Con cái có quyền được giận cha mẹ?

Thảo luận trong 'Nhật ký con yêu' bởi babyluong, 1/10/2009.

  1. babyluong

    babyluong Thành viên mới

    Tham gia:
    16/9/2009
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    TVO- Con cái có được thể hiện thái độ không bằng lòng với người trên không? Họ phải thể hiện như thế nào?


    Sao bố mẹ hỏi mà không trả lời? Ở đâu ra cái thói giận dỗi bố mẹ thế hả?, anh Quốc Ninh, ngụ ở Q.3, Tp.HCM giận dữ.


    Mấy ngày nay, Bình An, cô con gái học năm ba đại học của anh đang "chiến tranh lạnh" vì bố mẹ không đồng ý để nó tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Năn nỉ thế nào cũng không lay chuyển được bố mẹ, An quay ra tuyên chiến bằng cách không nghe, không thấy, không biết với cả nhà. Khi không thể tránh được, cô chỉ trả lời ậm ừ cho qua chuyện.

    Trường hợp con cái đúng, người lớn hãy nhận sai. Sự thẳng thắn đó không làm mất uy tín của bạn với con, ngược lại, con cái sẽ càng thấy tin tưởng và gần gũi với bố mẹ hơn.


    Nhỏ giận lớn, chuyện không thể chấp nhận

    Bố mẹ nào cũng mong muốn điều tốt đẹp cho con cái. Điều đó có nghĩa những quyết định của bố mẹ có khi (và thường là) ngược lại ý muốn của con cái. Lý do rất đơn giản: "Trứng sao khôn hơn vịt", "Áo mặc không qua khỏi đầu".
    Với những đứa con ngoan ngoãn, dễ bảo, chuyện sẽ kết thúc với tiếng "Dạ" quen thuộc. Nhưng khi đứa con quyết định bảo vệ ý kiến của mình đến cùng, chuyện con giận bố mẹ rất dễ xảy ra.
    Cùng với việc cãi lại người lớn, giận dỗi bố mẹ là những hành vi, thái độ không được chấp nhận của bề dưới đối với bậc bề trên. Đây là quan điểm đã ăn sâu trong nhiều gia đình, qua nhiều thế hệ. Chỉ cần con cái, cháu chắt trong gia đình có biểu hiện mặt nặng mày nhẹ một chút, chúng sẽ lập tức bị cho là hỗn láo.
    Chị Hà Lam, vợ anh Quốc Ninh chia sẻ quan điểm: "Chúng tôi đã giải thích rất rõ ràng, bố mẹ có cấm đoán điều gì cũng vì muốn tốt cho con. Do đó, chúng tôi không chấp nhận thái độ giận lẫy, không nghe lời của con cái. Thời chúng tôi, lời bố mẹ cũng như quân lệnh, con cái bắt buộc phải nghe theo, làm gì có kiểu mặt nặng mày nhẹ với người lớn? Đến tận bây giờ, tôi cũng chưa dám giận bố mẹ ngày nào".


    Ở phương Tây khác, ở ta khác?

    Ở phương Tây, con cái có quyền yêu cầu bố mẹ ra khỏi phòng khi chúng giận, không muốn nói chuyện. Ở nước ta, con cái đừng mơ tưởng đến chuyện đó. Nếu may mắn có phòng riêng, đó cũng không phải là sở hữu của con. Chủ nhân của căn phòng vẫn là bố mẹ. Ở các nước phát triển, con cái có thể đóng sập cửa trước mặt bố mẹ nhưng ở các nước có nền văn hóa phương đông. Chuyện đó là cực kỳ vô phép.

    Do có nhiều kinh nghiệm sống, người lớn thường nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, ông bà, bố mẹ dù có thông thái đến đâu cũng không phải là thần thánh, khó tránh khỏi sai lầm. Chưa kể, chuyện trên, dưới chỉ là sự phân định một cách tương đối, bởi vì có thể bạn vẫn chỉ là đứa con bé bỏng trong mắt bố mẹ của mình, nhưng lại là ông, bà của một đám cháu chắt.

    Ai cũng biết con cái cần được tôn trọng và đối xử như một cá thể độc lập. Dù vậy, tư tưởng áp đặt vẫn còn rất phổ biến ở nước ta. Học trường gì, ngành gì, chơi với ai...đều cần phải có ý kiến của người lớn, trong vài trường hợp là của cả dòng họ. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập, tư tưởng, nhận thức về quyền cá nhân của lớp trẻ cũng được nâng cao.


    Quyền được giận

    http://tuvanonline.com/tintuc/hanh-phuc-gia-dinh/cha-me-con/6925/1.tuvanonline
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi babyluong
    Đang tải...


Chia sẻ trang này