Nhà soạn nhạc thiên tài Betthoven - Các tác phẩm tiêu biểu

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi Trưởng bản, 25/2/2013.

  1. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
  2. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
  3. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
    Bản giao hưởng số 9 (No. 9) Gustav Mahler (nhà tư tưởng lớn âm nhạc hậu lãng mạn)

    Trân trọng giới thiệu với các mẹ và gia đình Bản giao hưởng số 9 (No. 9) Gustav Mahler

    http://mp3.zing.vn/playlist/Symphony-no-9-Gustav-Mahler-dzungiays/IWA0ZF69.html

    Bản giao hưởng số 9 phản ánh rõ nét cấu trúc với chương đầu và chương thứ tư đóng vai trò chính trong tác phẩm và hai chương giữa đóng vai trò là phần chuyển tiếp.

    Chương I đậm chất trường ca hùng tráng (Andante comodo), Mahler điểm lại những niềm đam mê trong cuộc đời của một con người. Chỉ sau vài nhịp dạo đầu ngắn ngủi (lưu ý motip quan trọng gồm 4 nốt nhạc trên hợp âm Fa trưởng do đàn Harp chơi ở nhịp 3), Mahler đã đưa người nghe vào gam buồn chủ đạo của tác phẩm. Điều không bình thường đối với sáng tác của Mahler là ông đã kéo dài phần thể hiện chủ đề này ở đầu mỗi chương. Các ý tưởng được thể hiện trong sự phát triển mạnh mẽ.

    Một trong những nét ấn tượng của những ý tưởng đó là việc sử dụng lại chủ đề nhạc Waltz của Johann Strauss với tựa đề “Hãy tận hưởng cuộc sống” mà ngày nay người ta đã lãng quên. Bản nhạc Waltz này được Strauss viết trong thời gian rất ngắn đề phục vụ phần hòa tấu khai trương tòa nhà Musikverein ở Vienna năm 1870. Chính trong tòa nhà này Mahler đã bắt đầu theo học trường âm nhạc Vienna một vài năm sau đó (năm 1875) khi đó ông tròn 15 tuổi. Niềm khao khát và nỗi thất vọng của thời thơ ấu cũng như giai đoạn bắt đầu trưởng thành cứ thế dâng trào đẩy lên cao trào, trong đó có cả một vài đoạn hòa tấu…

    Sau phần cao trào cuối cùng là điệu nhạc đưa tang được thể hiện bằng nhịp trống, tiếng kèm trumpet và tiếng chuông ngân. Chủ đề mở đầu lần nữa được lặp lại ở dạng biến thể khác, sau đó âm nhạc vỡ tan thành ngàn mảnh, ý tưởng vụn vỡ được thể hiện qua các loại nhạc cụ khác nhau, đôi khi tưởng chừng quên đi giới hạn thời gian và nhịp điệu (một thủ thuật mà Mahler đã khám phá trong Das Lied).

    Sau hồi trầm lắng, tiếng violon phối với oboe vang lại điệu buồn “Freut Euch”. Tiếng oboe nắn nót chơi lại hai nốt nhạc mở đầu của chủ đề chính, còn tiếng đàn harp cũng đã chơi đến nốt cuối cùng cao chót vót hòa lẫn trong tiếng piccolo và cello.

    Chương II được đặt tên ‘in Tempo eines Gemächlichen Ländlers’ (Giai điệu Landler êm ái), mà sau đó Mahler đã ghi thêm là “có vẻ như vụng về và thô tục”. Và sự thực là như vậy. Mahler đã từng thích viết loại nhạc nhảy kiểu Ländler trong các bản giao hưởng của mình, nhưng ở đây chúng ta lại thấy sự thể hiện với giọng điệu mỉa mai, châm biếm – đôi khi lại có vẻ như chúng ta đang nghe thứ nhạc lễ hội thô tục. Khúc Keczô dài lê thê và đầy vụng về ầm rung trong suốt phần hòa tấu bộ ba và cuối cùng khép lại một cách hờ hững, ngập ngừng.

    Chương III mang tên ‘Rondo. Burleske’ (Allegro assai). Sau này nó còn có tên là ‘Sehr trotzig’. Đoạn nhạc thể hiện rõ cá tính ương bướng, nóng giận vốn là nét tính cách riêng của tác giả. Những lời chú giải trong những phác thảo trước đây cho thấy Mahler đang phản pháo lại rất nhiều những nhà phê bình về cách chỉ huy nhạc và âm nhạc của ông mà ông phải đương đầu suốt mấy thập kỷ.

    Cách phát triển chủ đề như chất fuga nhộn nhịp làm cho người ta phải băn khoăn phải chăng người nghệ sĩ làm việc bán thời gian ở New York đang phần nào phản ánh những ấn tượng của mình về đường phố náo nhiệt của Manhattan. Thậm chí có lúc Mahler còn trích dẫn theo kiểu bông đùa từ chương I trong Bản giao hưởng số 3 của mình.

    Sức lan tỏa không ngừng chỉ bị phá vỡ ở phần cuối bằng khoảng lặng yên bình, được báo trước bằng điệu lướt của đàn harp và dẫn dắt bởi tiếng trumpette nhẹ nhàng. Ở đây chất liệu của chương cuối cùng đã được lột tả, trước khi trở lại với vũ nhạc ‘Burleske’. Hồi kết (được đánh dấu bằng Presto) đã mang đến không khí nồng nhiệt, rực lửa.

    Chương IV Adagio sầu thảm. Chủ đề chính dường như bắt đầu ngay tức khắc (trong ô nhịp thứ 3), nhưng trong nhịp đầu tiên, mô típ chủ đạo cho toàn bộ chương lại được giới thiệu. Ý tưởng này thường được tìm thấy trong âm nhạc cổ điển như sự tô điểm hay nhạc dạo tùy hứng với 4 phím chuyển xuống trầm - lên bổng.

    Khúc chuyển được tích hợp vào trong chủ đề chính tạo cho người nghe cảm giác hướng về phía trước – đây là một thủ thuật tự sự như xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh. Chất liệu của chủ đề biến hóa đa dạng trong suốt chiều dài của chương, đôi lúc các nhạc cụ hòa tấu lắng xuống tạo cảm giác giống như nhạc thính phòng. Đây cũng là một thủ thuật đặc trưng của giai đoạn sau, trong sự nghiệp âm nhạc của Mahler. Chủ đề chính lại được lặp lần cuối cùng đầy ấn tượng sau khi đã đạt đến tột đỉnh. Âm nhạc sau đó chìm lắng dần rồi tan biến.

    Mahler đã chọn cái kết cực chậm và vô cùng tĩnh lặng cho bản giao hưởng này. Khi phần nhạc đệm tựa hồ như điệu hát ru cất lên, tiếng viola thể hiện lại ý tưởng của khúc chuyển và cuối cùng, lần đầu tiên người ta thấy bốn nốt cuối của khúc chuyển này được chơi theo điệu lên bổng xuống trầm, hoàn toàn trái ngược với ban đầu. Vòng tuần hoàn đã khép kín, sự tranh đấu đã hoàn tất, sự bình an được trả lại.
     
  4. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
  5. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
  6. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83
  7. koreastyle

    koreastyle Shop Ohui uy tín trên 10 năm

    Tham gia:
    4/6/2012
    Bài viết:
    2,492
    Đã được thích:
    268
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Nhà soạn nhạc thiên tài Betthoven - Các tác phẩm tiêu biểu

    lâu lâu ngồi buồn nghe nhạc không lời lại thấy hay, thank chủ top
     
  8. Trưởng bản

    Trưởng bản Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/7/2012
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    83

Chia sẻ trang này