Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi PhuongLinhNguyen, 24/10/2011.

Tags:
  1. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Mẹ nó ơi, lớp 3 thì vẫn còn kịp để đọc nhé, cuốn này là cẩm nang nuôi dạy con đến khi con 18 tuổi cơ. Cảm ơn mẹ nó đã quan tâm.
     
    Đang tải...


  2. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Dạy con biết chữ không khó
    Viên Viên không phải là “thần đồng” 2, 3 tuổi đã biết được mấy nghìn chữ, tôi cũng chưa bao giờ chuyên tâm dạy con nhận mặt chữ, không làm cho con tấm thiệp học chữ nào. Nhưng sau khi Viên Viên đón sinh nhật lần thứ sáu, cách ngày vào lớp 1 hơn sáu tháng, cô bé đã đem lại cho chúng tôi một niềm vui bất ngờ - đột nhiên biết được nhiều mặt chữ như vậy.
    Viên Viên không còn bám nhằng lấy tôi bắt tôi đọc truyện, người thì nhỏ mà cầm cuốn sách trông rất ra dáng và bắt đầu đọc, đọc rất say sưa. Tôi lấy một cuốn tạp chí Chuột Mickey mới bảo con gái đọc cho tôi nghe, cô bé vừa mò vừa đoán và đọc được thật. Tôi biểu dương con gái rất chân thành, khen bé đọc hay.
    Lần đầu tiên cảm nhận được niềm vui đọc sách do biết chữ mang lại, niềm say mê đọc sách một mình của Viên Viên càng ngày càng lớn. Thông qua việc đọc sách, lại biết thêm được rất nhiều chữ, cứ theo vòng tuần hoàn tốt như vậy, khiến số lượng chữ mà Viên Viên biết tăng lên rất nhanh. Đến nỗi mấy tháng sau, đến khi cô bé vào học lớp một, đọc sách ngữ văn đối với cô bé đã là chuyện nhỏ như con thỏ rồi.
    Còn nhớ ngày đầu tiên trở thành học sinh cấp 1, Viên Viên mang từ trường về nhà một ba lô sách. Về đến nhà, lấy ra từng cuốn một đặt lên bàn ăn, nét mặt hết sức phấn khởi. Ba tìm một cuốn lịch cũ bọc từng cuốn sách cho bé, bé ngồi bên cạnh ba, hào hứng đọc sách ngữ văn một lượt từ đầu đến cuối. Nghe tiếng đọc sách dõng dạc của con, tôi rất mừng khi biết được rằng, con gái đã nhẹ nhàng vượt qua được “ngưỡng cửa nhận mặt chữ” mà học sinh tiểu học phải đối mặt một cách không hề hay biết.
    Lúc mới vào cấp 1, lượng chữ và trình độ đọc của Viên Viên đã tương đương với một học sinh lớp 3, xem ra giống như một “kỳ tích” nhỏ, khiến cô giáo phải thán phục, đồng thời cũng khiến tôi cảm thấy rất bất ngờ. Tuy nhiên trong lòng tôi biết rất rõ, Viên Viên là một đứa trẻ hết sức bình thường, chỉ trong thời gian rất ngắn mà cô bé biết được nhiều chữ như vậy, thực ra là một quá trình hết sức đơn giản và tự nhiên, là một sự tất yếu từ biến đổi về lượng chuyển sang biến đổi về chất. Hiện tượng này xảy ra, cuối cùng vẫn là do có sự giáo dục, là kết quả của việc cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục đúng đắn một cách vô tình hay hữu ý.
    Ở đây tôi muốn giới thiệu cách làm của mình, mục đích là để nhiều bạn nhỏ cũng giống như Viên Viên, biết chữ một cách nhẹ nhàng, sớm biết chữ. Đây không chỉ có ý nghĩa đối với những đứa trẻ trước khi bước vào lớp 1 hoặc đang trong giai đoạn học chữ ở bậc tiểu học, mà có thể cũng sẽ có sự ảnh hưởng sâu sắc đối với việc học tập cả đời của trẻ.

    Thực tế là cách làm của tôi rất đơn giản, đó là ngay từ lần đầu tiên tôi cầm một cuốn sách lên kể chuyện cho Viên Viên, tôi không “giảng” mà là “đọc”. Vừa không chuyển hóa nội dung câu chuyện thành văn nói hoặc “ngôn ngữ thiếu nhi”, đọc hoàn toàn như trong sách, từng chữ từng chữ một.
    Tôi nghĩ, đối với con trẻ trong sáng như tờ giấy trắng, bất kỳ một từ vựng nào đều rất mới mẻ. Những cái mà chúng ta cho rằng “thông tục” hoặc “không thông tục”, đối với chúng thực ra là giống nhau. “Con sói xám ung dung đi dạo” với “con sói xám chậm rãi bước đi”, đối với con trẻ đang học nói, không cảm thấy lý giải cái nào khó hơn. Đầu tiên chúng ta gieo vào đầu trẻ cái gì, trẻ sẽ tiếp nhận cái đó. Có bậc cha mẹ trong quá trình kể chuyện cho con, sợ con không hiểu, chuyển hết văn viết thành văn nói, thực ra không cần thiết phải làm như vậy. Giống như việc một người từ nhỏ nói tiếng Trung, đến khi đối mặt với tiếng Anh sẽ thấy khó, còn một đứa trẻ từ nhỏ nghe tiếng Anh sẽ không cảm thấy nghe tiếng Anh khó. Chính vì thế cha mẹ không nên e ngại, bản tính của con trẻ là luôn tò mò trước mọi sự việc, “đọc” cho trẻ hoặc “giảng” cho trẻ, đối với trẻ đều có sức cuốn hút như nhau.
    Tôi bắt đầu kể chuyện cho Viên Viên từ khi cô bé chưa đầy một tuổi, không biết lúc đầu đọc sách cho con gái nghe con gái có hiểu hay không, những mỗi lần đọc sách cho cô bé, cô bé đầu nghe rất say sưa, đôi mắt sáng ngời lộ rõ vẻ hứng thú. Những cuốn sách mua về được chúng tôi đọc hết lần này đến lần khác, lần nào tôi cũng đọc từng chữ một, đến khi Viên Viên bắt đầu học nói, liền ê a đọc theo, càng ngày càng học thuộc được nhiều câu chuyện mẹ đọc cho nghe, còn thường xuyên ra bộ mình đang đọc sách.
    Còn nhớ khi Viên Viên mười chín tháng, bạn bè của ông xã đến chơi, Viên Viên đứng bên chú đọc truyện Chú vịt xấu xí rất say sưa. Cô bé dùng ngón tay chỉ lên mặt chữ trong sách, đọc từng chữ một: “chú vịt lẻ loi, uể oải bước đến bờ sông…” Bé lật sang từng trang một, “đọc” gần như không sai chữ nào. Chú khách nhìn thấy thế rất ngạc nhiên, tưởng rằng Viên Viên biết chữ. Tôi cười nói, đâu có, bé học thuộc lòng truyện mẹ kể cho nghe đó mà. Lúc đó chắc chắn bé chưa có khái niệm chữ viết, chắc là lúc đó cô bé không biết những cái mà miệng mình đọc và những cái mà ngón tay mình chỉ có mối quan hệ gì, mà chỉ bắt chước một cách máy móc âm thanh và động tác của mẹ khi kể chuyện.
    Cứ như vậy, tôi vẫn kể chuyện cho Viên Viên nghe bằng cách “đọc”, đồng thời chú ý tạo vẻ sinh động trên nét mặt và giọng đọc. Viên Viên dần dần lớn lên, tôi phát hiện ra rằng việc áp dụng cách “đọc” để thay thế cách “kể” không ảnh hưởng gì đến sự lý giải của con, lại còn làm phong phú thêm vốn từ cho bé. Trong thời gian học nói bé luôn luôn tìm được những từ thích hợp để diễn đạt, rất ít khi cảm thấy khó khăn, giống như việc trẻ muốn diễn đạt nhưng không biết nói như thế nào hoặc lời không diễn đạt được ý.
    Hơn nữa, trong quá trình này, Viên Viên bắt đầu biết được một số chữ, điều này khiến tôi càng tin vào cái lợi của việc “đọc sách”. Và thế là nâng lên một bước cao hơn, từ chỗ để tôi chỉ vào từng chữ từng chữ một và đọc, đổi thành để cho bé chỉ và tôi đọc. Bé chỉ đến đâu tôi đọc đến đó. Dần dần, Viên Viên đã hiểu được vai trò của chữ viết, liên hệ câu chuyện và chữ viết lại với nhau. Trong mắt bé chữ viết không hề trống rỗng, khô khan, chữ viết có nội dung, chữ viết chính là câu chuyện, thú vị và sinh động.
    Đồng thời, khi đưa Viên Viên đến các nơi công cộng, tôi thường xuyên không bỏ lỡ cơ hội chỉ cho bé xem một số chữ, ví dụ ra ga tôi đọc cho bé “cấm hút thuốc”, nói với bé rằng ở đây người đông, không khí ngột ngạt, tấm biển này là nói với mọi người rằng không được hút thuốc ở đây; Khi dạo chơi ở vườn bách thú hai mẹ con cùng đọc biển chỉ đường, sau đó chúng tôi sẽ tìm đến được các con vật mà mình muốn xem; Vào siêu thị, trước hết là xem sơ đồ, đi đến các tầng mà chúng tôi cần đến.
    Thời gian trôi qua, Viên Viên đã rèn được thói quen, nhìn thấy chữ là đọc. Mỗi lần tôi đưa bé đi xe buýt, bé đều chăm chú đọc tên các cửa hàng và biển quảng cáo ở hai bên đường, chữ nào không biết liền hỏi tôi, tôi cũng hào hứng cùng bé đọc những tấm biển đó, đọc đến tên cửa hàng nào thú vị, chúng tôi còn bàn luận một lúc.
    Tôi không thống kê ở thời điểm nào Viên Viên biết được bao nhiêu chữ, theo những gì mà tôi nhớ, 5 tuổi trở về trước, những chữ Viên Viên biết đều rời rạc, không biết tự mình đọc sách, toàn để tôi kể cho bé nghe. Sau 5 tuổi, chỉ trong thời gian rất ngắn – có thể là do một nhân tố ngẫu nhiên nào đó tác thành, ví dụ như bé muốn mẹ kể chuyện, nhưng mẹ nói không có thời gian, con cứ tự xem trước đi, và thế là bé bắt đầu tự mình đọc sách. Sự tò mò đối với nội dung trong sách, khiến cô bé bất chấp sự bỡ ngỡ trước chữ viết, đọc một cách khái quát, trí tò mò đã được thoả mãn. Tôi kịp thời khen bé biết được nhiều chữ như vậy, biết tự mình đọc sách, sau đó đọc cho bé nghe những chữ bé không biết, câu chuyện này đã được bé hấp thụ – bé đã tìm được niềm vui lớn khi tự mình đọc sách, kể từ đó càng đọc càng ham, càng đọc càng nhiều, chữ cũng càng biết được nhiều.
    Sau khi Viên Viên lên lớp 2, khả năng đọc của cô bé đã tương đương với trình độ của học sinh cấp hai. Khi hầu hết các bạn trong lớp còn đang phải tập trung công sức vào việc học những chữ mới, Viên Viên đã bắt đầu đọc hết cuốn tiểu thuyết dài này đến cuốn tiểu thuyết dài khác. Đương nhiên cô bé cũng thường xuyên đọc sai chữ, đến nỗi chúng tôi trêu cô bé là “đại vương đọc sai”. Tôi nhắc nhở con nếu gặp những chữ nào không biết phải hỏi ba mẹ, vì muốn đọc cho hết câu chuyện, những chữ nào không ảnh hưởng đến việc hiểu bé thường không hỏi chúng tôi, chúng tôi cũng không lưu tâm, để mặc bé đọc. Trên thực tế, đọc nhiều rồi, rất nhiều “chữ đọc sai” tự nhiên sẽ được giải quyết.
    Đến khi tốt nghiệp cấp 1, Viên Viên đã đọc xong toàn bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, mười bốn bộ tổng cộng ba, bốn mươi cuốn; Một số sách dành cho thiếu nhi của Trịnh Uyên Khiết; Ngoài ra còn đọc các tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài như Jane Eyre , Cuộc phiêu lưu của Robinson Crusoe và danh tác cổ điển của Trung Quốc Hồng lâu mộng, những cuốn sách văn học thiếu nhi và các loại báo, tạp chí thì không đếm xuể.
    Do Viên Viên đọc nhiều sách, khả năng lý giải tốt, chính vì thế các môn học đều rất tốt, học hành rất nhẹ nhàng, không vất vả. Học hết lớp 2, Viên Viên nhảy cóc lên lớp 4, vẫn là một trong những học sinh có thành tích học tập tốt nhất trong lớp. Trong lớp cô bé ít tuổi nhất, nhưng sự chín chắn và trình độ nhận thức vấn đề của có bé, dường như phải lớn hơn vài tuổi so với tuổi thực.
    Khi Viên Viên học lớp 4, tôi đã mua cho con một cuốn Thông sử Trung Quốc dành cho trẻ em được viết bằng chữ phồn thể theo hàng dọc, dày khoảng một tấc (1/10 thước). Chúng tôi thường tranh thủ thời gian cùng nhau đọc, vì Viên Viên không biết chữ phồn thể, lúc đầu là tôi chỉ và đọc từng chữ cho cô bé nghe. Đến khi đọc hết một nửa, về cơ bản chữ phồn thể không còn khó đối với Viên Viên nữa, nửa sau cô bé tự đọc. Hiện giờ cô bé đọc một số tài liệu bằng tiếng Trung của các nhà xuất bản ở Hồng Kông, Đài Loan hay nước ngoài đều cảm thấy rất tiện.
    Trong cuộc Hội nghị đại biểu nhân dân toàn quốc tổ chức năm 2008, có một vị đại biểu kiến nghị rằng cần phải cho học sinh tiểu học học chữ phồn thể, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về lời kiến nghị này. Suy nghĩ của vị đại biểu này rất tốt, nhưng điều mà tôi e ngại là, nếu ý kiến này được quán triệt vào chương trình dạy học của nhà trường, để các em dùng phương pháp nhận biết mặt chữ thường quy hiện hành để học chữ phồn thể thì thực sự học sinh tiểu học sẽ vô cùng mệt.
    Hiện nay chương trình học của học sinh tiểu học rất nặng, ngoài việc do quá nhiều “lớp học thêm” đem lại, quan trọng hơn là do phương pháp dạy học không đúng đắn đem lại. Con đường học chữ mới của học sinh về cơ bản chỉ bó hẹp trong bài khoá, mỗi chữ mới phải viết mười lần, hai mươi lần, nhận biết và viết một cách cô lập, điều này khiến trẻ phải lao động rất vất vả nhưng lại thu được kết quả không cao. Viết chữ giản thể đã khiến các em mệt mỏi, viết chữ phổn thể… nếu các em biết, chắc chắn sẽ phản đối chủ trương này.
    Không phải không nên học chữ phồn thể, mà quan trọng nhất là phải học như thế nào cho nhẹ nhàng.

    Trong quá trình giáo dục Viên Viên, tôi cảm nhận được một cách sâu sắc rằng, gắn việc học chữ mới vào cuộc sống thường nhật, xây dựng trên nền tảng đọc nhiều sách, là phương pháp giáo dục rất có hiệu quả. Không những trẻ học rất nhẹ nhàng, mà người lớn cũng thấy nhẹ nhàng, một công đôi việc.
    Mỗi khi tôi nhìn thấy có bậc phụ huynh dương dương tự đắc tuyên bố rằng con anh ta còn đang trong độ tuổi chưa đi học mà đã nhận được bao nhiêu mặt chữ hoặc bao nhiêu từ tiếng Anh, và phương pháp của anh ta là làm rất nhiều tấm thiệp hoặc dán giấy ghi từ vựng tiếng Anh ra khắp nhà, tôi luôn cảm thấy lo ngại rằng, như thế có được không?
    Hiện tại còn có rất nhiều “trường học dạy sớm”, cái gọi là cách “dạy sớm” của họ là để cho trẻ nhận biết một số chữ, chữ cái hoặc từ vựng. Quá trình học có thể được thực hiện dưới một số hình thức, hoặc là đóng vai “chữ cái”, hoặc là cùng đọc đồng thanh một âm tiết nào đó, thực chất cũng là cách học chữ học từ một cách biệt lập. Tôi nghi ngờ rằng, chương trình học như thế này, có ý nghĩa với trẻ hay không?
    Cống hiến quan trọng nhất của nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ D.P.Ausubel trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục là đề ra “học tập một cách có ý nghĩa”, đây là khái niệm đối lập với khái niệm “học tập một cách máy móc”. Nhận định quan trọng của ông là: học tập một cách có ý nghĩa mới có giá trị. Theo lý luận của ông, các âm tiết vô nghĩa và phối hợp với hình dung từ chỉ là cách học máy móc, vì những tài liệu này không thể thiết lập được mối quan hệ mang tính thực chất với bất kỳ quan niệm nào trong kết cấu nhận thức của con người, cách học này hoàn toàn là học một cách máy móc. Do đó đây là phương pháp học tập hiệu quả thấp .
    Mấy hôm trước tôi đọc được một bài viết trên báo, nói có một em bé 4 tuổi đã nhận biết được hai nghìn chữ Hán. Hóa ra là do ông nội của em bé dán chữ đầy nhà, hàng ngày bảo cháu học. Người học ngoại ngữ đều biết, nếu học từ vựng một cách biệt lập, sẽ quên rất nhanh, nhưng nếu đưa từ vựng vào trong ngữ cảnh để học, hiệu quả sẽ rất cao. Chính vì thế nếu trẻ nhận biết được rất nhiều chữ, nhưng lại không chuyên tâm đọc một cuốn sách nào thì đó là chuyện rất không nên. Nếu tách việc học chữ và đọc sách ra, có thể sẽ nhanh chóng phá vỡ niềm hứng thú và sự tự tin khi học chữ của trẻ.
    Nếu trong học tập lại có thêm tính huênh hoang là điều tồi tệ nhất, e rằng chỉ là tạo một chùm bong bóng xà phòng đẹp mà thôi.
    Jean-Jacques Rousseau nói: “Mọi người đang vắt óc để tìm ra phương pháp dạy đọc sách, viết chữ tốt nhất, có người đã phát minh ra các tấm thiệp ghép chữ và thiệp chữ, có người biến phòng của con cái mình thành xưởng in. Thật là đáng thương!”
    Phương pháp hài hòa hợp lý bao giờ cũng đẹp và hiệu quả; Phương pháp tồi biến những chuyện vốn dĩ đơn giản trở nên phức tạp, không hiệu quả; Trong quá trình giáo dục trẻ em, cần đặc biệt chú ý tìm phương pháp tốt, đừng nên dạy trẻ bằng phương pháp tồi.
     
  3. Mẹ Chíp

    Mẹ Chíp Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/3/2005
    Bài viết:
    3,769
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Rất nhiều câu chuyện thú vị mà các mẹ đã kể lại cho chúng tôi, cảm ơn các mé
     
  4. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Đúng là phải học hỏi từ nhiều người thì mình sẽ có những kinh nghiệm rất bổ ích mẹ nó ạ.
     
  5. Mẹ Chíp

    Mẹ Chíp Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/3/2005
    Bài viết:
    3,769
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Đúng đấy, có điều chúng ta nhìn nhận và đúc kết như thế nào cho hợp lý với con trẻ nhà chúng ta đúng không mẹ nó
     
  6. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Bạn muốn con học được cách tính nhanh, vậy hãy chơi trò "mở cửa hàng" với bé nhé.
    Mở cửa hàng
    Tôi phát hiện ra rằng, chơi trò “mở cửa hàng” với con là một hoạt động rất tốt, thông qua trò chơi dạy cho trẻ học được cách cộng trừ nhân chia, có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tính toán một cách hiệu quả, là phương pháp học “học mà chơi, chơi mà học” thực thụ.
    Năm Viên Viên 4 tuổi, có một thời gian tôi dạy con học toán, lúc đầu là áp dụng phương pháp đếm ngón tay để làm các phép tính như “2+3” bằng mấy. Lúc đầu Viên Viên cũng rất thích, nhưng chơi một thời gian dài liền tỏ ra chán. Tôi liền nghĩ, có cách nào để cho trẻ vừa học được cách tính toán lại vừa có hứng thú?
    Hồi đó trong khu dân cư còn chưa xuất hiện siêu thị, thông thường tại các điểm dân cư đều có một hai “cửa hàng nhỏ”, Viên Viên rất thích vào cửa hàng cùng tôi để mua đồ. Mỗi lần đi tôi đều cho Viên Viên nói với chủ cửa hàng cần mua gì, đồng thời đưa tiền cho chủ cửa hàng. Lúc đó chỉ là để cho con học được cách làm việc, học được cách giao tiếp với người khác một cách tự nhiên. Không ngờ điều này đã khiến cho cô bé có được khái niệm về tác dụng của đồng tiền ngày từ khi còn rất nhỏ.
    Một lần tôi và Viên Viên đi mua hàng về, ánh mắt cô bé lộ rõ vẻ hâm mộ, nói lớn lên sẽ mở cửa hàng. Tôi hỏi tại sao, bé liền nói chúng ta mua đồ phải trả tiền, còn người bán hàng lại không phải trả tiền. Sau đó tôi phát hiện ra con gái cùng các bạn nhỏ hàng xóm chơi trò mở cửa hàng, đóng vai khách hàng và chủ, người đóng vai chủ cửa hàng tỏ ra rất đắc ý. Xem ra cô bé rất muốn làm chủ cửa hàng, vì thế tôi đã nghĩ ra trò chơi mở cửa hàng với bé.

    Viên Viên đóng vai chủ quầy, còn tôi và ông xã đương nhiên là khách hàng. Chúng tôi lấy một số đồ dùng quây thành một “quầy hàng nhỏ”cho bé, đồng thời bày lên các loại “hàng hóa”, hàng hóa có cái là thật, có cái chỉ mang tính tượng trưng (ví dụ loại kem mà bé thích ăn nhất thì phải tìm vật thay thế), chỉ cần bé hiểu là được, sau đó chúng tôi thay phiên nhau ghé thăm cửa hàng của bé.
    Chúng tôi chăm chú ngắm nhìn hàng hóa của Viên Viên, lựa chọn sẽ mua cái gì, hỏi bé bao nhiêu tiền, có lúc còn trả giá. Lúc trả tiền, thông thường đều phải tìm tiền lẻ để trả lại, ví dụ mua một chiếc đũa sáu hào, thông thường chúng tôi sẽ đưa cho bé một tệ, như thế bé sẽ phải trả lại bốn hào.
    Lúc đầu đều là bé định giá, trẻ nhỏ định giá, cho dù lớn hay nhỏ đều là số tiền chẵn và đơn giản, ví dụ 1 NDT, 200 NDT. Thông thường Viên Viên không thích dùng những mức giá như “1,4 NDT” hay “203 NDT” để làm khó mình.
    Sau nhiều lần chơi, chúng tôi liền lén kéo cô bé về với các phép tính phức tạp hơn.
    Ví dụ lúc đầu một que kem có giá 1 NDT, chúng tôi gợi ý rằng, mấy ngày hôm nay kem lên giá rồi, mỗi que 1,2 NDT, ở đây con có muốn tăng giá không, tăng giá mỗi que lãi thêm được hai hào nữa. Sau đó chúng tôi đưa cho bé 2 NDT hoặc 5 NDT, như thế phép tính của bé đã phức tạp hơn.
    Lúc đầu Viên Viên không thích cách định giá có số lẻ này, nó khiến bé cảm thấy rắc rối khi tính toán. Tôi liền đưa bé ra cửa hàng mua đồ, bảo bé chú ý xem mức giá của các đồ bán về cơ bản đều có số lẻ, và thế là “giá bán” của Viên Viên bắt đầu có số lẻ.
    Độ khó của các phép tính khi mở cửa hàng dần được nâng lên, cần phải quá độ một cách tự nhiên, như thế sẽ giữ được hứng thú cho trẻ.
    Lúc đầu chúng tôi thường chơi phép cộng trừ trong phạm vi 100, sau đó lại kiến nghị cô bé, cho rằng một số đồ nào đó cần phải rất đắt, có thể định giá đến 300, 500 tệ. Theo những gì tôi nhớ, năm 4 tuổi, Viên Viên đã có thể làm được phép tính cộng trừ trong phạm vi 500 rồi, điều này cơ bản được học từ việc “bán hàng”.
    Trò chơi mở cửa hàng được chơi đến khi Viên Viên học lớp 2, lớp 3. Khi cô bé học phép nhân và phép chia, tôi liền lén bổ sung thêm một số kiến thức trong trò chơi, ví dụ một chiếc bút chì 9 hào, tôi yêu cầu mua liền một lúc 8 chiếc, hoặc là một gói bánh giá 4 NDT, bên trong có 10 cái, còn tôi chỉ muốn mua 3 cái. Như thế, cô bé phải vận dụng kiến thức nhân chia của mình để tính toán.
    Quá trình “mở cửa hàng” chính là quá trình trẻ không ngừng làm các “đề ứng dụng”, điều này rất có lợi cho việc gợi mở khả năng toán học cho trẻ. Giáo dục toán học không nên kéo ngay trẻ vào các con số trừu tượng, không nên lấy những phép tính khô khan để làm khó con trẻ. Phải để cho trẻ cảm nhận được con số qua trò chơi, để chúng cảm nhận được rằng tính toán không phải là những thứ trừu tượng, mà là những thứ hữu dụng tồn tại trong cuộc sống quanh ta, có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống thường nhật của chúng ta.
    Khi Viên Viên học lớp 1, lớp 2, trong lúc các bạn khác đang phải vật lộn trong những con số trừu tượng, cô bé vừa nhìn đã biết ngay cách giải rồi, cảm thấy những đề toán đó quá đơn giản.
    Học hết lớp 2 Viên Viên liền nhảy cóc lên lớp 4, lúc đó ban giám hiệu của trường có phần lo lắng. Nói năm lớp 3 là năm quan trọng, nội dung học trong năm lớp 3 khá khó, đặc biệt là môn toán. Và thế là tôi tìm hai cuốn sách toán lớp 3 tập một và tập hai, bỏ ra mười ngày học hết với Viên Viên, Viên Viên nắm bài rất tốt, sau khi vào học thi cùng với một số bạn đã từng học qua lớp 3, điểm của cô bé cao nhất.
    Không phải Viên Viên là thiên tài đặc biệt gì, mà là những kiến thức có liên quan đã được cô bé sử dụng từ lâu khi “mở cửa hàng”. Việc phải vắt óc khi làm “chủ cửa hàng” đã khiến khả năng tư duy toán học của cô bé được nâng lên rõ rệt, khi học sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng.

    Trẻ em có bản tính thích mô phỏng cuộc sống của người lớn. Tôi còn nhớ hồi nhỏ thường chơi đồ hàng, rất vui. Tôi nghĩ, chắc chắn cảm giác của Viên Viên khi “mở cửa hàng” cũng giống với cảm giác của tôi khi chơi đồ hàng, chỉ có điều cô bé không biết trong quá trình chơi mình đã học được cách tính toán.
    Vì thế, tại sao học tập cứ buộc phải là “khổ”? Học tập cũng có thể tiến hành trong niềm vui. Hơn nữa, học tập được tiến hành trong niềm vui sẽ giúp trẻ học tốt hơn. Chúng ta đều mong muốn con em mình thích học, nếu biến việc học thành một thanh sôcola nhân rượu, có trẻ nào không thích không? Nếu biến việc học thành một viên thuốc ngưu hoàng giải độc, làm sao trẻ lại thích được?

    Trong trò chơi “mở cửa hàng” cần phải chú ý mấy vấn đề:
    Trước hết là không nên nói cho trẻ biết dụng ý của mình.
    Chơi trò chơi này, ở đây cha mẹ chơi là để cho trẻ học được cách tính toán, nếu bạn nói cho trẻ biết mục đích này, hoặc bị trẻ phát hiện ra, trẻ sẽ không còn hứng thú chơi nữa. Cần phải để cho trẻ cảm nhận được rằng đây chỉ là một trò chơi, chỉ là để chơi thôi. Khi chơi với trẻ, người lớn cần giữ tâm trạng chăm chú và nghiêm túc, coi mình là trẻ và chơi một cách say sưa, trong quá trình này không nên thuyết giáo điều gì, càng không nên trách mắng con trẻ nếu con tính sai.
    Hai là tránh để trẻ cảm thấy ngại ngùng.
    Trong quá trình chúng tôi chơi với Viên Viên, lúc đầu Viên Viên không có cảm nhận gì với việc định giá nhiều hay ít cho đồ vật nào đó, hoàn toàn là báo giá theo cảm tính. Ví dụ cô bé áp giá cho một “que kem” là 100 tệ, ba cô bé liền nói với giọng rất khoa trương rằng: “Hả, sao mà đắt vậy!” Ý ba Viên Viên là muốn tạo bầu không khí, anh than như vậy vì biết rõ giá cả thị trường, nhưng câu nói của anh đã khiến Viên Viên sợ. Qua cách nói của ba, Viên Viên cũng cảm nhận được rằng mình đưa ra giá cao quá, nên bé có phần luống cuống. Khi hỏi đến giá của đồ tiếp theo, lúc báo giá cô bé có phần e dè, thấp thỏm, ngần ngừ đưa ra một con số, sau đó chờ đợi phản ứng của người lớn, thăm dò xem mình đưa ra giá như thế có đúng hay không. Cứ tiếp tục chơi như vậy, sự chú ý của trẻ sẽ không thể tập trung vào trò chơi nữa, thời gian dài sẽ cảm thấy căng thẳng và chán. Tôi vội vàng đứng ra xoa dịu, nói với ba Viên Viên rằng que kem này rất thơm, nên đáng giá như vậy.
    Xong chuyện tôi nói với ba Viên Viên rằng, từ sau bất kể con đưa ra giá bao nhiêu, đều không tỏ ra ngạc nhiên hay thắc mắc. Đừng lấy kinh nghiệm sống của bạn để can thiệp vào tư duy của trẻ, trẻ không có khái niệm giá trị thị trường. Mục đích của chúng ta chỉ là để trẻ học được cách tính toán, không phải là dạy trẻ học được cách làm ăn, chính vì thế trẻ đưa ra giá bao nhiêu cũng không quan trọng. Trẻ hoàn toàn có thể đưa ra giá cho một kilogam gạo là 200 NDT, cũng có thể đưa ra mức giá 4 hào cho một chiếc nhẫn.
    Thứ ba là không để phép tính làm khó trẻ.
    Một điều cha mẹ cần phải nhớ là, đây là trò chơi, chứ không phải giờ học toán. Cha mẹ có thể thông qua việc “mua bán” để phát triển khả năng tính toán của trẻ, nhưng không nên vội vàng. Trong quá trình chơi phải đặt niềm vui của trẻ lên hàng đầu, việc học đặt ở vị trí thứ hai. Độ khó của phép tính có thể nâng cao dần dần, nhưng không nên để phép tính quá khó ảnh hưởng đến niềm vui. Nếu trong quá trình mua bán trẻ liên tục cảm thấy phép tính khó, trẻ sẽ nản chí và mất hứng thú chơi.
    Bốn là không nên ép buộc con trẻ chơi.
    Không nên vì mục đích bắt trẻ học mà thường xuyên chơi một trò. Sau khi tôi kể cho một số người nghe về trò chơi này, liền có người về nhà chơi với con hàng ngày. Lúc đầu trẻ còn có hứng thú, nhưng chơi liền ba ngày là không muốn chơi nữa, cha mẹ liền dỗ ngon dỗ ngọt bảo phải chơi.
    Cũng có có những lúc, vừa chơi chưa được bao lâu, chưa mua bán được gì, vì một lý do nào đó mà trẻ đột nhiên không muốn chơi nữa, lúc này đây cha mẹ cũng không nên bắt ép, chỉ cần trẻ thể hiện ra là không muốn chơi nữa, thì nên dừng lại ngay, để tránh làm cho trẻ cụt hứng với trò chơi. Nếu cha mẹ tỏ ra quá tích cực trong trò chơi, dễ khiến trẻ phát hiện ra dụng ý của bạn.
    Thứ năm là cố gắng dùng tiền thật.
    Lúc đầu tôi và Viên Viên chơi, không muốn dùng tiền thật, cảm thấy như thế không vệ sinh, liền dùng một số mảnh giấy ghi giá tiền. Nhưng tôi phát hiện thấy con gái không hứng thú lắm với tiền giả, chỉ cần con trẻ ý thức được rằng tiền có thể đổi lấy được thứ mà mình cần, sẽ rất có thiện cảm với tiền. Dùng tiền thật có thể giúp trẻ chơi một cách say mê hơn, chơi xong chú ý rửa tay là được.
    Viết đến đây tôi nghĩ, nếu ghi lại số “tiền lãi” của mỗi lần chơi của trẻ, đồng thời giữ lại số tiền mà trẻ kiếm được, lúc mua đồ cho trẻ dùng số tiền này, có thể sẽ càng kích thích trẻ thích chơi hơn. Điểm này tôi không áp dụng với Viên Viên mà chỉ đoán làm như thế sẽ hay hơn.
    Thứ sáu là cố gắng thay đổi cách chơi, cố gắng để cho mỗi lần chơi khác nhau.
    Thông thường trẻ muốn làm “chủ cửa hàng”, đặc biệt là lúc ban đầu. Sau vài lần chơi, để trò chơi luôn giữ được sự mới mẻ, có thể đổi vai diễn cho trẻ, để trẻ làm người mua hàng. Cho dù ai làm khách hàng, đều có thể đóng các vai khác nhau, hình thành nên các tổ hợp khác nhau, có lúc là cụ ông cụ bà, có lúc là bạn nhỏ, có lúc là bác sĩ hoặc cô giáo. Các đối tượng khác nhau có các sự việc và nhu cầu khác nhau, như thế sẽ có rất nhiều câu chuyện xảy ra. Ngoài ra còn có thể để cho các loại đồ chơi trong nhà tham gia, như chó bông hoặc gấu bông… đến mua đồ, đương nhiên là có người thay chúng nói chuyện và trả tiền.
    Ngoài việc “mở cửa hàng”, chúng tôi và Viên Viên còn “bán rau”. Có lúc Viên Viên cũng chịu làm chủ quầy hàng rau xanh, chúng tôi liên vẽ ra các loại rau, hoa quả lên giấy, hoặc tìm các đồ vật thay thế, chơi trò bán rau với con gái. Tôi còn đến cửa hàng bán thuốc đông y mua cho con gái một chiếc cân đĩa nhỏ, bởi hồi đó loại cân mà những người bán rau hay dùng ở chợ đều là cân tay bình thường.

    Hoạt động “mở cửa hàng” đã gợi ý cho ta thấy: phương pháp học kết hợp với cuộc sống sẽ cho hiệu quả cao hơn, phương pháp giáo dục bắt nguồn từ cuộc sống có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.
    Dạy con học không nhất thiết là phải ngồi vào bàn học, chỉ cần lưu tâm một chút, ở đâu cũng có thể phát hiện ra cơ hội giáo dục. Ví dụ, khi dạy trẻ đếm từ 1 đến 10, nếu bạn chỉ đọc đi đọc lại những chữ số này, trẻ chỉ nghe thấy những âm tiết, thực ra trẻ không biết những âm tiết này đại diện cho cái gì, cũng không hiểu “1, 2, 3, 4” này là cái gì. Nếu lúc bạn bế trẻ lên cầu thang, mỗi lần đều vừa đi vừa đếm số bậc cầu thang; Lúc mở một hộp kẹo socola, trước tiên nhất thiết phải đếm xem có bao nhiêu cái sau đó mới ăn. Tóm lại, mỗi khi đọc đến “1, 2, 3, 4…”, luôn liên hệ với một việc cụ thể nào đó, trẻ sẽ nhớ nhanh hơn, đồng thời hiểu được khái niệm về chữ số.
    Tôi còn nhớ rất rõ khi Viên Viên hai tuổi rưỡi, có một lần ba bé đi công tác về, mua cho bé 6 hộp sữa chua Wahaha. Buổi sáng bé uống một hộp, tôi bỏ số còn lại vào tủ. Buổi chiều đột nhiên Viên Viên hỏi: “5 hộp sữa đó đâu hả mẹ?” Không ngờ bé lại biết còn 5 hộp, tôi thực sự ngạc nhiên. Lúc đó bé vẫn chưa biết làm phép tính cộng trừ, lúc này đây bé đã hiểu được khái niệm về số có lẽ là do tôi thường xuyên cùng bé đếm các đồ vật “1, 2, 3, 4”.
    Sau khi trẻ vào trường, vẫn có thể thông qua “các hoạt động” để học bài. Tôi phát hiện ra rằng để trẻ làm “cô giáo”, giảng bài cho cha mẹ cũng là một hoạt động rất hay.
    Lúc Viên Viên mới vào trường tiểu học, cô giáo dạy các em học phiên âm, để giúp con nhanh chóng nắm được, tôi liền nói với bé, hồi nhỏ mẹ không chịu khó học phiên âm, quê mẹ nói tiếng địa phương, chữ phiên âm mà cô giáo dạy mẹ cũng không đúng với tiêu chuẩn. Con được học cách viết phiên âm ở trường, tối về dạy cho mẹ được không? Tôi nói rất chân thành, Viên Viên nghe thế rất mừng, nói vâng ạ. Sau đó hàng ngày cô bé liền đem những kiến thức đã học về nhà dạy cho tôi, tôi cũng chăm chú lắng nghe, chăm chú học.
    Lúc chơi trò “làm cô giáo”, tôi lưu ý có một số vấn đề sau:
    Thứ nhất, khi thiết kế những hoạt động này, cha mẹ cần “trao quyền”, để trẻ được “nắm quyền”.
    Trò chơi làm cô giáo cũng giống như trò chơi mở cửa hàng, đều là để trẻ vận dụng kiến thức, học hỏi kiến thức trong thực tiễn. Chúng còn có một đặc điểm chung, là để cho trẻ cảm thấy mình “có quyền” rồi, đây cũng là nguyên nhân tại sao những trò chơi như thế này thu hút được trẻ. Chính vì thế trong các hoạt động này cần phải để trẻ trở thành nhân vật chủ chốt và người chủ động trong hoạt động, đừng để trẻ cảm thấy mình bị động, bị người lớn chỉ đạo.
    Thứ hai, cần phải lựa chọn những đáp án hoặc những thứ có đáp án hoặc nội dung tương đối xác định để trẻ giảng.
    Trong môn ngữ văn tôi chỉ để Viên Viên dạy cách viết phiên âm, bởi cách học ngôn ngữ mang tính mở, trẻ khó giảng, giảng rồi cũng không có ý nghĩa gì. Thông thường tôi hay để cho bé giảng môn toán, bởi đặc điểm của toán học là chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phải chú ý rằng, không nên lạm dụng trò dạy học, thông thường là lén quan sát việc học của con, chỉ khi phát hiện ra giai đoạn nào con nắm chưa được vững, tôi mới bảo con giảng bài cho tôi. Điều này cũng giống như việc “mở cửa hàng”, không nên để trẻ cảm thấy chán, cần phải nghĩ cách để giữ niềm hứng thú của trẻ.
    Thứ ba, phương thức đưa ra yêu cầu của cha mẹ cần tự nhiên, không thể chỉ lấy mỗi việc hồi nhỏ mình không học cẩn thận làm cái cớ.
    Ví dụ có lúc tôi tìm được một lỗi trong vở bài tập của Viên Viên, và lỗi sai này là do cô bé chưa hiểu rõ khái niệm, sau đó tôi giả vờ kinh ngạc nói “câu này hình như là làm đúng, sao cô giáo lại gạch sai nhỉ?” Và thế là tôi liền gọi Viên Viên, xem là do cô bé làm sai hay cô giáo chấm sai. Trong quá trình này, tôi vừa phải giả vờ không rõ vấn đề đồng thời lại vừa phải định hướng cho con theo lối tư duy đúng, vì muốn làm rõ vấn đề mình sai hay cô giáo sai, Viên Viên cũng sẽ chăm chú cùng tôi phân tích, suy nghĩ lại khái niệm. Kết quả đương nhiên sẽ chứng minh được là cô bé làm sai câu này, nhưng ít nhất Viên Viên đã chỉnh lại được “cái sai” cho mẹ, điều này cũng khiến cho trẻ cảm thấy mình vừa làm được một việc rất quan trọng. Đồng thời về cơ bản cũng nắm vững được khái niệm mà trước đó hiểu chưa sâu.
    Thứ nhất, không nên vạch ra những cái lỗi mà trẻ mắc phải trong quá trình giảng bài, càng không thể cười nhạo những sai sót của trẻ.
    Đã đóng vai là học sinh, cha mẹ nhất thiết phải có thành ý, nghiêm túc lắng nghe trẻ giảng bài. Cũng giống như việc mở cửa hàng, không nên để trẻ phát hiện ra dụng ý của bạn, nếu không trẻ chỉ cảm thấy cha mẹ dùng phương thức này để kiểm tra mình, trẻ sẽ không cảm thấy tự hào, cũng không có hứng thú. Nếu lối tư duy hoặc cách trình bày của trẻ có lỗi, cần phải khéo léo nói ra, hoặc dùng phương pháp gợi ý để trẻ suy nghĩ theo lối tư duy đúng. Không bao giờ để trẻ có cảm giác rằng vì mình giảng không hay mà cảm thấy ngượng ngùng. Trong quá trình này chỉ cần cha mẹ có chút gì đó giáo huấn hoặc nhạo báng, trẻ sẽ rất buồn bã và mất tự tin. Nhất thiết phải để cho trẻ cảm nhận được thành tích của mình trong quá trình này.

    Năm 2004 tôi có tham dự một buổi diễn thuyết của học giả Lưu Trường Danh - nhà giáo dục đương đại nổi tiếng, hiệu trưởng trường trung học phổ thông số 4 Bắc Kinh. Trước khi lên làm hiệu trưởng ông là giáo viên dạy vật lý rất giỏi của trường này. Khi nói đến chuyện mình làm thầy giáo dạy vật lý, học sinh của ông nếu làm sai câu nào trong bài kiểm tra, sau khi để học sinh làm lại câu này, ông còn cho học sinh này giảng cho cả lớp nghe một lần – hiệu quả của “làm một lần” và “giảng một lần” là hoàn toàn khác nhau. Những cái có thể giảng ra một cách rõ ràng ắt phải bao hàm sự suy nghĩ một cách nghiêm túc, đồng thời đã được lý giải rõ ràng, sau đó mới giảng ra được một cách rõ ràng; Những thứ đã từng giảng sẽ ăn sâu vào đầu mình hơn - nếu nói “làm một lần” chỉ là sự học lại một lần, thì “giảng một lần” đã trở thành một sự thực tiễn, đối với học sinh đây cũng là một hoạt động ứng dụng kiến thức, có thể giúp chúng nắm chắc hơn.
    Hoạt động này cũng có thể ứng dụng trong gia đình, khi phụ huynh muốn phụ đạo bài tập cho con, không bằng việc bạn để trẻ “phụ đạo” một lần bài tập cho bạn. Đương nhiên bạn cũng phải nghĩ cách để làm cho thật khéo, để cho hoạt động này diễn ra một cách tự nhiên, chứ không nên để trẻ cảm thấy căng thẳng hoặc ngại ngùng.
    Tôi nghe một vị phụ huynh phàn nàn rằng cậu con trai mới vào cấp 3 của anh học toán không tốt lắm, gặp vấn đề khó thường dễ dàng bỏ qua, không chịu đào sâu suy nghĩ. Anh nhìn vở toán của con, thấy những nội dung đó đã vượt quá phạm vi kiến thức của mình, mình cũng không thể phụ đạo được. Theo suy nghĩ của người bình thường, thì nên tìm cho trẻ một giáo viên, hoặc đi học thêm, nhưng nghĩ đến vấn đề trình độ phụ đạo của người khác và sự tiện lợi, anh cảm thấy mình nên học cho hiểu sau đó phụ đạo con sẽ tốt hơn. Và thế là anh bắt đầu nghiên cứu sách giáo khoa môn toán. Trình độ giải toán của con trai lúc đó kiểu gì cũng khá hơn anh, có chỗ nào không hiểu anh liền hỏi con. Trong quá trình giảng con cũng có rất nhiều chỗ không rõ, hai cha con liền cùng nhau nghiên cứu, nếu nghiên cứu không ra vấn đề thì để con đi đến trường hỏi thầy cô giáo hoặc bạn học, về nhà giảng lại cho cha nghe. Người cha không phải chỉ giả vờ làm học sinh, mà là học rất nghiêm túc. Khi phát hiện ra trình độ toán học của mình được nâng cao, điểm toán của con trai cũng tiến bộ rõ rệt, và con trẻ cũng học được cách đào sâu suy nghĩ vấn đề, không còn giống như trước, vừa có vấn đề là bỏ đó đợi người khác nói cho mình, hiệu quả tốt hơn nhiều so với việc đi học thêm.
    Tóm lại, thà cha mẹ nên đầu tư một chút công sức, thời gian, thiết kế và tạo ra những công việc bao hàm kiến thức để trẻ tự làm, còn hơn là lo lắng về điểm thi, bỏ tiền bỏ công sức, bắt ép trẻ phải học, để cho trẻ có cơ hội vận dụng những kiến thức mà mình đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế, thực tiễn là “lớp học thêm” bổ ích nhất.
    Ngoài hai ví dụ “mở cửa hàng” và “làm cô giáo” ở trên, chắc chắn vẫn còn có thể tìm được không ít phương pháp. Ví dụ, khi cha mẹ tính toán tiền nong của gia đình, lấy cớ nói máy tính hỏng, nhờ con đang học tiểu học tính bằng bút hộ; Đồ gia dụng hỏng, có thể cùng con trẻ vận dụng những kiến thức vật lý mà trẻ học được trong giờ vật lý để sửa thử. Đặc biệt là qua sở thích của con trẻ, tìm ra các kiến thức cần nắm vững, kết hợp sở thích của trẻ với các hoạt động là tốt nhất.
    Nhà giáo dục vĩ đại người Liên Xô Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky cho rằng: “Nguyên nhân khiến trẻ em tụt hậu việc học hành là do trẻ không học được cách suy nghĩ . Các sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ qua lại trong thế giới xung quanh, không trở thành ngọn nguồn suy nghĩ của trẻ… Hãy để các sự vật thực tế dạy cho trẻ biết cách suy nghĩ – đây là điều kiện vô cùng quan trọng để tất cả các trẻ em bình thường đều trở nên thông minh, nhanh nhẹn, chăm học, ham hiểu biết”.
    Tư tưởng giáo dục cốt lõi của nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ John Dewey là, trẻ em nên học tập từ cuộc sống, học tập từ những việc mà mình làm, chứ không phải học tập trong sách vở. Ông cho rằng phương pháp dạy học mãi mãi thành công trong giáo dục chính là “hãy cho học sinh một số việc để làm chứ không phải là cho chúng một số thứ để học” .
    Chính vì vậy, khi cha mẹ muốn con trẻ tiến bộ trong học tập, không nên giúp đỡ trẻ bằng cách kéo chúng lại với sách vở, kéo chúng vào lớp học thêm, mà nên tạo một số cơ hội, để trẻ vận dụng những kiến thức mà mình đã học giải quyết một số vấn đề. Bất luận là học cái gì, nếu chúng ta tạo cơ hội thực tiễn “mở cửa hàng” cho trẻ, thì đa số trẻ sẽ không phải khổ sở vì chuyện học hành nữa.
     
    NMINHHCHAU thích bài này.
  7. hadht

    hadht Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/11/2011
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    51
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    cuốn sách hay.mình muốn mua thì mua ở đâu và giá bao nhiêu vậy bạn nhỉ
     
    cutyxinhxinh thích bài này.
  8. Đàm Thị Tú Quyên

    Đàm Thị Tú Quyên Mẹ Min

    Tham gia:
    29/5/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
  9. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Re: Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Mẹ nó có thể xem chữ ký mình nhé! cuốn sách rất hay mẹ nó ạ
     
  10. dung_cu_am_nhac

    dung_cu_am_nhac Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    7/7/2012
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    dạy con bao giờ cũng là công việc quan trọng nhất... ==!
     
  11. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Tiêm sẽ thấy hơi đau
    Một lần, tại hành lang của bệnh viện, tôi nhìn thấy một cậu bé chừng sáu, bảy tuổi không chịu đi tiêm, cha cậu bé, một người đàn ông cao to lực lưỡng không thể giữ được cậu. Xem ra người cha cũng đã cố gắng, mấy lần định túm lấy cậu con, nhưng cuối cùng đều bị tuột tay. Thực sự có thể dùng cụm từ “quyết một phen sống mái” để miêu tả mức độ chống đối của cậu bé, thân hình nhỏ bé mà lại có sức mạnh đến mức khó ngờ, gào khóc khiến mọi người đều sửng sốt, cả dãy hành lang trở nên náo loạn vì hai cha con họ.
    Nếu tinh thần một người không đi tới ngưỡng cực đoan, liệu có được nguồn năng lượng để “quyết một phen sống mái” hay không? Có thể tưởng tượng ra mức độ sợ hãi của cậu bé, và cũng có thể tưởng tượng được “chuyện nhỏ” đi tiêm gây sức ép tâm lý lớn như thế nào với cậu bé.
    Trong quá trình trưởng thành, con trẻ sẽ gặp phải không ít những chuyện khiến chúng cảm thấy khó khăn và sợ hãi, trách nhiệm của cha mẹ là giúp chúng khắc phục tâm lý sợ hãi, để con trẻ đối mặt với những chuyện này một cách tích cực, bình tĩnh, giảm đau đớn đến mức thấp nhất.
    Đơn cử là chuyện đi tiêm, một đời sẽ phải gặp rất nhiều lần, làm thế nào để đối mặt với chuyện đi tiêm, cũng không phải là chuyện nhỏ hoàn toàn có thể coi nhẹ. Huống chi là một số tác động tâm lý do chuyện này gây ra, còn có thể tác động sang những chuyện khác. Người lớn không nên dùng cảm nhận của mình để đánh giá con trẻ, cho rằng chuyện này rất đơn giản, chỉ cần giữ chặt trẻ là được, hoặc dỗ dành, lừa chúng để chúng tiêm là xong. Cha mẹ nên giáo dục trẻ cố gắng chấp nhận một cách bình tĩnh, đồng thời giúp chúng có được lòng can đảm chịu đựng sự đau đớn.
    Tôi còn nhớ lần đầu tiên Viên Viên bị ốm phải tiêm là khi bé được 20 tháng tuổi, mới hơi biết chuyện, nói được vài câu. Viên Viên bị viêm phổi cấp tính, tôi đưa bé đến phòng khám, bác sĩ kê đơn tiêm. Sau khi lấy được thuốc, tôi nói với bé rằng phải đưa bé đi tiêm. Có lẽ bé vẫn còn nhớ lần đi tiêm phòng cách đây mấy tháng, nét mặt tỏ ra sợ hãi.
    Lần đi tiêm phòng đó bé còn chưa biết nói mấy, còn đang ngơ ngác thì đã bị tiêm ngay vào mông, cũng hơi đau, khóc mấy tiếng, mũi kim vừa rút ra, tôi vội nói, “kìa, con nhìn chiếc cốc còn có con mèo con này”. Cô bé liền chú ý ngay vào con mèo trên chiếc cốc, quên cả việc mông vừa bị tiêm. Hiện giờ tôi nói phải đi tiêm, có lẽ bé vẫn còn bị ám ảnh bởi chuyện đó, lúc tôi bế bé đi đến cửa buồng tiêm, bé đột nhiên nói: “con không tiêm đâu”.
    Tôi dừng lại nói với bé: “Con đang bị ốm, ho, lại còn sốt nữa. Con thấy bị ốm có khó chịu không?” Viên Viên nói khó chịu. “Thế thì con có muốn nhanh khỏi ốm không?” Viên Viên trả lời “muốn”. Rồi bé lại ho, hai má đỏ bừng vì sốt. Tôi thơm lên má bé, nói: “Thuốc bác sĩ kê sẽ giúp con khỏi ốm, giúp con thấy dễ chịu. Nếu không tiêm, bệnh không thể khỏi được đâu”.
    Thực ra con trẻ rất hiểu biết, chỉ cần người lớn nói cho trẻ biết lý do xác đáng, trẻ sẽ nghe và hiểu. Trẻ ốm khó chịu trong người, chắc chắn cũng muốn nhanh khỏi ốm.
    Về lý thuyết thì Viên Viên đã chấp nhận chuyện tiêm, nhưng trái tim non nớt của cô bé vẫn cảm thấy sợ hãi, ánh mắt lộ rõ vẻ lo lắng hỏi, “tiêm có đau không hả mẹ?” Tôi mỉm cười, bình thản nói: “À, có đau một chút, nhưng không đau quá đâu, giống như hôm trước con ngồi trên ghế không cẩn thận bị ngã dập mông đó”. Viên Viên nghe xong, có vẻ đỡ lo lắng hơn. Tôi hỏi bé tiếp: “Con thấy hôm đó bị ngã đau lắm hay chỉ đau chút xíu thôi?” Viên Viên trả lời: “đau chút xíu thôi ạ”.
    “À, cái đau của tiêm cũng gần như cái đau hôm đó, cũng chỉ là đau chút xíu thôi”. Tôi nói với bé rất thẳng thắn, sau đó lại nói: “ngã dập mông Viên Viên không khóc, tiêm cũng không cần phải khóc đâu, đúng không?” Viên Viên gật đầu.
    Tuy nhiên tôi vẫn cảm nhận được vẻ lo lắng và căng thẳng trong lòng bé. Và thế là tôi lại khích lệ, nói: “Mẹ thấy Viên Viên rất dũng cảm, con thử xem mình có dũng cảm không nhé. Nếu chịu được thì đừng khóc, còn không chịu được, có khóc cũng không sao”. Lời tôi nói đã khích lệ bé, để bé cảm thấy mình dũng cảm; Đồng thời cũng tạo đường lùi cho bé, để bé thấy rằng nếu khóc cũng không sao.
    Lúc nói chuyện với bé, nét mặt tôi tỏ ra rất vui vẻ, thoải mái, tỏ ra rằng đi tiêm là chuyện rất đơn giản. Viên Viên cũng thoải mái hơn nhiều, chắc chắn là bé muốn làm người anh hùng, đồng thời không hề nghi ngờ về những lời mẹ nói, bởi mẹ chưa nói dối bé lần nào, nếu chỉ “đau chút xíu” thì cũng không có gì đáng sợ.
    Lúc tiêm bé rất căng thẳng, người căng ra như dây đàn, nhưng không khóc. Y tá thấy lúc tiêm Viên Viên rất hợp tác nên đã khen bé. Qua “thử nghiệm”, Viên Viên cảm thấy cái đau của tiêm đúng là có thể chịu được, tâm trạng trở nên thoải mái.
    Đến phòng khám khám bênh mấy ngày không đỡ mấy nên phải nằm viện. Trong phòng bệnh có tám bé, hầu hết đều lớn hơn Viên Viên, từ 2 đến 3 tuổi. Mỗi lần có người mặc áo blu trắng đi vào, dù là y tá hay bác sĩ, có lúc chỉ vào để cặp nhiệt độ hoặc hỏi mấy câu, trong phòng lại khóc như ri, con trẻ sợ hãi vô cùng, tựa như có sói xông vào chuồng dê. Chỉ có một mình Viên Viên không khóc, bé không chơi đùa nữa mà để tôi bế, nét mặt buồn buồn chờ đợi. Mặc dù bé cũng không thích tiêm, nhưng bé đã có thể chấp nhận một cách lý trí. Trong quá trình tiêm bé không bao giờ giãy giụa, rất biết hợp tác, ngày nào cũng được các cô y tá khen.
    Do lúc đó con còn đang quá nhỏ, truyền nước không tìm được ven trên cánh tay mà chỉ có thể tìm ven trên trán, nhưng mạch máu trên trán cũng rất nhỏ, thường không thể chọc trúng ven ngay được mà phải chọc hai ba lần. Một hôm có cô y tá trẻ lấy ven cho Viên Viên, chọc liền bảy lần mà không lấy trúng ven. Người lớn bị chọc liền bảy lần cũng không chịu được, tôi và ba Viên Viên đứng bên không thể chịu được nữa. Viên Viên bắt đầu khóc, nhưng không khóc to, chỉ khóc thút thít, nhưng đầu thì không cử động mà cứ để nguyên cho cô y tá chọc. Nhát thứ tám thì trúng ven, băng dính vừa cố định kim truyền lại, Viên Viên lập tức không khóc nữa. Trong lòng tôi thầm thán phục cô bé.
    Tôi nhìn thấy một số cha mẹ trong phòng bệnh, ngày nào cũng áp dụng biện pháp dỗ dành, đánh lừa, đe dọa, ép buộc, mũi kim tiêm vào những em bé này, dường như đau đớn gấp nhiều lần so với người khác. Cách làm của cha mẹ không những phóng đại sự đau đớn cho con trẻ, mà cũng không dạy cho con trẻ biết cách phải dũng cảm đối mặt khi gặp khó khăn.
    Lúc đó quá trình điều trị của Viên Viên còn phải có thêm một phương pháp trị liệu là “xông”, tức là cho trẻ hít vào một loại hơi có pha thuốc. Phương pháp rất đơn giản, tức là đưa ống xông vào gần mặt trẻ, để trẻ thở tự nhiên mười phút đồng hồ.
    Lần đầu tiên xông, y tá đưa máy đến, chúng tôi không biết đây là đồ vật gì, chỉ bế bé lên theo yêu cầu của y tá. Cùng với tiếng “cạch” của máy, hơi xông có lẫn mùi thuốc lập tức phả lên mặt Viên Viên, cô bé giật mình, quay đầu đi theo bản năng. Y tá lập tức bảo tôi giữ chặt con, đừng cử động. Tôi vội giữ chặt Viên Viên, cố gắng xoay mặt bé vào ống xông. Viên Viên không biết đã xảy ra chuyện gì, hai mắt nhắm chặt, ra sức giãy giụa để trốn làn hơi đang tỏa ra, rồi bé bắt đầu khóc, tôi cố gắng không để bé cử động. Y tá cũng đang điều chỉnh, mặt Viên Viên quay đi đâu, cô y tá liền quay ống xông qua đó. Viên Viên giãy giụa một lúc không giằng ra được, thế là khóc toáng lên và bắt đầu chống cự kịch liệt. Mới xông được năm phút, nhưng bé chống cự ghê quá nên đành phải thôi.
    So với tiêm, phải nói rằng “xông” không có gì là đau đớn, chỉ hít một cách tự nhiên khí xông, có lẫn mùi thuốc, nhưng không khó ngửi. Do không làm công tác tư tưởng trước cho Viên Viên, trong lúc bé chưa có sự chuẩn bị gì về mặt tâm lý lại bắt ép bé phải xông, vì thế đã trở thành chuyện mà Viên Viên sợ nhất. Mấy ngày sau đó Viên Viên đều không chịu xông, chỉ cần nhìn thấy y tá đẩy vật gì giống máy xông vào, bé lập tức tỏ ra căng thẳng, không bình tĩnh, ung dung như khi phải tiêm.
    Sự việc này quả đúng là người lớn làm không được tốt, khiến con trẻ cảm thấy sợ hãi.
    Đối với việc phải để trẻ chịu đựng một số nỗi đau, cha mẹ cần có những nguyên tắc sau:
    Một là bình tĩnh, không được tỏ ra lo lắng. Nếu vẻ mặt người lớn tỏ ra lo lắng trước, trẻ sẽ cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề, sẽ khiến chúng sợ.
    Hai là về vấn đề tại sao phải làm như vậy, cần phải giải thích cho trẻ bằng những từ ngữ dễ hiểu. Ví dụ nói với trẻ rằng hiện giờ con đang bị ốm, cần phải tiêm, tiêm có thể chữa khỏi bệnh. Không nên cho rằng trẻ không hiểu nên không nói.
    Ba là cần phải nói trước và nói đúng cho trẻ biết cảm giác đau đớn mà chúng phải chịu đựng, cố gắng không nói quá sự thật và cũng không nói giảm nói tránh. Ví dụ rất nhiều cha mẹ đưa con đi tiêm, để con bớt căng thẳng liền nói “không đau chút nào cả”, sau khi bị lừa một lần, chắc chắn con trẻ sẽ không chịu để bị lừa lần thứ hai; Lý trí và lòng can đảm đối mặt với khó khăn, thử thách của trẻ sẽ mất đi cơ hội nảy mầm, đồng thời về sau sẽ không tin người lớn nữa.
    Bốn là khích lệ lòng dũng cảm ở trẻ. Thực ra sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho trẻ sự dự báo thích hợp về tâm lý, phần lớn trẻ sẽ chịu đựng được một số việc tưởng chừng là rất khó khăn. Đồng thời cũng phải cho trẻ “đường lùi”, đừng để trẻ cảm thấy ngại ngùng vì sự “không cứng rắn” mà mình thể hiện ra.
    Năm là không nên thông qua biện pháp dỗ dành, lừa dối hoặc mua chuộc để đạt được mục đích. Có bậc phụ huynh thông qua những cách như “không tiêm chú công an sẽ đến bắt” hoặc, “uống thuốc này xong sẽ mua cho con chiếc xe ô tô điều khiển từ xa” để đạt được mục đích, đây là những biện pháp rất tệ. Dỗ dành, lừa dối và mua chuộc chỉ giải quyết được vấn đề trong chốc lát, không thể giúp trẻ giảm bớt được sự căng thẳng, mà còn ảnh hưởng xấu đến phẩm chất đạo đức của trẻ.

    Ngay từ nhỏ trẻ cần phải học được cách đối mặt với một số khó khăn hoặc sự đau đớn, điều này không những giảm bớt được sự đau đớn, mà còn bảo vệ mình một cách tốt nhất.
    Lúc Viên Viên hai tuổi rưỡi, có một hôm nửa đêm tỉnh dậy khóc. Bé thở rất khó khăn, dường như trong cổ họng có vật gì chặn lại, nhìn trông rất đau đớn. Đúng dịp tôi vừa đọc được tài liệu nói về chứng sưng cổ họng, cảm thấy triệu chứng của Viên Viên rất giống. Trẻ mắc bệnh này vô cùng nguy hiểm, một là do cổ họng của trẻ hẹp, hai là trẻ chưa biết được nhiều, càng khó chịu càng khóc, càng khóc cổ họng càng sưng, điều này có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn cổ họng, gây ngạt thở.
    Lúc đó tôi rất sợ, nhưng tôi cố gắng nhẹ nhàng nói với Viên Viên rằng: “Con yêu đừng khóc, hiện giờ bé cảm thấy thở khó là vì chỗ này của bé bị sưng này”. Tôi chỉ vào cổ họng bé, rồi nói với bé rằng, “nếu mà khóc thì cổ họng càng sưng hơn, như thế sẽ càng khó thở hơn. Bé cố gắng chịu một chút nhé, đừng khóc nữa, mẹ sẽ đưa bé đến bệnh viện ngay”. Viên Viên nghe hiểu ngay, lập tức không khóc nữa, ngoan ngoãn cho mẹ mặc quần áo. Mặc dù trông bé rất khó chịu, nhưng không khóc nữa.
    Lúc đó ba Viên Viên đang công tác ở tỉnh khác, hồi đó đêm đến ở Tập Ninh không bắt được taxi, tôi liền gõ cửa nhà hàng xóm, nhờ ba của bé Triết giúp, chở mẹ con tôi ra bệnh viện. Ba của bé Triết lái xe rất nhanh, tôi ngồi sau bế Viên Viên. Bé thở rất khó khăn, nhưng ngồi rất ngoan. Đi đến đoạn đường không có đèn, đâm vào một nắp cống gồ trên mặt đường, chúng tôi đều bị ngã, cú ngã này dường như khiến Viên Viên thở càng khó khăn hơn, nhưng bé cũng không khóc, nét mặt vẫn rất bình tĩnh. Tôi cảm thấy bé rất hiểu vấn đề, và cũng thấy rất may vì bé lại hiểu được như vậy. Đến bệnh viện vào phòng cấp cứu, nhanh chóng được chữa trị, mấy tiếng sau tình hình đã khá lên.
    Bác sĩ nói em bé này ngoan thật, cả quá trình điều trị không khóc, trẻ bị bệnh này sợ nhất là quấy khóc.

    Sự ngoan ngoãn và hiểu biết của Viên Viên trong vấn đề này thực sự khiến người lớn rất yêu thương. Năm 3 tuổi bé chuẩn bị đi học mẫu giáo, trước khi vào trường mầm non phải kiểm tra sức khoẻ. Trường mầm non lên kế hoạch, quy định một ngày nào đó những bé đăng ký học phải đến trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em của thành phố để kiểm tra sức khoẻ. Trên đường đi, tôi nói với Viên Viên rằng có thể sẽ phải lấy máu để làm xét nghiệm. Bé có phần căng thẳng, hỏi tôi có đau hay không. Đầu tiên tôi nói với bé rằng hơi đau một chút, sau đó nói lấy máu cũng đau gần như lúc tiêm, lúc chọc kim vào vào hơi đau một chút, lúc lấy máu ra sẽ không đau nữa. Viên Viên đã đi tiêm mấy lần, nghe tôi nói như vậy cũng thấy nhẹ lòng hơn.
    Hôm đó có mười mấy bé khám sức khoẻ, lúc lấy máu, các bé khóc như ri. Người đã lấy máu, người đang lấy máu, người chưa lấy máu, đều khóc tu tu. Đặc biệt là chọc lần đầu chưa lấy được máu, phải chọc lần thứ hai, không những bé khóc, một số cha mẹ cũng tỏ ra sốt ruột. Y tá đang lấy máu cũng thấy bực mình, cau mày lại, thái độ dường như cũng không thoải mái.
    Viên Viên lặng lẽ dựa vào tôi chờ đợi, nhìn những người bạn nhỏ kia bằng ánh mắt vừa hiếu kỳ vừa có phần thương tình. Đột nhiên bé nói với tôi một câu “khóc cũng vẫn đau như vậy”. Tôi hỏi bé có phải muốn nói rằng khi các bé tiêm, khóc và không khóc đều đau như nhau, khóc cũng không giảm được đau đúng không. Bé trả lời đúng vậy. Tôi thơm vào má bé với vẻ tán thưởng rồi nói, “Viên Viên nói rất đúng, đằng nào thì khóc cũng không giảm được đau thì thà không khóc còn hơn”. Tôi không bắt bé phải hứa chắc chắn sẽ không khóc, tôi nghĩ, bé hiểu được như vậy thật không dễ dàng gì, không cần phải gây áp lực cho bé, đến lúc đó chẳng may bé khóc, bé cũng không cảm thấy ngại vì sự sai lời của mình. Với độ tuổi như bé, khóc cũng là điều bình thường.
    Đến lượt Viên Viên rồi, bé ngồi trên đùi tôi, đưa cánh tay ra, mặc dù có phần căng thẳng, nhưng vẫn yên lặng chờ đợi y tá lấy ống tiêm, lắp kim tiêm. Cô y tá phát hiện thấy bé này không khóc liền nhìn bé bằng ánh mắt kinh ngạc.
    Có lẽ Viên Viên muốn an ủi cô y tá đó, nói: “Cô ơi, cháu không khóc đâu”. Điều này khiến cô ý tá rất mừng, không cau mày nữa, “Ồ vậy hả? Tại sao cháu lại không khóc?” Viên Viên trả lời: “khóc cũng vẫn đau như vậy”.
    Cô y tá lập tức hiểu ngay, cô liền dừng tay lại nhìn Viên Viên bằng ánh mắt kinh ngạc, một lát mới nói: “cô bé này hiểu biết thật đấy! Cô chưa bao giờ gặp bạn nhỏ nào hiểu biết được như cháu!” Cô y tá cầm ống tiêm trong tay, lúc tìm mạch máu trên cánh tay Viên Viên, hơi do dự, đặt ống tiêm xuống, kéo ngăn kéo ra tìm ống kiêm mới nói, cháu hiểu được như vậy, cô càng không muốn làm cháu đau, mũi kim này nhỏ hơn một chút, không đau như những múi kim kia, chỉ còn lại một mũi này thôi, dùng cho bé nào nghe lời nhất. Cô y tá tìm mạch máu của Viên Viên, phát hiện thấy hơi khó tìm, liền đứng dậy đi tìm một y tá lớn tuổi hơn, nói với Viên Viên rằng chắc chắn cô y tá này chọc một mũi là chọc trúng. Quả nhiên là như vậy.
    Xem ra nói với con trẻ rằng “tiêm có phần hơi đau”, dạy cho trẻ biết cách bình tĩnh đối mặt với khó khăn, vừa giảm bớt được đau đớn, lại có thể bảo vệ mình, lại còn “được hời” nữa.
     
  12. mifa

    mifa 094 83 83 678

    Tham gia:
    2/7/2011
    Bài viết:
    6,910
    Đã được thích:
    1,089
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Em đánh dấu bác nhé, sách hay quá!
     
  13. me annguyen

    me annguyen Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/3/2012
    Bài viết:
    7,081
    Đã được thích:
    911
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    E sẽ cóp dần thành sách để đọc cho con nghe ah.
     
    cutyxinhxinh thích bài này.
  14. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Đừng đùa cợt với trẻ
    Đùa cợt với con trẻ là những hành động người lớn lợi dụng sự ngây thơ của trẻ, cố tình để trẻ phạm sai lầm, khóc lóc và sợ hãi. Mục đích là để trêu cho người lớn vui, để bêu nhục trẻ, khiến trẻ cảm thấy lo lắng và hụt hẫng.

    Khi Viên Viên đi học ở trường mầm non, một thời gian tôi rất bận nên đã để ba bé đưa đón. Cơ quan của ba Viên Viên rất gần trường, trường mầm non trả trẻ sớm, đón được con rồi nhưng ba Viên Viên vẫn chưa đến giờ tan sở, thế nên đành đưa bé về cơ quan đợi một tiếng đồng hồ sau mới về nhà.
    Khi đó mấy người trong phòng ba Viên Viên đều tầm ba mươi tuổi, mọi người chơi với nhau rất thân, cũng rất thoải mái, thường xuyên trêu đùa nhau. Có hai anh bạn đồng nghiệp rất thích nói chuyện với Viên Viên, nhưng họ không nói chuyện với bé theo cách bình thường, mà thường coi bé như một con vật nhỏ để đùa cợt. Ví dụ tỏ ra rất gớm ghiếc, nhất quyết đòi bế Viên Viên, bé sợ quá nên toàn tránh, họ lại thích thú cười ha ha; Hoặc bắt Viên Viên gọi họ là “ông nội”, bé không hiểu nên cũng gọi ông nội, thế là mọi người trong phòng đều bật cười. Tôi có thể tưởng tượng ra được rằng, lúc đó chắc chắn Viên Viên sẽ cảm nhận được là mình sai ở điểm gì đó qua nét mặt của họ, nhưng lại không biết sai ở đâu, chắc chắn cô bé rất lo lắng, bất an. Sau đó họ lại bắt Viên Viên gọi là ông nội, Viên Viên không gọi, họ liền giả vờ tức giận, nói cô bé này không biết thế nào là lịch sự, khiến Viên Viên không biết phải làm thế nào.
    Ba Viên Viên cũng không thích người khác trêu con gái như vậy, nhưng cũng cảm thấy đây chỉ là đùa, có lẽ vì ngại nên không ngăn cản đồng nghiệp.
    Lúc đầu tôi không biết chuyện này, bé vẫn còn nhỏ nên cũng không đủ khả năng kể cho tôi nghe chuyện không vui của bé. Kết quả là sau một thời gian, đột nhiên tôi phát hiện ra Viên Viên tỏ ra không tự tin khi chơi với người khác, nói chuyện cũng không rành mạch như trước đây nữa, thường xuyên muốn nói nhưng lại không dám chắc, ánh mắt do lưỡng lự né tránh, đặc biệt là khi nói chuyện với người lạ. Điều này khiến tôi hơi sốt ruột, nhưng lại không tìm ra được vấn đề, nên đã tự kiểm điểm lại xem cách giáo dục của chúng tôi đối với con trẻ có vấn đề gì không, trong sinh hoạt lưu ý nhiều hơn để bé tiếp xúc nhiều với mọi người, bồi dưỡng sự tự tin cho con trẻ.
    Một hôm, Viên Viên và ba bé từ cơ quan về nhà, tôi phát hiện ra Viên Viên vừa khóc, bèn hỏi có chuyện gì vậy. Viên Viên nói: chú Trương nói ba không yêu con nữa. Nói xong lại chực khóc. Ba bé liền giải thích, trước khi hết giờ làm việc anh đến phòng viện trưởng để họp, thời gian họp kéo dài hơn dự định, đến giờ tan sở rồi vẫn chưa kết thúc. Anh bạn đồng nghiệp họ Trương đó liền nói với Viên Viên rằng: “Ba mẹ cháu không yêu cháu nữa, muốn tặng cháu cho chú, nhà chú có một bé trai, không có bé gái, đi nhé, về nhà với chú nhé”. Nói rồi làm ra bộ chuẩn bị kéo Viên Viên đi. Viên Viên sợ quá òa khóc. Đến lúc này tôi mới biết họ thường xuyên đùa cợt với bé.
    Lúc đó tôi rất bực mình, trách ông xã không biết cách bảo vệ con, giận quá tôi nói sẽ không để ông xã đưa đón con nữa. Mặc dù ông xã cũng không đồng tình với cách làm của anh đồng nghiệp, nhưng ông xã không cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu gì đến Viên Viên, cảm thấy tôi đã nghiêm trọng hóa vấn đề. Sau đó tôi đã nhiều lần nói chuyện này với ông xã, cùng anh phân tích tâm lý của trẻ. Qua thực tế anh cũng đã nhận ra sự ảnh hưởng, có hai lần đang ngủ thì Viên Viên tỉnh dậy khóc thét, hỏi bé nằm mơ thấy gì, bé đều nói mơ thấy ba đến trường mầm non đón bé về rồi không cần bé nữa, một mình đi mất. Một câu đùa lãng nhách của người lớn gây ra nỗi sợ hãi lớn biết bao cho con trẻ.
    Cuối cùng ba Viên Viên đã ý thức được sự ảnh hưởng của chuyện này đối với con, và anh cũng rất hối hận. Sau đó tôi đã cố gắng đi đón con, “tước đoạt” quyền đưa đón con của ông xã thật, chủ yếu là do tôi không muốnđể Viên Viên gặp lại hai vị đồng nghiệp đó của anh nữa, không muốn gợi lại điều không vui cho cô bé. Ông xã cũng đã thực sự chú ý đến vấn đề này, thỉnh thoảng vì tôi bận thực sự không thể đón con được, anh liền đón con và đưa về cơ quan nhưng cũng không cho phép đồng nghiệp đùa cợt với con trẻ nữa. Tôi và ông xã đã đi đến thống nhất, thà để mất lòng đồng nghiệp chứ không thể để “đắc tội” với con. Đương nhiên, anh bạn đồng nghiệp cũng không có ác ý khi trêu chọc con trẻ, thấy phụ huynh không đồng tình nên từ sau cũng không đùa như thế nữa, vì thế cũng không tồn tại vấn đề “mất lòng”.

    “Trêu” trẻ và “đùa cợt” với trẻ là hai khái niệm khác nhau. “Trêu” trẻ tức là lấy niềm vui của trẻ làm tiền đề. Thường là người lớn đặt mình vào thế giới thú vị của trẻ, bằng phương thức trẻ có thể hiểu và chấp nhận, tạo ra những chuyện giúp trẻ cảm thấy vui, trong đó bao hàm sự ngây thơ, vui vẻ, thậm chí là sự hóm hỉnh và trí tuệ.
    Tôi nhìn thấy một bà mẹ sau khi giặt xong tấm ga trải giường phơi lên liền chơi trò chơi có tên là “ú oà” với cậu con trai hai tuổi. Mẹ và bé đứng ở hai đầu tấm ga, không nhìn thấy nhau, sau đó kêu một tiếng “ú òa”, hai người đồng thời thò đầu sang bên trái hoặc bên phải của tấm ga để nhìn đối phương. Mục đích của bé là lần nào thò đầu ra cũng chạm trán với mẹ, nhưng mục đích của mẹ là mỗi lần thò đầu ra không để bé nhìn thấy. Như thế, có thể lần này mẹ vừa thò đầu sang bên trái, lần “ú òa” tiếp theo vẫn thò đầu sang bên trái; Theo sự phán đoán của bé, vừa nãy mẹ thò đầu sang bên trái, lần này chắc sẽ phải thò đầu sang bên phải, thế nên chạy sang bên phải, kết quả là không bắt được. Như thế mấy lần bị trượt, đến cuối cùng đã chạm trán được với mẹ, bé cười như nắc nẻ. Đặc biệt là khi mẹ giở chiến thuật vừa thò đầu sang phía bên trái, lần sau vẫn thò đầu sang bên trái, và bé cũng đã học được cách phán đoán, thông qua phán đoán, hai lần cùng thò đầu sang một bên, cuối cùng đã “ú oà” được với mẹ, bé sẽ cảm thấy vô cùng hưng phấn vì thành tích của mình.
    Đùa cợt với con trẻ là những hành động người lớn lợi dụng sự ngây thơ của trẻ, cố tình để trẻ phạm sai lầm, khóc lóc và sợ hãi. Mục đích là để trêu cho người lớn vui, để bêu nhục trẻ, khiến trẻ cảm thấy lo lắng và hụt hẫng. Ví dụ người lớn cầm trong tay một đồ vật chuẩn bị đưa cho trẻ, nhưng lại không vui vẻ đưa ngay cho trẻ, mà đưa ra một điều kiện, bắt trẻ phải nói một câu ngọt ngào đường mật, nếu trẻ không chịu nói, người lớn làm ra bộ lấy đồ vật đó đi, mãi cho đến khi trẻ nói rồi, người lớn mới đưa đồ vật đó cho trẻ với vẻ hài lòng. Có người lớn còn lấy việc dọa dẫm trẻ làm niềm vui, nhìn thấy bé trai liền làm các động tác như lấy dao cắt “chim” của bé. Hoặc nhìn thấy một bé gái rất thích con búp bê của mình, liền giấu búp bê đi, nói là mất rồi hoặc bị người khác lấy rồi, bé gái liền khóc òa, người lớn mới chịu lấy ra.
    Người lớn cảm thấy những trò này rất thú vị, tưởng rằng chỉ là trêu cho trẻ cuống lên một lúc, khóc một lát, cười xong là hết chuyện; Thực ra những hành vi này sẽ gây tổn thương cho trẻ về mặt tâm lý. Đối với trẻ, những trò đùa này không hề thú vị, chỉ khiến trẻ cảm thấy bất an và không được tôn trọng, làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi trong quan hệ xã giao và không tin tưởng vào người khác. Vì thế khi gặp những chuyện này, cha mẹ cần ngăn chặn một cách lịch sự nhưng kiên quyết. Đây không phải là chuyện nhỏ, chuyện liên quan đến con trẻ không có chuyện nhỏ, trong mắt người lớn là chuyện nhỏ, nhưng đối với con trẻ lại là chuyện lớn.
    Nhà giáo dục hiện đại nổi tiếng của Trung Quốc Trần Hạc Cầm kiên quyết phản đối việc đùa cợt với trẻ, ông cho rằng chơi với trẻ cũng là quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, những đứa trẻ thường xuyên bị đùa cợt sẽ xuất hiện những khiếm khuyết về mặt phẩm chất đạo đức. Ví dụ người lớn thường xuyên dùng cách nói dối trẻ, làm cho trẻ cuống lên, người lớn liền cười ha ha, dần dần trẻ sẽ rèn được tính xấu không tin người khác và nói dối.

    Trong cuộc sống đô thị hiện nay, những cách làm cụ thể đùa cợt con trẻ vừa nói ở trên có thể không còn hay dùng nữa, nhưng phương thức tư duy đùa cợt con trẻ của mọi người vẫn rất phổ biến, trong rất nhiều trường hợp trẻ vẫn là đối tượng bị đùa cợt. Nhìn bề ngoài những hành vi đùa cợt này không thô tục, nhưng tính man rợ của nó cũng tương tự như những hành vi đùa cợt bên trên, đều bao hàm sự không tôn trọng con trẻ, không thấu hiểu tâm lý con trẻ.
    Tối ngày 2-1-2008, tôi xem một chương trình trên đài truyền hình Bắc Kinh, mời năm chị em sinh năm từ Hà Bắc đến, bốn gái một trai. Năm em bé mới chỉ bốn, năm tuổi này rất khoẻ mạnh, đáng yêu, đứng trong phòng quay mà không hề rụt rè, sợ hãi, tất cả đều tỏ ra rất hào hứng, lập tức năm bé này đã thu hút sự chú ý của tôi, tôi liền ngồi xuống xem.
    Câu hỏi đầu tiên của người dẫn chương trình là “trong số các bé, bé nào thích mách tội nhất”. Năm đứa trẻ nghe xong câu hỏi này vẻ mặt ngơ ngác, bắt đầu chỉ linh tinh, sau đó có bé nhìn thấy mọi người chỉ vào ai, bé cũng chỉ theo, cuối cùng thống nhất chỉ vào một bé, lập tức em bé bị coi là người hay mách tội nhất trở nên luống cuống, chắc chắn em cũng biết được rằng tội danh mà mình đang gánh không tốt đẹp gì, trông bé rất ấm ức, thậm chí sợ hãi.
    Câu hỏi thứ hai của người dẫn chương trình là “ai thích đánh người nhất”. Lúc đầu năm đứa trẻ đều chỉ linh tinh, giữa chừng còn tố cáo nhau, cuối cùng lại thống nhất chỉ vào một người, em bé “thích đánh người nhất” đó lập tức tỏ ra rất khó xử.
    Câu hỏi thứ ba của người dẫn chương trình là “ai bị ba đánh nhiều nhất”. Năm em bé vẫn ngần ngừ chỉ linh tinh, đến cuối cùng lại tập trung vào một em bé, em bé vừa bị chỉ lập tức không biết phải làm gì, vẻ mặt rất ngượng ngùng.
    Người dẫn chương trình và khán giả đều bật cười vì dáng vẻ của các em, chỉ có các em là không cười. Mối quan hệ giữa các em đã bị gây chia rẽ, trước mắt bá quan văn võ bị gắn vào một cái mác xấu nào đó, chúng không còn cảm thấy thoải mái như lúc mới vào trường quay mà tỏ ra căng thẳng, không biết nên làm thế nào.
    Tiếp theo, người dẫn chương trình mang ra một chiếc cặp sách rất đẹp, nói chỉ có mỗi chiếc cặp này, hỏi năm em bé xem nên cho ai. Rõ ràng là cả năm em bé đều bị chiếc cặp sách này lôi cuốn, đều tỏ ra muốn có được chiếc cặp sách này. Tuy nhiên, vừa nãy các em đã bị gán mác xấu, các em đều muốn thể hiện tốt, thế là bắt đầu nhường nhau, đều nói để cho người khác, không ai dám nói là cho mình. Chỉ đi chỉ lại, cuối cùng quyết định nhường cho chị cả, được nhận cặp sách, chị cả rất mừng, vẻ thất vọng hiện rõ trên gương mặt của bốn em bé còn lại; Có lẽ cô bé là chị cả cũng cảm thấy có gì không ổn, liền cắn môi nhường cho em út, điều này có phần hơi bất ngờ. Đang lúc người dẫn chương trình khen ngợi em, em liền bật khóc, vô cùng hụt hẫng và tấm tức. Người dẫn chương trình tỏ vẻ kinh ngạc hỏi bé tại sao lại khóc, bé chỉ khóc mà không nói được gì.
    Lúc này đây, cô bé là chị thứ ba lanh lợi, hay nói khác liền giảng hoà nói: “chị ấy thấy em năm tốt nên mới khóc”. Khán giả lại một lần nữa cười ồ vì lời “giải thích” của cô bé thứ ba.
    Chương trình kéo dài đến khi bé nào khóc cũng đã khóc rồi, nói những lời giả dối cũng đã nói rồi, bé nào cũng thấp thỏm bất an. Lúc này người dẫn chương trình mới lấy ra bốn chiếc cặp sách khác, cuối cùng mấy đứa trẻ mới nhỏen miệng cười.
    Mục đích của chương trình này là gì, dụng ý mà họ đưa ra những câu hỏi đó là gì? Tôi thực sự không thể hiểu. Tôi không xem tiếp nữa mà đi làm việc khác. Nếu không tôi cũng buồn bực muốn khóc.
    Viết đến đây, tôi nhớ đến một bài thơ của Đào Hành Tri , bài thơ này viết rất hay, khi đối mặt với con trẻ, tất cả người lớn đều phải ghi nhớ rằng:
    Mọi người đều nói trẻ em nhỏ
    Trẻ em người nhỏ tim không nhỏ
    Nếu anh tưởng rằng trẻ em nhỏ,
    Anh sẽ nhỏ hơn cả trẻ em.
     
    whitejar1984NMINHHCHAU thích.
  15. bra_1986

    bra_1986 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    7/6/2012
    Bài viết:
    2,097
    Đã được thích:
    416
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Câu này ngẫm mà thấy đúng:
    "Mọi người đều nói trẻ em nhỏ
    Trẻ em người nhỏ tim không nhỏ
    Nếu anh tưởng rằng trẻ em nhỏ,
    Anh sẽ nhỏ hơn cả trẻ em"
     
    cutyxinhxinh thích bài này.
  16. La_nguyen_bach_linh

    La_nguyen_bach_linh Bông " đẹp zai "

    Tham gia:
    16/7/2009
    Bài viết:
    3,063
    Đã được thích:
    1,006
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Tớ cũng vừa mua được quyển này về rồi, đang đọc và nghiền ngẫm thỉnh thoảng vừa đọc vừa cóp lên cho các mẹ đọc cùng luôn
     
  17. papamuga

    papamuga QAXK - 0163 5711 999

    Tham gia:
    22/6/2011
    Bài viết:
    1,403
    Đã được thích:
    329
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Tạo cho mình thói quên đọc sách sẽ có thêm rất nhiều điều thú vị....
     
  18. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Đúng đó bạn,khi cha mẹ yêu thích đọc sách thì con sẽ yêu thích đọc sách theo cha mẹ lúc nào k bít
     
  19. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Mẹ nó nhớ vào trao đổi kinh nghiệm dạy con với các mẹ nhé.
     
  20. cutyxinhxinh

    cutyxinhxinh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/7/2008
    Bài viết:
    3,470
    Đã được thích:
    740
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt

    Lớn lên sẽ kết hôn với Mã Hiểu Phi
    Hồi Viên Viên đi học mẫu giáo, trong lớp có một cậu bé tên là Mã Hiểu Phi, hai bạn nhỏ rất hợp nhau, thường xuyên chơi cùng nhau. Một hôm tôi đến trường đón Viên Viên, trên đường về nhà, cô bé rất hào hứng nói: “Mẹ ơi, con thích nhất là chơi với Mã Hiểu Phi, lớn lên con sẽ kết hôn với Mã Hiểu Phi!” Tôi cười, nói được. Thấy tôi đồng ý, Viên Viên rất phấn khởi, nhưng rồi lại tỏ ra lo lắng: “không biết ba có đồng ý hay không?”. Tôi nói con về hỏi ba xem.
    Về đến nhà đáng lẽ Viên Viên cũng sốt ruột đợi ba về để hỏi “chuyện trăm năm” này, kết quả mải chơi nên quên mất, mãi cho đến mấy hôm sau ba đi đón bé, trên đường về nhà mới chợt nhớ ra. Lúc đó ông xã cũng rất thoải mái nói “được”, đồng ý. Vừa bước vào cửa, Viên Viên liền nói ngay với tôi: “mẹ ơi, ba con cũng đồng ý cho con sau khi lớn lên sẽ kết hôn với Mã Hiểu Phi rồi!” Tôi vui vẻ đáp: “Thật à, thế thì tốt quá rồi!”
    Lúc này đây Viên Viên lại có phần lo lắng, “nếu chúng con đi học rồi, không học cùng trường, sau này không quen nhau nữa thì làm thế nào?” Nghe Viên Viên nói như vậy, tôi và ông xã cũng làm ra vẻ rầu rĩ nói, đúng vậy, phải làm thế nào nhỉ? Con thử nghĩ cách nào đó xem sao. Viên Viên nghĩ một lát, đột nhiên nảy ra một ý định, “đúng rồi, con lớn lên, gặp bạn trai nào con sẽ hỏi, cậu là Mã Hiểu Phi có đúng không, thế là sẽ biết ngay thôi!” Nghe vậy, chúng tôi cũng tỏ ra phấn khởi, đúng vậy, như thế sẽ biết ngay cậu ấy có phải là Mã Hiểu Phi hay không. Hóa ra lại đơn giản như vậy!
    Vấn đề khó này đã được giải quyết, cả nhà tôi bắt đầu vui vẻ ăn cơm.
    Sau đó tôi có nghe cô giáo lớp Viên Viên nói, Viên Viên và Mã Hiểu Phi là hai em bé rất hiểu biết, không bao giờ đánh bạn, cũng không giành đồ chơi của bạn, đều rất thích kể chuyện, hai bạn chơi với nhau không bao giờ để xảy ra mâu thuẫn. Xem ra trong trường mầm non cũng có chuyện “hợp nhau”.
    Đến khi vào cấp một, cậu bé này và Viên Viên học cùng trường nhưng không cùng lớp. Đặc điểm của học sinh cấp một là con trai con gái không thích nhau, thường là con trai chơi với con trai, con gái chơi với con gái. Viên Viên có mấy cô bạn gái chơi rất thân, chỉ cần có thời gian là mấy bạn nhỏ lại tụ tập với nhau. Một lần tôi và ba Viên Viên nhắc đến Mã Hiểu Phi, hỏi cô bé, hiện giờ con có còn chơi với Mã Hiểu Phi nữa không, lớn lên có còn muốn kết hôn với Mã Hiểu Phi nữa không. Viên Viên nói bạn ấy là con trai, con không thích chơi với bạn ấy, không học cùng lớp, cũng không gặp. Chúng tôi liền trêu, “thế con không sợ lớn lên không quen bạn ấy nữa à?” Viên Viên nói không lo. Xem ra cô bé đã “thay lòng”, từ đó trở đi quên hẳn Mã Hiểu Phi rồi.

    Sau khi lên cấp hai, Viên Viên bước vào giai đoạn “dậy thì” về mặt tâm sinh lý, lúc này đây, với vai trò là bậc làm cha làm mẹ, chúng tôi mới thực sự bắt đầu quan sát thái độ quan hệ với bạn khác giới của Viên Viên. Cô bé cũng kể cho tôi nghe một số chuyện về bạn trai và bạn gái trong trường lấy lòng nhau, ví dụ một cậu bé nhà rất giàu nói với một cô bé cùng lớp Viên Viên rằng, nếu bạn yêu tớ, tớ sẽ mua cho bạn món đồ trang sức trị giá 60.000 NDT. Chúng tôi nghe xong, cũng không chê hay hạ thấp những chuyện này, chỉ cười, nói cậu bé này ngây thơ, đáng yêu thật. Nhà tôi thỉnh thoảng cũng có điện thoại của các bạn trai gọi đến, khi gặp phải những cú điện thoại như vậy, chúng tôi rất tự nhiên gọi Viên Viên ra nghe máy, giống như khi bạn gái của Viên Viên gọi điện đến cho cô bé, sau đó chúng tôi sẽ tránh đi, để con gái được nói chuyện thoải mái. Có một lần tôi còn nhặt được một tờ giấy dưới gầm bàn học của Viên Viên, có thể là cuộc trao đổi bằng bút giữa cô bé và một cô bạn gái khác trong giờ học, hai người nhiệt tình thảo luận về mấy cậu bạn trai trong lớp, có thể nhận ra chúng bắt đầu có thiện cảm mơ hồ với một số bạn trai. Tôi cười, giấu tờ giấy này đi, đợi sau này Viên Viên lớn lên sẽ trả lại cho cô bé.
    Mỗi người cha người mẹ đều trải qua tuổi dậy thì, nhớ lại thời kỳ chúng ta là những thiếu nam, thiếu nữ, sẽ thấy sự nảy sinh tình cảm này ở học sinh trung học là bình thường biết bao. Vì thế, khi con em chúng ta ở giai đoạn phát triển tình cảm, tại sao lại không thể thấu hiểu chúng hơn.
    Thỉnh thoảng Viên Viên nhận được cú điện thoại của một cậu bạn nào đó, sẽ nói chuyện rất lâu, lúc đặt máy xuống, cô bé tỏ ra như có tâm trạng gì đó. Tôi sẽ lựa chọn một thời gian và địa điểm thích hợp, giả vờ vô tình kéo câu chuyện về với chủ đề này, nói với Viên Viên rằng, con trai và con gái sau khi bước vào tuổi dậy thì sẽ có thiện cảm với bạn khác giới, mong muốn được tiếp xúc với bạn khác giới, đây là điều bình thường, cũng là điều rất đẹp; Nếu mà không có thì lại là không bình thường.
    Mục đích khiến tôi nói như vậy là để xóa đi sự bất an trong lòng Viên Viên, để cô bé biết rằng hóa ra có thiện cảm với bạn trai, hoặc người khác có thiện cảm với mình đều là lành mạnh, bình thường.
    Bất an và tự trách, là điều mà mỗi đứa trẻ có thiện cảm với bạn khác giới trong độ tuổi dậy thì đều phải có, thậm chí có nhiều đứa trẻ còn cảm thấy mình là người có tội. Cảm giác này không những sẽ không khiến trẻ mất đi hứng thú đối với bạn khác giới, mà còn kích thích phát triển. Trước sức ép của phụ huynh và nhà trường, cảm thấy thích bạn khác giới là không trong sáng, không đạo đức, bề ngoài chúng sẽ có những hành động bướng bỉnh, không nghe lời cha mẹ, nhưng trong lòng lại bàng hoàng, ngơ ngác, tự khinh bỉ mình. Chỉ khi con trẻ biết tự tôn trọng mình, tự yêu thương mình, cảm thấy bình thản, tự nhiên khi chơi với bạn khác giới trong tuổi dậy thì, mới có thể cảm thấy tự tin và lý trí, mới hành động một cách đoan trang, tự nhiên, mới có được sức mạnh tự làm chủ được mình.

    Tôi có quen với một bậc phụ huynh, con gái của chị ấy học lớp 8, rất xinh xắn, thành tích học tập cũng không tồi, chị rất sợ con gái yêu sớm, ảnh hưởng đến học hành, từ khi con lên lớp 7 chị bắt đầu kiểm soát con chặt chẽ. Nhà chỉ cần có điện thoại của con trai gọi đến, chị nhất định phải hỏi qua tình hình. Con gái đi học về hơi muộn một chút, chị liền tra hỏi không ngừng, lại còn gọi điện cho cô giáo kiểm chứng xem con gái có nói thật hay không. Vì chuyện này mà quan hệ giữa mẹ và con gái rất căng thẳng.
    Để kiểm soát hành động của cô con gái, và cũng vì sự an toàn của con, bậc phụ huynh này đã mua cho con mình một chiếc điện thoại di động, kết quả là có một lần chị xem trộm điện thoại của con, phát hiện thấy cô bé và mấy cậu bạn trai xưng anh xưng em với nhau, chị giận lắm, tịch thu điện thoại luôn. Con gái lại có cách khác, hôm sau mượn bạn điện thoại di động mang về nhà dùng. Chị lại tịch thu chiếc điện thoại đi mượn, sau khi tan học cô con gái liền dùng một chiếc điện thoại có số lạ nhắn tin nói rằng mình rất bực mình, tối không về nhà nữa, nói xong liền tắt mắt ngay. Chị không tìm được con, như người ngồi trên chảo lửa. Sáng sớm hôm sau liền đến trường con gái, đứng ở cổng đợi con và gặp được con, không tra hỏi được chuyện tối qua con đi đâu. Bực quá người mẹ này liền tìm đến cô giáo chủ nhiệm, kể cho cô giáo chủ nhiệm nghe chuyện con gái cả đêm không về nhà. Cô giáo chủ nhiệm lại chạy đi báo cáo với ban giám hiệu, ban giám hiệu liền lập tức triệu tập cuộc họp với cô chủ nhiệm các lớp, tuyên bố một nữ sinh lớp 8 của trường ta qua đêm ở bên ngoài, yêu cầu các lớp tăng cường giáo dục học sinh.
    Sau đó qua “xét hỏi” và điều tra được biết, cô bé này dỗi mẹ nên ra hàng Internet chơi một đêm, muốn dọa mẹ một trận, không có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng ngày hôm sau cô bé đến trường, mọi thứ đều thay đổi, tất cả mọi người đều nhìn cô bằng ánh mắt khác lạ, dường như đêm hôm đó cô đã làm chuyện một chuyện rất kinh khủng. Mẹ cô thấy hối hận vì đã làm to chuyện, nhưng đã không thể níu kéo được nữa. Trước sức ép lớn, cuối cùng cô bé buộc phải chuyển trường.
    Đến trường mới, mẹ cô bé đưa ra yêu cầu không được chơi với các bạn trai. Nhưng sau khi chuyển sang trường mới, cô bé rất khó hòa đồng với các bạn mới, không có bạn bè, học hành bê trễ; Đúng lúc đó có một anh bạn lớp lớn đến bắt chuyện với cô, thế là cô đã “yêu” anh chàng này thật, cuối cùng đến mức bỏ nhà ra đi. Lúc này đây, cuối cùng người mẹ mới phát hiện ra rằng, ngoài sự buồn rầu thất vọng, mình đã bó tay hết cách.
    Từ ví dụ này chúng ta có thể thấy, trong các vấn đề như “yêu sớm” của con trẻ, thực tế là cha mẹ có hai chức năng, một là khuyên nhủ xoa dịu tình hình, hai là kích thích làm to chuyện. Tất cả các phụ huynh đều mong muốn đạt được hiệu quả đầu tiên, tuy nhiên đáng tiếc là trong thực tế rất nhiều bậc phụ huynh đã biến sự việc thành kết quả thứ hai. Họ muốn ngăn con cái yêu sớm, nhưng lại dùng phương pháp sai lầm đẩy con một cái, khiến con tự rơi vào vòng xoáy. “Biện pháp hiệu quả nhất làm dao động ý chí của trẻ là gợi lên ý thức có tội của chúng” , ở đây sai lầm lớn nhất của phụ huynh là dùng quan niệm tầm thường của người lớn để bôi nhọ những hành vi vốn là bình thường của con trẻ, khiến con trẻ cảm thấy mình có tội, về mặt khách quan là đẩy con trẻ xuống vực thẳm và không thể tự mình thoát ra.

    Tôi đã từng nhận được một tin nhắn của một người mẹ, nói cô con gái đang học lớp 9 của chị “đã có bạn trai”, hỏi tôi nên xử lý như thế nào. Tôi lập tức gọi điện lại, hỏi “đã có bạn trai” là thế nào.
    Hóa ra, một cậu bạn cùng khoá nhưng khác lớp của con gái chị thường xuyên tìm đến chỗ con gái chị để nói chuyện trong giờ giải lao, đến sinh nhật, con gái chị rủ mấy người bạn đến cửa hàng McDonald, cũng gọi cả cậu bạn này đi, cậu bạn cũng tặng cho con gái chị một món quà, thỉnh thoảng chúng còn nhắn tin cho nhau. Sau khi xem trộm được tin nhắn của con gái, chị phát hiện ra rằng tin nhắn cho cậu bạn này là nhiều nhất, một số câu lại có phần mờ ám, dường như hai bên có thiện cảm với nhau.
    Tôi nói với người mẹ này rằng, trong lời nói của chúng ta, “bạn trai” có hàm nghĩa riêng, với những chuyện như thế, làm sao chị lại có thể gọi cậu bạn trai đó là “bạn trai” của con gái chị được. Thực ra con trẻ không có chuyện gì đâu, là do chị dùng cách lý giải của mình áp đặt cho mối giao lưu của con trẻ.
    Đương nhiên tôi cũng hiểu được nỗi lo lắng của người mẹ này, chị sợ nếu như không quản, cô con gái và cậu bạn này phát triển quan hệ và “yêu” thật, ảnh hưởng đến học hành. Tôi nói với chị rằng, cần phải quản, nhưng đừng quản linh tinh, trước hết phải xóa đi vết nhơ thế tục trong lòng mình, sau đó hãy quản con. Sau đó theo lời gợi ý của tôi, người mẹ này đã nói chuyện với con gái và đạt được kết quả rất tốt.
    Chị ấy đã nói chuyện với con gái như thế này.
    Trước hết khẳng định với con gái rằng, ở độ tuổi này của con, có thiện cảm với bạn khác giới là điều rất bình thường, có thể thấy sự phát triển về tâm lý và sinh lý của con rất đồng bộ, rất khỏe mạnh. Ngoài ra, có bạn trai thích con, cho thấy con là một cô gái đáng yêu; Con có thiện cảm với bạn trai, chứng tỏ con cũng là một người biết thưởng thức người khác.
    Tiếp theo chị nói với con rằng, học sinh cấp hai có thiện cảm với bạn khác giới, đây mới chỉ là vừa mới bắt đầu, là một cô gái đáng yêu, trong tương lai con sẽ còn được gặp rất nhiều người biết thưởng thức con, chúng ta đều phải cảm kích họ; Đồng thời, con cũng sẽ được gặp rất nhiều bạn trai đáng để chúng ta phải thưởng thức, họ đều có những ưu điểm khác nhau.
    Cuối cùng chị nói với con gái rằng, chỉ người nào đáng yêu, mới đáng được để cho người khác thưởng thức. Nếu một bạn học không giỏi, khí chất bình bình, năng lực bình thường thì làm sao có thể để cho người khác thưởng thức anh ấy/cô ấy được. Đối với học sinh cấp hai, điều quan trọng nhất là học tập, khí chất và năng lực được xây dựng trên cơ sở học thức. Chỉ khi học hành chăm chỉ, mới có thể càng ngày càng đáng yêu, được người khác thưởng thức, đồng thời mình cũng mới có thể dần dần học được cách thưởng thức người khác.
    Sau đó người mẹ này gọi điện thoại cho tôi, nói chị đã nói chuyện với con gái như vậy, con gái chị rất mừng. Từ đó trở đi, con gái chị còn thường xuyên kể cho mẹ nghe ai viết giấy gì hoặc nhắn tin cho ai, cô bé cảm thấy ai dễ thương. Còn về cậu bạn đó, vẫn chơi với nhau, nhưng rất bình thường, không khác gì so với bạn bè khác. Người mẹ này ngộ ra được một điều rằng: chỉ cần nội tâm người lớn trong sáng, nội tâm của con trẻ cũng sẽ rất trong sáng.

    Thực ra trong bài viết này tôi muốn nói rằng, cái chính không phải là giáo dục tình yêu như thế nào, mà là người lớn nên nhìn nhận con trẻ bằng ánh mắt trong sáng như thế nào, hiểu con trẻ bằng niềm tin lành mạnh như thế nào. Không ít trẻ em có phẩm chất đạo đức kém, một trong những nguyên nhân quan trọng là chúng không ngừng bị “lối tư duy rác rưởi” của người lớn xâm hại. Lối tư duy rác rưởi này giống như một số doanh nghiệp chỉ chú trọng đến sản xuất, mặc sức thả khí độc và nước thải gây ô nhiễm ra môi trường, dần dần làm ô nhiễm bầu trời và mảnh đất vốn rất trong sáng của trẻ, kết quả là tính phá hoại đã lấn chiếm hoàn toàn tính sản xuất. Không chỉ trong vấn đề yêu sớm, lối tư duy rác rưởi trong các phương diện khác cũng sẽ khiến tư duy của trẻ bị biến dị.
    Ví dụ có một bậc phụ huynh, ngay từ khi còn rất nhỏ đã quản lý con rất chặt trong vấn đề tiền bạc, đề phòng cậu con trai như đề phòng kẻ trộm. Trong ý thức của chị, dường như chỉ cần có cơ hội, cậu con sẽ tắt mắt lấy tiền. Vì vậy ở nhà chị giấu tiền vào một chỗ rất kín, không để cho con biết; Và khi con trẻ đi học cần mua cái gì, chị luôn hỏi bằng giọng nghi ngờ: “Cái đó nhiều tiền như thế ư, con phải nói thật đó nhé”. Kể cả đã được chị đồng ý, cậu con cầm túi của chị lên lấy tiền, chị cũng phải nói: “Nào, để mẹ xem xem con có lấy thừa hay không, không được lấy thừa đâu đấy”. Trước sự không tin tưởng và giám sát chặt chẽ của người mẹ, cậu con trai của chị có hứng thú và rèn được khả năng chống giám sát. Sau khi lên cấp hai, cậu con trai này bắt đầu lấy trộm tiền của nhà. Có một lần đi cùng với ba ra máy ATM rút tiền, lúc ba bấm password, cậu ta đã nhớ được, sau đó lấy trộm thẻ của ba, một tháng chia làm ba lần rút ra 2.000 NDT, tiêu xài hết sạch. Mỗi lần xảy ra chuyện ăn trộm tiền, ngoài việc đánh cho cậu con trai một trận nhừ tử, phụ huynh chỉ còn biết ngửa mặt lên trời than thở rằng, tại sao lại mình lại sinh ra một đứa con kém cỏi như vậy. Cha mẹ thực sự không thể hiểu nổi, từ xưa đến giờ luôn đề phòng cậu con giở trò xấu trong chuyện tiền bạc, sợ cậu hư hỏng, tại sao cậu lại trở nên tồi tệ đúng theo chiều hướng đó?
    Một ví dụ khác trái ngược với ví dụ trên là chuyện mà một người bạn thân của tôi kể cho tôi nghe.
    Cậu con trai học lớp 3 của chị vì một nguyên nhân nào đó mà không tham gia được kỳ thi giữa kỳ của trường, để bù cho con kỳ thi này, chị liền đến trường tìm đề thi giữa kỳ của các môn, về nhà bảo con làm bài theo thời gian như trường quy định.
    Lúc đưa đề thi cho con chị cũng hơi do dự, nghĩ nên để con tự bấm thời gian hay là để chị giám sát; Đồng thời chị còn nghĩ rằng, có nên thu hết sách vở trong phòng con đi không, đề phòng cậu xem trộm. Bình thường thành tích học tập của con chị không cao lắm, chắc chắn sẽ có một số câu không làm được, vậy thì liệu cậu có xem trộm đáp án trong sách hay không?
    Chị nghĩ một lát rồi quyết định sẽ tin tưởng con trai, chị nói với con rằng, con tự bấm thời gian, hết giờ không được làm nữa. Rồi chị không nói gì thêm mà đóng cửa đi ra.
    Một điều khiến chị mừng là, cậu bé học lớp ba này hiểu được thi là phải như thế nào, cậu hoàn toàn dựa theo quy trình thi của trường để quản lý mình, hết thời gian không làm thêm bài nữa. Và cậu cũng không hề biết có chuyện “quay cóp”, qua quan sát mẹ cậu bé biết được rằng, khi gặp phải câu không làm được, cậu cũng không nảy ra ý định lén giở sách ra xem. Bất giác chị phải than lên rằng: hóa ra con trẻ trong sáng như vậy! Chị thấy may vì sự lựa chọn của mình lúc đó, thấy may vì mình không gieo rắc vào đầu con trẻ những khái niệm xấu này: thi có thể xem trộm sách, con không đáng được tin tưởng.

    Con người rất dễ bị ám thị, kể cả là người lớn. Nếu một người luôn được người khác ám thị rằng phẩm chất đạo đức tốt, tốt bụng thân thiện, anh ta sẽ dần dần sinh ra ý thức tự khẳng định mình, phẩm chất đạo đức của anh ta sẽ phát triển theo hướng lành mạnh; Nếu một người luôn bị ám thị rằng có vấn đề gì đó, anh ta sẽ không ngừng tự phủ định mình, dần dần mất đi sự tự tin, trượt theo hướng tiêu cực.
    Có người nghiên cứu và phát hiện ra rằng, thậm chí dưới sự ám thị liên tục của người khác, diện mạo bên ngoài của một người cũng sẽ bị thay đổi. Người có tướng mạo bình thường, trước ánh mắt tán dương sẽ trở nên rạng ngời, tràn đầy sức sống; Người có các nét xinh xắn, trước ánh mắt đầy miệt thị, cũng sẽ trở nên khô khan, ngờ nghệch. Cha mẹ đối xử với con cái bằng suy nghĩ lành mạnh, mới có thể giúp cho con cái được trưởng thành một cách lành mạnh.
    Tôi đã từng đọc một câu chuyện ngụ ngôn. Trong cuộc nói chuyện với thiền sư Phật Ấn , Tô Đông Pha mới hỏi rằng, ngài thấy dáng ngồi của tôi thế nào? Phật Ấn trả lời rằng tôi thấy dáng ngồi của ngài rất giống Phật tổ. Tô Đông Pha rất mừng. Tiếp theo đó ông mới cười ranh ranh mãnh nói, tôi thấy dáng ngồi của sư phụ giống như một đống phân bò. Phật Ấn nghe xong không giận cũng không phản bác, chỉ mỉm cười. Tô Đông Pha tưởng mình đã thắng Phật Ấn, về đến nhà liền dương dương tự đắc kể chuyện cho em gái nghe. Em gái Tô Đông Pha nói, anh à, anh thua đậm quá. Trong lòng đại sư Phật Ấn có Phật tổ Như Lai, vì thế nhìn anh mới giống Phật tổ; còn trong lòng anh chỉ có đống phân bò, nên nhìn người khác cũng thấy giống đống phân bò.
    Cha mẹ không bao giờ nên nhìn con trẻ bằng ánh mắt có chứa đống phân bò. Nếu lời nói của cha mẹ không ngừng gieo rắc cho con trẻ những ám thị tiêu cực, không những sẽ phá vỡ sự trong sáng trong nội tâm của trẻ, mà còn có thể bóp méo phẩm chất đạo đức của trẻ. Cha mẹ cần phải biết rằng, con trẻ không có công lực và sự điềm đạm như thiền sư Phật Ấn.
     
    Sửa lần cuối: 17/8/2012
    whitejar1984NMINHHCHAU thích.

Chia sẻ trang này