Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi shop_metit, 8/9/2011.

  1. phuongmaithi

    phuongmaithi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    14/4/2011
    Bài viết:
    4,204
    Đã được thích:
    829
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mới đọc được chương 1, 2. Oánh dấu cái để có thời gian vào tham khảo thêm
     
    Đang tải...


  2. TranThanhNga

    TranThanhNga Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    4/12/2008
    Bài viết:
    4,388
    Đã được thích:
    1,256
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Em đánh dấu, mục này hay quá......................
     
  3. lucvietson

    lucvietson Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/8/2011
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Phải tìm đọc ngay thôi, để có kinh nghiệm hơn trong việc nuôi dạy con cái!
     
  4. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình thấy Witte cha có phương pháp giáo dục thật toàn diện. Đọc rồi mới thấy có nhiều cái mình phải sửa chữa chính bản thân để dạy con, nhiều kho chúng ta quá nóng nảy và vô lý quá. Bé nhà mình không ưa roi vọt và nặng lời, đã nhiều lần mình "điên tiết" giáo huấn bé bằng cách đó và thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. Khi kiềm chế và phân tích cho bé thì thấy bé rất nghe lời.
    Mới thấy, đọc để giáo dục con, nhưng cũng là để giáo dục chính mình.
     
  5. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình thấy Witte cha có phương pháp giáo dục thật toàn diện. Đọc rồi mới thấy có nhiều cái mình phải sửa chữa chính bản thân để dạy con, nhiều kho chúng ta quá nóng nảy và vô lý quá, nhiều lúc lại thưởng phạt không nhất quán. Bé nhà mình không ưa roi vọt và nặng lời, đã nhiều lần mình "điên tiết" giáo huấn bé bằng cách đó và thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. Khi kiềm chế và phân tích cho bé thì thấy bé rất nghe lời.
    Mới thấy, đọc để giáo dục con, nhưng cũng là để giáo dục chính mình.
     
  6. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    XI. “Có một lần, vào lúc Karl lên 6 tuổi, tôi dẫn con sang nhà mục sư E ở làng bên và ở lại qua đêm. Hôm sau trong bữa trà, cháu làm đổ một chút sữa. Bình thường ở nhà có quy định là nếu cháu làm đổ thì sẽ bị phạt, sau đó sẽ không được ăn bánh mỳ nữa. Karl rất thích sữa.
    Mục sư E lại rất quý Karl và sữa ở đó đặc biệt ngon. Ngoài ra còn rất nhiều bánh kẹo hấp dẫn. Khi đó Karl tỏ ra bối rối và hơi đỏ mặt, sau đó thì không ăn uồng gì nữa. Tôi cố tình làm như không nhìn thấy gì. Mục sư E thì không im lặng, ông cố gắng động viên Karl uống sữa, nhưng cháu từ chối và bảo “Cháu đã làm đổ sữa nên không thể tiếp tục”. Dù mục sư E có nói thế nào Karl vẫn không uống thêm. Mục sư E nghĩ rằng do bị tôi lườm nên Karl sợ. Tôi bèn bảo cháu đứng lên và giải thích lý do cho ông. Nghe xong ai nấy đều phản đối: “Một đứa trẻ mới 6 tuổi, làm hỏng có 1 chút mà lại không được ăn những gì mình thích, cách dạy dỗ của ông quá nghiêm khắc rồi!” “Không phải cháu dừng uống là vì sợ tôi, đó thực sự là vì trong thâm tâm cháu đã hình thành quy tắc như thế ”. Mọi người có mặt vẫn không tin. Tôi đành phải bảo “Vậy thì tôi sẽ ra khỏi phòng, ông cứ thử gọi cháu nó lại và bảo cháu uống, tôi chắc cháu sẽ từ chối.”
    Sau khi tôi ra khỏi phòng, gia đình mục sư E ra sức bảo Karl uống sữa nhưng vô hiệu. Họ lại cất sữa đi và lấy kẹo ra “Cháu cứ ăn đi, cha cháu không biết đâu”. Karl bèn trả lời “Cha cháu có thể không nhìn thấy nhưng ông trời sẽ nhìn thấy, cháu không thể làm một việc như vậy được.” “Nhưng lát nữa tất cả sẽ đi dạo, cháu không ăn sẽ đói mất!” “Cháu không sao.”
    Mọi người lại gọi tôi vào, kể lại mọi chuyện và bảo tôi hãy nói gì đó. Tôi bảo cháu “Karl à, con chịu phạt như thế là đủ rồi. Vì lòng nhiệt tình của mọi người ở đây, và vì lát nữa ta sẽ đi ra ngoài, thế nên con hãy uống sữa và ăn bánh rồi đi.” Khi đó Karl mới bắt đầu ăn, còn cả gia đình mục sư E thì không thể ngờ là một đứa trẻ chỉ mới 6 tuổi mà có thể biết tự
    chủ như vậy”.
    Đọc những dòng này, có thể chúng ta cũng có cảm nghĩ giống như mục sư E, rằng sự dạy dỗ của Witte cha thật khắc nghiệt. Quả thực đúng là nó có khắc nghiệt theo một nghĩa nào đó. Tuy nhiên, thường thì sự dạy dỗ khắt khe thường làm cho trẻ rất khổ sở, nhưng riêng sự khắt khe trong phương pháp của Witte cha thì không như vậy, ngược lại, rất thoải mái tự nguyện. Lấy ví dụ những nhà hoạch định chính quyền ở Tokyo, là nơi đường phố sắp xếp vốn không theo quy tắc, nếu bây giờ mà tiến hành những cải tổ lớn về phố phường, đô thị, thì người dân sẽ rất khổ sở. Nhưng nếu tiến hành làm đường ở giữa cánh đồng rộng, rồi từ đó bắt đầu xây cất nhà cửa, thì phố phường về sau sẽ mạch lạc, khoa học, và người dân cũng sẽ vui vẻ thoải mái. Giáo dục con trẻ cũng như vậy. Nếu được dạy bảo tốt ngay từ khi bắt đầu thì trẻ sẽ không có cảm giác khổ sở. Cũng giống như xây những viên gạch, phải xây có trật tự ngay từ những viên đầu tiên. Bản thân Witte cha đã làm rất tốt điều này.
    Nguyên tắc cơ bản trong việc dạy con của ông là cái gì đã nói là không thì nhất định không được làm. Lúc thì cho phép, lúc lại không cho, chính điều đó mới khiến trẻ khổ sở.
    Như nhà thơ Shira đã nói, cái gì mà ta không bao giờ có thì ta cũng sẽ không cảm thấy thiếu.
    Witte cha rất tuân thủ nguyên tắc này, và ông áp dụng nó ngay từ khi Witte con được 1 tuổi. Ta thường thấy các ông bố bà mẹ có suy nghĩ, cứ để cho con làm, lớn thêm chút nữa sẽ cấm, nhưng như vậy con càng khổ hơn. Hơn nữa, việc quy định “không được phép”của họ cũng không nhất quán, lúc nói không được phép, lúc lại nói được, điều đó hình thành trong suy nghĩ của trẻ một khái niệm “khi bố mẹ nói không được nghĩa là không được”. Điều khó trong việc dạy dỗ trẻ là chính là sự hình thành khái niệm. Vì thế cái gì là tốt, cái gì là xấu thì những người làm cha mẹ phải nhất quán từ đầu đến cuối không được thay đổi. Và giữa những người lớn phải có sự đồng thuận. Witte cha rất chú ý đến điều này. Ngay cả trong giáo dục tri thức hay giáo dục nhân cách, ông đều có sự hợp tác của vợ. Cái gọi là “mẹ hiền cha nghiêm” nhất thiết không phải lả biện pháp giáo dục tốt.
     
  7. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Tối qua mình đã bắt chước Witte cha một việc. Đó là khi mình trộn món trứng vào cơm, bé nhất định nói: "con không ăn trứng đâu, con ăn cơm với "bò cười" cơ". Mình nghiêm mặt nói: "Nếu con không ăn món trứng thì con cũng sẽ không được ăn cả cơm, lẫn bò cười, không gì cả". Lúc đầu bé không nghe, xong mình cất ngay bát cơm đi. Về sau bé phải chấp nhận ăn cơm trộn trứng và bò cười dù lúc đầu hơi mếu máo nhưng sau đã vui vẻ ăn hết.
    Chứ trước đây con không ăn cái này mình lại phải kiếm cái khác cho bé ăn, rất khổ sở. Hy vọng mình sẽ nhất quán và phương pháp này sẽ có hiệu quả lâu dài :)
    Dù bây giờ bé đã 4 tuổi, có lẽ là hơi muộn, nhưng nhất định sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc cho tập 2.
     
  8. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    XII. PHƯƠNG PHÁP dạy con của Witte đúng là rất nghiêm khắc, nhưng hoàn toàn không phải chuyên chế. Chuyên chế nói cách khác là sự phục tùng mù quáng. Witte cha rất phản đối sự chuyên chế. Trong cách dạy con cuả ông cũng như trong các vấn đề khác, ông luôn tôn trọng tính hợp lý. Ông cho rằng trong giáo dục thì điều tối quan trọng là không được che lấp lý trí, không làm rối loạn năng lực phán xét của trẻ. Vì thế ngay cả khi mắng con ông cũng không bao giờ để con không hiểu vì sao lại bị mắng.
    Người làm cha mẹ mà có quan điểm sai lầm dẫn đến mắng con vô lý là đã điều rất không hay, nhưng cho dù sự trách mắng và ngăn cấm là chính đáng nhưng lại không cho con biết lý do thì lại cũng vẫn là đáng trách. Phần đông các bậc cha mẹ hay lại mắc phải sai lầm này - Đấy chính là sự chuyên chế. Witte cha thì khác, ông luôn cố gắng nhìn vào thực tế để không mắng con một cách không thỏa đáng, và bao giờ ông cũng giải thích để con hiểu vì sao lại không được. Ông cho rằng nếu làm hỏng năng lực tự phán xét của trẻ thì suốt cuộc đời sau này trẻ sẽ không có được cái nhìn khách quan, công bằng trong mọi vấn đề.
    Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn cản trở sự tiến bộ của cả xã hội. “Khi con trai tôi nói mà không suy nghĩ, tôi không mắng ngay lập tức. Đầu tiên tôi chỉ bảo: “Con là người ‘nhà quê’ nên mới thốt ra những lời đó, sau này con đừng nghĩ xấu như thế nữa”. Khi đó con sẽ hiểu như vậy là không hay, nhưng sau đó chắc chắn sẽ hỏi lý do, và tôi sẽ bắt đầu giải thích: “Điều con nói đúng là sự thật, cha cũng thừa nhận. Nhưng đó không phải cái có thể nói trước mặt người khác. Con xem chẳng phải vì con nói thế mà ông N đã xấu hổ đến đỏ cả mặt sao? Bình thường ông ấy rất quý con, lại rất nể cha, nên ông ấy đã không nói gì, nhưng sau đó không còn vui vẻ nữa đúng không? Từ lúc ấy ông ấy không nói một câu nào nữa, đó chính là vì con đã thốt ra những lời như thế đấy”. Đây là cách để tôi cố gắng không làm tổn hại đến khả năng đánh giá của con. Nghe những lời này thì con trai tôi cũng hiểu là việc không nên làm, nhưng vẫn thắc mắc: “Nhưng mà, điều con nói là sự thật còn gì?” “Đúng là sự thật, nhưng ông N cũng có cách nghĩ của ông ấy, chúng ta chưa chắc đã biết được. Không chừng ông ấy lại bảo con là trẻ con nên ko hiểu ông ấy cũng nên. Hơn nữa, cho dù điều con nói là sự thật nhưng ko phải là điều bắt buộc phải nói. Những người khác cũng biết, nhưng họ đâu có nói như con? Nếu con nghĩ chỉ mình con biết thì con đã nhầm rồi!
    Và thử nghĩ xem nếu như ai đó để ý tìm ra lỗi của con và nói trước mặt người khác thì con có vui không? Thực ra trẻ con thì có rất nhiều lỗi.Nhưng những người khác luôn làm như không thấy lỗi của con. Không phải người ta không biết đâu, họ biết, nhưng họ im lặng, là vì họ không muốn làm con xấu hổ. Như vậy con thấy họ có tốt bụng không? Chính vì thế con cũng nên làm như họ. Chẳng phải Kinh thánh dạy “Muốn người khác làm gì cho mình thì hãy làm điều đó với họ”, hay sao? Dù là sự thật đi nữa nhưng chỉ ra sai lầm của người khác trước mặt mọi người là việc rất không nên làm.”
    Hiểu được điều tôi nói rồi, nhưng Karl vẫn băn khoăn: “Vậy con sẽ phải nói dối ạ?” “Không, đó không phải là nói dối. Con không cần phải nói dối. Chỉ im lặng là được rồi. Vì nếu như ai cũng chăm chăm để ý và chỉ trích sai lầm của người khác ở chỗ đông người thì chắc hẳn thể giới này sẽ chỉ toàn là cãi cọ và có thể chúng ta sẽ chẳng thể sống an lành như thế này được.”
    Bao giờ cũng thế, tôi luôn giải thích cặn kẽ cho đến khi Karl đã hoàn toàn lý giải được, và sau khi nghe nhưng lời tôi nói, Karl hứa với tôi: “Từ nay về sau con nhất định sẽ không làm như thế nữa”.
    Sự hợp lý trong phương pháp giáo dục của Witte cha chính là như vậy – không che lấp lý trí và không làm tổn hại đến năng lực phán xét của trẻ. Witte con cũng qua đó biết thêm được nhiều từ ngữ, hiểu được nguyên nhân, hiểu được những lời giáo huấn của cha. Song phần lớn những đứa trẻ khác sẽ không hiểu được căn nguyên dù có được giải thích, vì thế rất khó áp dụng phương pháp giáo dục hợp lý này. Đó là lý do vì sao phải làm phong phú vốn từ cho trẻ ngay từ đầu.
     
    cncstarminh_pdp thích.
  9. chim_canh_cut

    chim_canh_cut Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/8/2009
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    242
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Cach giao duc nay rat hay va co hieu qua vi minh cung thu ap dung 1 vai dieu nhung se rat kho neu song chung ong ba. Cac cu co hu va ko hieu het y nhgia cua viec giao duc mang phong cach phuong tay
     
  10. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    XIII.
    So với các bậc cha mẹ khác, Witte rất nghiêm khắc trong việc để con ra ngoài chơi. Theo như lời ông, nếu để con ra ngoài chơi sẽ không thể chọn được bạn, bất cứ đứa trẻ nào cũng chơi cùng, và sẽ nhiễm phải những thói xấu. Ví dụ như học đòi làm chuyện người lớn, đánh bạc bên lề đường, cãi lộn… Trẻ con hầu như chưa biết suy nghĩ, chúng lấy cát đá ném nhau, rồi bị thương, có khi còn hỏng cả mắt. Nói chung là khá nguy hiểm. Khi gặp những đứa trẻ bị hỏng mắt, vỡ mũi, gãy tay, què chân, ông luôn hỏi kỹ nguyên nhân, và biết rằng hầu hết là xảy ra trong lúc chơi. Vì lý do đó, ông nhất quyết không cho con ra ngoài chơi, không chỉ có vậy, ông hầu như ko để con chơi cùng những đứa trẻ khác. Ông nói về điều này như sau:
    “Nhiều người nói rằng trẻ con không thể không có bạn chơi vì như thế sẽ không vui và còn có thể khiến trẻ trở nên tiêu cực, khó bảo. Tôi thử bàn với vợ và chúng tôi quyết định chọn cho con 2 cô bạn. Hai cô bé này được dạy bảo tốt nhất vùng, lại biết hát và biết nhảy, con trai tôi đã cùng chơi rất vui vẻ. Nhưng đúng như tôi đã lo lắng. Từ sau khi chơi với 2 cô bé đó, con trai tôi trở nên bướng bỉnh và bắt đầu nói dối, thậm chí lại dùng những từ ngữ hạ đẳng, tính tình thì trở nên ích kỷ. Đó là vì hai cô bạn không hề phản đối con tôi bất kỳ việc gì. Tôi đã dặn chúng đừng nghe theo tất cả mọi lời nói của con tôi, và khi cháu tỏ ra ích kỷ thì hãy nói với tôi, nhưng không có kết quả. Từ đó, tôi bỏ ý định cho con chơi với những đứa trẻ khác.
    Tôi đã nghĩ rằng trẻ con nếu không có bạn chơi thì sẽ không vui, nhưng điều đó là không đúng. Đương nhiên trẻ con mà chơi với trẻ con thì có thể thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm, được hoàn toàn theo ý mình, rõ ràng là rất thoải mái. Mọi người cho đó là vui? Nhưng nếu vui là như thế thì thà không có còn hơn. Nếu chúng ta có thể cũng mang trái tim & tâm hồn trẻ thơ để cùng chơi với chúng thì trẻ sẽ vẫn vui mà lại có thể chơi 1 cách có ích, không bị tác động bởi những thói quen xấu. Nếu chỉ toàn trẻ con chơi với nhau, đứa trẻ ngoan cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cải xấu, đứa trẻ hư thì càng bị ảnh hưởng xấu nhiều hơn. Việc trẻ ngoan có những thói quen tốt sẽ tác động lên trẻ hư là điều không thể có, vì thói xấu mới là thứ dễ lây lan nhanh chóng. Đơn giản vì đức tính tốt là thứ cần phải nỗ lưc rèn luyện và phải biết tự chủ cao độ mới có được, còn học cái xấu thì chẳng cần phải mất chút công sức nào. Vì thế, trường học theo cách nghĩ này sẽ là nơi thói hư tật xấu có thể dễ dàng tấn công trẻ, và những nguy hại mà trường học có thể mang đến là không nhỏ. Và như vậy nếu việc học có khả năng được đảm bảo ngay tại nhà thì trẻ chẳng cần phải đến trường. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều không thể tự dạy dỗ con mà phải đưa đến trường, thế nên trường học phải đặc biệt chú ý đến điểm này và tiến hành giám sát trẻ chặt chẽ trong cả thời gian chơi. Tóm lại, nói rằng trẻ không có bạn chơi sẽ trở nên ích kỷ, khó bảo, là hoàn toàn không phải sự thật.
    Ngược lại, để cho trẻ con chơi riêng với nhau không có người lớn sẽ phát huy chủ nghĩa vị kỷ, dối trá, lừa lọc, cứng đầu, ganh ghét, tị nạnh, nói xấu, cãi cọ, vu khống,… Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tuyệt đối không cho con chơi với những đứa trẻ khác mới là tốt. Đôi khi vẫn nên cho trẻ gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc với nhau dưới sự giám sát của bố mẹ, như thế trẻ sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu. Con trai tôi được hạn chế theo cách đó, và kết quả rất tốt. Karl không bị nhiễm những thói hư tật xấu, vì thế không bao giờ cãi nhau đánh nhau với những trẻ khác, nếu thấy bạn có hành vi xấu thường tránh xa. Vì thế mọi đứa trẻ khi tiếp xúc với Karl đểu rất quý mến, khi tôi cho cháu đi chơi ở đâu thì lúc về những đứa trẻ khác cũng đều khóc và muốn giữ lại. Ở nhà Karl không có cơ hội để tranh chấp với ai, vì thế không dễ bị kích động như những đứa trẻ khác. Và đứa trẻ dù có xấu đi nữa cũng không có lý do gì để tức giận với Karl. Cho đến tận năm 18 tuổi, tôi vẫn không hề thấy Karl cãi lộn. Trong thời gian học đại học cũng có xảy ra tranh luận về học tập, nhưng Karl không hề làm người khác mất cảm tình. So với hầu hết các bạn học thì Karl ít tuổi hơn, nên tôi cũng khá lo lắng. Nhưng vì Karl đối với mọi người rất chân thành, nên tự nhiên có rất nhiều bạn bè thân thiết, khiến tôi cũng phải cảm động.
    Như vậy, theo kinh nghiệm của tôi, trẻ ko có bạn chơi sẽ không vui, dẫn đến hay cáu kỉnh, khó bảo,… là nhận định sai lầm. Và vì thấy trẻ có hứng thú chơi với trẻ con mà quan niệm rằng phải để cho trẻ được làm như vậy, với tôi đó là một thành kiến, có điều nó chưa dễ thay đổi”.
     
    cncstarminh_pdp thích.
  11. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Đọc đoạn này thấy không thuyết phục lắm nhỉ, mà nếu có thì cũng rất khó thực hiện bởi đâu phải bố mẹ nào cũng có khả năng kèm cặp con như Witte cha
     
  12. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    ôi, dạo này không có thới gian để nghiền ngẫm nữa, chán quá. Phải cố gắng tranh thủ đọc để mà còn dạy con nữa chứ
     
  13. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Hi, tranh thủ đọc 1 chút và buổi trưa đi, mình không post nhiều mà
     
  14. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    XIV. Witte cha đã mất rất nhiều công sức để hướng thiện cho con. Ngay từ lúc thơ ấu ông đã kể cho con nghe những câu chuyện về cái thiện, đặc biệt là những truyện trong kinh thánh. Và khi Witte con làm được điều tốt, ông đều khen ngợi, nhưng cũng luôn chú ý để việc khen ngợi không quá đà khiến con sinh ra kiêu ngạo. Khi Witte con lớn hơn một chút, ông cho con đọc thơ về đạo đức. Ở Đức có rất nhiều thơ ca ca ngợi tình bạn, tình yêu, lòng dũng cảm, đức hi sinh…, Witte con đều thuộc hết. Ngoài ra, ông còn có một cuốn sách ghi lại những việc tốt của Witte con để giữ làm kỷ niệm. Với cách khen ngợi này, ngay từ nhỏ Witte con đã rất biết tự mình nỗ lực làm những điều tốt đẹp.
    Nhưng, điều mà Witte cha đã cố gắng nhất chính là làm sao để con có thể cảm thấy niềm vui khi làm việc thiện, niềm vui trong việc nghiêm khắc với bản thân mình. Không phải chỉ nói thôi, làm sao để con có thể thấy được những điều này mới là khó, tuy nhiên không phải là không thể. “Chỉ cần ta dốc sức để làm việc thiện, ông Trời sẽ biết” – Witte cha đã cố gắng để con thấm nhuần ý nghĩ đó. Và, ông cũng nói về những kẻ làm điều xấu với sự phê phán rất nghiêm khắc, đây cũng là cách để khuyến khích con hướng thiện.
    Tuy nhiên, phương pháp khuyến khích con làm điều thiện có đôi chút khác với việc khuyến khích con học. Nếu nói gọn trong một câu thì phương châm của Witte cha sẽ là “Học tập sẽ giúp ta trở nên giàu có, còn làm điều thiện ta sẽ được trời ban thưởng”. Nếu một ngày học tập chăm chỉ sẽ được 1 pê-ni, nhưng nếu làm sai điều gì sẽ mất đi 1 pê-ni đó.
    Ông viết về điều này như sau: “Thi thoảng con trai tôi có nói với tôi “Hôm nay con đã làm sai mất rồi, chắc là con sẽ không được nhận tiền nữa”. Nghe điều này tôi rất vui, muốn thưởng cho con gấp đôi, nhưng tôi vẫn nói: “Thế ah, cha không biết đấy. Vậy ngày mai con nhớ làm điều tốt để bù lại nhé!”. Dùng tiền để khích lệ con học có thể khiến người ta thấy là không hay, nhưng đấy chính là ý nghĩa của việc “học tập mang lại sự giàu có”. Witte cha viết “Đúng là hơi buồn cười, nhưng tôi trả 1 pê-ni cho 1 ngày học tập của con, để con tôi hiểu được phải vất vả thể nào mới có thể được trả công. Như thế con cũng học được cách sử dụng đồng tiền cho có ý nghĩa. Nếu mua kẹo thì sẽ hết ngay mà chẳng được gì, nếu mua sách, mua đồ dụng học tập sẽ còn mãi. Hơn nữa, vào ngày Giáng sinh, có thể mua quà cho bạn bè và cho những gia đình nghèo, điều đó sẽ giúp con thấy ý nghĩa hơn rất nhiều.”
    Khi trong vùng xảy ra thiên tai, Witte cha bao giờ cũng đến thăm những gia đình không may, và Witte con cũng dùng tiền của mình để hỗ trợ. Ông sẽ khen con “Con làm rất tốt. Số tiền của con tuy nhỏ nhưng với nó chính là Lepta của người quả phụ nghèo khổ đó.” “Lepta của người quả phụ nghèo khổ” là câu trích dẫn trong kinh thánh. Witte cha rất hay dùng những lời dạy trong kinh thánh, những điển tích điển cố, những lời của thi ca, để khích lệ con làm việc thiện.
    Để khích lệ con học, Witte cha còn làm thế này: Khi con đọc được hết một quyển sách cổ, thuật lại được, đó sẽ là một việc cực kỳ trọng đại, lúc đó ông sẽ dùng tên của những người nổi tiếng để gọi con. Và người mẹ bước vào, chúc mừng và tặng quà cho con. Sau đó sẽ vào thành phố mua rất nhiều thứ con thích để mở tiệc, mời một vài người bạn thân đến ăn cùng. Rồi ông nói trước bữa ăn “Hôm nay Karl đã đọc hiểu một cuốn sách rất khó, chứng tỏ học lực của cháu đã có nhiều tiến bộ.” Mọi người đều chúc mừng và hỏi Witte con về cuốn sách, Witte con sẽ nói sơ lược về những gì đã đọc, sau cùng sẽ cảm tạ ông trời “đã ban cho sức khỏe và nhiều ân huệ để có thể có được học vấn như ngày nay”.
     
    minh_pdp thích bài này.
  15. mesoc12

    mesoc12 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    chi ơi, up tiếp nội dung của sách cho các mẹ tham khảo với, bây giờ xã hội ghê quá, em ớn lắm. dạy dỗ không khéo thì mất cả đời người của con
     
  16. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    buổi trưa em còn ko có thời gian để ngủ nữa, haizzzzzzz. trưa nay ranh ráng đọc mới được
     
  17. Chiclandshop

    Chiclandshop Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/7/2010
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Mình lại không có cùng quan điểm này lắm với ông cha này , con cái là con người mà con người luôn cân sự giao tiếp và học cách giao tiếp . Nếu ko cho con kết bạn thì tuổi thơ của nó chắc buồn tẻ lắm và nó sẽ khó mà có những mối quan hệ sau này . Đúng là chúng ta nên giám sát con cái chơi với bạn, theo tôi gáim sát ở đây là cha mẹ nên biết hết các người bạn của con mình ngay cả khi nó đã lớn và ngay từ nhỏ cha mẹ nên khuyến khích con nói về các người bạn của mình, khuyến khích chúng kể chuyện về những người bạn, cha mẹ có nhiệm vụ phân tích cho con hiểu ban bè là như thế nào, nên kết bạn như thế nào và chỉ cho con thấy cái chưa tốt của bạn. Nếu người bạn đó của con khiến bạn cảm thấy bất an thì tốt nhất không nên cho con kết bạn
     
  18. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    Công nhận với bạn điểm này, tuy nhiên cuốn sách này được viết đã khá lâu nên chắc cũng cần thay đổi 1 số cho phù hợp với thực tế. Dạo này bận quá hôm nay mới vào post tiếp được :)
     
  19. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    XV. Ta thấy rằng Witte cha thưởng tiền cho con khi con học tốt, còn khi làm việc thiện thì ghi chép vào 1 cuốn sách và khen ngợi con nhiều hơn so với lúc học. Nhìn chung ông rất hiếm khi khen ngợi con, vì theo ông nếu lạm dụng lời khen sẽ không có hiệu quả. Vì thế khi con học tốt, ông chỉ nói: “A, con làm tốt đấy!”. Nhưng khi Witte con làm được việc thiện, ông sẽ ca ngợi “Chà, con làm tốt quá. Chắc rằng ông Trời sẽ vui mừng lắm đây!” Nếu là việc đặc biệt tốt, ông sẽ ôm hôn con, nhưng việc đó đặc biệt hiếm, và đối với Witte con đó là thứ hết sức giá trị. Bằng cách đó ông làm cho Witte con cảm nhận được niềm vui khi làm việc thiện. Quan điểm của ông là nếu khen thái quá sẽ khiến con sinh ra kiêu ngạo, mà nếu còn nhỏ đã tự phụ thì khi lớn lên sẽ không khá được. Việc ông dạy cho con rất nhiều thứ, nhưng ông không bao giờ nói rằng đây là Hóa học, đây là Vật lý, cũng là để tránh cho con sinh ra kiêu ngạo, hơm hĩnh. Gần đây trên Nhật báo Asahi Tokyo có viết bài “Thần đồng nước Mỹ đã đến” với nội dung: “Thần đồng được đánh giá cao nhất từ trước đến nay của nước Mỹ - Pretoris Luis Wiramood (8 tuổi) cùng cha mẹ sẽ cập cảng Yokohama vào sáng ngày 12 tháng9. Cô bé này đã vào học trường Trung học nữ sinh khi mới 7 tuổi và hiện đang học năm thứ 2. Mục đích của chuyến đi lần này là để các nước trên thế giới biết đến như là một thần đồng, dự định sẽ tới Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và các nước Âu Mỹ khác”. Đọc những dòng trên, tôi thấy cha mẹ của cô bé này thật khác xa với cha của Witte.
    Đấy chẳng phải chính là sự hủy hoại thần đồng hay sao? Trên đời này không có gì đáng sợ hơn là tính tự phụ. Dù là nhân tài hay thiên tài thì cũng sẽ bị hủy hoại. Tôi đọc cuốn “Giáo dục Karl Witte, cũng đọc cả cuốn “Những nhà giáo dục tốt nhất của thế giới tương lai”, nhận thấy Witte cha quả là đã rất lao tâm khổ tứ để tránh cho con khỏi sinh ra tính tự phụ. Ông không chỉ hạn chế khen ngợi con, mà còn tránh cả việc để người khác khen ngợi. Khi người ngoài khen Witte, ông sẽ đưa con ra khỏi phòng để khỏi phải nghe. Và một khi đã đề nghị mà vẫn không được, ông sẽ đoạn tuyệt không đến nhà đó nữa. Ông làm việc này quyết liệt đến mức nhiều khi người khác không hiểu và có những lời bình phẩm không hay. Khi Witte con lớn hơn một chút, ông dạy: “Tri thức thì có thể nhận sự khen ngợi của người khác, còn làm việc thiện sẽ được Trời ban thưởng. Những kẻ vô học trên thế gian này rất nhiều, và những kẻ đó, vì bản thân mình không có tri thức nên hễ thấy người có tri thức thì ra sức tán tụng vô lối. Nhưng, lời tán thưởng của nhân gian nói chung rất dễ thay đổi, dễ có được mà cũng dễ mất. Còn phần thưởng của ông Trời có được là do việc thiện tích tụ lại mà nên, vì thế sẽ rất khó để đạt được, nhưng sẽ là thứ vĩnh viễn không thay đổi. Bởi vậy không nên mê muội với những lời tán tụng của nhân gian. Người nào mà vui mừng với những lời tán tụng thì cũng sẽ buồn phiền vì những lời cay độc, và chỉ có kẻ ngốc mới phải bận tâm về miệng lưỡi người đời. Con người ta, dù có học rộng đến đâu, so với ông Trời thì chỉ là muối bỏ bể, và người nào mà bằng lòng với hạt muối tri thức của mình thì sẽ thật đáng thương.”
    Nói những điều này, ông mong muốn Witte con sẽ không mắc phải thói tự phụ. Đây thực sự là một điều khó khăn, nhưng ông đã thành công tốt đẹp.
    Mill bắt đầu học tiếng Latin từ 8 tuổi, đến năm 12 tuổi Mill đã đọc hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của Hy Lạp và La Mã. Cũng từ thời kỳ này ông bắt đầu học đại số và hình học để học được hai môn này ông bắt đầu học vi phân, tích phân của tóan học cao cấp. Mill đọc rất nhiều sách bằng tiếng mẹ đẻ. Khỏang 13 tuổi Mill bắt đầu đọc sách khoa học, tuy nhiên những môn khoa học mà Mill đã học chỉ là sự nghiên cứu lý thuyết. Mill học hầu hết từ sách. Mặc dù vậy, bất kỳ ai cũng phải sửng sốt với số lượng sách khổng lồ mà Mill đã đọc trong thời niên thiếu.
    Cuộc sống của Mill cứ duy trì như vậy cho đến khi ông được 14 tuổi. Theo lời kể của Mill thì Cha Mill đã ngừng sự dạy dỗ của mình khi Mill được 14 tuổi. Bởi vì năm 14 tuổi Mill rời nước Anh đến Pháp trong khoảng 1 năm. Khi quay trở về Anh, Mill bắt đầu tự học, khỏang năm thứ 3, thứ 4 cấp trung học cơ sở Mill có thể tự học mà không cần đến sự hướng
    dẫn của bất kỳ thầy giáo nào. Mill đã viết về điều đó như sau “Từ thời niên thiếu tôi đã được học những tri thức đỉnh cao. Có thể mọi người nghĩ rằng cha tôi đã rất lao tâm khổ tứ trong việc dạy dỗ tôi nhưng thực tế hòan tòan không phải vậy. Tôi đã tiếp thu những tri thức đó một cách hết sức đơn giản. Dựa vào điều này chúng ta có thể thấy rằng, những đứa trẻ có thể tiếp thu một lượng kiến thức đáng kinh ngạc trong thời thơ ấu của mình. Do đó tôi cho rằng chúng ta chỉ dạy một chút tiếng Latinh và Hy Lạp cho bọn trẻ ở các trường học như hiện nay là sự lãng phí rất lớn về thời gian. Nếu tôi có năng lực tiếp thu và ghi nhớ của một thiên tài thì những gì tôi vừa nói sẽ không đúng. Nhưng tôi lại là người có khả năng tiếp thu chậm hơn bình thường. Tôi khẳng định, những đứa trẻ có sức khỏe và năng lực tiếp thu bình thường hòan tòan có thể học được những gì tôi đã học. Nếu tôi có được một thành công nào đó thì đều nhờ vào sự giáo dục từ sớm của cha tôi. Sự giáo dục từ sớm của cha tôi, giúp tôi trưởng thành nhờ có được lượng kiến thức nhiều hơn người khác đến 25 năm.
    Sự giáo dục từ sớm của cha tôi có những ưu điểm hết sức quan trọng. Những ưu điểm đó mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích. Đa phần những thanh thiếu niên chỉ ghi nhớ kiến thức vì vậy họ không thể phát triển tư duy của mình được một chút nào. Hơn nữa, họ cũng chỉ thụ động nhớ ý kiến của người khác nên đã tự mình làm thui chột đi khả năng đưa ra ý tưởng. Rất nhiều đứa trẻ, con của những người cha ưu tú, thường là bản sao của cha mình tự họ không phát triển hơn được. Nguyên nhân là do người cha khi dạy con đã trao cho con mình những suy nghĩ tinh túy nhất của bản thân. Tuy nhiên, tôi đã được giáo dục không theo kiểu như vậy, Cha tôi không theo chủ nghĩa nhồi nhét kiến thức. Ông dạy tôi sao cho tôi có thể tư duy như ông, hoặc tự bản thân tôi phải có những tư duy vượt trội cha mình. Cha tôi cho rằng hễ suy nghĩ thì sẽ hiểu được, Ông thường bảo “Tự suy nghĩ xem sao” và quyết không dạy khi tôi chưa đưa ra được suy nghĩ của chính mình. Tuy nhiên tôi lại là người không thành công ở điểm này, những lúc như vậy cha tôi đưa ra rất nhiều câu hỏi gợi ý, sau cùng mới bắt đầu giải thích. Dù vậy cách dạy của cha vẫn có chỗ khó khăn đối với tôi.
    Ví dụ lúc 13 tuổi, khi tôi dùng từ Quan niệm, cha đã hỏi quan niệm là gì, tôi giải thích theo suy nghĩ của mình nhưng như thế này cũng không phải như thế kia cũng sai và cha tôi đã rất bực mình về điều này. Hoặc thỉnh thoảng khi ngẫu nhiên tôi nói “Về mặt lý luận thì chính xác nhưng thực tiễn cần chỉnh sửa ít nhiều” Cha liền hỏi lý luận là gì? Giải thích đi! Tôi đã giải thích rất nhiều bằng suy nghĩ của mình, nhưng đối với đứa trẻ 13 tuổi thì đây chẳng phải là điều dễ dàng. Lúc đó cha tôi cũng cực kỳ bực mình. Cuối cùng cha cũng giải thích cho tôi ý nghĩa của từ lý luận như sau “Thật ra lý luận và thực tiễn không phải là hai vấn đề tương phản. Vì vậy khi nghĩ nó như là sự tương phản thì chẳng hiểu gì về ý nghĩa của từ lý luận cả. Cũng có những người dùng từ lý luận nhưng không hiểu nghĩa của nó, những người như vậy là người vô học.” Nhưng tôi nghĩ điều này thật vô lý. Đây là những điều mà đứa trẻ 13 tuổi không dễ gì hiểu được. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ nếu đứa trẻ không được yêu cầu những điều ngoài khả năng của nó thì chúng không thể phát huy hết năng lực của mình.”
    XVI. Phần này kể chuyện về việc người ngoài đến thử Witte con, nói chung là không quan trọng.
     
    cncstar thích bài này.
  20. shop_metit

    shop_metit Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/4/2011
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    761
    Điểm thành tích:
    93
    Ðề: Mời các Bố Mẹ cùng đọc "Thiên tài và sự giáo dục từ sớm" của Kimura Kyuichi

    XVII. PHƯƠNG PHÁP giáo dục của Witte cha, như ông đã nói, là để tạo ra một con người tài đức vẹn toàn, đồng thời sức khỏe cũng phải tối ưu. Vì thế, giáo dục tri thức, nhân cách, thể chất, đều được coi trọng. Tuy nhiên, trong sách của ông không có ghi chép về việc giáo dục thể chất nên mọi người cũng không biết chính xác. Chỉ thấy hình như 2 cha con có cùng nhau đi bộ quanh làng, leo núi và đi bộ ra cả thành phố. Không thấy đề cập đến bơi lội, tennis hay cưỡi ngựa. Nhưng rõ ràng Witte cha rất chú ý đến vấn đề sức khỏe, và Witte con là một cậu bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đến cuối đời vẫn duy trì một thể lực tốt.
    Witte cha còn cho rằng, tri thức, nhân cách, thể lực , thì chỉ dạy thôi vẫn chưa đủ, mà còn phải truyền thụ được cảm hứng vào trong đó, làm sao để tạo cho việc dạy và học trở nên thú vị. Để làm điều này, ông đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, bắt đầu từ ngôi nhà. Trong nhà ông không có cái gì là không thú vị. Ông cũng rất coi trọng sự hòa hợp của ngôi nhà. Giấy dán tường phải là loại giấy khiến người ta cảm thấy dễ chịu, trên đó treo những bức tranh vui chơi giải trí. Đồ vật trong nhà cũng thế, không có cái nào là không có hoa văn trang nhã, và nếu là thứ được tặng nhưng không hòa hợp với các đồ vật khác trong nhà thì ông nhất định không dùng. Trang phục cũng vậy. Ông đặc biệt tẩy chay những thứ lòe loẹt, hoa hòe hoa sói, chỉ dùng những thứ giản dị mà vẫn quý phái.Tiếp đến là những thứ xung quanh nhà. Ông trồng nhiều loại hoa tao nhã, để sao cho từ đầu mùa xuân đến cuối mùa thu luôn có hoa nở, và ở đây mọi thứ cũng phải hòa hợp nhịp nhàng.
    Đặc biệt, nhờ sự bồi dưỡng cảm hứng văn học của cha, Witte con có khả năng cảm thụ thơ ca sâu sắc, bản thân cũng biết làm thơ từ sớm. Nhìn vào cuộc đời Witte con, học vị đầu tiên là tiến sĩ Toán học, sau trở thành một giảng viên luật học, ngoài ra lại có những nghiên cứu rất giá trị về Dante,.., ta có thể thấy rằng đây là một người rất đa tài, rất toàn diện.
    Witte cha cũng chú ý cả đến việc giáo dục nhân tính cho con. Có lần, khi Witte con 3 tuổi, trong nhà hôm đó lại có nhiều khách đến chơi. Trong lúc Witte đang nói chuyện với họ thì có một con chó chạy đến, cậu bèn túm lấy đuôi nó và ra sức kéo về phía mình. Ngay lập tức, Witte cha túm lấy tóc của con giật mạnh, với một bộ mặt rất dễ sợ. Witte con rất ngạc nhiên, và buông tay ra, Witte cha cũng buông tay. Ông nói “Karl, con cũng muốn bị làm như thế à?” “Không ạ” , “Thế thì, con chó đó cũng không phải để làm những việc như vậy!”. Nói rồi, ông đuổi con ra khỏi phòng. Đó vừa là một hình phạt, vừa là cách để tránh cho những người khác có thể nói thêm về hành vi của Witte con, vì chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng hành động này là phi giáo dục. Với cách giáo dục của này, Witte cha muốn con biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ và hiểu họ, lớn lên sẽ trở thành người nhân ái, có tình thương sâu sắc. Trên thực tế, Witte con quả thực là người rất nhân hậu, biết cảm thông, biết yêu thương không chỉ con người mà ngay cả chim muông, cây cỏ.
     

Chia sẻ trang này