĐH của 1 trường có uy tín & hiện đang học ở nước ngoài. Hồi đầu mới sang đây, em thực sự bị choáng trước phương pháp học HOÀN TOÀN KHÁC với những gì em đã được học ở VN. Em vẫn còn nhớ hồi cấp III, em đi học ôn thi ĐH khối D môn Văn ở 1 thầy nổi tiếng dạy chuyên Văn trường Amsterdam. Vào lớp, cả trăm cái đầu chỉ cúi xuống, cặm cụi chép... thôi thì các thể loại viết tắt được huy động. Thậm chí khi em lên bậc ĐH ở 1 trường nổi tiếng nhất nhì Hanoi, phương pháp dạy học kiểu 1 chiều vẫn là chủ yếu. Trò chỉ cần trả lời kiểu "con vẹt" theo những lời thầy giảng & đọc thêm 1 số tài liệu thầy đưa là đã được điểm 8-10 rồi. Đến khi em là tập sự giảng viên, chuyên cắp cặp theo các thầy cô giàu kinh nghiệm, em cũng 1 vài lần choáng khi thấy trong bài thi, 1 SV (chắc đã đọc được ở 1 website nước ngoài nào đó) viết những ý kiến mà thầy không giảng --> kết quả là: "Sai quan điểm của Đảng", "Đây là những lời bịa đặt của phương Tây, tôi không dạy thế"...

    Với phương pháp dạy kiểu 1 chiều như thế thì thử hỏi còn ai dám "sáng tạo" nữa không? Và sáng tạo để làm gì cho đau đầu? Chỉ cần làm "con vẹt" là đã được công nhận Học sinh xuất sắc rồi.

    Em rất ủng hộ ý kiến của bác Lê Khanh: "Sữa mẹ là tốt nhất" cho dù các hãng sữa công thức có quảng cáo bổ sung Taurin, DHA,... rùm beng đi chăng nữa. Ngày bé, em hoàn toàn bú sữa mẹ đến khi tròn 2 tuổi, không hề uống 1 chút sữa đặc hay sữa bột nào. Có lẽ thế hệ của chúng em ngày xưa cũng đa phần là thế, đâu có nghe nói đến Taurin hay DHA đâu. Vậy mà VN cũng vẫn có bao nhiêu nhà khoa học nổi tiếng trong & ngoài nước đấy thôi.

    Yếu tố "Bẩm sinh" hay "gen di truyền" cũng là quan trọng, nhưng không quyết định. Em nghĩ yếu tố này chỉ thực sự phát huy khi được giáo dục trong môi trường & phương pháp tốt.

    Cuối cùng, bác Lê Khanh không hề quá bi quan như 1 số mẹ nghĩ đâu. Nếu như cứ có nhiều tiền cho con uống sữa công thức đắt tiền & tiếp cận được với phương pháp EQUEST hay gửi con vào học ở mấy trường quốc tế thì con sẽ trở thành nhân tài hết sao??? Ta nên thẳng thắn nhìn nhận thực tế tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá & Trung bình trong 1 lớp & nên đánh giá đúng khả năng của mỗi người.

    Có nước nào trên thế giới có tỉ lệ Giáo sư, Phó Giáo sư & học sinh tốt nghiệp PTTH (cấp III) cao như VN mà vẫn nghèo ở tầm Underdeveloped như VN không (40 quốc gia nghèo nhất thế giới)??? Tốc độ phát triển kinh tế của VN (GDP) trong mấy năm qua cao thật 7-8%/năm, nhưng là cao so với cái nền tảng cũ (quá nghèo khổ, đói rách) của chính VN & dựa rất nhiều vào nguồn vốn nước ngoài (ODA, FDI hay tiền của Việt kiều đổ về)... Chị Dậu ngày xưa chỉ bán con đi ở (trong cùng xã) chứ ngày nay, bao nhiêu phụ nữ VN đã phải bán mình & bị ngược đãi nơi xứ người & cả trong nước nữa? bao nhiêu trai tráng phải bán sức lao động với đồng lương quá ư rẻ mạt? --> còn khổ hơn cả chị Dậu ngày xưa gấp vạn lần.

    Em chỉ nêu 1 vài suy nghĩ rất thực tế như vậy, mong được chia sẻ cùng các mẹ & bác Lê Khanh.
     
    architect thích bài này.
  19. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chắc có lẽ, các bạn ở HN biết rõ hơn tôi - cách đây khoảng 10 năm, đã có phong trào thực nghiệm ( Còn gọi là công nghệ giáo dục ) do ThS Hồ Ngọc Đại tổ chức, để đem các em HS ra thể nghiệm một phương pháp giáo dục mới - dần dần phong trào đó được nhân rộng lên cả nước, bên cạnh nền giáo dục cải cách ( đã có sửa ! ) lại có cả giáo dục thực nghiệm - một nền giáo dục với mục tiêu đào tạo hs giỏi - ( tôi đã trao đổi trực tiếp với bác HN Đại về việc này ) thế rồi - nước chẩy mây trôi, một chương trình được áp dụng cho hầu hết các tp lớn bây giờ ra sao ? đã đào tạo được thế hệ HS gioỉ nào chưa ? Phải chăng vì không thực nghiệm lên đến đại học nổi nên không trở thành HS gioỉ, Sinh viên gioỉ nổi ?
    Một chương trình như thế, quy mô như thế và kết quả như thế đã nói lên điều gì ? Vâng, cho dù chúng ta có biết học được bao nhiêu là phương pháp tiên tiến để dạy con phát huy óc sáng tạo, trí thông minh nhưng rồi với điều kiện xã hội - giáo dục trên đường rầy xe lửa ( mà là xe lửa chạy bằng hơi nước ! ) thì các con em chúng ta phát huy óc sáng tạo ở chỗ nào được ? Đó là thực tế ! Và cũng chính vì thế, mà chúng ta không thể nào so sánh 1 HS ta và 1 HS Tây về các khả năng học tập - Nhưng chúng ta vẫn có thể so sánh những phương diện khác - Tính linh hoạt - sức chịu đựng - sự dẻo dai - óc phán đoán ... liệu HS Tây cái gì cũng hơn HS ta chăng ?
    Vì vậy, tôi chỉ mong sao - Các bậc cha mẹ hãy biết rõ Chính Mình - hãy biết rõ năng lực của chính con mình , chúng ta có thể học hỏi những phương pháp để BIẾT RÕ HƠN về cá tính, về năng lực của con mình để từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi với sự tôn trọng, lắng nghe và yêu thương sao cho đưá trẻ sẽ THỰC SỰ là nó . Đừng sống bằng ảo tưởng - ảo tưởng vào sữa có chất AHD - ảo tưởng vào PP này, PP pháp kia - trong khi môi trường sống của chúng ta đã tạo ra biết bao ảo tưởng rồi -
     
    architect thích bài này.
  20. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Mô hình thực nghiệm cũng là một mô hình tiên tiến do HND đưa vào VN.
    Tôi đồng ý với bác LeKhanh.
    Hãy đi học phương pháp để BIẾT RÕ HƠN CÁ TÍNH, năng lực của con mình để từ đó có sự định hướng đúng đặn
    Mình có đi học thì cũng chẳng mong con mình thành thiên tài, thủ tướng hay tổng thống gì đâu, hihi, cũng chỉ mong con mình phát triển tốt nhất có thể: thành công trong học đường, sống làm sao được mọi người quý trọng, độc lập tự chủ sáng tạo cho cuộc sóng của mịnh
     

Chia sẻ trang này