Kinh nghiệm: Sống Đẹp Hơn, Bạn Đã Thử Chưa?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi zetafashion, 2/10/2011.

  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Trước kia đôi khi mình cũng có những quan niệm lệch lạc rằng: "tiền là quan trọng nhất", "phải khẳng định bản thân", "phải chiến thắng bằng mọi giá", "không có tình bạn vĩnh cửu, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi là tối thượng", "tôi là trên hết - ME FIRST"...

    Giờ mình đã thay đổi, mình sống vì mọi người và đặt mục tiêu sống hòa hợp là trên hết. Một gia đình hạnh phúc là gia đình mà mọi thành viên đều sống đẹp với nhau và sống đẹp với xã hội nói chung. Mình cũng nhận thấy rằng, một đất nước phát triển trước hết phải là một đất nước văn minh.

    Xin lập ra mục "Sống đẹp" này để chia sẻ cùng cả nhà với hy vọng bản thân mình sẽ sống đẹp hơn mỗi ngày.

    Cảm ơn cả nhà nhiều !!!



    [video=youtube;vls4o7A8M5w]http://www.youtube.com/watch?v=vls4o7A8M5w&feature=results_video&playnext=1&list=PLDAF9CF10FAF5E6D7[/video]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi zetafashion
    Đang tải...


  2. hari08

    hari08 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/1/2010
    Bài viết:
    2,410
    Đã được thích:
    376
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Sống đẹp

    Rất có ý nghĩa, cám ơn chủ top nhé
     
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    Mình đọc cuốn sách "Sức mạnh của sự tử tế" và thấy rất hay. Xin giới thiệu với cả nhà cùng đọc :)

    [video=youtube;aQ8OrpR0QvI]http://www.youtube.com/watch?v=aQ8OrpR0QvI&feature=related[/video]
     
    Sửa lần cuối: 3/10/2011
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    [video=youtube;YNgHFQSKLdI]http://www.youtube.com/watch?v=YNgHFQSKLdI&feature=autoplay&list=PLDAF9CF10FAF5E6D7&lf=results_video&playnext=1[/video]
     
  5. tobunbo

    tobunbo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/4/2011
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Sống đẹp

    e xin tham gia topic này với nhé,vào đây học hỏi chia sẻ của mọi người để mỗi ngày sống đều là 1 ngày có ích
     
  6. ngodong9

    ngodong9 Đặc sản Nghệ An

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    32,100
    Đã được thích:
    8,188
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    oánh dấu học hỏi cái nào
    cảm ơn Jeta
     
  7. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    Người Việt xấu xí ở điểm nào?

    SGTT.VN - Chạy theo đồng tiền, bất chấp hậu quả, miễn sao có nhà đất, xe đời mới, đồ dùng hàng hiệu, vui chơi tiệc tùng... thay cho các giá trị đạo đức “chân – thiện – mỹ”. Bạn đọc Cảnh Thái nhận xét về những thói hư tật xấu của người Việt Nam trong bài viết gửi đến báo SGTT.

    Tác giả cho rằng người Việt có nhiều đức tính tốt đẹp, nhưng cũng vạch ra bảy thói hư tật xấu “cơ bản” của người Việt. Thế nhưng, thường mọi người có tâm lý “tốt khoe, xấu che”, không muốn “vạch áo cho người xem lưng”; hay tâm lý bao che, “đóng cửa bảo nhau”, không muốn mọi người thấy thói hư tật xấu của người thân hay bản thân mình!

    Trước thực tế này, tác giả Cảnh Thái đề nghị “chúng ta cần một trao đổi thẳng thắn, không e ngại” dù sự thật mất lòng về những thói hư và tật xấu của người Việt Nam! Vì con người vốn dĩ đã hoàn thiện đâu? Có ai hoàn thiện, hoàn mỹ đâu?

    Chúng tôi xin phép chia bài của bạn Cảnh Thái làm hai phần. Dưới đây SGTT đăng trước phần 1:

    1. Khả năng làm việc theo nhóm kém, tinh thần đồng đội chưa cao, tính cách sống vì cộng đồng chưa trưởng thành:


    Hiếu kỳ, bề bộn cũng là một trong những tính xấu. Ảnh: Vĩnh Kim

    Người Việt thường hoàn thành tốt các công việc của cá nhân, nhưng khả năng gánh vác công việc cộng đồng, công việc chung kém, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng kém.

    Các học sinh Việt Nam thường chịu khó làm bài tập của mình rất siêng năng và làm tốt các bài tập được giao cho cá nhân. Thế nhưng bài tập chung của nhóm thường bị đùn đẩy trách nhiệm cho người khác làm, khả năng ngồi lại với nhau để thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho một thành quả chung tích cực hơn thường bị xem nhẹ.

    Tại các doanh nghiệp, các công nhân và nhân viên người Việt cũng “nổi tiếng” khó phối hợp đồng đội (teamwork) tốt, khó có hiệu quả hợp tác cao trong các công việc được cấp trên giao.

    Tại mỗi khu phố, khu dân cư, nếp sống vệ sinh chung thường rất kém. Người ta chú ý quét dọn sạch sẽ nơi khuôn viên của gia đình mình, trong khi các diện tích chung, công cộng thường chịu việc xả rác, vứt bỏ các thứ linh tinh làm ô nhiễm môi trường chung.

    Trên đường phố Việt Nam, chúng ta không khó bắt gặp các hình ảnh xả rác, chen lấn tranh giành nhau khi tham gia giao thông hoặc tại các cơ quan công quyền mà người dân phải xếp hàng lộn xộn, chờ chực trong một mớ hỗn độn, rất thiếu khoa học. Thậm chí ngay tại công sở tại TP.HCM, nếu bạn có việc phải xin giấy phép, đổi giấy phép hay giấy tờ liên quan, việc chen lấn chờ đợi vô trật tự (phần do cách làm việc không khoa học và diện tích khuôn viên chật chội trong khi khối lượng công việc nhiều với hàng trăm, hàng ngàn con người có nhu cầu đến liên hệ công tác tại đây hàng ngày). Điều này thể hiện một tư duy bon chen, chụp giật, không có kế hoạch, tổ chức và tầm nhìn dài hạn.

    Tại các nhà ga, bến xe, hàng không, hàng quán, nhà hát, công viên công cộng, .v.v. chúng ta càng thấy rõ ý thức vì cộng đồng của người Việt thực sự chưa trưởng thành. Trách nhiệm trước mắt có thể thuộc về các cá nhân lãnh đạo tại các đơn vị này, sau đó là ý thức chấp hành của mỗi người dân trong cộng đồng và khả năng tổ chức phối hợp làm việc theo nhóm vì tinh thần cộng đồng, vì công việc chung còn nhiều điều chưa tốt.

    2.Tư duy tiểu nông gắn chặt với quá khứ một dân tộc làm nông nghiệp lâu đời:


    Làm sai, còn chống người thi hành công vụ.

    Các thửa ruộng nhỏ lẻ, được các đời cha ông tiếp nối và chia tách ra làm nhiều miếng nhỏ dần cho các đời sau. Làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu và bảo thủ theo kiểu tư duy xưa vẫn còn “con trâu đi trước cái cày theo sau”, thiếu liên doanh liên kết, thiếu sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.

    Bên cạnh đó, lòng đố kỵ, ích kỷ, ganh ghét, không muốn người khác hơn mình, dấu nghề, không mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm với mọi người, thậm chí anh em, người thân trong nhà cũng không san sẻ, giúp đỡ, “cho tiền cho bạc, không ai chỉ đàng làm ăn”!

    Xong việc của mình là xem như xong, không quan tâm người khác hay bà con láng giềng làm ăn ra sao. Tư duy “hợp tác xã” một thời, nửa đêm không ai muốn thức dậy xả nước cho thửa ruộng chung, ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và hành động “cha chung không ai khóc”, tị nạnh nhau các công việc của chung cộng đồng. Thậm chí, xuất hiện lối suy nghĩ “sống hôm nay, biết hôm nay”, bất chấp ngày mai ra sao!

    Điều này dễ dẫn tới việc biển thủ, ăn cắp của công cả “tài sản vật chất và thời gian” trong các doanh nghiệp nhà nước bất chấp hậu quả là doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành “con bò sữa của chung” mà mạnh ai nấy vắt sữa, khai thác đến mức kiệt quệ.

    Tư duy “ăn xổi ở thì” dễ nổi lên lấn át, tư duy ngắn hạn, nghĩ đến quyền lợi cục bộ, mưu cầu tư lợi ngắn hạn hơn là phát triển dài hạn, phát triển bền vững cho cả cá nhân và cộng đồng.

    3. Dễ dàng thỏa mãn với những thành công nhỏ:

    Học hỏi từ cha mẹ là một điều cực kỳ quan trong đối với con trẻ...

    Tư duy truyền đời kiểu “học thành tài” ăn sâu vào suy nghĩ thay thế cho tư duy tiến bộ hơn “học tập và làm việc phấn đấu, cống hiến suốt đời”. Các cá nhân học giỏi, xuất sắc không thiếu nhưng các thành quả khoa học, các phát minh thành tựu lớn trong hầu hết các lĩnh vực hầu như chưa sánh bằng các quốc gia khác, phần vì thiếu môi trường cho người tài, phần vì các cá nhân xuất sắc trong cộng đồng đã thỏa mãn với thành công nhỏ ban đầu so với mọi người trong “làng xóm nhỏ” xung quanh nên không chịu phấn đấu học tập liên tục và không có cơ hội phát triển lên tầm cao mới hay đạt tới trình độ và đẳng cấp thế giới.

    Điều này xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng và sáng tạo, phát minh và sáng chế, văn hóa và thể thao... khi Việt Nam chưa có tên trên bản đồ các thành tựu lớn của thế giới vì số lượng các thành tích ở tầm cỡ thế giới còn quá ít so với các quốc gia khác.

    Một số người du học nước ngoài cho hay, khi học phổ thông hay đại học, các sinh viên bạn thường không giỏi các môn học cơ bản; nhưng khi vào nghiên cứu ứng dụng, họ rất xuất sắc và sinh viên ta thường không theo kịp. Có lẽ tư duy học “thành tài” đã sớm làm chậm hay thiêu chột sức sống và khả năng học hỏi, phát triển liên tục của sinh viên ta (?).

    Trong thương trường, các doanh nhân Việt Nam cũng có nhiều hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp; thường chạy theo các hợp đồng mua bán có tính thời vụ, dựa vào ưu thế “quen biết”, mối quan hệ thân hữu để giành lấy công việc trước mắt, ít có doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dài hạn, có tầm nhìn xa, chú ý phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu vươn lên tầm cỡ thế giới.

    Các doanh nghiệp Việt Nam thường qui mô nhỏ và rất nhỏ, làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu hợp tác phối hợp. Khi lớn lên một chút thì đã phân chia ra thành các doanh nghiệp nhỏ hơn do bất đồng quan điểm hợp tác hoặc muốn làm riêng thu lợi một mình, hoặc đã sớm thỏa mãn với thành công nhỏ đạt được. Các doanh nghiệp lớn chủ yếu chỉ là doanh nghiệp nhà nước khai thác dầu khí, khai khoáng mỏ, độc quyền về kinh doanh ngành nghề như điện lực, viễn thông, ngân hàng...

    Cảnh thái



    “Dù muốn hay không thì các thói hư, tật xấu cũng đã và đang diễn ra, có khi lâu ngày trở thành bản tính xấu khó mà sửa chữa, hoặc tệ hơn sẽ trở thành tính cách không hay của dân tộc. Vì vậy can đảm nói ra có khi là một lời góp ý, trao đổi chân tình, nhìn thẳng vào sự thật, lời cảnh tỉnh không bao giờ muộn!”

    Bạn nghĩ sao về những nhận xét của tác giả Cảnh Thái? Ý kiến của bạn về những mặt tốt cũng như thói hư tật xấu của người Việt?

    Bài viết, ý kiến của bạn đọc, xin gửi vào ô Ý KIẾN bên dưới hoặc gửi mail về cho chúng tôi ở địa chỉ online@sgtt.com.vn.
    http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/134495/Nguoi-Viet-xau-xi-o-diem-nao.html
     
    Sửa lần cuối: 3/10/2011
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    [video=youtube;0RMkr3m8EUo]http://www.youtube.com/watch?v=0RMkr3m8EUo&feature=related[/video]
     
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    [video=youtube;FFBzIkCIkrA]http://www.youtube.com/watch?v=FFBzIkCIkrA&feature=related[/video]
     
  10. nhichan

    nhichan Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    26/5/2010
    Bài viết:
    1,720
    Đã được thích:
    299
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Sống đẹp

    Bạn đã lập Topic rồi đấy à. Mình hoàn toàn ủng hộ bạn. Chúng ta hãy sống nguyên tắc hơn, cao đẹp hơn để xã hội văn minh hơn. Cảm ơn bạn.
     
  11. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    HIỂU NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA MÌNH CŨNG LÀ CÁCH ĐỂ CHÚNG TA VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH VÀ SỐNG ĐẸP HƠN


    Soi lại "người Việt xấu xí"

    Tác giả: Nguyễn Hữu Thái


    (VEF.VN) - Nghĩ rằng vào thời hội nhập và giao lưu quốc tế, các bạn trẻ chúng ta chắc không ngại nghe người ta nhận xét về mình. Âu đó cũng là dịp để chúng ta tự soi rọi lại mình, khắc phục các mặt nhược và hoàn thiện những mặt ưu vậy.


    LTS: Chia sẻ với những "tự trào", "tự vấn" của tác giả Cảnh Thái về các tính cách tốt xấu của doanh nhân cũng như người Việt nói chung, độc giả Nguyễn Hữu Thái đã bày tỏ suy nghĩ về "người Việt xấu xí".

    Mời quý vị độc giả gửi ý kiến trao đổi vào hộp phản hồi phía dưới hoặc gửi về vef@vietnamnet.vn


    Giống như một cái mốt thời thượng, nay đang lan tràn trên khắp thế giới các cuốn sách trong đó người ta nêu lên và phê phán những thói hư tật xấu của chính bản thân dân tộc mình, nhiều khi còn tự thóa mạ khá cay độc nữa là đàng khác.

    Nổi tiếng và gây xôn xao gần đây là cuốn " Người Trung Quốc xấu xí " do nhà văn Bá Dương của Đài Loan viết. Ông ta thú nhận mình viết bắt chước theo cuốn " Người Mỹ xấu xí ", một tác phẩm đã được chính quyền Mỹ không nề hà sử dụng làm tài liệu nghiên cứu sách lược của mình. Người Nhật cũng có cuốn " Người Nhật xấu xí ", tác giả là một vị đại sứ Nhật Bản tại Argentina, nhưng sau khi cuốn sách ra đời thì ông ta bị bãi chức. Phải chăng đó là sự khác nhau giữa Đông và Tây? Ở nước ta nghe nói cũng có lắm người hăm he viết " Người Việt xấu xí ", không biết đã làm tới đâu rồi ?


    Không có ý thức bảo vệ tài sản chung cũng là một "tật xấu" của người Việt?

    Nay ở nước ngoài, người mình đang chuyền tay nhau đọc một tài liệu ngắn đánh giá người mình mang tên: "Mười đặc điểm của người Việt Nam". Nghe nói đây là kết quả nghiên cứu của một viện xã hội học Mỹ. Tôi không có được nguyên bản tiếng Anh, nên chưa biết thực hư ra sao, tuy xem ra cũng có nhiều điểm lý thú nên ghi lại để chúng ta cùng chiêm nghiệm. Sau đây là nội dung các nhận xét đó :

    1-Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý huởng thụ còn nặng.
    2-Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
    3-Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
    4-Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
    5-Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
    6-Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
    7-Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người).
    8-Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
    9-Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
    10-Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

    Thật ra ta cũng khó lòng vội vả xác định về tính chính xác của các nhận xét nêu trên về người Việt mình. Cho nên tôi đồng ý với nhận định của một anh bạn giáo sư sử học cho rằng các đặc tính kiểu này người rất nhiều nước đều có, không chỉ riêng gì người Việt mình. Vấn đề là thể chế và giáo dục. Ngày xưa đâu đến nỗi tệ thế... Tôi cũng nghĩ rằng mọi con người sinh ra cơ bản đều giống nhau, chính xã hội và khung cảnh sinh sống quy định tính cách của họ. Một nền giáo dục tốt có thể làm thay đổi tất cả.

    Nghĩ rằng vào thời hội nhập và giao lưu quốc tế, các bạn trẻ chúng ta chắc không ngại nghe người ta nhận xét về mình. Âu đó cũng là dịp để chúng ta tự soi rọi lại mình, khắc phục các mặt nhược và hoàn thiện những mặt ưu vậy.

    http://vef.vn/2011-01-31-soi-lai-nguoi-viet-xau-xi-
     
  12. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    Phản đề "Người Việt xấu xí"


    Có những điều hết sức bình thường, có thể gọi là thâm căn cố đế, trong mỗi người Việt. Những điều ấy đôi khi cản trở sự tiến bộ, nhưng lại hoàn toàn có thể là cái nền xây đắp những điều tốt đẹp khác.


    Nhìn vào thói xấu của người Việt cũng là một cách để tự sửa mình. Nhưng chỉ nhìn vào những thói tật, suốt ngày mổ xẻ những điều đó như một khoái cảm thì quả nhiên là việc làm không bình thường...

    Mới đây trang blog cá nhân của một nhà báo có viết một thực tế khá ngộ nghĩnh: Một cô phóng viên đến “săn” vị quan chức ngành giáo dục và kiên quyết cho rằng, nền giáo dục đào tạo nước nhà quá kém, nhiều bất cập và làm thế nào để chúng ta không đào tạo ra những... phế phẩm.

    Cô nhìn thấy ở nền giáo dục ấy là một vòi bạch tuộc, sản sinh ra đủ thứ khuyết tật và gây nguy hại cho nhiều thế hệ. Vị quan chức giáo dục than rằng, nền giáo dục nhiều bất cập thật, sai cũng không ít, báo chí nói không ngừng nghỉ biết bao năm, nhưng sự sửa sai cũng cần có thời gian, không phải trong chốc lát, không phải chuyện của một cá nhân. Nhưng bất cập nhiều đến đâu thì chúng ta cũng không phải cái lò đào tạo những phế phẩm.

    Nếu tất cả là phế phẩm thì đất nước Việt Nam không biết sẽ ra sao? Và cô phóng viên kia, không biết cô đã được trang bị những gì từ nhà trường, nhưng nếu cô coi mình là một phế phẩm, thì cô không dám hiên ngang để hỏi những điều ngông cuồng như thế...

    Bài viết ngắn trên blog của nhà báo ấy đã lập tức nóng bỏng với hai chiều dư luận ngược nhau. Trong đó, không ít ngôn ngữ hè phố đã được sử dụng, những người sử dụng ngôn ngữ hè phố cho rằng, giáo dục Việt Nam không ra gì, không đáng một xu so với nền giáo dục tiên tiến của “Tây”.

    Và bài viết bênh vực nền giáo dục Việt Nam là sự bao biện, thủ cựu, chứa nhiều giả dối. Ai cũng có thể nói mình là nạn nhân của một nền giáo dục lạc hậu với nhiều điều dối trá. Nhưng ít ai đặt ra những phản đề cho mình, rằng mình sẽ làm gì để góp phần thay đổi tình trạng đó, tại sao mà những bất cập lại phát sinh?

    Cũng không mấy người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cũng trong một hệ thống giáo dục ấy, cũng trong những tư duy còn nhiều lạc hậu ấy, vẫn có những người Việt trẻ tài năng, thành đạt, đoạt những giải thưởng lớn quốc tế? Chắc chắn, những học sinh ấy không bao giờ cho rằng mình là một phế phẩm của nền giáo dục Việt Nam.

    Chúng ta thường nhìn vào mặt trái để đổ lỗi cho mọi chuyện, trong đó có sự thấp kém của chính chúng ta, mà quên mất một câu thực sự cũ nhưng thực sự quan trọng rằng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

    Tôi nhớ một nhà văn trẻ người Việt đang làm tiến sĩ xã hội học tại Hoa Kỳ, người chịu sự tác động cụ thể từ hai nền giáo dục cách xa nhau nửa vòng trái đất, có nói đại ý rằng, tất nhiên giáo dục Hoa Kỳ có nhiều tiến bộ hơn Việt Nam, nhưng ở đó cũng có những hệ quả và những bất cập mà chỉ những ai đi sâu vào thực tế mới hiểu được.

    Ở nước Mỹ cũng có không ít trẻ em thất học, không ít người học hành dở dang và người thất nghiệp không hề hiếm. Còn học tập có thành công hay không, cái quyết định lớn nhất vẫn là ở người học. Nếu không tự học, thì nền giáo dục có ưu việt đến mấy cũng không thể sản sinh ra những nhân tài.

    Có lẽ trong những diễn đàn, trong những cuộc tán gẫu “chửi” nền giáo dục “đào tạo ra những phế phẩm” xuyên màn đêm, không nhiều lắm những người Việt trẻ tự vấn lại mình, rằng mình có thực sự muốn học hay chưa, hay thực chất mình vẫn là một kẻ muốn người khác mang điều tốt đẹp tới?

    Chúng ta có đôi chân và có một khối óc, chúng ta có thể tự đem đến những điều tốt đẹp cho mình thay vì ngồi đó nói như những cái loa rè, nói những điều không làm bất cứ ai lạ lẫm.

    Nếu vào các diễn dàn trên internet, người ta luôn gặp những trang nói xấu người Việt của chính những người học tiếng Việt từ lớp một nhưng viết tiếng Việt sai chính tả rất nhiều. Họ thường rất rảnh rỗi để ngồi kể xấu từ cán bộ A cho đến cơ quan B, cái gì cũng đầy những thói xấu.

    Suy cho cùng, ở đâu có con người thì ở đó có những điều không tốt và không hoàn hảo. Nhưng không hiểu vì sao, chính những người mũi tẹt da vàng, ăn cơm nấu từ gạo ruộng châu thổ, nói tiếng mẹ đẻ từ bé (vì không thạo thứ tiếng gì khác) lại luôn mồm chê người Việt là xấu tính, mọi rợ, nhỏ nhen, tiểu nông, lạc hậu...

    Nếu cứ nhìn từ những diễn đàn đó, Việt Nam có lẽ là nơi tận cùng của thế giới với đủ sự trì trệ khiến không còn ai có thể ngẩng mặt lên. Những thói xấu được đưa ra không hoàn toàn sai, nhưng tại sao chúng ta lại chỉ nhìn vào những thói tật ấy để thở dài?

    Và đến bao giờ chúng ta sẽ không chửi đổng nữa để bắt tay thực sự vào làm một việc gì đó tích cực hơn. Ai đó nói, biết được cái xấu mà nói giúp cũng là may rồi. Nhưng biết để rồi cải tạo nó thì sẽ còn may hơn nhiều, ý nghĩa hơn nhiều.

    Cũng mới đây, dư luận tò mò về sự chuẩn bị ra đời một cuốn sách nói về các thói xấu của người Việt. Một cuốn sách cẩm nang chăng? Tôi nhớ đâu đó trên internet, người ta đã truyền nhau một tác phẩm tương tự như thế của những công dân một nước láng giềng. Nhìn được tận nơi, chỉ ra được những tật xấu của cả một dân tộc, đó cũng là một khả năng, một trí tuệ vậy.

    Chỉ ra để ít nhất cũng hạn chế bớt nó, hay triệt tiêu được thì tuyệt vời, dân tộc đó chắc chắn sẽ hùng cường, thành dân tộc rồng bay. Nhưng sự thật thì không được như thế. Cuốn sách đó trôi nổi trên internet như một thứ tài liệu bồng bềnh, ai đọc cũng được, ai thêm cũng được và ai cũng có thể nói, đúng thật. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đấy. Bởi vì đứng ở trên cao nhìn xuống, đứng ở bên ngoài nhìn vào bao giờ cũng dễ.

    Con người là vậy, nhìn thấy khuyết điểm của người khác luôn nhanh hơn của mình. Những lời chê bao giờ cũng dễ nói. Bởi nếu nhìn mọi việc theo một con mắt của một bà mẹ chồng khó tính thì luôn nhìn thấy những điều đáng chê.

    Phải sống trong lòng một xã hội, phải dấn mình vào từng công đoạn của một việc làm, mới thấu được vì sao lại thế và vì sao mà ra những đặc tính không hay. Nói thẳng với nhau những điều chưa hay là điều đáng trọng. Nhưng nhìn nó bằng thái độ nào và ứng xử ra sao với những điều đó, đấy mới thực sự là điều cần xem xét.

    Khi đặt ngược lại vấn đề về cuốn sách, mục đích chính của người làm ra cuốn sách ấy, phải chăng là một sứ mệnh cao cả, muốn thay đổi cả một dân tộc với rất nhiều tính xấu? Nếu làm được điều đó, có lẽ đây thực sự là một nhân vật không thể lãng quên của lịch sử. Nhưng thực chất đây là một cuốn sách ghi chép lại những lời của người khác về những thói hư tật xấu đây đó trong những thời khắc cụ thể của người Việt.

    Về nguyên tắc, khi tách những câu, những đoạn này ra khỏi văn cảnh để tổng kết thành bản chất xấu xí của người Việt có lẽ là việc không chuẩn xác cho lắm. Khi câu chữ bị tách rời, hoàn toàn có thể bị bóp méo ý nghĩa. Và những thói tật đó, có thể trong từng hoàn cảnh là đúng, trong từng thời điểm là không sai, nhưng quy kết thành bản chất thì lại là việc hoàn toàn khác.

    Hơn thế, những đoạn viết về thói tật của người Việt được trích dẫn trên báo chí thời gian qua (sẽ là phần nội dung cuốn sách) có một đặc điểm chung là hầu như nặng tính chủ quan cá nhân, những người viết dựa vào sự quan sát của mình chứ không dựa trên bất cứ khảo sát nào.

    Khi những đặc tính đó được viết nên bởi sự quan sát của một người thì cũng có nghĩa nó sẽ bị giới hạn bởi tầm quan sát chỉ của một người hoặc bị giới hạn bởi không gian, thời gian mà người đó quan sát. Thực chất, có nhiều cuốn “người xấu xí” của nhiều dân tộc, đó là một cách để nhìn lại mình.

    Tuy nhiên, nếu nhìn chung lại, nhiều tính xấu của người Việt cũng là tính xấu của nhiều người trong những sắc dân khác. Người Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm.

    Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng. Mà cái tốt của người Việt nhiều khi lại bị bị mờ nhoè đi. Nói “người Việt xấu xí” giống như nói về cả một dân tộc với quá nhiều tật xấu phải xếp thành một cuốn sách. Trong khi đó, chúng ta vô tình quên đi rằng, cả một dân tộc phải đau đớn trải qua không biết bao nhiêu cuộc trường chinh để có ngày bình yên cho chúng ta ngồi mà xét lại những thói tật của mình.

    Chúng ta không viện dẫn chiến tranh như một thứ bùa mê, cũng không ngủ quên trên những trang văn ca ngợi.
    (Theo Thiên Lương

    An ninh thế giới)

    http://vietbao.vn/Giao-duc/Phan-de-Nguoi-Viet-xau-xi/20638421/203/
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    NẾU THỰC HIỆN ĐƯỢC THÌ THẬT TUYỆT VỜI !!!

    5 bệnh viện cam kết “nói không với phong bì”


    - Bắt đầu từ tháng 9/2011, 5 bệnh viện lớn nhất tại Hà Nội đã được chọn để “thí điểm” triển khai Quy tắc ứng xử nâng cao Y đức, trong đó có nội dung: “Nói không với phong bì”.



    5 bệnh viện được Bộ Y tế chọn thí điểm để thực hiện triển khai Quy tắc ứng xử, nâng cao Y đức (trong đó có nội dung “nói không với phong bì”) gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E, bệnh viện Phụ sản TW và bệnh viện K.

    Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử, nâng cao Y đức tại mỗi bệnh viện được thực hiện làm hai đợt (tháng 9 và tháng 10).

    Trong số các tiêu chí để đánh giá bệnh viện văn minh có 5 tiêu chí đối với cán bộ nhân viên y tế là phải có lời chào thân thiện, chỉ dẫn tận tình, thăm khám chu đáo cho bệnh nhân, nói không với phong bì và tuyệt đối không trục lợi từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

    Bác sỹ của BV Việt Đức đang chăm sóc bệnh nhân (Ảnh: Cẩm Quyên)




    Qua đợt 1 thực hiện (trong tháng 9/2011), PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết bệnh viện Việt Đức đã triển khai triệt để tới các cán bộ y tế (và kể cả trước khi có chương trình “thí điểm” này thì bệnh viện của ông cũng đã làm rồi). Theo đó, không có phản ánh nào về việc bác sỹ đòi phong bì.

    Tuy nhiên, ông Quyết cũng lưu ý: “Khi triển khai thí điểm hay làm trên diện rộng thì cũng phải phân định cho rõ. Nếu đó là phong bì mà bác sỹ, điều dưỡng “vòi vĩnh”, đòi bệnh nhân đưa rồi mới khám hay chăm sóc thì cần xử lý nghiêm khắc nhưng nếu đã hoàn tất việc khám hay điều trị thì đó lại là chuyện khác”.

    Trên thực tế, ông Quyết cho biết có không ít trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh, ra viện rồi quay lại cũng dùng phong bì để cảm ơn bác sỹ. Trong những trường hợp đó, nếu bác sỹ có nhận thì cũng không thể xử phạt được.

    Trước đây, trong một bài phỏng vấn trên VietNamNet, ông Quyết cũng bày tỏ quan điểm của mình về nạn phong bì trong ngành y tế.

    Theo đó, ông Quyết cho rằng “có hàng vạn, hàng vạn người công tác trong ngành y và không nhận một cái phong bì nào nhưng vẫn làm tốt công việc. Có những thầy thuốc cả đời không nhận một đồng tiền nào của người bệnh, sống hoàn toàn bằng đồng lương trong sạch.

    Hiện nay, một số hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra trong ngành y nhưng theo tôi là rất ít. Hiện tượng nhũng nhiễu, vòi vĩnh bệnh nhân chỉ xảy ra ở một số người, thậm chí rất ít người. Đó chỉ là một vài “hạt sạn” trong đội ngũ cán bộ y tế mà thôi”.

    Về chuyện phong bì ở riêng bệnh viện Việt Đức, ông Quyết khẳng định: Với bệnh viện của tôi (bệnh viện Việt Đức), ai nói là y tá, bác sĩ của bệnh viện này vòi vĩnh là “không xong” với tôi! Tôi đố ai tìm được cán bộ nào của bệnh viện nhận phong bì. Bệnh nhân mà đưa phong bì có khi còn bị mắng là đằng khác.

    Tôi không khẳng định 100% là không bao giờ có tiêu cực nhưng chắc chắn không có chuyện cán bộ y tế của viện tôi vòi vĩnh, nhũng nhiễu theo kiểu phải có phong bì mới làm tốt, không có thì không làm tốt.

    Tuy nhiên, nếu bác sĩ chăm sóc tốt cho người bệnh rồi, và chăm sóc một cách “vô tư”, khi họ ra viện, đưa phong bì có khi bác sĩ vẫn lấy. Điều này thì tôi công nhận là có”.


    Những việc cán bộ, viên chức không được làm với người bệnh và gia đình người bệnh (trích nội dung “Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế”)
    a) Có hành vi tiêu cực, lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình phục vụ, chăm sóc người bệnh, như: biểu hiện ban ơn, có thái độ, cử chỉ gợi ý nhận tiền, quà biếu của người bệnh và gia đình người bệnh;

    b) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với người bệnh, gia đình người bệnh;

    c) Làm trái quy chế chuyên môn trong thi hành nhiệm vụ.


    Cẩm Quyên


    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/42051/5-benh-vien-cam-ket--noi-khong-voi-phong-bi-.html
     
  14. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,262
    Điểm thành tích:
    6,063
    Ðề: Sống đẹp

    Rất tuyệt vời! Cám ơn bạn vì đã giúp mình và mọi người học cách sống đẹp. Hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau giúp nhau sống đẹp cho chính bản thân, cho con cái và cho cộng đồng.
     
  15. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    [video=youtube;ZWJvs-JoFZw]http://www.youtube.com/watch?v=ZWJvs-JoFZw&feature=related[/video]
     
    Smallrabbitmetit85 thích.
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    [video=youtube;MalR_sPIAD4]http://www.youtube.com/watch?v=MalR_sPIAD4&feature=related[/video]
     
    Smallrabbitmetit85 thích.
  17. metit85

    metit85 Mẹ yêu Kim Ngân

    Tham gia:
    4/8/2011
    Bài viết:
    9,062
    Đã được thích:
    2,230
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Sống đẹp

    Cảm ơn chị vì bài viết rất hữu ích. chúc chị luôn vui vẻ!
     
    zetafashion thích bài này.
  18. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    Cảm ơn cả nhà đã động viên. Mình lập chủ đề này để mong tự bản thân phải sống tốt hơn mỗi ngày thôi :)
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    THẬT ĐÁNG KHÂM PHỤC MỘT CON NGƯỜI ĐẦY TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH !!!

    Trần Phương Ngọc Thảo là tiến sĩ kinh tế học và Lê Anh Vinh là tiến sĩ toán học. Ngay sau đó, cô tiến sĩ 26 tuổi này đã quay về Việt Nam, bỏ qua nhiều lời mời làm việc tại những nơi cô từng thực tập như WB, IMF.

    Không “trở thành người của ban lãnh đạo Ngân hàng Đông Á” như nhiều người nghĩ, cô còn từ chối nhiều lời mời làm việc lương cao mà chọn làm công tác giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM, nơi cô có thể truyền lửa và những hiểu biết đã gom góp được ở thế giới bên ngoài cho các bạn trẻ.


    http://tin.soha.vn/bao/ket_nap_dang_tai_harvard-kDCOF7NXH.htm#ixzz1ZpQG5rIM
     
    Smallrabbit thích bài này.
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sống đẹp

    [video=youtube;IleU483k4QM]http://www.youtube.com/watch?v=IleU483k4QM&feature=related[/video]
     
    matmocdethuong thích bài này.

Chia sẻ trang này