Thông tin: Phòng tránh giun móc cho bé

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi maylily09, 14/5/2009.

  1. maylily09

    maylily09 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    Con gái tôi 5 tuổi, cháu đang học mẫu giáo. Gần đây, tôi thấy cháu có biểu hiện da nhợt nhạt và hay kêu đau bụng. Tôi đã đưa cháu đi khám (xét nghiệm phân) bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm giun móc gây thiếu máu. Xin hỏi có cách nào phòng bệnh này không? (Nguyễn Thu Hiền, Thái Bình).

    [​IMG]

    Tư vấn của bác sĩ Nguyễn Võ Hinh
    Giun móc ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun sống ở vùng tá tràng và phần đầu của ruột non - đây là những nơi có nhiều mạch máu nên giun rất dễ dàng hút máu (làm bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu). Ngoài ra, giun móc còn gây nên hiện tượng viêm loét hành tá tràng nơi chúng ký sinh.
    Giun móc xâm nhập vào người do ấu trùng của giun xuyên qua da. Ở các bé thường đi chân đất, chơi nghịch đất bẩn, do tình trạng tái nhiễm và do ngứa nên bé gãi và gây lở loét hoặc thành các vết sẹo đen, có khi trở thành chàm eczema.
    Vì vậy, để hạn chế khả năng ấu trùng giun móc xâm nhập xuyên da, cần cho bé đi giày dép, không đi chân đất, không nên chơi nghịch nơi đất bẩn. Việc vệ sinh môi trường cũng cần được chú ý như quản lý chặt chẽ nguồn phân thải bằng hố xí hợp vệ sinh. Những nơi có tỷ lệ nhiễm giun móc cao, phải tổ chức điều trị hàng loạt để giảm ngay những tác hại do bệnh gây nên.

    Theo Sức Khỏe & Đời Sống
    >>> http://www.camnanggiadinh.com.vn/85125_phong-tranh-giun-moc-cho-be.aspx
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi maylily09
    Đang tải...


  2. giadinhban

    giadinhban Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/9/2011
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    +Nhiễm giun gây tổn thương thành ruột gây thiếu thiếu máu trầm trọng ở trẻ em (Khi nhiễm giun móc- Mỗi ngày một con giun móc hút khoảng 0,04-0,16 ml máu – Tại nơi ký sinh trùng bám có thể gây tình trạng chảy máu liên tục, thành ruột bị viêm và chảy máu), vì thế trẻ nhiễm giun thường thiếu máu , biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển
    +N
    hiễm giun sán gây suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nhất là trong hai năm đầu đời ( Trẻ em tới 2 tuổi ) có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển, trí tuệ, sức khỏe, học tập và năng suất lao động của trẻ em trong tương lai
    +Theo tổ chức y tế thế giới từ: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs366/en/ trên trang website Viện sốt rét –ký sinh trùng trung ương ( NIMPE) về ảnh hưởng Dinh dưỡng của giun truyền qua đất
    -làm suy giảm tình trạng dinh dưỡng của những người bị nhiễm bệnh theo nhiều cách khác nhau.
    - Giun hấp thu các mô của vật chủ bao gồm máu, dẫn hậu quả người mất sắt và protein.
    - Giun làm giảm hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa có khả năng lấy vitamin A ở ruột.
    - Một số giun truyền qua đất cũng gây biếng ăn và do đó giảm hấp thụ dinh dưỡng và độ khỏe mạnh về thể chất. Đặc biệt, giun tóc T. trichiura có thể gây ra tiêu chảy và bệnh lỵ.
    -Sự suy giảm dinh dưỡng do giun truyền qua đất được xem là một tác động nghiêm trọng đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất
    +Các bậc cha mẹ chỉ chăm chăm bồi bổ cho con mình mà quên tẩy giun sán định kỳ 2 lần một năm cho con mình nên nếu nhiễm giun sán bé không thể dung nạp và nếu có dung nạp thì cũng bị giun sán hút hết. Các triệu chứng của suy dinh dưỡng vẫn không hề cải thiện. Một kết quả khảo sát nhỏ về mức nhận thức của người dân về tẩy giun tại HCM cho thấy: 56,4% phụ huynh không tẩy giun định kỳ 6 tháng 01 lần cho con,9,9% không nhớ và 42,5 % trẻ em được tẩy giun cách đây từ 1 năm
    + Theo Viện sốt rét –ký sinh trùng trung ương ( NIMPE) ngày 1/6/2015 : Hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 TRIỆU LÍT MÁU và 15 TẤN LƯƠNG THỰC để nuôi giun và nhiễm giun kéo theo một loạt các nguy cơ cho sức khoẻ với các con số Việt nam có 45- 60 triệu người nhiễm giun trong đó có từ 6,5-8,5 triệu trẻ em nhiễm giun

    Về các thuốc tẩy giun thì có rất nhiều loại: Mebendazol 500 mg, albendazol 200,400, Pyrantel, Triclabendazol,Niclosamid, vvv
    nhưng mẹ lưu ý
    1/ Không dùng các hoạt chất chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi như Mebendazol 500 mg , phần lớn là dạng bào chế cho người lớn, trẻ nhỏ chưa nhai được, hoặc không biết nhai , mùi vị khó nhai rất dễ bị nôn trớ
    2/ Đối với thuốc chữa bệnh khuyến cáo không được dùng dạng bào chế của người lớn cho trẻ em trừ khi bắt buộc và phải có chỉ định của bác sỹ

    3/ Tham khảo thêm thông tin Quyết định số 3312/QĐ –BYT ngày 07/08/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn” Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em trang 335-343 phần : Nghiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em có ghi rõ chuẩn đoán và thuốc điều trị cho trẻ em dưới 12 tháng
    4/ Dạng bào chế thích hợp nhất là dạng bào chế chuyên cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi : syro uống , nhỏ giọt hoặc gói bột
    - Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và dưới 6 tuổi nên dùng albendazol 200 ở dạng bào chế chuyên cho trẻ em như: dạng gói Akitykity-new ( albendazol 200 mg/gói - bột pha hỗn dịch uống ): Tới 2 tuổi : Uống 01 gói ( liều duy nhất) Từ 2 Tuổi: Uống 02 gói (liều duy nhất) , không đòi hỏi những phương thức đặc biệt như nhịn đói hay dùng thuốc xổ khi dùng thuốc
    - Hoặc dạng siro như : Helmintox ( Pyrantel 125/2,5 ml) uống theo hướng dẫn sử dụng
    5/ Lưu ý phòng bệnh hơn chữa bệnh các biện pháp phòng ngừa giun sán

    1.Rửa tay cho trẻ em trước khi ăn và sau khi đi tiêu
    2.Cho trẻ ăn chín , uống nước chín đun sôi để nguội
    3.Cho trẻ đi tiêu đúng hố xí hợp vệ sinh
    4.Vệ sinh thân thể cho trẻ , thường xuyên giặt mùng mền chiếu gối
    5.Rửa đồ chơi cho trẻ thường xuyên ở nhà , nhất là ở các nhà trẻ , trường học, khu vui chơi công cộng
    6.Xổ giun định kỳ 6 tháng 01 lần ( 4 tháng 01 lần ở những vùng tỷ lệ nhiễm cao, mất vệ sinh),
    7.Không cho trẻ em đi chân đất nhất và ở những vùng có trồng hoa màu, trồng cây ăn trái đặc biệt ở những địa phương có thói quen bón phân tươi cho cây trồng .
    8. Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình hoặc cả vườn trẻ ( Nhất là giun kim ) để tránh tái nhiễm
     

Chia sẻ trang này