đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi buican_hnue, 30/7/2011.

  1. buican_hnue

    buican_hnue Thành viên mới

    Tham gia:
    15/6/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TRẺ EM:
    Để hóp phần cho diễm đàn ngày càng thêm phong phú và đa dạng về thông tin xung quanh vấn đề nuôi dạy con cái, một vấn đề tuy cũ nhưng luôn luôn nóng hổi và mang tính thời sự xã hội. Giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ thêm về tâm lý học lứa tuổi sư phạm của trẻ để có biện pháp kết hợp giáo dục trẻ hiệu quả theo mục tiêu của xã hội đặt ra. em đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sư phạm để các bậc phụ huynh có thêm nguồn thông tin tham khảo.!
    trước tiên là quan niệm của chính chúng ta về trẻ em: dựa trên những quan điểm triết học khác nhau đã nảy sinh các hoc thuyết khác nhau và quan niệm không đồng nhất về tâm lý học trẻ em. tiêu biểu là 2 trương phái tâm lý học DUY TÂM và trường phái tâm lý học DUY VẬT BIỆN CHỨNG. ví dụ: có quan niệm cho rằng trẻ em là người lớn thu nhỏ và sự khác biệt giữa người lớn và trẻ nhỏ chỉ đơn giản là về mặt kích thước mà thôi. ở đây chúng ta đang đề cập về các mặt ( cơ thể, tư tưởng, tình cảm...) chứ không có sự khác biệt về chất.
    Tuy nhiên cũng có quan niện cho rằng trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó.
    Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. giữa trẻ em và người lớn có sự khác nhau về chất. sự vận động và phát triển của trẻ diễn ra theo quy luật riêng. từ khi cất tiếng khóc chào đời trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội và có nhu cầu giao tiếp với người lớn. vì thế việc nuôi nấng và giáo dục trẻ phải dựa trên tính người tính xã hội và theo kiểu người! vì vậy mà mỗi nền xã hội và thời đại khác nhau sẽ cho ra đời một con người khác nhau và tương ứng với xã hội đó. nói cách khac con người chính là sản phẩm của xã họi và do xã hội tạo ra.!
    QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ:
    quan điểm MACXIT thì phát triển là sự biến đổi của sự vật từ thấp đến cao đi từ đơn giản đén phức tạp và tâm lý của trẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. đó là quá trình tích lũy dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng. là sự nảy sinh cái mới ngay trong cái cũ dựa trên sự mâu thuẫn giữa các mặt đối lập ngay trong bản thân sự vật hiện tượng.!
    quan điểm này cũng áp dụng cho sự phát triển tâm lý của trẻ em. đó chính là sự lĩnh hội những tinh hoa văn hóa xã hội của loài người dưới sự hướng dẫn của người lớn thong qua hoạt động của bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển.
    Người lớn đóng vai trò trung gian cho sự phát triển của trẻ và sự phát triển đó thể hiện qua 2 hình thái:
    - phát triển sinh lý
    -phát triển tâm lý xã hội
    Việc phối hợp giữa giáo dục trên ghế nhà trường và gia đình, xã hội sẽ mang lại hiệu quả cho sự phát triển của trẻ.!
    Sự phát triển của trẻ diễn ra đầy biến động và cực kỳ nhanh chóng và là một quá trình liên tục ngay từ khi mới sinh ra, nó phát triển cùng với sự phát triển sinh lý. Đây là một quá trình diễn ra đầy biến động và khủng hoảng, đột biến. chính hoạt động của trẻ dưới sự tác động và hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của trẻ hình thành và phát triển. sự phát triển tâm lý của trẻ phải dựa trên những điều kiện riêng của cơ thể. Đồng thời nó còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa để hình thành và phát triển tâm sinh lý ở trẻ. Trẻ phải đựoc đặt trong môi trường xã hội tương ứng để phát triển tâm lý phù hợp với điều kiện xã hội.

    DẠY HỌC, GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ
    Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý của trẻ, dạy học và giáo dục là con đường đặc biệt để truyền đạt những kinh nghiệm xã hội cho thế hệ sau, đó là quá trình tác động có mục đích, có ý thức và có kế hoạch của thế hệ trưởng thành đối với thế hệ sau nhằm hình thành những phẩm chất nhất định của từng cá nhân, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    Giáo dục được tổ chức chặt chẽ sẽ:
    - vạch ra sự phát triển nhân cách và dẫn dắt sự phát triển và hình thành nhân cách của học sinh.
    - Giáo duc sẽ tạo điều kiện để bộc lộ những tiềm năng trong cơ thể của trẻ nhằm phát triển và biến khả năng đó thành hiện thực.
    - Giáo dục sẽ bù đắp những khiếm khuyết do thiểu năng hoặcdo khuyết tật mang lại.
    - Giúp uốn nắn những khiếm khuyết những đặc tính tâm lý xấu do môi trường tự nhiên mang lại.
    - Giáo dục sẽ giúp trẻ phát triển trước hiện thực, giúp trẻ phát triển nhanh hơn thực tế.
    Khi khẳng định vai trò của giáo dục và dạy học đối với sự phát triển tâm lý của trẻ, chúng ta cần lưu ý rằng tâm lý con người mang tính chủ thể, con người là chủ thể hoạt động. hơn nữa con người là một chủ thể tích cực có thể tự giáo dục, thay đổi chính bản thân mình, tuy vậy nó vẫn không tách khỏi những tác động của môi trường ngoại cảnh và của giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình. Vì thế tác động như nhau có thể ảnh hưởng khác nhau đến trẻ.
    Mối quan hệ giữa giáo dục dạy học và các môi trường giáo dục khác như gia đình có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng thống nhất với nhau.
    Để phát huy vai trò chủ đạo giáo dục và dạy học cần phải đi trước đón đầu sự phát triển tạo nên sự mâu thuẫn liên tục thúc đẩy sự phát triển. tuy nhiên dạy học và giáo dục cần tính đến các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, những đặc điểm của mức độ đã đạt được ở trẻ và quy luật chung của sự phát triển vì thế khả năng của giáo dục không phải là vô hạn mà yếu tố quyết định đến sự phát triển tâm lý của trẻ đó là sự tự giáo dục của trẻ trong tất cả các thời kỳ của cuộc đời.

    Nguồn: giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm./dhsphn1.

    Trên đây là đặc điểm tóm lược về tâm lý lứa tuổi sư phạm được rút gọn áp dụng vào thực tiễn giáo dục trẻ áp dụng trong nhà trường và gia đình, xã hội tuy nhiên chưa đề cập nhiều đến môi trường giáo dục cụ thể đó là giáo dục của gia đình. Một yếu tố không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ở đây em không tổng hợp và đề cập sâu tới phần giáo dục của gia đình mà xin phép được tham khảo ý kiến của các bậc phụ huynh đối với sự giáo dục trẻ em trong gia đình và kết hợp với nhà trường . qua đó để các bậc phụ huynh trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy và giáo dục con cái một cách thực tế dựa trên những kiến thức đã có để mỗi người chúng ta ý thức và tìm ra cho mình câu trả lời thoả đáng nhất. mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng vì sự phát triển của thế hệ tương lai của chúng ta!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi buican_hnue
    Đang tải...


  2. trankhoa

    trankhoa Thành viên tập sự

    Tham gia:
    8/7/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Mình rất thích chủ đề này, bạn nào có tài liệu chi tiết về tâm lý trẻ em không thì gửi cho mình với. VD trẻ từ 0-1 tuổi thì tâm lý ntn... để mình hiểu hơn và quan sát, quan tâm tới con mình tốt hơn.

    Cảm ơn nhiều
     
  3. buican_hnue

    buican_hnue Thành viên mới

    Tham gia:
    15/6/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    chị để lại mail em sẽ gửi cho chị ạ! tài liệu thì dài lắm để em tổng hợp rồi gửi cho chị!
     
  4. andyvivian221

    andyvivian221 Banned

    Tham gia:
    3/8/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    cho mình xin với ạ, bạn gửi cho mình vào mail này nhé andyvivian221@yahoo.com
    cảm ơn bạn trước nhé
     
  5. buican_hnue

    buican_hnue Thành viên mới

    Tham gia:
    15/6/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Dạ vâng các chị đợi em tổng hợp ngắn gọn hơn em sẽ gửi luôn ạ! thanks mọi người!
     
  6. DẠY NHẠC

    DẠY NHẠC Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/10/2009
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Bài viết hay đấy. Ủng hộ nhiệt tình. Giá mà mọi trẻ em đều đuọchưởng thụ kiến thức về tâm lý ở bố mẹ.
     
  7. chichbong119

    chichbong119 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/9/2011
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    57
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    bạn có học tâm lý không thế? Mình học khoa Tâm Lý Học Trường DHKHXH& NV đây, không biết có hoc cùng nhau không nhỉ :)
     
  8. pnam

    pnam Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    17/3/2011
    Bài viết:
    6,641
    Đã được thích:
    1,391
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    cho mình 1 bản đến buiphuong2510@gmail.com nhé. thank bạn
     
  9. HappySmile.

    HappySmile. Đã hết độc thân...

    Tham gia:
    21/9/2011
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    cho mình 1 bản với titngoc78@yahoo.com.vn bạn nhé! Thanks bạn trước :)
     
  10. buican_hnue

    buican_hnue Thành viên mới

    Tham gia:
    15/6/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo

    Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Quá trình đó gồm những biến đổi về số lượng và chất lượng, có liên quan mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Nó diễn biến ở trong cơ thể đứa trẻ trong từng thời kỳ nhất định, để từ hài nhi trở thành một cơ thể trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn phát triển của mỗi cá thể, cơ thể của đứa trẻ là một chỉnh thể hài hòa, với những đặc điểm vốn có của trẻ đối với giai đoạn tuổi.
    Mỗi giai đoạn tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những cái hiện có của giai đoạn này sẽ là mầm mống của giai đoạn sau. Như vậy, mỗi lứa tuổi là một hệ thống cơ động độc đáo, và chính sự phát triển cơ động liên tục đó đặt ra trước khóa học giáo dục một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và hết sức tinh tế - xác định cái hiện có và dựa trên nền móng của cái tương lai mà tổ chức việc dạy học và giáo dục. Cơ thể trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đang trên con đường phát triển, cơ thể chưa ổn định. Điều này thể hiện qua các thông số về hình thái chức năng của cơ thể trẻ, cũng như mức độ hình thành và phát triển các kỹ năng vận động và hình thành mức độ về tư duy. Do vậy, việc xác định đúng và nắm vững đặc điểm phát triển của trẻ trong từng giai đoạn tuổi là vô cùng quan trong đối với người làm công tác giáo dục.



    Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo

    Ở tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống tâm lý trẻ tạo ra sự biến đổi về chất trong cấu trúc tâm lý. Trong giai đoạn này, một số phẩm chất tâm lý như tính tự lập, tính đồng cảm, tính hợp tác, khả năng tôn trọng những quy định chung đã có điều kiện phát triển. Nhu cầu giao tiếp của trẻ đối với con người, với trẻ cùng lứa tuổi, với môi trường xung quanh, trở thành nhu cầu mạnh mẽ đối với trẻ. Trẻ đã có nguyện vọng muốn được tự lực.
    Tính độc lập là phẩm chất quan trọng của nhân cách cần được hình thành và phát triển ngay chính từ giai đoạn này. Để phát triển tính độc lập, cần tạo điều kiện
    để trẻ hành động trong hoàn cảnh quen thuộc, biết tự mình sử dụng những cách thức quen thuộc vào những tình huống mới nhưng không lạ, các quy tắc mà trẻ nắm được có tính chất khái quát, trở thành chuẩn mực quy định hành vi của nó trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vấn đề phát triển tính độc lập cho trẻ trong giai đoạn hiện nay là mục tiêu mà giáo dục mầm non ở nhiều nước đang được hết sức quan tâm chú ý. Hơn nữa, trẻ vẫn đang trong thời kỳ phát cảm ngôn ngữ, trẻ đã biết phát âm đúng hơn. Vốn từ tăng mạnh và sử dụng khá phong phú.
    Ở lứa tuổi này tư duy của trẻ có một bước ngoặt cơ bản: Đó là bước chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Thực chất là chuyển hoạt động định hướng bên ngoài thành những hoạt động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Sự nhập tâm ấy được thực hiện bắt đầu từ hoạt động đối tượng bên ngoài hoặc sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân (giữa trẻ với người lớn). Chỉ sau đó kết quả ấy (tâm lý) được hình thành trong cá thể trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu trẻ theo cơ chế nhập tâm đã đóng vai trò chủ đạo trong tâm lý học trẻ và tâm lý học sư phạm. Từ đó có thể đi đến kết luận quan trọng: Muốn phát triển tâm lý, thì trước hết phải tổ chức được hình thái bên ngoài ấy của nó, và trẻ sẽ hoạt động trước hết với những đối tượng bên ngoài ấy, rồi qua từng giai đoạn nhỏ, kế tiếp nhau mà “chuyển vào trong” thành tâm lý, ý thức. Bên cạnh tư duy trực quan hành động xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng. Để kích thích hoạt động nhận thức tích cực, cần thiết cho trẻ vừa tiếp xúc va chạm, vừa nghe, quan sát sự vật hiện tượng một cách đa dạng và phong phú. Tăng cường thu nhận ấn tượng từ bên ngoài với các giác quan khác nhau làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày càng trở nên chính xác hơn. Trên cơ sở đó làm xuất hiện kiểu tư duy sơ đồ, kiểu tư duy này đóng vai trò chung gian để phát triển tư duy lên một bước mới, nảy sinh yếu tố của tư duy lôgic. Đó là điều kiện cần thiết giúp cho trẻ vào học ở lớp 1 thuận lợi

    bước đầu trong giáo dục và phát triển tư duy cũng như hình thành nhân cách con người thì giai đoạn nền tảng bắt đầu giai đoạn phát triển quan trọng khác sau này, lứa tuổi mẫu giáo đóng vai trò tối quan trọng. vì thế các bậc cha mẹ cần phải nắm được các đặc điểm tâm lý của trẻ để chúng ta làm tốt việc chăm sóc và giáo dục con em một cách có hệ thống ngay từ những giai đoạn đầu tiên.!
     
    ong mật thích bài này.
  11. woan

    woan Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/3/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
  12. papamuga

    papamuga QAXK - 0163 5711 999

    Tham gia:
    22/6/2011
    Bài viết:
    1,403
    Đã được thích:
    329
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Rat thu vi cac me nhi"?..................
     
  13. dunganh2002

    dunganh2002 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    18/8/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    bạn ơi gửi cho mình một bản với nhé,địa chỉ dunganh2002@gmail.com
     
  14. ong mật

    ong mật Bạn đồng hành của bé!

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    7,879
    Đã được thích:
    3,547
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Mục này rất hay, cảm ơn bạn đã cung cấp cho các mẹ nhiều kiến thức bổ ích nhé
     
  15. nguaconyeudoi

    nguaconyeudoi

    Tham gia:
    19/6/2012
    Bài viết:
    14,166
    Đã được thích:
    2,774
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    các mẹ nên mua 1 quyến sách đặc điểm tâm lý học lứa tuổi - do nhà xuất bản Sư Phạm hay sao ý. Đây là giáo trình chung để giảng dạy tại các cấp học từ tiểu học, trung học, chuyên nghiệp, em là gv nên em cũng được học và rất hay các mẹ ah, đọc sách xong mình có thể hiểu được sự phát triển tâm lý của con trẻ
    [pingbox]wid=TBZnpZ61RHffxq8Opf2pKSyInGu73dY-[/pingbox]
     
  16. rainysummer

    rainysummer Banned

    Tham gia:
    22/8/2012
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Cảm ơn bạn, các bậc cha mẹ thực sự luôn cần quan tâm đến tâm lý của con trẻ để có cách nuôi dạy hợp lý hơn
     
  17. cha_cua_be

    cha_cua_be Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Bài viết hay quá bạn ^^! , cám ơn bạn đã chia se ^^!
     
  18. bombopshop

    bombopshop Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/9/2012
    Bài viết:
    411
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    tài liệu quá hay và cần thiết, cảm ơn bạn nhé
     
  19. nganguyen8279

    nganguyen8279 Thành viên mới

    Tham gia:
    3/10/2012
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    kiến thức có vẻ hàn lâm, khó áp dụng quá bạn ơi
     
  20. nguyentrongkhoi

    nguyentrongkhoi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/1/2013
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: đặc điểm tâm lý học lứa tuổi ở trẻ em

    Cho mình một bản vào mail hoangngocanh1210@gmail.com.
    Nhà mình sắp có em bé.hihi...............
    Thanks
     

Chia sẻ trang này