Nhớ về công ơn cha mẹ ngày Vu Lan

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi hloan1, 31/8/2012.

  1. hloan1

    hloan1 hloan - khonghieuvisao cũ

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    5,551
    Đã được thích:
    1,700
    Điểm thành tích:
    913
    Những ai đã từng có bố/mẹ bị bệnh hiểm nghèo, lúc đứng giữa lằn ranh giữa sống và chết của bố mẹ mình mới hiểu hết được cha mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc như thế nào.
    Ngày mẹ mình tai biến, đất trời như sụp đổ khi bác sĩ tiên lượng "Khả năng sống chỉ có 5%". Nhưng chưa khi nào mình nguôi niềm tin rằng mẹ sẽ chiến thắng. 15 ngày giành giật mẹ với tử thần, tuy không khóc nhưng nước mắt trôi tuột vào trong. 3 bố con gầy rộc đi, tưởng chừng như 3 cây sậy di động trong bệnh viện. Họ hàng đông, bạn bè đông cũng chỉ hỏi thăm qua loa, người trực tiếp bên mẹ, chăm sóc mẹ là 3 bố con mà thôi. Mỗi lần vào làm vệ sinh và xoa bóp, cho mẹ ăn, mình lại cầm bàn tay ấm nóng của mẹ, khẽ thỉ thầm vào tai mẹ "Cố gắng lên mẹ nhé, cả nhà mình sẽ bên nhau". Và phép nhiệm màu, mẹ tình lại trước sự ngỡ ngàng của bác sĩ, y tá trong khoa. Đến bây giờ, hồ sơ bệnh án của mẹ vẫn được lưu lại và được bác sĩ nghiên cứu tiếp, vì sao bệnh nhân lại có khả năng phi thường vậy.
    Có lẽ, mẹ còn thương các con nhiều lắm, mẹ k muốn rời xa các con sớm vậy. Mẹ muốn thấy các con mẹ thực sự trưởng thành.
    Hôm nay, ngày rằm tháng bảy- ngày lễ Vu Lan- mình lại thấy bồi hồi khi nghĩ về mẹ đẻ và áy náy với mẹ chồng. Dù mẹ chồng từ trước đến giờ k gần gũi, không quan tâm, ít chia sẻ, nhưng mẹ chồng là mẹ của chồng mình, bà dù có sai, có quá đáng thì bà cũng là một bà MẸ. Không có bà, mình không có 2 thiên thần nhỏ đáng yêu. Cho dù giận, thì cũng vẫn phải cảm ơn bà, vì nhờ có bà mình mới có gia đình nhỏ như ngày hôm nay.
    Sáng đi làm qua cổng chùa, nghe tiếng tụng kinh từ chùa vọng ra, trong lòng mình như trùng lại. Ngày Vu lan- ngày báo hiếu, chúng ta, những người con, đã làm tròn bổn phận làm CON chưa?
    Tối nay, đi làm về, mình sẽ rủ mẹ chồng vào chùa lễ phật, vì bà vốn là con nhang trung thành của chùa. Có lẽ, trong tâm mình, đã dần suy nghĩ thiện cảm hơn về MẸ CHỒNG. Bởi trong cuộc sống, đôi khi định kiến ban đầu khiến ta ngày càng lún sâu vào suy nghĩ xấu - tốn với ranh giới mong manh. May mắn thay, trên ngực áo mình vẫn là hai bông hoa hồng đỏ- màu tượng trưng cho niềm hạnh phúc khi chúng ta còn có mẹ bên đời!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hloan1
    Đang tải...


  2. hloan1

    hloan1 hloan - khonghieuvisao cũ

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    5,551
    Đã được thích:
    1,700
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nhớ về công ơn cha mẹ ngày Vu Lan

    Xúc động lễ gắn hoa cài áo ngày Vu Lan báo hiếu

    (Dân trí) - Nhân dịp Vu Lan báo hiếu ngày Rằm tháng Bảy, tại nhiều trung tâm Phật giáo đã diễn ra lễ cài hoa hồng lên áo, bày tỏ tấm lòng của những người con hướng về cha mẹ. Ai sung sướng khi còn mẹ trên đời? Ai ngậm ngùi vì mẹ đã đi xa?

    Buổi lễ gắn bông hồng cài áo tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu quán Huế diễn ra ngày 30/8, tức ngày 14/7 âm lịch, làm lễ cài bông hồng cho gần 200 phật tử. Bên cạnh những bông hồng đỏ thắm cho những ai còn cha mẹ, khá nhiều phật tử đứng tuổi ngậm ngùi nhận bông hồng trắng khi không còn cha mẹ. Buổi lễ đã giúp những người con, dù còn mẹ hay đã mất mẹ, cùng ngồi lại, tạm rời xa cuộc mưu sinh xô bồ để nghĩ nhiều hơn đến công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

    [​IMG]

    2 cụ ông cụ bà dự lễ Vu Lan gắn bông hồng trắng trên ngực

    Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phó Trưởng Ban Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn Hóa PG tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Điều hành TTVHPG Liễu Quán nói về ý nghĩa của bông hồng cài áo ngày Vu Lan: “Cha mẹ còn sống là chúng ta còn mặt trời, còn ánh sáng. Cha mẹ mất là mất đi tất cả. Việc chăm sóc, thờ cúng cha mẹ tương tự như cúng dường phật vì chính cha mẹ là nguồn sống cao quý nhất, theo ta suốt cuộc đời này. Nếu ai còn cha mẹ hãy quý trọng người trong từng giây phút mà người còn nghe thấy được. Bởi vì cha mẹ ngày càng già theo thời gian và sẽ xa lìa chúng ta một ngày nào đó. Dù ai có cài bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cũng phải nhớ về cha mẹ và cảm ơn người vì đã sinh ra ta trong cõi đời này. Thay lời câu thơ, tôi muốn gửi đến lời dạy của đức Phật cho những ai còn cha mẹ:

    Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
    Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
    Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
    Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con
    Ai còn mẹ - xin đừng làm mẹ khóc
    Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con

    Sáng cùng ngày tại chùa Từ Đàm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TT-Huế đã long trọng tổ chức lễ Tự tứ của chư Tăng, lễ trai Tăng cúng dường và đại lễ Vu lan báo hiếu.

    Buổi lễ có sự góp mặt của trên 1.000 tăng ni và phật tử. Tại đại lễ Vu lan – Báo hiếu, Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó ban trị sự GHPG Việt Nam tại TT-Huế đã nhắc lại ý nghĩa Vu Lan - báo hiếu trong truyền thống kinh điển của Phật giáo khiến cho nhiều người tham dự bật khóc. Hòa thượng đề cao công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ trong suốt cuộc đời và nhắc nhở đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu.

    [​IMG]
    Lễ Vu Lan tại chùa Từ Đàm

    Tuần lễ Vu Lan - báo hiếu năm nay tại Huế diễn ra từ 11 đến Rằm tháng Bảy, Giáo hội kêu gọi đồng bào Phật tử noi theo Đại Hiếu của Đức Phật mà sống hiếu thuận với cha mẹ trong gia đình; đồng thời tham gia các hoạt động từ thiện, xây dựng lòng từ bi, thiết lập niềm tin hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, tràn đầy tình thương.

    [​IMG]

    Buổi lễ gắn bông hồng cài áo diễn ra trang nghiêm tại Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế

    [​IMG]

    Gắn hoa vàng dành riêng cho các thầy

    [​IMG]

    Hoa đỏ cho những ai còn mẹ

    [​IMG]

    Giây phút xúc động của một phật tử khi nhớ về cha mẹ

    [​IMG]

    Những giọt nước mắt của những ai có hoa hồng trắng

    [​IMG]

    Ngược lại với niềm vui của những em bé mang hoa hồng đỏ

    [​IMG]

    Một phật tử khá lớn chuẩn bị được mang bông hồng đỏ

    [​IMG]

    Nhạc sĩ Phạm Tuyên (thứ 3 từ phải qua) cũng đến dự lễ bông hồng cài áo. Nhạc sĩ đeo bông hồng trắng.

    Tối cùng ngày, hàng nghìn tăng ni, phật tử người dân và du khách cũng tập trung tại chùa Long Khánh (TP Quy Nhơn – Bình Định) để tham gia lễ cài hoa hồng báo hiếu.

    [​IMG]

    Hàng ngàn phật tử về dự Lễ Vu Lan - Ảnh: D. Công

    [​IMG]

    Hai mẹ con cùng chắp tay cầu nguyện- Ảnh: D. Công

    Trong không khí linh thiêng, xúc động, nỗi nhớ về mẹ cha càng dâng đầy. Có những người đã già nua, cũng có những người còn rất trẻ đã phải rơi nước mắt cài hoa hồng trắng lên ngực áo.

    [​IMG]

    Ngậm ngùi khi cài lên ngực bông hồng trắng - Ảnh: D. Công

    Phật tử Nguyễn Thị Hòa (78 tuổi, phường Lý Thường Kiệt, TP Quy Nhơn) cho biết: “Mỗi lần lên chùa tụng kinh tôi lại thấy lòng mình thanh thản hơn như trút được mọi muộn phiền của cuộc sống. Hàng năm, cứ vào lễ Vu Lan tôi lại lên chùa đi lễ tụng kinh tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ, những người đã khuất và cầu nguyện cho con cháu mình khỏe mạnh, bình an…”
     
    Sửa lần cuối: 31/8/2012
  3. hloan1

    hloan1 hloan - khonghieuvisao cũ

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    5,551
    Đã được thích:
    1,700
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Nhớ về công ơn cha mẹ ngày Vu Lan

    Mùa Vu Lan đầu tiên trong đời đã phải cài hoa hồng trắng

    “Người ta, khi mất mẹ rồi mới cuống cuồng nhận ra mình đã mất đi một tình yêu thương bao la vô bờ bến, một tình yêu vĩnh cửu và duy nhất trong cuộc đời. Để rồi hối tiếc, để rồi dằn vặt mình vì bao năm qua đã vô tâm với mẹ, lúc muốn thốt lên lời “yêu mẹ” thì mẹ đã rời xa mất rồi...”

    “Còn tôi, ngay mùa lễ Vu Lan đầu tiên trong đời đã phải cài lên áo một bông hồng màu trắng...

    Bố tôi bảo, chính mẹ là người đã trao mạng sống cho tôi. Và tôi, chắc chắn sẽ không thể có mặt trên cõi đời này nếu như mẹ không cương quyết chọn cái chết để các bác sĩ cứu lấy tôi...

    [​IMG]
    Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa trong ngày lễ Vu Lan.

    Bố kể, thời ấy, mẹ tôi đẻ khó, y học lại chưa phát triển, các bác sĩ nói, ca phẫu thuật chỉ có thể cứu được một trong hai mạng sống, hoặc mẹ hoặc tôi. Thế nên, sau khi bàn bạc thì mọi người trong gia đình đều quyết định giữ lấy mạng sống của mẹ. Nhưng mẹ tôi nhất định không đồng ý... và thế là tôi được sinh ra...

    Không có mẹ, tuổi thơ của tôi trôi qua một cách nhạt nhẽo. Đến khi ra cuộc đời, bao nhiêu những vất vả, xô bồ, khiến bước chân tôi trở nên mỏi mệt, tôi lại càng muốn có mẹ, muốn được chạy về gục đầu vào vai mẹ để được mẹ vỗ về, để tình yêu thương của mẹ sẽ giúp tôi mạnh mẽ hơn trên cuộc đời này. Nhưng mẹ tôi lại chỉ có thể ở trên trời cao để nhìn tôi còn tôi thì không thể nào đến với mẹ được.” - Chị Hoa (Phương Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội) nghẹn ngào.

    Tại chùa Bằng A (Hoàng Mai - Hà Nội), trong tiếng kinh da diết của ngày lễ Vu Lan, Huy (quê Ninh Bình) cũng nhạt nhòa dòng nước mắt:

    Đã 49 ngày, kể từ ngày mẹ mất, Huy mới dám trở về bên nấm mồ của mẹ để mà sám hối, để mà tạ lỗi với người mẹ đã lam lũ tảo tân nuôi anh khôn lớn trưởng thành.

    [​IMG]

    ... và bật khóc nức nở trong tiếng kinh da diết của Đại lễ Vu Lan. (Nguồn ảnh: Chùa Bằng)

    Bố Huy mất sớm, một mình mẹ phải bươn trải để nuôi 3 đứa con. Cho dù cuộc sống có đói nghèo, khổ cực, nhưng chưa bao giờ mẹ để Huy và 2 em phải nghỉ học để mưu sinh. Rồi 18 tuổi, Huy thi đỗ vào đại học Xây dựng (Hà Nội). Mẹ Huy mừng đến rơi nước mắt. Bởi vì từ nay Huy đã có thể bước chân vào giảng đường đại học để sau này trở thành một kỹ sư xây dựng đúng như ý nguyện lúc bố Huy lâm chung.

    Thế nhưng, từ khi lên nhập học, cuộc sống nơi phồn hoa đô thị với bao nhiêu những điều mới lạ đã nhanh chóng cuốn Huy vào vòng xoáy của những cuộc ăn chơi, những trận lô đề, cá độ, bóng bánh... Huy tiêu hết veo số tiền mà mẹ đã dành dụm để gửi lên, rồi Huy học bạn xấu đi cầm cố đồ đạc, đi vay nặng lãi để tiêu xài.

    Đến lúc số tiền đã quá lớn, không thể chi trả, chủ nợ truy đuổi thì Huy bỏ trốn khỏi Hà Nội.

    Mẹ Huy biết chuyện, giận con đến run người, nhưng lại thương con, lo con sẽ làm điều dại dột khi lâm vào bước đường cùng, nên cố gượng dậy, chạy đi vay mượn khắp nơi cho đủ số tiền mấy chục triệu mà Huy đang vay nặng lãi để cho con có thể tiếp tục đi học, thực hiện ước mơ của mình.

    Nhưng mà cái sự ăn chơi dường như đã ngấm vào máu khiến Huy không thể thay đổi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Huy bỏ bê học hành.

    Người ta học 5 năm đại học, thì Huy học đến 8 năm vẫn chưa ra được trường. Mỗi ngày Huy chỉ vật vã với những khoản nợ, nợ tiền, nợ môn. Thế nên, như một cái vòng luẩn quẩn, càng bế tắc thì Huy càng lao vào những cuộc ăn chơi, nhậu nhẹt và số nợ lãi cũng ngày một tăng cao.

    Đến khi chủ nợ thông báo, Huy đã nợ số tiền lên đến 150 triệu, Huy mới giật mình hoảng hốt. Lần này thì Huy trốn hẳn, tắt điện thoại và không liên lạc với bất cứ ai suốt 2 tháng liền.

    Nhóm chủ nợ không thể tìm được Huy nên tìm về tận nhà Huy... Cơn sốc khiến mẹ Huy không chịu nổi, và ... bà đã vĩnh viễn rời xa cõi đời khi không kịp nhìn mặt đứa con trai.

    ....Mùa lễ Vu Lan năm nay, Huy không dám về nhà mà đến chùa, cài lên áo mình một bông hoa màu trắng, rồi chắp tay thì thầm trong tiếng khóc nấc nghẹn: "Con xin lỗi mẹ. Mẹ ơi!"
     

Chia sẻ trang này