Toàn quốc: Bán tinh bột nghệ nguyên chất

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi khunglongme, 19/5/2008.

  1. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Tác dụng dược lý: Kích thích bài tiết mật của tế bào gan (do các chất tinh dầu), thông mật, tan cholesterol trong máu. Tinh dầu nghệ kể cả khi pha loãng có tác dụng diệt nấm, sát trùng đối với bệnh nấm và một số vi trùng khác.
     
  2. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Công dụng liều dùng: Theo sách cổ, nghệ có vị cay, đắng, tính ôn vào hai kinh Can và Tỳ. Nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, làm lên da non, chỉ huyết… Nếu âm hư mà không ứ trệ cấm dùng nghệ. Các bệnh sản hậu sau đẻ mà không phải nhiệt kết ứ không nên dùng. Nữ có thai không nên dùng.

    Nghệ được dùng trong đau dạ dày, vàng da, nữ sinh nở xong đau bụng. Liều dùng 1 - 6 gram (bột) hoặc sắc uống chia làm 2 đến 3 lần trong ngày. Ngoài các công dụng trên, nhân dân còn dùng nghệ bôi lên các mụn mới để khỏi bị sẹo, nhuộm vàng bột càri, nhuộm len, nhuộn tơ, nhuộm da…

    BÁC SĨ TRẦN THỊ TUYẾT MAI
     
  3. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Tên khác: Uất kim

    Vị thuốc uất kim còn gọi là Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo, Ngũ đế túc, Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm hoàng, Uất sưởng, Kim mãu thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu Việt Nam).
     
  4. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Tác dụng, chủ trị: Uất kim

    + Năng khai Phế kim chi uất [Khai uất ở Phế Kim] (Bản Thảo Tùng Tân).

    + Hành khí, giải uất, phá ứ, lương Tâm nhiệt, tán Can uất. Trị phụ nữ kinh mạch đi nghịch (Bản Thảo Bị Yếu).

    + Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).

    + Khứ ứ, chỉ thống, sơ Can, giải uất, thanh Tâm, an thần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

    + Hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ. Trị đau vùng oờn, ngực, bụng, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
     
  5. mamadung

    mamadung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/11/2008
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Nghệ trắng trên quê mình cũng rất hiếm nha bạn, muốn mua cũng ko có đâu vì mỗi nhà hiếm lắm có trồng vài bụi sau nhà thôi.
    Còn hình thì mình có chụp lên nhìn cũng như củ nghệ vàng àh.
    Còn thông tin nghệ trắng thì trên mạng vẫn có đó, bạn bán nghệ mà bảo chưa nghe nói đến nghệ trắng bao giờ? Mà cũng đúng vì nghệ trắng hiếm lắm, hỏi 100 người thì cũng vài người biết.
    Dưới là th.tin mình tìm trên mạng.

    ====>Nghệ trắng còn gọi là nghệ xanh, nghệ rừng, nghệ đăm, nghệ Lào, ngọc kinh, uất kim. Đó là một cây thảo cao khoảng 1m. Thân rễ hình con quay có nhiều rễ con hình trứng, thịt màu trắng lục, hơi vàng, rất thơm. Lá có bẹ, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc trước khi cây ra lá, màu vàng có lá bắc pha hồng. Cây mọc hoang ở nơi đất ẩm, mát ven rừng, ven suối.
    Ở những vùng có nghệ trắng mọc, đồng bào dân tộc Thái thường đào lấy thân rễ, rửa sạch, thái mỏng, rồi nấu với cá ăn cho thơm, đỡ tanh và chống dị ứng.

    Phụ nữ Thái dùng thân rễ nghệ trắng làm thuốc chữa bế kinh, huyết tích bằng cách phối hợp với thân rễ nghệ vàng và nghệ đen (liều lượng mỗi thứ 20g) ngâm nước tiểu trong một ngày đêm, thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Để chữa băng huyết, máu xấu, đau bụng kinh: nghệ trắng, nhọ nồi (sao cháy), hương phụ tử chế, mần tưới (sao vàng) mỗi vị 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.

    Dùng ngoài, nghệ trắng phối hợp với rễ ô đầu, nhân hạt gấc, mật gấu, mật trăn, huyết lình, ngâm rượu dùng xoa bóp chữa bong gân, sai khớp. Nhân dân vùng đồng bằng miền Nam dùng thân rễ nghệ trắng chữa sưng tấy, tê thấp. Nhân dân vùng Sầm Nưa (Lào) coi nghệ trắng như một vị thuốc bổ dùng cho phụ nữ sau khi sinh.

    Ngoài ra, nghệ trắng 20g, giã nhỏ, tẩm rượu vừa đủ ướt, cho vào lọ nút kín, hấp cách thủy 1 giờ. Để nguội, chắt nước uống, chữa ho gà.
    Trong y học cổ truyền, "nghệ đen" hiện diện trong một số phương thuốc chữa bệnh với tên gọi là "nga truật". Theo Đông y, nga truật có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can. Nga truật thường được sử dụng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao tử, kinh nguyệt không đều... Sau khi người ta đào nga truật về và bào chế bằng cách rửa sạch đất, thái mỏng, phơi khô để sắc (nấu) uống, hoặc phơi khô xay bột để dùng dần, có khi tẩm giấm, sao khô để dùng...
     
  6. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Nhà em làm tinh bột nghệ được vài năm nay, nhưng chỉ làm nghệ vàng thôi, chứ nghệ trắng thì đúng là em không biết thật ạ
     
  7. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Kiêng kỵ:

    + Âm hư mà không có ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

    + Khí trệ, huyết ứ: không dùng (Trung Dược Học).

    + Âm hư do mất máu, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Dược Học).
     
  8. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Đơn thuốc kinh nghiệm:

    + Trị phong đờm, động kinh, cuồng: Bạch phàn, Chu sa, Uất kim. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 12 - 16g (Uất Kim Hoàn – Loại Chứng Trị Tài).

    + Trị đờm trọc phát cuồng: Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Kim Hoàn – Y Tông Kim Giám).

    + Trị nôn ra máu, thổ huyết không ngừng: Hoàng kỳ 7,5g, Liên thực (bỏ vỏ) 7,5g, Uất kim 30g. Tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước lạnh (Uất Kim Tán – Thánh Tế Tổng Lục).

    + Trị trẻ sinh ra khắp mình đỏ như bôi phẩm: Cam thảo, Cát cánh, Cát căn, Thiên hoa phấn, Uất kim. Lượng đều nhau, tán nhỏ. Ngày uống 2 - 4g với nước sắc Bạc hà pha với mật (Uất Kim Tán – Ấu Ấu Tu Tri).
     
  9. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị đờm trọc phát cuồng: Bạch phàn 4g, Uất kim 6g. Tán bột, dùng nước sắc Bạc hà trộn làm thành viên. Ngày uống 8-12g (Uất Phàn Hoàn – Thế Y Đắc Hiệu phương).

    + Trị phụ nữ hông sườn đầy trướng do khí nghịch: Uất kim, Mộc hương, Nga truật, Mẫu đơn bì. Mài ra uống (Nữ Khoa Phương Yếu).

    + Trị sau khi sinh mà tim đau, khí nghịch đưa lên trên muốn chết: Uất kim, đốt tồn tính, hòa với giấm gạo, cho uống (Thần Trân phương).
     
  10. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị ôn nhiệt, hôn mê, nói sàm, đờm dãi ủng tắc: Uất kim 6g, Thạch xương bồ 4g, Sơn chi (sao) 8g, Liên kiều, Trúc diệp, Ngưu bàng tử đều 12g, Cúc hoa 6g, Hoạt thạch 16g, Đơn bì 8g, Trúc lịch 3 thìa, Nước Gừng 6 giọt. Sắc, hòa với Tử Kim Đỉnh 2g, uống (Xương Bồ Uất Kim Phương – Ôn Bệnh Toàn Thư).

    + Trị bụng đau, sa chứng: Uất kim. Diên hồ sách đều 12g, Mộc hương, Hùng hoàng đều 6g, Ngũ linh chi 8g, Sa nhân 4g, Minh phàn (sống) 12g. Tán bột. Trộn với hồ Thần khúc làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Uất Kim Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
     
  11. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị gan viêm mạn tính, thời kỳ đầu gan xơ mỡ, gan viêm do trúng độc, vùng gan đau: Uất kim, Đan sâm, Đương quy, Bạch thược, Đảng sâm, Trạch tả, Hoàng tinh, Sơn dược, Sinh địa, Bản lam căn đều 12-20g, Sơn tra, Thấn khúc, Tần giao đều 12-16g, Hoàng kỳ, Nhân trần đều 20-40g. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g, trước bữa ăn, với nước nóng (Cường Can Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
     
  12. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị trước khi hành kinh thì bụng đau, Can Vị khí thống: Uất kim, Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Đơn bì, Hoàng cầm đều 12g, Hương phụ, Chi tử đều 8g, Bạch giới tử 6g. sắc uống (Tuyên Uất Thông Kinh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
     
  13. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị bệnh mạch vành: Uất kim, Tam thất, Xích thược (Thư Tâm Tán) trị 40 ca bệnh mạch vành. Sau khi dùng thuốc, độ ngưng tập tiểu cầu giảm rõ, độ dính tiểu cầu giảm rõ (Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1986, 12: 40 ).
     
  14. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị dạ dầy xuất huyết: Dù ng (Tam thất, Uất kim, Thục đại hoàng, Ngưu tất - Tam Thất Uất Kim Thang), gia giảm tùy theo triệu chứng bệnh. Kết quả đánh giá theo tình hình nôn ra máu, phân có máu, kết qủa khá tốt (T ru ng Y Tạp Chí 1982, 12: 14) .
     
  15. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    + Trị ngoại tâm thu: Dùng bột hoặc viên Uất kim, bắt đầu uống 5- 10g ngày, uống 3 lần, nếu không có gì khó chịu, thêm lên 10 - 1 5g x 3 lần mỗi ngày, 3 tháng là một liệu trình. Đã trị 52 ca ngoại tâm thu thất, khỏi 14 ca, tốt 11 ca, khá 9 ca, không kết quả 18 ca, tỷ lệ có kết quả 75% (Trung Y Bắc Kinh Học Báo 1984, 3: 18).
     
  16. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Tìm hiểu thêm

    Tên khoa học:

    Curcuma longa L- Họ Gừng (Zingiberaceae).

    Mô Tả:

    Nghệ là một loại cỏ cao 0,60 đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới18cm. Cuống lá có bẹ.
     
  17. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bắc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thuỳ, thuỳ trên to hơn, phiến các hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thuỳ hai bên đứng và phẳng, thuỳ dưới lõm thành máng sâu. Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt.
     
  18. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, lndonexia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới.

    Thu hái:

    Thu hoạch vào mùa thu. Cắt bỏ hết rễ, thân rễ để riêng. Muốn để được lâu phải đồ, hoặc hấp trong 6 - 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô,
     
  19. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    Phần dùng làm thuốc:

    Thân rễ gọi là Khương hoàng (Rhizoma Curcumae Longae);

    Rễ gọi là Uất kim (Radix Curcmae Longae).

    Mô tả dược liệu:

    . Hoàng Uất kim: Hình thoi, hai đầu hơi nhọn, ở giữa mập, dài 1-3,3cm, đường kính ở giữa 0,2-0,5cm. Mặt ngoài mầu vàng tro hoặc nâu nhạt, có vằn nhăn nhỏ mầu trắng tro và những chấm nhỏ lõm xuống rất rõ. Một đầu có vết bị bẻ gẫy, mầu vàng tươi, còn đầu kia hơi nhọn. Chất cứng chắc, mặt gẫy ngang phẳng, bóng, sáng, chất cứng như sừng, mầu vàng chanh hoặc vàng da cam. Giữa có một đốm tròn mầu nhạt, hơi có mùi thơm của Gừng, vị cay, đắng (Dược Tài Học).
     
  20. khunglongme

    khunglongme Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    19/5/2008
    Bài viết:
    1,262
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    103
    . Hắc Uất kim: Hình thoi dài, hơi dẹp, cong nhiều, hai đầu nhọn tầy, dài 3,3-6,6cm, đườnng kính ở giữa củ 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu tro, vỏ ngoài nhăn hoặc có vằn nhăn nhỏ. Chất cứng, mặt gẫy mầu xám, bóng, ở giữa có một đường vòng tròn mầu nhạt, tâm giũă hình tròn dẹt. Không mùi, vị nhạt nhưng cay, mát (Dược Tài Học).
     

Chia sẻ trang này