Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Mẹ quá dại khi cho bé ăn chocolate

    [​IMG]

    Những viên chocolate ngọt ngào luôn là món ăn yêu thích của bất cứ ai. Nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì câu trả lời phải là “Không” nhé!

    Chocolate được chứng minh là có nhiều tác động tích cực đến cơ thể cũng như tâm trạng của con người. Nhiều nhiên cứu đã cho thấy chocolate có các tác dụng “thần kỳ” như: tăng lượng cholesterol cho cơ thể, bảo vệ hệ thống tim mạch, giảm áp suất trong máu.

    Hơn nữa, ăn chocolate còn khiến tâm trạng của bạn tốt hơn nhờ các phân tử trong chocolate có tác dụng tích cực đối với tinh thần con người.

    Theo các bác sĩ, bé nên chờ qua năm đầu tiên để có thể nếm thử chocolate. Lý do chủ yếu của lời khuyên này liên quan đến các triệu chứng dị ứng ở trẻ.

    Tác hại từ caffein

    Ngoài caffein, chocolate còn chứa những chất tương tự. Và đương nhiên, điều này không hề phù hợp với trẻ nhỏ chút nào. Mẹ có thể chủ quan và không để ý nhưng một lượng caffein dù chỉ rất nhỏ so với người lớn cũng trở nên mạnh hơn rất nhiều đối với cục cưng của mình.

    Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

    Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ có thể hấp thu được sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa thể tiếp nhận thức ăn, bao gồm cả chocolate. Bên cạnh đó, chocolate mang lại nhiều calorie hơn là các giá trị dinh dưỡng còn lại. Nếu bạn để bé làm quen quá sớm với những loại thức ăn ngọt, nhiều khả năng bé sẽ bị béo phì sau này.

    Sâu răng

    Khi bé đã lớn hơn thì cơ thể bắt đầu có khả năng thích ứng với một lượng rất nhỏ chocolate. Tuy nhiên, chocolate thường được xem là loại thực phẩm quá “hào phóng” so với những bữa ăn dặm thông thường, nên mẹ cần phải để ý đến lượng đường dung nạp vào cơ thể con mình.

    Hơn nữa, nó có thể khiến bé bị sâu răng. Lượng đường trong chocolate có thể làm tăng nhanh quá trình sâu răng bởi nó kích thích axit trong miệng tiết ra. Lượng axit này sẽ bao quanh chân răng và khiến cho răng trẻ bị sâu. Điều ngạc nhiên là hiện tượng sâu răng hoàn toàn có thể xảy ra ngay cả khi trẻ chỉ có một hoặc hai chiếc răng mà thôi.

    Tóm lại, hãy kiên nhẫn đến khi bé được hơn một tuổi để bắt đầu cho bé nếm thử hương vị tuyệt vời của chocolate. Tuy những loại chocolate trắng hoặc chocolate sữa không làm bé bị đắng miệng nhưng chocolate đen sẽ loại bỏ nhiều thành phần từ sữa hơn.

    Chocolate gây dị ứng?

    - Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng, hãy tìm hiểu kỹ về thành phần của chocolate. Vì có thể bé sẽ bị dị ứng với những loại mùi vị khác nhau. Nếu bé bị tiêu chảy nhẹ hay bị bệnh sau khi ăn chocolate, hãy lập tức ngừng ngay.

    - Nếu bé sốt, nổi ban hoặc nổi mề đay, hen suyễn, nôn mửa, mất ý thức… hãy đưa bé đến bác sĩ.

    - Đừng quá lo lắng khi trẻ dị ứng với chocolate, vì khi lớn hơn, bé sẽ thoát khỏi tình trạng này.
     
    ha.vi2011 thích bài này.
  3. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    đc cái đồ ngọt nhà mình it khi cho con ăn hạn chế lắm
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Cho bé ngồi xổm khi ăn, mẹ quá dại!

    [​IMG]

    Dù mẹ rất kỳ công trong việc lựa chọn thực phẩm và nấu đồ ăn cho con nhưng sự thật, con ăn nhiều vẫn không tăng cân hoặc gặp phải ‘trục trặc’ về tiêu hóa. Tại sao lại thế? Rất có thể mẹ đã mắc phải một trong những sai lầm nghiêm trọng khi chế biến và cho bé ăn, dưới đây.

    1. Cho trẻ ăn đồ ngọt ngay sau bữa ăn

    Cơ thể bé cần khoảng 200 kalo mỗi ngày từ đồ ngọt như sữa, bánh, kem… Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé tráng miệng bằng đồ ngọt sau bữa ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.

    Sau khi ăn no, nếu cơ thể bé lại nạp thêm đồ ngọt sẽ dẫn tới hiện tượng quá tải. Đồ ngọt chứa rất nhiều năng lượng làm bé dễ bị đầy bụng, không tiêu hoặc đau bụng do dạ dày phải hoạt động hết công suất.

    Vì vậy, 30 phút sau khi ăn, mẹ mới nên cho bé tráng miệng bằng những lát hoa quả tươi nhé!

    2. Cho trẻ ngồi xổm khi ăn

    Ngồi xổm khi ăn là một thói quen xấu vì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn khiến cho cơ thể bé không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Khi trẻ ngồi xổm, cơ bụng bị ép khiến nhu động ruột hoạt động không bình thường. Nếu trẻ ngồi xổm khi ăn trong một thời gian dài thì dưới các áp lực, sự lưu thông máu không bị cản trở, dẫn đến những căng thẳng, dạ dày không được cung cấp máu đầy đủ và làm suy yếu chức năng tiêu hóa.

    Một lý do nữa để mẹ không nên cho trẻ ngồi xổm khi ăn, đó chính là khi trẻ ngồi càng sát với mặt đất thì bụi bẩn có thể rơi vào thức ăn khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... và gây ra những căn bệnh đáng sợ. Tốt nhất, khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế cao vì điều này giúp giãn cơ bụng, máu lưu thông đều đặn và rất có lợi cho chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

    3. Cho trẻ dùng đồ đã qua chế biến nhiều lần

    Vì con rất lười ăn nên hầu như thức ăn mẹ nấu đều bị thừa lại. Tiếc của, mẹ đem số thức ăn còn thừa để vào tủ lạnh và tiếp tục cho con dùng ở những bữa tiếp theo. Thực tế, thói quen này chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và thậm chí gặp phải nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa.

    Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho biết rằng, thực phẩm để trong tủ lạnh và được dùng lại vào ngày hôm sau hầu như đã mất đi ít nhiều chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài loại thực phẩm khi để qua đêm còn bị biến chất và trở nên độc hại đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, sự thiếu hiểu biết khi cho con dùng thực phẩm để trong tủ lạnh, dùng đi dùng lại sẽ khiến trẻ bị đau bụng, thậm chí ngộ độc. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không nên cho con ăn đồ ăn để tủ lạnh và chế biến đi, chế biến lại.

    4. Cho trẻ vừa chơi, vừa ăn

    Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá nên thường tận dụng thời gian để nghịch ngợm, mày mò, khám phá và lý giải các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Vì vậy, tật xấu vừa ăn vừa chơi, thiếu tập trung trong bữa ăn là căn bệnh 'chung' của nhiều trẻ.

    Trẻ ham chơi, bỏ ăn là việc thường xảy ra ở mọi gia đình trẻ do thiếu kinh nghiệm trong cách giáo dục. Nguyên nhân là do ngay từ đầu các bậc cha mẹ không biết phương pháp dạy cho trẻ ăn đúng mà thường nuông chiều dẫn đến mỗi khi cho ăn, trẻ thường đòi hỏi những trò chơi thì mới chịu ăn. Do đó, chúng ta phải thay đổi phương pháp giáo dục cho trẻ ăn chứ không có thuốc nào trị bệnh trẻ ham chơi bỏ ăn.

    (eva,vn)
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Khéo nấu cháo ăn dặm ngon bổ cho bé

    [​IMG]

    Bận rộn với công việc nên nhiều mẹ phải chọn cách mua cháo dinh dưỡng hoặc nấu 1 nồi cháo to cho bé ăn cả ngày. Dưới đây mẹ Game xin chia sẻ với các mẹ mẹo nấu cháo đơn giản, tiên dụng cho bé ăn dặm, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa tránh tình trạng bé chán ăn do cả ngày phải nhấm nháp 1 món.

    1. Nấu cháo trắng từ đêm hôm trước

    Trước khi đi ngủ, các mẹ hãy cho gạo vào nồi cơm điện. Lượng gạo nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng ăn của bé trong ngày hôm sau.

    Vo gạo và cho nước vào nồi, lượng nước thường gấp 3 – 4 lần gạo (kinh nghiệm là các mẹ nấu đặc một chút, khi cần loãng có thể chế thêm nước nóng, nếu nấu loãng quá sẽ rất khó chế đặc).

    Bật nút Cook và chờ 15 phút cháo sôi thì các mẹ chủ động chuyển sang nút Warm, cứ thế cắm điện cả đêm, sáng hôm sau các mẹ sẽ có một nồi cháo trắng ngon lành.

    2. Chuẩn bị thức ăn vào ngày cuối tuần

    Ngày cuối tuần rảnh rỗi, các mẹ hãy đi chợ và mua các loại thức ăn cho bé (thịt gà, bò, lợn, chim, lươn, tôm, cá…) và tiến hành sơ chế như sau:

    Đối với các loại thịt (bò, gà, lợn, chim), mẹ lọc bỏ da, gân xơ, băm nhỏ.

    Cá và lươn làm sạch, lọc bỏ xương, tôm bóc vỏ.

    Sau đó chia từng loại thức ăn vào các hộp nhựa nhỏ (bán nhiều trong các cửa hàng mẹ và bé) theo khẩu phần ăn của bé, cho các hộp vào ngăn đá tủ lạnh, dự trữ ăn dần trong cả tuần.

    Riêng rau củ quả, để đảm bảo tươi ngon, mẹ nên cho bé ăn theo thức ăn trong ngày cùng gia đình. Mẹ Game thường mua rau ở cửa hàng rau sạch, chọn phần non mềm nhất cho Game, phần còn lại cả nhà cùng ăn.

    3. Tiến hành nấu cháo cho bé

    Mỗi sáng sớm, trước khi đi làm, mẹ chỉ mất từ 15 – 20 phút chuẩn bị cháo cho bé.

    Bước 1: Lấy viên thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh, cho vào xoong, cho nước xăm xắp. Đun chín thức ăn.

    Bước 2: Trong lúc chờ thức ăn chín, mẹ tranh thủ thái chuẩn bị rau củ quả

    Riêng với các loại củ, để đảm bảo chín mềm, khi nấu cháo trắng vào đêm hôm trước, mẹ nên gọt vỏ, thái mỏng và cho vào nấu cùng với cháo.

    Bước 3: Khi thức ăn chín, mẹ vớt ra, dằm nhỏ (vì thức ăn trong ngăn đá khi đun sôi thường vón cục lại). Giữ lại nước dùng để nấu cháo.

    Bước 4: Cho lẫn cháo trắng, rau, thịt băm vào xoong nước dùng và đun sôi, quấy đều. Mẹ nhớ chế thêm nước nóng vào cho phù hợp với độ đặc loãng của cháo.

    Bước 5: Nêm dầu ăn, nước mắm (loại dành cho trẻ ăn dặm), quấy đều, đổ ra bát, chờ nguội cho bé ăn.

    Lưu ý:

    Đây là cách nấu cháo dành cho bé ăn cháo hạt thịt băm, nếu bé ăn cháo xay thì tại bước 2 mẹ chỉ cần cho tất cả cháo trắng, thịt, rau củ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, cho vào xoong và đun sôi, nêm dầu ăn, nước mắm là được.

    Mẹ chỉ nên nấu lượng cháo đủ cho 1 bữa ăn của bé, Giữ lại phần cháo trắng để nấu các bữa tiếp theo. Mẹ Game đi làm cả ngày nên sáng sớm thường nấu luôn 2 bát cháo (bữa sáng và bữa trưa). Cháo bữa sáng thì ăn ngay, còn cháo bữa trưa, đến giờ ăn bác giúp việc chỉ cần dùng lò vi sóng hâm nóng lại là ăn được.

    Với cách nấu cháo này, mẹ có thể nấu 3 món cháo khác nhau trong ngày cho bé, tránh trùng lặp gây nhàm chán.

    (*********)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Thực phẩm vàng ngừa tiêu chảy cho bé

    [​IMG]

    Hầu hết trẻ nhỏ đều ít nhất một lần bị tiêu chảy, cho dù mẹ có chăm sóc bé kỹ đến đâu đi nữa. Làm sao để giúp bé vượt qua những ngày mệt mỏi này?

    Các nhà khoa học đưa ra chế độ dinh dưỡng BRAT – gồm 4 loại thực phẩm cần thiết để giúp bé chống lại tiêu chảy. Chúng là chuối (banana), gạo (rice), táo (apple) và bánh mì nướng (toast).

    Chuối

    Chuối giúp hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn. Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, có thể nghiền nát chuối tươi hoặc trộn chung với bột của bé.

    Gạo

    Cơm hoặc ngũ cốc từ bột gạo cũng là một loại thực phẩm mà bé nên ăn trong thời kỳ này. Tuy nhiên, với bé còn nhỏ mẹ chỉ nên cho bé dùng ngũ cốc hoặc cháo loãng. Gạo là thực phẩm đường bột nên sẽ lấp đầy dạ dày, giúp bé chống chọi với căn bệnh.

    Táo

    Táo hoặc xốt táo, sinh tố táo rất cần thiết để đẩy lùi tiêu chảy. Xốt táo chứa pectin, có khả năng liên kết phân lỏng. Đồng thời lượng đường tự nhiên trong xốt táo còn giúp bổ sung năng lượng dồi dào. Xốt táo dễ ăn, nhẹ bụng và cung cấp nước cho cơ thể trong những ngày tiêu chảy.

    Tuy nhiên, các món xốt táo được làm sẵn ở ngoài thường chứa lượng đường khá lớn nên có khả năng khiến bệnh tiêu chảy của bé nặng hơn.Vì vậy, mẹ nên tự làm xốt táo hoặc kiểm tra chỉ số dinh dưỡng trên bao bì khi mua.

    Đây được coi là lựa chọn khá lý tưởng vì xốt táo, hoặc táo xắt nhỏ rất dễ phối hợp với các thực phẩm khác cho trẻ, kể cả trẻ ăn dặm, thậm chí còn kích thích vị giác của bé.

    Bánh mì nướng

    Bánh mì khô là một phần trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy bởi chúng cung cấp “nguyên liệu” lớn để tạo phân ra ngoài. Bên cạnh đó, bánh mì nướng còn chứa rất nhiều cacbohydrate tạo năng lượng và pectin.

    Tuy bé trong tuổi ăn dặm không thể nhai bánh mì nướng nhưng bạn có thể cắt từng miếng cho bé. Bánh mì nướng nên ăn chung với xốt táo hoặc chuối dằm thay cho bơ đường để giảm lượng chất béo.

    Con ơi! Đừng ăn!

    Bơ, sữa, thức ăn dầu mỡ, thức ăn cay (trừ sữa chua)… là những món cần tránh xa hoàn toàn. Kể cả đường thêm vào sữa chua hay bánh mì nướng cũng có khả năng gây tiêu chảy và nôn mửa. Và đừng quên cơ thể bé rất cần nạp đủ nước trong những ngày này. Khoảng 8 đến 10 cốc nước đầy mỗi ngày là con số lý tưởng.

    (*********)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Tips chăm bé sơ sinh cực chuẩn ngày đông

    [​IMG]

    Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trường khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, do chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm – nóng quá cũng ốm mà lạnh quá cũng bệnh. Trong những ngày rét đậm tăng cường thế này để chăm sóc bé sơ sinh khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

    1. Giữ ấm

    Đây là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho các bé mới sinh. Dù nằm cạnh mẹ hay nằm riêng, cần luôn đảm bảo cơ thể bé ở nhiệt độ 36,5 đến 37 độ C.

    Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25 – 28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí C02 có thể gây độc, ngạt cho bé.

    Có nhiều cách giữ ấm cho trẻ, quấn chăn, đội mũ đi tất, cho bé luôn ở cạnh mẹ, nếu bé sinh non có thì có thể dùng phương pháp Kanguru cho da kề da.

    Tốt nhất nên cho trẻ nằm gần mẹ, không nên để bé ngủ riêng, để bé vừa có hơi ấm của mẹ, mẹ vừa có thể biết con ấm, lạnh, ướt… và kịp thời xử lý.

    Ngoài ra, cần cho trẻ ăn theo nhu cầu, tốt nhất là được bú mẹ thường xuyên. Khi bị đói, thân nhiệt bé cũng sẽ hạ. Nếu bé khó bú hay chưa quen ti mẹ, nên đổ thìa.

    2. Tắm

    Trời mùa đông, các bậc phụ huynh hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí, là một sai lầm phổ biến, đáng trách.

    Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch, trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

    Cha mẹ nào cũng tắm được cho con nhưng không phải ai cũng biết cách. Trẻ cần được tắm trong phòng kín, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên (khoảng 28 – 30 độ). Chuẩn bị sẵn khăn khô để lau người, quần áo, mũ, bít tất để mặc ngay sau khi tắm.

    Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Nếu không có nhiệt kế đo nước thì có thể dùng khuỷu tay thử, cảm giác nước vừa (không quá nóng, không lạnh) là được. Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không được quá 10 phút.

    Cách tắm

    - Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đến, tắm nửa người trên của bé (chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy) rồi lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể (lưu ý nếp gấp ở bẹn, phần hậu môn, sinh dục)

    - Rốn là ngõ vào của vi khuẩn khiến bé bị nhiễm trùng. Do đó, nên chăm sóc rốn bé sơ sinh với nước muối sinh lý. Sauk hi chăm sóc rốn nên để hở, quấn tã dưới rốn sẽ giúp rốn mau khô.

    3. Cho bú

    Cho bé bú sữa như thế nào khi trời đang lạnh? Chắc chắn là mẹ không thể cho bé bú ở nơi có gió lùa hoặc ngoài trời được. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con.

    Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ làm ấm cơ thể nên mẹ cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.

    Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì mẹ cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.

    Lưu ý: Khi bú bé rất hay rịn mồ hôi đầu, lưng nên cha mẹ cần lau khô ngay. Sau khi bú xong, nghỉ ngơi, bé sẽ không còn bị ra mồ hôi nữa.

    4. Phòng tránh bệnh hô hấp

    Để phòng bệnh hô hấp mùa đông, quan trọng nhất là giữ đủ ấm cho trẻ, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Nếu cần, có thể mặc thêm áo nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bị quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng.

    Cũng không ít bé ốm phải vào viện, một phần vì cha mẹ ủ bé quá kỹ. Khi đến khám, bác sĩ vén lưng áo bé lên để nghe phổi thì thấy lưng, ngực dính dính mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.

    Vì thế, vấn đề cần quan tâm là các bà mẹ cần chú ý đến việc mặc quần áo của trẻ sao cho hợp lý. Nếu bé ở nhà, có thể để ý bé đủ ấm hay không bằng cách sờ vào hai tay của bé, nếu thấy ấm, không giá thì là bé đã mặc đủ đồ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi bé chơi đùa nhiều thì cần thường xuyên kiểm tra lưng, ngực bé, nếu thấy có dính mồ hôi phải dùng khăn mềm lau khô, bỏ bớt áo để thân nhiệt bé trở về bình thường, sau đó mới lại mặc áo.

    Lưu ý: Đừng tự trị bệnh cho bé

    Khi trẻ có dấu hiệu bệnh về đường hô hấp, cách tốt nhất là làm sạch, thông thoáng đường hô hấp bằng muối sinh lý. Sau đó, nếu tình trạng không đỡ nên đưa trẻ tới viện khám để xác định nguyên nhân. Với những trường hợp viêm mũi dị ứng thông thường, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh… chỉ dùng nước muối sinh lý nhỏ để làm sạch đường hô hấp rất có tác dụng.

    Đừng tự trị bệnh cho trẻ, kể cả chỉ dùng thuốc ho dạng siro. Đáng nói là nhiều bệnh nhi trước khi đến khám tại bệnh viện, gia đình đã tự cho uống nhiều loại thuốc kháng sinh không đúng cách hoặc để quá lâu nên dẫn đến bệnh nặng, điều trị khó khăn hơn và dễ xảy ra những biến chứng bất thường.

    (*********)
     
  8. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    hóng tiếp nào thích đọc sự chia sẻ chủa chủ top
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Mẹo giúp bé ngủ ngày ngon giấc

    [​IMG]

    Với các bé nhũ nhi, những giấc ngủ ban ngày cũng quan trọng không kém gì giấc ngủ ban đêm.

    Số cữ ngủ ngày ở bé

    - Bé từ 4 tháng tới 1 tuổi: Bé ngủ khoảng vài giấc ngắn (ít nhất là 2 giấc/ngày) – một vào giữa buổi sáng và một vào buổi trưa. Nhiều bé cần thêm giấc ngủ ngắn vào buổi chiều muộn. Giấc ngủ ngày của hầu hết các bé giai đoạn này là 3 tiếng trở lên mỗi ngày.

    - Trên 1 tuổi: Ở tuổi này, bé có thể ngủ một giấc vào ban sáng và một giấc buổi trưa hay chiều, liên tục 1-2 tiếng. Sau đó, bé chỉ cần một giấc ngủ trưa là đủ.

    Cách giúp bé ngon giấc khi ngủ ngày

    - Giúp bé ngủ thoải mái: Môi trường cần tối, yên tĩnh, đủ mát hay đủ ấm để khuyến khích bé say giấc.

    - Đặt khi bé buồn ngủ: Khi mí mắt bé rủ xuống hoặc bé liên tục dùng tay dụi mắt, ngáp, quấy, lờ đờ là dấu hiệu bé đang buồn ngủ. Bạn cần đặt bé rồi mới ru bé ngủ ngay lúc này vì để lâu, bé buồn ngủ quá sẽ trở nên quấy khóc, mệt mỏi, khó dỗ; còn nếu cho bé đi ngủ sớm thì bé sẽ chưa buồn ngủ nên mẹ khó dỗ.

    - Tránh đung đưa hoặc cho bé bú dỗ ngủ (thậm chí đây có thể là những cách duy nhất để bé chịu ngủ). Nếu bé có xu hướng chỉ ngủ khi được mẹ bế đu đưa hoặc ngậm ti mẹ hay ti bình sữa thì bạn nên thử thay đổi một chút, hay chuyển sang việc đọc hoặc hát ru khi bé nằm ngủ trong cũi (hoặc giường).

    - Để bé an toàn: Kiểm tra chỗ ngủ của bé để đảm bảo an toàn.

    - Thống nhất: Nên cho bé ngủ ngày vào những thời gian cố định mà bé đã quen. Một khi đã đủ lớn, bé sẽ tự điều chỉnh lịch ngủ ngày, chẳng hạn bé tự bỏ giấc ngủ sáng hay chiều muộn, chỉ giữ lại giấc ngủ trưa.

    Bé mếu máo khi ngủ

    Phần lớn các bé đều mếu máo, nhăn nhó một chút nhưng có thể tự ngủ lại hoặc chờ mẹ dỗ. Nếu bé khóc kéo dài lâu hơn một phút, bạn nên dỗ bé và sau đó để thêm thời gian cho bé tự ngủ.

    Nếu bé mếu ngay sau khi bạn đặt con xuống hoặc khóc khi ngủ dù không bị ướt bỉm, bệnh hay đó thì bạn nên kiên nhẫn để bé tự giải quyết. Ngoài ra, các bé đều hoạt động trong lúc ngủ như co giật tay, chân, mỉm cười, chép miệng, nhai, khóc… Mẹ có thể bị nhầm lẫn giữa cử động khi ngủ của bé với dấu hiệu bé cần thức giấc hoặc cần được ăn. Thay vì đón bé ngay lập tức, nên chờ vài phút để xem bé có tự rơi vào giấc ngủ hay không.

    Thời điểm cần can thiệp vào giấc ngủ ngày của bé


    Một số bé có thể bị nhầm lẫn giữa ngày và đêm nên ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Khi đó, mẹ cần đánh thức bé dậy nếu thấy bé ngủ ngày đã đủ, đặc biệt những bé ngủ vào chiều muộn, không nên để bé được ngủ kéo dài 3-4 tiếng. Nếu bé ngủ trưa quá dài thì tối đến, bé sẽ khó ngủ hoặc ngủ không ngon, thức khuya…

    (*********)
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    'Khéo lừa' để bé thích sữa công thức

    [​IMG]

    Việc mẹ quyết định cho bé bú sữa công thức có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản, phải quay lại với công việc hoặc không đủ sữa cho bé bú nên phải sử dụng thêm sữa công thức để dễ bề chăm sóc và cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé.

    Tuy nhiên, để bé làm quen và 'kết thân' với sữa công thức không phải là chuyện ngày một ngày hai. Đặc biệt với những bé đang mê mẩn bầu sữa mẹ thì còn khó khăn hơn nhiều. Do vậy, muốn tập cho bé bú sữa công thức, mẹ có sự chuẩn bị trước kỹ lưỡng và nhất định phải thủ sẵn vài chiêu hay.

    Dưới đây là một số điểm cha mẹ cần lưu tâm khi cho bé làm quen với sữa công thức:

    1. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn mua sữa

    Hiện nay, trên thị trường có vô số nhãn hiệu và loại sữa công thức khác nhau như: sữa bò, sữa đậu nành và sữa không gây dị ứng. Ngoài ra, còn có một số loại sữa dành cho bé có dạ dày nhạy cảm hoặc bé sinh non. Vì thế, trước khi chọn mua sữa cho bé, tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa trước để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

    Khi bắt đầu cho bé bú sữa công thức, nếu bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, hãy chuyển sang loại sữa khác cho đến khi tìm được loại sữa mà bé ưa thích.

    2. Chọn thời điểm phù hợp


    Các bác sĩ Nhi khoa khuyên rằng thời điểm tốt nhất để các bà mẹ bắt đầu chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức là khi bé được 4 tuần tuổi, nhằm giúp bé quen với việc bú mẹ trước. Điều này rất quan trọng nếu mẹ muốn dùng sữa công thức làm thức ăn thêm ngoài sữa mẹ. Sau khi bé đã quen với việc bú sữa mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với sữa ngoài. Khi bé đói, hãy cho bé thử bú sữa bình, tuy nhiên, không nên chọn lúc bé quá đói hoặc khi bé đang quấy khóc.

    Mẹ cần biết, có nhiều bé dễ dàng và nhanh chóng làm quen với sữa công thức, trong khi đó, có bé cần đến hàng tuần hoặc hơn để thích nghi với loại sữa mới.

    3. Chú ý tới loại bình và núm vú cao su

    Các bé đã quen với việc bú mẹ sẽ nhạy cảm với loại bình bú và núm vú cao su. Có rất nhiều loại núm vú và bình bú trên thị trường hiện nay. Do vậy, nếu bé không thích dùng loại mẹ đang cho bé sử dụng, hãy chuyển qua loại bình bú và núm vú khác. Việc chọn loại bình bú và núm vú phù hợp với bé rất quan trọng vì nó giúp bé làm quen với sữa công thức nhanh-gọn-nhẹ hơn.

    4. Phải làm thế nào khi bé không chịu bú sữa công thức?

    Nếu bé không chịu bú sữa công thức, trước tiên, mẹ hãy thử pha sữa mẹ với sữa công thức, sau đó tăng dần lượng sữa công thức cũng như giảm dần lượng sữa mẹ khi cho bé bú bình trong mỗi bữa ăn thêm.

    Ngoài ra, mẹ có thể nhỏ vài giọt sữa mẹ vào núm vú cao su, mẹo nhỏ này giúp mẹ 'đánh lừa' vị giác của bé nên dễ dụ bé bú bình hơn. Lưu ý, nên làm ấm núm vú cao su bằng cách để núm vú dưới vòi nước ấm (không được nóng quá) trước khi cho bé bú.

    5. Thêm chút 'vị lạ'

    Với những bé đã quen thân với bầu sữa mẹ, không có mẹo gì tuyệt hơn là việc bố, bà hoặc vú nuôi... là người cho bé bú sữa công thức. Sở dĩ các mẹ nên làm như vậy vì bé đã quen với việc được mẹ cho bú nên khi mẹ cho bé bú sữa bình, có thể bé sẽ quấy khóc và không chịu bú.

    Thông thường, trẻ có khả năng học hỏi và hình thành thói quen rất nhanh, khi nhìn thấy những cảnh vật quen thuộc nơi mẹ thường cho bé bú, bé sẽ trông đợi được bú sữa mẹ. Vì thế, mẹ cũng nên thay đổi vị trí cho bé bú, có thể ở một chiếc ghế khác hoặc trong một căn phòng khác.

    (*********)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Rau quả giúp trẻ tăng lực ngày đông

    Để tăng sức đề kháng cho bé những ngày đông giá lạnh, các mẹ có thể bổ sung một số loại rau củ dưới đây vào thực đơn hàng ngày của bé.

    1. Súp lơ

    [​IMG]

    Súp lơ trắng cùng họ với súp lơ xanh là loại rau rất giàu dinh dưỡng cho bé như: vitamin C, vitamin K, vitamin A (từ beta-carotene), các vitamin nhóm B, chất xơ, canxi, chất sắt, axit folic, omega 3, selen, kẽm, đạm thực vật.

    Nguyên tố vi lượng sắt và canxi trong súp lơ giúp bé phát triển khỏe mạnh trong những năm đầu đời. Lượng vitamin C dồi dào làm cơ thể bé hấp thu các dưỡng chất trên một cách tốt nhất.

    Lưu ý: Súp lơ xanh không phải loại rau an toàn cho bé mới tập ăn dặm vì nó có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu và 'xì hơi'.

    Tốt nhất là bạn nên cho bé làm quen với súp lơ xanh khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Nếu bé có trục trặc với vấn đề tiêu hóa thì nên cho bé ăn súp lơ muộn hơn một chút nữa

    Ngoài ra, súp lơ xanh cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan có tác dụng “thư giãn” đường ruột, ngăn ngừa chứng táo bón nhưng sự “thừa mứa” chất xơ hòa tan trong chế độ ăn lại có thể khiến bé bị tiêu chảy.

    Thực đơn súp lơ cho bé

    - Để bé hấp thụ tốt nhất các loại dưỡng chất, các mẹ nên luộc hay hấp chín súp lơ cho bé ăn. Trước tiên, rửa sạch súp lơ, cắt bỏ cuộng rau, gọt lớp vỏ bên ngoài thân súp lơ, cắt vừa miếng. Sau đó cho vào nồi hấp hoặc luộc súp lơ với một ít nước. Đun từ 3-5 phút cho súp lơ chín mềm. Xay súp lơ đã nấu chín cho bé ăn, hoặc trộn với cháo/bột của bé.

    - Súp lơ bằm: Cắt lấy những bông súp lơ đủ cho khẩu phần ăn của bé. Hấp chín rồi cho máy nghiền nhừ. Có thể thêm nước để tạo thành kết cấu phù hợp với bé.

    - Súp lơ, táo và bí ngòi: Vài bông súp lơ, 1 miếng táo, bí ngòi sắt nhỏ. Hấp chín súp lơ, bí ngòi rồi nghiền nhuyễn. Táo cũng nghiền nhuyễn rồi trộn với hỗn hợp súp lơ, bí ngòi. Có thể thêm chút nước để kết cấu hỗn hợp bớt đặc. Món ăn sẽ có vị ngọt dịu, thơm thơm của 3 loại rau quả.

    - Cháo/ bột súp lơ, thịt gà: Ninh nhuyễn cháo với nước hầm gà. Súp lơ hấp chín, nghiền mịn, thịt gà luộc chín nghiền nhuyễn. Khi bé ăn thì đổ súp lơ, thịt gà vào đun lại cho sôi là được. Nêm chút nước mắm lạt cho kích thích khẩu vị của bé.

    Mẹ có thể thêm cà rốt, khoai tây vào món cháo/bột trên. Có thể thay thế thịt gà bằng thịt lợn hoặc thịt bò đổi bữa cho bé.

    Thực phẩm có thể kết hợp với súp lơ: táo, súp lơ xanh, đậu xanh, đậu khô, khoai tây, bí ngòi, đậu lăng, thịt bò, thịt gà, thịt lợn.

    2. Củ cải

    [​IMG]

    Củ cải là một loại củ giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng và tăng cường sức đề kháng. Đường trong củ cải chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ; những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi, photpho, sắt 0,6, mangan, bromine..; các vitamin nhóm B , vitamin C và nhiều loại axit amin.

    Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.

    Các món ngon cho bé từ củ cải

    - Củ cải nghiền nhuyễn: Củ cải được rửa sach, gọt vỏ, thái hạt lựu, sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi củ cải chín mềm là được. Tiếp đến, dùng thìa dầm nhuyễn củ cải (có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp bớt đặc) trước khi cho bé thưởng thức.

    - Hỗn hợp củ cải, khoai lang: Hấp khoai lang và củ cải cho đến khi cả hai cùng chín mềm. Sau đó, dùng thìa dầm nhuyễn hỗn hợp trên trước khi cho bé ăn hoặc cắt khoai lang, củ cải thành dạng hạt lựu, cho bé ăn bốc.

    Thực phẩm có thể trộn chung với củ cải là: táo, lê, carrot, lúa gạo, khoai lang; thịt gà, thịt bò, thịt lợn.

    Ngoài ra, các mẹ có thể luộc hoặc nướng chín củ cải trong lò rồi cắt nhỏ cho bé ăn.

    Lưu ý: Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi chế biến nó. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.

    3. Khoai tây

    [​IMG]

    Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo.

    Do khoai tây nhiều tinh bột, ít các chất dinh dưỡng khác nên các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé ăn khoai tây khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển.

    Thực đơn từ khoai tây cho bé

    - Khoai tây hầm nhừ cùng xương, nêm gia vị, hành lá, cà chua cho bé ăn nóng cùng cơm.

    - Khoai luộc chín, xắt hạt lựu. Sau đó, trộn cùng đậu Hà Lan, cà rốt đã luộc chín và dưa chuột, thành món salad cho bé ăn chơi. Có thể thêm sốt mayonnaise và chút gia vị để món ăn vừa miệng.

    - Nấu soup khoai tây kèm thịt gà, hành tây. Thêm ít cà rốt để món ăn có màu sắc đẹp, kích thích bé ăn ngon.

    - Đem khoai tây nướng chín thơm, cắt nhỏ, bỏ vào bát cho bé bốc ăn.

    - Khoai tây sau khi luộc chín, dùng thìa dầm nhuyễn. Tiếp đó, trộn cùng thịt băm, carrot băm nhỏ, nặn như viên mọc, đem tẩm bột chiên giòn, rán vàng lên.

    - Trứng đúc khoai tây: Khoai tây thái hạt lựu mỏng. Cho khoai vào chảo xào cùng bơ. Trứng đập ra bát rồi đánh bông lên, thêm ít hành, gia vị. Khi khoai chín thì từ từ đổ trứng vào trong chảo. Nhanh tay cuộn trứng lại để trứng không bị bục, nát.

    Lưu ý: Đảm bảo rằng khoai không mọc mầm hoặc có những đốm xanh. Cách bảo quản khoai tốt nhất là để khoai ở nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh dự trữ khoai tây trong ngăn đá. Cũng không nên để khoai ở khu vực ẩm ướt vì như thế, nó sẽ dễ mọc mầm.

    4. Đu Đủ

    [​IMG]

    Đu đủ là một loại trái cây rất bổ dưỡng. Chúng chứa một lượng cao vitamin C (giúp hấp thụ chất sắt), Vitamin A (2.516 IU), Vitamin E. Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và acid folic. Ăn đu đủ giúp trẻ sáng mắt, phòng táo bón vô vùng hiệu quả.

    Dinh dưỡng trong đu đủ: Vitamin: Vitamin A - 2516 IU, Vitamin C - 142 mg, Vitamin B1 (thiamine) - 0,06 mg, Vitamin B2 (riboflavin) - 0,07 mg, Niacin - 0,77 mg, Folate - 87 mcg.

    Chất khoáng: Kali - 591 mg, Photpho - 12 mg, Magnesium - 6,9 mg, Canxi - 55 mg, Sắt - 0,23 mg. Ngoài ra có chứa hàm lượng mangan, kẽm và đồng.

    Món ngon cho bé từ đu đủ

    Chế biến đu đủ khá đơn giản. Chỉ cần chọn loại đu đủ chín, tươi là cha mẹ có thể xắt đu đủ dưới dạng hạt lựu, dùng thìa nạo, dầm (xay nhuyễn) đu đủ hoặc thái đu đủ thành lát mỏng và cho bé thưởng thức (lưu ý với cách thái hạt lựu hoặc xắt lát mỏng chỉ phù hợp với bé đã ở độ tuổi ăn bốc). Đu đủ khá thích hợp cho bé ăn bốc vì nó có màu sắc đẹp và hương vị mềm mại.

    Nhớ loại bỏ hết hạt đu đủ vì hạt đu đủ tuy không độc nhưng chúng lại khó tiêu hóa trong dạ dày non nớt của bé.

    Ngoài ra các mẹ có thể làm món:

    Đu đủ nghiền nhừ: Có thể hấp (hoặc không hấp) một khoanh đu đủ chín đã được gọt vỏ, bỏ hạt trong ít phút (để đu đủ mềm và bé dễ tiêu hóa) trước khi bạn tiến hành nghiền nhuyễn đu đủ và cho bé thưởng thức.

    Hỗn hợp đu đủ, đào, sữa chua (dành cho bé 8 tháng tuổi trở lên): Nguyên liệu gồm ½ miếng đu đủ chín (đã gọt vỏ, bỏ hạt và được nghiền nhừ); ½ cốc nhỏ đào chín đã được nghiền nhừ và 1 hộp sữa chua (loại của bé).

    Trộn đào và đu đủ đã được nghiền nhuyễn với nhau. Thêm sữa chua vào hỗn hợp và trộn đều lên và cho bé thưởng thức.

    Những thực phẩm có thể trộn chung với đu đủ là: táo, bơ, chuối, xoài, đào, carrot, khoai lang, thịt gà, thịt lợn, sữa chua.

    Lưu ý: Với bé có dạ dày nhạy cảm, nên gọt vỏ, bỏ hạt, cắt đu đủ chín thành khoanh và cho chúng vào nồi hấp khoảng 5-10 phút (cho đến khi đu đủ mềm), trước khi cho bé ăn. Với những bé có dạ dày khỏe thì cha mẹ nên cho bé ăn đu đủ tươi (không cần hấp) vì dưới tác dụng của nhiệt, lượng vitamin trong đu đủ có thể bị hao hụt.

    5. Quả lựu

    [​IMG]

    Lựu không chỉ là một loại trái cây ngon, mát mà có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong quả lựu có chứa một lượng lớn các chất oxy hóa, vitamin C và nhiều loại vitamin khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe và chống lại nhiều bệnh tật.

    Tuy nhiên khi bé còn nhỏ, lựu dễ khiến cho trẻ bị hóc vì phần thịt được bao quanh một chiếc hạt rất cứng. Tuy nhiên, các mẹ có thể cho bé làm quen với nước ép lựu khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi.

    Nước ép lựu giàu vitamin B, C, canxi và phốt pho. Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bé khỏe mạnh, ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch.

    Lựu được mua về, tách lấy hạt, cho vào máy ép hoa quả. Hạt lựu nếu có bị ép vỡ ra cũng không độc, trái lại, nó còn tốt cho sức khỏe của bé. Một số nghiên cứu cho thấy, dầu hạt quả lựu có tác dụng ngăn ngừa ung thư da.

    Ngoài ra, các mẹ nên chú ý một số điểm sau:

    - Nên pha loãng nước ép lựu với chút nước đun sôi để nguội.

    - Nên cho bé dùng nước ép lựu ngay sau khi chế biến.

    - Nên cho bé uống với một lượng nhỏ rồi tăng dần lên.

    - Nước lựu có thể được kết hợp với khoai lang dầm nhuyễn, chuối chín được dầm nhuyễn.

    (*********)
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Sai lầm tai hại khi chăm trẻ sốt

    [​IMG]

    1. Biểu hiện phổ biến khi trẻ bị sốt

    - Thân nhiệt trẻ nóng hơn rất nhiều

    - Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu

    - Mệt mỏi và thở gấp

    - Ngủ lơ mơ

    2. Cách xử trí khi trẻ em bị sốt

    - Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.

    - Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, tránh gió lùa, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.

    Song song với thuốc, pha nước ấm, tương tự như pha nước tắm cho trẻ (để cùi chỏ tay của người lớn vào chậu nước, nếu thấy nước âm ấm là được). Sau đó, dùng năm cái khăn, 2 khăn đắp vào nách và 2 khăn đắp vào bẹn, khăn còn lại nhúng nước lau khắp cơ thể trẻ. Đối với các khăn đắp cố định ở nách và bẹn, sau 5 - 10 phút lấy ra nhúng lại vào nước ấm, vắt ráo và đắp liên tục vào bẹn và nách.

    Việc đổ mồ hôi trong quá trình bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn tới việc mất nước của cơ thể trẻ. Cố gắng cho trẻ uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng đã mất đi.

    3. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

    - Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    - Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.

    - Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…

    4. Sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ bị sốt

    Nhiều phụ huynh hẳn sẽ giật mình khi phát hiện ra mình đã ngộ nhận khi chăm sóc trẻ bị sốt bằng nhiều mẹo rỉ tai không đúng, hậu quả là, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

    Dưới đây là một số sai lầm cần tránh:

    - Không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.

    - Khi trẻ sốt cao và đang làm kinh, người nhà tuyệt đối không được nặn bất cứ một thứ gì, ví dụ như vài giọt chanh, vào trong miệng trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ bị sặc và gây tử vong.

    - Có một 'bài thuốc' người già hay sử dụng làm mát cho trẻ là đổ vào nước ấm một chút r*** hay cồn (alchol). Thực tế, việc kết hợp này có thể làm mát rất nhanh, thậm chí mát lạnh do sự bốc hơi. Tuy nhiên, cách hạ sốt này vô cùng nguy hại. R*** hay cồn khi bốc hơi có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Chưa kể, hiện nay ở một số nơi, r*** chưa chắc đã an toàn. Người ta bỏ thêm một số các chất như thuốc diệt sâu rầy, khiến cho r*** trong vắt. Do đó tuyệt đối không được đổ r***, cồn vào nước khi lau cho trẻ.

    - Kinh nghiệm cho thấy lấy chanh xoa cho trẻ sẽ khiến trẻ hạ sốt. Đây là một điều không nên làm. Chanh có chứa một độ axít loãng làm bỏng hay hư da trẻ. Ngoài ra, tuyệt đối không lấy nước đá hay đá lạnh chườm cho trẻ.

    - Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ làm kinh phải cắt lể để nặn hết máu độc ra. Khi chuyển trẻ đến bệnh viện, trong trường hợp sốt xuất huyết, do rối loạn đông máu, việc cầm máu rất khó khăn. Toàn bộ cơ thể bị rỉ máu. Cấm cạo gió cắt lể khi trẻ sốt, bác sĩ không thể theo dõi được chỗ nào xuất huyết do bệnh, chỗ nào do cạo gió.

    (*********)
     
  13. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Súp ngon cho bé ấm lòng ngày đông

    1. Súp bí ngô, bông cải xanh

    Nguyên liệu

    - Bí ngô: 2 chén

    - Xúp lơ xanh: 1 – 2 bông

    - Dầu ôliu: 1 thìa canh

    - Nước: 1/3 chén

    Cách chế biến

    - Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.

    - Xúp lơ cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.

    - Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.

    2. Súp khoai lang

    Nguyên liệu

    - Khoai lang to: 2 củ

    - Hành tây: 1 củ

    - Nước dùng gà: 4 chén

    - Gia vị, dầu ăn hoặc bơ.

    Cách chế biến

    - Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.

    - Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm.

    - Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 - 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.

    - Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.

    3. Súp nấm

    Nguyên liệu

    - Cà chua: 2 quả

    - Trứng: 1 quả

    - Hành lá, mộc nhĩ, vài cái nấm trắng

    - Dầu vừng (dầu mè): 2 thìa

    - Muối, bột sắn hoặc bột ngô

    - Nước dùng gà

    Cách chế biến

    - Cho cà chua vào nước sôi trong vào phút, rồi nhanh chóng bóc lớp vỏ ra, thái hạt lựu.

    - Thái nhỏ hành, nấm, mộc nhĩ, nấm trắng.

    - Đun nóng một chút dầu ăn và cho cà chua thái hạt lựu vào đun kỹ, cho chút nước và dùng thìa nghiền nhỏ thành sốt cà chua mịn.

    - Cho các loại nấm vào nồi sốt cà chua, nêm chút gia vị và đun trong vài phút.

    - Cho nước dùng gà vào đun sôi, cứ đun sôi như vậy trong vài phút nữa.

    - Hòa một thìa bột ngô hoặc bột sắn vào nước và từ từ cho vào nồi súp, vừa cho bột vừa ngoáy đều nồi. Súp sẽ sánh lại dần dần.

    - Đập trứng ra bát, đánh đều. Cho trứng vào nồi súp và dùng thìa hoặc đũa đánh liên tục.

    - Thêm khoảng 2 thìa dầu vừng vào. Nêm nếm gia vị rồi cho một chút hành lá là được.

    4. Súp thịt bò cà chua

    Nguyên liệu

    - Thịt bò: 100g

    - Cần tây: 50g

    - Cà chua: 50g

    - R***, muối, hạt nêm, tiêu xay.

    Cách chế biến

    - Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn.

    - Cà chua trần qua nước sôi, bóc vỏ, bỏ sạch hạt, băm nhuyễn.

    - Trứng gà cho vào bát đánh tan.

    - Cần tây, rửa sạch, thái nhỏ, trần sơ qua nước sôi.

    - Cho thịt bò vào một nồi nước, đun sôi, vặn nhỏ lửa, nấu cho thịt chín, nêm muối, hạt nêm, tiêu, sau đó cho cần tây, cà chua vào nồi nấu sôi.

    5. Súp cà rốt, gừng

    Nguyên liệu

    - Cà rốt, gừng, tỏi, nước dùng gà, hành tím, dầu ô liu.

    Cách chế biến

    - Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc nhỏ

    - Hành tím, gừng, tỏi bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ

    - Cho 1 thìa dầu ô-liu vào chảo, đun nóng, cho hành tím, gừng, tỏi vào phi thơm.

    - Để lửa nhỏ khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào, thêm nước dùng gà và khoảng 240ml nước, đun nhỏ lửa nhỏ đến khi thật nhừ.

    - Vớt cà rốt ra xay nhuyễn hoặc dùng thìa tán cà rốt ra mịn, đun sôi trở lại là được.

    6. Súp cá hồi khoai tây

    Nguyên liệu

    - Cá hồi phi lê có da, khoai tây, củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream), dầu ô liu, gia vị.

    Cách chế biến

    - Khoai tây xắt hạt lựu

    - Hành tây, hành ta thái mỏng khoanh tròn

    - Cá hồi thái khúc vừa ăn.

    - Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa.

    - Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon

    - Cho cá vào nồi khoai tây.

    - Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp.

    - Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.

    (*********)
     
  14. xuanha6

    xuanha6 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/7/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Đi học, bé thường bệnh ho và sổ mũi

    Câu hỏi:
    Xin chào BS Con trai em nay 25 tháng, trước kia mỗi lần ho hay sổ mũi là khoảng 7-10 ngày là hết. Nhưng từ khi đi nhà trẻ nay được 1,5 tháng là cháu bị ho, sỗ mũi không hết. Mặc dù đã uống thuốc nhưng ko hết, chỉ bớt 1 phần. Vậy xin Bs cho em biết, con trai em bị bệnh như thế có ảnh hưởng gì không và cháu bị bệnh gì.Mua thuốc ở đâu ? Lan

    Trả lời:
    Chào bạn,
    Đây là tình huống rất thường gặp ở những bé vừa mới đến trường. Bạn không cần phải căng thẳng lắm đâu. Vì bé của bạn đang ở trong trạng thái hòa nhập cùng cộng đồng đó bạn. Trước đây, bé chỉ ở quanh quẩn với bố mẹ, ông bà thì giờ đây phải tiếp xức với nhiều bạn mới. Môi trường mới, nhiều bạn mới và cũng sẽ nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều mầm bệnh hơn ( do các bạn cùng lớp đang bị mắc 1 bệnh nào đó). Nhưng bạn không phải lo, đây cũng là cơ hội cho cơ thể của bé tập quen dần, thích nghi dần và kể cả biết cách “chiến đấu” chống lại những mầm bệnh nữa đó. Rồi bé sẽ vượt qua được, và bé sẽ trở nên mạnh khỏe và thông minh nhờ được học hành ở trường lớp đó.
    Trả lời bởi: BS.CK2.Đặng Kim Huyên- Phó khoa Khám bệnh
     
    hienbt79 thích bài này.
  15. xuanha6

    xuanha6 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    13/7/2012
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Đi học, bé thường bệnh ho và sổ mũi

    Câu hỏi:
    Xin chào BS Con trai em nay 25 tháng, trước kia mỗi lần ho hay sổ mũi là khoảng 7-10 ngày là hết. Nhưng từ khi đi nhà trẻ nay được 1,5 tháng là cháu bị ho, sỗ mũi không hết. Mặc dù đã uống thuốc nhưng ko hết, chỉ bớt 1 phần. Vậy xin Bs cho em biết, con trai em bị bệnh như thế có ảnh hưởng gì không và cháu bị bệnh gì.Mua thuốc ở đâu ? Lan

    Trả lời:
    Chào bạn,
    Đây là tình huống rất thường gặp ở những bé vừa mới đến trường. Bạn không cần phải căng thẳng lắm đâu. Vì bé của bạn đang ở trong trạng thái hòa nhập cùng cộng đồng đó bạn. Trước đây, bé chỉ ở quanh quẩn với bố mẹ, ông bà thì giờ đây phải tiếp xức với nhiều bạn mới. Môi trường mới, nhiều bạn mới và cũng sẽ nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều mầm bệnh hơn ( do các bạn cùng lớp đang bị mắc 1 bệnh nào đó). Nhưng bạn không phải lo, đây cũng là cơ hội cho cơ thể của bé tập quen dần, thích nghi dần và kể cả biết cách “chiến đấu” chống lại những mầm bệnh nữa đó. Rồi bé sẽ vượt qua được, và bé sẽ trở nên mạnh khỏe và thông minh nhờ được học hành ở trường lớp đó.
    Trả lời bởi: BS.CK2.Đặng Kim Huyên- Phó khoa Khám bệnh
     
    Sửa lần cuối: 12/2/2013
    hienbt79 thích bài này.
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Làm gì khi bé khó ngủ, quấy đêm?

    Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi mới ‘lên chức’ cha! Con gái tôi hiện được 1 tháng 4 ngày tuổi. Mấy hôm nay bé khó ngủ, hay khóc vào ban đêm và có hiện tượng khó thở (khi thở phát ra tiếng khò khè). Bé chỉ ngủ khi được cha/mẹ bế. Xin hỏi bác sĩ, con tôi bị như vậy có nguy hiểm không? Liệu đó có phải là triệu chứng của bệnh gì không?

    Tôi cũng đã đưa bé đến Trung tâm y tế huyện khám thì được bác sĩ cho biết là do thời tiết thay đổi khiến bé khó chịu, ngạt mũi và chỉ định mua nước muối loãng về nhỏ cho bé. Nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp.

    Trả lời:

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé quấy khóc về đêm. Có thể do ban ngày bé ngủ nhiều nên đêm không muốn ngủ, hoặc do đói quá hay ăn quá no bị đầy bụng, tã ướt nên ngứa ngáy khó chịu, nóng quá hoặc lạnh quá... hoặc do bé thiếu canxi...

    Nếu loại trừ được các nguyên nhân trên, anh nên kiểm tra xem bé có bị giun kim không vì giun kim thường xuống lỗ hậu môn đẻ trứng về ban đêm khiến bé bứt rứt khó chịu nên khó ngủ và quấy khóc nhiều.

    Để bé ngủ ngon giấc hơn, trước khi bé đi ngủ, cha mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như: để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài... không để bé đùa nghịch nhiều. Có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để tránh bí mồ hôi, có thể trở mình cho bé để mồ hôi không bị thấm đẫm nếu bé cứ ngủ nguyên một tư thế.

    Nếu tình trạng ngủ không thẳng giấc của bé kéo dài, rất có thể bé bị chứng rối loạn giấc ngủ. Anh chị cần theo dõi và đưa bé đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán bé khóc có phải do bệnh lý hay không nhằm có hướng điều trị kịp thời.

    Về cách trị ngạt mũi cho bé, anh chị có thể nhỏ nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) 2 – 3 giọt vào mũi bé rồi dùng tay day nhẹ 2 bên cánh mũi để chất nhầy tiết ra. Sau đó, lấy khăn mềm sạch lau cho bé.

    Nếu tình trạng ngạt mũi ở bé không giảm, kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, bỏ bú, bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc… anh chị phải đưa trẻ đến khám bác sĩ. Khi đó bé có thể được chỉ định kháng sinh, thuốc long đờm hay các thuốc nhỏ mũi có tác dụng tại chỗ...

    (*********)
     
  17. Light333

    Light333 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/9/2011
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Thông tin rất hay và có ích, thanks bạn nhiều
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Tắm cho bé mùa lạnh - 'sẩy 1 ly, đi 1 dặm'

    [​IMG]

    Khi tắm gội cho trẻ, cần đặc biệt chú ý những điểm sau:

    - Trẻ em do không phải làm việc như người lớn nên cũng ít bị cáu bẩn hàng ngày, do đó cũng không thực sự cần thiết phải tắm cho trẻ 1 lần/ngày như mùa hè. Chỉ cần lau sạch cơ thể trẻ với nước ấm, đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân mỗi ngày. Bạn có thể không tắm cho bé hàng ngày cũng không sao nhưng không được quá 3 ngày.

    - Nếu da của trẻ quá khô trong mùa đông lạnh thì có thể sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dưỡng ẩm dành riêng cho bé để thoa ban đêm . Đặc biệt mùa đông nên giữ trẻ ở trong nhà, môi trường khô thoáng, không cho trẻ chơi đùa với nước.

    - Nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi, để nguội và được pha với nước ấm vì nước này sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn có trong nước, an toàn cho bé hơn.

    - Cách tắm cho bé mùa lạnh cần phải thao tác nhanh, sạch bằng nước ấm. Tắm cho trẻ theo trình tự từ dưới lên trên (tức rửa chân trước, rồi làm sạch dần lên trên, gội đầu cuối cùng, khi đã tắm xong và mặc ấm phần thân cho trẻ).

    - Nên tắm nơi kín gió. Nếu gia đình bạn sử dụng máy sưởi khi tắm cho trẻ, cần đặt máy sưởi cách xa nơi trẻ tắm ít nhất từ 0,8 - 1m. Sau khi tắm, cần giảm dần nhiệt độ của máy sưởi cho tới khi gần bằng nhiệt độ trong phòng rồi mới tắt hẳn để tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột làm trẻ nhiễm lạnh. Hoặc bạn để điều hòa 28 - 29 độ C.

    - Trước khi tắm, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn khăn ấm để lau người, quần áo mặc cho bé, mũ, tất. Tốt nhất, nên làm ấm các đồ này trước khi mặc cho con.

    - Cha mẹ bé cũng nên chú ý đến thời gian tắm cho con trong mùa đông vì nếu kéo quá dài sẽ khiến bé bị ho và đau họng. Vì thế, thời gian các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo tắm gội cho bé chỉ khoảng 5-10 phút.

    (*********)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Mẹ khôn biết dạy con tiêu tiền sớm

    Phụ huynh thường không muốn cho con “dính líu” đến đồng tiền quá sớm, vì thế, họ đã đưa ra rất nhiều phương thức để dạy con biết cách tiết kiệm và quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ, việc làm này sẽ giúp trẻ có ý thức hơn về tài chính.

    Trẻ em thời hiện đại có rất nhiều điểm khác biệt so với những đứa trẻ trước đây. Các bé đã có cơ hội, điều kiện để tiếp cận với công nghệ từ rất sớm. Một em bé hai tuổi có thể tự bật ti vi và lựa chọn kênh hoạt hình mà mình yêu thích.

    Nhiều trẻ nhỏ còn biết sử dụng máy tính, điện thoại rất thành thạo. Chúng có thể lướt web, chơi game và còn làm được nhiều điều hơn thế nữa. Với tất cả sức hấp dẫn của thế giới xung quanh như vậy, điều quan trọng là bạn hãy dạy trẻ cách tiết kiệm và quản lý tiền tương tự như thực hiện một trò chơi vui vẻ nào đó.

    Và nên nhớ, nên thực hiện điều này ngay từ sớm để giúp trẻ khi lớn lên sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn hơn về chi tiêu tiền bạc.

    Tiết kiệm tiền bằng lợn đất

    Nhiều bậc phụ huynh bắt đầu theo cách truyền thống với phương pháp là tặng cho bé một chú lợn đất và việc phải làm của bé là… đút tiền vào lợn hàng ngày. Hãy bắt đầu bằng việc cho con một hoặc hai tờ tiền với mệnh giá nhỏ hàng ngày và để chúng cảm thấy thực sự vui mừng khi đã bỏ đầy được chú lợn đất.

    Một cách thú vị khác để tiết kiệm các đồng tiền này là dùng những chú lợn đất hình dáng khác nhau để cho những mệnh giá tiền không giống nhau vào đấy. Và bạn hãy cùng bé theo dõi xem chú lợn nào nhanh đầy tiền nhất.

    Khi chú lợn đất đã đầy tiền, bạn hãy đếm tiền cùng với con bạn. Đặc biệt, bạn nên dành thời gian để thực hiện điều này một cách vui vẻ, thú vị nhất. Bạn có thể đếm các đồng tiền có cùng mệnh giá, xắp sếp thành các hàng khác nhau và xem có bao nhiêu đồng tiền loại 2 ngàn, 5 ngàn, 10 ngàn…

    Khi đứa trẻ hiểu được chúng đã tiết kiệm hoặc thu thập được bao nhiêu đồng tiền, bạn hãy đưa chúng đi mua sắm và dạy chúng cách chọn món hàng phù hợp với số tiền mà chúng khó khăn mới có được. Tiếp theo, bạn nên dạy bé hiểu được giá trị món hàng chúng định mua hoặc số tiền phải trả trong tổng số tiền mà chúng có. Đặc biệt, bạn nên khích lệ trẻ chỉ tiêu một nửa số tiền tiết kiệm và để dành cho lần mua sắm khác.

    Mở tài khoản tiết kiệm cho bé

    Bạn có thể mở một tài khoản tiết kiệm cho trẻ và dạy chúng về lợi ích của việc tiết kiệm. Không bao giờ là quá sớm để dạy cho con bạn biết về ngân hàng. Các ngân hàng thường có các sản phẩm thú vị đặc biệt dành riêng cho trẻ em.

    Để khích lệ con bạn hình thành thói quen tiết kiệm qua ngân hàng, bạn nên đưa trẻ đi cùng để mở tài khoản cho chúng. Thêm vào đó, hành động này cũng giúp phát triển nhận thức của trẻ về quyền sở hữu tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm tiền là nên cất chúng đi.

    Vì vậy, gửi tiền vào ngân hàng được cho là phương thức giữ tiền thông minh, không những giúp cho trẻ khỏi cám dỗ chi tiêu mà còn sinh lợi với lãi suất hàng tháng từ số tiền tiết kiệm đó. Cách thức này đang được rất nhiều gia đình áp dụng để giúp bé khi lớn lên sẽ có một “khoản” kha khá để lo cho tương lai.

    Dạy bé biết cách mua sắm hợp lý

    Bên cạnh việc giúp bé tiết kiệm và quản lý đồng tiền, bạn có thể giúp bé biết cách chi tiêu hợp lý bằng cách dẫn bé đi siêu thị, đi chợ… Việc đi mua sắm sẽ cho bé biết được kế hoạch chi tiêu tài chính hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của gia đình, từ đó giúp các bé biết tiết kiệm, mua những vật dụng cần thiết để tránh tiêu xài lãng phí.

    Khi đến siêu thị, hãy để bé tự tìm mua một mặt hàng với giá hợp lý, chẳng hạn, mua chiếc cốc này cho ông bà, cốc này cho cha mẹ… Bạn cũng có thể dạy các bé kỹ năng chọn hàng, biết cách tính toán để mua hàng khuyến mãi tại thời điểm có lợi…

    Bạn cũng nên giới hạn số lần mua các món đồ cho trẻ, chẳng hạn chỉ nên mua một món đồ chơi mới mỗi tháng. Bạn có thể giải thích và đôi khi là động viên, an ủi con tại sao bạn không thể mua cho con mọi thứ chúng muốn. Điều này sẽ giúp bé hiểu hành động của cha mẹ hơn.

    Giúp bé trân trọng món đồ phải tiết kiệm mới mua được

    Bạn có thể cho trẻ một số tiền nhỏ tiêu vặt hàng tuần và đây cũng là một cách tốt để dạy trẻ học cách quản lý tiền. Trẻ sẽ dần dần hiểu rằng, số tiền này sẽ dành để mua những thứ chúng thích và đôi khi phải học cách tiết kiệm tiền tiêu vặt hàng tuần hoặc hàng tháng để có thể mua được thứ chúng muốn.

    Việc làm này cũng có ý nghĩa giúp trẻ trân trọng những món đồ mà chúng phải tiết kiệm tiền mới mua được.

    Bên cạnh đó, bạn có thể hướng cho trẻ làm một số việc nhà như rửa chén đĩa, gấp quần áo, quét nhà… và thưởng cho trẻ một số tiền nhỏ cũng là một cách giáo dục tốt. Như vậy trẻ sẽ có thêm tiềm tiết kiệm để mua những thứ chúng thích.

    Bạn cũng đừng quên hỏi chúng đã chi tiêu số tiền tiết kiệm ra sao. Yêu cầu con xuất trình “hóa đơn” mua các vật dụng, đồ chơi… và “quyết toán” xem còn lại bao nhiêu.

    (*********)
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng

    [​IMG]

    Bé có chân vòng kiềng là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà mẹ. Thế nhưng sự thực về chân vòng kiềng chẳng hề đáng sợ đến thế.

    Nhận diện chân vòng kiềng

    Người bình thường hai chân sẽ thẳng khít song song khi đứng, hai đầu gối và hai mắt cá bên trong đều sát khít nhau. Nếu khi đứng thắng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong làm cho hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm. Hoặc khớp gối bình thường, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung, có khe giữa trên 1,5 cm thì đó gọi là hiện tượng khác thường, người ta gọi đó là chân vòng kiềng, y học gọi đó là chân chữ O.

    Vì sao trẻ xuất hiện chân vòng kiềng?

    Trẻ có thể chân vòng kiềng nếu thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra vòng kiềng chân ở trẻ em. Vitamin D có thể thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi, phốtpho đảm bảo cho xương phát triển bình thường. Nếu việc ăn uống hàng ngày bị thiếu vitamin D diễn ra trong thời gian dài thì việc hấp thu sử dụng canxi, phôtpho trong cơ thể làm cho sự phát triển của xương gặp trở ngại. Như xương mềm, không rắn chắc, gây cho trẻ bị bệnh còi xương. Như vậy trẻ khi bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu lực của cơ thể rất dễ bị chân vòng kiềng.

    Phương pháp nuôi không hợp lý: trẻ đứng quá sớm hoặc thời gian đi học quá dài, thiếu rèn luyện sức khoẻ. Trẻ sau khi ốm, cơ thể yếu, thường xuyên đứng hoặc đi quá lâu; thói quen nuôi dạy và thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như thường xuyên địu trẻ trên lưng hoặc trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…Như vậy đều dễ làm cho trẻ bị chân vòng kiềng.

    Để ý đến sự phát triển xương ở trẻ

    Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý. Nhưng không cần xoa bóp, tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh.

    Từ 2 – 4 tuổi, nếu mẹ để ý, sẽ thấy hai gối của bé có thể vẹo vào theo hướng bên trong một chút. Từ 4 – 6 tuổi, hai chân bé sẽ thẳng trục trở lại. Những bé trong trường hợp này hoàn toàn không cần điều trị.

    Thông thường khi con mới sinh ra, các bà, các mẹ hãy dùng phương pháp dân gian “nắn chân, nắn tay” cho con được dài rộng. Ngay này, hiện đại hơn, các bé được massage, xoa bóp. Tuy việc này không có tác dụng giúp làm thẳng chân bé mà chỉ giúp cho con cảm thấy đỡ mỏi, thoải mái, điều hòa máu tốt và dễ chịu hơn rất nhiều.

    Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sỹ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hư khớp gối sớm.

    Phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là phẫu thuật bó (nẹp chân hoặc bó bột) và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, chỉ khi nào phương pháp bó chân không có kết quả thì các bác sĩ mới can thiệp bằng phẫu thuật.

    Theo các bác sĩ vật lý trị liệu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 3 tuổi là thời điểm hợp lý nhất để bó bột hoặc đeo nẹp. Khó khăn lớn nhất của việc điều trị là thái độ hợp tác của gia đình, bởi trong thời gian đầu bó - nẹp, trẻ luôn cảm thấy khó chịu trong di chuyển. "Nếu vượt qua được giai đoạn này, chân trẻ có thể thẳng như người bình thường", một chuyên gia của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết.

    Đi hai hàng: chân bé đá xa ra hai bên, có những bé vừa kết hợp bị dáng đi hai hàng vừa kiểu nhún gối.

    Đi nhón chân (nhón gót): bé hầu như đi bằng nửa đầu bàn chân phía trước hoặc bằng các ngón chân. Tư thế này vừa không được đẹp lại không tạo được bước đi vững chắc vì bé hay chúi về phía trước.

    Đi chụm gối: trái ngược với dáng đi hai hàng thì một số bé lại đi chụm gối, gối giật mạnh thoe bước đi trong khi hai chân có xu hướng cách xa nhau về phía sau. Những bé có dang đi như thế này có thể quan sát bằng cách nhìn dưới đế giày dép của bé, thường sẽ hay bị mòn vẹt ở mặt trong của gót giày dép.

    Đi nhún nhảy: thường gặp ở bé có tính tình hiếu động.

    Luyện cho bé có dáng đi đẹp

    Hãy sử dụng các trò chơi để luyện tập cho bé để tạo sự thu hút chứ đừng gây áp lực đây là các bài tập cho bé. Đặt các miếng đề can màu sắc nổi bật hoặc các hình vẽ thu hút, kích thước chiều ngang khoảng 20cm dưới sàn nhà, theo một đường thẳng, yêu cầu bé đi theo đường thẳng đó. Để có dáng đi “mỹ miều” cho toàn cơ thể, hướng dẫn bé ngẩng cao đầu cằm song song với mặt đất, giữ lưng thẳng.

    Tập cho con khỏi dáng đi vòng kiềng

    Hoặc một số trò chơi khác, đề nghị bé giữ một cuốn sách trên đầu, đi theo đường thẳng mà không làm rơi cuốn sách.

    Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, chống tay lện hông và nhay theo nhạc để tạo được thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và đôi chân săn chắc.

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh

    Bố mẹ có thể phòng tránh chân cong và vòng kiềng cho bé ngay từ khi sinh ra bằng cách cho con bú sữa mẹ hoàn thoàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D cần thiết cho trẻ bằng các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… và cho bé tắm nắng. Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.

    Không ép cho bé đứng hoặc đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên tuổi tập đi cũng khác nhau. Mẹ không nên sốt ruột so sánh “Tại sao con nhà em từng này tháng tuổi vẫn chưa đi và đứng?”. Ngoài ra, mỗi bé có cấu trúc xương khác nhau nên buổi tập đi cũng sẽ khác nhau, bố mẹ không nên nóng vội.

    (*********)
     

Chia sẻ trang này