Thông tin: Chữa hen miễn phí - Các bài thuốc về Tai - Mũi - Họng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi tunglam0983, 18/6/2012.

  1. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Bài viết Lâm chia thành các phần như sau để mọi người tiện theo dõi:
    I. Chữa hen - suyễn
    II.Viêm tiểu phế quản
    III. Mũi - Họng - Tai
    1. Nguyên tắc chung
    2. Mũi
    3. Họng
    4. Tai
    IV. Bệnh khác
    1. Mồ hôi trộm
    2. Nhiệt miệng
    3. Suy dinh dưỡng
    4. Cải thiện sức khỏe hệ hô hấp
    5. Viêm xoang
    6. Đi ngoài phân sống


    I. Chữa hen - suyễn:

    Ông nội mình là y sĩ quân đội đã ra chiến trường nên học được nhiều bài thuốc quý từ người dân tộc. Hiện tại, mình đã được truyền lại một đơn thuốc chữa viêm VA, hen suyễn trẻ em. Mình chữa miễn phí cho các bé.
    Các mẹ gửi cho mình thông tin chi tiết về bệnh của bé (các triệu chứng; lần đầu mắc bệnh khi nào và đã bị trong bao lâu) để mình dễ tăng giảm liều lượng thuốc cho phù hợp.
    Một đợt chữa hen khoảng 5 ngày từ lúc bé lên cơn. Sau gần 1 năm chữa cho các bé thì bản thân mình thấy bé nào hợp thuốc uống tới ngày thứ 2 là đỡ và cũng chỉ cần uống 1 liều là được, rất ít bé dùng đến liều thứ 2. Nhiều mẹ thắc mắc bé uống xong vẫn còn khò khừ nhưng sau khi hỏi rõ thì do bé chưa tống hết đờm ra chứ không phải là do bị phù nề hệ hô hấp, sau khi long hết đờm thì không bị lại nữa.
    Cách uống: mỗi liều thuốc đều có hướng dẫn đi kèm.
    Thuốc chia làm 5 phần đều nhau (tương đối).
    Mỗi ngày cho bé uống theo công thức sau: 01 thìa cafe mật ong + 01 thìa cafe nước sôi để nguội + 01 phần thuốc. (Mật ong và nước cho bé dễ uống).
    Công thức này chỉ dành cho bé từ 1 tuổi trở lên, bé dưới 01 tuổi dùng đường phèn hoặc nước dừa thay thế nhé do mật ong không nên dùng cho bé dưới 01 tuổi.
    Uống trước 5h chiều. (do các bé thường hen nặng hơn vào tối và đêm nên cần uống trước để thuốc kịp ngấm và cắt cơn).
    Cách bảo quản thuốc: các mẹ cho thuốc vào tủ lạnh để không bị ẩm nhé.

    Có một số bài chữa hen cấp tính (cắt cơn nhưng không chữa dứt điểm) mình tìm được mà các mẹ có thể áp dụng cho bé như sau:
    Bài 1: Lá hẹ 50g sắc với 200ml nước, cô lại còn 50ml. Uống trong ngày sẽ dịu cơn hen ngay. Cũng có thể dùng 50g lá hẹ hấp với 50g đường phèn và lấy nước uống nhé.
    Bài 2: dùng cho trẻ trên 2 tuổi: 100 ml nước ấm + 2 thìa mật ong + 1 thìa nước gừng tươi trộn lẫn, uống khi lên cơn hen.
    Bài 3: dùng cho trẻ trên 2 tuổi: 5ml tỏi pha với 100ml nước ấm, uống khi lên cơn hen.
    Bài 4: dùng cho trẻ trên 1 tuổi: (chữa hen phế quản): sung tươi rửa sạch 10 quả - 50g hoặc hơn tùy điều kiện có nhiều hay ít, giã nát chắt lấy nước uống hàng ngày.

    Hen suyễn là một bệnh thường gặp – có hơn 300 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh hen suyễn, trong đó có hơn 30% là trẻ em. Nếu không được điều trị thích hợp, người bị hen suyễn có thể phải nghỉ làm, giới hạn vận động hoặc thậm chí phải điều trị cấp cứu hay nhập viện.
    Triệu chứng bệnh ở trẻ em:
    1. Ho
    Bé mắc hen suyễn thường bị ho liên tục. Cơn ho có triệu chứng bùng phát vào buổi tối hoặc sau khi bé tham gia một hoạt động nào đó (cười đùa hoặc bò). Ho do bị hen khác với ho thông thường với những đặc trưng: ngắn và rít, cơn ho thường không kèm theo đờm dãi; bé phải gắng sức khi ho như thể đang bị thiếu oxy.

    2. Thở ngắn và khó thở
    Bình thường, sau khi hoạt động như vui chơi, chạy nhảy, bé sẽ thở ngắn nhưng nếu việc thở ngắn, khó thở ở bé diễn ra ở cấp độ nặng hơn thì có thể bé đang bị hen. Ngoài ra, hơi thở của bé mắc hen sẽ gấp gáp, nặng nề, phần vai chuyển động mạnh trong mỗi nhịp thở.

    3. Thở khò khè
    Dấu hiệu đặc trưng là mỗi nhịp thở, bé phát ra âm thanh đều đều; thậm chí, bạn còn nghe rõ mỗi lần bé hít vào – thở ra và có cảm giác bé bị co khít ở cổ họng.
    ST- hensuyen.com

    Bài thuốc trị bệnh Suyễn (kể cả suyễn lâu năm):
    Trường hợp của cháu theo đông y gọi là Suyễn thì phù hợp hơn là Hen. Phân biệt ở đây là Suyễn thì lúc nào ho mới bị thở rút lên, còn Hen thì thường xuyên lúc nào cùng khò khè ở cổ, nhiều khi bị khó thở.
    Chị làm theo bài thuốc sau nhé:
    Tên vị thuốc chính là La Bặc Tử (Hạt củ cải trắng). Chị có thể check lại google cho yên tâm về tính an toàn của vị thuốc này.
    Bước 1: Chị có thể ra tiệm bán hạt giống cây trồng (nếu ở Hà Nội thì ra chỗ Phạm Ngọc Thạch - Gống Cây Trồng Trung Ương). Mua lấy độ 1 lạng hạt về dùng là đủ.
    Bước 2: Mua về chị bỏ vào nồi rửa qua để bỏ hết hạt lép, hạt hỏng ra ngoài (bọn này sẽ tự nổi lên trên). Sau đó vớt hạt tốt ra phơi khô, có thể phơi trên cái vải màn hoặc khăn xô.
    Bước 3: Tiếp theo, chị bỏ vào chảo sao vàng lên (lúc nào ngửi thấy mùi hạt cháy là được). Công đoạn này sẽ giúp tiêu hết các loại vi khuẩn nếu có.
    Bước 4: Chị nghiền nát hạt cải ra (bỏ vào tờ giấy A4, gấp gọn lại) rồi lấy cái chai hoặc cái cốc tròn mặt mịn mà nghiền nát ra.
    Bước 5: Chị lấy mật ong tốt (lấy 1 giọt mật ong nhỏ vào cốc nước mà không bị tan ra là mật dùng được) pha với hạt cải đã nghiền nát tạo thành dung dịch mật ong cải và viên thành từng hạt ngô nhé. (tỷ lệ mật và hạt cải là 1/2 hoặc lệch một chút, cái này tùy vào cách nghiền hạt và loại mật, miễn sao khi chị viên lại thành viên thì nó không bị dính mà vẫn khô).
    Bước 6: bảo quản, chị cho vào lọ sạch và cất trong tủ lạnh.
    Bước 7: cho bé uống, mỗi ngày 20 viên nhé. Hiện tại bé đang ho và khó thở nên chị cho bé uống vào buổi sáng 10 viên. Khi nào bé ho thì lại cho uống thêm 5 viên ngay khi dứt 1 đợt ho. Nhưng tổng lượng trong ngày không quá 30 viên nhé. :).
    Khi nào hết rồi thì không phải uống nữa. Bao giờ lên cơn suyễn lại uống, nhưng tần suất bị ho sẽ giảm dần và xa dần. Thường thì sau 3, 4 đợt nữa bé sẽ hết Suyễn chị ạ.
    Chúc bé mau khỏi bệnh.
    Bài này cũng dùng cho người lớn bị Suyễn lâu năm nhưng liều dùng là 40 viên / ngày.

    Tốt nhất là phòng bệnh để bé không bị bằng cách xúc miệng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày sáng tối.
    Tham khảo chi tiết từ mẹ Lienthanhquyet:
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/731947-Mẹo-nhỏ-ngừa-viêm-họng-cho-bé-vừa-rẻ-tiền-mà-rất-hay

    Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo các hội chuyên về hen để có thêm thông tin hữu ích về việc phòng bệnh.
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/585847-Chia-sẻ-kinh-nghiệm-chữa-hen-dự-phòng-hen-cho-con

    Bài thuốc trị bệnh hen Suyễn (cho người lớn):
    Dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1-2 lần 100ml, điều trị trong 2-3 tháng.
    Nguồn: http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/B/BeoCai.htm&key=&char=B


    II. Viêm tiểu phế quản:

    Viêm tiểu phế quản:
    Nguồn: http://www.tinmoi.vn/phong-va-tri-viem-tieu-phe-quan-o-tre-nho-01860694.html
    Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.
    Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân, có thể xuất hiện lẻ tẻ, đôi khi thành dịch. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.

    Trẻ nào dễ mắc bệnh?
    Tác nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do các virut như: virut hợp bào hô hấp (VRS), chiếm 30 - 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.
    Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.
    Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, chật chội, hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.

    Dấu hiệu để nhận biết
    Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3 - 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.
    Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Cá biệt có một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn.
    Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước Âu - Mỹ vì bệnh có khả năng trở thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản hằng năm. Ở Việt Nam, theo một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đây cũng là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, với một con số ước tính khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp.

    Biến chứng nào có thể xảy ra?
    Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi - trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.
    Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.

    Điều trị và phòng bện
    Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà: tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
    Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái... hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
    Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
    Tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ bệnh khác. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp). Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
    Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

    Với trường hợp viêm tiểu phế quản của trẻ nhỏ các mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu bé không bị sốt nặng hay tím tái. Chúng ta hãy bình tĩnh xử lý bằng những bài thuốc đơn giản ở phía trên như Nước muối sinh lý tỏi để giúp thông mũi; củ cải trắng với đường phèn để giúp long đờm và quan trọng nhất là làm thoáng, sạch môi trường sống quanh bé. Việc dùng nước ép hành tây nấu chín cũng là lựa chọn thích hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Không nên dùng mật ong trong trường hợp này.

    Cách chữa viêm tiểu phế quản mà mẹ Shmily0184 đã áp dụng thành công cho con:
    Viêm tiểu phế quản: Qua nhiều bằng chứng khoa học người ta nhận thấy viêm TPQ và hen suyễn có liên hệ mật thiết với nhau. Ít nhất 30% trẻ bị viêm TPQ sẽ diễn tiến thành suyễn. Khả năng này càng cao nếu có tiền căn dị ứng hay hen suyễn trong gia đình, trẻ là con trai; có tình trạng hít khói thuốc lá thụ động rong nhà; trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh...
    ST - Vietphapphar.com

    Có một vấn đề mà các mẹ cũng nên biết là Viêm tiểu phế quản, Viêm phế quản chủ yếu do vi rút gây ra, nên việc dùng kháng sinh đương nhiên là hiệu quả thấp do kháng sinh chủ yếu để diệt vi khuẩn. Đấy là lý do tại sao các mẹ cho bé đi khám bác sĩ mà uống thuốc mấy hôm cũng không khỏi. Những trường hợp khỏi là do những phương pháp kê bổ sung kèm theo như hút dịch nhầy hay làm giãn cơ phổi. Vì vậy, các mẹ cho bé đi khám cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê đơn. Hơn nữa, dùng kháng sinh còn có tác dụng xấu là tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh, từ đó làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và làm hại hệ tiêu hóa của bé.
    Nếu bắt buộc phải dùng kháng sinh do bác sĩ kê, các mẹ nên tham khảo thông tin về các loại kháng sinh do mẹ ku Đậu viết để yên tâm hơn:
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/525468-Cách-sử-dụng-kháng-sinh-đúng-cách-cho-trẻ-đôi-điều-cha-mẹ-nên-biết

    Bài thuốc chữa viêm phế quản (cấp tính và mãn tính): do ông Nguyễn Ngọc Cầu (Quảng Bình) phổ biến. Lâm đã kiểm tra lại công dụng của lá trầu và nhận thấy đây cũng là một bài thuốc rất tốt để chia sẻ với các mẹ có con bị viêm phế quản; viêm tiểu phế quản.
    Bài 1: Lá trầu và mật ong
    Trầu 10 lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát ăn cơm, giã nhuyễn, cho nước sôi vào ngập 3/4 bát, ngâm trong 20 phút, sau đó dùng tay sạch vò và vắt cho kiệt lá trầu để chất thuốc ra hết trong nước. Gạn nước trầu qua lớp màn mỏng, cho 3-4 thìa canh mật ong, trộn đều để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kéo dài 8-10 ngày, ngừng khoảng 1 tháng rồi uống lại nếu cần. Ngoài ra, vào các buổi tối, có thể hơ nóng lá trầu rồi dán vào ngực khi ngủ.
    Bài 2: Lá trầu và gừng

    Trầu 10 lá thái nhỏ, gừng 5 lát, tất cả cho vào bát giã nhuyễn, cho nước sôi ngập 3/4 bát, ngâm 20 phút, sau đó vò lá trầu rồi vắt hết nước thuốc, gạn để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kép dài 5-6 ngày, ngừng trên 1 tháng rồi uống lại nếu cần.
    Áp dụng bài thuốc này khi đã dùng bài 1 khoảng 5 ngày mà chưa có biến chuyển.
    Bài 3: Lá trầu và hạt nén (còn gọi là củ nén)
    Trầu 10 lá thái nhỏ, hạt nén 2-4 hạt. Các bước bào chế và sử dụng được thực hiện như ở bài 2.
    Áp dụng bài thuốc này nếu đã dùng bài 2 khoảng 3 ngày mà không có biến chuyển.

    Lưu ý:

    Cả 3 bài thuốc trên đều dùng được cho trẻ em, nhưng phải dùng từng bài một, liều lượng chỉ bằng 1/4 đến một nửa so với người lớn. Ở bài 2 và 3, có thể thêm chút đường cho trẻ dễ uống. Khi áp dụng bài 2 và 3, nếu thấy khó chịu (do đường tiêu hóa kém) thì chỉ nên dùng 3 ngày rồi tạm dừng lại, 3 ngày sau nếu thấy bình thường thì dùng tiếp 2-3 ngày nữa. Không được pha lẫn mật ong với hạt nén vì hai vị này khắc nhau. Dùng các bài thuốc trên kết hợp với thở sâu, thể dục thường xuyên vào buổi sáng và đi bộ hằng ngày.

    Ông Nguyễn Ngọc Cầu đã dùng bài 1, kết quả là sau 4-5 ngày, bệnh giảm một nửa; sau 10 ngày, bệnh khỏi hẳn; đến nay đã hai năm mà bệnh không tái phát. Những người thân của ông đã dùng bài 2, 3 và cũng có kết quả tương tự.
    Nguồn: http://3tpharma.com.vn/14569/cac-phuong-phap-dieu-tri-viem-phe-quan-man-tinh/


    III. Mũi - Họng - Tai:

    Lâm viết là Mũi - Họng - Tai chứ không viết theo thói quen là Tai - Mũi - Họng bởi vì thường trẻ viêm mũi, sau đó ngạt mũi không thở được -> thở bằng miệng -> sinh viêm họng -> viêm họng rồi có đờm -> sinh ho, ho nhiều làm tăng áp lực lên mũi và ống nối giữa tai và mũi -> viêm tai. Vì vậy xếp là Mũi - Họng - Tai để mọi người hiểu được sự phát triển của bệnh mà áp dụng cho đúng bệnh cần xử lý.
    1. Nguyên lý chung:
    Trước khi dùng thuốc phải xác định cơ địa bé là nóng hay mát:

    Những bài thuốc chữa bệnh sau đây đã được áp dụng rộng rãi và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp mẹ áp dụng cho bé không thấy kết quả. Nguyên nhân chính là do cơ địa mỗi bé khác nhau cần dùng những bài khác nhau. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là khi cơ thể bé nóng thì nên dùng bài thuốc có tính mát và ngược lại, khi cơ thể bé lạnh thì phải dùng các bài thuốc có tính nóng. Hoặc mùa đông thì dùng thuốc có tính nóng, mùa hè thì dùng thuốc có tính mát. Bé huyết áp cao thì dùng thuốc có tính mát, bé huyết áp thấp thì dùng thuốc có tính nóng. Các mẹ chịu khó tìm hiểu một chút về con mình để chọn bài thuốc phù hợp nhất nhé. :).
    Một vài cách xác định là bé nóng (Nhiệt) hay lạnh (Hàn):
    Trong các tài liệu kinh điển Đông y, trạng thái Hàn-Nhiệt được xác định trên lâm sàng qua bảng “Tứ chẩn”
    VỌNG [nhìn]: Sắc mặt… Trắng xanh là Hàn….Đỏ là Nhiệt
    Rêu lưỡi…. Trắng nhuận là Hàn…Khô vàng là Nhiệt
    Đờm…….Trắng trong là Hàn…..Vàng đặc là Nhiệt
    Móng tay chân…….Xanh tím là Hàn……Bầm đỏ là Nhiệt
    VĂN [nghe]: Nói khẽ, tiếng yếu ớt là Hàn…….Nói nhiều, tiếng to vang là Nhiệt
    VẤN [hỏi] : Miệng …Không khát là Hàn….Khát là Nhiệt
    Thích ăn uống……Nóng là Hàn……Mát là Nhiệt
    Tiểu tiện………Trong, nhiều là Hàn…..Đỏ ít là Nhiệt
    Đại tiện………Lỏng là Hàn………Táo bón là Nhiệt
    THIẾT [sờ] : Mạch……Trì là Hàn………..Sác là Nhiệt (mạch trì thì chạm nhẹ vào mạch ở hõm dưới xương cổ tay không thấy đập)
    Thân thể,tay chân……..Lạnh là Hàn……Ấm đều là Nhiệt
    Nguồn: "Hàn Nhiệt trong y học cổ truyền - GS Hoàng Bảo Châu".
    Cách xác định cơ thể hàn hay nhiệt qua việc đo huyết áp của Lương y Đỗ Đức Ngọc:
    1-Đây là áp huyết tiêu chuẩn theo tuổi :
    95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổithiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
    100-110/60-65mmHg,mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
    110-120/65-70mmHg,mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
    120-130/70-80mmHg,mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
    130-140/80-90mmHg,mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
    Nhịp tim mà thấp hơn mức trung bình là người có tính hàn, kiêng đồ lạnh, mạch tim trên mức trung bình là người có tính nhệt, kiêng đồ nóng.
    Với trẻ dưới 5 tuổi thì nhịp tim dao động từ 100 đến 160 lần/phút, chưa có tài liệu thống kê chính xác nên vẫn phải dùng Tứ chẩn ở trên để áp dụng.

    2. Mũi:
    Bài thuốc chữa ngạt mũi:

    Nước muối sinh lý 0,9% pha với nước tỏi theo tỷ lệ 100ml nước muối sinh lý pha với 1 giọt tỏi. Mỗi ngày nhỏ 4 lần vào buổi sáng, 4 lần vào buổi tối, mỗi lần 4-6 giọt vào một bên lỗ mũi. Dùng cái hút mũi để hút bớt nước mũi ra. :). Mỗi lọ pha để được 15 ngày trong bóng mát. các mẹ nhớ ghi ngày hết hạn để biết mà bỏ đi.
    tham khảo bài viết chi tiết của mẹ Sentrang
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/590491-Nước-muối-sinh-lý-tỏi-giúp-được-mình-và-con-về-hô-hấp

    3. Họng:
    3.1 Ho:
    Bài thuốc chữa ho:

    Lá húng chanh (Tần dày lá) thái chỉ hấp cách thủy 30 phút, sau đó để bớt nóng, trộn với mật ong và cho bé uống. (dành cho bé từ 1 tuổi trở lên và huyết áp thấp). 20g húng chanh (5 lá) + 20g mật ong.
    Lá húng chanh (Tần dày lá) thái chỉ hấp với đường phèn. (tỷ lệ 1/1). Hấp qua nồi cơm. (dành cho mọi lứa tuổi và huyết áp cao). 20g húng chanh (5 lá) + 20g đường phèn.
    tham khảo thêm nội dung của mẹ doixongpha
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/703809-Những-bài-thuốc-hay-từ-cây-húng-chanh
    và nội dung của mẹ Shop-yenviet
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/515109-Thuốc-ho-cho-bé-yêu-vô-cùng-hiệu-quả
    Ho (cũng như sốt) không phải là bệnh mà là biểu hiện của bệnh khác, nếu bé ho mà không kèm nôn hay khó thở, ho mãi không dứt, khó ngủ thì các mẹ cũng đừng vội chữa nhé, vì ho cũng có tác dụng đẩy bớt vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể đấy.
    Chữa ho bằng Rau diếp cá + nước gạo: Rau diếp cá (15 lá) rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo (1 bát ăn cơm) cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. Lý do là trong sữa có canxi, khi gặp kháng sinh sẽ phản ứng thành muối nên kháng sinh từ rau diếp cá sẽ không có tác dụng nhiều. Trong nước gạo có vitamin PP giúp làm sạch họng còn dau diếp cá là kháng sinh sẽ giúp chống viêm nhiễm họng và các cấu trúc amdian ở họng từ đó giảm dần ho. Theo phản hồi từ các mẹ thì uống khoảng 2, 3 ngày là sẽ thấy rõ hiệu quả. Bài này cũng áp dụng cho người lớn được, nhưng liều cho người lớn là 2 lạng diếp cá với 1 bát ô tô nước gạo các mẹ nhé. :). Bài thuốc này có vị mát, nên dùng cho bé nóng trong người (huyết áp cao) thì sẽ phù hợp hơn.
    Tham khảo bài viết chi tiết tại: http://afamily.vn/me-va-be/tri-ho-cho-be-bang-rau-diep-ca-20091226083249748.chn

    Cách chữa ho, hen phế quản của Lương y Đỗ Đức Ngọc:
    http://khicongydaovietnam.wordpress.com/2010/05/30/bai-125/
    1-Dùng máy đo áp huyết đo ở hai tay xem áp huyết bao nhiêu, để biết bệnh thuộc khí hư hay khí thực. Áp huyết của trẻ em ở tiêu chuẩn tốt là :
    95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 6 tuổi-12 tuổi)
    Nếu áp huyết cháu cao hơn là suyễn nhiệt, thấp hơn là suyễn hàn.

    2-Cách điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần :
    Tinh :
    Không được ăn những chất cay nóng, coca, đường, sữa đặc, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cầu, ổi, cà rốt, gừng, nếu áp huyết cao.
    Không được ăn những chất chua như cam, chanh, bười, khổ qua, rau xanh, dưa chua, dưa leo, đậu xanh, giá…nếu áp huyết thấp .
    Pha 3 lát gừng nhỏ, với một ít vỏ quýt khô, nấu chín khoảng 1 ly nước, sau thêm chút mật ong, cho cháu ngậm ít một, làm hạ đàm, giáng khí.
    Bôi dầu Vick vào cổ họng, vào huyệt Trung Phủ, vào sau cổ gáy, vào mũi để làm ấm và thông khí phổi.
    Khí :
    a-Dùng huyệt Trung Phủ, lấy ngón tay cái ấn đè vào huyệt để cơ thể tự động thở bằng bụng, giúp hơi thở dài sâu cho giáng khí xuống bụng, khí không tạo áp lực ép phổi, sẽ hết ho suyễn (hen)
    b-Dùng ngón tay cái ấn đè vào huyệt Trung Quản, thở tự nhiên, giúp cơ thể chuyển hóa, tan đàm, cháu sẽ thở dễ dàng.
    Thần :
    Tập cho cháu nằm thở Đan Điền Thần.
    Các mẹ chịu khó vào website của Lương y để tìm kiếm nhé, ở trong đó mình thấy có rất nhiều bài thuốc hay và logic chữa rất khoa học. Chúng ta lại có thêm sự lựa chọn cho việc chữa bệnh hen mà không cần dùng thuốc nữa rồi. :).


    Bài thuốc chữa ho cho người lớn:
    Lâm điều chỉnh bài này của mẹ lavanhp cho trẻ em: da trẻ mỏng, không thích ứng với nước quá nóng nên chỉ pha nước ấm 40 độ để bé chịu để chân vào, đổ nước ngập chân, giã nát 1 củ gừng + 1 nhúm muối hột cho vào nước và ngâm trong 20 phút, thỉnh thoảng đổ thêm nước ấm để duy trì nhiệt độ. Trong quá trình ngâm, mẹ massage gan bàn chân cho bé bằng cách xát gừng, việc này có tác dụng giải độc trong cơ thể, ngoài ra gan bàn chân có đủ các huyệt tác động đến sức khỏe trên toàn cơ thể nên càng cần massage nhẹ nhàng và liên tục cho 2 chân. Sau đó mẹ cũng lau khô chân, xoa dầu tràm và đi tất cho bé. Nếu bé bị ho nặng thì có thể làm cả sáng, tối để nhanh giải độc trong người.
    Để bé chịu ngồi yên thì mẹ nên nói chuyện hoặc cho bé xem ti vi (không khuyến khích nhưng còn hơn là không hợp tác).
    các mẹ có thể tham khảo chi tiết link sau:
    http://tafood.vn/chữa_hen_-_tai_mũi_họng/trị_ho_bằng_cach_ngam_chan

    Về việc trị ho, nóng trong người quá cũng ho, lạnh quá cũng ho để cân bằng cơ thể. Vì vậy mà những bài chữa ho trên nếu các mẹ áp dụng 1 tuần mà không đỡ thì phải thay đổi từ thuốc nóng (lá hẹ; mật ong; húng chanh; quất ) sang thuốc lạnh (diếp cá).

    Thêm một bài nữa của mẹ Mai trong HCM chia sẻ sau khi con khỏi bệnh hen:
    "Đợt vừa rồi bé lớn nhà em gần 3 tuổi cũng bị viêm mũi họng mãi mà không khỏi. Uống kháng sinh nặng rồi mà chỉ đỡ chứ không khỏi được. Được 1 chị bảo cách làm thuốc ho. Em bỏ kháng sinh và cho cháu uống theo thấy hiệu quả lắm anh ạ. Anh thử tham khảo nhé!
    Lê vàng 1 kg. Củ cải ta 1kg. Gừng 2 lạng. Mật ong 2,5 lạng. Ép lê và củ cải lấy nước đun cho hơi keo keo thì đổ mật ong và gừng vào đun tăm tăm là được. Cho vào tủ lạnh để được 1 tháng. Uống hơi cay nhưng chiêu nước luôn cho bé. Bé nhà em uống được 2 ngày là đỡ, 5 ngày là khỏi. "
    Các mẹ tham khảo thêm công thức này, chỉ có điều mỗi tuổi bé có sức chịu đựng khác nhau, mẹ nên nếm thử và cho thêm nước để bé dễ uống nhé. :).

    Thêm một bài chữa ho nữa do mẹ Phương trong HCM chia sẻ (chưa dùng thuốc hen):
    Bé đi biển về bị ho lại, ho 2 tháng không dứt, đi viện uống thuốc không khỏi. Không ho nhiều nhưng ngày nào cũng ho. Sau đó, mẹ Phương đã làm các cách sau đây (không biết là do yếu tố nào nhưng cũng là góp thêm thông tin để các mẹ tham khảo, nhà mẹ có điều kiện kinh tế và kiên trì thì áp dụng).
    - Ngâm phổi ngựa bạch và mật ong: mỗi ngày cho uống 2 thìa cafe. Dùng được 2 tháng cho đến thời điểm khỏi hẳn ho.
    - Mỗi ngày một lọ nước yến: Dùng được 2 tháng cho đến thời điểm khỏi hẳn ho.
    - Lá hẹ hấp mật ong cho uống hàng ngày. Dùng được 10 ngày cho đến thời điểm khỏi hẳn ho.
    - Dùng thuốc chữa ho hen Bạch Long Thủy: Dùng được 20 ngày cho đến thời điểm khỏi hẳn ho.
    Do mỗi ngày bé phải uống nhiều thứ nên rất cần mẹ kiên trì và chia ra các thời điểm khác nhau để bé không sợ.


    3.2: Đờm:
    Bài thuốc chữa đờm nhiều:

    Thái lát hành tây ra nửa bát ăn cơm sau đó hấp cách thủy 30 phút, để bớt nóng, trộn với mật ong và cho bé uống và ăn bã sẽ rất hiệu quả. (Dành cho bé từ 1 tuổi trở lên).
    Thái lát hành tây ra nửa bát cơm, rắc đường phèn đã đập nhỏ ra phủ lên trên, để qua đêm, sau đó hấp vào nồi cơm và cho bé uống. (dành cho mọi lứa tuổi và người huyết áp cao)
    tham khảo bài viết chi tiết của mẹ daobong:
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/373339-Cách-long-đờm-cho-bé-đơn-giản-mà-hiệu-quả!!!!
    Hoặc dùng 50g củ cải trắng giã nát, 50g đường phèn giã nát, trộn lẫn vào nhau và hấp cách thủy 30 phút rồi chắt lấy nước cho bé uống cả ngày.
    Nguyễn tắc chữa bệnh ở đây là chữa ngạt mũi trước, chữa đờm sau và ho sau cùng vì mũi hết ngạt thì đờm mới ra, để đờm ra thì cần ho tống đờm.
    Trong trường hợp không tìm được các loại thực phẩm trên thì các mẹ có thể thay thế bằng Củ cải trắng hoặc Củ cà rốt đều được nhé. Vì 2 loại củ này hỗ trợ chữa bệnh về hệ hô hấp và hệ tiêu hóa rất tốt. :). Cũng dùng bằng cách thái chỉ, để vào bát và phủ đường phèn sau 3 tiếng, sau đó hấp cách thủy và sử dụng theo nguyên tắc như trên. Tỉ lệ là 50/50. Cà rốt hoặc củ cải giã nát 50g, trộn với 50 g đường phèn giã nát, để 3 tiếng rồi hấp cách thủy là tốt nhất. Nếu dùng với mật ong thì chỉ hấp cà rốt, củ cải riêng trong 30 phút, để bớt nóng, trộn với 4 thìa mật ong (dành cho bé trên 1 tuổi).
    Hành tây tính nóng, củ cải tính lạnh.

    3.3. Viêm họng, Amidan:
    Vài bài thuốc chữa viêm họng, viêm Amidan (dùng cho bé từ 2 tuổi trở lên) sưu tầm được từ MEYEULOBI trên W tretho mình thấy cũng rất hay để các mẹ tham khảo:
    -1. Long đờm : đờm sinh ra nếu không phải do cơ địa thấp ẩm theo đông y mà sinh ra do bị viêm nhiễm vùng họng và amidan thì cách long đờm các mẹ làm như sau.
    - Pha 2 thìa cafe mật ong + 1/4 -1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Khi nếm vừa miệng không chua quá ngọt quá là được
    - Vào buổi sáng khi ngủ dậy, lúc bụng bé đói nhất và chưa ăn gì, các mẹ cho bé uống khoảng nửa cốc nước lọc (100ml) sau đó uống hỗn hợp mật ong chanh nói trên.
    - Sau khi uống mật ong chanh tuyệt đối không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng. Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15-20' sau đó các bé sẽ ho để long đờm. Trong khi ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn hết chỗ đờm trong họng.
    Cách này làm tốt nhất vào buổi sáng lúc các bé chưa ăn gì, còn nếu làm trong ngày thì sẽ bị trớ ra thức ăn.
    Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra mũi, lúc đó mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, rơ miệng, cho bé uống chút nước rồi cho bé ăn uống bình thường.

    -2. KHÁNG SINH:
    Diếp cá 1 nắm, nước vo gạo đặc: 1/2-2/3 bát ăn cơm (dùng trong 1 ngày cho bé từ 2-3 tuổi). Diếp cá các mẹ rửa sạch cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng diếp cá vào đun sôi lên rồi giảm lửa thật nhỏ. Đun tiếp trong khoảng 20-30' và thỉnh thoảng nhớ đảo cho rau nhừ đều. Sau đó các mẹ lọc lấy nước để nguội, cho tý đường vào cho các bé dễ uống.
    Thứ nước này đảm bảo không tanh, và rất dễ uống.
    Liều dùng 2-3 lần / ngày sau bữa ăn khoảng 1 tiếng là tốt nhất. Không nên gần trước hoặc sau bữa sữa của bé
    Nước gạo đã rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan
    Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nếu khi uống các mẹ thấy con đi phân hơi nát thì hoàn toàn là chuyện bình thường vì cơ thể đã thải ra một số chất bẩn, đờm....Nếu phân lỏng thì các mẹ thêm nước gạo hoặc tăng độ đặc của nước gạo lên sẽ hết hiện tượng này.
    Bài thuốc diếp dùng rất giống kháng sinh nên chỉ khoảng từ ngày thứ hai đến ngày thứ ba là các bé có biểu hiện thuyên giảm rõ rệt.

    Thời gian chữa bệnh: Đối với long đờm bằng mật ong + chanh thì các mẹ chỉ cần cho con dùng đến khi nghe hết đờm (thường chỉ khoảng 2-3 ngày thôi) vì dùng lâu bé sẽ có thói quen nôn trớ nhiều. Còn diếp cá thì dùng như kháng sinh bình thường là từ 7-10 ngày. Thời gian xác định kết quả cũng như khi dùng kháng sinh là từ khoảng 2-3 ngày là bé đỡ dần. Nếu không thấy đỡ cần cho bé đi khám lại.

    Chúc bé mau hết bệnh.

    4. Viêm tai giữa:
    Bài thuốc trị bệnh viêm tai giữa (chảy mủ):
    đây là bài thuốc của menguyenkhanh trên W tretho chia sẻ cho mọi người. Lâm cũng đã tìm hiểu kỹ về từng thành phần của thuốc và thấy có ích cho việc chữa tai giữa nên đưa lên để các mẹ tham khảo. Tuy nhiên, trong 3 bệnh tai, mũi, họng thì bệnh về tai là khó chữa nhất nên nếu nhà có điều kiện thì các mẹ vẫn nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
    Chào các mẹ!
    Có lần mình đã chia xẻ với các mẹ kinh nghiệm chữa bệnh viêm tai giữa trên diễn dàn, vì là bài thuốc đông y gia truyền, không có một nghiên cứu khoa học nào về nó, chỉ là kinh nghiệm của mình khi mình chữa cho con thôi nên mình không muốn đưa bài thuốc đó lên đây. Nhưng thời gian gần đây nhiều người gọi điện hỏi quá, có khi 1 ngày lên đến hàng chục cuộc điện thoại, chưa kể tin nhắn, có nhiều mẹ làm mình mệt mỏi khi mình đã chỉ dẫn rất nhiệt tình rồi mà còn gọi đi gọi lại, nhắn tin đi, nhắn tin lại, thực sự là rất mất thời gian mà thông tin chỉ có thế... nói thật đôi khi mình thấy phiền quá. Hôm nay mình đưa lên đây công thức của bài thuốc cũng như cách sử dụng thuốc để các mẹ tham khảo.
    Bài thuốc chữa viêm tai giữa (chảy mủ)
    *Nguyên liệu:
    1. Ngũ bội tử: 1/2 lạng
    2. Phèn chua: 1/2 lạng
    *Cách làm:
    Cho 2 vị trên lên 1 miếng sắt để lên bếp đun lên đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội (khi tắt bếp được một tảng hỗn hợp xốp)
    lấy phần màu trắng (xốp) nghiền nhỏ tinh như cám cho vào một chiếc lọ như vậy là ta được sản phẩm thuốc
    *Cách dùng:
    - Vệ sinh tai (trước khi thổi thuốc) bằng oxi già, lau thật sạch tai
    - Cuôn tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu (một đầu vừa với lỗ tai)
    - Cho thuốc vào đầu của chiếc tẩu và thổi vào tai (bị viêm chảy mủ)
    *Liều dùng: 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần lượng thuốc bằng một hạt đậu xanh
    *Note: -Dừng sử dụng tất cả các loại kháng sinh 24h trước khi dùng thuốc này. Khi sử dụng thuốc này có thể dùng các loại thuốc như: Giảm sốt, long đờm
    - Bài thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh VIÊM TAI GIỮA CHẢY MỦ, nếu chưa chảy mủ ra ngoài (chưa thủng màng nhĩ) không được sử dụng bài thuốc này.
    - Đây chỉ là bài thuốc đông y không có kiểm chứng khoa học nên mình khuyên các mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định dùng bài thuốc này
    Trên đây là toàn bộ công thức của bài thuốc cũng như cách dùng và các lưu ý khi dùng thuốc, nghe đơn giản nhưng khi làm thuốc cũng không thực sự đơn giản như thế đâu, mình làm thường xuyên mà cũng phải làm 4 - 5 mẻ mới được 1 mẻ ok nên khi làm mà thấy chưa tự tin để dùng cho con thì lại làm lại nhé. Hy vọng bài thuốc của mình hợp với mọi người, hợp với các con.

    P/s: Khi các mẹ đọc được bài thuốc này không cần phải gọi điện thoại cho mình nữa nhé, vì tất cả thông tin về bài thuốc như vậy là rất đầy đủ rồi. Cảm ơn các mẹ nhiều!


    Trong việc chữa viêm tai giữa, mẹ cần rất kiên trì vì bệnh nay hay bị tái đi tái lại, các biện pháp phòng ngừa đi kèm như sau:
    1. Nên cho bé ngủ trên mặt phẳng nghiêng 20-30 độ sao cho đầu cao hơn thân. Nguyên nhân do tai có nối với phia sau mũi, nếu bé bị viêm mũi nhiều thì có thể làm dịch mũi chảy vào tai gây viêm tai hoặc là bít ống thông giữa tai với mũi làm áp lực khí trong tai không thoát ra ngoài qua mũi được. Do đó, để giảm nguy cơ dịch mũi vào tai thì phải nằm cao như vậy để hạn chế.
    2. Khi bé có nước mũi trắng thì phải xử lý nước mũi ngay chứ không đợi tự khỏi. Hạn chế việc ép buộc làm bé khóc vì khi khóc áp lực lên tai lớn càng làm bé bị nặng hơn.
    3. Có thể tham khảo bác sĩ về việc rửa tai bằng dung dịch oxy già và cồn boric đối với trẻ trên 2 tuổi (dung dịch oxy già nồng độ < 2%) nhưng không áp dụng liên tục quá 1 tuần.


    IV. Bệnh khác:

    1. Mồ hôi trộm:
    Bài thuốc chữa mồ hôi trộm:

    1. Rau má (10g), râu ngô (5g), mã đề (5g), kim ngân (5g), lá dâu (10g). (ra hàng bán lá xông chắc là có đầy đủ). Đem về nấu lẫn lên cho bé uống. Mỗi ngày uống 1 lần như vậy. Mua thiếu vị cũng không sao nhé vì từng loại đều có tác dụng làm cân bằng hệ mồ hôi mà.
    Uống 1 tuần thì sẽ đỡ mồ hôi nhiều nhé. Ngoài ra hạn chế cho bé ăn đồ nóng, đồ nhiệt.
    2. Lá dâu tằm già (vàng, héo úa càng tốt nhưng vẫn ở trên cây), các mẹ lấy tay hái và tốt nhất là hái vào lúc sáng sớm nhé. Mỗi lần đung thì lấy 15 lá đun với 500ml nước cho cô đặc lại còn độ 200ml nước sau đó cho bé uống sẽ đỡ nhanh.
    Trường hợp hôm sau vẫn bị thì có thể gia thêm vị thuốc Ngũ bội tử (ra hàng thuốc bắc là có thôi), mình mua lấy 1 chỉ Ngũ bội tử (tương đương 3,75g nhé, vì cân tính theo cân cổ mà). Sau đó các mẹ mang về chia ra làm 2 phần bằng nhau. Lấy 1 phần rã nhỏ ra trộn với lá dâu cũng rã nát và dịt vào lỗ rốn của bé, sau đó lấy băng quấn lại, trong trường hợp này thì dùng ngay cái bỉm làm đai cũng được, làm lúc bé ngủ để tránh quẫy rơi thuốc nhé. Như vậy là trong thì uống lá dâu, ngoài thì bôi Ngũ bội tử với lá dâu. Thông thường chỉ sau 1 ngày là thấy đỡ, ít khi phải dùng đến ngày thứ 2. (các mẹ cứ cất dự phòng).
    Ngũ bội tử là cái tổ của con sâu sống trên cây Muối chuyên trị mồ hôi rất tốt.
    3. Dùng Hà Thủ Ô và Ngũ Bội Tử tán mịn trộn với nước bọt của mẹ và đắp vào rốn con khi ngủ, dán băng dính lên để cố định. Các mẹ ra tiệm thuốc Bắc mua và nhờ tán luôn nhé.
    Liều lượng dùng:
    Trẻ 1 tuổi: 1 chỉ Hà Thủ Ô, 1 chỉ Ngũ Bội Tử. Trộn lẫn chia làm 3 phần, mỗi tối dùng 1 phần.
    Trẻ 2 tuổi: 2 chỉ Hà Thủ Ô, 2 chỉ Ngũ Bội Tử. Trộn lẫn chia làm 3 phần, mỗi tối dùng 1 phần.
    Trẻ 3 tuổi: 3 chỉ Hà Thủ Ô, 3 chỉ Ngũ Bội Tử. Trộn lẫn chia làm 3 phần, mỗi tối dùng 1 phần.
    Trẻ 4 tuổi: 4 chỉ Hà Thủ Ô, 4 chỉ Ngũ Bội Tử. Trộn lẫn chia làm 4 phần, mỗi tối dùng 1 phần.
    Trẻ 5 tuổi: 5 chỉ Hà Thủ Ô, 5 chỉ Ngũ Bội Tử. Trộn lẫn chia làm 5 phần, mỗi tối dùng 1 phần.

    Phương pháp nói trên cũng rất an toàn và lành nên các mẹ có thể áp dụng thoải mái, thậm chí với người lớn mà bị mồ hôi nhiều cũng dùng được nhé. :).
    Tuy nhiên, vấn đề chính của mồ hôi là do trẻ bị bao bọc ấm quá và do thiếu Canxi thứ phát, nên để giải quyết tận gốc thì các mẹ cho bé tắm nắng và giảm nhiệt độ phòng khoảng 2 độ so với mức đang áp dụng sẽ thấy giảm mồ hôi ngay.

    2. Nhiệt miệng:
    Món ăn chữa nhiệt miệng, nóng trong người, nổi mụn:

    1. Bột sắn quấy theo cách sau: lấy cốc 200ml, đổ 100ml nước nguội + 2 thìa canh bột sắn + 1 thìa canh đường khuấy đều, sau đó đổ dần 100ml nước sôi vào và khuấy đều. => ta có bột sắn "bán âm bán dương" rất mát để bé ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần sáng tối.

    3. Suy dinh dưỡng:
    Có một bài thuốc chữa suy dinh dưỡng từ carot các mẹ có thể tham khảo:
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/732583-Món-ăn-chữa-suy-dinh-dưỡng-bổ-trợ-hệ-hô-hấp-và-hệ-tiêu-hóa
    Nếu các mẹ gặp khó khăn về hấp cách thủy thì có thể cho vào bát bỏ vào nồi cơm hấp cũng được. :).
    Khi bé bị các bệnh liên quan tới tai, mũi, họng nặng có thể đi kèm sốt, các mẹ có thể tham khảo một vài biện pháp xử lý sốt cho con như sau:
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/694369-Chữa-sốt-cho-con
    Thêm 1 bài chữa dinh dưỡng từ thịt bò:
    1 lạng thịt bò xay ra, sau đó ninh với với 400-500ml nước trong vòng 45 phút. Nước ninh đó dùng để nấu cháo cho bé ăn cả ngày. Bé nào ăn cơm thì lấy cả thịt và nước nấu canh chua thịt bò để cho bé chan với cớm ăn.
    Tuần ăn 3 lần, ăn trong 2 tháng liên tục.

    4. Cải thiện sức khỏe hệ hô hấp:
    Các mẹ cùng bé tập thể dục cho hệ hô hấp nào.
    1. Cầm 2 tay của bé, nhấc dần bé lên cao cho đến khi chân không chạm đất. Một ngày làm vài lần lúc mẹ chơi với bé. Việc làm này sẽ giúp tăng dần sức mạnh của hệ hô hấp, giúp bé tự đề kháng với bệnh tốt hơn.
    2. Mua cho bé quả bóng to, dày để bé tập thổi hàng ngày, cứ thổi như vậy vừa nở phổi vừa tăng sức chịu đựng của phổi.
    3. Rửa mặt bằng nước lạnh kể cả mùa đông để sức chịu đựng của bé tốt hơn (cách làm của người Nhật; Trung Quốc), ban đầu bệnh sẽ nặng hơn nhưng sau đó thì sẽ không ngại bị bệnh lại nữa.

    5. Viêm xoang:
    Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao dành cho người lớn.
    Khoảng trên 90% người bệnh bị viêm xoang mũi có thể khỏi nhờ xông thuốc từ cây giao. Ngoài ra, cây còn có thể trị được các bệnh khác như mụn cóc, viêm, cá đâm, rắn cắn...
    http://kienthuc.net.vn/thuoc-hay/cach-chua-viem-xoang-cuc-dinh-bang-cay-giao-246253.html

    Một bài thuốc chữa viêm đa xoang do bạn naduongdung chia sẻ:


    6. Đi noài phân sống:
    Bài thuốc do mẹ Mesoc62 chia sẻ.
    http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/1087288-Bài-thuốc-hay-giúp-con-hết-đi-ngoài-phân-sống

    Như vậy là Lâm đã thu thập được các bài thuốc cần thiết để trị bệnh về tai, mũi, họng với nguyên liệu dễ tìm, dễ làm và an toàn cho các bé sử dụng. Hy vọng các mẹ đọc và áp dụng cho bé thành công và sau đó chia sẻ cho những bà mẹ khác được biết để không ai phải lo lắng về những loại bệnh này nữa.
    Lâm sẽ thường xuyên tìm kiếm và đưa lên các bài thuốc có ý nghĩa tương tự hoặc tốt hơn để các mẹ có thêm lựa chọn.


    Các anh, chị cũng có thể gửi thông tin chi tiết bệnh của các bé thông qua hòm thư tunglam0983@gmail.com và vui lòng điền rõ thông tin về các bé để Lâm tiện theo dõi và chia thuốc:
    Họ và tên bé:
    Ngày sinh:
    Nơi sinh:
    Thời gian bắt đầu bị bệnh:
    Các biểu hiện chính hoặc các kết luận của bác sĩ:
    Ngoài ra, sau khi uống thuốc, các mẹ cũng nên gửi phản hồi lại để Lâm dễ theo dõi và điều chỉnh thuốc cho lần tiếp theo (nếu cần).



    một vài phản hồi tích cực của các mẹ:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tunglam0983
    Đang tải...


  2. sentrang

    sentrang Chào một ngày mới

    Tham gia:
    20/3/2010
    Bài viết:
    1,084
    Đã được thích:
    621
    Điểm thành tích:
    723
  3. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn cho bé không dùng kháng sinh.

    Cảm ơn bạn, bài chữa nước muối sinh lý + tỏi là rất hay, nhưng cái khó là chưa ai xác định được tỷ lệ thế nào để không làm hại mũi bé mà lại có tác dụng, híc. Mình sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này nữa. :)
     
    mattroicuabe144 thích bài này.
  4. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn không dùng kháng sinh.

    nước muối sinh lý tỷ lệ 9/1000. Mình có thể căn cứ theo tỷ lệ này để pha thêm tỏi. 1 giọt tỏi (1ml) hòa vào 1 lít nước muối sinh lý dùng dần. :)
     
  5. thanhwang

    thanhwang NHÀ CUNG CẤP YẾN SÀO

    Tham gia:
    8/3/2012
    Bài viết:
    985
    Đã được thích:
    220
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn không dùng kháng sinh.

    Hay quá nhỉ? Đôi khi em thấy mấy bài thuốc dân gian mà chữa nhanh khỏi hơn cả uống thuốc tây ấy
     
  6. sentrang

    sentrang Chào một ngày mới

    Tham gia:
    20/3/2010
    Bài viết:
    1,084
    Đã được thích:
    621
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn cho bé không dùng kháng sinh.

    Mình đã dùng thực tế cho mình và con, cùng mách cho nhiều người dùng thử. Mọi người đều công nhận bài thuốc rất ổn. Thắc mắc của bạn mình đã bổ sung giải đáp và thêm chi tiết về tỉ lệ tại topic của mình. Nếu bạn và ai có nhu cầu xin tham khảo:

    http://www.lamchame.com/forum/showth...1%BA%A5p/page2
     
  7. gacon_handmadeshop

    gacon_handmadeshop Mỹ phẩm handmade

    Tham gia:
    26/2/2012
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    398
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn cho bé không dùng kháng sinh.

    Nước tỏi này em vẫn thường làm với tỷ lệ là 1/4 tép tỏi ta nhỏ nhỏ đó, ép hoặc giã giập ra rồi hòa với 1 lọ thuốc nhỏ mắt mũi 10ml cho trẻ sơ sinh (loại này rẻ lắm 3k/1 lọ), sau đó lọc loại bỏ bã và dùng, nhưng nước tỏi mình tự pha thì chỉ nên dùng trong ngày thôi, ngày hôm sau lại pha tiếp. Dùng trong trường hợp viêm mũi do thời tiết, viêm đã có mủ, dùng khá nhanh khỏi ạ, nếu bị viêm mũi nặng thì cũng chỉ khoảng 3 ngày là khỏi. Nếu bị viêm mũi dị ứng mãn tính thì nên dùng vào những lúc chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi để phòng bệnh.
     
    mattroicuabe144 thích bài này.
  8. gacon_handmadeshop

    gacon_handmadeshop Mỹ phẩm handmade

    Tham gia:
    26/2/2012
    Bài viết:
    1,928
    Đã được thích:
    398
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn không dùng kháng sinh.

    Anh cũng đã tìm hiểu khá kỹ về bệnh hen suyễn, nhưng trong phác đồ điều trị hen suyễn thì thuốc chính không phải là kháng sinh mà là thuốc kháng dị ứng, kháng sinh chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Theo em anh nên đổi tên topic với sửa lại nội dung bài viết là thuốc tây y chứ không nên dùng là Kháng sinh ạ. Em đóng góp chân thành theo góc độ chuyên môn, mong anh đừng hiểu nhầm
     
  9. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa bệnh hen suyễn không dùng kháng sinh.

    Cảm ơn em nhiều, anh chỉ là chữa theo các bài thuốc nam thôi, không nghiên cứu về tây y nên không rõ. :). Anh sẽ sửa lại tên topic để tránh những hiểu lầm sau nay.
     
    mattroicuabe144 thích bài này.
  10. Dame_Clemence

    Dame_Clemence Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/3/2011
    Bài viết:
    7,952
    Đã được thích:
    2,700
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    Mình rất quan tâm vì cả hai thằng cu nhà mình đều bị hen. Thằng bé sau 2 tuổi bị bác sỹ phán hen mình lại thần cả mặt ra, rất muốn tìm hiểu thuốc nam xem thế nào.

    Bạn có thể mô tả rõ hơn được không? Thành phần thuốc, địa chỉ nhà bạn, cách thức thế nào?
     
  11. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    cách thức, địa chỉ mình đã post đầu trang, mẹ nó chịu khó đọc lại nhé. :). Uống 2 ngày là đỡ, 5 ngày là khỏi. :). Thuốc pha với mật ong uống nên có thể nói với trẻ là kẹo cũng không sao. :)
     
  12. Dame_Clemence

    Dame_Clemence Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    3/3/2011
    Bài viết:
    7,952
    Đã được thích:
    2,700
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    cảm ơn bạn đã trả lời nhanh. Mình đọc đi đọc lại vẫn không thấy địa chỉ ở đâu hay phải gọi tel mới được?

    Cách thức uống ý mình hỏi là uống khi bé bị lên cơn hen, hay đang bình thuờng cũng mang ra uống, Có thể xin thuốc về nhà không? Hay ngày nào cũng phải qua nhà bạn để uống ...
     
  13. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    mẹ nó ơi, mình vừa ghi lại địa chỉ, quên mất. :). Nhà mình ở 81 - Trung Liệt, Thái Hà nhé. Bạn cho bé đến nhà mình, mình xem các triệu chứng và cho bé uống thuốc luôn. Ngày nào bé cũng phải qua nhà mình để tiện theo dõi và cho bé uống thuốc đúng cách. Mẹ nó thông cảm nhé. Thường thì lúc bé lên cơn hen thì sẽ thấy rõ hơn tác dụng của thuốc nhưng mình nghĩ càng chữa sớm càng tốt, không phải để bé bị khổ đâu. Với lại, khi trẻ đã mắc bệnh hen thì nếu không lên cơn vẫn khó thở như thường mà.
     
  14. zinzin_kn

    zinzin_kn Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/6/2012
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    E quan tâm, có chữa đc cho ng lớn ko anh ơi?
     
  15. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    người lớn chữa khó lắm em ạ, vì để lâu thành bệnh mãn tính, thuốc không có tác dụng ngay như trẻ em.
     
    minhanhcoi05 thích bài này.
  16. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    Bé nhà mẹ nó 2,5 tuổi, chắc cũng bị hen một thời gian rồi, để dứt điểm hẳn thì cần chữa thành 3 đợt vào 3 cơn hen thì sẽ khỏi hẳn luôn mẹ nó ạ. Mình chữa miễn phí nên mẹ nó cứ yên tâm, hơi mất thời gian chút thôi. Mình đang nghiên cứu xem có cách nào tiện hơn cho các mẹ trong việc cho các bé uống thuốc không. :), hy vọng sẽ rút ngắn được thời gian điều trị và tăng hiệu quả của thuốc. :)
     
  17. ong mật

    ong mật Bạn đồng hành của bé!

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    7,879
    Đã được thích:
    3,547
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    Chỉ chữa cho trẻ dưới 4 tuổi thôi à bạn. Sao trên 4t lại k chữa đc. Anh cu nhà mình bị hen, nhưng năm nay 5t rồi. Cứ tưởng anh ý lớn khỏi rồi ai dè đợt sau tết vẫn bị 1 trận, buồn quá
     
  18. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    thường thì sau 5 tuổi hết, nên mình hay chữa cho các bé dưới 4 tuổi. Nhưng theo thống kê chữa bệnh của mình thì có những bé lên lớp 4 mới hết mẹ nó ạ. Hôm nào bé lên cơn hen thì alo cho mình, để mình cho 1 đợt thuốc cho dịu nhé.
     
    minhanhcoi05ong mật thích.
  19. tunglam0983

    tunglam0983 a

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    3,140
    Đã được thích:
    1,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    mình chữa bằng ốc sên. Mẹ nó có thể tham khảo qua link sau.
    http://suckhoedoisong.vn/200811289415243p0c14/oc-sen-vi-thuoc-trong-y-hoc.htm
     
  20. duchieu0509

    duchieu0509 Nước là cốt lõi của phát triển bền vững

    Tham gia:
    28/7/2011
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chữa hen suyễn không dùng thuốc Tây y.

    Con nhà mình năm nay cũng được gần 3 tuổi rồi mình có cho cháu uống mật ong ngâm với phổi ngựa bạch.uống từ tết đến giờ cũng chưa thấy chưa bị lại nhưng hàng ngày cháu vẫn phải xịt dự phòng.ko biết do mật ong hay do dự phòng nữa.
     

Chia sẻ trang này