Khác: Mẹ bầu cần biết.

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi hienbt79, 18/12/2012.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Sau sinh, nám má có tự hết?

    Hỏi:

    Khi bắt đầu có bầu, tôi bị nám hai bên má nên rất lo lắng cho gương mặt của mình. Nhiều người nói với tôi rằng sau khi sinh, vết nám sẽ tự mờ dần đi. Liệu điều đó có đúng không, thưa bác sĩ?

    Trả lời

    Bệnh nám má có thể xuất hiện ở những phụ nữ có thai. Trong trường hợp này, nó thường được gọi là “mặt nạ ở phụ nữ có thai”.

    Thông thường, các vết nám sẽ mờ đi sau khi sinh, một số người đỡ dần, có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên ở một số người, các vết nám má vẫn tồn tại và cần phải điều trị thì mới giảm được.

    Để hạn chế nám, có một việc quan trọng mà bạn cần làm là dùng kem chống nắng hằng ngày khi ra ngoài, dù là ngày nắng hay ngày mưa.

    (eva,vn)
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Bụng luôn căng cứng khi có bầu

    Hỏi:

    Mọi người khi có bầu thường ăn được nhiều hơn sau mấy tháng nghén. Nhưng tôi hết 5 tháng vẫn còn hơi nghén và không ăn được gì mấy vì bụng lúc nào cũng cảm thấy căng cứng, chỉ ăn được một bát cơm là cảm thấy no cứng, bụng ấm ách rất khó chịu. Tại sao bụng tôi lại luôn căng cứng? Làm thế nào ăn được nhiều hơn?

    Trả lời:

    Trước tiên bạn cần đi khám tại các bệnh viện hay trung tâm y tế để xác định co cứng do nguyên nhân nào, bởi hiện tượng này nếu xảy ra thường xuyên thường không liên quan tới dinh dưỡng . Sau khi xác định được nguyên nhân bạn sẽ được tư vấn để thấy hết hay giảm co cứng.

    Riêng ăn uống, về nhu cầu dinh dưỡng của thai kỳ các tháng cuối tăng cao hơn so với quý đầu. So với khi không có thai, bạn cần ăn thêm 2 bát cơm mỗi ngày kèm theo thức ăn hợp lý. Tuy vậy, nếu khi ăn bạn thấy ậm ạch thì nên:

    - Ăn các thức ăn chế biến mềm như phở, cháo, súp và chia làm nhiều bữa.

    - Ăn thức ăn giàu năng lượng như fomat, uống sữa (kẻ cả sữa đậu nành) hoặc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt có mỡ, vừng, lạc, bơ. Điều lưu ý nữa là bạn nên thay đổi món ăn và cách chế biến để gây cảm giác thèm ăn. Bạn có thể ăn thêm các loại trái cây có thể cung cấp năng lượng và vitamin như chuối, bơ, sầu riêng, mít và các loại khác.

    - Các loại thực phẩm cung cấp can xi và vi chất như cá, cua, tôm, nhuyễn thể (ngao, sò, ốc, hến, trùng trục…) vừa là nguồn cung cấp chất đạm và là nguồn cung cấp chất khóang tốt như can xi, kẽm, đồng, Selen…giúp trẻ có khung xương vững chắc, phát triển chiều cao và tăng miễn dịch.

    (Lưu ý: không ăn trứng ngỗng 1 quả/bữa vì lượng đạm và chất béo quá tải dẫn tới khó tiêu và tăng đào thải can xi do lượng chất đạm cao hơn nhu cầu/1 bữa)

    (*********)
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Ngừa cảm cúm cho thai phụ

    Khi bạn đang mang thai, tiêm ngừa cảm cúm là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể chống lại những căn bệnh nguy hiểm gây ra từ cúm.

    Theo giới chuyên môn, việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp bảo vệ thai phụ ngừa cúm, mà còn có tác dụng bảo vệ các thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ và ngay cả sau khi chúng được sinh ra.

    Cảm cúm có nhiều khả năng gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở thai phụ hơn ở những người bình thường khác. Những biến đổi của cơ thể, như sự thay đổi ở hệ miễn dịch, tim và phổi trong suối thời gian thai nghén, khiến các thai phụ dễ có khuynh hướng bị các biến chứng nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng đến mức thai phụ phải nằm điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong. Các thai phụ bị cảm cúm cũng có thể đối diện với nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của thai nhi, bao gồm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

    Tiêm ngừa chống bệnh cúm

    Theo các chuyên gia y tế, tiêm ngừa cúm là bước quan trọng đầu tiên trong việc bảo vệ thai phụ chống lại bệnh cúm. Việc tiêm ngừa cúm trong thời gian thai nghén đã được chứng minh có tác dụng giúp bảo vệ cả thai phụ lẫn đứa bé sau sinh (tới sáu tháng tuổi) khỏi bệnh cúm. Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ là loại vắc-xin dạng xịt mũi để ngừa cúm không nên sử dụng cho thai phụ.

    Giới chuyên môn cho biết, tiêm ngừa cúm là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi các căn bệnh nguy hiểm và những biến chứng gây ra từ cúm. Tiêm ngừa cúm đã được thực hiện cho hàng triệu thai phụ trong nhiều năm qua, đồng thời việc này đã được chứng minh không gây hại gì cho cả thai phụ và những đứa con của họ.

    Điều trị sớm bệnh cúm

    Trong trường hợp thai phụ thấy mệt mỏi và có những triệu chứng giống như bị cúm, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Nếu cần thiết, hãy đề nghị các bác sĩ kê cho bạn các loại thuốc chống virus để điều trị cảm cúm.

    Nếu thai phụ bị sốt do nhiễm virus cúm hoặc các bệnh lây nhiễm khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể dẫn tới những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do vậy, các thai phụ khi bị sốt cần được điều trị và tư vấn ý kiến với các bác sĩ càng sớm, càng tốt.

    Trong trường hợp thai phụ bị sốt và kèm theo bất cứ một trong các dấu hiệu nào sau đây, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức: khó thở hoặc thở nông; đau hoặc bị tức ngực và bụng; chóng mặt bất ngờ; có sự nhầm lẫn; nôn ói kéo dài và nghiêm trọng; sốt cao và không phản ứng với thuốc; thai nhi giảm khả năng vận động (thai máy ít) hoặc không cử động.

    (*********)
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    "Dẹp tan" 10 lo lắng của bà bầu

    Cảm giác mang thai lần đầu với các bà mẹ trẻ thật kỳ diệu và hồi hộp khôn tả. Bất cứ điều gì xảy ra khác thường với bản thân cũng đều làm mẹ hoang mang và lo lắng. Hãy cùng Eva giải mã những hiện tượng này nhé.

    1. Sẩy thai

    Lo lắng: Trong 5 tuần mang thai, tôi bị chuột rút nhẹ và ra ít máu. Tôi đi khám, bác sĩ nói rằng em bé trong bụng vẫn còn hơn 50% cơ hội. Bây giờ đã là 7 tuần, tôi không còn thấy đau bụng và ra máu nữa nhưng tôi vẫn rất lo lắng.

    Lý giải: Điều này có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết trong thời kì đầu mang thai. Có khoảng 1/3 số phụ nữ mang thai có hiện tượng chảy máu âm đạo trong thai kì nhưng hầu hết đều không bị sảy thai. Hầu hết hiện tượng này là do quá trình trứng làm tổ trong tử cung.

    Với một số phụ nữ nên chú ý khi thấy hiện tượng chảy máu trong thời kỳ mang thai, bởi đó có thể là do bị sướt cổ tử cung gây ra. Chảy máu nhẹ cũng có thể xuất hiện sau khi bạn quan hệ tình dục.

    Dù vậy, khi gặp hiện tượng này, bạn nên đến khám bác sĩ để có câu trả lời chính xác vì cũng không thể khẳng định hiện tượng này không dẫn đến sảy thai. Nếu bạn phát hiện chảy máu ở âm đạo cùng những cơn đau co thắt mạnh hoặc chuột rút thì cần gọi ngay cho bác sĩ.

    2. Dịch xả âm đạo lạ

    Lo lắng: Tôi mang thai được 16 tuần và bị ra dịch âm đạo màu xanh lá cây nhạt, trông gần giống như huỳnh quang. Tuy không có mùi lạ, nhưng tôi rất lo lắng. Liệu điều này có bình thường hay không?

    Lý giải: Đây là một hiện tượng bình thường của thai kỳ khi dịch xả không mùi và có màu nhạt. Điều này cũng phổ biến hơn trong thời kỳ mang thai do có sự thay đổi mức độ axit trong âm đạo, thông thường dịch xả có màu trắng đục hoặc hơi vàng, không mùi hoặc có mùi nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dịch xả âm đạo của mình ra nhiều nước, có dính máu hoặc có mùi khó chịu, hãy đi khám ngay nhé.

    3. Yêu cầu sinh mổ


    Lo lắng: Em bé trong bụng tôi khá lớn. Liệu tôi có thể yêu cầu sinh mổ?

    Lý giải: Các bác sĩ được hướng dẫn cần phải xem xét kỹ những yêu cầu sinh mổ của bệnh nhân và họ sẽ không đồng ý với bạn ngay. Hãy nói chuyện với bác sĩ và đưa ra những lý do phù hợp khi bạn muốn sinh mổ.

    4. Bé cử động ít


    Lo lắng: Tôi mang thai 27 tuần và trong những ngày gần đây tôi đã không cảm thấy bé cử động nhiều như bình thường. Liệu tôi có nên đi kiểm tra?

    Lý giải: Khi thai nhi ở tuần thứ 27, thông thường bạn sẽ cảm thấy bé yêu di chuyển ít nhất 10 lần trong 24 giờ. Lúc này bé đã đi ngủ và thức dậy có giờ giấc. Có thể đã có sự thay đổi trong thời gian thức và ngủ của bé. Bạn có thể thay đổi tư thế ngồi, nằm hoặc uống nước lạnh để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo ngại, bạn hãy đến bệnh viện và kiểm tra để yên tâm nhé.

    5. Uống r***

    Lo lắng: Tôi vừa phát hiện ra mình có thai, nhưng trước đó tôi đã uống r*** vài lần. Điều này có ảnh hưởng tới thai nhi của tôi không?

    Lý giải: Đừng quá lo lắng. Đã có nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng tương tự nhưng khi phát hiện ra mình có thai, họ đã cố gắng giữ gìn sức khỏe thật tốt nên em bé sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Lý tưởng nhất, bạn nên tránh xa r*** hoàn toàn khi đang mong muốn có thai và đang mang thai.

    Tuy nhiên, khi uống r*** là một thói quen khó bỏ, bạn vẫn có thể uống 1 – 2 ly r*** mỗi tuần, nhưng tốt nhất là hãy chờ đợi qua 12 tuần đầu thai kỳ. Hãy nhớ, lúc này quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của mẹ và bé.

    6. Ăn patê gan

    Lo lắng: Tôi đã có bầu trong một dịp đi du lịch cùng chồng. Tôi rất lo lắng bởi vì tôi đã ăn nhiều patê gan. Liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới con tôi không?

    Lý giải: Khi mang thai tốt nhất nên tránh tất cả các loại patê nói chung bởi vì chúng có thể mang đến một vài loại vi khuẩn gây hại cho em bé của bạn. Gan và các sản phẩm từ gan cũng nên tránh vì chúng chứa hàm lượng vitamin A cao, có thể gây hại cho thai nhi. Nếu cảm thấy lo lắng, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám trực tiếp và nhận lời khuyên từ bác sĩ nhé.

    7. “Chuyện ấy” ảnh hưởng xấu tới thai nhi?

    Lo lắng: Trước khi phát hiện mình mang thai, “chuyện ấy” của vợ chồng tôi vẫn diễn ra đều đặn. Tôi lo lắng “chuyện ấy” sẽ ảnh hưởng xấu tới em bé.

    Lý giải: ‘Chuyện ấy’ được cho là hoàn toàn an toàn với hầu hết những cặp vợ chồng mang thai giai đoạn đầu. Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết những trường hợp mang thai không nên quan hệ tình dục như chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, bạn có tiền sử sinh non… Nếu không có bất cứ dấu hiệu gì của các bệnh trên, các bạn vẫn có thể yên tâm ‘yêu’ mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi.

    8. Con có đói khi mẹ nghén không ăn được?

    Lo lắng: Khi mang thai, tôi bị ốm nghén rất nặng, thường không ăn được nhiều hoặc nếu ăn vào sẽ nôn ra hết. Liệu con tôi có bị đói không?

    Lý giải: Có đến 70% phụ nữ mang thai bị ốm nghén và bạn không phải là ngoại lệ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ba tháng đầu dù mẹ bầu không ăn uống được gì nhiều thì thai nhi vẫn có thể phát triển dựa vào những chất dinh dưỡng vốn có trong cơ thể mẹ và những thứ bạn bổ sung hàng ngày như bánh quy giòn hay nước hoa quả. Thời gian ốm nghén thông thường chỉ diễn ra trong 3 tháng đầu và từ tháng thứ 4 mới là thời điểm thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển nhanh nhất.

    Tuy nhiên, nếu bạn thấy cơ thể mình thực sự mệt mỏi, giảm cân quá nhiều vì ốm nghén thì lúc này nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra.

    9. Lo lắng khi bị đau nhức


    Lo lắng: Tôi mang thai 22 tuần và cảm thấy đau ở phía bên phải, ngoài ra tôi thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường.

    Lý giải: Đau nhức là hiện tượng phổ biến khi cơ thể người mẹ thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của em bé. Hãy dùng một gói chườm ấm chườm lên chỗ đau nhức. Tuy nhiên những triệu chứng như mô tả ở trên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận, thường sẽ cần phải điều trị bằng kháng sinh. Chính vì vậy, hãy đi khám để được các bác sĩ tư vấn ngay lập tức.

    10. Gây tê ngoài màng cứng

    Lo lắng: Tôi có được gây tê ngoài màng cứng ngay sau khi đến bệnh viện không? Tôi không muốn chờ đợi cho đến khi quá đau đớn mới được gây tê.

    Lý giải: Hãy nói cho bác sĩ biết bạn muốn gây tê ngoài màng cứng hoặc có thể viết điều đó vào bản đăng ký sinh nở. Bạn sẽ không được gây tê ngoài màng cứng trước khi chuyển dạ, khi có các cơ co thắt thường xuyên và làm giãn cổ tử cung.

    Trong thực tế, ở nhiều bệnh viện, khi cổ tử cung giãn khoảng 3 cm mới gây tê ngoài màng cứng, chính vì vậy hãy tìm hiểu trước ở bệnh viện mà bạn đăng ký sinh. Ngoài ra việc gây tê ngoài màng cứng còn phụ thuộc vào bác sĩ trực tiếp thực hiện, do đó hãy tìm kỹ trước khi bắt đầu sinh nhé.

    (*********)
     
  5. dongthoai1212

    dongthoai1212 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/11/2012
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    em là em ngại ăn cái món gì liên quan đến cá lắm hic hic
     
  6. vongdautam

    vongdautam Cơ sở sản xuất vòng dâu tằm An huy 0909886836

    Tham gia:
    20/4/2012
    Bài viết:
    16,613
    Đã được thích:
    3,126
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    lúc bầu thì tơ lại thích ăn cá nhất vì nó kg ngán
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    9 siêu thực phẩm cho mẹ bầu

    1. Cá hồi


    Cá hồi là loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất DHA, chất béo omega-3 rất cần thiết để phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng trong quá trình mang thai nếu người mẹ ăn nhiều cá, em bé sau này sẽ có chỉ số thông minh vượt trội do được cung cấp một nguồn dinh dưỡng DHA rất quý giá ngay trong thai kì.

    Mặc dù vậy có một lưu ý rằng, trong cá hồi vẫn có chứa một hàm lượng thủy ngân thấp. Vì vậy trong quá trình chế biến và sử dụng, các bà bầu cần chú ý để có chế độ ăn hợp lý. Tốt nhất nên hạn chế lượng cá ăn khoảng dưới 340 gram cá một tuần.

    2. Măng tây

    Toàn bộ cây măng tây đều có chứa chất xơ nên rất tốt với bà bầu bị bệnh táo bón.

    Và đặc biệt hơn nữa; măng tây rất có ích cho quá trình hình thành và phát triển các tế bào máu, tránh khuyết tật ống thần kinh của thai nhi.Lý do là trong măng tây có hàm lượng cao axit folic và folacin.( Folate còn có nhiều ở gan bò và các loại ngũ cốc nữa các mẹ nhé!).

    Ngoài ra, cây măng tây còn có khả năng ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể, giữ cho đôi mắt trẻ sáng trong vì giàu folacin.

    3. Trứng

    Trứng có chứa rất nhiều lutein và zeaxanthin, đây là những hợp chất chống oxy hoá được biết tới phổ biến dưới cái tên “nhóm chất carotene”. Trong trứng còn có choline và các loại vitamin B, cũng là những dưỡng chất vô cùng quan trọng giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và tăng cường trí nhớ cho em bé sau này.

    Khi ăn trứng các bà bầu nên ăn cả quả trứng, lượng choline tập trung phần lớn ở trong lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng chỉ có 4g protein mà thôi. Và các mẹ cũng nhớ là chỉ nên ăn trứng ở mức độ vừa phải là 1 ngày/1 quả trứng.

    4. Sữa chua

    Sữa chua là một thực phẩm rất tuyệt cung cấp chất kẽm. Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết trong việc gia tăng và củng cố các mô tế bào của cơ thể thai nhi. Ngoài ra, kẽm còn được xem như những viên gạch nền tảng của quá trình di truyền đối với thai nhi, cụ thể là DNA.

    Từ lâu, sữa chua đã được biết tới là một món ăn rất giàu canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ xương cho cả mẹ và thai nhi. Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn probiotic rất có lợi không chỉ làm tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng.

    Trong thời kì mang thai, các mẹ bầu thường bị táo bón hoặc chứng đầy bụng khó tiêu thì ăn sữa chua là một giải pháp đơn giản lại rất hữu dụng. Nhưng có một lưu ý với các mẹ là sữa chua rất nhuận tràng. Vì thế, đây có thể là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều mẹ thì cũng chỉ nên ăn vừa phải. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều các chủng loại sữa chua, các mẹ cần chọn cho mình sản phẩm sữa chua đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh các loại sữa chua được làm thủ công, không rõ nguồn gốc.

    Trong những ngày mùa đông, để tránh bị viêm họng, mẹ bầu nên bỏ sữa chua ra ngoài một lúc trước khi dùng hoặc ngâm vào nước nóng để làm ấm.

    5. Phô mai tươi

    Cùng với sữa, phô mai là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất lớn vì chứa một lớn lớn các loại protein. Các mẹ bầu cần nhớ là trong suốt thai kì của mình, hàm lượng protein mà các mẹ cần phải tăng từ 46g lên 71g mỗi ngày. Bởi vì protein đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Nó có khả năng hình thành cũng như thay thế các tế bào trong cơ thể của cả mẹ và thai nhi.

    Phô mai là nguồn thực phẩm chế biến sẵn không chỉ giàu chất đạm mà còn là nguồn bổ sung canxi rất tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Người ta nhận thấy, cùng với trọng lượng như nhau nhưng pho mai cung cấp một lượng canxi cao gấp 6 lần so với sữa.

    6. Cam

    Trong thời kì thai nghén, do sức đề kháng suy giảm, các mẹ bầu có thể bị cảm cúm. Nặng hơn là các mẹ còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Cam chính là một thực phẩm lý tưởng giúp các mẹ gia tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Loại hoa quả này rất giàu lượng vitamin C, có công dụng tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da cho thai phụ.

    7. Tỏi

    Các mẹ bầu có biết rằng tỏi có khả năng làm giảm nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ hay không? Điều này còn có liên quan ở những phụ nữ vốn có tiền sử bị cao huyết áp. Người ta nhận thấy ¼ phụ nữ bị cao huyết áp thì khi mang thai rất có nguy cơ phát triển thành tiền sản giật. Đặc biệt những phụ nữ bị tiền sản giật tới lần thứ 2 trong quá trình sinh nở thì giai đoạn sau này sẽ có khả năng mắc bệnh tim mạch.

    Các chị em phụ nữ cũng nên lưu ý, không phải chỉ những người có tiền sử bị huyết áp cao mới bị tiền sản giật mà đa phần phụ nữ khi mang thai đều có nguy cơ bị huyết áp cao. Nguyên nhân là do cơ thể người phụ nữ trong thời kì này yêu cầu một lượng máu cao hơn những người bình thường.

    Hàng ngày, trong quá trình chế biến các món ăn, các mẹ bầu có thể bổ sung gia vị tỏi, điều này không chỉ giúp các món ăn thêm hấp dẫn mà còn có tác dụng công hiệu giảm nguy cơ tiền sản giật.

    Ngược lại, với những mẹ đang ở giai đoạn 2 tháng cuối thai kì thì nên thận trọng với tỏi do tỏi cũng có khả năng làm máu loãng.

    Với những giá trị nhất định của tỏi như vậy nhưng nhiều mẹ vẫn còn ngần ngại vì sau khi thưởng thức các món ngon có tỏi, các mẹ đang lúng túng không biết làm cách nào để khử mùi hôi của tỏi trong miệng. Khi đó, mẹ bầu chỉ cần uống một ly sữa bò tươi, sau đó ngậm một chút đường cát trong miệng, mùi hôi sẽ hết dần.

    8. Hạnh nhân

    Trong quả hạnh nhân có rất nhiều các thành phần dinh dưỡng như magiê, chất xơ, vitamin E và có chứa một lượng lớn protein. Một số nghiên cứu trên trẻ nhỏ đã cho thấy, trong thời kì mang thai, bà mẹ của những đứa trẻ này ăn uống theo chế độ ăn của người Địa Trung Hải, có nhiều các loại hạt, trong đó có hạnh nhân, thì chúng có khả năng giảm mắc các nguy cơ bị bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng.

    Trong các bữa ăn hàng ngày, các mẹ có thể nghiền nhỏ quả hạnh nhân để rắc trên các món cá hoặc thịt gà. Đơn giản hơn nữa là rắc lên salad trái cây hay chocolate nóng chảy ăn cũng rất ngon.

    9. Đỗ đen

    Đỗ đen là loại đậu rất giàu kali có tác dụng kiểm soát huyết áp của chị em phụ nữ đang trong thời kì bầu bí. Không những thế, đậu đen còn có nhiều chất xơ giúp ngăn chặn tình trạng táo bón (nguyên nhân là do trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ phải nạp nhiều chất sắt để đáp ứng cho thai nhi).

    Nếu các mẹ bầu còn đang lo lắng về tình trạng đầy hơi, chướng bụng thì hãy ăn thử một cốc chè đậu đen xem sao, các mẹ có thể ăn ¼ cốc mỗi bữa rồi tăng dần chế độ ăn 3 cốc/một tuần.

    (*********)
     
    Sáng Tạo Vàng thích bài này.
  8. mekunkon

    mekunkon Guest

    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    nhiều thông tin hữu ích quá, e đánh dấu theo dõi ^^
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Sáu bí mật để “vượt cạn” nhanh

    1. Thư giãn tại nhà


    Đừng vội vã đến bệnh viện ngay khi cơn đau đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn có thể chịu đựng và được sự đồng ý của bác sĩ, hãy ở nhà càng lâu càng tốt bởi quá trình chuyển dạ sẽ càng tiến triển nhanh khi bạn ở trong trạng thái thoải mái và môi trường quen thuộc.

    Bạn hãy yên tâm nhé, rất hiếm trường hợp bé yêu bị “rơi” ra ngoài, đặc biệt nếu đây lại là lần mang thai đầu tiên và chưa bị vỡ nước ối, chính vì vậy bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi ở nhà hơn. Khi được ở trong khoảng không gian riêng sẽ giúp bạn thư giãn hiệu quả. Ngược lại, nếu khi ấy bạn đang ở trong một môi trường gây ra căng thẳng, mọi thứ sẽ bị chậm đi rất nhiều.

    2. Mát-xa trước khi sinh

    Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng, mát-xa trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là mát-xa ở vùng thắt lưng có thể giúp giảm đau hiệu quả, ngoài ra mát-xa còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh hơn và bạn sẽ không cần sử dụng thêm thuốc giảm đau.

    Chính vì vậy, trong quá trình chuyển dạ, hãy nhờ chồng hoặc người thân mát-xa vùng thắt lưng giúp cho nhé. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp mát-xa bằng hương liệu. Tuy nhiên cần lưu ý, phải luôn luôn kiểm tra xem những loại hương liệu đó có phù hợp với phụ nữ mang thai và với chính bản thân bạn không nhé.

    3. Sử dụng bóng sinh (loại bóng to, chuyên dành cho bà bầu)

    Khi chuyển dạ, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn khi ngồi trên quả bóng sinh thay vì ngồi trên một chiếc ghế. Tập luyện thể thao với bóng sinh giúp giảm áp lực cho đôi chân, bụng, giảm các cơn co thắt tử cung.

    Tập với bóng sinh thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho mẹ bầu, giúp cơ xương chậu đàn hồi tốt, có lợi cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, khi tập với bóng, hông của bạn thường cao hơn so với đầu gối, giúp bé yêu di chuyển dần xuống “vị trí tối ưu nhất”, giúp bạn sinh dễ dàng hơn.

    4. Ngâm mình trong nước

    Đây là một việc làm đơn giản nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở. Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn tắm chuyên dụng dành cho bà bầu. Theo nhiều nghiên cứu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu, giảm đau và thư giãn cơ bắp.

    Tiếp thêm độ lạnh hoặc nóng vào cơ thể giúp làm giãn các cơ và hồi sinh năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu nên đặt những chiếc khăn lạnh hoặc nóng trên lưng, cổ hoặc trán.

    5. Đứng thẳng (quỳ hoặc ngồi xổm ...)

    Khi chuyển dạ, nằm một chỗ không phải là phương pháp tốt nhất. Lúc này, bạn nên đứng hoặc ngồi thẳng, như vậy sẽ tốt hơn là nằm bởi trọng lực sẽ giúp bé yêu của bạn di chuyển dần xuống phía dưới.

    Bạn cũng có thể quỳ, quỳ giúp bạn đỡ mỏi hơn đứng, cũng như giúp khung xương chậu linh hoạt và dễ mở rộng hơn. Ngồi xổm cũng là một tư thế tốt. Cũng như quỳ, ngồi xổm giúp khung xương chậu nhanh mở rộng hơn.

    Một số người cho rằng ngồi vòng hai chân qua ghế tựa, ôm lấy phần lưng tựa của ghế là tốt, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm.

    6. Người thân bên cạnh

    Hiện nay, gia đình có thể đăng ký cho người thân vào phòng sinh cùng sản phụ. Hầu hết phụ nữ khi sinh luôn muốn chồng là người sát cánh bên mình, cùng mình vượt qua khó khăn và chào đón bé yêu ra đời, tuy nhiên nhiều lời khuyên đưa ra rằng tốt nhất bạn hãy chọn một người bạn gái, chị em gái hoặc mẹ vào cùng.

    Có người thân ở bên cạnh bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn, họ sẽ hỗ trợ thêm cho bạn trong những khoảnh khắc phức tạp nhất, đặc biệt là khi bạn phải trải qua quá trình chuyển dạ dài và đau đớn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một người phụ nữ khác ở cùng bạn trong quá trình chuyển dạ sẽ làm giảm nguy cơ phải sinh mổ.

    (*********)
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Mẹ bầu đừng quên ăn bí đỏ

    Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết, bí đỏ còn dùng để trị một số loại bệnh như táo bón, thiếu sữa,... cho mẹ bầu rất hiệu quả.

    Dưỡng chất trong bí đỏ

    Bí đỏ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai và giúp đứa trẻ sau này được phát triển toàn diện.

    - Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.

    - Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.

    - Bí đỏ giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.

    - Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

    - Với hàm lượng kali, magiê phong phú, bí ngô giúp duy trì huyết áp ổn định.

    - Bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

    - Hàm lượng kẽm trong bí ngô giúp bộ não của thai phát triển đầy đủ.

    Tác dụng trị bệnh của bí đỏ cho mẹ bầu

    Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị.

    Chữa mề đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.

    Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.

    Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.

    Cuống bí đỏ có công dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ hiệu quả: Cắt đoạn cuống bí đỏ (còn gọi là bí ngô) khoảng 5cm cho vào nồi đất sao vàng rồi nghiền thành bột mịn. Sau khi có thai được 2 tháng trở đi thì bắt đầu sử dụng thuốc, mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột khoảng 3 – 5g pha với nước cơm được chắt ra khi đang nấu.

    Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống mới hiệu nghiệm.

    Mát bổ canh bí đỏ thịt băm

    Nguyên liệu:

    1 trái bí đỏ, 100g thịt băm, hành tím, ngò om, nước dùng heo, gia vị hoặc hạt nêm.

    Cách làm:

    - Thịt băm ướp với hành tím băm và 1 muỗng café hạt nêm, để 10 phút cho ngấm.

    - Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn.

    - Làm nóng dầu ăn trong nồi, xào chín thịt băm.

    - Cho nước dùng heo vào và đun sôi. Nếu không dùng nước dùng heo, các bạn có thể chỉ dùng nước lọc.

    - Khi nước sôi, cho bí đỏ vào. Trong khi nấu nhớ hớt bọt cho nước canh được trong và ngon.

    - Nấu đến khi bí chín mềm thì tắt bếp và nêm muối, bột ngọt, hạt nêm vừa miệng rồi rắc ngò om, múc ra tô, dùng nóng hay nguội đều ngon cả.

    - Ngò om với bí đỏ kết hợp với nhau thành một cặp đôi ăn ý, tạo nên món canh bí đỏ ngọt lành, đậm đà mà lại rất mát.

    Súp bí đỏ cá hồi


    Nguyên liệu:

    1 tách nước cốt gà, 1 trái bí đỏ nhỏ, 300g cá hồi ,2 muỗng bơ đã làm mềm, tiêu, gừng, muối, đường, hành tây.

    Cách làm:

    - Cắt trái bí làm đôi, cho vào lò nướng đến khi bí chín mềm. Lấy muỗng xúc bí ra cho vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thịt xay sơ một lần cho nhuyễn, để ra tô. Trong trường hợp không có lò nướng, có thể xắt bí đỏ ra thành từng miếng nhỏ, luộc chín, sau đó cho vào máy xay sinh tố, nhưng bí sẽ không ngọt và bùi bằng nướng.

    - Cho hành tây vào xào với bơ đến khi hành chín thì đổ nước cốt gà vào trộn đều.

    - Cá hồi hấp chín. Lưu ý: nên hấp cách thủy để giữ lại được chất dinh dưỡng cũng như mùi vị của cá, sau đó xé cá ra thành từng miếng nhỏ, tơi.

    - Trộn hỗn hợp nước cốt gà và cá hồi, cho vào máy xay nhuyễn.

    - Bắc nồi lên bếp, cho tất cả trộn chung vào nấu đến khi sôi, nêm nếm vừa ăn. Nhấc xuống, dùng nóng.

    Súp tôm bí đỏ

    Nguyên liệu:

    1/2 kg bí đỏ, 150g tôm sú, 500ml nước dùng, bột nêm, tiêu trắng.

    Cách làm:

    - Tôm sú rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, rửa qua nước muối loãng.

    - Đun sôi nước dùng, cho tôm vào luộc chín, vớt tôm ra để nguội rồi bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, thái nhỏ phần thịt tôm.

    - Dùng thìa hớt hết bọt trong nồi nước luộc.

    - Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, thái nhỏ.

    - Luộc bí đến khi gần chín tới, vớt ra, cho vào máy xay cùng ít nước dùng tôm cho đỡ khô. Xay bí đến khi mịn và nhuyễn, cho bí xay vào nồi nước dùng tôm, nêm 2 thìa cà phê bột nêm, khuấy nhẹ tay.

    - Múc súp ra bát, cho phần thịt tôm thái nhỏ vào, rắc ít tiêu trắng lên trên.

    Bánh bí đỏ hấp

    Nguyên liệu:

    1/4 cốc bột năng, 1/2 cốc bột gạo, 1/2 cốc nước cốt dừa, 3 cốc bí đỏ bào sợi, 1 cốc sữa dừa (nước cốt dừa pha loãng), 40g đường trắng, 1/8 thìa cà phê muối

    Cách làm:

    - Chuẩn bị sẵn 1 khuôn / khay vuông (cỡ 20x20cm) và 1 nồi hấp lớn.

    - Trộn lẫn bột năng và bột gạo rồi từ từ đổ nước cốt dừa vào đồng thời quấy liên tục.

    - Cho bí đỏ, sữa dừa, đường, muối vào hỗn hợp và quấy đều cho đến khi đường tan hết.

    - Đổ hỗn hợp vào khay, dàn phẳng mặt. Cho khay vào nồi hấp với lượng nước sôi lớn. Hấp khoảng 25-30 phút đến khi thấy hỗn hợp đông sệt lại là được.

    - Bỏ khuôn ra khỏi nồi và để nguội. Khi bánh đã nguội, cắt bánh ra thành những miếng nhỏ vừa ăn và bày ra đĩa.

    Lưu ý khi ăn bí ngô


    Ăn nhiều bí ngô có thể gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ của bí ngô cao.

    Phụ nữ mang thai nên ăn bí ngô với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

    (*********)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Cho nghe nhạc, con sẽ thông minh?

    Tế bào não của thai nhi hình thành và phát triển theo những cơ chế hết sức phức tạp, sự tác động có chủ đích hoặc không có chủ đích của những yếu tố bên ngoài thai nhi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trính hình thành và phát triển ấy.

    Cái lợi khi cho thai nhi nghe nhạc

    Khi tế bào thính giác nói riêng, hay tế bào thần kinh của thai nhi nói chung biệt hóa đến một mức độ nào đó đủ tiếp nhận sự tác động trực tiếp của những âm thanh có tính nhạc, tạo nên những xung động thần kinh kích thích các tế bào não tăng cường phát triển và biệt hóa. Khi bị kích thích, tế bào não của thai nhi ở trạng thái hưng phấn sẽ tiết ra chất Endomorphin, có tác dụng duy trì sự hưng phấn đồng thời kích thích não phát triển tốt hơn.

    Nếu một bản nhạc được người mẹ yêu thích, bản thân các tể bào não của mẹ cũng tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu, nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, cũng giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.

    Và cái hại

    Tuy nhiên, với một con người, âm nhạc vừa là niềm vui nhưng cũng đồng thời là sự khó chịu.

    Với người mẹ, bản nhạc chỉ với lý do đơn giản là không thích, hay các lý do khác như quá ồn ào, nghe trong những trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, chắc chắn sẽ gây tình trạng ức chế tiết Endormophin, hay gây ra hiện tượng ức chế làm giảm khả năng giao tiếp mẹ con, điều đó sẽ không tốt cho não trẻ.

    Một bản nhạc phù hợp với thể trạng và đặc tính của thai nhi, nếu được sử dụng đúng mức và đúng thời điểm, sẽ có tác dụng kích thích tế bào não phát triển. Ngược lại, nếu chọn bản nhạc không phù hợp, bắt thai nhi nghe quá nhiều hoặc phải chịu đựng những âm thanh quá lớn, đánh thức giấc ngủ của thai nhi, thì bản nhạc ấy sẽ ức chế hiện tượng tiết Endomorphin, ức chế sự phát triển của tế bào thần kinh.

    Thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ.

    Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm. Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời".

    Mẹ đừng lạm dụng nhạc cho bé

    Sử dụng âm nhạc như thế nào với thai nhi? Câu hỏi ấy đến nay giới khoa học vẫn chưa có chỉ dẫn rõ ràng, mà chỉ có những lời khuyên căn cứ trên những phân tích về mặt logic khoa học nhiều hơn là những bằng chứng khoa học xác đáng.

    Con người là một thực thể của tự nhiên, nên thuận theo tự nhiên vẫn là lý tưởng hơn cả. Thay vì ép một thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc áp tai nghe vào thành bụng hoặc người mẹ phải cố nghe thật nhiều nhạc (kể cả những bản nhạc gây ra sự khó chịu cho mẹ), thì hãy để cho đứa trẻ được tiếp thu âm nhạc một cách tự nhiên hơn. Ví như, người mẹ chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hay người mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích với tâm trạng như hát để hai mẹ con cùng nghe, không bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình phải nghe.

    Nên nhớ, thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ. Mọi hoạt động thể chất và tinh thần của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy.

    (*********)
     
    87mebin thích bài này.
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Bị trĩ khi mang thai


    Hỏi: Cháu bị bệnh trĩ khá nặng, lúc đầu đi cầu thấy khó đi và ra máu nhiều, dần dần cháu thấy ở hậu môn bị thừa ra một đoạn thịt khoảng chừng 1,5cm rất khó chịu.

    Hiện giờ cháu đang mang thai sắp sinh em bé rồi liệu cháu có thể sinh thường được không? Cháu bị bệnh thế có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Rất mong nhận được sự phản hồi của bác.

    Trà lời:

    Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

    Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ:

    1)-Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.

    Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

    2)-Sa búi trĩ:
    Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

    Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

    Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:


    - Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

    - Điều chỉnh thói quen ăn uống:

    + Tránh các chất kích thích như cà phê, r***, trà.

    + Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

    + Uống nước đầy đủ.

    + Ăn nhiều chất xơ.

    -Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

    -Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…

    Điều trị nội khoa:

    - Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

    - Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

    - Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

    Điều trị bằng phẫu thuật: Cần đến bệnh viện để khám và phẫu thuật theo chỉ định của BS chuyên khoa.

    (*********)
     
  13. bovang

    bovang Bán Buôn Tất, Túi Xách

    Tham gia:
    21/1/2010
    Bài viết:
    16,403
    Đã được thích:
    2,860
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Toppic của chị bổ ích quá. Em oánh dấu để ngâm cứu dần.
     
  14. xinhxinh17

    xinhxinh17 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/1/2013
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    88
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Cám ơn mẹ nó đã có 1 topic thật bổ ích:p
     
  15. tk_nangla

    tk_nangla

    Tham gia:
    29/7/2010
    Bài viết:
    10,354
    Đã được thích:
    2,338
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    E đánh dấu. cảm ơn chủ top nhiều ạ.
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    9 thói quen xấu gây sảy thai

    1. Ăn thực phẩm sống

    Trước đây, nếu chị em là tín đồ của những món ăn với thực phẩm chưa được làm chín như phở bò tái, gỏi cá, sushi,…thì khi đã bầu bí rồi chị em hãy “cai” cho đến khi bé yêu trào đời khỏe mạnh nhé.

    Trong các loại thực phẩm chưa được làm chín kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây sảy thai, sinh non, thai lưu.

    Các mẹ nên nhớ, chỉ nên ăn những thức ăn đã được nấu chín kỹ. Ngoài ra, sữa tươi nếu chưa qua khâu tiệt trùng thì cũng “bỏ luôn” nhé vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria làm tăng nguy cơ sảy thai đấy.

    2. Xoa bụng khi mang thai


    Nhiều mẹ bầu cứ nghĩ xoa bụng là đang âu yếm con, là dỗ dành, nựng nịu con nên lúc nào cũng xoa. Còn một số bà mẹ khác thì lại lo ngại bị rạn da nên sử dụng các loại kem dưỡng da xoa, massage kỹ để kem thấm sâu hơn, bảo vệ da hiệu quả hơn mà không biết rằng điều này gây tác động đến thành bụng, có thể làm động thai do tử cung co lại.

    Tuy nhiên không có nghĩa là các mẹ không thể xoa bụng, các mẹ có thể xoa nhẹ, không xiết mạnh, không xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây mẹ bầu nào đã từng bị động thai, sảy thai… thì không nên xoa, vỗ bụng.

    3. Đi bộ

    Nhiều người vẫn tin rằng đi bộ nhiều thì sau này sinh nở dễ dàng hơn nhưng trên thực tế, nếu đi bộ quá nhiều có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, dẫn đến sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở.

    Do đó mẹ bầu có thể bắt đầu tập luyện nhưng tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không quá gắng sức. Nếu đã quen thì có thể tăng dần dần cường độ.

    Các mẹ nhớ tuyệt đối không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

    4. Ăn uống đồ lạnh

    Vốn dĩ khi mang thai nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu đã cao hơn bình thường một chút, nếu gặp phải những ngày hè nóng nực ắt hẳn sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất bức bối và khó chịu. Khi ấy, được uống một cốc nước lanh hay ăn kem để giải nhiệt thì quả là tuyệt vời. Và đây cũng là thói quen của rất nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, khi bầu bí nếp ăn uống này lại không hề tốt cho bé yêu trong bụng chút nào.

    Trong nền nhiệt độ nóng, đột ngột đưa vào cơ thể những đồ ăn, thức uống lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung co rút lại, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, bà bầu nên hạn chế ăn kem, uống nước đá.

    5. Ăn quá nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng


    Trên thực tế, những loại thực phẩm này đều giàu chất dinh dưỡng và khá tốt cho cơ thể tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai nó lại có tác dụng ngược lại. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, lạm dụng đu đủ xanh, dứa, mướp đắng khi mang thai có thể gây hại thậm chí gây sảy thai cho mẹ bầu.

    Trong đu đủ (đặc biệt là đu đủ xanh), dứa, mướp đắng có chứa nhiều kích thích tố nữ, dễ làm thay đổi hooc-môn cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu hãy nhớ nên hạn chế tối đa việc ăn những loại thực phẩm này nhé.

    6. Sử dụng trà thảo dược bừa bãi

    Rất nhiều loại trà thảo dược như trà thì là, trà hoa cúc, trà cam thảo, trà mâm xôi… được cho là có tác dụng kích thích tử cung để chuẩn bị cho cơn co dạ con và sinh nở. Vì vậy, sử dụng những loại trà này khi mang thai sẽ có thể gây sảy thai, sinh non. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung bất cứ loại đồ ăn, uống nào vào cơ thể để được an toàn nhất khi mang thai.

    7. Chè và cà phê

    Trong chè và cà phê đều chứa chất cafein, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, các mẹ, đặc biệt là các bà mẹ văn phòng vốn quen làm việc với một tách trà hay một cốc cà phê bên cạnh nên "cai" ngay thói quen này. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, khi thai kỳ còn trong tình trạng chưa ổn định, việc uống trà hay cà phê là điều tuyệt đối không nên.

    8. Không ăn quả táo mèo


    Táo mèo giá trị dinh dưỡng cao, lại có công hiệu tiêu hóa thức ăn và khai vị. Nó vừa chua vừa ngọt, rất “vừa miệng” đối với mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ bầu đang giai đoạn nghén. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại quả này. Nghiên cứu y tế hiện đại đã xác nhận, táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp. Trường hợp nghiêm trọng đủ để gây sẩy thai và sinh non.

    9. Không nên ăn các loại gia vị cay, nóng

    Các loại gia vị như thì là, hồi, hạt tiêu, quế, ớt…. hay những thực phẩm chiên, xào, thực phẩm có tính nóng khác đều không tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy chúng ngon miệng, dễ ăn nhưng lại làm giảm bài tiết của tuyến tiêu hóa, dễ làm mất nước đường ruột dẫn đến táo bón. Sự xuất hiện của táo bón khiến mẹ bầu khó khăn khi đi vệ sinh, tăng áp lực ổ bụng, áp bức thai nhi trong tử cung khiến thai nhi bị khó chịu. Lâu dài khiến bào thai phát triển bất thường, dễ sảy thai, sớm vỡ nước ối, sinh non và các hậu quả xấu khác.

    (*********)
     
    87mebin thích bài này.
  17. tk_nangla

    tk_nangla

    Tham gia:
    29/7/2010
    Bài viết:
    10,354
    Đã được thích:
    2,338
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Chị ơi, cho em hỏi với, em hay uống trà astiso, gần như uống thay nước. Liệu như vậy có sao ko ạ. Các mẹ thông thái mách em với ạ. E cảm ơn
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    15 mẹo hay trị tắc tia sữa

    Tắc tia sữa là tình trạng không hiếm gặp đối với sản phụ sau sinh. Các mẹ có thể đến bệnh viện nhờ y tá xoa bóp hoặc dùng máy hút sữa tự động để thông tắc. Tuy nhiên, với những người không có điều kiện thuận lợi đến bệnh viện, các trạm y tế hoặc sợ cái cảm giác đau “tái tê” khi hút sữa bằng máy thì hãy thử các bài thuốc chữa tắc sữa lưu truyền trong dân gian này nhé.

    Thuốc uống

    - Nước xơ mướp khô:


    Lấy xơ mướp già khô (từ một quả mướp già, để khổ, đập bỏ vỏ và hạt), 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô.

    Các mẹ cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước vào đun cho đến khi còn một bát, chờ nguội rồi uống. Mỗi ngày uống một thang như trên trong khoảng 2-3 ngày.

    Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng 100 lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông.

    - Nước lá đinh lăng:


    Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.

    - Nước lá bồ công anh:


    Lấy khoảng 100g lá bồ công anh tươi, sau đó các mẹ rửa thật sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Cho khoảng 150ml nước vào đun sôi trong khoảng 15 phút. Lấy bã đắp lên ngực, nước bồ công anh uống trong ngày như trà, uống ấm hoặc nóng, uống liên tục trong 5 ngày.

    - Nấu canh hoặc cháo từ nước thông thảo:

    Các mẹ lấy một nắm thông thảo, cho vào nổi đun. Vì thông thảo rất nhẹ nên khi cho vào nồi các mẹ nhớ dùng vật gì đó chặn cho nó chìm xuống. Sau đó đun khoảng 20 phút thì vớt bỏ đi, lấy nước nấu canh hoặc cháo ăn bình thường nhé.

    Thuốc đắp

    - Hành tím:


    Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.

    - Lá mít:


    Hái 18 lá mít to đẹp, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

    - Xôi nếp:


    Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.

    - Đu đủ:

    Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.

    - Men r***:

    Lấy viên men r***, giã nhỏ, cho thêm r*** vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả.

    - Lá bắp cải:

    Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi.

    Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh.

    Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.

    - Lá diếp cá, đinh lăng:

    Hái diếp cá, đinh lăng mỗi thứ một nắm, rửa sạch. Sau đó các mẹ cho cả hai thứ vào cối giã thật nhỏ, đắp lên hai bầu ngực rồi băng lại.

    - Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước:

    Cũng như phương thuốc ở trên, lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại.

    - Lá bồ công anh, lá gấc:

    Hai loại lá này mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn với một chút r***, đắp tại chỗ rồi băng lại.

    Đây là những bài thuốc dân gian dễ làm nhưng lại có hiệu quả giảm đau, thông tắc tia sữa rõ rệt. Ngoài ra, để việc điều trị được tốt hơn các mẹ nên dùng kết hợp với một số món ăn như cháo bí đỏ - thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng.

    Cháo bí đỏ - thịt nạc:


    Chuẩn bị:

    - Gạo tẻ 100g

    - Bí đỏ 150g

    - Thịt nạc 100g

    - Gia vị, rau thơm vừa đủ.

    Cách làm:

    - Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm.

    - Cho bí đỏ và gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm.

    - Ăn nóng.

    Công dụng: chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa.

    Cháo chân giò - đinh lăng:

    Chuẩn bị:

    - Gạo tẻ 100g

    - Móng giò lợn 1 cái

    - Lá đinh lăng phơi khô 24g

    - Gia vị vừa đủ

    Cách làm:

    - Móng giò lợn làm sạch.

    - Lá đinh lăng cho vào ấm đổ nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước.

    - Cho nước thuốc vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo.

    - Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng.

    Công dụng: lá đinh lăng chống viêm, giảm đau. Móng giò bổ âm sinh thủy, lợi sữa. Gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục.

    Món này phù hợp với sản phụ bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém…

    Phòng chống tắc tia sữa


    - Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.

    - Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.

    - Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.

    Các mẹ có thể thử các phương cách trên nếu bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nhưng nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc cần những chẩn đoán chính xác để đảm bảo an toàn thì nên đến bác sĩ chuyên khoa sớm

    (eva,vn)
     
    87mebin thích bài này.
  19. dibido

    dibido Thành viên tích cực

    Tham gia:
    23/3/2012
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    Thanks mẹ nó vì bài viết hữu ích.
    Em cũng đang pải tập trung bổ sung Sắt. Hic. Phải uống cái lọ sắt loãng í ạ. Mỗi lần uống mà em như đang bị tra tấn luôn :(
     
  20. tk_nangla

    tk_nangla

    Tham gia:
    29/7/2010
    Bài viết:
    10,354
    Đã được thích:
    2,338
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mẹ bầu cần biết.

    em thì chỉ uống viên thuốc thôi. bác sĩ chỉ định chị uống loại đấy hả chị?
     

Chia sẻ trang này