Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. khimevaobep

    khimevaobep Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/1/2013
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    6 lưu ý khi cho bé ăn dặm



    Theo quan điểm của ông bà xưa, nên cho bé ăn bột càng sớm càng tốt, vì vậy có gia đình cho bé ăn bột khi vừa được 2 tháng tuổi, hoặc như quan niệm y học trước đây là nên cho bé ăn dặm khi tròn 4 tháng tuổi.

    Thế nhưng, phải đến khi tròn 6 tháng tuổi thì bé mới có kỹ năng về vận động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc, khác với chất lỏng là sữa như trước đây bé chỉ cần phản xạ mút. Ngoài ra, lúc này bé cũng đã có đủ men amylase để thích hợp cho việc tiêu hóa tinh bột.

    Vả lại, khi bé được 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ngồi, tập bò, tập quan sát và học hỏi, rồi đứng, đi… Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này tăng lên nhiều, cả về năng lượng lẫn các vi chất, cho nên ngoài sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức), bé cần được ăn dặm thêm.

    Vì vậy, mẹ cần lưu ý chỉ cho bé tập ăn dặm khi bé đã có biểu hiện thích thú khi nhìn thấy người khác ăn: bé há miệng, chép miệng hoặc chồm tới thức ăn. Đó là lúc bé tròn 6 tháng tuổi. Các bậc cha mẹ lưu ý đừng cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, biếng bú và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

    Ôi chao, mới điểm sơ qua vài hậu quả của việc cho bé ăn dặm sớm thôi mà chúng ta đã thấy sợ rồi. Thế nhưng vào những buổi đầu tập ăn dặm, nên cho bé ăn như thế nào để không bị biếng ăn sau này cũng là một trở ngại của các bậc cha mẹ, nhất là những gia đình mới có con đầu lòng. Thật ra việc cho bé ăn dặm cũng không quá phức tạp như chúng ta nghĩ đâu, chỉ cần các ông bố bà mẹ tinh ý một chút thôi.

    Có một vài điểm mà phụ huynh cần chú ý khi cho bé ăn dặm:

    1. Đừng vội chứng tỏ tài đầu bếp của bạn

    Khi lần đầu tiên cho bé thử thức ăn mới, chỉ nên cho ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày, ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít để theo dõi khả năng dung nạp thức ăn của bé như đỏ da, ói, tiêu chảy, khò khè… Khi chắc là bé dung nạp được với loại thức ăn đó thì chuyển qua tập một loại thức ăn mới khác. Giai đoạn đầu tập ăn không cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm, chỉ cần bé quen với mùi vị mới là được.

    Bắt đầu ăn dặm, có thể cho bé ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức bé đang uống, hoặc chọn loại bột ngọt (bột có vị ngọt như bột gạo sữa, bột trái cây, bột rau cả…) vì có vị gần giống sữa, bé dễ chấp nhận. Sau đó bé quen rồi thì chuyển qua bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…).

    Ngoài các bữa bột, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây (cam, quýt, lê…) hoặc có thể nạo, dầm cho bé ăn những loại trái cây mềm (như chuối, xoài, đu đủ…).

    2. Hãy cho bé làm quen dần từ lỏng đến đặc

    Do từ lúc sinh đến 6 tháng bé chỉ quen với thức ăn lỏng là sữa nên việc ăn bột là hoàn toàn lạ lẫm với bé. Lúc đầu bé cần pha bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa 1 chút, rồi khi bé quen thì tăng độ đặc lên dần. Thức ăn giai đoạn đầu tập ăn phải mịn, không lợn cợn, tránh cho bé không bị hóc.

    3. Cần kiên trì giúp bé làm quen với cái muỗng (thìa)

    Giai đoạn đầu tập ăn dặm là giai đoạn quan trọng để bé tập ăn bằng muỗng, khác với kiểu bú bình trước kia. Nếu bé chưa quen ăn bằng muỗng, cần phải kiên nhẫn tập, không vì vậy mà cho bột loãng vào bình cho bé nút, vì sẽ khiến bé mất phản xạ nhai nuốt sau này.

    4. Đừng ép bé ăn đúng suất

    Lúc đầu tập ăn, mẹ nhớ chỉ nên cho bé ăn vài muỗng mỗi bữa thôi, không nên ép ăn nhiều. Mẹ hãy để ý đến thái độ của bé khi được cho ăn mà cân nhắc lượng thức ăn phù hợp cho các bữa tiếp theo.

    5. Đừng cho bé ăn suốt ngày

    Giai đoạn 6 – 8 tháng, bé chỉ cần ăn 1 - 2 lần/ ngày. Mẹ có thể sắp xếp 1 thời điểm thích hợp trong ngày để bé tập ăn, đó chính là thời điểm cả bé và mẹ đều thật thoải mái. Mẹ hãy nhớ nhé, giai đoạn này bé vẫn cần uống sữa nhiều vì sữa cung cấp 80% tổng năng lượng trong này của bé đấy mẹ ạ.

    6. Tuyệt đối tránh ép bé ăn, mẹ nhé!

    Khi bé chưa sẵn sàng chấp nhận thức ăn mới, mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé. Mẹ đừng đè ép sẽ làm bé sợ đấy. Nếu bé phản ứng mạnh như khóc hoặc ói khi nhìn thấy thức ăn thì mẹ có thể cho bé dừng ăn vài ngày rồi tập lại. Nếu cứ cố ép bé sẽ trở nên quá sợ hãi thức ăn mà bị biếng ăn tâm lý sau này đấy.

    (*********)
     
    Đang tải...


  2. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Lỗi chung của mẹ khi cho trẻ ăn rau

    [​IMG]

    Rau là một trong những nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch. Những tưởng, cho trẻ ăn rau là việc làm đơn giản nhưng hóa ra lại khá phức tạp.

    Dưới đây là một số lỗi trước, trong và sau khi chế biến món rau cho trẻ mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý:

    1. Cắt trước rửa sau

    Lo sợ hóa chất có trong rau không được loại bỏ hết, nhiều mẹ cẩn thận cắt thật nhỏ rau rồi mới rửa. Sự thật, đây là cách làm hoàn toàn sai lầm vì như thế mẹ đã vô tình rửa trôi rất nhiều chất dinh dưỡng có trong rau. Tốt nhất, mẹ nhớ rửa rau sạch rồi mới cắt nhỏ ra chế biến cho bé nhé!

    2. Rửa rau không kỹ


    Nhiều mẹ tin rằng khi mua rau quả ở cửa hàng rau sạch hay siêu thị thì chất lượng được đảm bảo tuyệt đối nên yên tẩm rửa rau chỉ với một, hai lượt nước là đem nấu cho bé ăn. Nhưng thực tế, rau trong siêu thị bẩn hơn nhiều những gì mắt thường có thể nhìn thất, do đó, đừng để vẻ ngoài tươi ngon, xanh mát đánh lừa chị em.

    Rửa rau cho bữa ăn người lớn cần sạch 1, thì cho trẻ con cần sạch 10. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau sau khi mua về cần được ngâm trong nước khoảng 20 phút để chất bẩn, đặc biệt là thuốc trừ sâu trôi ra. Sau khi ngâm, bạn rửa rau lại từ 2 - 3 lần bằng nước sạch, và sau cùng, ngâm bằng nước pha chút muối. để ráo và chế biến.

    3. Thời gian sơ chế rau cách thời gian nấu quá dài

    Khá nhiều chị em có thói quen mua rau thật nhiều về dự trữ. Rảnh rỗi thì đem nhặt và rửa sạch, sau đó bỏ rau vào tủ lạnh và một thời gian dài sau mới lấy ra nấu. Cách làm này sẽ khiến rau không còn được tươi ngon và mất phần nào chất dinh dưỡng.

    4. Nấu rau trong nồi đồng

    Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm.

    Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.

    Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.

    Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

    5. Tất cả các loại rau đều dùng nấu súp

    Nấu soup cũng là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn rau. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ nhắc nhở các mẹ, đó là không phải loại rau nào bạn cũng có thể dùng để nấu soup cho trẻ ăn bởi một số loại rau có chứa hàm lượng acid oxalic như cải bó xôi, hành tây… có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ.

    Vì sao trẻ lười ăn rau? Nguyên nhân một phần là do ngay từ nhỏ, bố mẹ đã không chú ý cho con ăn rau. Nhiều phụ huynh chỉ chăm chăm tính một ngày con ăn cháo được 1 lạng thịt (tôm, cá, trứng) mà không quan tâm đến lượng rau, vì cho rằng rau nghèo dinh dưỡng, rồi rau không phải là chất bổ, ăn nhiều rau dễ tiêu chảy, phân xanh… nên trẻ không biết ăn rau. Do đó, cần cho trẻ ăn rau ngay khi bắt đầu thời kỳ ăn bổ sung.

    Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cho trẻ ăn rau bằng cách băm, giã nhỏ lá rau xanh cho lẫn vào bột, cháo, tăng từ ít đến nhiều, ăn đa dạng các loại rau.

    Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, lúc đầu có thể thái rau nhỏ, nấu canh cho trẻ. Khi nấu cũng chọn loại rau thích hợp, nấu thành món canh ngon kích thích trẻ ăn như rau mồng tơi, rau đay nấu với cua, rau ngót nấu thịt, sườn, rau cải nấu với cá rô…

    (Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia)
     
  3. ha.vi2011

    ha.vi2011 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    29/8/2012
    Bài viết:
    7,469
    Đã được thích:
    1,800
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    hóng tiếp nào đá đít chủ top cho mọi ng biết đến bài viết hay
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Bí kíp cho trẻ ăn váng sữa đúng

    [​IMG]

    Trên các diễn đàn nuôi dạy con, nhiều ý kiến cho rằng váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa và có thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ, rất tốt cho trẻ nhỏ. Vậy thực hư về tác dụng của váng sữa như thế nào?

    Dưỡng chất trong váng sữa


    Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và đem đi làm lạnh. Trong sản xuất công nghiệp, đầu tiên người ta tách sữa ra thành kem và sữa tách bơ. Tiếp theo đó phần kem sẽ trải qua quy trình chuẩn hóa để đảm bảo độ béo cần thiết. Để loại trừ các vi khuẩn gây bệnh, kem này sẽ được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur. Sau đó, kem được cho vào thùng, trộn mềm và ủ chua. Khi đạt được độ chua mong muốn, kem được để ở nhiệt độ khoảng 8 độ C cho lên men trong vòng một ngày. Kết thúc quá trình này, kem trở thành váng sữa với kết cấu đặc và mang hương vị đặc trưng riêng.

    Tùy thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa. Trong váng sữa, thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.

    Công dụng của váng sữa

    Khi được sử dụng với hàm lượng vừa phải, váng sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích.

    Váng sữa, ngoài việc tác động tốt đến hệ tiêu hóa còn chứa nhiều dưỡng chất: vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…), các axit hữu cơ. Thành phần khoáng chất trong váng sữa cũng phong phú từ kali, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng… Tất cả những khoáng chất này đều cần thiết cho cơ thể được khỏe mạnh. Canxi có nhiều trong váng sữa rất tốt cho việc tăng cường và phát triển của xương. Ngoài ra, trong váng sữa còn có nhiều protein động vật, carbonhydrat, axit béo, đường tự nhiên. Váng sữa chứa ít cholesterol hơn bơ nên có thể dùng để thay thế trong việc chế biến.

    Dùng sao cho đúng?

    Váng sữa, cũng như những thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé một cách hợp lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi. Như đã nói ở trên, váng sữa có nhiều chất béo và được coi là thực phẩm có hàm lượng calories cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho trẻ từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1 – 2 hộp/ ngày.

    Những trẻ không nên dùng: trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…

    Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 – 12 tháng tuổi có thể ăn ½ - 1 hộp váng sữa / ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1- 2 hộp/ ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng váng sữa

    - Váng sữa rất dễ bị hư nên cẩn bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định.

    - Sau khi mua nên sử dụng càng sớm càng tốt

    - Chỉ nên mua váng sữa ở những nơi có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt. Khi mua cần lưu ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp.

    (*********)
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    8 lỗi đáng trách khi cho bé ngủ

    [​IMG]

    1. Không lên giờ ngủ cố định cho bé

    Trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ cao lớn và phát triển nhanh hơn so với bạn cùng lứa liên tục thiếu ngủ. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, các bé 2 tuổi thời nay ngủ ít hơn 40 phút so với bố mẹ trước đây. Điều này gây hại cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ.

    Các chuyên gia Nhi khoa khuyên, nên lập thời gian biểu cho chế độ ngủ của bé và bản thân cha mẹ buộc phải tuân theo nghiêm ngặt. Không nên chờ cho đến khi bé dụi mắt, ngáp ngủ… mới cho bé đi ngủ bởi đến lúc đó bé đã quá buồn ngủ rồi. Chỉ cần ngủ sớm 15 hoặc 20 phút thôi cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn.

    2. Bỏ qua những cái ngáp ngủ của bé

    Dụi mắt, cử chỉ chậm chạp, phớt lờ những món đồ chơi ưa thích… là những ‘tin nhắn’ của trẻ hàm ý rằng ‘Con buồn ngủ rồi, hãy cho con đi ngủ’, nhưng có rất nhiều phụ huynh không mấy quan tâm đến những dấu hiệu đó nê đã vô tình bỏ lỡ thời-điểm-vàng ru ngủ bé.

    Nếu bé không được ru ngủ khi mắt đã ríu rìu, cơ thể sẽ không tiết ra melatonin làm dịu cơn mệt mỏi dẫn đến việc bé liên tục quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu… và stress.

    3. Bế và đu đưa để ru bé ngủ

    Thấy bé khóc, gắt ngủ nên nhiều mẹ gần như đêm nào cũng bế và đu đưa bé cả đêm trên tay. Đây không phải là hành vi tiêu cực nhưng nếu mẹ làm thế thường xuyên, bé sẽ phụ thuộc vào vòng tay của mẹ. Có nghĩa, mẹ có nhẹ nhàng đặt bé vào nôi/ cũi để đi ngủ thì khi tỉnh giấc, bé sẽ khóc toáng, ngậu xị lên vì không còn được nằm trên bàn tay êm ái của mẹ.

    Thương bé, mẹ hãy để bé học cách tự làm dịu và ru ngủ mình mỗi khi thức giấc. Đừng cuống cuồng chạy đến bế bé và dỗ dành khi bé mới chỉ ọ ẹ làm nũng.

    4. Cho bé chuyển từ cũi ra giường quá sớm


    Đây là một sai lầm cổ điển của các bậc cha mẹ!

    Con vừa tròn 2 tuổi, nhiều mẹ đã vội chuyển ‘địa-bàn-ngủ’ của bé từ cũi ra giường. Nhưng ngay đêm chuyển đổi đó, bé trằn trọc cả đêm không ngủ, thức dậy khi đèn phòng tắt hoặc tỉnh giấc khi có tiếng động nhẹ…

    Tại sao lại như vậy? Bởi vì trước 3 tuổi, nhiều trẻ em chưa sẵn sàng để ngủ một mình trên chiếc giường to lớn. Bé không nhận thức và điều khiển được ranh giới khác nhau giữa giường và cũi. Chờ đến khi con bạn 3 tuổi hãy nghĩ đến chuyện chuyển con ra giường ngủ. Nếu bé vẫn gặp khó khăn khi ngủ một mình ở giường, bạn có thể dành cho bé thêm thời gian để thích nghi.

    5. Đặt bé ngủ ở bất kỳ nơi nào có thể


    Nhiều nhà khoa học khẳng định: việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động – ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi – khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động.

    Do vậy, để bé ngủ sâu và đẫy giấc, không khóc quấy giữa các giấc thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở một nơ quen thuộc với ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh.

    6. Thiếu nhất quán

    Thỉnh thoảng, khi bé không thể ngủ, cha mẹ hãy nằm xuống bên cạnh bé cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ. Hoặc có thể cho phép bé được vào giường ngủ với cha mẹ lúc nửa đêm…

    Nhiều bậc cha mẹ không quan tâm khi có con vào ngủ cùng, nhưng thường thường, cả nhà lại ngủ chung trong một chiếc giường rất chật. Cha mẹ nên đưa ra quy định rõ ràng và thống nhất với con về vị trí ngủ. Ví như, nếu ban đêm bé đòi vào giường ngủ cùng cha mẹ, hãy chờ bé ngủ rồi nhẹ nhàng bế quay trở lại giường của bé.

    7. Cho bé ăn vào ban đêm

    Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.

    Để khắc phục thói quen này, mẹ chỉ nên cho bé bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.

    8. Bật đèn sáng khi bé ngủ

    Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.

    (*********)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Món ngon cho con ngủ khỏe

    [​IMG]

    Hỏi: Bé nhà tôi năm nay gần 3 tuổi. Bé ngủ không sâu giấc và rất hay quấy khóc ban đêm, khiến vợ chồng tôi vô cùng mệt mỏi. Xin hỏi bác sĩ có cách nào hay có loại thuốc an thần thảo dược nào cho bé uống để ngủ đẫy giấc hơn không? Rất mong chờ hồi âm từ bác sĩ.

    Trả lời: Nhịp thức ngủ tác động và chi phối mọi nhịp sống khác của cơ thể. Khi bé không thể ngủ ngon giấc ban đêm, bạn không nên cho bé uống thuốc mà hãy vỗ về, vuốt ve để bé có được cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Ngoài ra, bạn hãy tăng cường những loại thực phẩm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ trong thực đơn hàng ngày cho bé.

    Dưới đây xin mách bạn một số món ăn giúp bé ngon giấc hơn:

    Sữa ngũ cốc

    Nguyên liệu: 1,5 lít sữa tươi, 1 thìa súp đậu phộng rang, 1 thìa súp hạt hạnh nhân, 1/2 thìa súp quả bồ đào, 1/2 thìa súp mè, 1 thìa súp hạt đậu nành, 1/2 thìa súp hạt pinenut, 150g đường cát, 1 ống vani.

    Cách chế biến: Cho tất cả các loại hạt vào máy xay, xay thành bột nhuyễn mịn. Đun nóng sữa tươi trong nồi nhỏ. Cho các bột xay vào nấu với sữa tươi. Khuấy đều tay để không bị cháy khét. Nấu trên lửa nhỏ khoảng 15 phút để sữa chín. Thêm vani và đường vào khuấy tan. Lọc lại sữa qua rây để sữa mịn màng rồi cho bé uống khi còn ấm.

    Dinh dưỡng: Ngũ cốc và các loại hạt giàu Vitamin nhóm B, chất tryptophan, chúng giúp cơ thể cân bằng, giải tỏa bất an, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

    Súp bông cải xanh

    Nguyên liệu: 100g bông cải xanh, 1 chén nước dùng, 1/2 thìa súp kem bép, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/3 thìa cà phê tỏi xay, 1/2 thìa cà phê bơ.

    Cách chế biến: Rửa sạch bông cải xanh, cắt miếng nhỏ. Cho vào luộc chín trong nước dùng rồi cho vào máy xay nhuyễn. Đun nóng bơ, phi thơm tỏi, cho súp trở vào nồi nấu sôi. Nêm hạt nêm cho vừa ăn. Cuối cùng thêm kem béo vào khuấy đều là được.

    Dinh dưỡng: Bông cải xanh chứa nhiều magie, giúp thư giãn cơ bắp, tế bào não làm cho cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.

    Ngoài ra, để giúp trẻ có một giấc ngủ tốt, bạn cần phải lưu ý một số điểm sau đây

    - Nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

    - Hai giờ trước khi ngủ không nên cho bé ăn nhiều, nhất là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc, cơ thể khó có thể thư giãn hoàn toàn để có một giấc ngủ ngon.

    - Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế tâm lý trước khi ngủ như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị. Trẻ có tiểu tiện trong khi ngủ ta cũng nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng trẻ.

    Lưu ý: Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ như mất ngủ liên tiếp vài đêm cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

    (*********)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Top 6 thực phẩm 'đe dọa' sức khỏe bé

    [​IMG]

    Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm. Nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.

    Trái cây ép

    Dừng lại nếu bạn muốn cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Tại sao ư? Nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác (chỉ có trong trái cây nguyên vẹn). Mặc dù trái cây họ chanh như cam, quýt, bưởi… dồi dào vitamin C nhưng cũng chứa nhiều acid gây khó chịu cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.

    Hải sản có vỏ

    Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm dễ gây dị ứng, vì vậy, các bác sĩ đặc biệt khuyên bạn chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.

    Trứng

    Đây là món ăn dễ làm và dễ ăn nhất. Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Thế nhưng, theo các bác sĩ nhi khoa, trứng được xếp vào danh sách những món ăn dễ gây dị ứng. Nếu muốn, bạn chỉ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi bé đã trên 7 tháng tuổi.

    Mật ong

    Dùng mật ong trong năm đầu tiên có thể khiến bé gặp rắc rối. Mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê. Vì vậy, dù bác sĩ cho phép bé sử dụng mật ong từ lúc 8 tháng tuổi nhưng bạn nên đợi đến khi bé hơn 1 tuổi hãy cho bé dùng nhé!

    Dâu

    Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin nên được thêm vào thực đơn của gia đình, nhưng không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều acid ảnh hưởng rất lớn đến bao tử bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy…

    Sữa hộp

    Khi bé lớn hơn một chút thì sữa hộp rất tốt cho sự phát triển cơ thể. Nhưng bé dưới 1 tuổi nên tránh xa chúng bởi nhiều lý do: bé chưa đủ khả năng để tiêu hóa sữa hộp và lượng protein, chất khoáng trong sữa gây ảnh hưởng đến thận, bảo tử và ruột bé. Kể cả khi bé lên 1 cũng chỉ được uống sữa hộp trong mức vừa phải. Và đừng quên phải kiểm tra xem bé yêu có bị dị ứng với nó không đấy nhé!

    (eva,vn)
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Đoán bệnh bé qua phân & nước tiểu

    [​IMG]

    Đối với trẻ sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là việc làm cần thiết để cha mẹ biết được sức khỏe của trẻ.

    Dưới đây là một vài thông số mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

    Kiểm tra phân

    Thông thường, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ bài tiết phân su. Phân su thường có màu lục đen, đặc dính, không có mùi thối. Phân su là do những chất bài tiết ở ruột, dạ dày, nước mật, tế bào biểu mô, lông thai, mỡ thai và nước ối ... thai nhi nuốt vào mà thành.

    Sau khi sinh 2 - 3 ngày, trẻ bài tiết phân có màu nâu và dần dần phân của trẻ sẽ có màu vàng. Lúc này, thành phần dinh dưỡng mà trẻ được tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phân.

    - Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ: thông thường thì số lần đại tiện của trẻ trong 1 ngày là 4-6 lần, thậm chí nhiều đến 7-8 lần. Phân của trẻ thường có màu vàng hay màu sậm, dạng cao mềm, mùi chua không thối. Tuy nhiên cùng là nuôi con bằng sữa mẹ nhưng những chất dinh dưỡng từ trong sữa của các mẹ cũng không giống nhau nên phân của các bé cũng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó nếu núm vú của mẹ bị nứt, xuất huyết, sữa có máu đi vào đường tiêu hóa làm cho phân của trẻ có dạng nhựa đường, đây cũng là phân bình thường.

    - Với trẻ được nuôi bằng sữa bò: trẻ thường đi đại tiện ít hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, thường từ 2 đến 4 lần trong ngày. Phân của trẻ thường có màu vàng nhạt, khá cứng và có mùi thối.

    - Quan sát màu sắc và hình dạng của phân

    Nếu phân có máu thì cha mẹ cần quan sát xem đó có phải là hiện tượng kinh giả hay không, hay là trẻ bị nứt hậu môn, ngoại thương...

    Nếu phân có dạng nước loãng như canh trứng, màu xanh lá chuối thì có thể là cách mẹ cho trẻ bú chưa đúng, trẻ còn đói.

    Nếu phân có màu trắng thì thường là do đường mật khép kín.

    Kiểm tra nước tiểu


    Thông thường trẻ sơ sinh bài tiết nước tiểu lần đầu trong quá trình sinh đẻ. Ngày đầu tiên chào đời trẻ có thể không bài tiết nước tiểu hoặc trẻ có thể bài tiết từ 1 đến 5 lần cũng là bình thường.

    Những ngày sau đó căn cứ vào lượng hấp thu và tăng chế độ ăn uống mà trong 24 giờ trẻ có thể bài tiết nước tiểu 20 lần.

    Nếu sau 48 giờ mà trẻ không đi tiểu thì nên xem xét xem hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ có phải trong nước tiểu của trẻ có nhiều urat kết tinh gây tắc nghẽn ống tiểu thận. Nếu lượng urat nhiều mà lượng protein ít thì trẻ có thể bài tiết nước tiểu có màu đỏ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước thì sẽ điều chỉnh được. Nếu sau khi cho trẻ uống nhiều nước mà vẫn không thay đổi thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.

    (*********)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Uống sữa thay nước, bé cao lớn?

    [​IMG]

    Hỏi: Cu Minh nhà em gần 7 tuổi và thấp hơn so với chuẩn là 2cm. Cả hai vợ chồng em vốn không cao nên em rất sợ sau này con lớn lên sẽ nấm lùn như cha/mẹ. Vì thế, đợt gần đây, em khuyến khích con uống sữa thay nước lọc. Nhưng chị gái em nói rằng, làm thế con sẽ biếng ăn và thiếu sắt. Xin hỏi bác sĩ chị em nói có đúng không? Để cải thiện chiều cao cho con, em nên làm gì?

    Trả lời:
    Trước tiên, xin khẳng định với chị: cho trẻ uống sữa thay nước là sai lầm nghiêm trọng.

    Trong sữa có chứa lượng canxi, protein dồi dào… nên nhiều mẹ quan niệm: nếu cho bé uống đủ sữa mỗi ngày là có thể đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, cao lớn. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Khi bé uống sữa quá nhiều thì sẽ không chịu ăn những thực phẩm khác có chứa sắt, dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu (Sắt là thành phần không thể thiếu sản sinh ra máu).

    Không chỉ thiếu máu, khi uống quá nhiều sữa, bé còn dễ mắc phải chứng táo bón, hơn thế nữa bé sẽ có nguy cơ phải đối mặt với việc dư thừa hàm lượng calo. Đây cũng là lý do khiến cho bé bị béo phì, thừa cân, chán ăn hay lười ăn vì luôn có cảm giác no bụng bởi sữa.

    Về vấn đề chiều cao, gen chỉ quyết định phần nào. Còn trẻ cao hay thấp một phần do môi trường sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Muốn chiều cao của bé đạt mức chuẩn, chị cần tuân thủ theo một số nguyên tắc dưới đây:

    - Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo: Chị cần lưu ý nhất thiết trong chế độ ăn uống của con không thể vắng mặt các chất như cacbonhydrat, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và các chất xơ.

    - Protein: Rất quan trong đối với trẻ, bởi nó được xem như là chất xúc tác không thể thiếu tham gia vào việc hình thành các tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch, là thành phần không thế thiếu trong các phản ứng sinh học. Chính vì thế, chị nên đặc biệt chú đến việc bổ sung protein cho bé từ các nguồn thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu tương...

    - Canxi: Là thành phần quan trọng đối với quá trình sinh trưởng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cho răng và xương thêm chắc khỏe. Nếu cơ thể bé bị thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể. Tuy nhiên, việc dư thừa canxi cũng gây nên những mối nguy hại cho sức khỏe như việc bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận hay sỏi thận.

    Các loại thực phẩm giàu canxi được khuyên dùng như bơ, canh xướng, tảo biển, các loại rau xanh có lá màu thẫm như súp lơ. Cũng xin lưu ý với chị, vì canxi luôn tồn tại những mặt tích cực và tiêu cực nên cần xem xét hàm lượng canxi bổ sung cho trẻ ở mức vừa phải, tránh sự dư thừa. Bên cạnh đó, các loại đồ uống có cồn, gas hay caffein lại chính là "kẻ thù" gây nên những trở ngại trong quá trình phát triển của trẻ. Cho nên, chị cần hạn chế cho con sử dụng các loại đồ uống nói trên.

    - Khuyến khích bé luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

    Cuối cùng xin nhắc thêm với chị, để chiều cao của trẻ đạt mức chuẩn và tối đa, chị cần quan tâm đến sự hình thành một loại hormon có tên là somatotropin, bởi hormon này chính là nhân tố quyết định chiều cao của bé. Ngoài ra, loại hormon này giúp tăng trưởng chiều cao trong khoảng một giờ sau khi bắt đầu giấc ngủ. Đây cũng chính là lý do tại sao trẻ em nên ngủ đều đặn và đúng giờ qui định.

    (*********)
     
  10. Nha Duc Giang

    Nha Duc Giang Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/11/2012
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Bé nhà mình cũng đang trong thời kỳ ăn dặm. Đánh dấu để nghiên cứu học hỏi.
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Lỗi chết người khi cho trẻ uống thuốc

    [​IMG]

    "Hệ hô hấp của Nhím nhạy cảm nên khi thời tiết thay đổi bé hắt hơi, sổ mũi, kèm theo ho húng hắng. Để trị bệnh cho bé, mình mua thuốc hạ nhiệt, giảm đau về cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Sau 2 ngày, thấy bện tình của con không thuyên giảm, mình tăng thêm 1 viên cho mỗi lần uống. Đến ngày thứ 3, bé có những biểu hiện nặng hơn như mệt mỏi, chán ăn, kèm theo nôn trớ. Gia đình mình tá hỏa đưa con đến bệnh viện thì mới hay bé bị ngộ độc thuốc. Hú hồn! Suýt chút nữa thì hại con....", tâm sự của chị Đặng Nguyễn Huyền trên diễn đàn Eva.

    Xu thế chung hiện nay, nhiều gia đình có sẵn tủ thuốc trong nhà. Khi thấy con có những biểu hiện bệnh, bố mẹ thường tự ý lấy thuốc cho con uống. Vì thế, rất nhiều 'tai nạn' thương tâm đã xảy ra với trẻ do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ.

    1. Cho bé uống thuốc nhưng không hiểu rõ thành phần có trong thuốc

    Do không hiểu rõ về thành phần có trong thuốc nên nhiều phụ huynh mắc lỗi cho con uống nhiều loại thuốc khác nhau nhưng có cùng tác dụng, dẫn đến việc trẻ bị ngộ độc thuốc ngày càng có xu hướng tăng lên.

    Ví dụ, hoạt chất paracetamol có trong rất nhiều nhãn hiệu thuốc. Nhưng có mẹ vừa cho con uống thuốc hạ sốt efferalgan, lại uống thêm Decolgen để chữa sổ mũi trong khi loại thuốc này cũng chứa paracetamol. Hay khi chưa được 4 tiếng con đã sốt lại, nhiều người vẫn vô tư dùng, vì nghĩ cứ sốt là uống mà không lường hết nguy cơ của việc lạm dụng thuốc, khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol.

    Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, cần thận trọng khi cho trẻ dùng paracetamol để hạ sốt. Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ C trở lên có thể dùng paracetamol nhưng không được dùng quá 15mg/kg cân nặng/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.

    2. Bất kể loại thuốc nào cũng trộn lẫn vào sữa, nước hoa quả… cho bé uống

    Nhiều loại thuốc không thể trộn lẫn được với các chất lỏng và các loại đồ ăn khác vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu buộc phải hòa tan thuốc vào nước trái cây, sữa… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống. Tốt nhất, hãy thử cho bé tự uống thuốc “nguyên bản” trước đã. Nếu bé không chịu uống, cha mẹ mới cần hòa thêm một ít sữa, nước lọc, nước hoa quả… (nhớ chỉ một ít) để bé uống chung với thuốc. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích.

    3. Pha thuốc không theo hướng dẫn


    Tại các bệnh viện, không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc nguy kịch do sự 'sáng tạo' khi pha thuốc cho trẻ uống của cha mẹ/người thân. Trong đó, điển hình nhất là việc trẻ gặp nguy sau khi uống dung dịch oresol khi tiêu chảy cấp.

    "Mùi lạ con không chịu uống" hay "Con nhất định không chịu uống gì ngoài nước sôi để nguội, pha ra cốc to để lạnh bé khó uống nên chỉ pha ít một"… là những biện minh của các bà mẹ với bác sĩ khi đưa con đi cấp cứu vì ngộ độc oresol.

    Khi uống oresol với nồng độ quá đặc sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Điều nguy hiểm nhất, tế bào não trẻ bị tổn thương nên teo tóp lại, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không biết để cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.

    4. Cho bé uống thuốc Bắc và thuốc Tây cùng thời điểm

    Khi con bị ốm, nhiều mẹ quýnh quáng 'có bệnh vái tứ phương' nên ai mách gì cũng nghe. Bởi thế, không ít trường hợp trẻ bị cảm mạo, ho hắng... được điều trị theo phương pháp Đông - Tây y kết hợp.

    Sự thật, một số loại thuốc bắc sẽ không phát huy hết khả năng nếu bị kết hợp với các loại thuốc tây y trong cùng một thời gian. Ngoài ra, thuốc bắc và thuốc tây y có thể cùng phản ứng với nhau và gây ra sự phản tác dụng.

    Ngoài ra, nhiều cha mẹ còn mắc những sai lầm đáng tiếc khác khi sử dụng thuốc cho bé như: tự ý tăng liều lượng, vô tình cho bé uống thuốc quá hạn sử dụng, pha thuốc chung với sữa hoặc thức ăn, đề nghị bác sĩ kê thêm thuốc bổ. Những việc này là hoàn toàn không nên.

    (*********)
     
  12. nguyenmina2016

    nguyenmina2016 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/1/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    vào hóng hớt tí vì mình cũng có con nhỏ hihi , nhưng mà chọn lọc nhỉ
     
  13. khimevaobep

    khimevaobep Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    1/1/2013
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Thanks chủ thớt...những thông tin quá hữu ích! :)
     
  14. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Bé mập không hẳn đã khỏe

    [​IMG]

    Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến mặc cảm, thiếu tự tin…

    Có lẽ không đơn giản để nhận xét chính xác ai đó là vừa người hay mập. Bởi lẽ mập ốm không chỉ dựa vào cân nặng mà còn dựa vào quan niệm của từng dân tộc.

    Bụ bẫm cỡ nào gọi là mập?

    Có nơi thừa cân đôi chút đã gọi là mập nhưng có nơi tròn trĩnh cỡ nào cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên, hầu hết giới chuyên môn đều sử dụng công thức BMI để xác định mức độ mập ốm của một người dựa trên thông số cân nặng với chiều cao.

    BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao2 (m)
    18.5 > BMI: gầy
    18.5 <= BMI <= 25: bình thường
    25> BMI: thừa cân
    25<= BMI <= 30: tiền béo phì
    30 < BMI <= 35: béo phì độ 1
    35< BMI < 40: béo phì độ 2
    40< BMI: béo phì độ 3

    Nguyên nhân

    Theo nghiên cứu, nếu mỗi ngày năng lượng đưa vào cơ thể nhiều hơn 100 kilocalories so với mức cần thiết thì cân nặng sẽ tăng thêm 4,5 kg sau một năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối giữa năng lượng được đưa vào và tiêu thụ trong cơ thể như:

    Yếu tố di truyền: Trẻ có khả năng thừa cân cao nếu cha mẹ hay anh chị bị béo phì. Tuy nhiên, trẻ sẽ không dư cân nếu được cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý với mức năng lượng đưa vào không cao hơn mức năng lượng tiêu hao.

    Thói quen ăn uống: Những trẻ ít ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc nhưng lại ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và giàu năng lượng như thức ăn nhanh, nước uống nhiều đường hoặc có gas sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn. Thường ăn uống khi không đói, khi đang học bài hay xem ti vi cũng góp phần làm trẻ thừa cân.

    Ít vận động: Có thể do môi trường sống bị thu hẹp và cha mẹ sợ trẻ bị nhiễm thói hư tật xấu nên ít cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội hay tập luyện thể dục thể thao. Thay vào đó, ngoài giờ học, trẻ chỉ tiếp xúc với những phương tiện giải trí trong nhà như nghe nhạc, xem phim, chơi game online hay tham gia vào các trang mạng xã hội…

    Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trẻ sẽ có khả năng mập phì nếu sống trong gia đình có thu nhập thấp. Sự thật là trẻ ở những gia đình này thường được cho ăn nhiều hơn so với năng lượng chúng cần.

    Chế độ ăn thiếu thịt cá nhưng nhiều bột đường vẫn làm trẻ thừa cân. Trong tình huống này, trẻ mập nhưng vẫn thiếu dinh dưỡng. Đôi khi mập là biểu hiện của nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa hay do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc để điều trị.

    (*********)
     
  15. nguyenlieutrang

    nguyenlieutrang www.sfoods.vn Đặc sản vùng miền

    Tham gia:
    15/8/2012
    Bài viết:
    3,834
    Đã được thích:
    573
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    con mình 14 tháng mấy hôm nay bị ho sổ mũi trông người gầy đi thấy thương quá, làm sao cho con bụ các mẹ nhỉ, hic hic
     
  16. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Có nên cho trẻ ăn thịt cóc?

    Hỏi: Con trai tôi 6 tuổi và bị suy dinh dưỡng. Tôi nghe nói thịt cóc tốt nên có mua vài lạng với ý định tẩm bổ cho con nhưng chồng tôi kiên quyết không cho con ăn. Chồng tôi nói rằng: “Thịt cóc có nhiều đạm nhưng con có thể bị ngộ độc nếu thịt làm không sạch”. Tôi không hiểu thực hư thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.

    Trả lời: Rất nhiều mẹ mua thịt cóc, ruốc cóc với giá đắt cho trẻ suy dinh dưỡng ăn vì cho rằng nó bổ dưỡng. Tuy nhiên, thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của thịt cóc.

    Thịt cóc có nhiều đạm thật nhưng nếu so sánh thịt cóc với các thực phẩm giàu đạm khác thì không thấy có sự chênh lệch nhiều về hàm lượng chất đạm trong 100g thực phẩm.




















    Các thực phẩm giàu đạm Lượng đạm trong 100g
    Thịt cóc 22
    Thịt ếch 20
    Thịt heo nạc 19
    Thịt bò 20
    Tôm đồng 18,4

    Việc đa dạng thức ăn hằng ngày cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, để an toàn, không nên cho trẻ ăn thịt hay các sản phẩm chế biến từ cóc mà hãy thay thế bằng những thực phẩm giàu đạm khác.

    Thực tế, thịt cóc không chứa nọc độc. Độc tố bufotoxine có trong gan, trứng, da và dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai (còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc) mới là thành phần gây độc. Chất này rất bền với nhiệt độ nên không bị phá hủy trong quá trình chế biến. Ước tính lượng bufotoxine trong 1 con cóc có thể gây chết 4-5 người khỏe mạnh.

    (*********)
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Luyện cơ chân cho bé nhanh biết đi

    [​IMG]

    Khi bé được 10 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập đi. Mẹ nên biết những tháng trước đó việc bé tập lẫy hay tập bò là bước tiền đề để bé tập đi. Dưới đây là một số bí kíp của mẹ Tây giúp bé khỏe mạnh và học đi nhanh hơn.

    Hãy dần bắt đầu từ khi bé yêu mới biết lẫy

    Để quá trình tập đi của bé dễ dàng hơn, mẹ nên bắt đầu luyện tập cơ cho bé từ trước khi bé thật sự bắt đầu tập đi, bạn có thể bắt đầu ngay từ khi bé mới được vài tuần tuổi. Mỗi ngày, mẹ chú ý cho bé nằm sấp khoảng 30 phút nhé, có thể cho bé nằm sấp 30 phút liên tục hoặc chia ra thành nhiều lần trong ngày. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn nguy cơ bé bị méo (móp) đầu mà còn giúp cho cổ và cơ lưng của bé cứng cáp hơn đấy.

    Giúp bé tập lăn mình

    Các bé sẽ bắt đầu học cách nghiêng mình và sau đó là lăn qua lăn lại trong khoảng từ 2 - 6 tháng tuổi. Thật mừng nếu bé tự nâng đầu lên trong lúc nghiêng mình sang bên trước khi bé lật người. Để khuyến khích các bé tập lật úp người, mẹ nên thu hút bé bằng một món đồ chơi để phía trên đầu bé trong lúc bé đang nằm ngửa, bé sẽ phải lật úp người lại để nhìn hoặc với tới được món đồ chơi yêu thích. Hãy đợi tới khi bé chạm vào được món đồ chơi, sau đó từ từ di chuyển món đồ vòng qua người bé cho đến khi bé rướn người theo món đồ và lật mình trở lại. Những bài tập luyện đơn giản này sẽ giúp bé phát triển cơ chân, cổ, lưng và tay để chuẩn bị cho bước tiếp theo: tập ngồi.

    Khuyến khích bé yêu tập ngồi và ngả người về các phía

    Bắt đầu từ tháng thứ 4, bé có thể ngồi khi được bố mẹ đỡ, tới tháng thứ 6, bé đã có thể tự ngồi rồi. Các bậc cha mẹ nên giúp bé ngồi dậy trong lúc bé đang nằm ngửa bằng cách nhẹ nhàng kéo hai tay bé dậy. Ngoài ra, mẹ cũng nên để món đồ chơi mà bé yêu thích ngoài tầm với của bé để khuyến khích bé ngả người về các hướng khác nhau. Các mẹ cũng nên khám phá cho mình những cách riêng để giúp bé luyện tập cũng như phối hợp giữa các cơ trong quá trình chơi đùa cùng bé.

    Đặt đồ vật ngoài tầm với của bé

    Từ 6 - 10 tháng tuổi, bé sẽ tập bò khi bé bắt đầu rướn người hoặc ngồi lên để lấy được món đồ chơi mà bé yêu thích. Hãy tận dụng điều này và bắt đầu đặt các món đồ mà bé mê ở xa tầm với của bé hơn một chút để khuyến khích bé di chuyển nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên bắt đầu dọn dẹp nhà gọn gàng khi bé bắt đầu biết di chuyển xung quanh.

    Giúp bé rèn luyện cơ chân cho cứng cáp

    Với sự tò mò trẻ thơ, bé yêu sẽ bắt đầu bám vào bất cứ thứ gì như đồ đạc trong nhà hay chân mẹ để tự đứng lên. Một khi đã làm chủ được việc này, bé sẽ tự đứng lên mà không cần bám vào đâu đó trong khoảng thời gian từ 7 - 12 tháng tuổi. Mẹ nên giúp bé luyện tập cơ chân bằng cách đỡ người bé và cho bé đứng nhún nhảy trên hai chân mẹ. Thêm vào đó, các ông bố bà mẹ cũng đừng quên hướng dẫn trẻ cách gập đầu gối, như vậy bé sẽ học được biết cách bò xuống sàn nhà.

    Hãy là một người bạn của bé


    Một khi bé đã cứng cáp và giữ thăng bằng tốt hơn, bé sẽ sớm bắt đầu thám hiểm và đi lại xung quanh bằng cách bám vào bàn ghế hay các đồ đạc khác trong nhà. Lúc này, bạn cũng nên để các đồ vật nguy hiểm cho bé ở một tầm cao hơn vì bé đã đứng được lên. Hãy luôn bên cạnh và cổ vũ bé, giữ tay bé hay đi ngay phía sau bé yêu. Đây cũng chính là thời gian tốt nhất cho bé bắt đầu chơi các loại thú nhún hoặc các loại xe đạp đồ chơi, các món đồ này sẽ giúp bé tự đi mà không cần mẹ đỡ (tuy nhiên, mẹ không nên dùng xe ngồi cho bé).

    Không nên cho bé dùng xe tập đi


    Xe tập đi không cần thiết hoặc thậm chí còn bất lợi cho quá trình tập đi của trẻ. Một chiếc xe tập đi sẽ khiến bé yêu gặp khó khăn trong việc bước đi do loại xe này sẽ chèn ép phần hông và phần thân trên của bé. Ngoài ra, xe tập đi còn có thể gây nguy hiểm do khi bé ngồi trong đó, bé có thể sẽ lăn vào những nơi như bếp nóng, bồn nước hoặc bé sẽ ngã xuống cầu thang trong khi đang ngồi trong xe. Ngoài ra, với chiếc xe này, bé yêu cũng dễ với tới những đồ vật nguy hiểm trong nhà như các loại dụng cụ vệ sinh trong nhà.

    Khuyến khích trẻ tập đi bằng cách tạo hứng thú cho bé

    Có lẽ một trong những thời khắc mà các bậc cha mẹ mong chờ nhất đó là ngày bé yêu có thể tự mình bước những bước chập chững đầu tiên mà không cần bám vào tường, vào đồ đạc hay bố mẹ. Để khuyến khích bé tập đi, bố mẹ có thể ngồi hai bên để bé tập đi từ phía bố sang mẹ và ngược lại. Hầu hết các bé đang ở độ tuổi tập đi bắt đầu biết đứng trong khoảng từ tháng thứ 9 - 13 tháng tuổi và bắt đầu bước đi từ tháng 14 đến tháng 17. Khi bé đã biết đi, các bậc cha mẹ sẽ còn được tận hưởng những giây phút hạnh phúc trong khoảng thời gian tiếp theo như khi bé cố đá một quả bóng hay tập trèo lên cầu thang.

    Đừng sốt ruột khi các bé cùng tuổi khác biết đi trước con mình

    Mẹ cần nhớ rằng những cột mốc phát triển ở mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này có thể do thể trạng cân nặng khác nhau hoặc thậm chí là do tính cách khác nhau. Tuy rằng thật khó để không so sánh bé yêu của bạn với các bé khác, bạn cũng không nên chán nản hoặc nổi cáu nếu bé yêu không tập đi vào thời điểm chính xác như sách báo hay bác sĩ đã dự đoán. Hãy nhớ rằng thời điểm bé tập đi chỉ được tính toán một cách tương đối chứ không phải tuyệt đối.

    Chuẩn bị cho bé những đôi giày dép phù hợp

    Khi đưa bé yêu đi chọn giày, mẹ nhớ chọn thời điểm cuối ngày nhé. Nguyên nhân là do thời điểm này, bàn chân bé thường to hơn một chút so với buổi sáng. Khi ướm giày cho bé, các mẹ nên chọn cỡ giày sao cho phía mũi chân và gót chân của bé không bị bó sát. Sau đó, hãy để bé bước vài bước trong cửa hàng và kiểm tra xem bé có khó chịu hay da bé bị đỏ khi mang đôi giày đó không. Nếu da bé bị đỏ, hãy thử cho bé cỡ giày lớn hơn.

    (*********)
     
  18. sango.robina

    sango.robina Nội thất Đẹp 0948882676 - 16 Hào Nam, Hà Nội

    Tham gia:
    21/11/2012
    Bài viết:
    3,876
    Đã được thích:
    1,286
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Bé dễ thương quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin bổ ích
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    Nguy hiểm tiềm ẩn khi bé ăn sữa chua

    [​IMG]

    Sữa chua tuy cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho các bé nhưng không phải mọi bé đều có thể ăn sữa chua hàng ngày. Nếu con có vấn đề về sức khỏe, mẹ bé hãy nói chuyện với bác sĩ về việc đưa sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

    Tuy cung cấp protein và chế phẩm sinh học, nhưng không có nghĩa là tất cả các bé đều có thể ăn được sữa chua. Nếu con có vấn đề về sức khỏe, mẹ bé hãy nói chuyện với bác sĩ về việc đưa sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Đối với một số trẻ em, một lượng sữa chua vừa phải có thể phù hợp, trong khi những đứa trẻ khác có thể cần phải tránh nó hoàn toàn. Tuy nhiên, khi cho bé ăn sữa chua, mẹ bé hãy lưu ý một số nguy hiểm rình rập sau nhé.

    1. Chứa Hormone tăng trưởng


    Trong khi nhiều thương hiệu sản xuất sữa chua của các nhà sản xuất lớn tuy đã được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhưng chúng vẫn có thể chứa nội tiết tố. Hormone tăng trưởng này hiện diện trong thức ăn gia súc nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng số lượng sữa mà những con bò sản xuất. Sau đó, nó vẫn tồn tại dư lượng qua sữa bò. Điều này cũng đặt ra một số rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe khi bé tiêu thụ sữa chua.

    Khi uống sữa chua, một số bé có thể đối mặt với vấn đề dậy thì sớm, sự gia tăng kích thích tố trong cơ thể hoặc đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh ung thư trong tương lai.

    2. Chứa khá nhiều đường


    Mặc dù lợi ích sức khỏe của sữa chua là không thể phủ nhận nhưng sữa chua cũng có chứa nhiều đường. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo bé từ 4-8 tuổi, uống không quá 3 muỗng cà phê, hoặc 12,5 gram sữa chua mỗi ngày. Thanh thiếu niên nên hạn chế uống sữa chua và uống 5-8 muỗng cà phê khoảng 25 đến 40 gram/ ngày.

    Nguyên nhân là do một thùng chứa sữa chua có thể chứa đến 26 gram đường. Điều này khiến nó dễ dàng vượt quá các khuyến nghị tiêu thụ đường hàng ngày của bé. Nếu con bạn thực sự rất thích sữa chua, hãy tìm những loại sữa chua có đường thấp hơn hoặc sữa chua không đường. Đọc nhãn mác là cách tốt nhất để tìm một loại sữa chua phù hợp cho sức khỏe của con bạn.

    3. Chứa Lactose

    Những trẻ em không dung nạp lactose có thể phải loại bỏ sữa chua ra khỏi chế độ ăn của bé. Lý do là vì sữa chua có chứa lactose, một loại protein trong sữa rất khó tiêu hóa nếu một đứa trẻ không dung nạp lactose.

    Từ đó, bé có thể phải đối mặt với các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Một số bé có thể có thể chịu đựng được một lượng nhỏ sữa chua khi tiêu thụ nhưng một số bé sẽ cảm thấy khó chịu ngay lập tức khi ăn một lượng sữa chua dù nhỏ. Trong trường hợp này, mẹ bé nên thay thế cho con bằng sữa dê hoặc sữa chua sữa đậu nành nhé. Đây là những lựa chọn thay thế cho bé không dung nạp lactose, nhưng lại thực sự thích ăn sữa chua.

    4. Chất béo và calo

    Một số loại sữa chua có chứa rất nhiều chất béo và calo và khiến là thủ phạm làm bé tăng cân. Thừa cân ở bé khiến bé sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, khó ngủ và trầm cảm. Vì thế, mẹ bé nên lựa chọn sữa chua đã tách béo cho con nhé vì vẫn bao gồm đủ dinh dưỡng cho con.

    (phunutoday.com)
     
  20. thienthanminhchau

    thienthanminhchau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    7/11/2009
    Bài viết:
    5,105
    Đã được thích:
    742
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

    nhiều thông tin thật, các mẹ nuôi con đầu lòng là cần nhất đấy
     

Chia sẻ trang này