Bé bị Thuỷ đậu - Vệ sinh hàng ngày như thế nào

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi menhimdanhda, 6/4/2007.

  1. menhimdanhda

    menhimdanhda Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/5/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Bé nhà mình tiêm chủng rồi mà vẫn bị thuỷ đậu, vì bị lây các bạn ở lớp .Hôm qua đã cho bé đi khám rồi bây giờ không phaỉ bôi thuốc xanh lè nữa mà dùng thuốc mỡ gì đó của Viện Da liễu kê đơn . Nhưng vấn đề là khi bôi thuốc vào sẽ rất bẩn vì bé nhà mình bị cả trên đầu nữa, nó bết vào tóc rất hôi . Mà theo các cụ nói thì không được tắm rửa, phải kiêng gió kiêng nước không thì da sẽ bị rỗ ?! Mà không tắm rửa thì rất bẩn, bé rất khó chiu .Mà bé nhà mình lại sốt nữa .Các mẹ ơi giúp mình với!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi menhimdanhda
    Đang tải...


  2. thuyph

    thuyph Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2005
    Bài viết:
    1,198
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Mẹ Nhím ra hàng lá ngoài chợ mua lá chân vịt về tắm cho bé hàng ngày thì cũng rất nhanh khỏi, những chỗ bị vỡ ra rất nhanh khô, đóng vẩy và khỏi. Tắm xong lấy khăn xô thấm khô nước trên người bé rồi lại bôi xanh metilen tiếp, chỉ khoảng vài ngày là khỏi thôi, chúc Nhím nhanh khỏi nhé!
    À cả tắm bằng nước lá chè xanh cũng nhanh khỏi đấy.
     
  3. Khanluado

    Khanluado Thành viên mới

    Tham gia:
    17/3/2007
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    em đã cho tiêm phòng cho Bin nhà em ở 50C Hàng Bài (đã tiêm loại thuốc đắt tiền nhất ở đó), hôm kia cháu nổi 3 nốt có mầu đỏ ở bụng và 1 nốt ở đầu nhưng cháu vẫn chơi ngoan và không có dấu hiệu quấy khóc, em đã thử bôi thuốc xanh metylen lên 4 nốt này và 2 hôm nay ko thấy cháu hiện thêm nốt nào nữa
    Không biết Bin nhà em có phải bị thủy đậu không hả các bác?
     
  4. tumeo

    tumeo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/10/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    - Tiêm phòng vẫn có khả năng bị, nhưng biến chứng nhẹ hơn
    - Có khả năng con em bị ở dạng nhẹ (chỉ có vài mụn đỏ, dần tạo nhân trắng, hơi viêm tấy xung quanh, hầu như không ngứa) thuỷ đậu chính là một dạng zona, lúc 3 tuổi cu nhà chị cũng có vài nốt ở gan bàn tay & chân, lúc đầu vì nghĩ là nóng nên tắm lá búa xua, chỉ xức 1 loại kem dạng tuýp ngăn viêm nhiễm và vẫn tha đi biển, cuối cùng hết lúc nào không biết. Em cứ theo dõi, nếu thấy mọc thêm thì đi bs da liễu xác định có đúng bị thuỷ đậu không (2 ngày rồi k lên thì chắc k sao đâu), đừng kiêng tắm mà thành nhiễm trùng da nhé (cẩn thận nữa thì đun nước tắm lên rồi để nguội)
     
  5. thuyph

    thuyph Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    25/4/2005
    Bài viết:
    1,198
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Nhiều bà mẹ lúng túng không biết chăm sóc như thế nào khi bé yêu bị thủy đậu. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ BV Nhi TƯ cảnh báo: “Thủy đậu vốn là bệnh lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu lành và để lại nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng”.

    Dưới đây là những lời khuyên để chăm sóc tốt nhất cho bé khi bị thuỷ đậu:

    Giữ vệ sinh sạch sẽ

    Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.

    Nhiều người cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là một sai lầm. BS Lộc cho biết, có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.

    Tốt nhất, phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách lấy lá ổi, lá đắng rửa sạch, đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.

    Sau khi lau rửa cho trẻ, lại dùng khăn xô khô thấm khô người cho trẻ, rồi mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát. Nếu được điều trị đúng cách và giữ vệ sinh sạch sẽ, chỉ sau 7 - 10 ngày, nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy rồi vết thâm sẽ hết sau một thời gian, không để lại sẹo.

    Cần cách ly người bệnh

    Thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài ba nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, kể cả người lớn chưa bị bệnh này, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.

    Hơn nữa, thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch dài, nhưng nếu sức đề kháng yếu có thể bị tái phát khi có dịch, vì vậy, dù con bạn đã từng bị thuỷ đậu, cũng nên lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị để tránh nguy cơ tái phát.

    Cần vệ sinh phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Cho trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu.

    Điều trị cho trẻ

    Trong trường hợp trẻ chỉ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước ôxy già rửa vết loét rồi dùng bông chấm khô nhưng cần lưu ý, cho bệnh phẩm vào túi nilon bọc kín để tránh lây bệnh cho người khác. Sau đó, bôi thuốc đúng vào giữa nốt đậu (tuy nhiên, có nhiều loại thuốc phù hợp với từng thể bệnh nặng hay nhẹ, do đó, muốn cho trẻ uống hay bôi loại thuốc gì cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa). Trong quá trình điều trị cha mẹ cần theo dõi kỹ, kịp thời đưa trẻ nhập viện ngay khi có biến chứng.

    Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.

    Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng

    Trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, không nhất thiết phải kiêng khem trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.

    Đặc biệt, nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nước canh gà, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.

    Phòng bệnh như thế nào?

    Để phòng bệnh, tốt nhất nên cho trẻ tiêm vac-xin phòng thuỷ đậu, kể cả trẻ lớn và người lớn mà chưa miễn dịch với thuỷ đậu cũng nên tiêm phòng.
     
    bibi7684 thích bài này.
  6. menhimdanhda

    menhimdanhda Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/5/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn bác nhiều ạ.Em đã mua lá chân vịt và tắm rửa vệ sinh cho bé ngay rồi đó ạ .Bây giờ các nốt đã se và đóng vẩy rồi ( Cũng 4 ngày rồi ), em đi khám và Bsĩ Viện da liễu cho thuốc mỡ để bối: sáng thì Fusidic acid 2%, tối thì Mangiferin 5%, bây giờ các nốt cũng đỡ rồi có nên chuyển sang dùng xanh metylen không ạ ?

    thấy mọi người bảo cũng phải kiêng ăn trứng sợ nó loang các vết thuỷ đậu có phải không ạ ?
     
    Sửa lần cuối: 10/4/2007
  7. beannguyen

    beannguyen Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/4/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tiêm phòng thủy đậu

    Chào mọi người!
    Mình muốn hỏi mọi người là bé nhà mình gần 16 tháng chưa tiêm phòng thủy đậu vì mấy lần ra phường họ đều bảo là hết thuốc nên chưa tiêm được mà mình lại muốn tiêm ở phường thì yên tâm hơn vì con nhà mình có phiếu theo dõi các mũi tiêm ở phường (kể cả mũi mất tiền hay free) hơn nữa bé lại chưa tiêm phòng mũi sởi, quai bị, rubela vì tháng trước ốm nên không tiêm được. Vậy mình định tháng này tiêm mũi sởi, quai bị, rubela trước còn mũi thủy đậu để tiêm năm sau (tiêm trước khi có dịch khoảng tháng 12) vì hình như hết tháng 5 này là hết dịch rồi thì phải, có ai biết thì cho mình xin chút ý kiến, thank nhiệu
     
  8. chipcoi0905

    chipcoi0905 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/6/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Chào các mẹ
    Con em vừa tròn 13 tháng, đợt vừa rồi cháu bị một nốt ở mông to bằng 1/2 hạt đậu xanh và mẩn đỏ hết người đi khám Viện nhi TW BS bảo thuỷ đậu sợ qua. BS cho uống kháng sinh và thuốc mỡ về bôi tính ra Chip chỉ lên có vài nốt ỏ tay và ở chân, khoảng 6 ngày thì hết . Các nốt ban đầu mọc mụn trắng bôi thuốc nó xẹp xuống còn mụn đỏ, rồi hết . Các nốt khác thì se miệng đóng vâỷ .
    Em hay gọi y tá đến nhà tiêm phòng cho cháu (có ổn ko hả bác) và cô y tá này có nói là cháu bị thuỷ đậu dạng nhẹ thế vẫn phải tiêm vì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao, lần sau mà bị thì nặng lắm . E sợ quá nên hỏi xem các bác có võ nào bảo em vợi
    Mẹ Chip coi
     

Chia sẻ trang này