Trà trong lịch sử văn hóa việt nam

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi quanghieu.ptit, 8/1/2012.

  1. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963

    Toàn thế giới có 40 nước trồng trà và kho dữ liệu trà của Trung Quốc đã khiến người ta cho rằng đó là quê hương của cây trà. Nhưng các tư liệu cổ và những kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học nước ngoài cùng Hiệp hội Chè Việt Nam đã chỉ ra rằng trà không xuất xứ từ Trung Hoa (không thấy cây trà thiên nhiên hay cây trà hoang ở châu thổ sông Hoàng Hà). Quê hương của cây trà ở tận phương Nam. Mặc dù người Trung Hoa đã biết đến trà từ đời Chu nhưng mãi đến thời kỳ nhà Tùy, cây trà mới từ phương Nam (Nam Chiểu xưa) và Việt Nam (Nam Việt xưa) nhập vào Trung Quốc. Ðến đất Trung Hoa, trà được chăm sóc tinh vi và sau nhiều năm tháng, trà được đưa lên hàng nghệ thuật.


    Thứ nữa, theo tài liệu khảo cứu của Uỷ ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ . Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn-Nghĩa Lộ-Yên Bái), trên độ cao 1,000 met so với mặt biển, có một vùng chè hoang khoảng 40,000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể.
    Như vậy, có thể nói Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới. Ngay từ thế kỷ XVIII, Phạm Ðình Hồ đã viết về uống trà từ trước đó hàng nghìn năm. Nguyễn Tuân có tùy bút về trà, Thạch Lam viết về trà xanh, Cao Bá Quát chê người uống trà ướp hương.
    Ca dao thì nói:

    "Làm trai biết đánh tổ tôm,
    uống trà mạn hảo xem nôm Thuý Kiều... "
    Chàng trai xưa còn tự hào:
    "Anh đây hay tửu hay tăm,
    hay nước trà đặc hay nằm ngủ trưa..."


    Trà là cái thú của người lịch lãm, trong đó trà mạn (thứ tốt là trà mạn hảo) mà trước thường quen gọi là trà Tàu là thứ trà quý nhất.
    Trà có nhiều loại. Người nông thôn trồng mấy gốc trà bởi có thú ra vườn tuốt mấy nắm lá, hãm một nồi to, ăn khoai luộc, hút thuốc lào... Sang hơn có trà ``mật vịt`` (trà xanh pha đặc như mật con vịt). Trà hạt là nụ trà phơi khô, ủ vào tích có hoa cúc chi hoặc mấy lát gừng cho ấm giọng. Xoàng là trà bồm, lá già, tận dụng khi đốn đau cây trà .để chờ lứa trà búp mới mùa xuân. Trà bánh còn ``xoàng`` hơn nữa, giống như một thời có loại chè ba hào hoặc nói vui "chín hào ba" (chín hào ba gói), nước vàng vàng mà không hương không vị. Người Nghệ An, Hà Tĩnh có tục mời nhau uống chè tươi, chè xanh vì họ coi trọng tình làng nghĩa xóm. Mùa hè nóng, đi làm đồng về, thứ quý nhất là bát chè xanh đặc pha chút đường. Trà mạn xưa cũng là trà lá già, sau ướp sen thành trà mạn sen là thứ quý. Thời bao cấp, trà loại hai đã là quý. Tết mới được phân phối mỗi gia đình một gói, trà loại một đã là mừng lắm, đó là Thanh Hương, Thanh Tâm, gói 50 gram.
    Hai loại trà ngon nhất Việt Nam là trà Thái Nguyên và Trà tuyết Suối Giàng bởi do đặc điểm vùng tiểu khí hậu, trà trồng ở nơi ấy có tỷ lệ đường, caffein nhiều hơn và tỷ lệ tananh (chất chát) ít hơn so với trà trồng ở các tỉnh khác.

    Không chỉ là thứ đồ uống thơm ngon, trà còn là một loại dược thảo rất tốt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong lá chè có chứa 20% tananh có tác dụng sát khuẩn mạnh, một lượng lớn caffêin, hợp chất thơm, tinh dầu cùng một số loại vitamin... Hai công dụng lớn nhất của lá chè là làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của thận và giúp tế bào AND tái tạo, giảm bớt các đột biến gen có thể dẫn đến ung thư, chữa bệnh sâu răng, kích thích hệ thần kinh trung ương giúp cho tinh thần sảng khoái. Caffein trong trà giúp cho lợi niệu, dễ tiêu hóa, chữa chứng xơ vữa động mạch, loại trừ chất độc trong cơ thể, lưu thông khí huyết. Dân gian Việt Nam và Trung Quốc còn lưu truyền vô vàn cách chữa bệnh bằng chè.

    Người xưa có thơ rằng:

    Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh sổ trản trà
    Mỗi nhật cứ như thử
    Lương y bất đáo gia
    (Mai sớm một tuần trà
    Canh khuya dăm chén rượu
    Mỗi ngày được như thế
    Thầy thuốc xa nhà ta)


    Nhưng có lẽ trà quan trọng và nổi tiếng hơn chính vì ở nhiều nước, việc uống trà đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa, tiêu biểu là Văn hóa Thiền. Nét đẹp nhất của văn hóa Thiền tông là thế giới thuần khiết, thanh tịnh, tao nhã và êm dịu.
    Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội bởi vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.

    HÀ NỘI TRÀ XƯA

    Xuất phát từ nông thôn nhưng chính người Hà Nội mới có công gìn giữ và đưa văn hoá uống trà Việt Nam lên bậc những nét văn hoá đẹp nhất của người Việt.
    Sử sách ghi lại, hình thức uống trà khởi nguồn từ các chùa chiền, tức gắn liền đạo Phật của người Việt, nó được gọi là Thiền trà. Các nhà sư thường uống trà và tụng kinh thay cơm sáng hay những lúc chiều tà, đó là những thời khắc đời sống trần tục đang bủa vây tứ phía, trà giúp người ta tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục và để xua đi cảm giác cô độc. Hiện nay, ngôi chùa duy nhất còn tiến hành nghi lễ Thiền trà định kỳ là chùa Văn Trì (Từ Liêm) - Hà Nội.
    Sau đó, trà nhanh chóng được ưa chuộng trong đời sống cung đình như là một bằng chứng của sự giàu sang quyền quý để phân biệt đẳng cấp với bậc thứ dân trong xã hội phong kiến. Trà khô là thứ phải đổi từ Trung Hoa về, rất đắt và hiếm.
    Trà chinh phục tầng lớp trung lưu, phần lớn là giới nho sỹ. Tương truyền Bích Câu Quán là nơi đầu tiên mà các học trò theo học ở Văn miếu thường uống trà, họp bàn văn chương.

    Trước năm 1945, các hãng trà lớn ở Hà Nội rất giàu như Chính Thái, Ninh Thái, Phú Xuân, Phú Thái buôn và chế biến trà bán khắp Ðông Dương. Trà ngon đựng trong chai thuỷ tinh, lọ sứ, hộp thiếc khoảng một lạng, ngoài còn có giấy bạc, giấy bóng kính. Sêu tết, đồ mừng, quà tặng phải có thứ quà đó. Tầng lớp sỹ phu, giàu có, trí thức, nhà nho có thói quen uống trà cầu kỳ. Dùng xong người nhà cất bao bì ấy đi, có những hàng rong đi mua lại, chỉ mấy cái chai chè. đã đổi được chai mới. Ðó là phát tích của một nghề mới, nghề chè chai lông vịt.
    Ngược lên xa nữa là thú uống trà Tàu đầy vẻ cao sang của nhà quan cách, đã thành nghệ thuật cầu kỳ. Bao giờ cũng phải đủ than hoa, hoả lò, cấp thiêu (siêu đồng), ấm gấn, chén tống chén quân, khay chạm khảm... có cả đầy tớ chuyên đun nước và hầu trà. Mỗi sáng sớm, trước khi làm việc, dùng một tuần trà cho sảng khoái tinh thần là một nghi thức bất thành văn trong lối sống nhiều nhà nho Hà Thành tự lúc nào.
    Ở thế kỷ XVIII, Phạm Ðình Hồ đã tả lại trong "Vũ trung tuỳ bút": Các nhà quý tộc, các bậc công hầu, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một cái ấm chén, phí tổn đến vài mươi lạng bạc. Thường có nhiều người qua chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan ấy đến chục khác để mua chuốc lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc xem chè. đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì tra thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên mà mua cho được chè ngon để bày khay chén ra nếm thử. Thậm chí có kẻ đặt tiền sẵn để mua cho được hiệu chè Chính sơn, gửi tàu buôn để đặt cho được kiểu ấm chén mới lạ, cách hiếu thượng đến thế là cùng cực". Song cái thú vị của uống trà theo Phạm Ðình Hồ là ở chỗ "cái tinh nó sạch sẽ, cái hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu nàng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục, ấy người xưa ưa chuộng chè là vì vậy."
    Theo thời gian, lớp nhà nho quan lại ấy mất dần đi, trà cũng được pha loãng ra. Thú uống trà giản dị hơn. Uống kiểu bình dân cần gọn nhẹ, nhanh và xuề xòa gọi là cách uống trà tạp.

    Ðến năm 1945, do chiến tranh và những biến động lịch sử, thú uống trà của người Hà Nội dù vẫn duy trì nhưng chỉ ở số ít những người khán giả và có học thức. Qua những thời kỳ loạn lạc, thú uống trà thanh tao của người Hà Nội vẫn tích tụ âm thầm để giai đoạn sau đó, trà lại ``trở về`` nhờ hàng loạt những cửa hàng vừa bán chè khô vừa là quán trà thơm ngon nổi tiếng: Hàng Cô Dầu ở chợ Ðồng Xuân, quán Nghệ sỹ ở Ðinh Tiên Hoàng, quán Thăng Long ở Hàng Gai, quán Dương Phi ở Cầu Gỗ, quán Bạch Ngọc sau đền Bà Kiệu...

    Hà Nội cũng chính là nơi xuất phát của cách uống trà ướp hương hoa. Các loại hoa để ướp trà cũng phải là thứ hoa quý, thanh tao như hoa ngâu, hoa sói, hoa sen, hoa nhài, hoa cúc... Ðặc biệt, thứ trà ướp hương sen là thứ trà rất quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Mỗi cân trà mạn ngon ướp từ 100-1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh đượm hương nhất. Trà sen loại đặc biệt giá lúc nào cũng ở mức 2-3 chỉ vàng một cân. ở Hà Nội hiện còn khoảng 30 gia đình làm loại trà này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi quanghieu.ptit
    Đang tải...


  2. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Lễ nghi trong chén trà ngon








    Uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đấy nhiều công phu, những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý. Theo các bậc lão nông đã hàng chục năm sao chế trà: Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ có thể may mắn gặp được chứ không thể cầu mà có được. Bởi các yếu tố như thời khí nặng nhẹ, mưa nắng mạnh yếu, độ ẩm, bàn tay người chăm sóc, thậm chí hướng gió cũng ảnh hưởng đến chất lượng trà thành phẩm. Trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ.
    [​IMG]
    Uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đấy nhiều công phu, những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý. Theo các bậc lão nông đã hàng chục năm sao chế trà: Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ có thể may mắn gặp được chứ không thể cầu mà có được. Bởi các yếu tố như thời khí nặng nhẹ, mưa nắng mạnh yếu, độ ẩm, bàn tay người chăm sóc, thậm chí hướng gió cũng ảnh hưởng đến chất lượng trà thành phẩm. Trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ. Thứ được nước, tức là pha nhiều lần nước vẫn còn màu thì kém hơn. Có những người đã trộn hạt cau khô, búp ổi...vào trà để bán. Còn thứ nước trà uống theo kiểu phương Tây, cho đường, sữa... vào uống thì chỉ đáp ứng được những ý thích nhất thời.

    Trà

    Muốn có chén trà ngon phải có trà khô ngon. Người Việt Nam ngày nay chủ yếu uống trà xanh sao chế bằng phương pháp thủ công, thường gọi là trà mộc. Trà móc câu là trà chỉ được hái đọt non nhất nên sau khi sao quăn lại giống như hình móc câu. Song, người sành trà lại bảo phải gọi là " trà mốc cau" mới đúng vì trà tròn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Còn trà sao suốt là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn trên chảo gang. Những thứ trà thơm ngon đều được gọi chung là chè Thái nhưng thực ra, trà bán ở thị trường hiện nay có từ rất nhiều nguồn. Trà ướp hoa là hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và sành điệu của người Tràng An. Trong đó, hoa sen là thứ hoa thông dụng nhất mà cũng quý nhất, ướp trà ngon nhất. Ðiều này được nhà sư Hạnh Châu ở chùa Vân Trì lý giải ' ' bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông. Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy' ' . Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Vì vậy, trà ướp sen là vật phẩm quý giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) thì " Cây sen hoa mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, được khí thơm trong của trời đất nên củ sen, hoa sen, tua, lá... đều là những vị thuốc hay" . Nghệ nhân Trường Xuân (Hiên trà quán - đường 180 Yên phụ) tiết lộ: ' ' Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại ' ' một tôm hai lá' ' và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, để từ 2-3 năm nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 800-1000 bông sen, mà phải đúng loại sen ở đầm Ðồng Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây (sen ở đây to và thơm hơn sen những nơi khác). Có lẽ do Hồ Tây được xem là chốn địa linh chăng? Hoa sen phải hái trước lúc bình minh. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 5-6 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát. Cụ Nguyễn Tuân ca ngợi kiểu ướp hương trà bằng cách bỏ trà mạn vào bông sen mới nở, buộc lại. Thực ra, cách chơi ngông đó của Cụ Nguyễn vừa rất cầu kỳ vừa không để trà được lâu (hay bị mốc) và hay bị mất hương, chỉ có thể dùng cho lượng trà rất ít và phải uống ngay. Trà ướp cũng có cái ngon đặc biệt của nó nhưng các ' ' chân trà nhân' ' thì bao giờ cũng chuộng trà đơn thuần hơn. Ðể bảo quản trà, trước hết phải để nơi khô ráo và thoáng mát. Còn theo các cụ sành trà, trà mạn phải để trong bình gốm hay sứ, mà phải là bình tối màu, sao cho hạn chế tối thiểu ánh sáng vào vì chính ánh sáng là thủ phạm làm giảm hương vị trà.

     
  3. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Văn hóa trà Việt Nam

    Trà được coi là một thức uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, không những có lợi cho sức khỏe mà còn là nghi thức giao tiếp giữa con người với con người, là thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh.

    [​IMG]
    Doanh nhân hướng tới trà, thưởng thức trà cũng không nằm ngoài mục đích đó. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi với những cuộc họp kéo dài, vô số những bản hợp đồng, giấy tờ công văn ngổn ngang... thì những giây phút hiếm hoi thư giãn bên tách trà cùng gia đình, cùng bạn bè thân thích quả là một điều đáng quý. Vậy họ đã thật sự hiểu về nét văn hóa trà Việt hay chưa? Bài viết sau đây sẽ là cái nhìn khái quát về văn hóa trà Việt Nam.
    Bản sắc văn hóa trà Việt


    Trà là quốc thủy của người Việt, là tinh chất của nền văn minh lúa nước, trà đi vào tâm hồn Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện là một thứ thức uống phổ biến trong đời sống sinh hoạt của người dân mà còn trở thành phong tục tập quán, là thú vui thanh cao của người Việt.

    Từ rất lâu rồi người Việt đã có tục pha trà với nước sôi hãm nóng để uống. Trà hiện diện khắp nơi, từ mảnh vườn sau nhà ở đồng bằng, làm bạn với cây cọ Trung du, hay mọc thành rừng cổ thụ hàng vạn cây ở miền núi. Người Việt dù ở tầng lớp nào, là người miền xuôi hay miền ngược, từ thành thị đến nông thôn cũng đều coi trọng nét văn hóa trà Việt.

    Trong những dịp lễ tết, lễ ma chay, cưới hỏi, trà là thứ không thể thiếu. Trà xuất hiện trên ban gia tiên của mỗi gia đình, trên mâm lễ hỏi của nhà trai sang nhà gái, trà dùng để mời khách khứa, họ hàng hai bên... Vui cũng trà, mà buồn cũng trà.
    Cách thưởng thức trà ướp hương với trà sen, nhài ngâu sói, cúc, thủy tiên, lan...vừa thể hiện được sự sang trọng, lịch lãm, vừa thể hiện sự giao hòa giữa thiên nhiên, cỏ cây hoa lá và con người.
    Người Việt thưởng thức trà theo từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để dốc bầu tâm sự. Chính những cách thể hiện này tạo nên nét văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ giữa người với người. Uống trà đôi khi còn là sự độc thoại với nội tâm, là sự xét đoán tâm lý người đối thoại, là tìm đến sự tỉnh táo, tĩnh tâm, xua tan mọi phiền muộn bon chen...

    Cách dùng trà thể hiện nét văn hóa của người Việt

    Người Việt dùng trà dù theo cách truyền thống nào: từ độc ẩm, đối ẩm hay quần ẩm đều làm toát lên cái nét văn hóa thuần chất của người Việt. Người xưa có câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh", đó chính là cái thú "thưởng" trà thực thụ.
    "Nhất thủy": để có một ấm trà ngon, trước tiên phải chú ý đến nước. Nước dùng pha trà thường phải là thứ nước mưa được hứng giữa trời, hay từ các nguồn suối tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm mai. Thứ nước tinh khiết đó khi đun cũng không được phép mất độ thanh tịnh để không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.

    "Nhì trà": đứng thứ hai sau nước là cách chọn trà: tùy theo sở thích mỗi người, có người thích dùng trà nguyên, hay chính là "trà mộc" cánh trà sao quăn giống hình móc câu, cánh tròn, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Trà này được pha ở nhiệt độ 80oC, hay 165 - 170 độ F. Người thì lại thích thưởng thức trà hương: là loại trà được ướp hương từ các loài hoa: hoa sen, cúc, nhài, sói, ngâu; nước pha trà tẩm hương phải có độ sôi ở 200 - 205 độ F.

    Tiếp đến là dụng cụ pha trà gồm chén trà và bình trà, "tam bôi, tứ bình": một bộ đồ trà thường có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà; chén thường là loại chén dạng hạt mít (mắt trâu). Bình cũng có bình chuyên và bình tống. Tùy theo lối uống "độc ẩm", "song ẩm", "tứ ẩm" hay "quần ẩm" mà có những loại bình tương ứng. Trước khi pha trà phải dùng nước sôi để tráng sơ chén và bình.

    Và cuối cùng, "ngũ quần anh" chính là "bạn trà". Tìm "bạn trà" còn khó tìm hơn "bạn rượu". Vì bạn trà là người bạn tri âm, cùng nhau thưởng trà, ngâm thơ, bộc bạch nỗi niềm, hay bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái để cảm thấy trong trà có cả hương vị của đất trời, cỏ cây.
    Khi thưởng thức trà có thể dùng các đồ ăn nhẹ kèm với trà : kẹo lạc, kẹo vừng thanh, kẹo cu đơ, bánh cốm, bánh đậu xanh.
     
  4. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Muốn làm giàu phải sản xuất chè sạch









    Đó là một trong những thông điệp được rút ra từ các ý kiến của các đại biểu tại Hội thảo quốc tế về cây chè – Một trong những hoạt động tiêu biểu và là điểm nhấn quan trọng của Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011


    [​IMG]
    Hội thảo quốc tế cây chè tại Thái Nguyên.

    Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh có thế mạnh về chè trong cả nước đã thống nhất ở điểm chung này để định hướng cho địa phương mình thực hiện trong những năm tới.
    Hội thảo có sự tham dự Hiệp hội chè Việt Nam, các nhà khoa học, Nhà sử học, các đại biểu các tỉnh trồng chè, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè trong và ngoài tỉnh, các vị khách quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau, đại diện Ủy ban chè thế giới, Ủy ban chè Châu Âu..


    [​IMG]
    Đồng chí Đặng Viết Thuần, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Liên hoan điều hành Hội thảo quốc tế về cây chè tại Thái Nguyên.

    Tại hội thảo quốc tế này, đại diện tỉnh Thái Nguyên đã giới thiệu những nét khái quát nhất về lịch sử cây chè, công tác trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ chè. Bài giới thiệu đã nhấn mạnh: Thái Nguyên là vùng sản xuất chè nổi tiếng của Việt Nam. Xét về diện tích, Thái Nguyên là vùng chè lớn thứ 2 cả nước ( trên 17.000 ha) sau tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng, Thái Nguyên lại là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng chè với gần 172.000 tấn/năm. Điều đặc biệt hơn tại 9/9 huyện thành thị của Thái Nguyên, người dân đều tham gia trồng và chế biến chè. Chè Thái Nguyên có thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về chất đất, khí hậu thích hợp cộng với đó người dân làm chè có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo lên những sản phẩm trà cánh đẹp, hương thơm, vị cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng mà không nơi nào có được. Một thông tin đáng mừng với Thái Nguyên là ngày 10/11/2011, tỉnh Thái Nguyênđã chính thức là tỉnh đàu tiên của Việt nam có sản phẩm chè được chứng nhận và gắn Logo Utz Certified. Đây là sản phẩm chè an toàn được kiểm soát từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, có thực hiện truy nguyên nguồn gốc, được ký kết bao tiêu sản phẩm.


    [​IMG]
    Sản xuất chè sạch tại Thái Nguyên.
    Nghề sản xuất chè ở Thái Nguyên đã tích tụ hàng trăm năm nay đã tạo thành những làng nghề sản xuất chè truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2011 Thái Nguyên đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh ra quyết định công nhận làng nghề. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động của các làng nghề vào khoảng 35.900 người.
    Nhận thức rõ vai trò của việc sản xuất chè an toàn có ý nghĩa sống còn đối với cây chè, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; xây dụng vùng sản xuất nguyên liệu chè an toàn theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP, từ khâu sản xuất đến khâu chế biến thành phẩm cuối cùng gắn quy trình sản xuất với việc được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế như: VietGAP, GlobalGAP, Uzt Certified…Cũng vì thế 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè sạch, chè xanh cao cấp, tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

    [​IMG]
    Sản lượng chè Thái Nguyên đạt trên 172.000 tấn năm.
    Thực tế cho thấy cây chè ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển cả về diện tích cũng như tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm trà so với hiện tại. Trong khuôn khổ diễn ra trong một ngày 13/11, hội thảo đã có 6 ý kiến đại biểu trong nước, 6 ý kiến đại biểu quốc tế phát biểu về cây chè. Các ý kiến đã làm rõ những thế mạnh của cây chè, xu hướng phát triển cây chè trong tương lai. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trồng, chế biến chè, nhu cầu và thị hiếu của người dùng trà trong nước và thế giới đối với sản phẩm trà và cách thức tiếp cận thị trường tiêu thụ trà trên thế giới. Hội thảo đã cho thấy nhu cầu hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè giữa các doanh nghiệp, giữa các tỉnh, các nước trên thế giới.

    Đối với tỉnh Thái Nguyên – Vùng chè nổi tiếng; tại Hội thảo này đã có nhiều ý kiến tâm huyết với ngành chè của tỉnh. Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp Hội chè Việt Nam khẳng định: Ở Việt Nam, nói đến chè ngon, người ta sẽ nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên. Chất lượng chè Thái đã được khẳng định không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế. Chè Thái Nguyên đã chinh phục được một số thị trường khó tính như Đài Loan, Đức, Pakistan. Đây là một trong những lợi thế để Thái Nguyên có thể xuất khẩu chè với số lượng lớn trong tương lai, góp phần nâng cao cuộc sống của người trồng chè. Tuy nhiên, giá trị thu được từ chè vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đa phần, các sản phẩm trà xuất khẩu ra nước ngoài vẫn chỉ là chè đen, chưa có các sản phẩm trà xanh. Do vậy, Thái Nguyên cần xây dựng các vùng nguyên liệu vùng chè tập trung để có thể sản xuất ra được nhiều loại trà khác nhau cung cấp cho thị trường các nước trên thế giới.


    [​IMG]
    Các đại biểu khách quốc tế tham dự hội thảo.

    Bà Barbara Dufrene, Tổng thư ký Ủy ban Chè Châu âu, Biên tập viên Tạp chí Chè và Cà phê (Pháp) cho rằng: Theo tôi, chè Thái Nguyên có nhiều ưu điểm, hình thức đẹp, chất lượng ngon, tuy nhiên cái yếu nhất của các bạn là thiếu những thông tin cơ bản về sản phẩm trà; Đặc biệt là phải làm cho người dùng chè nắm được quy trình sản xuất sạch. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người nước ngoài khác muốn được hiểu nhiều hơn nữa về chè Thái Nguyên. Đây cũng là cơ hội để chè Thái Nguyên được thị trường quốc tế biết đến nhiều hơn. Do đó, các bạn cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để mọi người biết đến chè Thái Nguyên cũng như chất lượng sản phẩm trà nơi đây.

    Ông Manujia Peiris, Giám đốc điều hành, Ủy ban chè thế giới đánh giá: Tôi cũng đã được đi thực tế tại một số vùng chè nổi tiếng của các bạn. Cảm nhận của tôi là các vùng chè ở Thái Nguyên đều rất đẹp, người dân làm chè cần cù, chăm chỉ, chịu khó. Qua đi thực tế tại đây, tôi thấy Thái Nguyên có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển cây chè, có thể xuất khẩu trà với số lượng lớn ra các nước trên thế giới. Theo đó, các thị trường các bạn nên chú ý tới là các nước Trung Đông, Mỹ, Ma - Rốc, Malaysia, UKraine... Đặc biệt, qua con số chúng tôi nắm được, Châu phi cũng là một thị trường tiêu thụ rất rộng lớn bởi vậy, Thái Nguyên nên tìm kiếm cơ hội để quảng bá và đưa sản phẩm trà đến với khu vực này…


    [​IMG]
    Thái Nguyên giới thiệu ẩm thực trà đến đông đảo khách trong nước và quốc tế.

    Từ diễn đàn của Hội thảo này, ngành chè Việt Nam, Thái Nguyên thể hiện một mong muốn, người tiêu dùng hiểu sâu sắc hơn nữa về cây chè, cùng các sản phẩm của nó là Trà mà từ lâu con người đã sử dụng như một thức uống, vừa như một dược liệu quý, bồi bổ sức khỏe , làm cho tinh thần sảng khoái, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật nguy hiểm cho con người. Qua đây, chúng ta được hiểu thêm về nghệ thuật và thói quen uống trà của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia. Từ diễn đàn của Hội thảo, những người tham dự được bàn thảo về cách thức hợp tác nghiên cứu và định hướng phát triển cây chè; xây dựng thương hiệu và thị trường cho ngành chè Việt Nam để hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.
    Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức đã rút ra những nội dung quan trong được coi là hướng đi của ngành sản xuất chè trong nước nói chung và của Thái Nguyên nói riêng. Những nội dung quan trọng được giới nghiên cứu, các nhà quản lý, doanh nghiệp quan tâm đó là: Phải sản xuất chè sạch, chè an toàn, sản phẩm chè Olong sẽ là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, trong sản xuất và tiêu thụ phải quan tâm chất lượng và mẫu mã đi kèm với đó là công nghệ bảo quản; nhu cầu dùng chè của người dân trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng vì chè là thức uống có lợi cho sức khỏe. Các tỉnh có chè và mỗi quốc gia có chè cần quảng bá văn hóa trà rộng rãi hơn để văn hóa trà là nhu cầu tìm hiểu của người dân trên toàn thế giới….


    [​IMG]
    Trà Nương biểu diễn nghệ thuật pha trà tại

    Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên Việt Nam năm 2011.

    Có thể nói, hội thảo quốc tế về cây chè được tổ chức tại Thái Nguyên đã thành công ngoài mong đợi của của nhiều người trong đó có Ban tổ chức cũng như các vị khách trong nước và quốc tế. Đúng như mục đích của hội thảo đây là diễn đàn quan trọng và thiết thực để ngành chè Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng giới thiệu về cây chè, để ngành sản xuất chè có cái nhìn vừa bao quát, vừa cụ thể từ đó có hành động thiết thực góp phần nâng cao vị thế cây chè trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu quốc tế trong sản xuất chè sạch, chè an toàn – đó là con đường phát triển của ngành chè trong thời kỳ hội nhập.



    Nguồn: Thainguyen.gov.vn

     
  5. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Ấn tượng khó quên về một Liên hoan Trà Quốc tế

    Những màn pháo hoa rực rỡ trong đêm khai mạc và bế mạc Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất – Thái Nguyên, Việt Nam 2011 làm bừng sáng lên sự lung linh, huyền ảo của vùng du lịch Hồ Núi Cốc.
    [​IMG]


    Một tuần sôi động của Liên hoan sau gần hai năm chuẩn bị đã khép lại với nhiều hoạt động đáng nhớ, với những kỷ lục quốc gia được xác lập, với những công trình, dấu ấn khó phai nhạt về vùng đất, con người Thái Nguyên; về sự gắn bó với sự phát triển của ngành chè nơi đây, đã và đang hội nhập cùng ngành chè thế giới … Tất cả đã làm nên thành công của một sự kiện quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Thái Nguyên – Vùng đất đệ nhất danh trà nổi tiếng trong nước và quốc tế.

    [​IMG]


    [​IMG]
    Từ trái qua phải: Đồng chí Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng,
    Bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn Đại biệu QH tỉnh Thái Nguyên;
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng;
    đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.


    Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011 là sự kiện để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam, nổi bật là trà Thái Nguyên với bạn hàng, du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời giới thiệu văn hóa trà của người Việt Nam, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, và phát triển sản xuất cây chè.
    Liên hoan trà đã thu hút sự tham dự của 9 quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng các sản phẩm trà và nhập khẩu các sản phẩm trà của Việt Nam; 30 đoàn của các tỉnh có thế mạnh về cây chè, các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến chè trong cả nước; 50 làng chè nổi tiếng và 25 doanh nghiệp chè tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên… Về với sự kiện quốc tế đầy sôi động này, mỗi người sẽ không quên sự hoành tráng của
    Lễ khai mạc, của Lễ bế mạc cùng các đêm hội tại Thái Nguyên. Người yêu mến chè được tham dự nhiều hoạt động thiết thực với ngành chè cả nước như Hội thảo Quốc tế về chè; Lễ hội chè; cuộc thi Người đẹp xứ Trà và được đến với không gian văn hóa Trà ở vùng chè nổi tiếng Tân Cương ...

    [​IMG]


    Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh chè. Cây chè được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với diện tích trên 130.000 ha. Nhiều vùng sản xuất chè tập trung, gắn với công nghiệp chế biến với các sản phẩm trà nổi tiếng đã được hình thành. Sản phẩm trà của Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về chất lượng, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn được xuất khẩu tới 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, với sản lượng trên 135 nghìn tấn, kim ngạch gần 200 triệu USD. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu chè.
    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khai mạc
    Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011.

    Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tiềm năng và lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh chè của nước ta còn rất lớn, nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chè vẫn còn nhiều khó khăn thách thức cùng với những hạn chế yếu kém cần khắc phục.
    Thủ tướng đã nhấn mạnh, ngành chè Việt Nam và Thái Nguyên phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Song song với đó là tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới, giá chè xuất khẩu của Việt Nam ngang bằng giá bình quân thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2 đến 3 lần so với hiện nay.

    Đến với Thái Nguyên trong những ngày tưng bừng không khí lễ hội của các hoạt động trải dài từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến vùng Hồ Núi Cốc và nhiều địa phương trong tỉnh; bạn vừa được thưởng thức chén trà thơm, hương vị đậm đà lan tỏa, cảm nhận khác biệt hẳn so với các vùng trà nào khác trong cả nước. Từ lâu, nói đến ẩm thực trà, không thể không nói đến hương vị trà Thái. Một thứ trà đã trở thành thương hiệu riêng của Thái Nguyên, với đặc tính hương thơm tự nhiên, vị chát nhẹ, ngọt hậu, màu nước vàng xanh hấp dẫn.

    [​IMG]


    Do đặc điểm riêng có của vùng trà Thái Nguyên có dãy núi Tam Đảo chắn bớt nắng gay gắt của mùa hè, nguồn nước sông Công và hồ Núi Cốc thẩm thấu qua các mạch nước ngầm tưới mát cho vùng chè xanh tốt quanh năm mà trà đã đi vào tâm hồn người Việt nơi đây và cả nước một cách tự nhiên. Văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện là một thứ đồ uống phổ biến trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành phong tục, tập quán, là thú vui tao nhã của người Việt. Về với Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam 2011, mỗi người còn được cảm nhận và thưởng thức hương vị của Trà Việt thấm đẫm mồ hôi, công sức của người làm chè; để thấy được giá trị lớn lao mà người làm chè cả nước đã đạt được qua nhiều thế hệ. Cái đẹp của Trà Việt đã và đang tạo ra sức lan tỏa rộng hơn trong cả nước và trên trường quốc tế...

    [​IMG]
    Đ/c: Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái nguyên,
    Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan trao giải cho Người đẹp thứ nhất xứ trà.

    Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011 được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng với du khách trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện để Thái Nguyên quảng bá thương hiệu "Đệ nhất danh trà" trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
    [​IMG]

    Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011 với những nét độc đáo và đặc sắc chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Hẹn gặp lại ở kỳ Liên hoan lần sau với tình cảm mà những ai đã đến Thái Nguyên dù chỉ một lần, được thưởng thức chén trà xứ Thái với hương vị riêng có chắc sẽ chẳng thể nào quên./.

    Nguồn: thainguyen.gov.vn



     
  6. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Trà Thái Nguyên trong lòng dân Việt

    Từ cả trăm năm nay, giữa mưa, nắng và bao những dời đổi của xã hội, cây chè vẫn trẻ trung, chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý chát như nước mắt và ngọt như lời của tình yêu đôi lứa để hiến dâng cho con người.






    [​IMG]
    Doanh nghiệp hưởng ứng Liên hoan trà. Ảnh Vũ Đồng
    Ví như khúc tâm giao cuộc đời, ở bất cứ nơi nào khi ai đó nói đến Thái Nguyên, bao giờ cũng nhắc kèm đến chè. Người Việt Nam khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ thường không quên có ấm chè, với tâm niệm dâng kính chư Phật những gì lòng mình quý trọng. Ấm chè được chọn mua là chè móc câu của vùng đất Thái Nguyên, dậy mùi hương nồng nàn. Loại chè khi mới pha, mở nắp ấm thì kẻ sĩ dùng dằng chẳng muốn bước.

    Nếu người Trung Hoa tự hào có các vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ... Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là chè Thái Nguyên. Hiện, toàn tỉnh có hơn 17.660ha chè, trong đó có hơn 16.300ha cho thu hoạch, với năng suất ổn định 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 174.772 tấn/năm, tương đương gần 35.000 tấn chè búp khô. Chè Thái Nguyên hiện có 3 hình thức sản xuất là chế biến chè xanh thủ công, chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao. Hiện, chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, nên số lượng chè được xuất bán ra nước ngoài chưa đáng kể, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 6.600 tấn chè búp khô xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Người Việt Nam, thú uống trà ngấm vào máu thịt, nên dù ở chân trời, góc bể nào, hễ bạn bè gặp nhau là có ấm trà để khơi nguồn câu chuyện. Mà được thứ trà xanh Thái Nguyên mới được coi là thượng hạng. Dù là chè ở vùng Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay chè được sao suốt ở các xã vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên), đều được gọi chung bằng hai từ: “chè Thái”.

    Nhờ hợp thổ nhưỡng, lại có nước tưới từ các dòng sông Cầu, sông Công và dải núi Thằn Lằn (Tam Đảo) chắn ánh xế ban chiều, nên cây chè ở Thái Nguyên sinh trưởng tốt, cho hàm lượng ta lanh cao, đặc biệt là vị ngọt hậu thoảng vị cốm thơm lan toả, quyến rũ. Vì thế chè Thái Nguyên được mọi người trên khắp dặm dài đất nước ví cùng những gì đẹp nhất. Truyền tụng rồi thành câu cửa miệng có vần điệu: “Chè Thái, gái Tuyên”. Sơn nữ miền gái đẹp Tuyên Quang mảnh mai, yểu điệu thục nữ với tà áo dài bay lướt giữa cuộc đời trần tục. Chè Thái Nguyên lại đậm đà hương vị của rừng núi, có vị chát của nắng và vị ngọt hậu của tình nghĩa con người, nên những ai sành ẩm đều có cảm mến với hương chè Thái Nguyên. Là người Việt Nam, công việc quanh năm bộn bề, nhưng bận đến đâu chăng nữa thì khi Xuân về, Tết đến nhà ai chẳng có ấm chè dâng cúng tổ tiên. Rồi mừng tuổi cha mẹ, dạm hỏi, cưới gả hoặc như đến nhà ân nhân thăm nom, ấm trà Thái Nguyên làm tăng thêm lịch lãm cho người biếu tặng.

    Trà Thái Nguyên lặng lẽ đi vào tâm tưởng mỗi người dân đất Việt. Và theo bánh con tàu quay, chè Thái Nguyên đến với người tiêu dùng miền Nam, lên vùng Tây Nguyên đất đỏ, về các miền biển theo từng đoàn tàu ra khơi đánh cá. Ấm trà Thái có trong câu chuyện giữa những người lính canh giữ chốt biên cương. Ngoài hải đảo bốn bề biển bạc, ấm trà Thái Nguyên làm ấm lòng người chiến sĩ canh giữ biển trời. Để thoả lòng nhớ về nơi chôn rau cắt rốn, chè Thái Nguyên vượt qua trùng trùng hải lý đến với những người con xa Tổ quốc. Ở nơi xứ tuyết trời Âu, chén trà nóng làm đằm lại nỗi lòng khắc khoải trong mỗi trái tim biết yêu thương. Biết rằng, không chỉ Thái Nguyên mới có chè, mà ở nhiều vùng quê, nhiều mảnh đất trên địa cầu con người sinh sống nhờ cây chè. Khoảng 40 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có chè xuất khẩu, chủ yếu là các sản phẩm chè xanh, chè đen và mẫu mã chắc chắn phải có tới vài trăm loại. Mỗi loại chè lại có hương vị riêng, song mỗi dân tộc trên thế giới, cách uống trà cũng do nền tảng văn hoá của mỗi tộc người, mỗi quốc gia chi phối. Ví như Người Nhật Bản có Trà đạo. Người Trung Quốc có Trà Kinh. Người Nga giản đơn hơn, uống trà cốt giữ ấm cơ thể. Người Morocco (châu Phi) uống trà để cầm chân khách. Người Mỹ uống trà ướp thêm các loại hoa... Còn người Việt Nam, trà như người bạn tri âm, tri kỷ. Trà dùng trong đại tiệc liên quan đến đại sự quốc gia, cho người độc ẩm mưu lược chuyện đời, cho kẻ nhàn tản với cốc trà đá bên lề phố...

    Nhẩn nha thưởng trà, xuýt xoa, lòng cao hứng nghĩ xưa các cụ ẩm trà, nẩy Kiều, tự bảo: Đất nước mình sông dài, biển rộng, nhiều nơi có cây chè nuôi sống con người, nhưng “Trăm năm trong cõi người ta”, không ít người Việt thường muốn bầu bạn với ấm trà Thái Nguyên chính hiệu.
     
  7. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    " Cuộc chiến " chè bẩn

    Chè bẩn, chè kém chất lượng - vụ việc gây bức xúc dư luận những ngày qua tại một số tỉnh phía Bắc đã và đang được Bộ NN&PTNT, chính quyền các địa phương cũng như người dân rốt ráo vào cuộc.


    “Trước nay vẫn phơi thế”


    Đi dọc quốc lộ 37, một đoạn chỉ mới gần 20 km từ TP Yên Bái dẫn vào 2 huyện Trấn Yên và Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, ai cũng có thể thấy chè (sau khi vò) được phơi dọc quốc lộ, lấn cả ra đường. Trên con đường hẹp chạy qua núi rừng Tây Bắc, từng lớp bụi bốc lên giữa cái nóng hè oi bức, ô tô tránh nhau còn phải khéo lựa lái để tránh những bãi chè bán thành phẩm phơi ngổn ngang.

    [​IMG]
    Phơi chè bên lề trường

    Anh Vũ Văn Du (xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên) thật thà nói với PV rằng không chỉ làm chè ven quốc lộ mới mang chè ra đường phơi, cả những hộ nằm sâu trong đồi rừng cũng tràn ra đây, chọn lấy những khoảng trống để phơi…

    Có lẽ, chỉ một lần mục kích cảnh phơi chè trên, nhiều người đã rùng mình, chứ chả phải đợi đến khi báo chí đưa tin phát hiện chè trộn lẫn những là phân lân, bùn, xi măng khi chế biến. Xưởng nhà anh Du được coi là có đầu tư mạnh tay hơn nhiều hộ khác trong xã với bom chè, cối vò, bàn sàng... nhưng các khâu chế biến vẫn hết sức giản đơn: Chè tươi hái về phơi tạm, không qua rửa, cho vào bom sấy, đưa lên cối vò, rồi… đổ ra ven đường hong.

    Trên mặt sàn xưởng loang lổ những đất cát, bụi bẩn, người lớn trẻ con sẵn chân giày dép túm tụm cùng nhau làm chè, lại thêm đàn gà thoải mái bới bãi chè kiếm mồi...

    Ghé thăm hàng chục nông hộ, lúc thì trong vai người đi mua măng rừng, khi là người thu mua chè, PV Tiền Phong chưa được chứng kiến việc người làm chè trộn phân lân, bùn đất, xi măng vào chè. Nhưng, họ đều thừa nhận khi vò chè thường cho lẫn bột gạo hoặc bột sắn, đó là loại “phụ gia” để tăng độ kết dính, khiến lá chè già có thể xoăn lại.

    Cách làm chè thủ công phi truyền thống này được rỉ tai nhau, lan khắp nhiều vùng trồng chè. Và, do tin rằng việc trộn “phụ gia” này không gây hại cho người tiêu dùng lại dễ làm chè, nên người nông dân vẫn coi đó là một công thức hoàn hảo.

    Tạt qua nhà anh Trần Văn V., anh Dương Văn Đ. (những hộ được coi là lớn trong xã Hưng Thịnh, Trấn Yên), bất kỳ ai cũng có thể ái ngại khi tận thấy sân bãi, máy vò bẩn, bao đựng chè bám bụi thâm đen, nhân công ra vào trên đống chè quên... tháo dép.

    Một số nhân công cũng không ngần ngại “phím” cho PV cách phân biệt chè bẩn, bằng cách bốc một nắm chè hoà vào nước hoặc xoa trên tay, nếu chè “bẩn” có thể thấy bụi lắng trong nước hoặc bám lòa xòa trên tay. Thiếu sân phơi, lại quen với bụi rác, dùng "phụ gia" bột sắn, những nông hộ chế biến chè nhỏ ở Yên Bái hồn nhiên nói với nhà báo: “Trước nay em vẫn làm thế, phơi ra thế”.

    Chè bẩn là có thật

    Cuộc làm việc sau 2 ngày đi thực tế giữa Đoàn kiểm tra đến từ Bộ NN&PTNT với Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, đã kết luận thông tin về chè bẩn nêu trên Tiền Phong và một số báo là đúng. Những cơ sở chế biến nhỏ tại một số xã thuộc 2 huyện Trấn Yên và Văn Chấn đã dùng những phụ gia (bột gạo, sắn, ngô) đấu trộn với chè búp tại xưởng có công cụ sơ sài, tạm bợ, rồi mang chè ra phơi ven đường. Hệ lụy là chè có lẫn tạp chất như phân gà, rác, bụi đường... rất mất vệ sinh.

    [​IMG]
    Còn nhiều cơ sở chế biến nhỏ chưa đảm bảo ATVSTP

    Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Văn Lái, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, nói ông chưa thừa nhận chữ “chè bẩn” mà chỉ gọi đó là “chè kém chất lượng và không đảm bảo VSATTP”. Ngay ngày đầu tiên cử 2 đoàn kiểm tra về một số địa bàn, ông Giám đốc Sở đã cho lấy một số mẫu chè đưa về Sở Y tế giám định, làm cơ sở xử lý.

    Song, ông Lái cũng khẳng định, bột gạo, sắn, ngô mà nông dân trộn đấu vào chè không được quy định là chất phụ gia khi chế biến, nên bước đầu lực lượng kiểm tra của Yên Bái đã tịch thu, nghiêm cấm chế biến, mua bán chè trộn bột.

    Bên cạnh đó, lực lượng đi kiểm tra, xử lý chè bẩn không tránh khỏi lúng túng. Một cán bộ quản lý thị trường tỉnh Yên Bái nói, không biết nên áp dụng điều khoản nào, chế tài nào để xử lý chè kém chất lượng, nên nhiều lần chỉ biết... nhắc nhở nông dân.

    Chính cán bộ thuộc Đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT cũng cho biết, đến nay vẫn chưa có quy chuẩn về quy trình sản xuất chè đối với nông hộ nhỏ. Từ thực tế trên, tới đây Bộ mới chuẩn bị cho ra đời quy chuẩn này.

    Xử lý lãnh đạo địa phương, nếu tái diễn chè bẩn

    Điều ghi nhận là ngay sau khi có thông tin báo chí về chè bẩn, UBND các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên (những vùng chè lớn của cả nước) đã họp các ban ngành liên quan, ra công điện chỉ đạo khẩn. Tại Yên Bái (vựa chè lớn thứ hai cả nước), chưa đợi Đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT đến thị sát, tỉnh đã triển khai 2 đoàn công tác xuống các huyện để kiểm tra, xử lý chè bẩn.

    Liên ngành Công an, Quản lý thị trường, Y tế cũng được huy động rốt ráo. Một phó chủ tịch tỉnh trực tiếp đi cùng đoàn kiểm tra cho biết, đã “trói” trách nhiệm đến lãnh đạo huyện, xã nếu để địa phương tái diễn chè bẩn.

    Trong một diễn biến khác, một nông dân ở Yên Bái cho biết, khoảng 2 tháng gần đây, loại chè vàng (còn gọi là chè tầm, chè kém chất lượng) chỉ với giá 14-15.000đ/kg sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó. Như vậy chuyện chè bẩn có sức sống mạnh đã được giải mã bởi nó được đầu nậu thu mua rốt ráo.

    Theo một báo cáo của huyện Trấn Yên, 2 tháng qua, vùng này đã ngốn hơn 1.000 tấn nguyên liệu khi nông dân lạm dụng máy hái chè cắt sâu xuống cuống. Hệ lụy dẫn đến là vùng nguyên liệu này khan hiếm chè búp tươi nghiêm trọng, khiến nhiều cơ sở, nhà máy lớn rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng; hàng vạn nông dân cũng lâm cảnh ngồi dài cổ đợi chè ra búp mới…

    Có thông tin nghi ngờ rằng, chính việc đầu nậu tận thu chè “bẩn” nhằm phá hoại sản xuất (!?). Chẳng biết đúng sai thế nào, song Công an các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang cho biết, đã giao lực lượng cảnh sát và an ninh kinh tế vào cuộc làm rõ.
     
  8. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Carnaval - Lễ hội văn hóa Trà Thái Nguyên

    Nằm trong chuỗi các hoạt động Liên hoan trà Quốc tế lấn thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011, Carnaval "Trà Thái trong tâm hồn người Việt" và lễ hội văn hóa trà với chủ đề "Trà - tinh hoa trời đất bốn phương" vừa diễn ra tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.


    Mở đầu cho chương trình Carnaval là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, sôi động do các các ca sỹ, vũ đoàn chuyên nghiệp thể hiện cùng sự trình diễn của Đoàn nghệ thuật cung đình Huế.

    Trên nền nhạc sôi động, náo nhiệt, các đoàn diễu hành Carnaval với sự tham gia biểu diễn của gần 2.000 diễn viên chuyên và không chuyên chia thành 13 khối đã lần lượt có các màn trình diễn đầy sôi động khi qua sân khấu chính tại Quảng trường 20/8 và trục đường Đội Cấn, thu hút hàng nghìn người dân, du khách theo dõi và cổ vũ.


    [​IMG]

    Cùng với các màn diễu hành, biểu diễn, tung hứng của các diễn viên, nghệ nhân còn có 20 xe mô hình, xe hoa cổ động về Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất được thiết kế theo nhiều chủ đề khác nhau đem lại một không khí ngày hội thực sự trước thời điểm chính thức khai mạc liên hoan.

    Lễ hội "Trà - tinh hoa trời đất bốn phương", cùng với phần giới thiệu về nguồn gốc cây chè trên thế giới và tại Việt Nam, nghề làm chè, nét đẹp văn hoá trà ở Việt Nam cũng như ở Thái Nguyên, du khách thập phương vừa thưởng trà vừa được xem trình diễn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, những vùng chè, người làm chè, hương vị chè Thái... do các nghệ sĩ, diễn viên của tỉnh Thái Nguyên và Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc thể hiện.



    [​IMG]

    Bên cạnh đó, du khách thưởng thức những nét đặc trưng của các lễ hội dân tộc đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc như: lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Dìu, cầu phúc của dân tộc Dao... cùng các điệu dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc Mông, Lô Lô, Pà Thẻn.

    Trước đó, Ban tổ chức Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên-Việt Nam 2011 cũng đã chính thức khai trương con đường "Huyền thoại trà " trên phố Nguyễn Du - trung tâm thành phố Thái Nguyên với nhiều gian trưng bày sản phẩm trà, văn hóa trà độc đáo của các vùng, miền sản xuất trà trong cả nước.
     
  9. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Cây chè Việt đi thi... nhan sắc

    [h=2]Theo quy định của Ban tổ chức, mỗi đội chỉ được chọn một cây chè đẹp nhất để tham gia hội thi. Tiêu chí của cuộc thi là cây chè phải có dáng tự nhiên, cổ thụ, tán lá rộng và chất lượng trà tốt.
    [/h]
    Đây là chủ đề của Hội thi cây chè đẹp, mở màn cho các hoạt động của Liên hoan Trà quốc tế Thái Nguyên lần thứ nhất (Festival tra Thainguyen-Vietnam 2011) diễn ra từ ngày 9 - 15.11, tại TP.Thái Nguyên.

    Chè Việt đi thi


    Từ sáng sớm ngày 9.11, khu vực Bảo tàng Các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên) đã rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, cùng tiếng loa và trống chiêng vang dội. 16 đội dự thi cùng 16 cây chè đẹp, đến từ 5 tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Giang (trong đó đội chủ nhà Thái Nguyên có 12 đội) đã tề tựu đông đủ, chờ đến giờ khởi tranh ngôi vị.







    [​IMG]
    Cây chè Trung Du (52 năm tuổi) của đội huyện Đại Từ (Thái Nguyên) giành Giải Vàng.

    Phần vì đường sá xa xôi, phần vì háo hức, nhiều đơn vị đã mang cây chè đẹp của mình xuống từ hai hôm trước, vừa để "thăm dò" đối phương, vừa có thời gian để hoàn thành việc “trang điểm” cho cây chè của mình thật lộng lẫy. Mỗi đội đều chọn cho mình cách trang trí cây chè riêng sao cho đẹp, ấn tượng nhất.
    Theo quy định của Ban tổ chức, mỗi đội chỉ được chọn một cây chè đẹp nhất để tham gia hội thi. Tiêu chí của cuộc thi là cây chè phải có dáng tự nhiên, cổ thụ, tán lá rộng và chất lượng trà tốt… 16 cây chè là 16 dáng thế, kích cỡ khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là lạ và đẹp.
    Chuẩn bị đến "giờ G", các đội càng háo hức, hồi hộp. Tranh thủ tút lại "nhan sắc" cây chè của mình lần cuối, anh Nguyễn Đình Thông đội Đại Từ (Thái Nguyên) nói: "Đội xuống từ hôm qua nhưng buổi tối anh em vẫn tập lại kịch bản cho kỹ. Vừa vui, vừa lo nên chẳng ai ngủ được".


    Đúng 8 giờ 30, một đoàn xe chở các cây chè đẹp từ từ tiến qua lễ đài, giữa những tràng pháo tay vang dội cùng những lời khen suýt xoa của khán giả, khiến không khí hội thi "nóng" hơn.


    Mỗi cây chè đều mang một vẻ đẹp, thế mạnh riêng, khiến Ban giám khảo khá đau đầu để chọn ra cây chè đẹp nhất. Một thành viên Ban giám khảo chia sẻ. "Chúng tôi rất ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những cây chè mà các đội đem về dự thi. Vì đều “một chín, một mười” nên chúng tôi phải dựa vào đặc điểm nổi trội để xác định cây chè đẹp nhất để trao Giải Vàng".


    Ấn tượng “nhan sắc” chè


    Bằng các thể loại như sân khấu hóa, kịch... các đội đã khéo léo giới thiệu được đặc điểm cây chè, cũng như thế mạnh và các sản phẩm chè đặc sắc của địa phương mình tại hội thi. Với hình thức sân khấu hóa, đội Yên Bái đã kể lại câu chuyện về nguồn gốc của cây chè San Tuyết cổ thụ Suối Giàng.
    Nói về kịch bản của mình, anh Đỗ Thanh Tùng - Phó đoàn cho biết: "Chúng tôi chỉ có 4 ngày tập luyện, nhưng các diễn viên nông dân đã thể hiện khá sát với kịch bản, nên đội đã đoạt Giải Nhất".


    Còn đội Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đem đến hội thi màn giới thiệu về các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như PH1, bạch hạc… và nói về quá trình chăm sóc, sản xuất chè, cũng như cách pha chế chè để có được một ấm chè ngon, hội tụ đủ 8 vị "hương đất, mật trời".
    Màn sân khấu hóa, theo kịch "Ngọc Hoàng, Táo Quân", đội huyện Đại Từ đã tạo được tiếng cười với sự đối đáp thông minh của Táo để giới thiệu về Đại Từ - vùng chè lớn nhất Thái Nguyên.


    Vừa từ sân khấu bước xuống với vai diễn Ngọc Hoàng khá thành công, anh Nguyễn Văn Vân vui vẻ nói: "Lần đầu tiên lên sân khấu nên cũng hơi run, nhưng khi được khán giả cổ vũ, mình đã lấy lại bình tĩnh và cứ thế diễn. Đây là cơ hội tốt nhất để giới thiệu về cây chè, cũng như các sản phẩm của Đại Từ đến với bạn bè quốc tế, nên anh em đều rất cố gắng". Và cây chè đẹp của Đại Từ đã giành được Giải Vàng của hội thi.
    Hỏi về bí quyết để chọn cây chè đẹp dự thi, anh Vân chia sẻ: "Chúng tôi đã chọn lọc ra một đại diện từ hàng vạn cây chè của địa phương. Đó là cây chè Trung Du (52 tuổi). Nó hội tụ đủ các yếu tố như: Tán rộng, dáng khỏe, lá xanh, búp mập đều. Vì cây chè dễ chết, nên việc tách bầu rất khó khăn, chúng tôi phải xén đất từng góc một và sau 2 tháng mới tách lên chậu được...”.
     
  10. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Thái Nguyên : Phát hiện 10 cây chè cổ trên núi

    Ông Lê Thanh Sơn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (Thái Nguyên) cho biết, trong cuộc khảo sát về cây chè trên địa bàn đã phát hiện 10 cây chè cổ tại dãy núi Hồng thuộc địa phận thôn Lưu Quang, xã Minh Tiến.

    Việc phát hiện các cây chè cổ ở khu vực này có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu về nguồn gốc cây chè ở Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên - vùng đất nổi tiếng với cây chè - nói chung. Ngoài ra các cây chè cổ còn có ý nghĩa trong việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen nhằm phát triển giống chè đặc sản ở địa phương.


    [​IMG]
    Cây chè cổ được phát hiện tại dãy núi Hồng có đường kính tới gần 1m, 1 người ôm không xuể

    Các cây chè cổ này sinh trưởng ở khu vực rừng già, ở độ cao hơn 850 m so với mực nước biển. Do khu vực rừng Lưu Quang cách xa khu dân cư, đi lại khó khăn, có rất ít người dân qua lại nên các cây chè cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Một số cây có đường kính gần 1m và chiều cao hơn 20m. Sau khi hái thử một số búp để thưởng thức, vị chè cổ có hương thơm như giống chè Bát Tiên...

    Huyện Đại Từ đã lấy mẫu giống các cây chè cổ ở Minh Tiến và gửi Viện chè Trung ương để nghiên cứu xem những cây chè này thuộc giống chè trung du hay chè tuyết; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ bảo vệ và quản lý và bảo vệ những cây chè cổ này; đồng thời có kế hoạch tiếp tục sưu tầm và xây dựng vườn chè cổ nhằm thu hút du khách tham quan, thưởng thức các loại chè ngon của địa phương, tạo thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc cho Festival Trà quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên vào cuối năm nay.
     
  11. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Phát huy thương hiệu cây chè Thái Nguyên

    Hiện nay, Thái Nguyên có diện tích đất trồng chè lớn thứ 2 cả nước (17.660ha). Cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè.







    [​IMG]
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Viết Thuần


    Do thiên nhiên ưu đãi về đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu nên nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Tiềm năng phát triển cây chè ở Thái Nguyên cần được phát triển và khai thác một cách hiệu quả, việc này không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho tỉnh mà còn góp phần xây dựng thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên – Trưởng ban tổ chức Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất, Thái Nguyên – Việt Nam 2011 về những vấn đề liên quan đến cây chè của vùng đất này .





    Tập trung nâng cao chất lượng



    Thưa ông, Thái Nguyên vốn nổi tiếng là vùng đất có chè ngon và diện tích trồng chè lớn. Cây chè giữ vị trí như thế nào trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh?

    Ông Đặng Viết Thuần: Cây chè rất thích hợp với vùng đất đồi, đất trung du của tỉnh. Tôi thấy 1 ha chè giờ có giá trị vào khoảng 70 - 100 triệu đồng. Cây chè được xác định không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng mũi nhọn, làm giàu cho người dân trong tỉnh.
    Trong chiến lược phát triển cây chè, Thái Nguyên quan tâm đến cả về diện tích, cả về năng xuất, chất lượng. Trong việc đảm bảo chất lượng, chúng tôi tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn chè sạch có chất lượng cao (tiêu chuẩn VietGAP) như thay đổi giống, đầu tư về kỹ thuật, thâm canh năng suất, mở rộng chế biến công nghiệp. Điều đó nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước, đưa cây chè trở thành cây công nghiệp, cây làm giàu cho nhân dân các dân tộc của tỉnh Thái Nguyên.


    Thưa ông, trong chiến lược phát triển chè, tỉnh đã có biện pháp gì để hỗ trợ người nông dân?

    Ông Đặng Viết Thuần: Chúng tôi hiện đang thực hiện cơ chế mỗi năm trồng mới và trồng lại 1.000ha. Trong việc trồng mới và trồng lại, bà con nông dân sẽ được hỗ trợ kinh phí và giống.
    Ngoài ra, chúng tôi cũng tiếp tục thực hiện đề án phát triển cây chè và sẽ tổ chức quy hoạch phát triển chè chung cho toàn tỉnh, có hỗ trợ kinh phí quy hoạch chè cho từng huyện. Chúng tôi có cơ chế khuyến nông, khuyến công như tuyển dụng 40 cán bộ khuyến nông để phổ biến kỹ thuật cho người dân trồng chè; bố trí, hỗ trợ thêm cho người nông dân các loại máy móc trong khâu thu hoạch và chế biến chè nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.


    Xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm








    [​IMG]
    Vùng chè Tân Cương


    Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, theo ông, cần tập trung những vấn đề gì nhằm phát huy giá trị thương mại của cây chè? Ông Đặng Viết Thuần: Trà là sản phẩm, là thứ đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày và trà được bạn bè quốc tế ưa thích nhưng dường như chúng ta chưa có nhiều hoạt động quảng bá và tôn vinh xứng đáng.
    Liên hoan Trà được tổ chức tại Thái Nguyên lần này là dịp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam nói chung và Trà Thái Nguyên nói riêng với du khách trong nước và quốc tế. Đây còn là dịp giới thiệu văn hóa trà của người Việt Nam, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà.


    Đến thời điểm này, tỉnh đã triển khai những giải pháp gì để xây dựng, phát huy thương hiệu chè Thái Nguyên?
    Ông Đặng Viết Thuần: Tính tới thời điểm này, chúng tôi có thương hiệu trà Tân Cương đã đăng ký chỉ dẫn địa lý và cũng đã có nhãn hiệu chè tập thể đối với toàn bộ chè Thái Nguyên. Theo tôi, để bảo vệ những nhãn hiệu này trên toàn thế giới, điều cần thiết ngay lúc này là báo cáo với Tỉnh ủy, HĐND và UBND để bố trí một khoản ngân sách phù hợp thực hiện việc bảo hộ thương hiệu và phải coi đây là việc cấp bách cho sự phát triển cây chè của tỉnh hiện nay và lâu dài.
    Ngoài ra, thương hiệu chè không phải chỉ riêng của Thái Nguyên mà còn là thương hiệu quốc gia nên tôi cũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các thủ tục đăng ký bảo hộ. Còn phía tỉnh, chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực để xây dựng thương hiệu cho chính mình. Có như vậy, các thương hiệu trà của Việt Nam mới đứng vững trên thị trương trong nước và quốc tế.
    Xin cảm ơn ông!
     
  12. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Lễ tôn vinh cup các thương iệu sản phẩm trà nổi tiếng Việt Nam









    Nhằm tôn vinh công lao và đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè trong cả nước, ngày 15-11, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Tạp chí Thương mại – Bộ Công thương và Hiệp hội chè Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh cúp các thương hiệu sản phẩm trà nổi tiếng Việt Nam.
    [​IMG]

    Dự buổi lễ có đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất – Thái Nguyên, Việt Nam 2011; Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam; Lê Xuân Bửu, Tổng biên tập Tạp chí Thương mại – Bộ Công thương cùng đông đảo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè trong cả nước

    .Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất – Thái Nguyên, Việt Nam 2011 nhằm giới thiệu quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên nói riêng và các sản phẩm chè Việt Nam nói chung với du khách trong và ngoài nước, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, sản xuất và chế biến chè giữa các doanh nghiệp, ngành chè trong cả nước.

    Việc tôn vinh và trao cúp “ các thương hiệu sản phẩm trà nổi tiếng Việt Nam là một hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc trồng, chế biến và xuất khẩu chè. Tại công văn số 1374 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh đây là một cơ hội tốt, tạo động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè trong ngành nông nghiệp nước nhà. “ Cúp các thương hiệu sản phẩm trà nổi tiếng Việt Nam” gồm các danh hiệu “ Danh trà đất Việt”, “ Doanh nghiệp Trà xuất khẩu mạnh” và “ Thương hiệu trà có giá trị thương mại cao”.

    Phát biểu tại buổi lễ tôn vinh, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất – Thái Nguyên, Việt Nam 2011 bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi được đón tiếp các doanh nghiệp, doanh nhân trong cả nước về tham dự Liên hoan Trà Quốc tế và đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất chè. Đồng chí cũng khẳng định việc trao cúp “ các thương hiệu sản phẩm trà nổi tiếng Việt Nam” là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân, người trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè trong toàn quốc. Đối với tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian tới, tỉnh sẽ quyết tâm hơn nữa để đưa sản phẩm chè Thái Nguyên bay cao, bay xa, vươn tới các thị trường trong nước và Quốc tế.

    [​IMG]

    Tại buổi lễ tôn vinh, 9 doanh nghiệp đã được nhận “Cúp danh trà đất Việt”, 4 doanh nghiệp đã được nhận “ Cúp doanh nghiệp trà xuất khẩu mạnh” và 5 doanh nghiệp được trao “ Cúp thương hiệu trà có giá trị thương mại cao”. Đây là sự tôn vinh, chứng thực, ghi nhận của các cơ quan chức năng với những thành tựu đã đạt được của các doanh nghiệp trà trên khắp đất nước.


     
  13. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011

    Tối 12/11, tại khu sân khấu Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất – Thái Nguyên, Việt Nam 2011 đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa lớn mang tầm quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên.

    Dự Lễ khai mạc Liên hoan có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Các đồng chí Nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ; Nhà nước, Quốc hội qua các thời kỳ;

    Dự lễ Khai mạc còn có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương: Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Viện Kiểm sát tối cao, Bộ Ngoại giao, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hiệp hội Chè Việt Nam; Đại biểu các Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo 49 tỉnh, thành phố trong cả nước; 28 đoàn đại diện các Đại sứ quán ngoại giao, tổ chức quốc tế; 30 tổ chức Phi chính phủ nước ngoài; các đoàn trà, nghệ thuật của Trung Quốc; Ấn Độ; Lào; Nhật Bản; Hàn Quốc; Phần Lan.

    Về phía tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Phạm Xuân Đương, Uỷ viên trung ương đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Thái, Thái Nguyên các thời kỳ; lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo 9 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh và đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã dự lễ Khai mạc Liên hoan.

    Sau màn biểu diễn nghệ thuật mở đầu cho lễ Khai mạc với chủ đề “Cõi trà Thiên thai trên Thủ đô Gió ngàn” giới thiệu về Thái Nguyên, về cây chè được thể hiện qua vũ đạo, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng hiện đại, hoành tráng, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu khai mạc.

    [​IMG]

    Bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việt Nam, dải đất hình chữ S xinh đẹp có khí hậu nhiệt đới gió mùa là một trong những chiếc nôi của cây chè. Đến nay, cả nước có khoảng 130 nghìn ha chè các loại, năng suất bình quân đạt hơn 77tạ /ha, sản lượng chè cả nước đạt gần 824 nghìn tấn búp tươi. Trà Việt Nam được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu đạt gần 200 triệu USD. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu trà. Trong hương sắc của Trà Việt, sản phẩm trà Tân Cương của Thái Nguyên từ lâu đã được người tiêu dùng trong nước vinh danh là "Đệ nhất danh trà". Với diện tích khoảng 19.000 ha, Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng về diện tích canh tác cây chè. Phát triển cây chè đã trở thành một trong những trọng tâm của Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên. Với phương châm “Đẩy nhanh việc đưa các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào thay thế diện tích chè giống cũ già cỗi năng suất thấp; tập trung trồng các giống chè phù hợp, có năng suất, giá trị kinh tế cao, Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 50% diện tích chè giống mới, có nhiều làng nghề và doanh nghiệp sản xuất chè có thương hiệu mạnh trên thị trường, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn ViệtGap”. Nhiều vùng chè xanh đặc sản tại thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương... với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia và Quốc tế đang góp phần tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đệ nhất danh trà” của vùng đất Thái Nguyên.

    Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên -Việt Nam 2011 diễn ra từ ngày 9 đến 15/11/2011, là một sự kiện lớn về kinh tế, văn hoá - xã hội, nơi hội tụ của văn hóa trà Việt và thế giới, nơi tôn vinh người trồng chè, các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu trà. Với sự tham dự của các đoàn trà đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng các sản phẩm trà và nhập khẩu trà của Việt Nam, đó là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Phần Lan, Srilanka, Lào, Đài Bắc và nước chủ nhà Việt Nam; 30 đoàn trà các tỉnh có thế mạnh về cây chè; các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến chè trong cả nước, 44 làng chè nổi tiếng Thái Nguyên cùng hơn 3.000 khách quý đến với liên hoan.

    Tại Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên Việt Nam 2011, sẽ có gần 20 hoạt động được tổ chức với những nội dung phong phú, hấp dẫn. Đến với Liên hoan, quý khách được hòa mình vào không gian văn hóa trà đặc sắc, để cùng tham dự nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn; xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà.

    [​IMG]

    Phát biểu tại lễ Khai mạc, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chinh phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Thái Nguyên là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, một vùng chè nổi tiếng trong cả nước. Qua quá trình phát triển, sản phẩm trà của Thái Nguyên được nâng lên về chất lượng, tạo việc làm thu nhập cho hàng chục vạn gia đình nông dân, trở thành cây xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân. Đồng chí cũng biểu dương nỗ lực cố gắng của các địa phương trồng chè, tinh thần vượt khó của hàng chục nghìn người dân trồng và các doanh nghiệp chế biến chè trong cả nước; Biểu dương tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để tổ chức liên hoan, qua đó tôn vinh người trồng, chế biến chè, tạo điều kiện cho người trồng chè, nhà sản xuất, chế biến, nhà khoa học, người tiêu dùng giao lưu tìm kiếm cơ hội phát triển cây chè và sản phẩm Trà Việt Nam, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh nâng cao thương hiệu chè Việt Nam.

    Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, đồng chí Thủ tướng Chinh phủ mong muốn ngành chè phát huy thành tựu vượt qua thách thức nâng cao năng suất, sản lượng đạt 1 triệu tấn chè búp tươi/ năm, đưa ngành chè phát triển, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của đất nước.

    Đồng chí cũng yêu cầu các tỉnh, các Bộ, Ngành Trung ương tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất, đưa giống chè phù hợp vào trồng, cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm Trà; nâng cấp các nhà máy chế biến chè theo hướng hiện đại đồng thời phát triển sản phẩm chè truyền thống, tôn vinh nghệ nhân trong nghề sản xuất, chế biến chè.
    [​IMG]

    Tổ chức sản xuất theo hướng kết hợp giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ chè, góp phần tăng thu nhập cho người trồng chè. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng giá chè Việt Nam bằng giá xuất khẩu của các nước, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt, nâng kim ngạch xuất khẩu gấp 2, 3 lần hiện nay, tạo diện mạo mới cho ngành chè gắn với xây dựng nông thôn mới.

    Đối với tỉnh Thái Nguyên, đồng chí mong muốn tỉnh phát huy truyền thống, vượt mọi khó khăn thách thức thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra, xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp hiện đại trước năm 2020, xứng đáng là trung tâm vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

    Phát biểu đáp từ, đồng chí Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cảm ơn những tình cảm, sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương dành cho Thái Nguyên, cho những người trồng, chế biến, kinh doanh chè của Thái Nguyên và hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển ngành chè, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đồng chí mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội để Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020

    [​IMG]
    .

    Một nội dung quan trọng làm nên sự hấp dẫn của lễ Khai mạc Liên hoan chính là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hương sắc Trà Việt”. Đây là chương trình do các nhà văn, nhạc sỹ, nhà biên kịch, đạo diễn nổi tiếng của Việt Nam tham gia viết kịch bản và dàn dựng. Kịch bản văn học: nhà văn Nguyễn Khắc Phục, NSND Ứng Duy Thịnh; Kịch bản sân khấu hóa và biên tập lời bình: Vũ Hải; Âm nhạc: NSUT Trọng Đài và nghệ sỹ Minh Tiến; Tổng đạo diễn NSND Lê Hùng và Vũ Hải; Các biên đạo múa: Thanh Phong, Hữu Từ, Kiều Lê, Quỳnh Lan, Danh Long.

    Tham gia biểu diễn trong chương trình có trên 800 diễn viên người và diễn viễn Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, các đoàn nghệ thuật và trường nghệ thuật tại Thái Nguyên. Chương trình còn có sự góp mặt của các ca sỹ nổi tiếng như: Thanh Lam, Trọng Tấn, Anh Thơ.

    [​IMG]



    Chương trình là một tổ khúc âm nhạc lớn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời bình, ca khúc, vũ điệu, âm nhạc, ánh sáng lase, màn hình LED … giúp người xem cảm nhận được những nét tinh túy làm nên giá trị của mảnh đất được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Chương trình gồm 8 chương, với các màn trình diễn các điệu múa dân tộc biểu diễn trên nền những bài hát nổi tiếng ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi mảnh đất, con người Thái Nguyên hiền hòa, mến khách, những bài ca đã đi cùng năm tháng, gắn bó với đất và người Thái Nguyên như: Huyền thoại Hồ Núi Cốc, Chiều quê hương, Bình minh nương chè. Thông qua các hình tượng nghệ thuật, chương trình đã gợi lại lịch sử cây chè, giới thiệu về Thái Nguyên, về Thủ đô gió ngàn với những nét đặc trưng, riêng có, đồng thời giới thiệu về các vùng chè nổi tiếng đã làm nên thương hiệu Trà Thái Nguyên. Các vũ điệu, hình ảnh đã thể hiện nét đẹp của những con người trong lao động sản xuất thông qua đó tôn vinh những người trồng chè và chế biến chè. Chương trình nghệ thuật cũng đã dành thời lượng giới thiệu các vùng chè trên toàn quốc với những nét âm nhạc, vũ điệu đặc sắc của các vùng miền trên Tổ quốc, tái hiện không khí tưng bừng của Liên hoan, của đất và người Thái Nguyên vui đón bạn bè Quốc tế cùng những nét âm nhạc, những vũ điệu đặc sắc giới thiệu văn hóa ẩm thực trà của các nước tham gia Liên hoan.


    Tiếp đó là màn pháo hoa nghệ thuật và biểu diễn lase, ánh sáng hoành tráng. Lần đầu tiên người dân Thái Nguyên được chứng kiến màn pháo hoa và ánh sáng nghệ thuật ngoạn mục, hiện đại như vậy. Những màn pháo hoa nhiều màu sắc trên bầu trời Thái Nguyên đã lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng, đáng nhớ cho mỗi người dân và du khách có mặt, thể hiện niềm tự hào của người dân Thái Nguyên hân hoan chào đón Liên hoan, chào đón khách quý từ phương xa đến với Thái Nguyên.[​IMG]


    [​IMG]

    Lễ Khai mạc Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất, Thái Nguyên – Việt Nam 2011 đã thành công tốt đẹp. Cùng với gần 20 sự kiện, hoạt động diễn ra trong suốt thời gian diễn ra Liên hoan, hy vọng các vị khách quí trong và ngoài nước và nhân dân sẽ lưu giữ những khoảnh khắc ấn tượng, thú vị về Liên hoan trà Quốc tế lần thứ nhất Thái Nguyên - Việt Nam 2011.

     
    Sửa lần cuối: 8/1/2012
  14. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Hệ lụy từ " chè bẩn " trong cuộc chơi toàn cầu

    Hệ lụy từ những việc tương tự như chè bẩn sẽ là nghiêm trọng và tiếp tục kéo dài, nếu chúng ta không thay đổi cách tiếp cận trong cuộc chơi toàn cầu cạnh tranh ngày càng dữ dội hơn.

    Bạn nghĩ gì về tình trạng "chè bẩn" hiện nay? Tại sao người dân lại bị lợi nhuận làm mờ mắt như vậy? Tại sao tình trạng sử dụng hoá chất, thuốc BVTV vẫn tràn lan trong sản xuất nông nghiệp mà cơ quan quản lý gần như bất lực? Làm thế nào để Việt Nam có nông sản sạch, phục vụ xuất khẩu và đáp ứng tiêu thụ trong nước.
    Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây và cùng tranh luận.
    Bản tin VTV tối 8/8 mới đây cho hay, Trung Quốc thậm chí đã cho tiêu huỷ chè bẩn của Việt Nam. Một đất nước nhiều tai tiếng như Trung Quốc về an toàn thực phẩm, là một trong một số ít quốc gia mà hàng nông sản đối mặt với tỷ lệ từ chối nhập khẩu cao nhất ở thị trường châu Âu (Aksoy and Beghin - 2005, "Global agricultural trade and developing countries", the Worldbank), đã phải tiêu huỷ chè bẩn "made in Vietnam" thì không thể không lo lắng về những rào cản chính sách nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như xã hội của các nước nhập khẩu có lẽ ngày càng thắt chặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, kể cả mặt hàng chủ đạo là lúa gạo (như Nhật Bản đã từng cảnh báo gạo Việt Nam có chứa acetarmiprid vào năm 2007). Hệ lụy của việc này sẽ là nghiêm trọng và sẽ tiếp tục kéo dài, nếu chúng ta không thay đổi cách tiếp cận trong cuộc chơi toàn cầu với tính chất cạnh tranh ngày càng dữ dội hơn.

    Tại sao "chè bẩn" tồn tại dai dẳng?


    Việt Nam là quốc gia tham gia vào thị trường nông sản thế giới (tự do) muộn hơn so hầu hết các quốc gia nông nghiệp khác, kể các các nước lân cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc..v.v... Điều này thường được viện dẫn như là một trong những hạn chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong tìm kiếm, xây dựng quan hệ và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, chính những bất cập nội tại của Việt Nam, đặc biệt là những ưu tiên đầu tư của chính phủ và hệ thống quản lý (ngành nông nghiệp) thiếu hiệu quả, mới là nguyên nhân chính không những dẫn đến những rối loạn thị trường trong nước (loạn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả, rau, quả nhiễm hóa chất ..v.v.) mà còn đối với cơ hội tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam.






    [​IMG]
    Sản xuất chè bẩn tràn lan tại Tuyên Quang. Người dân trộn bột đá, xi măng, phân lân vào chè (ảnh NLĐ)

    Chính sách vĩ mô của Việt Nam đã không chú trọng thoả đáng đến phát triển nông nghiệp (và xuất khẩu nông sản) bền vững trong thời gian qua. Mặc dù đóng góp khoảng 20% tổng GDP quốc gia, ngành nông nghiệp chỉ nhận được 4,8% trong tổng đầu tư quốc gia. Trong số này, khoảng 53% từ ngân sách, số còn lại từ các tổ chức cá nhân (GSO 2007).

    Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng nhận được ít hơn sự "bảo hộ" của nhà nước so với các ngành kinh tế khác. Ngân sách dành cho nghiên cứu ngành nông nghiệp quá ít ỏi, chỉ khoảng 0,08% tổng thu từ nông nghiệp (so với 6% ở Trung Quốc, 10% ở Malaysia và Thái Lan - ADB 2000). Các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp ở địa phương (như khuyến nông và bảo vệ thực vật), tương tự cũng chỉ nhận được nguồn ngân sách ít ỏi để duy trì các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm của cấp cao hơn, thay vì có thể chủ động phản ứng có hiệu quả và kịp thời với các vấn đề phát sinh trong sản xuất nông nghiệp, thị trường thuốc BVTV, và những mong muốn của người dân. Đây cũng là lý do tại sao chè bẩn đã tồn tại một thời gian mà cơ quan quản lý địa phương không biết và không kiểm tra như tin trên VTV vừa qua.

    Một trưởng trạm BVTV ở Hưng Yên cho biết, năm 2003, được sự đồng ý của UBND huyện, trạm triển khai thanh tra thuốc BVTV quy mô lớn trên địa bàn. Kết quả là một lượng lớn thuốc quá hạn, thuốc không rõ nguồn gốc được phát hiện và tịch thu. Tuy nhiên, từ 2004 đến nay, huyện không có kinh phí để cấp cho các hoạt động thanh tra quy mô này.

    Một ví dụ khác là một chủ doanh nghiệp chế biến ở Hải Dương đầu tư trồng 10 ha hành ở Hải Phòng. Sau trồng 15-20 ngày, hành bị nhiễm bệnh. Mặc dù doanh nghiệp mang mẫu hành bệnh và yêu cầu giúp đỡ (dưới dạng dịch vụ) nhằm xác định bệnh từ đó triển khai công tác bảo vệ thực vật, tuy nhiên Trung tâm Khuyến nông đã không (hoặc không thể) giúp cho doanh nghiệp. Ước tính khoảng 80% năng suất hành bị thiệt hại.

    Tự trói chân mình


    Hệ thống quản lý và dịch vụ công không hiệu quả như các ví dụ kể trên là nguyên nhân tác động rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong kiểm soát chất lượng nông sản, và đặc biệt là trong tiếp cận thị trường xuất khẩu cao cấp hơn. Tổng giá trị thương mại cho rau quả chế biến là 8 tỷ đô-la năm 2001, cho rau quả tươi là 21 tỷ đô-la (FAO 2004), và thậm trí giá trị gia tăng (value added) đối với rau quả chế biến ngày càng có xu hướng suy giảm.

    Tuy nhiên, khi mà hàng xóm Thái Lan và Malaysia đã dẫn đầu về xuất khẩu một số mặt hàng rau quả tươi trên thị trường thế giới (ví dụ đậu xanh, đậu đũa, xoài, đu đủ, và một số loại quả nhiệt đới, (FAO 2004)), rau quả xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chế biến (dưa muối, dưa, cà dầm dấm v.v.). Lựa chọn này xuất phát phần lớn từ thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam không thể tự tổ chức sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm rau quả tươi, đặc biệt đối với dư lượng hoá chất (sản phẩm qua chế biến sẽ hạn chế rủi ro này).






    [​IMG]
    Tiêu huỷ chè bẩn ở Yên Bái (ảnh Nông nghiệp)

    Hai doanh nghiệp xuất khẩu ở Hải Dương nói rằng họ đã từng nhận được đơn hàng từ Đài Loan và Hàn Quốc về rau quả tươi, nhưng phải từ chối, chủ yếu vì lý do rủi ro liên quan đến dư lượng hóa chất mà họ không thể kiểm soát. Những nút thắt (bottlenecks) trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả của Việt Nam dường như ngày càng rõ ràng hơn. Hưng Yên là tỉnh có truyền thống sản xuất và xuất khẩu rau quả ở miền Bắc (có lẽ chỉ sau Bắc Giang mới nổi trong thời gian gần đây). Tuy nhiên, những khởi xướng hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm hạn chế cạnh tranh, tạo vùng nguyên liệu ổn định (thông qua mặt bằng giá chung cho người sản xuất) vào năm 2007 đã thất bại. Trong số 13 doanh nghiệp xuất khẩu, chỉ có 2 doanh nghiệp chấp nhận trả giá mua nông sản cho dân cao hơn 10% so với giá thị trường. Người dân ở các vùng nguyên liệu truyền thống bởi vậy đã dần từ bỏ các hợp đồng sản xuất cho công ty chế biến/xuất khẩu. Thay vì đó, họ sản xuất tự do hoặc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp (với mức lương ít ỏi và đầy rủi do) thay thế.

    Một doanh nghiệp ở Hưng Yên xuất dưa chuột muối sang Nhật thừa nhận đã chấp nhận trả dân giá mua dưa năm 2008 cao hơn 60% so với giá mua năm 2007, nhưng đã không níu kéo được người dân quay lại với sản xuất dưa xuất khẩu.

    Tương tự, một doanh nghiệp ở Hải Dương cho hay vào năm 2001, khi doanh nghiệp mới thành lập, 80% lượng dưa chuột và dưa bao tử doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn gốc trong tỉnh, tuy nhiên hiện tại chỉ khoảng 20% (mặc dù lượng xuất khẩu tăng không đáng kể). Vùng nguyên liệu địa phương bị thu hẹp buộc các doanh nghiệp phải mở rộng sang các tỉnh khác như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc ..v..v. Trong điều kiện này, không chỉ tăng chi phí vận chuyển, tăng rủi ro bảo quản sản phẩm, mà còn hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong quản lý chất lượng nông sản, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng hoá chất của người dân.

    Trong quan hệ với người sảnxuất, các doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu đã chủ động cấp vốn và tập huấn kỹ thuật cho dân. Nhưng hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều không thể kiểm soát các hoạt động sản xuất của người dân (như bón phân, sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng v.v.), do đó, không thực sự kiểm soát được chất lượng nông sản. Khi thị trường thuốc BVTV hỗn loạn như đã thấy suốt thời gian qua, không kiểm soát được việc sử dụng thuốc của người dân đồng nghĩa với rủi ro về dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
    Bởi vậy, chừng nào mà các cơ quan ngành nông nghiệp (và quản lý thị trường) không kiểm soát được thị trường thuốc bảo vệ thực vật, nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ không chỉ đối mặt với những thách thức trong tiếp cận thị trường cao cấp hơn (các nước phát triển) mà còn là những rủi ro ở chính thị trường xuất khẩu truyền thống của mình.

    Hiện tại hầu hết mặt hàng rau quả của Việt Nam được xuất sang các nước mà thị trường nội địa có tổ chức lỏng lẻo và thiếu kiểm soát về chất lượng như Trung Quốc (Bai, L., et al. (2007). "Food safety assurance systems in China" Food Control 18), Nga (Berg, L., et al. (2005). "Trust in food safety in Russia, Denmark and Norway" European Societies 7 1), hoặc thậm chí Đài Loan (Jeng, H.-Y. J., et al., (2003). "Food safety control system in Taiwan-the example of food service sector" Food Control 14).

    Việc tập trung xuất khẩu vào các thị trường này giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu (về mặt lượng) hơn là thực sự "thâm nhập" vào chuỗi cung nông sản toàn cầu (về mặt chất và lượng), đặc biệt là thị trường các nước phát triển. Hệ thống quản lý nhà nước thiếu hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu vắng những quan tâm đầu tư và các hậu thuẫn cần thiết cho ngành nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản Việt Nam nói riêng trong tiếp cận và thâm nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung nông sản toàn cầu. Không thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam không chỉ bỏ lỡ cơ hội lợi nhuận tốt hơn mà còn là các cơ hội (và sức ép) để tự cải thiện các tiêu chuẩn và tính chuyên nghiệp của mình.
     
  15. quanghieu.ptit

    quanghieu.ptit Chè Đặc Sản - Thái Nguyên

    Tham gia:
    28/6/2011
    Bài viết:
    4,335
    Đã được thích:
    3,400
    Điểm thành tích:
    963
    Hội thảo chè quốc tế : Bay xa hương trà Thái Nguyên

    Với chủ đề “Bay xa hương Trà Thái Nguyên”, ngày 13/11, tại TP. Thái Nguyên, Hội thảo Quốc tế chè Thái Nguyên, Việt Nam năm 2011 đã được tổ chức với sự tham dự của đại diện Ủy ban Chè Thế giới, Ủy ban Chè Châu Âu, Hiệp hội chè Đài Loan, Malaysia, Hiệp hội Chè Quảng Đông (Trung Quốc), Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Chè Việt Nam; nhiều nhà khoa học cùng các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè đến từ 17 tỉnh, thành phố trong cả nước.
    Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung đánh giá, thảo luận về thực trạng và giải pháp phát triển cây chè, sản phẩm trà của Thái Nguyên nói riêng, của Việt Nam nói chung cũng kinh nghiệm trồng, chế biến và kinh doanh của một số nước trên thế giới, hướng hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong trồng, chế biến và xuất nhập khẩu chè... Theo báo cáo, hiện Việt Nam có 35 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng cộng gần 132.000 ha chè với sản lượng đạt trên 165 ngàn tấn chè khô, xuất khẩu đạt trên 133 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 400.000 hộ sản xuất. Một số vùng chè chất lượng cao đã được hình thành như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)... Tuy nhiên, giá bán của chè Việt Nam thấp, chỉ bằng 60 - 70% thế giới do sản phẩm chè Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã chưa hấp dẫn… Riêng Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng) với gần 18.000 ha chè, năng suất chè búp tươi bình quân đạt gần 100 tạ/ha, sản lượng gần 200.000 tấn/năm. Việc chế biến chè ở Thái Nguyên chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm trà chủ yếu tiêu dùng nội địa, lượng chè xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp, giá trị xuất khẩu không cao.

    Các đại biểu dự hội thảo bước đầu đã đề ra một số giải pháp phát triển cây chè Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung trong đó có việc tuân thủ nghiêm ngặt khâu tuyển chọn giống và sản xuất, chế biến chè theo đúng quy trình sản xuất chè an toàn; chú trọng xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường ngoài nước… Kết thúc hội thảo, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đã ký kết văn bản hợp tác đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè, mở ra hướng hợp tác lâu dài.
     

Chia sẻ trang này