Khác: Trao đổi với GS.BS. Tay Eng Hseon: Quản lý thai kỳ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi support3, 9/7/2012.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. support3

    support3 Super Moderator

    Tham gia:
    13/8/2009
    Bài viết:
    14,246
    Đã được thích:
    2,901
    Điểm thành tích:
    913
    Tai biến sản khoa là một thách thức đối với y khoa. Nhiều trường hợp tai biến xảy ra chóng vánh đến mức bác sĩ cũng khó tiên lượng. Nhất là thời gian vừa qua, nhiều trường hợp tai biến sản khoa dẫn đến tử vong đã liên tiếp xảy ra khiến không ít thai phụ hoang mang và lo lắng.


    [​IMG]

    Liên quan đến vấn đề này, SK&ĐS cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi cùng GS.BS. Tay Eng Hseon, Giám đốc y khoa trung tâm ung bướu Thomson – Singapore; Chủ tịch hội đồng tư vấn y khoa Bệnh viện (BV) Hạnh Phúc TP.HCM; Giám đốc y khoa trung tâm ung bướu phụ nữ BV Hạnh Phúc.

    [​IMG]

    PV: GS có thể cho biết, mỗi năm, tại Singapore có bao nhiêu ca sinh và tỷ lệ tai biến sản khoa liên quan đến sinh nở là bao nhiêu?

    GS.BS. Tay Eng Hseon: Tỷ lệ sinh tại Singapore rất thấp, chỉ khoảng 35-40.000 ca sinh một năm. Singpaore là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp thế giới. Riêng tỷ lệ tử vong do mang thai – MMR (Maternal mortality ratio) ở Singapore vào khoảng: 5-10/100.000 ca sinh (trung bình chỉ có 2-4 ca/năm). Tỷ lệ này vào năm 1930 là 760/100.000 và được cải thiện xuống 7/100.000 ca sinh vào những năm 1990 (tức giảm 100 lần trong vòng 60 năm).

    PV: Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tai biến sản khoa dẫn đến tử vong tại VN là 75/100,000; theo GS đánh giá, tỷ lệ này tại VN so với thế giới và khu vực như thế nào?

    GS.BS. Tay Eng Hseon: Tỷ lệ MMR trên thế giới hiện nay đang nằm trong khoảng dưới 20-100/100.000 ca sinh. Tỷ lệ này thường cải thiện rất nhanh ở các nước có nền kinh tế đang phát triển (trong ngưỡng giảm xuống dưới 100/100.000). Như vậy, VN đã cải thiện được tỷ lệ này rất tốt trong thời gian qua (từ 250/100.000 vào những năm 1980 và đang ở mức 75/100.000 vào năm 2010). Đây là con số khá ấn tượng rồi.

    Theo tôi, VN còn có thể cải thiện tỷ lệ này nhanh hơn nữa. Điều này có thể được thể hiện rất rõ khi so sánh mức độ quản lý thai kỳ của các bà mẹ tương lai liên quan đến tỷ lệ MMR. Ở các nước có lãnh thổ lớn, việc quản lý thai kỳ cho các bà mẹ ở vùng xa thật sự khó khăn và tốn kém, một số nước như Anh đã làm được việc này rất tốt khi giảm tỷ lệ MMR xuống khoảng 10-20.

    PV: Trong các ca tử vong sau sinh vừa qua tại VN, có đến 5 ca thuyên tắc ối hoặc thuyên tắc phổi, so ra như vậy có nhiều hay không, thưa GS?

    GS.BS. Tay Eng Hseon: Nguyên nhân chính gây ra tử vong ở mẹ sau khi sinh ở Singapore cũng là thuyên tắc ối và thuyên tắc phổi. Do có quá trình quản lý thai sản chặt chẽ nên ở Singapore đã đẩy lùi được các lý do khác. Thuyên tắc ối và thuyên tắc phổi thường xảy ra đột ngột, ngay tức thì, không có dự báo và cũng thường là không thể kiểm soát được. Và một khi những nguyên nhân khác bị đẩy lùi thì thuyên tắc ối sẽ là nguyên nhân chính gây tử vong.

    Tùy đất nước lớn hay nhỏ, số dân ca hay thấp, tỉ lệ tử vong do thuyên tắc ối sẽ dao động từ 1/30.000 đến 1/100.000. Ở Singapore, mỗi năm có 35 - 40.000 ca sinh thì có 1 -2 ca tử vong do thuyên tắc ối. Trong khi VN là nước lớn, tỉ lệ sinh cao, nếu tính ra thì tỉ lệ thì cũng như ở Singapore.

    PV: GS có thể cho biết nhóm đối tượng sản phụ nào là có nguy cơ bị tai biến sản khoa cao?

    GS.BS. Tay Eng Hseon: Có hai khái niệm “booked mother” và “unbooked mother”, tức nhóm những phụ nữ mang thai tuân thủ việc khám thai định kỳ và nhóm ngược lại, không khám thai theo định kỳ hoặc không bao giờ đi khám thai. Đây là đối tượng dễ bị tử vong lúc sinh hoặc thai kỳ có vấn đề do không được bác sĩ theo dõi.
    Quá trình thăm khám hay còn gọi là quản lý thai kỳ tốt vô cùng quan trọng vì bác sĩ sẽ nắm rõ thai phụ có tiền sử bệnh như thế nào, thai có thể gặp nhiều rủi ro hay không?...

    PV: Có những dấu hiệu như thế nào để báo động thai phụ hoặc người nhà biết để kiểm soát tai biến hay không? Và những tai biến nào có thể kiểm soát được do quản lý thai kỳ tốt?

    GS.BS. Tay Eng Hseon: Có rất nhiều tai biến kiểm soát được do quản lý thai kỳ tốt, riêng thuyên tắc ối thì không thể tiên lượng hay xử trí kịp thời được dù là ở nước tiên tiến. Điển hình ở Singapore mới đây có 1 trường hợp bà mẹ rất trẻ, khỏe mạnh mà tử vong đột ngột do thuyên tắc ối gây chấn động dư luận vì trước đó không có dấu hiệu nào cho thấy nguy hiểm trước đó.

    Ngoài ra, nếu có sự quản lý thai kỳ tốt thì một số những tai biến có thể kiểm soát được để mẹ và con chào đời an toàn cũng như chủ động có cách xử trí khi thai kỳ bất thường,chẳng hạn: Thai phụ có vấn đề bệnh lý có sẵn như đái tháo đường, cao huyết áp…; hoặc thai phát triển suy dinh dưỡng hay quá lớn; vị trí ngôi thai bất thường; đa thai; thai nhi có những bệnh lý không điều trị được…

    Trong trường hợp có những tai biến ra tức thời (băng huyết sau sinh là một ví dụ) thì chuyên môn của bác sĩ cũng như những thiết bị y tế hỗ trợ sẽ là yếu tố quyết định cứu sống thai phụ và thai nhi trong tích tắc như vậy.

    PV: Vậy GS có lời khuyên gì đối với các thai phụ để có một thai kỳ khỏe mạnh và chủ động hạn chế tối thiểu các tai biến sản khoa có thể kiểm soát được?

    GS.BS. Tay Eng Hseon: Như trên tôi có đề cập, việc khám thai định kỳ là cách chăm sóc thai tích cực nhất và đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con.

    Khám thai cũng là cách giúp các bác sĩ tiên lượng các vấn đề của mẹ và thai trong thai kỳ hay xa hơn, tiên lượng cuộc sinh nở sẽ xảy ra như thế nào, có gì bất lợi cần can thiệp y tế sớm hơn không?...
    Lưu ý không nên thay đổi quá nhiều bác sĩ hoặc đi quá nhiều cơ sở y tế trong quá trình thăm khám thai. Thời gian lý tưởng nhất để đi khám thai là khi phát hiện có thai (càng sớm càng tốt), giai đoạn tháng 4 -5 và tháng 8 trở đi cho tới khi sinh.

    PV: Xin cám ơn GS
    Gia Bảo (thực hiện).

    Nguồn : Sự Kiện Vàng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support3
    Đang tải...


Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này