Bạn cần biết!!!!!!!!!!

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi heocon_thongminh, 25/10/2011.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,319
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Sos! Cần chú ý

    Mời mẹ nó tham khảo thêm ý kiến của khách hàng khác nhà em nhé. Vào đọc topic này rồi mà vẫn không biết tin vào đâu, ko đủ tự tin để tự mình phân biệt thật giả thì tốt nhất là không nên dùng yến cho an toàn mẹ nó ạ :D




     
  2. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,319
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Sos! Cần chú ý

    CẦN CHÚ Ý: Cách phân biệt bằng MÙI để chọn mua được TỔ YẾN ĐẢO XỊN

    + Đối với yến trắng (bạch yến): tổ yến có mui rêu mốc, thoang thoảng vị tanh của biển.
    + Đối với yến có màu (vàng, hồng hay huyết): phải có mùi tanh nhưng phải là TANH THƠM tức là vị nồng nồng tanh tanh (ko giống với yến trắng lắm) nhưng có mùi thơm thơm nhẹ --> phát biểu chuẩn là TANH THƠM.
    Chú ý, nếu tổ yến cũng có mùi tanh nhưng là mùi tanh sực như nước biển hay mùi tanh của cá, mực thì : TRÁNH XA!!!!

    Nếu ko thấy đặc điểm này ở tổ yến thì có thể khẳng định 100% ko phải là YẾN ĐẢO, còn nó là yến gì thì ngoài chủ đề trọng tâm của nhà heocon rồi ạ

    Kính mong quý khách hàng hiện đang theo dùng sản phẩm nhà heocon lưu tâm chú ý tới việc phân biệt bằng mùi để tránh mua phải yến nhuộm, yến ủ, yến giả,... mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Một lần nữa nhà heocon xin nhấn mạnh "ĐỪNG PHÂN BIỆT CHẤT LƯỢNG YẾN BẰNG GIÁ CẢ, HÃY DÙNG KHỨU GIÁC VÀ VỊ GIÁC ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÀNG", với tổ yến sẽ ko có trường hợp HÀNG XỊN + GIÁ RẺ đâu ạ.
     
  3. ninabag.com

    ninabag.com Order và hàng có sẵn Us, Spain

    Tham gia:
    22/9/2010
    Bài viết:
    15,279
    Đã được thích:
    6,104
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Sos! Cần chú ý

    Từ đồ phải dùng hàng ngày đến đồ cao cấp, món nào cũng sợ, hic, em ngâm cứu bài viết của các mẹ để còn biết đường phân biệt chứ không biết gì là dính đòn ngay :(
     
  4. ocbien

    ocbien Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/6/2008
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Sos! Cần chú ý

    Mẹ nó nghĩ đúng đấy, giờ dùng cái gì cũng phải tìm hiểu thật kỹ, ko hiểu thì thà đừng dùng còn hơn dùng bừa rồi lại rước bệnh vào thân. Mà xã hội mình sao xuống cấp thế nhỉ, cái gì cũng bẩn là sao? Giờ ăn chay cũng chưa chắc đã an toàn đâu đới :(
     
    baohiembuudien thích bài này.
  5. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,319
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bạn cần biết!!!!!!!!!!

    Xin mời cả nhà cùng chiêm ngưỡng và thưởng thức 1 chén huyết yến "đặc biệt"

    [​IMG]


    Qua ảnh, thậm chí được ngắm trực tiếp rất nhiều quý khách sẽ không nhận ra điểm khác biệt của chén yến huyết đặc biệt này so với chén mà nhà heocon_thongminh đã post lên ở
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/340677-Sơ-chế-và-bảo-quản-tổ-yến

    Chén huyết yến đặc biệt nhà heocon đây ạ:


    [​IMG]


    Vậy thực sự có gì khác nhau?


    Mời quý khách ngắm phần nước của chén yến này nhé, phần nước được gạn qua 1 cái chén trắng sẽ phát hiện ra vấn đề ngay. Đây ạ:
    [​IMG]



    Thực sự câu chuyện như sau:

    +1 phần chân huyết yến cực đỏ (gần như ngang ngửa với hàng huyết đặc biệt nhà heocon cung cấp) được khách hàng ngâm vào nước để chuẩn bị sơ chế. Chỉ sau khoảng 1h phần chân yến đã nở mềm (vẫn chưa rã sợi), trong khi đó nếu là phần chân của huyết đặc biệt nhà heocon thì phải mất khoảng 5-6h mới có thể nở mềm.

    + Sau khoảng 1h chén nước ngâm tổ yến nhà khách hàng vẫn trong veo. Tuy sợi yến đã nở mềm và có thể tước sợi được rồi nhưng khách hàng vẫn để ngâm thêm 2 tiếng nữa.
    Kết quả là : sau 3h ngâm, nước trong chén đã chuyển sang màu ngà ngà.
    Để ngâm thêm 1 tiếng nữa --> nước đã chuyển sang màu vàng đậm hơn.


    + Sau 4 tiếng ngâm, phần chân tổ yến được tách sợi cực kỳ dễ dàng, và được cho vào nồi chưng cách thủy. Sau khoảng 45p, chân yến đã nở mềm, màu nhìn rất hấp dẫn. TUY NHIÊN, hoàn toàn ko có mùi thơm đặc trưng của huyết yến.

    + Khách hàng tiếp tục chưng thêm 2 tiếng nữa, lúc này chân yến đã nở rất to, màu vẫn cam sậm, tuy ko có mùi thơm gì cả nhưng nhìn rất hấp dẫn. Nếu chưa có kinh nghiệm dùng huyết yến --> khách hàng sẽ rất hoan hỷ vì nghĩ rằng mình đã mua được đúng yến tốt.

    NHƯNG, khi gạn lấy nước trong chén chưng yến thì : nước trong chén yến đã chuyển sang màu vàng sậm.

    TRONG KHI ĐÓ, nếu đúng là huyết yến đảo xịn, phần chân tổ sẽ mất khoảng 3-4h chưng mới nở mềm nhưng cũng chưa được nhiều lắm, tuy nhiên mùi thơm đặc trưng sẽ toát ra rất thật. Và đặc biệt, nhà quý khách hàng nào dùng nồi ủ có thể ủ cả đêm để kiểm chứng xem có hiện tượng ra màu ko.

    Tóm lại, huyết yến đảo khi chín sẽ nở nhiều, dai sợi, thơm và nước phải trong veo.

    Hy vọng kinh nghiệm của 1 vị khách hàng thông qua sự truyền đạt của nhà heocon sẽ giúp khách hàng nhà heocon có thêm căn cứ để phân biệt tốt yến huyết đảo.
     
    Shu120809 thích bài này.
  6. duongloteria

    duongloteria Thành viên tập sự

    Tham gia:
    1/10/2012
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bạn cần biết!!!!!!!!!!

    Khủng khiếp, thế này mà mình cứ tường là không bị làm sao.
    Khủng khiếp quá đi.
     
  7. hanguyen08

    hanguyen08 0988.366.869

    Tham gia:
    15/5/2009
    Bài viết:
    6,923
    Đã được thích:
    1,010
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bạn cần biết!!!!!!!!!!

    hay quá. bà ơi. tôi dọc xong mà thấy sợ nữa
     
    heocon_thongminh thích bài này.
  8. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,319
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bạn cần biết!!!!!!!!!!

    Sao lại sợ hả bà? Mình tìm cách nhận biết để mà tránh chứ :)

     
  9. heocon_thongminh

    heocon_thongminh Top10 ngườibánhàngtốtI

    Tham gia:
    25/5/2008
    Bài viết:
    5,319
    Đã được thích:
    1,252
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bạn cần biết!!!!!!!!!!

    Yến sào Nha Trang - Khánh Hòa

    Trước đến nay, hơn 70% sản lượng yến đảo của nước ta vẫn ưu tiên dành riêng để xuất khẩu, nhưng gần đây các cơ quan quản lý “thả cửa” cho doanh nghiệp nhập khẩu yến nhà. Thị trường nội địa đã và đang bị yến ngoại bao vây. Thương hiệu “yến vua” có nguy cơ bị “soán ngôi” ngay trên sân nhà.


    TS Nguyễn Quang Phách - nhà yến học đầu tiên của Việt Nam - cho biết: “Danh xưng yến sào Khánh Hoà là tổ yến vua (King nest) không phải do người Việt Nam tự phong mà là sự tấn phong của những người sành ăn yến trên thế giới. Khi ăn chén chè yến Khánh Hoà, bạn sẽ cảm nhận thấy một mùi vị thơm ngon đặc trưng rất khó diễn tả mà không tổ yến nơi nào có được. Chính vì mùi vị thơm ngon mà tổ yến Khánh Hoà được phong “vua” và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới”.

    Yến đảo - yến nhà

    Họ yến danh pháp khoa học là Apodidae có hơn 100 loài, nhưng chim yến cho tổ yến ăn được chỉ khoảng hơn 10 loài. Tiếng Hán gọi tổ yến là yến sào, đó là tên thương mại của món “sơn hào, hải vị” quý hiếm được làm hoàn toàn bằng nước dãi của loài chim yến hàng cư trú trong những hang đảo hun hút giữa biển khơi.

    Từ xưa đến nay, giới kinh doanh yến sào trên thế giới vẫn căn cứ hình dạng, kích thước, màu sắc, trọng lượng để đánh giá chất lượng tổ yến theo thang giá trị từ cao xuống thấp: Yến huyết (màu huyết dụ, 10 - 12g/tổ), yến hồng (đỏ cam, 10g/tổ), yến quang (trắng ngà, 8 - 10g/tổ), yến thiên (màu tối hơn yến quang, 6 - 7g/tổ), yến bài (tổ nhỏ và mỏng, chỉ 3 - 5g/tổ)... Những người sành yến phân biệt rất rõ hai loại yến sào thương phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, đó là yến thiên nhiên (yến hàng) - khai thác ở ngoài đảo và yến nuôi - thu hái trong những ngôi nhà yến; người tiêu dùng quen gọi là yến đảo và yến nhà.

    Theo tài liệu lưu trữ của Trung tâm NCKH yến sào Khánh Hoà, yến sào xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 7 và nghề khai thác yến sào phát triển mạnh tại Đông Nam Á cách nay đã hơn 500 năm. Nghề nuôi chim yến mới hình thành vào những năm cuối thế kỷ 19, khi người Indonesia tình cờ phát hiện một phân loài chim yến chỉ làm tổ trong những ngôi nhà bỏ hoang có điều kiện và môi trường sống thích hợp. Tại Việt Nam, nghề sào chĩa (dùng sào tre chọc hái tổ yến) ra đời từ đầu thế kỷ XIII.

    Nhưng mãi đến cuối năm 2004, Công ty yến sào Khánh Hoà mới chính thức công bố thông tin về chim yến nhà sau khi được sở hữu “ngôi nhà yến” đầu tiên trên đường Thống Nhất (Nha Trang). Năm 2005, tỉnh Khánh Hoà là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “thử nghiệm nuôi chim yến nhà”. Từ đó đến nay, Công ty yến sào Khánh Hoà đã tiên phong xây dựng gần 100 “ngôi nhà yến” ở khắp các tỉnh, TP từ Quảng Ngãi đến đến Cà Mau.

    ThS Lê Hữu Hoàng - TGĐ Công ty yến sào Khánh Hoà là người chủ trì nghiên cứu, ứng dụng thành công đề tài khoa học: “Quy trình công nghệ, kỹ thuật ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến hàng qua từng giai đoạn phát triển” và đã được nhận giải nhất - giải thưởng Vifotec năm 2007, phân tích: “Phân loài chim yến làm tổ trong nhà (tên khoa học Aerodramus Fuciphagus Amechanus), được phân biệt với chim yến hàng làm tổ ngoài đảo (tên khoa học Aerodramus Fuciphagus Germani) bởi các đặc điểm: Màu lông, kích thước, sải đuôi, sải cánh...
    Về đặc trưng sinh dục, tuyến nước bọt, thay lông của 2 loài cũng rất khác biệt - chim yến nhà thay lông, sinh sản và làm tổ quanh năm, còn chim yến đảo sinh sản, thay lông mỗi năm 2 mùa vào tháng 4 và tháng 10. Vùng phân bố của 2 phân loài chim yến này cũng hoàn toàn khác nhau, hiện chưa có tài liệu nào ghi nhận hiện tượng chim yến ngoài đảo bay vào đất liền làm tổ ở trong nhà hoặc ngược lại”.


    Căn cứ hình dáng, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng... người tiêu dùng có thể phân biệt tổ yến đảo và tổ yến nhà: Tổ yến đảo màu trắng ngà, kích thước ngắn, nhưng dày, sâu và nặng hơn; tổ yến nhà màu trắng đục, có lẫn tạp chất với lông chim, kích thước dài hơn nhưng mỏng, cạn và nhẹ hơn.

    “Yến vua” bị lợi dụng
    Thị trường tiêu thụ yến lớn nhất thế giới là Hồng Kông, rồi đến Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, ngoài ra còn có Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu và những nơi có nhiều người Hoa sinh sống. Theo tài liệu của CITES, đàn chim yến của Việt Nam khoảng 750.000 con, trong khi Indonesia có đến 4,5 triệu con; nhưng chất lượng và giá bán yến sào Việt Nam cao nhất thế giới, riêng “yến vua” Khánh Hoà luôn luôn đứng ở vị trí đầu bảng. Năm 2010 tại “chợ” yến Hồng Kông, mặt bằng giá thu mua yến nhà (xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan...) khoảng từ 1.500USD - 1.700USD/kg, yến hàng Việt Nam giá xấp xỉ từ 2.000USD - 3.000USD/kg. Riêng “yến vua” Khánh Hoà lên đến 3.500USD/kg. Giá yến hồng và yến huyết từ 5.000USD/kg đến 6.000USD/kg, nhưng Hội An đã không còn 2 loại yến này từ trên 10 năm nay và Khánh Hoà cũng chỉ còn rất ít.
    Nguồn lợi thiên nhiên yến sào của Việt Nam tập trung ở ba nơi là Nha Trang, Hội An và Quy Nhơn với tổng sản lượng mỗi năm xấp xỉ 3.000 - 4.000kg, riêng Công ty yến sào Khánh Hoà quản lý 121 hang động trên đảo yến, mỗi năm thu hái gần 82.000 tổ yến, chiếm hơn 70% tổng sản lượng yến sào của cả nước.

    Trước đây, kinh tế eo hẹp, rất ít người có điều kiện dùng yến sào, khoảng 90% sản lượng yến sào của Việt Nam ưu tiên để xuất khẩu, thị trường nội địa hầu như không có sẵn, việc tìm mua tổ yến rất khó khăn. Từ năm 2005 trở lại đây, đời sống phát triển khá ổn định, người tiêu dùng cũng nhận thức đầy đủ hơn về các loại thức ăn bổ dưỡng có nguồn gốc thiên nhiên, nhu cầu sử dụng yến hằng ngày càng tăng.

    Trứng và tổ chim yến.
    Trong khi đó, do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu trái đất nóng lên và cả sự khai thác tổ yến đến cạn kiệt, khiến cho đàn chim yến nhanh chóng suy giảm, một số đảo yến ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Côn Đảo... không còn chim. Rất ngẫu nhiên, trong khoảng thời gian ấy “phong trào” nuôi chim yến bắt đầu phát triển ở các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

    Do tự phát hình thành, không có cơ quan đầu mối quản lý nên đến thời điểm này không ai biết chính xác tổng số “ngôi nhà yến” hiện có, càng không rõ có bao nhiêu ngôi nhà đã có chim làm tổ; vậy nên các cấp chính quyền mù tịt thông tin về sản lượng yến nhà và không thể đánh giá hiệu quả nghề nuôi chim yến ở nước ta. Chỉ biết rằng, sau thành công của Công ty yến sào Khánh Hoà, không ít người "khăn gói” sang tận Indonesia tìm thầy, học việc, ở miền Trung hiện có 3-4 đơn vị chuyên doanh “công nghệ làm nhà yến và chuyển giao kỹ thuật chiêu dụ chim yến nhà”.

    TS Nguyễn Khoa Diệu Thu - người đầu tiên có công giới thiệu nghề nuôi chim yến tại Việt Nam - nhận xét: “Đầu tư xây dựng một ngôi nhà yến xấp xỉ 1 tỉ đồng và 2-3 năm sau được xem là thành công khi đã có ít nhất 300 con chim yến bay về làm tổ. Mỗi đôi chim thường làm tổ mỗi năm ba lần (3 tổ). Đàn chim yến phát triển theo cấp số nhân, nhưng cứ 10 tổ, mới được thu hái 1-2 tổ, nếu khai thác nhiều hơn, chim sẽ bỏ đi nơi khác. Bình quân 1kg yến sào khoảng 70-100 tổ, giá bán sỉ từ 36-38 triệu đồng. Trong thực tế, tỉ lệ rủi ro là 50%, vì vậy nhiều người đã tiêu tốn không ít tiền của, công sức với hy vọng có thể giàu nhanh nhờ nuôi chim yến, nhưng không phải ai cũng thành công”.

    Nhà văn Bùi Việt Sĩ - đồng nghiệp cũ của tôi ở Báo LĐ - kể: “Ở Hà Nội có không ít cửa hàng bán tổ yến, kèm theo cam kết bồi thường gấp đôi, gấp ba, nếu khách chứng minh được sản phẩm đã mua có thành phần yến sào không thật. Đã tốn tiền mua yến, lại mất công suy nghĩ chuyện bồi hoàn, mệt não lắm! Tốt nhất cứ “bay” thẳng Khánh Hoà, mua “yến vua” nguyên đai, nguyên kiện..., có tem chống hàng giả rành rành”.

    Tôi nhẩm tính: Giá yến đảo gấp 2 lần yến nhà, người tiêu dùng trong nước đang có xu hướng kết hợp đi du lịch với mua sắm. Nha Trang - Khánh Hoà không chỉ nổi tiếng là trung tâm du lịch biển đảo mà còn được sử sách lưu danh “xứ trầm, biển yến”. Thật dễ hiểu vì sao giới kinh doanh yến sào trong nước tranh thủ nhập khẩu yến nhà và vì sao mọi “đối thủ cạnh tranh” đều tìm cách thâm nhập thị trường Khánh Hoà.

    Lại nhớ, ThS Lê Hữu Hoàng khuyến cáo: “Thị trường nội địa chỉ có duy nhất 1 loại yến huyết xuất xứ tại đảo yến Khánh Hoà và số lượng có hạn, người tiêu dùng nên cảnh giác với những loại sản phẩm mạo danh khác”. Với yến ngoại, chỉ cần Bộ Công Thương không cấp phép cho DN nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được (để xuất khẩu) là có thể đẩy lùi.
     
    Sửa lần cuối: 8/11/2012
  10. Missoff

    Missoff Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    1/7/2013
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    76
    Điểm thành tích:
    28
    Chết nhỉ, bây giờ người ta kiếm tiền trên mạng sống người tiêu dùng rồi, thôi cứ hàng Việt cho chắc ăn, sính ngoại làm gì
     
  11. binhan1802

    binhan1802 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/6/2015
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    lại là trung quốc, buồn :(
     
  12. HANDSOME'TOM

    HANDSOME'TOM Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    21/11/2013
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Mình nghe thôi, nhưng chưa dùng yến bao jo
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này