Toàn quốc: Hàng Đặc Biệt Fendona*thuốc Diệt Muỗi Kiến Gián Rận Dệp*thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi meomun03, 17/11/2009.

  1. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    khi phun nên ra ngoài em ah
     
    chang chip thích bài này.
  2. chang chip

    chang chip

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    16,381
    Đã được thích:
    4,865
    Điểm thành tích:
    2,113
    nên ra ngoài 1 ngày hay bao lâu chị nhỉ
    số đt của em 0974202230 chị ạ
     
  3. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    ra ngoài 1 lúc thôi em , số của em hay của người nhà e ở liễu giai thế
     
    chang chip thích bài này.
  4. chang chip

    chang chip

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    16,381
    Đã được thích:
    4,865
    Điểm thành tích:
    2,113
    dạ số của e ạ,
     
  5. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    ok , chị sẽ liên lạc với em
     
    chang chip thích bài này.
  6. chang chip

    chang chip

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    16,381
    Đã được thích:
    4,865
    Điểm thành tích:
    2,113
    nhà chị chỉ bán thuốc thôi hay cả phun nữa ạ
     
  7. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    chị chỉ bán thuốc thôi em , thuốc này sử dụng dễ mà
     
  8. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    11 lý do muỗi là loài nguy hiểm nhất trên Trái đất

    [​IMG]
    Muỗi không chỉ gây khó chịu, chúng còn lây lan nhiều căn bệnh chết người. Vì thế, muỗi là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất.



    Đúng thế, những loài vật nguy hiểm nhất trên trái đất có thể bị chúng ta giết chết bằng một cái đập tay – nhưng nếu chúng cắn chúng ta, chúng có thể đã khiến chúng ta mắc một căn bệnh chết người.

    Những bệnh lây truyền qua muỗi và những loài côn trùng "họ muỗi" giết chết hơn một triệu người mỗi năm và lây nhiễm các loại bệnh cho hơn một tỷ người, gây suy nhược, đau, tổn thương não, mù mắt và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

    Hiện nay, một nửa dân số thế giới bị xem là có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua các loài bọ hút máu như bọ ve, rận, muỗi. Nhân hôm nay là ngày Ngày Y tế Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo một nguy cơ rất thực tế với khẩu hiệu mạnh mẽ: "Một vết cắn nhỏ, một mối nguy lớn".

    Trên toàn cầu, loài vật nguy hiểm nhất mang theo mầm bệnh và gây bệnh truyền nhiễm là muỗi. Sau đây là 11 lý do giải thích vì sao muỗi lại nguy hiểm nhất do trang Business Insider đưa ra:

    1. Muỗi khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết
    [​IMG]

    Sốt xuất huyết khiến người bệnh rất đau, cảm giác như xương bị gãy. Đó là căn bệnh do muỗi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, với 40% dân số thế giới đang đối mặt với nguy cơ. Mỗi năm, có từ 50 đến 100 triệu người bị sốt xuất huyết. Mặc dù thường không gây tử vong, sốt xuất huyết vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở một số nước Mỹ Latinh và châu Á.

    Bệnh cũng có thể phát triển thành xuất huyết nặng, tình trạng xuất huyết đó nguy hiểm hơn rất nhiều, gây chảy máu, suy tạng và nôn mửa liên tục.

    Không có thuốc hay vaccine ngừa bệnh sốt xuất huyết. Phương pháp điều trị thường chỉ là cố gắng cho bệnh nhân giữ nước.

    2. Muỗi lây lan bệnh sốt vàng da
    Mỗi năm có khoảng 200.000 người lây nhiễm bệnh sốt vàng da - và 30.000 tử vong. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.

    Các ca bệnh sốt vàng da đã tăng từ những năm 1980 do khả năng miễn dịch của con người suy giảm, do nạn phá rừng, biến đổi khí hậu, du lịch hàng không gia tăng, và tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở các thành phố do một giống muỗi gọi là muỗi Aedes aegypti.

    Tuy nhiên, có vaccine phòng bệnh hữu hiệu cho bệnh này – với một liều duy nhất sẽ cung cấp miễn dịch suốt đời. Nhiều quốc gia không cho phép khách du lịch nhập cảnh nếu chưa tiêm phòng.

    3. Muỗi gây ra bệnh sốt chikungunya
    [​IMG]

    Sốt chikungunya là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013.

    Tên của bệnh xuất phát từ một từ trong ngôn ngữ Tanzania, có nghĩa là "méo mó", ý nói căn bệnh gây ra các cơn đau khớp nặng, kéo dài trong nhiều tuần, và trong một số trường hợp có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm.

    "Tôi đã ở châu Phi và chứng khiến trẻ em la hét hàng ngày dài vì đau đớn do bệnh chikungunya", cố vấn kỹ thuật Joe Conlon của Hiệp hội kiểm soát Muỗi tại Mỹ nói.

    Con người có rất ít khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh chikungunya, vì thế muỗi có thể lây lan virus chikungunya rất nhanh chóng trên toàn dân số. Năm 2005, một đợt bùng phát bệnh chikungunya tại đảo La Reunión (Pháp) đã gây bệnh cho 200.000 trong số 750.000 cư dân tại đây, mặc dù loài muỗi trên đảo là Muỗi Hổ châu Á (Asian Tiger Mosquitoes) không có khả năng lây lan virus chikungunya. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận ra loài muỗi này đã biến đổi và có khả năng lây bệnh.

    4. Muỗi biến trường hợp cá biệt thành dịch bệnh
    [​IMG]

    Bất kỳ người nào nhiễm bệnh lây truyền qua muỗi đều có thể mang nó đến một quốc gia khác, và gây ra dịch bệnh nếu họ bị một con muỗi khác cắn – điều này xảy ra rất thường xuyên.

    Năm 2007, một người đàn ông Italia trở về nhà từ Ấn Độ, vô tình bị một con muỗi mang virus chikungunya cắn. Khi trở về nhà, ông tới thăm một người anh em họ - và trong vòng 3 tháng, hơn 200 người đã bị nhiễm bệnh.

    5. Muỗi khiến con người cũng mắc các căn bệnh gia cầm
    Mặc dù loài virus West Nile chỉ có trên các loài chim, song con người cũng có thể mắc virus này - thường là từ con muỗi đã cắn vào con chim. Hầu hết mọi người không có triệu chứng gì, nhưng có 20% người bị sốt - kèm theo nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, nôn, tiêu chảy, hoặc phát ban.

    Trong 150 ca nhiễm bệnh, có khoảng 1 ca tiến triển nặng thêm thành viêm não West Nile hoặc viêm màng não West Nile, cả hai đều có khả năng gây tử vong. Ngựa cũng có thể bị bệnh do virus West Nile gây ra. nhưng dù là ngựa hay người đều có thể lan thành dịch bệnh. Và trong khi có vaccine chủng ngừa bệnh này cho ngựa, lại không hề có vaccine cho con người.

    6. Muỗi không công bằng chút nào, một số người hay bị muỗi đốt hơn những người khác?
    Một số người thực sự là nam châm hút muỗi. Muỗi bị hấp dẫn bởi mùi phát ra từ các vi khuẩn sống trên da con người, và một số người toả ra mùi khiến họ đặc biệt hấp dẫn các loài bọ hút máu. Trái với những gì nhiều người nói, ăn tỏi hay sử dụng thuốc chống muỗi tự nhiên đều không hiệu quả.

    7. Muỗi lây lan cơn sốt Rift Valley, có thể gây mù mắt
    [​IMG]

    Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây nhiễm bệnh này cho con người, và nó có những triệu chứng rất khủng khiếp.

    Một số người không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng những ai có triệu chứng, ban đầu họ sẽ cảm giác như bị cúm, sau đó một số bị cứng cổ và khó chịu với ánh sáng. Một số lượng nhỏ (chưa đến 2%) có thể mắc các tổn thương ở mắt khiến họ bị mù, trong khi những người khác (cũng ít hơn 2%) bệnh có thể phát triển thành một dạng bệnh não, có khả năng tử vong hoặc sốt xuất huyết.

    Do bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nên nó có thể khiến ngành nông nghiệp và nền kinh tế lao đao.

    8. Muỗi có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn
    Bệnh giun chỉ bạch huyết, một chứng bệnh nhiệt đới hầu như đã bị lãng quên, là một nguyên nhân hàng đầu của các thương tật vĩnh viễn cho người dân trên toàn thế giới.

    Hiện nay, có hơn 120 triệu người bị nhiễm bệnh này, và khoảng một phần ba trong số này đang bị biến dạng, mất năng lực vì bệnh.

    Muỗi lây lan ký sinh trùng giữa con người, sau đó thâm nhập vào hệ thống bạch huyết và sinh sôi nảy nở trong khoảng thời gian 6-8 năm. Chúng có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch và thận, sau này có thể gây sưng đau ở cánh tay, chân, và bộ phận sinh dục.

    9. Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em
    Mặc dù không lây lan giữa người với người, song bệnh viêm não Nhật Bản lại có thể lây từ động vật sang người do muỗi. Bệnh này giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù không có phương pháp điều trị song viêm não Nhật Bạn đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

    10. Muỗi lây lan bệnh sốt rét khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm
    Từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ tử vong do bệnh sốt rét đã giảm đáng kể - 42% trên toàn cầu. Mặc dù vậy, ước tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng 627.000 người chết vì bệnh sốt rét và khoảng 207 triệu người mắc bệnh.

    Muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng, sau đó gây sốt cao, ớn lạnh, và triệu chứng như bị cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mắc màn ngủ, thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay, và có thể điều trị, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tử vong.

    11. Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn
    [​IMG]

    Nên nhớ, loài muỗi là loài thuộc lớp côn trùng và đã hiện diện trên Trái đất từ 170 triệu năm nay, rất khó để tiêu diệt chúng một cách tận gốc. Muỗi không cần nhiều điều kiện để sống. Bất kỳ dụng cụ chứa nước nhỏ - hoặc bất cứ cái gì có thể hứng nước mưa – đều đủ để muỗi sinh sản. Muỗi cũng đang trở nên kháng thuốc với các thuốc diệt thông thường.

    Muỗi cũng di chuyển rất nhanh chóng. Loài muỗi Hổ châu Á (Asian Tiger Mosquito) có thể gây bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết, và chikungunya, đã lan rộng đến 36 tiểu bang tại Mỹ kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985
     
  9. chang chip

    chang chip

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    16,381
    Đã được thích:
    4,865
    Điểm thành tích:
    2,113
    Mùa này ẩm thấp lắm muỗi lắm chị ạ. Dn chị nhiều đơn ko nhỉ
     
    meomun03 thích bài này.
  10. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    cám ơn em , chị cũng được các bố các mẹ ủng hộ vì sản phẩm hữu ích mà hihi
     
  11. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Muỗi lan truyền bệnh "đe dọa toàn cầu"

    [​IMG]
    Giới khoa học đã có thêm một lý do để tiêu diệt muỗi, sau khi các kết quả nghiên cứu ban đầu phát hiện chúng có thể là tác nhân chính giúp lan truyền một căn bệnh lạ, mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số đối với con người.
    Muỗi lan truyền căn bệnh lạ đối với con người
    Lần đầu tiên được mô tả vào năm 1990 và đến năm 2008 mới được liệt vào dạng “mối đe dọa toàn cầu đối với nhân loại”, vi khuẩn Rickettsia felis ít được nghiên cứu nên hiểu biết về nó rất ít ỏi. Vi khuẩn này gây nên những triệu chứng tương tự như những vụ nhiễm khuẩn khác, và một cuộc nghiên cứu gần đây phát hiện nó được tìm thấy trong những ca bệnh mà bác sĩ thường ghi trong hồ sơ chẩn đoán là “sốt không rõ nguyên nhân”.

    [​IMG]
    ”Muỗi vừa bị chỉ đích danh là tác nhân lan truyền vi khuẩn Rickettsia felis - (Ảnh: Shutterstock)

    Trường hợp này đặc biệt xuất hiện ở các vùng lan tràn dịch sốt rét, và mới đây một báo cáo về muỗi cho thấy loài côn trùng này có khả năng lây lan dịch bệnh, dựa trên bằng chứng thu được khi quan sát muỗi hút máu chuột nhiễm Rickettsia felis.

    Còn được gọi là bệnh sốt phát ban do bọ chét mèo, căn bệnh đã chiếm những hàng tít lớn trên báo đài nước Úc vào năm 2009 sau khi một trường hợp nhiễm bệnh ở bé gái 9 tuổi đã thu hút sự chú ý của toàn quốc với quá trình điều tra và chẩn đoán dài hơi tương tự như các tập gay cấn của loạt phim truyền hình Bác sĩ House.

    Theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, một trong những tác giả Philippe Parola cho hay rất ít thông tin được biết về vi khuẩn Rickettsia felis, một phần do nó chỉ lộ diện khi phân tích bằng công cụ trong phòng thí nghiệm. Các triệu chứng được mô tả hết sức mù mờ và dễ bị nhầm lẫn thành các căn bệnh khác. Dù lúc đó giới bác sĩ cho rằng Rickettsia felis chỉ truyền từ bọ chét, có nghĩa là khả năng lây nhiễm không cao, điều này vẫn không ngăn cản Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ gọi nó là “nguy cơ cao đối với sức khỏe cộng đồng”.

    Cho đến nay, hiện vẫn chưa có trường hợp tử vong nào liên quan đến Rickettsia felis, và lý do cũng dễ đoán khi các bác sĩ khó phân biệt giữa bệnh nào do vi khuẩn trên gây ra, trường hợp nào do các nguồn khác.
     
  12. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Ba căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra ở Việt Nam
    Là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam trở thành môi trường lý tưởng cho loài muỗi sinh sôi, phát triển và truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm.

    1. Sốt xuất huyết

    Theo Wonderlist, sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do muỗi gây ra. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam. Triệu chứng ban đầu là sốt cao, nhức đầu, đau khớp và phát ban. Các bác sĩ khuyên bạn nên dùng acetaminophen để điều trị, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thuốc hay phương pháp điều trị có sẵn cho căn bệnh này.


    2. Sốt rét

    Sốt rét là do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium vào máu con người qua vết cắn. Plasmodium sau đó di chuyển đến gan và phá hỏng hoạt động của bộ phận này. Các ký sinh trùng sốt rét tiếp tục sinh sản trong cơ thể cho đến khi con người bắt đầu xuất hiện triệu chứng như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, đau đầu và cảm cúm. Các loại thuốc chữa bệnh sốt rét phổ biến và hiệu quả nhất là Quinin.

    [​IMG]
    Việt Nam là môi trường lý tưởng cho loài muỗi phát triển và truyền nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ảnh: Wonderlist.
    3. Viêm não Nhật Bản

    Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm đến não do vết cắn của muỗi. Bệnh phổ biến ở châu Á, New Guinea và phía bắc Queensland. Một số triệu chứng nghiêm trọng là nhiệt độ cơ thể cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội. Bệnh thường được chữa trị bằng cách tiêm vắc xin.
     
  13. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

    Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm và ngay nay khoa học chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biến chứng của sốt xuất huyết rất khó lường thậm trí có thể gây tử vong. Vì vậy phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là lời khuyên tốt nhất của bác sĩ về căn bệnh này.
    Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm và ngay nay khoa học chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biến chứng của sốt xuất huyết rất khó lường thậm trí có thể gây tử vong. Vì vậy phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là lời khuyên tốt nhất của bác sĩ về căn bệnh này.

    Tại sao cần phòng bệnh sốt xuất huyết
    [​IMG]

    • Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
    • Do bệnh sốt xuất huyết có khả năng lây lan rất nhanh gây ra dịch, vì vậy công tác điều trị hết sức khó khăn. Biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
    • Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Khi một người nhiễm virus 1 trong 4 típ này sẽ miễn dịch với típ đó, nhưng không miễn dịch với các típ còn lại. Vì vậy một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần với các típ khác nhau


    Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
    Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là huy hoại môi trường sống của muỗi và phòng tránh bị muỗi đốt

    Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy
    • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
    • Nếu không thể đậy nước, có thể thả cá và các dụng cụ chứa nước như bể, giếng, chum..để diệt lăng quăng, bọ gậy
    • Vệ sinh các dụng cụ chứa nước thường xuyên
    • Chú ý những nơi có thể tạo ra vũng nước nhỏ xung quanh nhà như chai, lọ, các mảnh lu vỡ, lốp xe, hốc tre…Lật úp các dụng cụ chứa nước khi chưa dùng đến
    • Nếu gia đình nào dùng chạn, tử đựng chén bát tiếp xúc mặt đất..nên bỏ muối hoặc dầu vào bát nước để kê chân.
    • Thay nước các bình hoa thường xuyên cũng là một cách phòng bệnh sốt xuất huyết
    [​IMG]

    Ngăn ngừa muỗi đốt phòng chống bệnh sốt xuất huyết
    • Mặc quần áo dài tay, đi tất ( vớ )
    • Đi ngủ mắc màn kể cả ban ngày
    • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
    • Có thể tẩm hóa chất diệt muỗi lên rèm che, màn hay các vật bằng vải khác
    • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn là cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết lây lan từ muỗi đốt từ người bệnh sang người khác.
    • Kết hợp với chính quyền địa phương và ngày y tế trong các đợt phun hóa chất phòng bệnh sốt xuất huyết.
     
  14. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    chương trình tri ân khách hàng vẫn tiếp tục đến hết ngày 3/1/2016 . Cám ơn các bạn đã nhiệt tình ủng hộ
     
  15. romater

    romater Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/5/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn cho mình hỏi nhà mình ở chung cư diện tích 90m2 thì cần mua bao nhiêu gói là đủ?
     
    meomun03 thích bài này.
  16. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    chào bạn , nhà bạn hết khoảng 15 gói bạn ah , or 1 lọ và 5 gói
     
  17. romater

    romater Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/5/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Mình ở gần Ngã tư vọng. Mình lấy 2 lọ + bình phun nước thì có giảm giá không bạn.
     
    meomun03 thích bài này.
  18. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Đơn của bạn mình tặng 1 gói thuốc diệt chuột và FS bạn nhé
     
  19. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết
    Bệnh sốt xuất huyết là gì?

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

    Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

    Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

    • Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
    • Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
    • Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
    Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

    • Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.
    • Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
    • Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
    • Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.
    Biểu hiện của bệnh:

    Thể bệnh nhẹ:

    • Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.
    • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
    • Có thể có nổi mẩn, phát ban.
    Thể bệnh nặng:

    Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

    • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
    • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
    Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:

    • Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
    Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:

    Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

    - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

    + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

    + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

    + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

    + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

    + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

    - Phòng chống muỗi đốt:

    + Mặc quần áo dài tay.

    + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

    + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

    + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

    + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

    - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.



    BS. LÊ XUÂN THỦY, CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG, BỘ Y TẾ


     
  20. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Cần hiểu rõ đường lây truyền để phòng chống bệnh Sốt xuất huyết hiệu quả
    Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn truyền, bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố, chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung.

    Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sống xung quanh chúng ta, chúng thường đẻ trứng ở những chỗ nước trong. Ổ bọ gậy nguồn truyền bệnh sốt xuất huyết tập trung ở những vật dụng chứa nước trong như: Chậu, lọ cắm hoa, cây cảnh, những dụng cụ chứa nước trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can... tại các hộ gia đình. Vào mùa hè các bổ bọ gậy thường tập trung ở các khay nước thải điều hòa, dụng cụ chứa nước thải tủ lạnh. Ngoài ra còn có trong các dụng cụ chứa nước như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh, các đồ vật hoặc đồ phế thải, bát kê chạn, hốc cây, lon, hũ, chai, lọ phế thải, mảnh vỡ chum, vại, lốp xe, vỏ dừa,... Trên các nhà cao tầng cũng có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy diệt bọ gậy hàng tuần để đảm bảo không có nơi sản sinh ra muỗi truyền sốt xuất huyết là yếu tố quan trọng nhất trong phòng, chống sốt xuất huyết. Ngoài ra, việc phun hóa chất tiêu diệt muỗi trưởng thành cũng là giải pháp quan trọng phòng chống và xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết, người dân cần phải phối hợp với các đơn vị y tế khi tiến hành phun để đảm bảo phun được tất cả các hộ gia đình và phun được ở tất cả các tầng trong nhà, nhằm diệt hết được đàn muỗi, tránh tình trạng muỗi di chuyển từ nhà này sang nhà khác, từ tầng dưới lên tầng trên.

    Trong thời gian vừa qua ngành y tế cùng người dân đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, tuy nhiên còn một số người dân chưa hiểu đúng về sự phát triển và truyền bệnh của muỗi vằn nên chưa tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, còn để các vật dụng chứa nước không thau rửa, các phế thải quanh nhà không được thu gom xử lý nên là ổ chứa bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, một số hộ gia đình chưa hợp tác, chưa tạo điều kiện cho phun hóa chất diệt muỗi hoặc chỉ cho phun ở tầng 1 không cho phun ở các tầng trên nên không diệt được hết đàn muỗi mang mầm bệnh.

    Để tích cực, chủ động phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, việc từng cá nhân ý thức, thay đổi từ những hành vi nhỏ hàng ngày nhằm loại trừ ổ bọ gậy nguồn ngay trong hộ gia đình, không có chỗ trú đậu cho muỗi, phối hợp với các cơ quan y tế trong các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch bệnh đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các tầng, phòng trong nhà được phun hóa chất là yếu tố tiên quyết để hướng tới một môi trường sống lành mạnh không có sốt xuất huyết.

    KHÔNG CÓ BỌ GẬY - KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT
     

Chia sẻ trang này