Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi huong177, 4/5/2012.

Tags:
  1. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Đá là mặt hàng em đã kinh doanh trên LCM được hơn 2 năm nay. May mắn cho em là các mẹ cũng rất ủng hộ và quan tâm tới sản phẩm này. Một điều em nhận thấy, đó là dù rất được quan tâm, nhưng những thông tin về đá trên mạng lại khá ít ỏi, chưa được hệ thống hóa, thậm chí nhiều khi còn sai lệch, dẫn tới khó khăn cho người muốn tìm hiểu và thiệt thòi cho khách hàng.
    Để cung cấp tới mọi người thêm những kiến thức cần biết về đá, đợt này em sẽ viết một loạt bài chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về đá - đá quý - ngọc. Hy vọng sẽ được các mẹ ủng hộ ạ ^^ Các bài viết em sẽ cố gắng trình bày hệ thống và mạch lạc để một người chưa biết gì về đá cũng có thể đọc và hiểu được :D Em sẽ vừa viết vừa đăng lên lần lượt cả trong mục kinh nghiệm, cả trong topic bán hàng của em ạ :D
    Mọi người có thể xem thêm các bài viết khác của em trên website: http://www.ngocvietnam.com
    Em sẽ mở đầu bằng những kiến thức cơ bản nhất để đánh giá giá trị đá :D

    [​IMG]

    Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý​


    Bài viết này sẽ bao gồm các phần sau:

    1 Lời nói đầu
    2 Độ hiếm (Rarity)
    3 Độ tinh khiết (Clarity)
    4 Độ cứng (Hardness)
    5 Kích thước (Size)
    6 Khối lượng (Weight)
    7 Màu sắc (Color)
    8 Kiểu mài cắt và hình dạng (Cut type & Shape)
    9 Các hiệu ứng quang học đặc biệt
    10 Xử lý (Treatment)
    11 Nguồn gốc (Origin)
    12 Thị hiếu
    13 Kết bài



    1. Lời nói đầu

    Thế giới đá quý là một thế giới muôn màu muôn vẻ và luôn ẩn chứa những điều thú vị để con người khám phá. Hôm qua bạn còn là một người không có chút hứng thú nào với đá. Nhưng có thể chỉ sau một lần được nghe người am hiểu về đá giới thiệu, hoặc tình cờ đọc một tài liệu nào đó về đá, bạn đã trở thành người mê đá lúc nào không hay.
    Tuy nhiên khi nhu cầu về đá tăng cao, cũng là lúc thị trường đá quý trở nên phức tạp. Muôn vàn nhà cung cấp tham gia vào thị trường, với đủ mọi loại đá, thật giả lẫn lộn. Khi đó nếu người tiêu dùng không có những hiểu biết cơ bản về đá sẽ rất dễ mua phải đá giả hoặc kém chất lượng.
    Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những tiêu chuẩn chính để đánh giá giá trị của đá quý. Hy vọng sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về phương pháp đánh giá đá quý, cũng như phân biệt và đánh giá được chất lượng, giá cả các loại đá bày bán trên thị trường.
    Để đánh giá giá trị của một viên đá, người ta thường căn cứ trên những yếu tố sau:

    2. Độ hiếm (Rarity)

    Những loại đá càng hiếm gặp sẽ càng quý. Ví dụ Kim cương, Ruby, Sapphire là những loại đá hình thành ở rất sâu dưới lòng đất, có khi tới hàng trăm km. Ở độ sâu đó con người gần như không thể khai thác được, hoặc nếu khai thác thì chi phí cũng rất đắt, không hiệu quả. Nhờ những tác động địa chất như động đất, núi lửa, các tầng đất sâu sẽ được đẩy lên phía bề mặt trái đất, mang theo các loại đá quý trên. Nhờ vậy con người mới có thể khai thác. Chính bởi mức độ hiếm và khó khăn trong việc khai thác như vậy nên các loại đá trên có giá trị thương mại rất cao.
    Một ví dụ khác là đá Moldavite. Đây thực chất là những mảnh vỡ từ một khối thiên thạch đâm xuống trái đất tại vùng Moravia – Cộng Hòa Séc. Khối thiên thạch này có cấu trúc và màu sắc khác hẳn với những khối thiên thạch khác, với màu xanh lục rất đặc trưng. Tổng khối lượng của toàn bộ khối thiên thạch là khoảng 275 tấn, và dự kiến sẽ khai thác hết trong vòng 10 năm tới. Do vậy giá trị của Moldavite trên thị trường tăng lên rất nhanh theo thời gian.
    Trước đây Amethyst là một loại đá hiếm gặp, có giá trị rất cao, ngang hàng với Ruby, Sapphire. Tuy nhiên sau khi hàng loạt mỏ Amethyst ở Brazil được phát hiện và đi vào khai thác, giá Amethyst đã giảm rất nhiều, và giờ chỉ còn ngang với các loại đá bán quý khác thuộc dòng thạch anh như Citrine.
    Sự độc nhất vô nhị có thể coi là tiêu chí quan trọng nhất làm nên giá trị của một viên đá. Sự kết hợp của rất nhiều yếu tố trên khiến cho mỗi viên đá trong tự nhiên đều hoàn toàn khác biệt. Có thể nói, không bao giờ tìm được 2 viên đá tự nhiên giống hệt nhau.
    Sự sáng tạo của thiên nhiên đã tạo nên rất nhiều những viên độc thạch vô cùng độc đáo về hình dạng, màu sắc, vân đá, hiệu ứng quang học … Một khi đã sở hữu những viên đá này thì có thể yên tâm, không bao giờ sợ “đụng hàng”.
    Những viên đá như vậy có thể coi là vô giá, vì hoàn toàn không có căn cứ để định giá sản phẩm. Giá cả của những viên đá này chỉ được thiết lập khi người bán và người mua thống nhất với một mức giá. Có những viên đá đã được bán với mức giá hàng triệu USD cho những nhà sưu tầm thực sự muốn sở hữu chúng.

    Còn tiếp ...
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi huong177
    Đang tải...


  2. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    3. Độ tinh khiết (Clarity)

    Độ tinh khiết được đánh giá dựa trên số lượng và kích thước tạp chất (Bao thể) có trong viên đá sau khi đã mài cắt.
    Theo tiêu chuẩn quốc tế, độ tinh khiết của đá được đánh giá dựa theo thang đo dưới đây:

    Đối với các loại đá trong, mài facet (Mài giác):

    [​IMG]

    Đá có độ tinh khiết càng cao thì giá trị cũng càng cao. Trong thực tế thì đá có độ tinh khiết từ VVS2 trở lên có thể coi là hoàn toàn sạch, do không thể quan sát tạp chất bằng mắt thường.

    Đối với các loại đá mài cabachon (mài tròn):

    [​IMG]

    Thông thường các giá trị về độ trong đối với đá mài cabachon chỉ mang tính chất phân loại, không ảnh hưởng tới giá trị viên đá.

    Còn tiếp ...
     
    Sửa lần cuối: 19/8/2013
  3. huyentrang82

    huyentrang82 Banned

    Tham gia:
    4/5/2012
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Xin chủ thớt chỉ cho 1 ít thông tin và kinh nghiệm khi mua đá thạch anh hay còn gọi là đá phong thủy nhé. Thanks!
     
  4. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Chị ơi,
    Đá thạch anh là loại đá khá phổ biến và thông dụng. Cơ sở để đánh giá thạch anh trang sức cũng tương tự các loại đá khác. Còn về thạch anh phong thủy thì không nằm trong phạm vi bài viết này, em sẽ đề cập chi tiết hơn trong một bài viết khác.
    Trong các loại đá phong thủy thì có đá thạch anh. Còn đá thạch anh không phải đá phong thủy gọi chung chị nhé :D
    Trên thị trường, thạch anh rất hay bị nhầm với một số loại đá khác (Cancite, Jasper, tectite, aventurine), thậm chí bị làm giả bằng thủy tinh, bán với giá tương đương.
    Dưới đây là một vài kinh nghiệm sơ lược để phân biệt thạch anh với các loại đá khác:
    - Thạch anh có độ cứng khá cao (độ cứng 7), cứng hơn Cancite rất nhiều (độ cứng 3). Do vậy dù có màu vàng tương tự nhau, nhưng chỉ cần lấy chìa khóa rạch thử trên bề mặt của quả cầu là có thể xác định đó là cancite hay thạch anh vàng (Cancite sẽ bị xước, còn thạch anh vàng thì không)
    - Thạch anh phong thủy có các màu: Đen, khói, trắng, vàng, tím. Ngoài các màu này thì những màu khác đều là loại đá khác, hàng nhuộm màu hoặc thủy tinh làm giả thạch anh.
    - Thạch anh kích thước khoảng 1 cân trở lên thì chắc chắn sẽ có rạn nứt. Nếu thấy một khối đá hoàn toàn không có rạn nứt thì chắc chắn đó không phải thạch anh
    - Thạch anh tự nhiên có dạng tinh thể hình chóp trụ 6 mặt không đều (trừ thạch anh hồng). Những tinh thể có dạng chóp trụ 6 mặt đều là loại đã được mài cắt, không phải hình dạng tự nhiên hoàn toàn
    - Trừ thạch anh đen và thạch anh hồng, các loại thạch anh khác đều có độ trong. Do vậy những loại đá đục hoàn toàn thì đều là đá khác, không phải thạch anh
    - Thạch anh vỡ theo vết nứt vô định hình, còn thủy tinh có vết vỡ dạng vỏ sò. Nêu nhìn vết vỡ có thể phân biệt được thạch anh và thủy tinh

    Còn nhiều vấn đề khác nữa, nhưng em sẽ đề cập chi tiết hơn trong 1 bài viết khác ạ :D
     
    longhanguyen thích bài này.
  5. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    4. Độ cứng (Hardness)

    Độ cứng của đá là tính chất chống lại sự trầy xước. Đá cứng hơn có khả năng làm xước được những đá khác có độ cứng bằng hoặc thấp hơn nó.
    Đá có độ cứng càng cao thì càng bền, ít bị trầy xước, giữ được độ sáng bóng, do đó thông thường đá càng cứng thì giá trị càng cao
    Độ cứng của đá được đánh giá dựa vào thang Moh. Đây là thang độ cứng tương đối (VD Ruby độ cứng 9, cứng gấp đôi Topaz độ cứng 8. Nhưng Kim cương độ cứng 10 lại cứng gấp 4 lần Ruby)

    [​IMG]
    Thang đo độ cứng Moh

    Căn cứ trên 10 loại khoáng vật dùng đo độ cứng chuẩn, người ta có thể tính được độ cứng của các chất liệu khác.

    [​IMG]
    Bảng tham chiếu độ cứng căn cứ trên thang Moh

    Theo như bảng trên, đá có độ cứng từ 5 trở lên sẽ không bị xước khi cọ vào các kim loại như sắt, bạch kim, vàng, bạc, đồng. Do vậy có thể sử dụng để làm trang sức.
    Các loại đá có độ cứng 8 trở lên thì ngay cả thép cũng không thể làm xước, những loại này hầu hết đều là đá quý có giá trị cao (Kim cương, Ruby, Sapphire, Spinel, Emerald, Topaz …)
    Bên cạnh độ cứng thì còn một yếu tố nữa cũng được quan tâm là độ dai. Một loại đá có thể rất cứng, chịu được trầy xước cọ xát, nhưng khi va đập mạnh lại rất dễ vỡ. Ngược lại có những loại đá rất bền với va đập (Có độ dai cao). Một ví dụ là các loại đá thuộc nhóm Chalcedony (Opal, mã não …). Những loại này cũng được dùng rất phổ biến làm trang sức.

    Còn tiếp ...
     
  6. aqsavn

    aqsavn www.dendamuoi.vn

    Tham gia:
    2/10/2010
    Bài viết:
    20,191
    Đã được thích:
    11,629
    Điểm thành tích:
    3,763
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Đánh dấu để ngâm cứu về đá, thầy bói nói mình hạp với đá mà mình thì chưa biết gì về đá cả.
     
  7. ngohuoggiang

    ngohuoggiang Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/5/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Những tiêu chuẩn đánh giá Đá quý gồm:

    Để được sử dụng làm đá quý, những khoáng vật, đá hoặc vật liệu tự nhiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định, trong đó 3 tiêu chuẩn quan trọng nhất là:
    Đẹp
    Màu sắc: Màu sắc càng tươi, càng đậm thì viên đá càng đẹp, giá trị càng cao. Ví dụ: Ruby, saphir. emerald, ngọc jade là những loại đá quý có màu sắc hấp dẫn nhất.
    Độ trong suốt: Đá quý càng trong suốt thì giá trị càng cao.
    Ánh (độ phản chiếu ánh sáng): Đá quý có độ phản chiếu càng cao thì càng có giá trị hấp dẫn, ví dụ như kim cương.
    Các hiệu ứng quang học đặc biệt: Có một số loại đá quý không có màu sắc hấp dẫn, không trong suốt nhưng lại có hiệu ứng quang học rất đặc biệt. Ví dụ như: hiệu ứng” ngũ sắc” của opal, hiện tượng “sao “của ruby, saphira, hiệu ứng “mắt mèo”…. cũng làm tăng giá trị của viên đá lên rất nhiều.
    Bền
    Độ cứng: Đá quý càng cứng thì càng bền về mặt cơ học, ít khả năng bị sứt mẻ, trầy xước. Đá quý có độ cứng càng cao thì càng có giá trị, điển hình là kim cương.
    Độ dai: Một số đá cứng có độ cứng không cao nhưng lại rất dai do có cấu trúc bên trong rất bền vững. Ví dụ như: ngọc jade
    Bền vững về mặt hoá học: Có khả năng chịu đựng được tác động của các loại hoá chất thường gặp, chịu được tác dụng của nhiệt độ cao.
    Hiếm: Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
    Ví dụ: trước thế kỷ 20, thạch anh tím có giá trị rất cao vì nó rất hiếm nhưng sau đó người ta tìm thấy nó nhiều ở các mỏ tại Nga, Brazil thì giá trị của nó giảm xuống một cách nhanh chóng.
    Ngoài ba tiêu chuẩn chính trên thì đá quý còn được đánh giá dựa trên các yếu tố như: kích thước của viên đá, chất lượng chế tác, thị hiếu tại mỗi nơi trên thế giới….
     
    huong177 thích bài này.
  8. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    5. Kích thước (Size)

    Kích thước là yếu tố quan trọng để định giá đá. Cùng một loại đá, viên đá có kích thước càng lớn thì càng quý hiếm và có giá trị cao. Ví dụ một viên kim cương đường kính 10 mm sẽ có giá đắt hơn rất nhiều lần so với 2 viên kim cương kích thước 5 mm.
    Lưu ý rằng, khi kích thước mỗi chiều của viên đá tăng lên gấp đôi thì thể tích cũng như khối lượng của viên đá sẽ tăng gấp 8 lần. Do vậy có khi chỉ chênh lệch 1-2 mm kích thước thì giá của viên đá đã tăng lên gấp nhiều lần.

    6. Khối lượng (Weight)

    Tương tự kích thước, khối lượng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đá quý. Viên đá có khối lượng càng lớn thì càng quý hiếm, có giá trị càng cao. Thông thường các loại đá quý đều được tính giá dựa trên khối lượng. Đơn vị tính thường được sử dụng là carat (viết tắt là ct)
    1 ct = 0,2 gam
    Với các loại đá quý hiếm, khi khối lượng càng lớn thì đơn giá trên mỗi ct sẽ tăng gấp nhiều lần. VD: 1 viên Sapphire nặng 2ct chỉ có giá 100$/ct, nhưng 1 viên Sapphire 3ct có thể lên tới hàng ngàn $/ct.

    Còn tiếp ...
     
  9. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    7. Màu sắc (Color)

    Cùng một loại đá có thể có rất nhiều sắc độ màu khác nhau, do đó giá trị cũng khác nhau. Thông thường màu đá càng đậm thì giá trị sẽ càng cao. Tuy nhiên nếu màu sậm quá dẫn tới không bắt sáng lại làm giảm giá trị viên đá.
    VD: Với đá Topaz, thông thường người ta chia ra 3 sắc độ:
    - London Blue Topaz: Màu xanh biển đậm, đẹp nhất, giá trị cao nhất
    - Swiss Blue Topaz: Màu xanh biển vừa, đẹp, giá trị cao
    - Sky Blue Topaz: Màu xanh biển nhạt, giá trị thấp hơn (Tuy nhiên lưu ý, nếu Sky Blue Topaz là màu tự nhiên 100%, không qua xử lý bức xạ nhiệt thì giá có thể cao hơn 2 loại trên)
    Các loại đá quý thường có một sắc độ màu làm chuẩn, với giá trị cao nhất. Chẳng hạn Ruby là màu đỏ huyết bồ câu, Sapphire là màu xanh cửu long, Kim cương là màu trắng trong hoàn toàn (Kim cương nước D). Các màu sắc đậm hoặc nhạt hơn màu chuẩn sẽ có giá trị thấp hơn.
    Do những loại đá như Ruby, Sapphire, Emerald … đều rất hiếm trong tự nhiên, nên nhiều trường hợp người ta sử dụng những loại đá khác có màu sắc tương tự, nhưng phổ biến hơn để thay thế. Nhờ màu sắc tương tự nên những loại đá này cũng có giá trị tương đối cao. VD:
    - Các loại đá có màu tương tự Ruby: Spinel, Spessartine Garnet, Zircon
    - Các loại đá có màu tương tự Sapphire: Tanzanite, Kyanite, Iolite
    - Các loại đá có màu tương tự Emerald: Demantoid Garnet, Tsavorite, Chrome Diopside


    Còn tiếp ...
     
  10. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    8. Kiểu mài cắt và hình dạng (Cut type & Shape)

    Kiểu mài cắt được chia thành 2 dạng chính là Facet (Mài giác) và Cabachon (Mài tròn). Mài facet thường dùng cho đá trong, mài cabachon thường dùng cho đá bán trong hoặc đục.
    Trong mài facet lại có rất nhiều kiểu mài với hình dạng và số mặt cắt khác nhau. Dưới đây là một số kiểu mài facet thông dụng:

    [​IMG]
    Các kiểu mài cắt Facet cơ bản

    Thông thường thợ mài sẽ dựa theo hình dạng đá thô để lựa chọn hình dáng và kiểu mài cắt phù hợp. Các hình dạng mài cắt khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới giá trị viên đá.
    Để một viên đá mài facet đạt được hiệu ứng quang học tốt nhất (“lấp lánh” nhất), người ta đã tính toán được tỷ lệ tương quan giữa chiều dài – rộng – dày cũng như số mặt cắt tương ứng với từng kiểu mài. Một viên đá được mài cắt không đúng chuẩn (Quá mỏng, quá dày, các mặt cắt không đều, không đủ số mặt cắt …) sẽ kém lấp lánh hơn, có thể giảm giá trị. Điều này đặc biệt rõ ở kim cương: Viên kim cương khối lượng lớn nhưng mài không theo chuẩn có thể sẽ có giá thấp hơn viên kim cương có khối lượng nhỏ nhưng đc mài cắt đúng tiêu chuẩn.
    Ngoài những kiểu mài cắt thông dụng, người thợ mài đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu cắt đẹp và cực kỳ phức tạp. Với những kiểu mài cắt này, giá trị viên đá tăng lên rất nhiều.

    [​IMG]
    Viên Chrysoberyl - Giải nhất thể loại mài cắt facet - Giải Gemmys 2008

    [​IMG]
    Viên Ametrine sử dụng kiểu cắt Millennium

    Còn tiếp ...
     
  11. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    9. Các hiệu ứng quang học đặc biệt

    Ngoài vẻ đẹp thông thường, một số loại đá còn có những tính chất rất đặc biệt khi được chiếu ánh sáng, ta gọi chung là các hiệu ứng quang học trên đá. Các hiệu ứng này có thể là lên sao, ánh mắt mèo, ánh xà cừ, đổi màu … Một vài ví dụ điển hình là Ruby sao, Opal đa sắc, Alexandrite đổi màu …

    • Hiệu ứng lửa (Fire)
    • Hiệu ứng sao (Star effect hoặc Asterism)
    • Hiệu ứng mắt mèo (Cat’s eye effect hoặc Chatoyancy)
    • Hiệu ứng đổi màu (Color change)
    • Hiệu ứng lóe màu (Play of colors hoặc Schiller)
    • Ánh xà cừ (Labradorescence)
    • Phát quang (Fluorescence)
    • Ánh cầu vồng (Iridescence)

    Chi tiết về tính chất, giá trị của từng hiệu ứng sẽ được đề cập đầy đủ trong một bài viết khác. Khá nhiều loại đá được đánh giá giá trị thông qua mức độ rõ nét của hiệu ứng quang học trên đá đó (VD Ruby/Sapphire sao, đá mắt hổ, Opal, Alexandrite …)

    10. Xử lý (Treatment)

    Xử lý là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị đá quý.
    Phần lớn đá thô khi khai thác trong tự nhiên có chất lượng thấp, không đủ điều kiện để chế tác. Đối với các loại đá quý hiếm, lượng đá đủ tiêu chuẩn để làm trang sức lại càng ít hơn.
    Để nâng cao giá trị thương mại của lượng đá chất lượng bình thường, cung như đáp ứng nhu cầu thị trường, công nghệ xử lý đá quý ngày càng được phát triển, với những phương pháp xử lý ngày càng tinh vi hơn, giúp tăng vẻ đẹp của đá quý.
    Xử lý đá quý bao gồm các phương pháp tác động từ bên ngoài như nung nhiệt, chiếu bức xạ, nhuộm màu, phủ dầu/thủy tinh … nhằm nâng cao chất lượng đá (Màu sắc, độ trong, hiệu ứng quang học …)
    Những phương pháp xử lý đá quý thường gặp:

    • Nung nhiệt (Heating)
    • Chiếu bức xạ (Irradiation)
    • Nhuộm màu (Dyeing)
    • Khuếch tán màu (Color Diffusion)
    • Che phủ (Coating)
    • Tráng dầu (Oiling)
    • Phủ thủy tinh (Lead-grass Filling)
    • Khuếch tán bề mặt (Surface Diffusion)
    • Chiếu tia Laze (Lazering)
    • Đá ghép (Doublet)

    Thông tin chi tiết về từng phương pháp xử lý, mức độ ảnh hưởng của từng phương pháp xử lý tới giá trị của đá sẽ được đề cập đầy đủ trong một bài viết khác.
    Một câu hỏi thường xuyên được mọi người đặt ra, đó là: Sử dụng đá tự nhiên hoàn toàn tốt hơn hay đá đã qua xử lý tốt hơn? Câu hỏi này cũng tương tự như việc lựa chọn: Giữa một cô gái không trang điểm và một cô gái biết cách trang điểm, bạn thích người nào hơn? Nếu cả 2 đều đẹp như nhau, tất nhiên tự nhiên hoàn toàn sẽ được ưa thích hơn, có giá trị cao hơn nhiều so với đã qua xử lý. Nhưng nếu lựa chọn giữa một viên đá tự nhiên đẹp bình thường và một viên đá xử lý rất đẹp thì nên chọn viên nào? Lúc này quyết định sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của bạn. Nếu mục đích đeo đá phong thủy để hộ mệnh, dùng đá tự nhiên hoàn toàn sẽ tốt hơn. Nếu mục đích đeo đá để làm trang sức, hay vừa hộ mệnh vừa trang sức (Quan tâm đến tính thẩm mỹ) thì nên sử dụng đá đã qua xử lý.
    Nhiều người thường có quan niệm cho rằng, xử lý làm giảm giá trị viên đá. Nhưng thực tế thì ngược lại, mọi loại xử lý đều nhằm mục đích tăng giá trị viên đá. Sở dĩ đá đã qua xử lý có giá thành rẻ hơn là do nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng bình thường, giá rẻ hơn nhiều so với hàng tự nhiên hoàn toàn chất lượng cao. Nên dù có cộng thêm chi phí xử lý thì giá thành vẫn rẻ hơn đá tự nhiên hoàn toàn.
    Cần lưu ý rằng, có những loại xử lý không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị viên đá, đá đã qua xử lý có giá xấp xỉ đá tự nhiên hoàn toàn. Có những loại xử lý làm giá thành viên đá giảm nhiều so với đá tự nhiên hoàn toàn:

    • Những xử lý bền vững, được chấp nhận rộng rãi, ít ảnh hưởng đến giá trị đá: Nung nhiệt, chiếu bức xạ, chiếu tia laze
    • Những xử lý tương đối bền vững, được chấp nhận rộng rãi, ít ảnh hưởng đến giá trị đá: Khuếch tán màu, tráng dầu
    • Những xử lý tương đối bền vững, được sử dụng rộng rãi, giá thành rẻ: Phủ thủy tinh
    • Những xử lý không bền vững, giá thành rẻ: Nhuộm màu, che phủ, khuếch tán bề mặt, đá ghép

    Còn tiếp ...
     
  12. myphamhanquoc

    myphamhanquoc Thành viên tích cực

    Tham gia:
    1/10/2009
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    86
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Đánh dấu cho ox đọc các bạn ah
     
    huong177 thích bài này.
  13. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    11. Nguồn gốc (Origin)

    Nguồn gốc đá có liên quan chặt chẽ đến chất lượng của đá. Cùng một loại đá, nhưng tùy thuộc điều kiện địa chất khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau. Trên thị trường đá quý, đôi khi chỉ cần đưa thông tin mỏ khai thác là giá trị viên đá đã tăng lên nhiều lần. Dưới đây là quê hương một số loại đá quý nổi tiếng, nơi cho ra những viên đá chất lượng cao nhất thế giới:
    • Kim cương: Nam Phi
    • Ruby, Sapphire: Mianma, Việt Nam
    • Emerald: Colombia
    • Opal: Úc
    • Jade: Mianma
    • Tourmaline: Paraiba
    • Alexandrite: Nga
    • Ngọc trai: Nhật Bản
    • Citrine: Braxin
    • Ametrine: Bolivia
    • Moldavite: Cộng hòa Séc
    • …


    12. Thị hiếu

    Một yếu tố rất quan trọng nữa ảnh hưởng đến giá trị của đá, đó là thị hiếu của người tiêu dùng. Có những loại đá tuy độ cứng không cao, cũng không quý hiếm, nhưng lại có giá thành cao, do nhu cầu rất lớn từ người tiêu dùng.
    Một ví dụ rất gần gũi, đó là cẩm thạch. Cẩm thạch (bao gồm 2 loại đá là Jadeit và Nephrite) không phải loại đá quá quý hiếm. Độ cứng của cẩm thạch chỉ ngang với thạch anh. Tuy nhiên do thị hiếu sử dụng ngọc đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Hồng Kông … nên ngọc cẩm thạch có giá trị thương mại rất cao và rất được ưa chuộng.
    Một ví dụ khác là thị hiếu sử dụng Ruby của người Ấn Độ. Người Ấn Độ không chỉ coi Ruby là trang sức, mà còn coi đó là loại đá hộ mệnh, biểu tượng của tôn giáo, quyền lực và sức mạnh. Do Ruby đẹp rất quý hiếm và giá thành rất cao, nên để đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường, các loại ruby chất lượng thấp được nhuộm màu với giá thành cực rẻ được sản xuất tràn lan tại Ấn Độ. Loại này tuy chất lượng thấp, rất dễ phai màu, nhưng nhờ thị hiếu của người dân mà được tiêu thụ rất mạnh.

    13. Kết bài

    Thị trường đá quý rất phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như giá cả. Bên cạnh việc trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về đá, khách hàng cũng nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi mua và chọn mua hàng tại những cửa hàng có uy tín, có hiểu biết sâu về đá để đảm bảo quyền lợi của chính bản thân mình.

    Hết
     
    kamingocbienxanh thích.
  14. longhanguyen

    longhanguyen Hotline: 0904331259

    Tham gia:
    2/3/2009
    Bài viết:
    10,111
    Đã được thích:
    869
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Bài viết rất bổ ích, up cho mọi người tham khảo nào ...........................
     
  15. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Hì hì, thanks chị ạ ^^
     
  16. hoa mai vang

    hoa mai vang Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    31/12/2012
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Em đọc để biết thôi , chứ làm sao đọ được với dân trong nghề, hihi
     
  17. huong177

    huong177 Tư vấn Tỳ Hưu, đá hộ mệnh

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    19,951
    Đã được thích:
    3,633
    Điểm thành tích:
    2,163
    Ðề: Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý

    Up để mọi người cùng đọc ^^
     

Chia sẻ trang này