Đấu tranh cho quyền làm cha

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi High Tech Daddy, 4/10/2004.

  1. High Tech Daddy

    High Tech Daddy Banned

    Tham gia:
    4/10/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Có một cuộc chiến đang âm thầm diễn ra ở châu Âu, một cuộc đấu tranh của những ông chồng đau khổ chống lại các bà vợ cay nghiệt và pháp luật hiện “trọng nữ khinh nam” trong vấn đề chăm sóc và nuôi dạy con cái sau ly hôn.

    Khi các ông bố vùng lên
    Ngày 13-9-2004, Jason Hatch vượt qua hàng rào trèo lên ban công lớn ở mặt tiền cung điện Buckingham trước sự chứng kiến của nhiều khách tham quan cung điện, báo chí và người xem chương trình truyền hình trực tiếp. Hatch trong bộ trang phục của người dơi, đứng đó suốt 6 giờ không nói không rằng và không có bất cứ hành động gì quá khích, nhưng những ai thấy hình ảnh của Hatch ngày hôm đó đều hiểu rằng điều gì đã đẩy anh lên đứng trên cao ấy. Tấm băng rôn mà Hatch giang lên trước điện Buckingham có dòng chữ “Đấu tranh cho quyền được gặp con”, 32 tuổi, đã 2 lần ly dị, Hatch nay đang nỗ lực hết sức để giành lấy quyền tối thiểu của một người cha là được gặp con mình, vì từ nhiều năm qua anh đã không được thấy mặt đứa con trai đầu do người vợ đầu đã dọn nhà đi đâu mất và người vợ thứ 2 cũng không cho lũ trẻ gặp cha lấn một lần trong suốt 3 năm qua.
    Jason Hatch hiện là thành viên của tổ chức Công lý cho những người cha (viết tắt là F4J), một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của những ông bố sau ly hôn, với tôn chỉ “vì công lý sẵn sàng làm tất cả để đạt được các yêu sách bất chấp nguy cơ bị bắt giữ”. Hatch không đơn độc, nhiều ông bố trên khắp châu Âu cũng đang làm như anh, tham gia vào các nhóm hoạt động xã hội và tổ chức vận động hành lang để có được sự thay đổi về luật pháp và quan niệm xã hội về vấn đề phân chia quyền chăm sóc con cái sau ly hôn. Để thu hút sự chú ý của công luận, đôi khi họ tổ chức những cuộc đấu tranh khá kỳ lạ và khôi hài. Ở Anh, trước Hatch, các ông bố liều lĩnh từng mặc quần áo siêu nhân leo lên chiếm giữ… nóc trụ sở tòa án dân sự tối cao Hoàng gia và vòng đu quay London Eye để bày tỏ quan điểm. Thậm chí vào tháng 5-2004, hai thành viên của F4J còn dám ném bom bột màu tía vào thủ tướng Tony Blair từ khu vực hành lang dành cho khách tham quan trong khu Hạ viện. Ở Madrid, Tây Ban Nha, vào tháng 10-2002, ahi thành viên của tổ chức SOS Papa, tổ chức của các ông bố độc thân bất mãn, đã đổ xang vào người và tự thiêu trước tòa nhà Nghị viện nước này. May là nhờ mặc thêm áo chống cháy bên trong nên không ai bị chết hay bị thương vì bỏng. SOS Papa ở Pháp thì có vẻ hiền hơn, mỗi năm các thành viên của tổ chức này gây sự chú ý cho công luận bằng cách tổ chức tuần hành vào các ngày lễ dành cho các ông bố. Giữa tháng 9-2004, ở khu Coloseum, thủ đô Rome của Ý, nhóm Papa Separati đã tổ chức cuộc biểu tình nhỏ với một số người mặc quần áo người dơi để bày tỏ sự ủng hộ với anh bạn Jason Hatch có cùng cảnh ngộ ỏ Anh.

    Vì đâu nên nỗi?
    Luật pháp ở hầu hết các nước châu Âu quy định trong trường hợp cả 2 phía không thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con thì tòa án sẽ can thiệp, quyền chăm sóc con cái sẽ được trao cho người có khả năng nhất. Trong khi luật không ưu tiên quyền nuôi con cho bất cứ phía nào trong trường hợp có tranh chấp thì một khảo sát trên diện rộng đã cho thấy thực tế hoàn toàn khác hẳn. Ở Đức, 85% trẻ trong các vụ tranh chấp quyền nuôi con về ở với mẹ. Ở Pháp tỷ lệ này là xấp xỉ 85%. Còn ở Ý thì 90% các bà mẹ được quyền chăm sóc và nuôi dạy con và ở Anh con số này vào khoảng 93%. Kết quả là hàng ngàn ông bố không chỉ không được quyền nuôi con mà còn bị cấm hay hạn chế gặp con vì những cáo buộc vô cớ từ các bà vợ về tư cách làm bố của họ.

    Sự vu khống của các bà chua ngoa và các xử theo lệ ngầm ưu tiên cho phụ nữ mà các tòa án áp dụng từ nhiều năm qua khiến nhiều ông bố ức quá phải gào lên như trong trường hợp ca sĩ nhạc rock người Anh Bob Geldof. Năm 1995 Geldof và vợ là Paula Yates ly hôn. Ban đầu theo thường lệ, tòa cho Yates được nuôi con dù biết rõ bà này có thói nghiện ngập. Không đành lòng để 3 cô con gái sống với bà mẹ đang say sưa với người tình mới, Geldof kháng cáo. Vậy mà phải mất 3 năm tòa án mới giải quyết được cuộc chanh chấp giữa Geldof – Yates và đến năm 1998, Geldof mới được đưa con về nuôi (Yates chết vì dùng heroin quá liều vào năm 2000).
    ….

    (Theo Time, 9. 2004)

    Nguồn: Báo Thế giới mới số 605
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi High Tech Daddy
    Đang tải...


  2. timtim

    timtim Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    3
    Đúng là Tây!!! Cảnh các ông bố đóng giả người dơi với tự thiêu thì ai bảo Tây sống ít tình cảm chứ ???
    Hy vọng không còn phải nhìn thấy các ông bố hay bà mẹ khổ sở đòi quyền làm cha/mẹ nữa .
     
  3. High Tech Daddy

    High Tech Daddy Banned

    Tham gia:
    4/10/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hy vọng là website này sẽ góp phần để giảm việc đó!

    Xin cám ơn!
     
  4. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    Vậy là cũng có cái màn đòi quyền bình đẳng cho các ông bố ....còn ở VN k biết có ai đòi quyền như thế này k nhỉ .... :roll:
    Nhưng mà xét cho cùng cũng là do lỗi của cả bố và mẹ vì sao không cố gắng giữ cuộc hôn nhân của mình bền vững hơn và sống vì con cái hơn , để đến khi ly hôn lại đòi quyền gặp con....

    :wink:
     
  5. SuTu

    SuTu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/9/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Bố mẹ đều có quyền chăm sóc cho con và việc biểu tình như vậy là cũng đúng thôi.

    Nếu mình mà bị mất quyền chăm sóc và gặp con thì chắc chắn sẽ buồn, hơn nữa nếu giao cho bố (mẹ) nó mà không thực sự thương yêu nó bằng mình thì còn bất bình hơn...

    Còn tại sao 2 bố mẹ không cố sống với nhau để con hạnh phúc? Theo mình nghĩ thì như vậy không phải là phương án tốt đâu. Tất nhiên cần suy nghĩ kỹ trước khi ly hôn nhưng không phải cứ sống với nhau là con cái hạnh phúc có được sự quan tâm của cả 2 phía.

    Ví dụ nhé: Nếu 2 người, ở với nhau mà thường xuyên cãi nhau, đánh nhau, thậm chí nói xấu nhau thì có ảnh hưởng không tốt đối với con không?

    Việc nhận nuôi con thì chắc không thể cả 2 được nhưng mà là con chung không nên chiếm riêng.

    Có một bộ phim rất hay về đề tài này có tên gốc tiếng Anh là "Step Mom" mọi người có thể xem thử .
     

Chia sẻ trang này