Khác: Bà bầu không nên ăn quả gì?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Cho_Con, 17/7/2009.

  1. Cho_Con

    Cho_Con Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/5/2009
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Bà bầu không nên ăn quả gì?

    Một số loại trái cây phụ nữ mang thai ăn vào có thể bị tăng nhiệt bào thai, gây co bóp tử cung, thậm chí có thể gây khuyết tật bào thai hoặc sẩy thai.


    Quả táo mèo

    Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.

    Quả nhãn

    Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.

    Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sẩy thai, sinh non.

    Khoai tây

    Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

    Rau chân vịt

    Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

    Lạc

    Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.

    Quả đào

    Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

    Đu đủ xanh

    Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc hường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.

    Gừng, ớt

    Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

    Bên cạnh đó, một số loại trái cây rất tốt cho thai phụ đó là:

    Quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin… ăn nhiều táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng người tránh thừa cân, béo phì.


    Quả lựu, đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.
    Quả bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.

    Các loại như dứa, chuối, vải rất tốt nhưng lưu ý với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân vì những loại quả này có hàm lượng đường cao.

    Dưa hấu giúp lợi tiểu nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Cho_Con
    Đang tải...


  2. mẹ cu Kéo

    mẹ cu Kéo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/1/2009
    Bài viết:
    996
    Đã được thích:
    333
    Điểm thành tích:
    153
    Bài của bạn thật là bổ ích. Nhựng bạn cho mình hỏi thêm nguồn của bài viết đăng ở đâu hả bạn? Mình muốn biết đó là theo nghiên cứu của phương Tây hay phương Đông ấy mà. Mình đang uống viên bổ sung vi chất prenatal dành cho bà bầu thì lại thấy trong thành phần có gừng. Mỗi viên có tới 25mg (ngày uống 1 viên), Thuốc nàu của Mỹ. Thế thì không hiểu uống lâu dài có hại gì Ko? Bsỹ đang kê cho mình uống liên tục 2 tháng.
     
  3. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Nên:

    Ăn vừa đủ và đúng lúc

    Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ cần thêm 55.000 calo để cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Con số 55.000 có vẻ nhiều, nhưng nếu chia ra thì trung bình mỗi ngày trong hai quý sau của thai kỳ, bà bầu chỉ cần thêm 300 calo (tương đương với một ly sữa không béo, một lát bánh mì và một quả táo).

    Việc bổ sung calo không quan trọng trong quý đầu vì thời gian này, dù bạn có ăn thêm bao nhiêu thì kích thước của em bé cũng không lớn hơn một hạt đậu. Ngược lại, việc bổ sung thêm vitamin và khoáng chất lại vô cùng cần thiết.

    Vì vậy, trong thời gian mang thai, bạn nên ăn nhiều các loại hoa quả có màu sặc sỡ, rau, đậu, ngũ cốc nguyên cám và sữa không béo.

    Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi

    Canxi giúp cứng xương cho bé và ngăn ngừa mất xương cho mẹ. Nó còn giúp phòng chống cao huyết áp do mang thai và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cơ bắp.

    Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần tối thiểu 1000mg canxi. Để đáp ứng đủ con số này, bạn nên uống 3 ly sữa không béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.

    Uống đủ nước

    Cung cấp cho cơ thể đủ nước là việc làm quan trọng trong thời gian mang thai để chống táo bón và tăng lượng máu, phương tiện vận chuyển ôxi và dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên uống một ly nước trong thời gian giữa các bữa ăn chính và phụ. Ngoài ra, nên uống thêm các loại đồ uống bổ dưỡng, đặc biệt là nước hoa quả và sữa.

    Chú ý đến các thực phẩm nhiều chất sắt

    Các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà không da, cá, đậu… là nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn. Sắt có vai trò then chốt trong việc duy trì đủ lượng ôxi cung cấp cho thai nhi, đảm bảo sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ và phòng ngừa sinh non.

    Thế nhưng, nó cũng là một trong những chất khó cung cấp đủ cho cơ thể nhất. Lời khuyên dành cho các bà mẹ mang thai là ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt được nấu trong xoong, nồi gang và uống thêm viên sắt bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Không nên:

    Bỏ qua các món hải sản

    Ai cũng biết cá biển là thực phẩm chứa nhiều chất béo omaga 3, cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé. Mẹ khi mang thai ăn nhiều thức ăn giàu omega 3, đặc biệt là DHA (97% omega 3 ở não là DHA) thì con sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn khi trưởng thành. Omega 3 còn giúp ngăn ngừa sinh non.

    Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, cá biển bị ô nhiễm thủy ngân, một kim loại độc ảnh hưởng đến thần kinh. Thông tin này khiến nhiều bà mẹ hoang mang và tẩy chay cá biển cũng như các loại hải sản nói chung.

    Thực ra, làm như vậy sẽ khiến em bé bị thiệt thòi vì không được cung cấp đủ DHA. Để hạn chế nhiễm độc thủy ngân từ cá biển, chỉ cần ăn không quá 350gr một tuần và nên tránh ăn một số loại như cá nhám, cá kiếm, cá thu và cá đầu vuông chứ không nên loại bỏ hoàn toàn cá và các loại hải sản khác khỏi bữa ăn hàng ngày.

    Tăng cân quá nhiều

    Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, thai lưu, sinh quá non hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, tăng cân nhiều còn khiến mẹ bị béo phì sau khi sinh.

    Trọng lượng tăng thêm tối ưu đối của phụ nữ mang thai phụ thuộc vào thể trạng và cân nặng lúc bình thường của mỗi người. Nhìn chung, mức tăng trung bình thường từ 11kg đến không quá 16kg. Những người vốn đã dư cân thì khi mang thai không nên tăng quá từ 7 đến 11kg. Những người gầy, nhẹ cân thì cần tăng thêm từ 13 đến 18kg, tùy theo chiều cao.

    Thời gian tăng cân cũng là một tiêu chí để đánh giá sức khỏe của bà mẹ mang thai. Trong quý đầu, chỉ cần tăng nhẹ từ 1 đến 2kg (có thể tăng nhiều hơn cao, gầy hoặc hoạt động nhiều và tăng ít hơn nếu bạn vốn đã dư cân, thấp, hoặc ít đi lại). Trong hai quý sau, bạn nên tăng thêm từ 350 đến 450gr mỗi tuần. Nếu tăng cân nhiều và đột ngột, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
     
  4. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Long nhãn, cùi mềm mịn, màu trắng như sữa lại mọng nước, vị ngọt như mật, là loại hoa quả tươi rất được ưa chuộng. Quả nhãn tròn xoe như mắt con "rồng" nên người ta gọi là long nhãn.

    Theo ghi chép cổ của đông y, long nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt. Do long nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.

    Vậy vì sao phụ nữ có thai lại phải kiêng, không ăn long nhãn? Sở dĩ như vậy là do phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.

    Trong dân gian, có những phụ nữ có thai, trước khi sinh nở uống nước long nhãn, đó chủ yếu là những phụ nữ mang thai có thể chất yếu. Vì khi sinh nở phải tiêu hao thể lực khá lớn. Phụ nữ mang thai có thể lực yếu, khi sắp "ở cữ" thường dễ xuất hiện tay chân mềm nhũn bất lực, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi. Cho họ uống một bát nước long nhãn có khí nóng bốc lên, vừa thơm vừa ngon, sẽ rất có lợi cho việc tăng cường thể lực, ổn định tinh thần, giúp cho việc sinh nở tốt hơn. Đương nhiên, những phụ nữ mang thai có thể lực tốt thì không nhất thiết phải uống một bát nước long nhãn.

    Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.

    Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.

    Theo Tri thức trẻ
     
  5. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Phụ nữ có thai không nên dùng cảm xuyên hương
    Phụ nữ có thai không nên dùng cảm xuyên hương
    [​IMG]

    Gần đây, rất nhiều người dân đã bày tỏ sự quan tâm và bức xúc về việc sản phẩm thuốc Cảm xuyên hương (CXH) do Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái sản xuất in chỉ định ngay trên vỏ bao bì: “Thuốc này có thể dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú”.

    Điều đáng nói là, dù chưa có cơ quan nào kiểm nghiệm, đánh giá về điều ấy, nhưng sản phẩm vẫn được cấp giấy phép và lưu hành phổ biến trên thị trường.

    Tại buổi tọa đàm “CXH có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú? do Báo Khoa học & Đời sống tổ chức ngày 11/4, ThS. Nguyễn Văn Quân - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam đã bức xúc: “Nếu thuốc CXH Yên Bái dùng được cho phụ nữ có thai thì đó sẽ là điều kỳ diệu trên thế giới”.

    Theo ThS. Nguyễn Văn Quân, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai phải có kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng, lâu dài và mang tính đạo đức cao.

    Hiện nay trên thị trường, các loại thuốc có thành phần giống hệt CXH Yên Bái như Nang cảm cúm của Haipharco, Viên cảm cúm của Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Ninh, Hà Nội... nhưng đều khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai.

    Hơn nữa, từ xưa tới nay chưa có một nghiên cứu nào đối với nhóm thuốc CXH sử dụng cho trường hợp phụ nữ mang thai trên lâm sàng nên nếu mạo hiểm sử dụng những thuốc này dễ xảy ra những biến cố đáng tiếc.

    TS. Trần Hòa Bình, trường ĐH Dược Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm rằng: “Tôi thực sự lo ngại khi thấy khuyến cáo CXH dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú”.

    Bởi trong sản phẩm thuốc này có 6 vị (xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế nhục, gừng, cam thảo bắc) thì có đến 5 vị gây cay ôn, làm tăng sinh năng lượng, làm nóng cơ thể, lại cộng với thể trạng của phụ nữ mang thai vốn đã nóng (tăng lưu lượng máu 30%, tăng lưu lượng tim 30 - 40% so với phụ nữ bình thường), do đó rất dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam phân tích, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu rất nhạy cảm với phản ứng của thuốc.

    Nếu sử dụng CXH cho phụ nữ có thai mắc cảm hàn thì không sao, hay cũng có thể dùng CXH cho phụ nữ cho con bú được. Nhưng nếu phụ nữ đang mang thai bị cảm nhiệt thì không nên dùng CXH, vì có thể làm chết lưu thai nhi.

    Ông Hướng bày tỏ thắc mắc về việc tại sao thuốc in chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai ngay trên vỏ hộp thuốc mà vẫn được cấp giấy phép sản xuất, lưu hành.

    Về phía nhà sản xuất, ông Hy Văn Lạng - Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái chỉ trả lời rằng, hiện thuốc đã được bán rộng rãi trên thị trường nhưng vẫn chưa có một phản ứng, hay báo cáo, đánh giá gì về những phản ứng của thuốc gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ mang thai.

    Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=45175#ixzz0LUL9dHPx
     
    87mebin thích bài này.
  6. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Phụ nữ có thai không nên đi xe máy

    Khi di chuyển bằng bất cứ phương tiện nào, phụ nữ có thai đều phải rất thận trọng. Đặc biệt, nên tránh đi xe máy vì dễ bị mất thăng bằng và ngã.

    Ở nhà suốt 9 tháng 10 ngày chưa hẳn đã tốt mà còn là một tress (căng thẳng thần kinh) với thai phụ. Ảnh hưởng của những chuyến du lịch xa như thế nào đến thai nghén còn phụ thuộc vào sự lựa chọn phương tiện di chuyển và sự thận trọng của họ.

    Theo các chuyên gia, ngay cả với người bình thường, việc đi xe máy 2 bánh có động cơ đã nguy hiểm hơn đi xe đạp và cả ôtô. Với phụ nữ có thai, đi xe máy càng nguy hiểm hơn nữa vì bụng to, có thể khó giữ thăng bằng. Cần nhớ rằng trên chiếc xe máy không phải chỉ có mình bạn mà còn có cả thai nhi, nếu ngã thì cả hai đều có thể bị tổn thương.

    Các phương tiện khác tuy ít nguy hiểm hơn nhưng khi sử dụng chúng, thai phụ cũng cần chú ý:

    Di chuyển bằng máy bay: Phụ nữ có thai đi xa bằng đường hàng không là chuyện hoàn toàn bình thường và đôi khi không thể tránh. Trước đây khi ngành hàng không mới bắt đầu có những chuyến bay dân dụng, người ta lo ngại sự thay đổi áp lực không khí trong khoang máy bay và việc phơi nhiễm bức xạ ở độ cao có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai. Nhưng ngày nay, áp lực không khí trong khoang máy bay không thay đổi nhiều và việc phơi nhiễm với bức xạ cũng không còn đáng lo ngại. Vì vậy, Hội Các nhà sản phụ khoa Mỹ cho rằng đi máy bay không có hại cho thai phụ và thai nhi. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ cũng cho rằng thai nghén là trạng thái sinh lý bình thường. Phụ nữ có thai chỉ cần thận trọng khi đi những chuyến bay dài và quan tâm đến chất lượng dịch vụ y tế ở nơi đến cũng như những nơi quá cảnh.

    Ngày nay, sau hàng triệu chuyến bay của hàng không dân dụng, người ta biết rõ rằng đi máy bay không gây ra nguy cơ gì cho phụ nữ có thai khỏe mạnh. Sự giảm áp lực trong khoang máy bay (được duy trì ở mức tương đương với độ cao 5.000-8.000 bộ hoặc 1.524-2.438 m) ảnh hưởng một cách tối thiểu đến sự sử dụng ôxy của thai.

    Những thai phụ bị thiếu máu nặng (huyết sắc tố dưới 0,5 g/dL), bị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, có bệnh sử bị viêm tắc tĩnh mạch hoặc có vấn đề về nhau thai là những chống chỉ định tương đối với đi máy bay. Tuy nhiên, có thể chỉ cần được bổ sung ôxy trước khi đi hoặc nhân viên hàng không được báo trước để mang theo bình ôxy. Mỗi hãng hàng không có quy định riêng với hành khách mang thai, vậy tốt nhất vẫn là báo trước cho hãng hàng không đó biết tình trạng có thai của mình khi đặt vé vì có thể phải hoàn thành một vài thủ tục y tế.

    Những chuyến bay trong nước thường cho phép phụ nữ có thai tới 36 tuần lên máy bay; nhưng chuyến bay quốc tế có thể không cho phụ nữ có thai sau 32 tuần. Cũng không nên đi máy bay khi chỉ còn vài tuần là đến ngày sinh như dự kiến và trong vòng 7 ngày sau sinh. Khi đi, cần luôn mang theo mọi giấy tờ liên quan đến thai nghén, bệnh tật và phải nhớ ngày dự sinh.

    Nghẽn tắc mạch (có cục máu đông) là một nguy cơ thực sự của thai nghén, nhất là khi đi máy bay đường dài. Vì vậy nên các thầy thuốc thường khuyên phụ nữ có thai thỉnh thoảng đứng dậy đi lại (sau từ 30 phút đến 2 giờ) nếu chuyến bay đang bình thường và luôn co duỗi cổ chân để phòng viêm tĩnh mạch và tránh bị phù nề chi dưới.

    Di chuyển bằng ôtô: Nếu đi ôtô, thắt lưng an toàn cần luôn quàng qua vùng tiểu khung nghĩa là qua hông chứ không qua bụng. Tốt nhất là đùi và vai không bị di chuyển khi xe bị va đập. Trong hầu hết các tai nạn, thai nhi phục hồi nhanh sau khi bị áp lực của thắt lưng an toàn. Tuy nhiên, dù sau những chấn thương có vẻ nhẹ, bình thường cũng nên được bác sĩ sản khoa kiểm tra lại tình trạng thai.

    Cứ 2 tiếng một lần nên dừng xe để thư giãn hoặc đi vệ sinh, đi tiểu để bàng quang không quá căng, đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu; Nên đi giầy gót thấp, mặc quần áo thoáng, rộng nhất là về mùa hè cần uống đủ nước, mang theo gối để đỡ lưng.

    Di chuyển bằng tàu hỏa: Xe lửa ngày nay có lẽ cũng an toàn không kém ôtô hay máy bay và mọi yêu cầu giữ sức khỏe cho phụ nữ có thai cũng tương tự những phương tiện trên.

    Những điều lưu ý cho phụ nữ có thai trước mỗi chuyến đi

    Cần biết chắc thai nghén đang trong trạng thái bình thường. Tuần thứ 14-24 là thời gian tốt nhất để đi du lịch vì tình trạng buồn nôn, nôn và mỏi mệt đã giảm hoặc đã hết, nguy cơ dễ bị sẩy thai cũng đã qua và chưa đến lúc dễ bị sinh non. Hơn nữa, trong thời gian này thai phụ cảm thấy khỏe khoắn nhất. Phụ nữ có thai ở 25-36 tuần không nên đi xa quá 500 km vì có thể gặp khó khăn về chăm sóc y tế nếu chẳng may xảy ra những sự cố như cao huyết áp, viêm tĩnh mạch, chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, thầy thuốc sẽ quyết định.

    Cần tìm hiểu trước về chế độ bảo hiểm và dịch vụ y tế ở nơi sắp đến. Những sự cố có thể gặp: mỏi mệt, ợ nóng, khó tiêu, táo bón, xuất tiết âm đạo, chuột rút ở chân, tiểu rắt nhiều, trĩ. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng cần được chăm sóc khẩn cấp là chảy máu âm đạo, có máu cục, đau bụng hay có cơn co tử cung, vỡ màng ối, phù nặng ở chi dưới, nhức đầu, rối loạn thị lực.

    Tiêu chảy là bệnh cần cảnh giác vì khiến cơ thể mất nước dễ dẫn đến giảm lưu lượng máu tới nhau, do đó ảnh hưởng đến thai. Cần uống nước đã đun sôi, không dùng dài hạn hệ thống lọc nước có chứa chất iốt. Viên iốt có thể được dùng cho cuộc đi du lịch ngắn hạn chỉ kéo dài vài tuần. Chỉ ăn thịt đã nấu chín và uống sữa đã khử trùng, tránh ăn rau sống để phòng ngừa nhiễm toxoplasma và listeria (bệnh do ký sinh trùng gây ra) - những bệnh có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai. Nên uống nhiều nước, không dùng loại thuốc có bismuth vì có thể có nguy cơ làm cho thai bị chảy máu và có dị tật. Loại kháng sinh uống thế hệ 3 cephalosporin là sự lựa chọn tốt nhất nếu cần phải dùng kháng sinh.

    Khi thai phụ đi du lịch, có thể phải bổ sung và thay thế một số thuốc vẫn thường có. Nên mang phấn talc, ống đo thân nhiệt (nhiệt kế), nước uống, đa sinh tố, thuốc chống nấm khi bị viêm âm đạo do nấm, kem bảo vệ da có độ SPF cao. Nên mang theo cả máy đo huyết áp và que thử nước tiểu để kiểm tra protein và glucoza niệu; 2 thứ này nhằm phòng ngừa biến đổi nặng khi có thai vào những tháng cuối.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  7. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Đó là lời khuyên của các nhà khoa học Australia, sau khi họ phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều rau củ, đặc biệt là khoai tây, có thể khiến đứa trẻ sau này dễ bị mắc bệnh tiểu đường type 1.

    Thủ phạm chính là một độc tố có tên là Bafilomycin gây bệnh vẩy nấm thông thường ở các loại rau củ, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Monash khẳng định. Chất này gây tổn thương cho tuyến tụy của bào thai và "châm ngòi" cho sự phát triển bệnh tiểu đường type 1 sau này. Điều đáng lo ngại là Bafilomycin không bị phân huỷ trong khâu chế biến.

    Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm trên chuột và nhận thấy, 100% những con có mẹ được cho ăn chất Bafilomycin khi mang thai đều mắc các bệnh tiểu đường sau 20 tuần tuổi. "Điều này chứng tỏ mầm bệnh đã xuất hiện từ trong bào thai. Vì thế, lời khuyên cho các thai phụ ở đây là hãy thận trọng khi ăn rau củ nếu trong gia đình có tiền sử về bệnh tiểu đường", tiến sĩ Paul Zimmet, trưởng nhóm, nhận định.

    Ở Australia, nhóm bệnh tiểu đường type 1, hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, có ảnh hưởng tới 15% dân số. Bệnh phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi 5-7 và tuổi dậy thì.

    Mỹ Linh (theo Healthday)
     
  8. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Đội ngũ khoa học gia thuộc khoa Y, Đại học Havard (Mỹ) phát hiện phụ nữ ăn cá trong thời gian mang thai có thể giúp tăng cường khả năng nhận thức của trẻ trong bụng mẹ.

    Đây là kết luận rút ra sau khi các nhà khoa học tiến hành khảo sát khả năng nhận thức của những trẻ mới 6 tháng tuổi và so sánh số lượng cá mà các bà mẹ đã ăn trong thời gian mang thai. Axít béo n-3 polyunsaturated và những chất dinh dưỡng khác trong cá có thể đóng vai trò chủ yếu cho sự phát triển các dây thần kinh nhận thức ở trẻ. Cá hồi, cá ngừ đóng hộp và cá mòi là những loại cá rất tốt cho thai phụ do chúng có nhiều axít n-3 và hàm lượng thủy ngân thấp. (Healthday)
     
  9. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Người có thai nên uống cà phê hay không?

    (ANTĐ) - Tôi đang có thai, có người khuyên nên uống cà phê để giải độc và sảng khoái, có người lại khuyên không nên uống cà phê khi có thai, dễ gây sảy thai. Xin được giải thích và có lời khuyên.

    Lê Thị Mai (Mỹ Đình II, Từ Liêm, Hà Nội)

    Cà phê là một thứ nước uống được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Từ lâu người ta đã sử dụng cà phê và cũng đã nghiên cứu rất kỹ về thành phần, tác dụng có lợi và những mặt có hại của cà phê.

    Hoạt chất chính trong cà phê là cafein, cà phê không có tác dụng giải độc mà nó là một chất kích thích có hiệu quả đối với thần kinh trung ương. Cà phê cũng làm tăng huyết áp cho nên đối với những người huyết áp thấp uống cà phê sẽ thấy đỡ mệt mỏi.

    Nhưng nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến khó ngủ, tay chân run rẩy, nhịp tim tăng, mạch không đều gây cảm giác khó chịu mệt mỏi, nôn nao.

    Riêng đối với phụ nữ có thai, các kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mỗi ngày uống từ 2 tách cà phê trở nên sẽ có hại cho thai nhi, nếu uống nhiều hơn nữa sẽ dẫn tới khả năng sinh con có khuyết tật, nhất là dị dạng bẩm sinh ở các chi.

    Có nhiều trường hợp cho thấy phụ nữ mang thai uống nhiều cà phê sẽ dẫn đến xảy thai. ở một số nước, đối với phụ nữ có thai người ta khuyên không nên uống cà phê.

    Lương y Vũ Quốc Trung
     
  10. Cho_Con

    Cho_Con Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/5/2009
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn ơi mình đọc được trên mạng thấy hay và bổ ích cho những bà mẹ mang thai như mình nên mình post lên để chia sẽ. Nếu như bs đã kê đơn cho bạn như vậy thì mình nghĩ bs cũng đã cân nhắc rồi, nên bạn cũng nên yên tâm đi nhe. Chúc bạn và bé khỏe nha.
     
    mẹ cu Kéo thích bài này.
  11. Mẹ Cún Vịt

    Mẹ Cún Vịt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/6/2009
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    Không nên ăn có nghĩa là không nên ăn nhiều thôi bạn ạ, chứ một ít thì có vấn đề gì đâu. nếu kể ra thì cái gì cũng không nên ăn nhiều cả. Mình cũng ăn đào, nhãn, gừng hành, cả nộm đu đủ (một ít) sinh cả hai bé đều mạnh khỏe chả sao cả. Đừng sợ hãi quá là được, cũng chỉ là bài thuốc dân gian thôi.
     
  12. mphuong2007

    mphuong2007 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Mình rất đồng ý với bạn , nhiều khi nói thức ăn này không tốt cho thai nhi , có nghĩa là ăn nhiều , dùng kéo dài thì không tốt < Kinh nghiệm của mình là khi có thai và sinh em bé, không kiêng ăn một món nào , cũng không ăn nhất đình 1 món nào liên tục , ( chỉ có sữa bầu là uống liên tục) . nên cả mẹ và con đều khỏe .
     
  13. tammao86

    tammao86 Thành viên mới

    Tham gia:
    19/7/2011
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bà bầu không nên ăn quả gì?

    bài viết bổ ích quá. hì hì. e đánh dấu để tiện theo dõi :)
     
  14. cindyvn

    cindyvn CubiMart- Make mum life easier

    Tham gia:
    24/11/2012
    Bài viết:
    5,069
    Đã được thích:
    1,000
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bà bầu không nên ăn quả gì?

    nước quả dâu tằm ngâm đường thì mẹ bầu có uống được không các mẹ ơi
     
  15. ngochuong202

    ngochuong202 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/10/2011
    Bài viết:
    1,192
    Đã được thích:
    301
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Bà bầu không nên ăn quả gì?

    Không nên ăn hồng nhé vì thấy bảo có chất ko tốt cho thai nhi.
    còn thì chén được tuốt
     
  16. duytank4

    duytank4 Banned

    Tham gia:
    4/4/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Bà bầu không nên ăn quả gì?

    ko ăn hồng ah bạn. tại sao thế
     
  17. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bà bầu không nên ăn quả gì?

    Mình chỉ nghe 3 tháng đầu o nên ăn đào hay ăn đu đủ chứ mấy quả kia có gì mà phải kiêng khem mn nhỉ
     

Chia sẻ trang này