Có nên sinh thường sau khi đã từng sinh mổ?

Thảo luận trong 'Sinh nở' bởi dongdong_245, 17/7/2012.

  1. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Nếu bạn đã từng sinh con và trải qua một lần sinh mổ nhưng bạn lại thực sự muốn trải nghiệm một ca đẻ thường trong lần mang thai này thì đây có lẽ là một mong muốn rất dũng cảm của bạn. Lý do là vì việc này khá tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho cả hai mẹ con.
    Trước khi quyết định, hãy tham khảo những yếu tố rủi ro và khả năng thành công của bạn:
    Số lần sinh mổ trước đây
    Đơn cử theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada, các bà mẹ qua hai lần sinh mổ trước đây có thể sinh thường ở lần thứ 3, nhưng trên thực tế, ít có bệnh viện hay cơ sở y tế nào chấp nhận điều này và họ thường không cho phép sản phụ sinh thường sau 2 ca sinh mổ trước đó.
    Lý do sinh mổ trước đây
    Lý do để quyết định sinh mổ trong lần sinh trước có thể ảnh hưởng đến cơ hội thành công nếu bạn chọn sinh thường ở lần sau, dù không lớn như mọi người vẫn nghĩ. Chẳng hạn, nếu bạn được chỉ định sinh mổ vì vấn đề gì đó thì rất có thể vấn đề đó sẽ lập lại, ví dụ như thai nhi không xoay đầu xuống và nằm ngôi mông. Lúc này, tỉ lệ sinh thường thành công của bạn vào khoảng 80%, và giảm xuống còn 60% nếu lần sinh trước bạn đã cố gắng sinh thường nhưng không thành và buộc phải chỉ định mổ bắt con.

    Mẹ bầu cân cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sinh thường sau sinh mổ.
    Loại sẹo tử cung từ lần sinh mổ trước
    Điều đầu tiên bạn cần biết là bạn được rạch tử cung như thế nào trong lần sinh mổ trước. Có hai kiểu vết rạch tử cung trong phẫu thuật mổ bắt con: vết rạch cổ điển từ trên xuống và vết rạch ngang. Bạn chỉ có thể biết điều này dựa trên thông tin y bạ của bạn trong lần nhập viện sinh con trước, vết rạch ngoài da trên bụng của bạn không nói lên điều gì cả. Vết rạch dọc theo kiểu cổ điển – ít phổ biến – làm tăng đáng kể nguy cơ bục tử cung, do vậy nếu bạn có vết rạch kiểu này, tốt nhất là bạn nên tiếp tục sinh mổ. Và nếu bạn không biết sẹo tử cung của mình thuộc loại nào, bạn cũng không nên liều lĩnh làm gì.
    Quá trình sinh nở bắt đầu như thế nào
    Các loại thuốc truyền trong quá trình sinh nở thường dùng để kích thích co tử cung, gel bôi nội tiết hoặc thuốc nhét âm đạo để làm mềm và mở cổ tử cung đồng thời cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bục vết rạch tử cung từ ca sinh trước. Đó là lý do vì sao các cơ sở y tế thường sẽ để sản phụ chuyển dạ và sinh nở tự nhiên, ít can thiệp thuốc men nếu trước đó sản phụ đã từng sinh mổ.
    Sinh nở tự nhiên và không dùng thuốc men trợ giúp có tỷ lệ vượt cạn suôn sẻ cao hơn đối với sản phụ đã từng có sẹo mổ tử cung. Trong thực tế, nếu các cơn co thắt bắt đầu trước thời gian dự kiến, và bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực trong lúc đến bệnh viện thì không chỉ cơ hội sinh con thành công cao hơn mà nguy cơ bục tử cung cũng đã qua.
    Khoảng cách giữa hai lần sinh
    Nếu lần sinh mổ trước cách lần sinh thường sau dưới 18 tháng, nguy cơ bục tử cung của bạn có thể tăng lên. Hầu hết các cơ sở y tế không chấp nhận cho sản phụ sinh thường trong trường hợp này.
    Đã từng sinh thường trước đây
    Nếu bạn đã từng sinh con đường âm đạo trước đây, bất kể là trước hay sau lần sinh mổ trước, khả năng sinh thường thành công của bạn tăng lên khoảng 90%.
    Các yếu tố khác
    Có bằng chứng cho thấy những phụ nữ dưới 35 tuổi hoặc phụ nữ không thừa cân có tỉ lệ sinh thường thành công sau sinh mổ cao hơn. Những phụ nữ này cũng thường mang những em bé có kích thước ước lượng nhỏ hơn. Dù vậy, việc chẩn đoán trọng lượng thai nhi là không tuyệt đối chính xác. Thêm nữa, cũng không ít trường hợp những phụ nữ nói rằng trước đây họ phải sinh mổ do em bé quá lớn không thể chui lọt qua đường sinh sau đó lại sinh nở tự nhiên thành công cả với em bé còn lớn hơn.
    Me & Be
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dongdong_245
    Đang tải...


  2. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ

    Hiện có một số bệnh viện chấp nhận cho người chồng hoặc người thân ở trong phòng đẻ để có thể hỗ trợ sản phụ trong lúc sinh nở. Những sự hỗ trợ từ người thân, đặc biệt là của người chồng sẽ mang lại cho sản phụ cảm giác an toàn và họ sẽ cùng nhau đón nhận giây phút thiêng liêng, đáng nhớ trong cuộc đời.
    1. Cần hiểu được vai trò của mình
    Giống như các ông chồng khác, bạn có thể sẽ cảm thấy hồi hộp và bồn chồn, lo lắng hoặc lóng ngóng không giúp đỡ được cho vợ như ý muốn. Điều quan trọng là bạn phải hiểu biết càng nhiều càng tốt để có thể đáp ứng một cách hiệu quả những nhu cầu thuộc về tinh thần cũng như thể chất của vợ trong lúc chuyển dạ. Cụ thể, bạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc chuyển dạ và sinh con, nếu có điều kiện thì tốt nhất là bạn nên tham dự một khóa học tiền sản, vì tại các lớp dạy tiền sản sẽ có hình ảnh diễn tả lúc chuyển dạ và tác dụng của các cơn co thắt, đặc biệt trong khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật để giúp cho vợ được thư giãn trong lúc chuyển dạ.
    Nếu vợ sinh ở bệnh viện, bạn nên đến tham quan các phòng sinh và phòng nằm lúc chuyển dạ ở bệnh viện và hãy tự giới thiệu với các nhân viên ở đó, như vậy bạn sẽ không cảm thấy mình là kẻ ngoài cuộc khi đưa vợ đi sinh. Trong trường hợp, vợ bạn sinh con tại nhà, bạn hãy nắm chắc con đường dẫn đến bệnh viện, phòng khi có bất trắc xảy ra.
    [​IMG]
    Người chồng hãy là chỗ dựa tinh thần giúp vợ vượt qua cơn đau chuyển dạ
    2. Làm thế nào để phụ giúp vợ trong suốt cơn chuyển dạ?
    Bạn có thể đóng một vai trò rất chủ động trong suốt thời gian chuyển dạ và sinh nở của vợ. Đôi khi, sự hiện diện của bạn trong phòng sinh đã là tất cả những gì mà sản phụ cần đến. Nếu nắm chắc kế hoạch sinh của vợ cùng với những thay đổi nếu có, bạn sẽ biết được vợ muốn gì và có những quan tâm, chăm sóc chu đáo. Cụ thể, bạn có thể động viên tinh thần, giúp vợ có thêm động lực để vượt cạn; xoa bóp chân, tay và trợ giúp những thứ mà người vợ cần…
    Sử dụng trực giác của mình
    Bạn cần phán xét được tình hình trong khi quan sát những tâm trạng khác nhau của vợ và đáp ứng ngay các yêu cầu cần thiết, nếu có thể. Ví dụ, cô ấy rất có thể muốn được yên tĩnh khi đang bị đau bụng, không muốn bị đụng chạm vào người, hoặc cô ấy có thể rất cần được khích lệ bằng một lời nói hay, một việc làm nào đó cho quên đi cơn đau.
    Hãy là chỗ dựa về mặt tinh thần cho vợ
    Bạn nên thường xuyên ở bên cạnh vợ, nói những lời an ủi ân cần, yêu thương, cử chỉ từ tốn và điềm tĩnh. Bạn luôn chủ động: nói những lời động viên, khen ngợi, có thể vì quá đau nên vợ bạn không giữ được thái độ bình tĩnh, cho nên hay cáu gắt và bạn cần hiểu điều này, tuyệt đối không nóng tính, bực bội với vợ. Nếu vợ muốn nghe giọng nói của bạn, hãy luôn luôn tìm cách nói chuyện. Luôn luôn động viên và khen ngợi những cố gắng của vợ, vì cô ấy dễ lo lắng, không biết sẽ còn phải chịu đựng bao lâu nữa. Hãy từ từ mát xa và vuốt ve vợ, nhưng nếu cô ấy chỉ muốn nắm lấy bàn tay của bạn, bạn hãy biểu lộ sự trìu mến của mình thông qua nét mặt và ánh mắt. Tất cả những cố gắng của bạn có thể giúp cho người vợ chịu đựng được cơn đau.
    Làm tan sự mệt mỏi
    Trước cơn chuyển dạ, hãy khuyên vợ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nhất là nếu cô ấy đã tốn nhiều sức dọn dẹp phòng em bé, nhà cửa suốt thời kỳ chuẩn bị cho bé yêu chào đời. Nếu chuyển dạ dài và mệt mỏi, hãy giúp vợ thư giãn giữa các cơn co thắt để giữ sức cho giai đoạn kế tiếp. Nếu cô ấy muốn ăn, cứ cho ăn càng nhiều chất bổ dưỡng càng tốt. Bạn hãy dùng một chiếc khăn mát để thường xuyên lau mặt cho vợ giúp vợ bớt mệt mỏi.
    Hãy giúp vợ đương đầu với cơn đau
    Thật khổ tâm khi thấy người mình yêu thương đang phải chịu đau đớn, nhưng hãy cố gắng không được biểu lộ sự lo lắng của mình – điều này sẽ làm cô ấy mất hết can đảm. Mặt khác, đừng nghi ngờ sự đau đớn của cô ấy. Hãy nhìn nhận điều ấy một cách tích cực, nói rằng mỗi cơn đau sẽ cho bé ra đời sớm hơn một chút và nên tìm cách để xoa dịu cô ấy. Đừng để cô ấy thấy ngượng khi than đau – hãy khuyến khích cô ấy bộc lộ thoải mái. Một phụ nữ trong cơn chuyển dạ đừng bao giờ nên xấu hổ về nhu cầu được giảm đau.
    Nếu cô ấy thật sự lo âu trong suốt cơn co thắt, bạn hãy cố gắng xoa dịu những sự sợ hãi của cô ấy bằng cách, cùng bàn xem cô ấy đã cảm nhận ra sao trước khi cơn co thắt kế tiếp xảy ra.
    Hãy giúp vợ kiểm soát nhịp thở và thư giãn
    Rất có thể bạn đã thực tập các phương pháp người mẹ nên chọn trong các lớp học tiền sản, nhưng bạn hãy để cô ấy tuân theo nhịp điệu của riêng mình. Nếu cô ấy tỏ ra mất tự chủ, hãy lại gần bên và từ từ hướng dẫn cô ấy làm theo cách đã sắp đặt cho đến khi đủ tự tin để tiếp tục một mình. Hãy chuẩn bị để thích ứng – có rất ít người theo được một cách chính xác những gì họ đã thực tập trong các lớp học tiền sản.
    Chính bạn là nguồn hỗ trợ to lớn giúp cho vợ giảm khó chịu. Hãy đề nghị các tư thế nằm, ngồi khác nhau như: dùng nệm, mền để đỡ lấy cô ấy, hoặc để cô ấy tựa vào người của bạn và vuốt ve, an ủi vợ. Bạn hãy để ý các dấu hiệu căng thẳng trên cổ, vai, trán và hãy xoa nhè nhẹ vào những nơi ấy. Mát xa cũng làm giảm căng thẳng và nếu cô ấy đang dùng các kỹ thuật xoa bóp mà cô đang nhớ lại thì bạn hãy thư thả nói chuyện để cô ấy thực hiện đầy đủ. Bạn cũng có thể lau tay và mặt cho vợ để dễ chịu. Đi tất hoặc đắp chăn khi khi cô ấy lạnh. Và khi cơn chuyển dạ bắt đầu, tuy cô ấy không muốn nói nhiều, nhưng bạn phải biết giao tiếp được bằng cử chỉ hay ánh mắt.
    Giúp vợ giải quyết các công việc
    Khi đưa vợ đi sinh, người chồng có thể làm được nhiều việc để giúp vợ trong cơn chuyển dạ, không chỉ cho vợ được dễ chịu và an tâm mà còn liên lạc với nhân viên bệnh viện thay cho vợ. Công việc của chồng khi vợ sinh là:
    Trả lời các câu hỏi giùm vợ (nếu được cho phép) và điều này làm vợ không bị mất tập trung vào việc sinh nở.
    Giúp đỡ vợ thay đổi tư thế nằm, ngồi theo ý vợ để giảm đau.
    Vuốt ve hoặc xoa bóp cho vợ để cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn.
    Đổi thay không gian trong phòng (như vặn đèn cho bớt sáng, đổi loại nhạc khác).
    Yêu cầu người khác đi ra ngoài, nếu họ tụ lại quá đông quanh vợ của bạn.
    Me & Be
     
    phanthuhieu thích bài này.
  3. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ

    Cảm ơn bạn vì những thông tin hữu ích !
     
  4. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Sinh thường – lợi cho mẹ và bé

    Có nhiều lý do mà phương pháp sinh mổ đang ngày càng được ưa chuộng như quan niệm thẩm mỹ, sợ hãi hay tâm lý an toàn… Tuy nhiên các bà mẹ đôi khi không biết rằng sinh thường rất có lợi, lợi cho cả mẹ lẫn cả bé nữa đấy.

    Nếu có thể sinh thường, hãy chọn phương pháp đó vì lợi ích cho cả mẹ lẫn bé
    Dưới đây là những lợi ích của việc sinh thường, mời các mẹ bầu cũng tham khảo trước khi quyết định chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ.
    Lợi cho mẹ
    - Mẹ có thể thoải mái đi lại xung quanh hành lang, ngâm mình trong bồn tắm, đi vệ sinh, và thay đổi vị trí trong thời gia đau đẻ.
    - Đau bụng cũng rất có lợi cho mẹ. Khi ấy thai phụ sẽ biết được thời gian nào em bé sắp chào đời để chuẩn bị lên bàn sinh.
    - Mẹ sẽ không bị mất cảm giác trong khi sinh nở.
    - Mẹ sẽ không phải lo lắng vì những loại thuốc gây tê ở vùng kín.
    - Sau sinh, sản phụ hoàn toàn có thể đi lại được một cách nhẹ nhàng.
    - Sản phụ sẽ không phải chịu những tác dụng phụ của thuốc giảm đau như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói…
    - Mẹ sẽ ít mất sức hơn sau sinh
    - Mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau sinh để phục vụ cho lần thứ hai. Những trải nghiệm này là vô cùng thú vị mà nếu bạn sinh con bằng cách sinh mổ sẽ không thể cảm nhận được
    Lợi cho bé
    - Em bé ít chệnh choạng và tỉnh táo hơn sau sinh
    - Em bé dễ dàng bú mẹ hơn
    - Em bé sẽ không bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích, các loại thuốc hơn là khi sinh bằng phương pháp đẻ mổ.
    - Những nguy cơ về bào thai cũng giảm trong khi chào đời
    - Điểm số APGAR của em bé cũng cao hơn
    Me & Be
     
  5. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Đẻ khó vì nguyên nhân nào?

    Một người phụ nữ trải qua một ca sinh bình thường nhất thì sự vất vả, cực nhọc của họ cũng đã vô cùng lớn lao. Không những thế, có thể có nhiều nguyên nhân cản trở, gây khó khăn cho ca sinh, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
    Các nguyên nhân về phía mẹ
    Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng: Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua đó. Tạo hóa đã cho người phụ nữ một khung xương hoàn chỉnh, cân đối và thường là đủ rộng để một thai nhi có thể tích trung bình có thể chui qua được dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được.Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.
    Làm sao để biết bà mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng?
    Khung xương chậu hẹp hay gặp ở những bà mẹ nhỏ bé, thấp lùn (chiều cao dưới 1,45m); còn nếu khung xương bị biến dạng thì nhìn hình dáng bên ngoài hoặc quan sát dáng đi cũng có thể nhận biết được. Bác sĩ khi thăm khám cho các bà mẹ mang thai có thể đo khung xương để có những số liệu đánh giá mức độ hẹp và biến dạng cụ thể.
    Nếu người mẹ có bệnh mạn tính như bệnh tim, tăng huyết áp, bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con.

    Ngôi thai bất thường và rau tiền đạo là những nguyên nhân phổ biến gây ra đẻ khó.
    Các nguyên nhân từ phía thai nhi
    Thai to:
    Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ
    Ngôi thai bất thường:
    Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là loại ngôi chỏm, ở đó thai nằm xuôi, đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang, nằm ngược; những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc lại bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục bà mẹ ra ngoài. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sĩ.
    Tình trạng thai suy:
    Thai nhi có thể đã bị suy trong tử cung ngay từ khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính), có thể suy trong quá trình chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai đã bị suy thì cần phải cho ra khỏi tử cung ngay lập tức, càng sớm càng tốt (phần lớn là mổ đẻ) để cứu thai khỏi bị ngạt nặng hoặc tử vong trong hoặc sau khi đẻ.
    Các nguyên nhân do phần phụ của thai: Là các thành phần như rau thai, màng thai, dây rốn và nước ối. Những thành phần phụ này đôi khi cũng gây nên tình trạng đẻ khó cho các bà mẹ. Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (gọi là rau tiền đạo), những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối…
    Các bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ
    Chuyển dạ kéo dài:
    Bình thường một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài 15 – 16 giờ, tính từ khi bắt đầu đến lúc cổ tử cung mở hết, bà mẹ được rặn đẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sĩ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.
    Các rối loạn cơn co tử cung:
    Động lực thúc đẩy cuộc chuyển dạ tiến triển và giúp các bà mẹ đẻ được chính là các cơn co tử cung mỗi lúc một mạnh và nhanh hơn. Trường hợp các cơn co quá mạnh, qua nhanh hoặc quá yếu, quá thưa đều gây nên tình trạng đẻ khó cho bà mẹ. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời, các cơn co dạ con tăng mạnh có thể dẫn đến suy thai, vỡ tử cung hoặc các cơn co giảm nhiều sẽ đưa đến tình trạng kéo dài quá trình chuyển dạ hoặc bị liệt tử cung sau đẻ.
    Các bất thường về mở cổ tử cung:
    Thai muốn chui được ra ngoài thì cổ tử cung phải mở rộng hết. Nếu trong chuyển dạ, cổ tử cung không mở hoặc mở chỉ đến một mức độ nào đó rồi dừng lại hoặc mở quá chậm cũng gây khó khăn cho các bà mẹ, cần phải có sự can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.
    Để phát hiện được các nguyên nhân đẻ khó có thể xảy khi sinh nở, khi có thai các bà mẹ phải được thăm khám thường xuyên, ít nhất cũng phải được 3 lần trong mỗi kỳ thai nghén. Khi đẻ nhất thiết phải có sự phục vụ chăm sóc của nữ hộ sinh hoặc cán bộ y tế đã qua đào tạo về đỡ đẻ. Những trường hợp có nguy cơ trong khi có thai hoặc khi theo dõi chuyển dạ cần phải được chuyển lên bệnh viện để được theo dõi và xử trí kịp thời.
    Me & Be
     
  6. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

    Ngày đi sinh luôn là một ngày khó khăn, cho dù đó là lần sinh đứa con đầu lòng hay là đứa thứ hai, thứ ba đi chăng nữa. Tuy nhiên, chỉ với một chút chuẩn bị cẩn thận và linh hoạt thì những trải nghiệm của bạn ở bệnh viện có thể trở nên ít đáng sợ hơn và nhiều điều thú vị hơn!

    Để người mẹ không phải bận tâm lo lắng về tài chính trong thời kỳ thai sản, hai vợ chồng cần lên kế hoạch chi tiêu, hoạch định ngân sách dành cho việc sinh nở và nuôi con.

    Hiện nay, bác sĩ dự đoán ngày sinh khá chính xác. Tuy nhiên, phụ nữ sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn khoảng một tuần so với ngày dự sinh. Người mẹ cần sắp xếp mọi thứ sẵn sàng trước ngày dự sinh ít nhất một tháng (vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ) để an tâm cho hành trình vượt cạn. Tất cả những giấy tờ tuỳ thân và hồ sơ theo dõi thai như: sổ khám thai, thẻ bảo hiểm, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn… đều cần photo sẵn để thuận tiện cho việc làm thủ tục tại bệnh viện. Cần nhớ vào những lần khám của tháng cuối thai kỳ nên đề nghị bác sĩ trực tiếp theo dõi thai viết giấy giới thiệu cho bệnh viện mà bạn chọn sinh.

    Chuẩn bị túi đồ đi sinh

    Ngày nay, việc mua sắm rất thuận tiện và dễ dàng, nhưng một số bà mẹ trẻ vẫn gặp lúng túng và bối rối khi đến ngày phải vào bệnh viện sinh con. Cần lên danh sách những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và cho bà mẹ sau khi sinh. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giảm bớt những lo lắng, vất vả cho người thân và tạo cảm giác an tâm cho người mẹ khi vào phòng sinh.

    Đồ cho mẹ

    - Băng vệ sinh mama, miếng lót (loại dùng cho sản phụ): khoảng 6 cái.

    - Quần lót giấy cỡ XXL (loại dùng 1 lần): 5 – 10 cái.

    - 2 – 3 cái nịt ngực loại cho con bú.

    - Vớ: 2 – 3 đôi.

    - Dép để đi trong phòng.

    - Dụng cụ vệ sinh cá nhân : bàn chải, kem, khăn mặt, bao ni-lông nhỏ đựng đồ dơ…

    - Giấy vệ sinh: 2 cuộn.

    - Quần áo 1 – 2 bộ ( mặc lúc ra viện)

    - 2 – 3 chai nước lọc, 1 lốc sữa tươi (rất cần thiết khi các bà mẹ đói bụng lúc đêm khuya)

    Đồ cho con

    - Tả giấy một gói: 20 cái, miếng lót cho bé sơ sinh (newborn) 1 gói: 30 miếng.

    - Áo sơ sinh: 5- 7 cái. Áo sơ sinh nên chọn những loại được may từ vải 100% cotton, không thêu ngực (cứng, dễ gây ngứa cho bé), buộc dây ngang bụng để mặc cho bé dễ dàng và điều chỉnh theo vòng bụng của bé.


    - Áo ấm: 2 cái.

    - Tã chéo: 5 cái.

    - Bao tay, bao chân (vớ) : 3 đôi. Không nên mua vớ quá nhỏ, thun chặt vì sẽ ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân của bé.

    - Mũ mềm: 2 cái.

    - Khăn lông loại trung: 3 cái ( dùng để quấn bé).

    - Khăn xô tắm: 3 cái.

    - Khăn sữa: 5 cái.

    - Băng rốn: 1 hộp.

    - Khăn bông tắm, để đắp người cho bé: 1 chiếc.

    - Sữa (ưu tiên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ), bình sữa, ly, muỗng nhỏ.

    - Nước muối sinh lý đế rửa mắt cho bé.

    Đồ của mẹ và bé để riêng nhằm tiện việc sử sụng khi cần.
    Me & Be
     
    nhimcoi7 thích bài này.
  7. ecoenvir

    ecoenvir Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

    Tham gia:
    5/6/2012
    Bài viết:
    3,442
    Đã được thích:
    824
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

    Thanks mẹ dongdong_245, em cũng đang chuẩn bị mà chưa biết làm thế nào
     
  8. Ðề: Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

    cái khoản này đúng cái em đang cần. Mẹ nó cho em hỏi sao phải mang cả hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn nữa ạ?
     
  9. thúy cận

    thúy cận Guest

    Ðề: Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

    Cám ơn mẹ nó, em đc 31 tuần rồi nên đang cbi đồ cho con là vừa. Nhưng mà em cũng có câu hỏi giống mẹ này:
     
  10. golddragon

    golddragon 0975.207.622.

    Tham gia:
    12/4/2009
    Bài viết:
    7,164
    Đã được thích:
    1,203
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

    Hai thứ này không cần mang nhé, mình ở VN mà.
     
  11. emerald761104

    emerald761104 Banned theo yêu cầu chủ nick

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    4,671
    Đã được thích:
    1,310
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Cần chuẩn bị gì khi đi sinh

    Mình sinh Việt Nhật là chỉ cần hộ khẩu và chứng minh thư photo thôi, không có khoản giấy kết hôn nhé.
     
  12. Lethanh1985

    Lethanh1985 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/9/2013
    Bài viết:
    2,998
    Đã được thích:
    254
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Có nên sinh thường sau khi đã từng sinh mổ?

    Mình chỉ hấy ng ta nói đã mổ tập trc thì tập sau phải đẻ mổ,đẻ thường là rất nguy hiểm đấy ah
     
  13. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Có nên sinh thường sau khi đã từng sinh mổ?

    Mình thấy điều này là o nên nhé,đã sinh mổ lần 1 thì các lần sau bắt buộc phải mổ đấy
     

Chia sẻ trang này