Cần giúp: be bi sac thuc an

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi lena, 13/5/2009.

  1. lena

    lena Banned

    Tham gia:
    9/5/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    So qua cac bac oi hom qua cuti nha em an bot bi sac den noi tim tai het mat mui vao va cu the co gang ho de non het ra.gio nghi lai van thay so va thuong con nen dem nay em bi mat ngu .chau duoc hon 7thang roi,hom nay la lan dau tien chau bi nhu vay em ko biet su tri the nao ca chi biet be dung len va vo lung de chau co non ra.Gio ngoi ngam con ngu ma thay minh co loi qua.cac me nao co cach gi de chau ko bi sac va cach su ly khi chau sac ko ?giup em voi lan dau lam me em con nhieu bo ngo qua ma lai ko co oba o ben nua chi co 2 vo chong cham con .Mong cac bac giupppppp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lena
    Đang tải...


  2. ruslan

    ruslan Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/5/2009
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Xử trí khi trẻ sặc bột

    Sặc bột là một hiện tượng rất thường gặp ở trẻ và có thể đe dọa tính mạng. Khi tai nạn xảy ra, người trông trẻ phải biết xử trí ngay và đúng cách; nếu không, bệnh nhi có thể tử vong trong 5-10 phút.
    Đường ăn và đường thở ở vùng cổ nằm song song với nhau và gần như tiếp giáp ở vùng miệng họng. Giữa chúng có một nắp đậy gọi là nắp thanh thiệt, nó đậy lại khi thức ăn được đưa xuống thực quản để chúng không lạc sang đường thở. Ở trẻ nhỏ và người già, hệ thần kinh chưa hoàn thiện hoặc bị suy nhược, khiến phản xạ đóng nắp thanh thiệt không được tốt, dẫn đến dễ bị sặc thức ăn. Thói quen vừa ăn vừa cười đùa, ăn vội vàng hay việc cha mẹ bóp mũi con ép phải há miệng bón thức ăn... rất dễ gây sặc.
    Bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh rất cao, nút lấy toàn bộ đường thở, có thể làm trẻ khó thở, tím tái rồi tử vong. Biểu hiện tức thời xuất hiện sau khi đút bột vào miệng trẻ: trẻ đột nhiên ho sặc sụa, tím tái rồi có cơn ngừng thở, có thể tử vong ngay sau 5-10 phút. Dấu hiệu này được gọi là hội chứng xâm nhập - phản xạ bảo vệ của cơ thể để tống dị vật đường thở ra ngoài.
    Trẻ phải được đưa đến chuyên khoa tai mũi họng kịp thời, đặt ống nội khí quản (một loại ống đưa vào đường thở để hỗ trợ hô hấp), thậm chí mở khí quản; hút bột ra khỏi đường thở. Sau đó, phải kết hợp dùng kháng sinh toàn thân để tránh biến chứng viêm phổi.
    Trường hợp lượng bột ít, sau khi có hội chứng xâm nhập, trẻ có thể trở lại hoàn toàn b́nh thường nhưng sau đó rất dễ bị viêm phế quản kéo dài, tái phát nhiều lần, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột c̣n sót lại.
    Để pḥng tránh hiện tượng trên, cần dạy cho trẻ thói quen giữ trật tự khi ăn uống, ăn chậm, nhai kỹ. Tuyệt đối không được ép trẻ ăn bằng những biện pháp thô bạo.
     
  3. mitmeo

    mitmeo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/7/2008
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    28
    Khi bé bị sặc trước tiên mẹ phải bình tĩnh, tránh la hét hoặc cử động vội vàng làm con sợ hãi -> khóc, hoảng loạn. Đặt con nằm sấp trên gối, vỗ lưng nhè nhẹ để con nôn ra hết, thay rửa chân tay, quần áo. Dùng thuốc muối sinh lý 0,9% nhỏ vào hai bên mũi để làm lỏng phần thức ăn trong mũi. Cho con uống chút nước. Ôm bé vào lòng ru nhè nhẹ. Mít nhà mình thường đòi bú tí một chút. Sau đó khoảng 30 phút cho con ăn lại.
     
  4. mphuong2007

    mphuong2007 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    CÁCH XỬ TRÍ VỚI DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
    BS. Đặng Hoàng Sơn
    Sức khoẻ & Đời sống

    Sự cố dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thì bị ho sặc tím tái, viêm phổi, nặng sẽ tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng mức , bệnh nhân có thể tử vong do ngưng thở.
    Bất kỳ ở tuổi nào cũng có thể dị vật đường thở, song phổ biến nhất là từ 1 đến 3 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Dị vật có thể là thực vật như hột dưa , hột đậu phộng , hột mãng cầu ... hoặc có nguồn gốc từ động vật như xương cá, đốt sống cá, võ tép . Ngoài ra còn có dị vật kim loại như kim ghim, đinh, đồng xu , hoặc chất lõng như sữa, cháo..
    Các vị trí của dị vật:
    - Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn như hạt chôm chôm .
    - Dị vật nhỏ hơnc ó th ể kẹt ở thanh môn, như xương cá
    - Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản.
    - Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu, di động lên xuống theo nhịp thở như hạt dưa, ghim vào thành khí phế quản như : lưỡi câu, kim...
    Các hội chứng của người bị dị vật đường thở:
    - Hội chứng xâm nhập : trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên ho sặc, khó thở tím tái cần nghĩ ngay đến dị vật lọt vào đường thở .
    - Khó thở thanh quản:thở hước , thở rít , trẻ ráng sức hít vào, bứt rứt vật vã do đường thở bị bít tắc .
    - Nếu dị vật không gây ra các triệu chứng trên , hoặc có nhưng thoáng qua , có thể bị bỏ qua khiến bệnh nhân sau đó viêm phổi tái phát .
    Cách xử trí:
    - Nếu dị vật là chất lõng, bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn. để cấp cứu, đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay ( trẻ nhỏ) hay trên đùi rối vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái . Nếu trẻ lớn hơn , để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thượng vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại . Nếu trẻ chưa thở được , phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.
    - NẾU DỊ VẬT CỨNG :
    + Trường hợp bệnh nhân không khó thở thì đưa ngay đến BV để kiểm tra, nếu có sẽ tiến hành soi gắp dị vật.
    + Khi người bệnh khó thở tím tái , cách xử trí giống như sặc chất lõng . nếu bệnh nhân lớn hơn có thể làm nghiệm pháp heimlic, để bệnh nhân đứng, người cuối ra trước, người cấp cứu đứng phía sau , hai tay bắt vào nhau thành 1 nắm đấm để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau và hướng lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra ngoài . Nếu không kết quả tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay BV .
    Nếu bệnh nhân lờ đờ vật vã phải móc ngay dị vật đường thở ra vì thường do do dị vật to gây bít tắc thanh môn .
     
  5. binhdq

    binhdq Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/5/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Con cái nhà ai sặc bột mà xử lý như bác này thì chắc là toi rồi. Lúc sặc là lúc nguy cấp mà còn chờ đưa đến bệnh viện nữa thì...
     
  6. TomMum

    TomMum Tổng tư lệnh

    Tham gia:
    20/5/2009
    Bài viết:
    3,158
    Đã được thích:
    591
    Điểm thành tích:
    773
    Em đồng ý với ý kiến của bác ạ!
     

Chia sẻ trang này