Thông tin: Điểm cao có chắc đã giỏi?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi support8, 20/7/2012.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. support8

    support8 Administrator

    Tham gia:
    21/11/2011
    Bài viết:
    2,407
    Đã được thích:
    702
    Điểm thành tích:
    823

    “Một đứa trẻ có óc quan sát, có tư duy nhạy bén và có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin hoàn toàn có thể trở thành một người có khả năng giải quyết vấn đề tốt và hiệu quả. Đáng tiếc là hiện nay chỉ có 8.9% trẻ tiểu học tại Hà Nội và TP.HCM được đánh giá tốt về kỹ năng giải quyết vấn đề.” Tiến sĩ Kim Dung - Viện phó Viện Nghiên cứu giáo dục nhận định.


    [​IMG]
    Khi cải thiện được khản năng tư duy nhạy bén, các em sẽ trưởng thành đầy tự tin và bản lĩnh​

    Câu chuyện về chú mèo được “sản xuất” hàng loạt

    Bé Ti năm nay học lớp 2 và luôn dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Trong một lần kiểm tra tập vở của bé Ti, chị T.N.Hạnh (Quận Đống Đa , HN) ngạc nhiên hết sức khi bên dưới đề bài “Hãy vẽ lại chú mèo nhà em” là hình ảnh chú mèo to lớn mập mạp được đồ theo giấy can tranh mẫu trong phim hoạt hình Tom và Jerry chứ không phải con mèo nhỏ xíu và gầy nhẳng thường ăn vụng trong bếp. Chị hỏi con gái mình vì sao lại đồ từ giấy can một con mèo chẳng giống con mèo nhà mình chút nào thì Ti trả lời: “Vẽ con mèo nhà mình khó lắm, con thấy bạn Huy bên hàng xóm in từ giấy can qua nên con làm theo!”

    Thay vì vẽ theo quan sát thực tế thì bé Ti lại đồ hình ảnh từ giấy can và chính bạn Huy cũng đồ theo mẫu có sẵn. Từ đó các em đã tạo ra một loạt những chú mèo từ hình mẫu có sẵn chứ không tư duy để tạo ra kết quả từ quan sát thực tế của chính mình.Theo các chuyên gia giáo dục, những trường hợp như của bé Ti là rất phổ biến, bắt nguồn từ cách dạy và học ở bậc tiểu học. Trong khi đây là giai đoạn giúp hun đúc và phát huy khả năng sáng tạo, óc nhạy bén của trẻ thì chương trình lại hướng trẻ đến cách rập khuôn, thiếu thực tế. Đến khi bé phải tự “giải quyết” một yêu cầu cần khả năng tư duy độc lập và nhạy bén, vận dụng thực tế thì kết quả như trên là điều dễ hiểu.

    Nhạy bén hôm nay, tương lai mai sau

    Theo nghiên cứu mới nhất vào tháng 5/2012 của Viện nghiên cứu giáo dục, hơn 80% trẻ tiểu học tại Hà Nội và TP.HCM còn yếu và thiếu sự nhạy bén trong, phân tích và giải quyết vấn đề bằng việc quan sát và vận dụng từ thực tế cuộc sống. Do đó, trẻ thường có xu hướng lệ thuộc vào những khuôn mẫu có sẵn.
    Trong khi đó, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sự nhạy bén tư duy thông qua kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là một trong những dấu hiệu sớm để đánh giá trí tuệ và thái độ của trẻ trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Đối với học sinh tiểu học, năng lực tư duy nhạy bén, kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là rất quan trọng để giúp các em hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sự thành công của các em trong tương lai.

    Hiện nay, xã hội và gia đình đã bắt đầu ý thức được sự thiếu hụt của các em, kéo theo đó là nỗi băn khoăn về giải pháp để giúp trẻ cải thiện được khả năng giải quyết vấn đề và có tư duy nhạy bén. Có những việc mà các bậc phụ Huynh có thể chủ động xử lý như coi trọng hơn nữa dưỡng chất cần thiết trong khấu phần ăn, bổ sung đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là Omega 3&6 giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, nâng cao khả năng nhận thức và phát triển trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh vẫn cần một phương pháp có hệ thống để hỗ trợ và nâng cao năng lực tư duy cho trẻ, từ đó sự giỏi của trẻ được đánh giá dựa trên khả năng thực sự chứ không phải là bảng thành tích “phập phù”. Khi các em cải thiện được khả năng tư duy nhạy bén, tin chắc rằng các em sẽ trưởng thành đầy tự tin và bản lĩnh, như Tiến sĩ Kim Dung đã kết luận: “Sự thành công của các em có tư duy nhạy bén là hoàn toàn có thể đoán trước được. Đó là lý do mà hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, mọi người đều đánh giá cao các cá nhân có óc tư duy cao, biết giải quyết vấn đề chứ không ngồi chờ người khác làm thay cho mình.” Câu hỏi còn để ngỏ là: chúng ta tìm phương pháp đó ở đâu và làm sao để áp dụng một cách có hệ thống?


    Nguồn: Theo khảo sát tháng 5/2012 của Viện nghiên cứu Giáo dục.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support8
    Đang tải...


Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này