Các mẹ chú ý hiện nay bệnh thuỷ đậu xuất hiện nhiều ở Hà Nội

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Bố khoai, 7/3/2007.

  1. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ chú ý ở HN và 1 số tỉnh phía Bắc hiện nay đã xuất hiện nhiều ở trẻ em

    Mắc thủy đậu không nên kiêng nước
    Bác sỹ Viện Da liễu Quốc gia cho biết quan điểm tránh gió và tránh nước khi trẻ mắc thủy đậu là quan điểm dân gian lạc hậu.

    Bệnh thủy đậu - còn gọi là bệnh phỏng rạ-đang xuất hiện nhiều tại Hà Nội, một số tỉnh phía Bắc, và có dấu hiệu ngày một gia tăng. Có một số người cho rằng đây là một bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi nên không cần chú ý nhiều đến cách phòng ngừa.

    PV: Xin bác sỹ (BS) cho biết nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, và cách phòng tránh?

    BS Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia: Thủy đậu do virus Varicella-Zoster gây ra, tuy lành tính nhưng lây lan rất nhanh.

    Triệu chứng khởi phát là sốt, đau đầu, đau cơ. Một số trường hợp không có dấu hiệu báo động. Sau đó, những nốt rạ tròn nhỏ xuất hiện nhanh chóng trong vòng 12 – 24 giờ, tiến triển thành mụn nước.

    Chúng khô thành vảy và rồi bong đi sau 5 – 10 ngày. Trường hợp mụn nổi nhiều, các cháu có thể bị sốt cao nhưng rồi cơn sốt qua đi.

    Cũng đôi khi có trường hợp ảnh hưởng tới vùng tiểu não và hệ thần kinh làm cháu bé đi lảo đảo trong thời gian bệnh đang phát triển.

    Trước khi khỏi hoàn toàn, bệnh dễ lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp (qua da), gián tiếp (qua quần áo, ga gối). Bệnh từ mẹ cũng có thể truyền cho thai nhi, gây dị tật.

    Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì thủy đậu thực ra là một bệnh lành tính, nếu phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh khỏi.

    Một trong những di chứng của bệnh là để lại sẹo trên mặt. Nếu trẻ ở trường hợp này, nên bôi thuốc gì? Bôi nghệ có giúp liền sẹo nhanh không?

    Các bệnh ngoài da như thủy đậu, đáng sợ nhất là không điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng nốt sẹo dẫn đến sẹo vĩnh viễn, viêm gan.

    Thủy đậu cũng có thể là tiền đề của bệnh. Bên cạnh đó, những trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể gây sẹo trên da. Cách tốt nhất là không nên dùng những cách dân gian như dùng nghệ tươi bôi vào vết sẹo mới.

    Phương pháp dân gian không hẳn không tốt và không có tác dụng. Nhưng sử dụng bất cứ cái gì giống như thuốc đều phải có liều lượng hợp lý. Trong khi đó dân hiện nay không tự biết thế nào là liều lượng thích hợp.

    Có nhiều trường hợp có địa bệnh nhân không hợp với nghệ gây nên hiện tượng dị ứng, càng làm cho vết thương bị tổn thương nặng nề hơn.

    Vì thế, thay vì sử dụng nghệ tươi bôi vào vết sẹo, nên dùng những tuýp thuốc chữa sẹo bán sẵn rất nhiều trên thị trường hiện nay theo chỉ dẫn của bác sỹ. Giá những tuýp thuốc đó chỉ chừng dưới 100.000 đồng.

    Một trong những phương pháp dân gian mà bà con thường hay mách nhau là đun nước lá tắm. Phương pháp này có hiệu quả không?

    Tôi khẳng định, các bài thuốc dân gian không phải không có tác dụng. Nhưng việc sử dụng đúng liều lượng là rất quan trọng đối với việc dùng thuốc.

    Vì thế, nếu không biết chắc dùng bao nhiêu cho đủ thì không nên dùng. Không phải cứ thấy người này dùng chân vịt, lá tre tắm khỏi ngứa là người kia cũng dùng.

    Cơ địa mỗi người là không giống nhau. Ngoài ra, nguyên tắc điều trị các bệnh ngoài da như thủy đậu là tránh nhiễm trùng.

    Làm cách nào để sát trùng vết thương được hiệu quả nhất, chúng ta nên tranh thủ, chứ tắm nước lá mà lá không đảm bảo sạch, có khi còn gây nhiễm trùng nặng hơn, rất nguy hiểm.

    Khi có trẻ mắc bệnh thủy đậu, các bậc phụ huynh thường kiêng rất kỹ, tránh gió và tuyệt đối không cho trẻ tắm, cũng như tiếp xúc với nước. Vậy quan niệm này có đúng không? Các bậc phụ huynh cần làm gì?

    Quan điểm tránh gió và tránh nước cho trẻ là quan điểm dân gian lạc hậu. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi mắc bệnh là rất cần thiết. Vì thế, có thể tắm cho trẻ trong phòng kín, nhanh, bằng nước sạch.

    Việc cho trẻ ở trong phòng kín không có ánh nắng mặt trời, gió trời cũng không nên. Tốt nhất, nên luôn để trẻ sống trong không khí thoáng đãng, tất nhiên tránh gió lộng và nắng gắt.

    Đặc biệt, trong thời gian trẻ bị thủy đậu, việc chính là giữ gìn vệ sinh, cắt móng tay và giữ sạch, không để trẻ gãi tránh nhiễm trùng da và lây lan sang các trẻ khác, mặc quần áo rộng và nhẹ.

    Nếu cần, chỉ bôi thuốc sát trùng lên những vẩy hoặc mụn to nhất. Bác sỹ có thể cho các trẻ uống một ít thuốc an thần để trẻ dễ ngủ, khỏi quấy và gãi vì ngứa. Khi khỏi hẳn, trẻ mới được đến trường hoặc nhà trẻ. Cần tránh xa bệnh nhân đang bị thủy đậu, để tránh sự lây truyền.

    Tuy nhiên, điều này cũng không tuyệt đối tránh được bệnh vì người bị nhiễm bệnh, ngay từ khi có các triệu chứng của bệnh khoảng 24 giờ, có thể truyền bệnh cho người khác rồi.

    Do đó, điều tốt nhất là hãy cho trẻ đi tiêm vaccine. Người lớn và trẻ em từ chín tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vaccine phòng bệnh.

    Theo Tin Tức
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Bố khoai
    Đang tải...


  2. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh thuỷ đậu là gỉ

    Bệnh thuỷ đậu

    Vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè đã xuất hiện rải rác một số ca bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh thuỷ đậu (trái rạ).


    Để phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu, chúng tôi cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh này như sau:

    1. Bệnh thuỷ đậu là gì?

    Thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây, do virút có tên là Varicella Zoster Virus gây nên.

    Bệnh mắc quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa Xuân – Hè. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối tượng thường mắc là các trẻ từ 1 – 5 tuổi. Vì bệnh rất dễ lây nên khi bệnh xuất hiện ở những nơi tập trung đông trẻ như: nhà trẻ, trường mẫu giáo… rất dễ gây thành dịch.

    Thuỷ đậu lây qua 2 đường:

    - Qua đường hô hấp: trẻ lành hít phải những giọt nước bọt li ti bắn ra từ phía bệnh nhân.

    - Qua da: do tiếp xúc với bóng nước của bệnh nhân thuỷ đậu.

    - Thời gian lây mạnh nhất là trước khi phát ban một ngày cho đến khi những đốt đậu đóng mày (làm vảy), khoảng 7 – 8 ngày.

    2. Bệnh thuỷ đậu có những biểu hiện như thế nào?

    - 1 – 2 ngày đầu trẻ sốt nhẹ, ít khi có sốt cao.

    - Trẻ chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi có đau bụng nhẹ.

    - Sau đó xuất hiện các ban tạm thời: đó là những nốt hồng ban, đường kính vài mm, nổi trên nền da (đây là tiền thân của các nốt đậu).

    - Tiếp theo, các nốt ban phát triển thành các bóng nước hình tròn hoặc hình giọt nước, đường kính khoảng từ 3 – 10 mm. Những bóng nước này lúc đầu trong sau đó đục dần.

    - Bóng nước mọc ở toàn thân, mọc càng nhiều bệnh càng nặng. Đặc biệt nó có thể mọc ở cả niêm mạc miệng, đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, mi mắt, kết mặc mắt… Gây nuốt đau, khó thở, tiểu rát, tiểu máu, viêm kết mạc…

    3. Diễn tiến của bệnh:

    - Thuỷ đậu thường diễn tiến theo trình tự: sốt – phát ban – nổi bóng nước trong – bóng nước đục dần – tạo mày – bay mày – hồi phục. Thời gian khoảng 10 ngày.

    - Trẻ nhỏ bệnh thường nhẹ hơn trẻ lớn. Trẻ mọc nhiều bóng nước và nổi ở nhiều nơi bệnh càng nặng.

    4. Những biến chứng thường gặp:

    - Bội nhiễm: do nốt đậu vỡ hoại hoặc do bệnh nhân ngứa gãi nốt đậu vỡ ra gây nhiễm trùng.

    - Viêm phổi thuỷ đậu: đây là biến chứng rất nặng. Tuy nhiên, ít gặp ở trẻ em, chủ yếu gặp ở những người nhiễm HIV/AIDS (20 – 30%). Bệnh nhân sốt cao, thở nhanh, tím tái, đau ngực, ho ra máu…

    - Hội chứng Reye: biến chứng này xảy ra do bệnh nhân uống Aspirin để giảm đau, hạ sốt. Bệnh nhân có trạng thái bồn chồn, lo âu rồi kích thích, co giật do phù não. Nặng hơn có thể hôn mê.

    - Dị tật bẩm sinh: do mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai (3 tháng cuối).

    - Viêm não thuỷ đậu: rất ít gặp (0,1 – 0,2%)

    5. Điều trị bệnh

    * Trường hợp nhẹ có thể điều trị, chăm sóc tại nhà.

    - Chống ngứa: uống hoặc bôi các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin; cắt ngắn móng tay, móng chân, mặc quần áo kín.

    - Vệ sinh thân thể: thay quần áo hàng ngày, tắm dùng dung dịch sát trùng hoặc tắm nước lá sát trùng theo kinh nghiệm đông y (lá khế, lá cây phỏng rạ…)

    - Hạ sốt, giảm đau: dùng Paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin.

    - Dùng dung dịch xanh – Methylen để bôi.

    * Trường hợp nặng phải nhập viện để điều trị:

    - Dùng thuốc kháng virút.

    - Dùng thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm.

    - Điều trị các biến chứng (nếu có)

    6. Làm gì để phòng ngừa bệnh thuỷ đậu?

    - Trẻ 15 tháng tuổi nên cho chích ngừa vaccin phòng thuỷ đậu: 01 mũi.

    - Trẻ trên 10 tuổi: chích 2 mũi, cách nhau 2 tuần. Địa chỉ chích ngừa liên hệ tại Trung tâm y tế Dự phòng và các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

    - Khi trẻ bị thuỷ đậu cần cách ly ngay để phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ khác.

    Theo Báo BR-VT
     
  3. MẸ WINNI

    MẸ WINNI HỘI DÊ 79 SG

    Tham gia:
    10/12/2006
    Bài viết:
    4,897
    Đã được thích:
    3,462
    Điểm thành tích:
    863
    May quá em vừa cho Winni đi tiêm ngừa hôm 3/3 ... :D
     
  4. me hien

    me hien Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/6/2005
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Nhím nhà em cũng đang bị rồi, đã tiêm rồi mà vẫn bị ạh.Đã 5 hôm rồi, quấy quá các bác ah
     
  5. Vịt đại tiểu thư

    Vịt đại tiểu thư Thành viên mới

    Tham gia:
    3/8/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Theo như lời một b.sỹ quen em, nếu đã tiêm phòng thì sẽ không bị mắc, thế vì sao lại vẫn có bé bị mắc khi đã tiêm phòng nhị
    Vịt nhà em cũng tiêm phòng rồi, em cũng hơi chủ quan cho rằng không thể bị. Thế thì cũng ghê đấy nhị
     
  6. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2005
    Bài viết:
    1,236
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    48
    Tiêm phòng thủy đậu thật ra có hai cái lợi (1) phòng được bệnh; (2) nếu có bị thì cũng chỉ bị nhẹ thôi và không sợ biến chứng vì thật ra có một tỉ lệ nhất định trẻ tuy đã tiêm phòng nhưng vẫn bị mà.
     
  7. thuyph

    thuyph Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2005
    Bài viết:
    1,198
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Trẻ đã được tiêm phòng thủy đậu thì chỉ có 1% là bị bệnh thôi, nhưng cháu mình vẫn bị như thường. Tuy nhiên đúng như mẹ meoxu nói đấy, nếu đã tiêm rồi bị mắc bệnh thì cũng nhẹ hơn chưa tiêm nên bé cũng nhanh khỏi thôi.
     
  8. Cool Kids

    Cool Kids Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    13/8/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    18
    Có lẽ vì hồi trước, điều kiện ăn ở của chúng ta chưa được tốt nên vấn đề vệ sinh gây nhiều lo sợ khi trẻ bị bệnh thủy đậu, nhắc đến thủy đậu những người già có vẻ rất ngại. Các cụ hay nói phải kiêng nước, kẻo "nó" "chạy vào trong", vì hồi xưa nguồn nước không được đảm bảo là sạch, đã gây nhiễm trùng một cách dễ dàng.

    Ngày nay, không cần thiết phải né tránh bệnh thủy đậu. Ở Thụy Sĩ bác sĩ không cho trẻ em tiêm phòng bệnh thủy đậu, như vậy là hầu hết các cháu đều bị khi còn nhỏ. ( Điều kiện chữa trị bệnh này ở đây như ở VN thôi, nhìn chung bệnh này chỉ nguy hiểm nếu bị nhiễm trùng, vì vậy cơ bản là giữ vệ sinh, bôi thuốc sát trùng và làm khô mụn nước càng nhanh càng tốt, dùng thuốc giảm sốt nếu sốt cao quá.. )

    Nếu như bạn quyết định không tiêm phòng cho con thì đừng nên né tránh, giữ con khi có bé khác bị. Nếu chúng ta chưa bị lần nào thì rồi sau này ngoài 30 tuổi vẫn bị như thường, và khả năng lây là như nhau, và lúc ấy thì thật kinh khủng, mụn ở người lớn nhiều, to hơn, sốt cao hơn.

    Nếu bạn cho rằng môi trường bạn đang sống thực sự khó mà giữ gìn được vệ sinh, thì tiêm phòng cho yên tâm.

    Phản ứng với virus ở mỗi trẻ một khác, nhiều trẻ sốt rất cao, mụn mọc nhiều, nhưng như bé lớn nhà mình thấy sốt có một lúc, nhẹ, mụn vừa chớm xuất hiện thì sang ngày thứ hai thấy lặn dần luôn. Nói chung với tất cả các bé trong lớp các con đều đã bị, mình không thấy bé nào bị di chứng hay vết mụn còn trên da cả. Tóm lại không phải lo lắng quá.
    Nhà mình còn cả ba bố con bị một lúc cơ đấy.
     
  9. PIGGY

    PIGGY Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/4/2006
    Bài viết:
    1,798
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    48
    Con gaí mình cũng nổi mấy cái mụn nước, nhưng đi khám bác sỹ bảo không phải thuỷ đâụ, và BS cũng bảo bé đã trích ngưà thì khả năng nhiễm bịnh là có nhưng nếu nhiễm cũng nhẹ và mau lành hơn các bé không trích ngưà . Mấy bưã trước mình cũng lo lắm, nhưng vào đây nghe mấy bạn nói thêm mình cũng yên tâm rồi .Ths
     
  10. rxdays

    rxdays Banned

    Tham gia:
    30/11/2014
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Các mẹ chú ý hiện nay bệnh thuỷ đậu xuất hiện nhiều ở Hà Nội

    các mn có thể tham khảo thông tin chi tiết về điều trị bệnh thủy đậu ở đây nè!
     

Chia sẻ trang này