Toàn quốc: Hàng Đặc Biệt Fendona*thuốc Diệt Muỗi Kiến Gián Rận Dệp*thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi meomun03, 17/11/2009.

  1. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    9 bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông
    Sự khác nhiệt của thời tiết mùa đông làm cho trẻ em là những đối tượng dễ đổ bệnh nhất. Nguyên nhân do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Dưới đây Ích Nhi xin chia sẻ 9 bệnh mà trẻ hay gặp nhất vào mùa đông, rất mong các bậc phụ huynh sẽ đọc và có hướng bảo vệ sức khỏe cho con.
    Sự khác nhiệt của thời tiết mùa đông làm cho trẻ em là những đối tượng dễ đổ bệnh nhất. Nguyên nhân do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Dưới đây Ích Nhi xin chia sẻ 9 bệnh mà trẻ hay gặp nhất vào mùa đông, rất mong các bậc phụ huynh sẽ đọc và có hướng bảo vệ sức khỏe cho con.

    [​IMG]

    Các bệnh về đường hô hấp
    1. Cảm lạnh
    Nguyên nhân gây cảm lạnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào mũi và họng của trẻ. Cảm lạnh có thể lây lan từ trẻ này sang trẻ khác. Vì vậy nếu con bạn bị cảm lạnh thì không nên cho bé đến lớp. Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Trong thời gian cảm lạnh, bố mẹ không được tự ý mua kháng sinh cho con uống. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn về thuốc.

    1. Viêm mũi
    Viêm mũi ở trẻ em xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Bệnh viêm mũi khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi, khó thở. Khi ngứa mũi trẻ thường dụi tay lên mũi làm cho chảy nước mũi nhiều. Trẻ có thể sốt hoặc không. Trẻ con bú mẹ thì thường bỏ bú vì trẻ phải thở bằng miệng. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.

    1. Viêm họng cấp
    Trẻ em bị viêm họng sẽ bị đau họng khi nuốt. Tiếng khóc hoặc trẻ đã biết nói thì khàn tiếng. Nguyên nhânviêm họng ở trẻ em là do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh viêm họng nếu bố mẹ không chữa trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng bệnh thấp tim.

    1. Viêm phế quản
    Trẻ bị sổ mũi, ho nhưng do trẻ mải chơi và ăn uống bình thường làm cho bố mẹ lờ đi và không theo sát tình trạng bệnh của trẻ. Nếu để tình trạng này kéo dài và không điều trị sớm, dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản ở trẻ em rất nguy hiểm.

    1. Ho
    Ho không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng. Ho có 2 dạng là ho khan và ho có đờm. Khi trẻ bị ho, mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh mà trước tiên hãy áp dụng những bài thuốc trị ho ở trẻ em từ dân gian. Mật ong được cộng nhận như một dược liệu quý để chữa trị ho khan hiệu quả cho bé. Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài hơn 7 ngày, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc tây Y.

    Một số bệnh khác
    1. Dị ứng lạnh
    Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc với không khí lạnh, cơ thể phải sản xuất thêm chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa… Bố mẹ cần chú ý mặc quần áo dài và đi tất ( vớ ) cho trẻ, không nên để các vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Hạn chế ra ngoài trong những ngày không có nắng. Tắm bằng nước đủ ấm, tắm nhanh và tắm xong không di chuyển bé sang phòng có nhiệt độ quá chênh lệnh với phòng tắm.

    1. Tiêu chảy
    Tiêu chảy cấp ở trẻ em xảy ra trong mùa đông thường do rotavirus gây ra. Tiêu chảy không phải triệu chứng quá ác tính, nhưng tiêu chảy làm cho bé quấy khóc, mệt mỏi, có khi nôn hoặc sốt. Điều quan trọng nhất trong chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em là phải bù nước và bù điện giải. Oresol là một giải pháp bù nước an toàn được nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên dùng. Thông thường tiêu chảy kéo dài từ 3 – 7 ngày, nếu trẻ đi tiêu chảy hơn 7 ngày làtrẻ bị tiêu chảy kéo dài. Lúc đó, nếu không kịp thời bù dịch trẻ sẽ bị mất nước nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Thay đổi dinh dưỡng cho trẻ em bị tiêu chảy bằng cách ăn chín uống sôi, các dưỡng chất cân bằng, cách chế biến và dụng cụ đảm bảo vệ sinh. Tránh để cho ruồi, muỗi, côn trùng đậu vào thức ăn của trẻ. Dinh dưỡng đầy đủ làm tăng sức đề kkáng cho trẻ, cơ thể nhanh chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

    1. Quai bị
    BIểu hiện quay bị của trẻ gồm: mệt mỏi, hơi sốt, có ho sau đó sưng và đau một bên mang tau rồi đau cả 2 bên. Thường trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng từ 5 – 7 ngày.

    Quai bị là bệnh khá lành tính. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ biến chứng làm trẻ em vô sinh khi trưởng thành. Đặc biệt chú ý khi bé trai bị sưng tuyến mang tai, nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến ống dẫn tinh. Đối với bé gái nếu đau bụng dưới, đau đầu, nôn…cũng là những biểu hiện nguy hiểm. Một số biến chứng kháng của quai bị có thể xảy ra như: viêm não, màng não thường xảy ra và ngày thứ 3 – 10 với các triệu chứng sốt, nhức đầu, nôn và kèm theo co giật

    1. Trầm cảm
    Trầm cảm tuy không phải một bệnh hiểm ngèo nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ sau này. Các chuyên gia Y tế của Nam Dược đã nghiên cứu ra rằng: trầm cảm vào mùa đông không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ em. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến trẻ em uể oải, người lớn thì cảm thấy buồn. Trong mùa đông bố mẹ vẫn nên khuyến khích trẻ vận động, cần giao tiếp với trẻ nhiều hơn và không nên quá giữ trẻ trong nhà. Trẻ vẫn cần được đến lớp, thỉnh thoảng bố mẹ nên đưa trẻ đến nơi công cộng hay chỗ đông người để trẻ tiếp xúc dần dần với cuộc sống.

    Thời tiết mùa đông khắc nhiệt dẫn đến vô vàn bệnh mà trẻ có thể mắc phải. Điều quan trọng nhất là trẻ cần phải được giữ ấm, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Không nên quá giữ trẻ trong nhà và hạn chế hoạt động thể chất. Mọi sinh hoạt nên diễn ra bình thường và không quá thay đổi so với những thời điểm khác trong năm. Với các bệnh vặt thường gặp nếu triệu chứng kéo dài hoặc diễn biến bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tây y, đặc biệt là kháng sinh.
     
  2. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Những loại bệnh trẻ thường gặp vào mùa lạnh

    Vào mùa lạnh, do sức đề kháng yếu, nên trẻ mắc rất nhiều những căn bệnh theo mùa. Dưới đây là những căn bệnh mà trẻ dễ gặp phải.

    Trẻ bị ho suyễn
    [​IMG]
    Hen suyễn thường xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ
    Hen suyễn thường xảy ra rất thường xuyên ở trẻ nhỏ. Những căn bệnh này thường có các triệu chứng như thở khò khè, tức ngực, khó thở và ho. Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị ho suyễn là do trẻ bị dị ứng, ô nhiễm không khí và không khí ẩm ướt nên trẻ có thể bị viêm đường hô hấp.

    Bệnh cảm cúm ở trẻ
    Cảm cúm là một trong số các loại bệnh trẻ thường gặp phải vào mùa lạnh. Đây là một bệnh lý hô hấp mà rất nhiều trẻ thường gặp phải vào mùa này vì nó rất dễ lây lan. Trẻ sẽ có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho, rồi sưng họng và mệt mỏi. Dễ nhìn thấy nhất là nước mũi của bé sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh đặc quánh lại.

    Bệnh quai bị
    [​IMG]
    Bệnh quai bị thường bộc phát vào mùa đông
    Bệnh quai bị thường bộc phát vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh, sẽ là lúc căn bệnh này bị lây lan qua đường hô hấp và nước bọt. Trẻ sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, kém ăn, sưng tuyến mang tai, da căng phồng và đau miệng, rất khó nuốt.

    Tiêu chảy ở trẻ
    Tiêu chảy cũng là một bệnh trẻ thường gặp vào mùa lạnh di virus rotavirus gây ra và thường kéo dài trong một thời gian ngắn. Nhất là những trẻ từ 3 – 24 tháng tuổi. Bệnh này có thể khiến bé bị trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

    Bệnh viêm mũi cho trẻ
    [​IMG]
    Bệnh viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa lạnh
    Bệnh viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa lạnh do trẻ bị nhiễm lạnh, gây nghẹt mũi khó chịu. Thực chất đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng mũi họng, do hệ miễn dịch ở trẻ còn rất kém.

    Nếu bệnh này không được điều trị dứt điểm thì trẻ còn có thể tái phát nhiều lần gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa cấp và viêm xoang ở trẻ.

    Trẻ có thể sẽ bị sốt lên đến 39-40 độ trong 2 -3 ngày.

    Viêm tiểu phế quản
    Đây là một bệnh trẻ thường gặp vào mùa lạnh và gây nên những thể suy hô hấp và có thể tử vong ở trẻ. Đây là bệnh hô hấp cấp tính, do viêm tắc các đường hô hấy gây nên.

    Bệnh tay chân miệng
    [​IMG]
    Đây là bệnh lây lan rất nhanh chóng
    Bệnh này khiến trẻ có những vết phồng rộp ở lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí trẻ sẽ bị sốt cao, chảy nước mũi và đau họng.

    Viêm màng não
    Bệnh viêm màng não là bệnh trẻ thường gặp vào mùa lạnh do một loại siêu vi gây ra.

    Trẻ thường có những thân nhiệt cao,nhạy cảm nôn mửa với ánh áng và có những phát ban màu tím. Đây là một trong các loại bệnh nguy hiểm cho trẻ.

    Những căn bệnh trẻ thường gặp trong mùa lạnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé, vì vậy mẹ nên đề phòng để kịp thời điều trị cho trẻ.

    suckhoetot.n
     
  3. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    11 BỆNH BÉ DỄ MẮC VÀO MÙA ĐÔNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
    Vào mùa đông sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm với thời tiết. Chính vì vậy cha mẹ hết sức cẩn trọng và có những biện pháp phòng tránh bệnh cho bé.
    1. Cảm cúm Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh. Xem thêm: Xử lý như thế nào khi con bị "hóc -sặc"? Cha mẹ cần lưu ý: - Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu. Bé cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh. - Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ. Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải. - Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để trẻ có giấc ngủ tốt hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể thực hiện việc xông hơi cho trẻ. - Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. - Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ vào mùa thu để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
    2. Quai bị Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14. Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Bệnh quai bị thường phát khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh. Cha mẹ cần lưu ý: - Chế độ dinh dưỡng: thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. - Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt. - Cho trẻ uống nhiều nước - Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác. - Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra, tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
    3. Tiêu chảy Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông ở trẻ. Tiêu chảy vi vút là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong màu đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3-24 tháng. Mùa đông bé rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kiph thời. Cha mẹ cần lưu ý: - Bù nước: Trẻ bị tiêu chảy sẽ bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn điện giải gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy. - Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi, do đó cha mẹ cần chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần. - Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.
    4. Viêm mũi Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp… Những mẫu đồ chơi gỗ an toàn cho sức khỏe của bé đã có tại Subin.vn các mẹ nên tham khảo Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh. Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 – 40C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi. Cha mẹ cần lưu ý: - Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng. - Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục. - Nếu trẻ sốt cao trên 38C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ.
    5. Viêm tiểu phế quản Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong. Viêm tiểu phế quản xuất hiện cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Cha mẹ cần lưu ý: - Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ - Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện. - Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh. - Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Để phòng tránh các bệnh thường gặp vàmùa đông ở trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về. Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
    6. Viêm màng kết Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, khi mắc bệnh trẻ thường có biếu hiện mắt đỏ, cộm, chảy nước mắt vàng, có rỉ mắt. Bệnh lây lan nhanh khi trẻ tiếp xúc với bụi bẩn ở tay, quần áo, khăn tắm. Viêm màng kết hay còn gọi là đau mắt đỏ. Đối với bệnh này các mẹ nên chú ý rửa mắt và vệ sinh cho trẻ đúng cách, nên rửa bằng thuốc kháng khuẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nếu bệnh có chuyển biến nặng thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn.
    7. Bệnh chân, tay, miệng Bệnh do virus gây ra gây ngứa ngáy; các vết phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng chuyển biến thành sốt cao, chảy nước mũi và đau họng. Bé cũng dễ mắc bệnh chân tay miệng. Khi trẻ mắc bệnh bạn nên hạn chế không được tác động gì đến những vết phồng này cho tới khi khô hẳn. Loại gel mọc răng cũng sẽ làm dịu các vết loét trong miệng. Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các vết phồng rộp.
    8. Nhiễm trùng tai Trẻ nhiễm trùng tai có biểu hiện rất hay cáu giận, quấy khóc, thân nhiệt cao, dịch nước ở tai. Mắc nhiễm trùng tai nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng tai dính và làm cho trẻ bị điếc tạm thời. Vì vậy bạn phải chú ý vệ sinh tai bé thật khô. Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi nếu bị sốt hãy cho trẻ uống paracetamol.
    9. Bị cước Vào những ngày mùa đông, bạn thường rất khó chịu vì tê cứng và đau đớn khi bị cước. Hiện tượng cước có thể xảy ra ở tay, chân, má, mặt, mũi, cằm, trán, tai, cổ tay. Khi trẻ bị mắc bệnh này bạn nên giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo ấm, đeo găng tay, đội mũ, đi tất, giày và nên ngâm chân vào nước ấm mỗi buổi tối.
    10. Viêm màng não Bệnh do virus, vi khuẩn hay một loại nấm siêu vi gây ra. Trẻ mắc bệnh thường: Thân nhiệt cao, buồn ngủ, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, nổi những vết phát ban màu tím hoặc màu đỏ trên da, đau hoặc cứng cổ, khóc liên tục dai dẳng. Bệnh thường có biến chứng nguy hiểm nên khi phát hiện nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để điều trị. Mùa đông trẻ em cũng dễ bị trầm cảm.
    11. Trầm cảm Trầm cảm tuy không phải một bệnh hiểm ngèo nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ sau này. Các chuyên gia Y tế của Nam Dược đã nghiên cứu ra rằng: trầm cảm vào mùa đông không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ em. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến trẻ em uể oải, người lớn thì cảm thấy buồn. Trong mùa đông bố mẹ vẫn nên khuyến khích trẻ vận động, cần giao tiếp với trẻ nhiều hơn và không nên quá giữ trẻ trong nhà. Trẻ vẫn cần được đến lớp, thỉnh thoảng bố mẹ nên đưa trẻ đến nơi công cộng hay chỗ đông người để trẻ tiếp xúc dần dần với cuộc sống. Thời tiết mùa đông khắc nhiệt dẫn đến vô vàn bệnh mà trẻ có thể mắc phải. Điều quan trọng nhất là trẻ cần phải được giữ ấm, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Không nên quá giữ trẻ trong nhà và hạn chế hoạt động thể chất. Các mẹ nên cho bé dùng xe trượt Scooter để giúp bé tăng cường khả năng vận động, rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhẹn cho trẻ. Mọi sinh hoạt nên diễn ra bình thường và không quá thay đổi so với những thời điểm khác trong năm. Với các bệnh vặt thường gặp nếu triệu chứng kéo dài hoặc diễn biến bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tây y, đặc biệt là kháng sinh.
     
  4. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Nhân dịp kỷ niệm 7 năm(17-11-2009) cho topic thuốc muỗi nhà meomun03 trên diễn đàn , nhà mình có chương trình tri ân khách hàng áp dụng từ 17-11-2016 đến hết ngày 30-12-2016
    *Freeship với đơn hàng 10 gói thuốc or 1 lọ thuốc or 10 gói thuốc chuột 20 viên cho các địa chỉ nhận hàng ở các quận BA ĐÌNH -HOÀN KIẾM -ĐỐNG ĐA CẦU GIẤY
    *Freesip tặng 1 gói thuốc chuột 20 viên cho đơn hàng 20 gói thuốc or 2 lọ thuốc ở có địa chỉ nhận hàng ở quận BA ĐÌNH -HOÀN KIẾM
    *Freeship và tặng 1 gói thuốc chuột 20 viên cho đơn hàng 30 gói or 3 lọ thuốc muỗi có địa chỉ nhận hàng ở các quận ĐỐNG ĐA -CẦU GIẤY
    *Quận TÂY HỒ áp dụng với các tuyến phố THỤY KHUÊ ,YÊN PHỤ , AN DUONG VUONG , NGUYỄN HOÀNG TÔN
     
  5. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Phòng bệnh cho bé mùa xuân

    Thời tiết sang xuân, mưa phùn và độ ẩm cao khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển mạnh và gây bệnh.

    Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch của bé cũng còn rất khiếm khuyết để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bé rất dễ mắc bệnh và cũng rất dễ tái phát bệnh.

    Cẩn thận với các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy

    Bé càng nhỏ tuổi càng dễ nhạy cảm với thời tiết và càng dễ mắc bệnh hơn bé lớn và người trưởng thành. Bệnh mùa xuân hay gặp nhất ở bé là bệnh đường hô hấp. Bởi vì khi thời tiết chuyển mùa, cả người lớn và bé đều dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhưng ở bé khi mắc bệnh hô hấp sẽ dễ chuyển bệnh nặng. Ví dụ, người lớn khi mắc bệnh có thể chỉ bị cảm, ho thông thường nhưng ở bé, đặc biệt bé dưới 2 tuổi, có thể bị bệnh viêm tiểu phế quản - một bệnh nặng. Theo thống kê cho thấy, bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở bé vào mùa xuân là viêm mũi, họng, viêm amidan, viêm xoang.

    Với bé đã từng mắc bệnh Hen phế quản, khi mùa xuân đến bệnh càng dễ tái phát và càng dễ tăng nặng, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Đặc biệt, những bé có các bệnh mạn tính như Hen phế quản, tim bẩm sinh... thường bị mắc bệnh nặng hơn so với những bé Bình thường khác. Bởi vì bé bị bệnh Hen phế quản, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến bé dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu oxy trầm trọng. Thống kê cho thấy trong phần lớn số bé mắc bệnh hô hấp nặng có mặt tại khoa khi của các bệnh viện đều là bé có tiền sử mắc các bệnh mạn tính từ trước.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Thời tiết này, bé cũng rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thường và cũng có thể là tiêu chảy cấp. Bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở bé. Được biết rằng bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa đông - xuân. Bệnh hay gặp ở bé dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch.

    Ngoài ra, mùa xuân một số bệnh về Da của bé cũng dễ xuất hiện, tái phát như bệnh chàm (eczema), bệnh mày đay... Với bệnh chàm, thời tiết càng lạnh càng xuất hiện nhiều và tái phát, gây ngứa, bé hay quấy Khóc và gãi chảy máu, rất dễ nhiễm khuẩn. Bệnh mày đay gây ngứa dữ dội, bé quấy Khóc nhiều, đôi khi gây tiêu chảy do mày đay xuất hiện ở niêm mạc ruột gây kích thích tăng nhu động ruột.

    Cách phòng tránh

    Khi thấy bé có bất kỳ dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như sốt cao, thở gấp, bỏ bú kéo dài thì cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và có hướng xử trí kịp thời, tránh tự ý điều trị. Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, giữ ấm cho bé và cách ly những bé có tiền sử mắc bệnh mạn tính khỏi môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ.

    Đối với các bệnh về đường hô hấp, cần mặc ấm cho bé. Mỗi lần rửa ráy hoặc tắm cho bé, cần có sự chuẩn bị đầy đủ nước ấm, khăn khô, sạch, quần áo cho bé sau khi tắm và nếu có điều kiện, nên chuẩn bị phòng ấm như bật lò sưởi hoặc điều hòa ấm. Cần tắm, rửa cho bé ở buồng không có gió lùa, tắm nhanh, không để bé đùa nghịch với nước trong thời gian dài.

    Đối với bé còn nhỏ, cần chú ý thay ngay quần áo bị ướt do bé tè ra và luôn thay bỉm, tránh lạnh cho bé. Luôn luôn mặc quần áo ấm và có khăn quàng cổ. Khi ra khỏi nhà, cần mặc cho bé ấm hơn, có găng tay, bít tất, khẩu trang, đầu đội mũ ấm, tránh không cho không khí lạnh tác động vào mũi, họng, vùng Da hở không có quần áo che kín. Ban đêm ngủ, bé thường đạp tung chăn, bố mẹ nên lưu ý đắp chăn cho bé để tránh bé bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm. Nên nhỏ Mũi hằng ngày cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý (loại này có bán sẵn ở các quầy thuốc) để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc Mũi họng.

    Đối với bé bị tiêu chảy, cần cho bé đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho bé uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm. Thông thường, bé tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho bé uống dung dịch orezol. Việc pha dung dịch orezol cũng cần tuân thủ đúng quy cách, nếu không, mặc dù bé được uống orezol nhưng không có tác dụng bù nước và chất điện giải. Tuyệt đối không chia nhỏ gói orezol ra để pha, bởi vì trong mỗi một gói orezol người ta đã cân đủ số lượng muối cần thiết để đưa vào cơ thể, nếu chia nhỏ thì mỗi một phần orezol được pha sẽ không đủ các chất muối cần bù cho bé. Cần cho bé ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C như cam, chanh, xoài...
    0
     
  6. vitaminsvietnam2410

    vitaminsvietnam2410 dietcontrung365.com

    Tham gia:
    15/12/2011
    Bài viết:
    1,926
    Đã được thích:
    918
    Điểm thành tích:
    823
    Chúc đồng nghiệp bán hàng nhiều nhé............................

    Cố gắng nào, cố gắng nào. Freee
     
  7. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    [​IMG]
    THÀNH PHẦN:Alpha-Cypermethrin ............... 10% (100 g/l).

    TÍNH NĂNG TÁC DỤNG:

    • FENDONA 10 SC dạng huyền phù đậm đặc chứa hoạt chất Alpha Cypermethrin với kích thước cực nhỏ nên bám dính tốt trên mọi loại bề mặt đặc biệt là các bề mặt có tính kiềm và tính hấp thụ cao như vôi, vữa, xi măng. FENDONA 10 SC Không màu - Không mùi - Không để lại vệt trên bề mặt sau khi phun.

    • FENDONA 10 SC phòng trừ hầu hết các loại vector truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, … các côn trùng gây hại trong sức khỏe cộng đồng, côn trùng trong kho vựa ...
    • FENDONA 10 SC đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận ( WHO/IS/98.1.1; WHO/IS/98.1.3). Và đã được đánh giá rất cao khi sử dụng tẩm mùng(màn) và phun tồn lưu để phòng chống sốt rét ở nhiều nước trên thế giới
    .• FENDONA 10 SC được Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy phép sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, phòng chống côn trùng trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng (SĐK : VNDP-HC-10-10)
    • 5 ml FENDONA 10SC tẩm được 1 mùng đôi hoặc 2 mùng đơn. Hiệu lực của hóa chất duy trì từ 6 - 8 tháng nếu không giặt mùng trong suốt khoảng thời gian sử dụng.• 5 ml FENDONA 10SC phun được 20 m[SUP]2[/SUP] tường (vách). Hiệu lực của hóa chất kéo dài từ 4 - 6 tháng.
     
  8. vitaminsvietnam2410

    vitaminsvietnam2410 dietcontrung365.com

    Tham gia:
    15/12/2011
    Bài viết:
    1,926
    Đã được thích:
    918
    Điểm thành tích:
    823
    Nhà mình còn cái tesmosant ko hả mẹ nó
     
  9. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    7 bệnh thường gặp trong mùa hè
    Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật. Sau đây là cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng.

    [​IMG]

    1. Bệnh tim mạch

    Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.

    Cách phòng tránh: Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

    2. Bệnh cường tuyến giáp

    Bức xạ mặt trời, nắng nóng và thừa iốt (thường thấy ở miền biển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cường tuyến giáp. Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc. Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sỹ.

    Cách phòng tránh: Không nên ra ngoài trời khi nắng nóng.

    3. Viêm cơ

    Bệnh thường xuất hiện ở những người ngủ nhiều hoặc ngồi lâu cạnh điều hòa. Khi thức dậy, họ thấy các cơ đau ê ẩm giống như khi làm việc nặng, sờ vào cơ thấy đau, khó cử động và ngày càng mỏi.

    Cách chữa trị: Nằm yên để các cơ được nghỉ ngơi, sử dụng các liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, dùng gạc tẩm cồn đắp lên phần cơ bị đau và uống thuốc kháng viêm cơ.

    4. Nhiễm trùng da

    Vào mùa hè, da thường phải chịu những tiếp xúc ngoài ý muốn nên dễ bị mắc các bệnh như ghẻ hay nấm. Nếu bạn đi dạo trên bờ biển mà không mang dép thì rất dễ gặp các bệnh dạng nấm hay nhiễm trùng do bị xước da chân.

    Cách phòng tránh: Hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị, đi dép khi dạo trên bờ biển và không ngồi trực tiếp vào bãi cỏ hay bãi cát. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc nứt da chân (nấm).

    5. Côn trùng cắn

    Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.

    Cách chữa trị: Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu. Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan, uống thuốc kháng dị ứng.

    6. Viêm họng và thanh quản

    Ăn kem, uống nước đá hay tắm nước lạnh là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

    Cách phòng tránh, chữa trị: Uống nước ấm có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), giữ ấm cổ. Còn nếu bị viêm họng thì nhất thiết phải uống thuốc vì bệnh này rất nguy hiểm đối với tim và thận.

    7. Bệnh đường ruột

    Các vi khuẩn gây bệnh có ở khắp nơi. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.

    Cách chữa trị: Uống thuốc để đẩy chất độc trong người ra ngoài, đồng thời dùng nhiều các chế phẩm từ muối để bù lại lượng nước đã mất. Khi vẫn còn các triệu trứng của bệnh, chỉ nên ăn cháo làm từ gạo hay kiều mạch. Đừng sợ khi bị nôn hay tiêu chảy vì đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi bị ngộ độc.

    Cách phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ tay chân, rửa sạch thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.
     
  10. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    7 bệnh thường gặp trong mùa hè
    Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật. Sau đây là cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng.

    [​IMG]

    1. Bệnh tim mạch

    Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.

    Cách phòng tránh: Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

    2. Bệnh cường tuyến giáp

    Bức xạ mặt trời, nắng nóng và thừa iốt (thường thấy ở miền biển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cường tuyến giáp. Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc. Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sỹ.

    Cách phòng tránh: Không nên ra ngoài trời khi nắng nóng.

    3. Viêm cơ

    Bệnh thường xuất hiện ở những người ngủ nhiều hoặc ngồi lâu cạnh điều hòa. Khi thức dậy, họ thấy các cơ đau ê ẩm giống như khi làm việc nặng, sờ vào cơ thấy đau, khó cử động và ngày càng mỏi.

    Cách chữa trị: Nằm yên để các cơ được nghỉ ngơi, sử dụng các liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, dùng gạc tẩm cồn đắp lên phần cơ bị đau và uống thuốc kháng viêm cơ.

    4. Nhiễm trùng da

    Vào mùa hè, da thường phải chịu những tiếp xúc ngoài ý muốn nên dễ bị mắc các bệnh như ghẻ hay nấm. Nếu bạn đi dạo trên bờ biển mà không mang dép thì rất dễ gặp các bệnh dạng nấm hay nhiễm trùng do bị xước da chân.

    Cách phòng tránh: Hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị, đi dép khi dạo trên bờ biển và không ngồi trực tiếp vào bãi cỏ hay bãi cát. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc nứt da chân (nấm).

    5. Côn trùng cắn

    Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.

    Cách chữa trị: Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu. Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan, uống thuốc kháng dị ứng.

    6. Viêm họng và thanh quản

    Ăn kem, uống nước đá hay tắm nước lạnh là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

    Cách phòng tránh, chữa trị: Uống nước ấm có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), giữ ấm cổ. Còn nếu bị viêm họng thì nhất thiết phải uống thuốc vì bệnh này rất nguy hiểm đối với tim và thận.

    7. Bệnh đường ruột

    Các vi khuẩn gây bệnh có ở khắp nơi. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.

    Cách chữa trị: Uống thuốc để đẩy chất độc trong người ra ngoài, đồng thời dùng nhiều các chế phẩm từ muối để bù lại lượng nước đã mất. Khi vẫn còn các triệu trứng của bệnh, chỉ nên ăn cháo làm từ gạo hay kiều mạch. Đừng sợ khi bị nôn hay tiêu chảy vì đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi bị ngộ độc.

    Cách phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ tay chân, rửa sạch thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.
     
  11. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Mùng 1 đầu tháng . Chúc cả nhà một tháng buôn may bán đắt nhé
     
  12. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Hai loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: Muỗi vằn và muỗi H
    Cả muỗi vằn và muỗi hổ châu Á đều thuộc loài muỗi Aedes, chúng hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, đây là loài côn trùng trung gian truyền và gây nên một số bệnh mà đặc biệt là bệnh Dengue và bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, cần biết đặc điểm về hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết này để thực hiện các biện pháp phòng chống phù hợp.

    Đặc điểm nhận dạng cuả muỗi vằn

    Loài muỗi này thường hoạt động nhiều ở các đô thị, thành phố nên được gọi là muỗi vằn thành phố. Chúng còn hoạt động ở các thị trấn dọc theo các trục đường giao thông có dân cư đông đúc.

    Muỗi vằn Aedes aegypti có hình thể nhỏ, màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt. Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng.

    [​IMG]

    Muỗi vằn Hổ Châu Á

    [​IMG]

    Muỗi vằn Aedes aegypti

    Muỗi vằn rất thích hút máu, vòng đời hoàn thành nhanh, giao phối trong khoảng không gian nhỏ nên thường được nuôi trong phòng thí nghiệm để thử hóa chất diệt hoặc thực hiện các nghiên cứu khác ở trên muỗi


    . Thời gian phát triển mạnh của muỗi vằn thường vào mùa mưa hoặc mùa nắng nóng kèm theo các cơn mưa giông với các đỉnh cao tùy theo vùng miền. Phòng chống muỗi vằn bằng cách che đậy kín các dụng cụ chứa nước, thả cá ăn bọ gậy, thay nước thường xuyên từ 7 - 10 ngày một lần. Khi chúng hoạt động mạnh với mật độ cao hay khi đang xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết thì phải sử dụng hóa chất diệt muỗi như malathion, permethrin..., phun ULV (ultra - low volume) dưới dạng sương mù.

    Muỗi trú đậu ở trong nhà và ngoài nhà, thích đậu ở chỗ cao, hoặc ẩm thấp, nơi ít ánh sáng, nơi treo vắt quần áo, mùng màn v.v….. Muỗi thường hút máu vào buổi sáng hoặc chập tối, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay, đồng thời bám theo con mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

    Hoạt động tìm mồi hút máu của muỗi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ dưới 23 độ C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Muỗi hút máu người và các loại động vật như chim, gà, thỏ, chuột v.v... Chúng đẻ trứng ở những nơi có nước, đặc biệt rất thích đẻ trứng vào các vũng nước mưa ở môi trường gần nhà; chum, vại chứa nước đặt ở trong nhà hay ngoài nhà; ống máng, kẽ lá, ống nứa, lốp xe hỏng, vỏ đồ hộp, chậu cảnh, bình hoa v.v... Tất cả những nơi này thường điển hình là chứa nước tương đối trong. Ngoài ra, muỗi cũng có thể đẻ trứng trong đất ẩm nhưng muốn nở thành bọ gậy, trứng phải được rơi vào nước. Mỗi lần muỗi đẻ khoảng 150 trứng, trong đời muỗi đẻ từ 6 - 7 lần. Ở điều kiện của phòng thí nghiệm, muỗi có thể đẻ tới 13 lần.

    Nhận biết Muỗi Hổ Châu Á

    Đầu tiên, loài muỗi hổ Châu Á chỉ phát hiện được ở Châu Á và Madagascar nhưng gần đây, chúng đã xâm nhập đến Bắc Mỹ, Nam Mỹ cũng như Tây Phi.

    Muỗi hổ Châu Á Aedes albopictus về hình thể rất giống muỗi Aedes aegypti, chỉ khác đặc điểm trên mặt lưng có một vạch trắng chạy dọc lưng. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi hổ Châu Á tương tự như muỗi vằn nhưng chúng phân bố hoạt động chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi; ít gặp ở thành phố. Cũng như loại muỗi vằn, muỗi hổ Châu Á thường đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước tạm thời nhưng chúng vẫn thích đẻ trứng tự nhiên ở trong rừng như các hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, vỏ dừa... Ngoài ra, muỗi cũng đẻ trứng ở trong vườn, các dụng cụ chứa nước tạm thời ở trong nhà nhưng mức độ ít hơn.

    Chú ý:

    Trên thực tế, sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền bệnh xảy ra trong thời gian vừa qua thường được ghi nhận tại các đô thị, thành phố. Muỗi vằn thường được xác định là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở thành phố, đô thị. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo cần chú ý đến vai trò truyền bệnh của loại muỗi hổ châu Á đối với các khu vực ít khi xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là ở vùng miền núi, nông thôn. Tuy vậy, đã có một số trường hợp bệnh Dengue và bệnh sốt xuất huyết phát hiện tại khu vực nông thôn, miền núi, nơi ít khi xảy ra dịch bệnh này. để tổ chức các biện pháp phòng chống phù hợp.
     
  13. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Bệnh mùa hè ở trẻ khiến cả thế giới khiếp sợ


    Bệnh mùa hè như bệnh Kawasaki, hầu hết các bà mẹ đều tỏ ra không biết gì về căn bệnh này. Gần đây, Kawasaki đã liên tục được phát hiện và có chiều hướng gia tăng.
    Bệnh Kawasaki là bệnh gì?
    Gia tăng bệnh lạ Kawasaki, phụ huynh Việt Nam lo lắng

    Một vài năm trước, nhắc đến bệnh Kawasaki hầu hết các bà mẹ đều tỏ ra không biết gì về căn bệnh này vì nó vẫn là một căn bệnh lạ ở Việt Nam. Nhưng giờ đây, Kawasaki đã liên tục được phát hiện và có chiều hướng gia tăng. Tại BV Nhi T.Ư, bệnh có dấu hiệu gia tăng đột biến trong khoảng một tháng qua.




    [​IMG]
    Bệnh Kawasaki đang có chiều hướng gia tăng đột biến ở Việt Nam. Ảnh ST

    Chị N.Q.A (TPHCM) cho biết: "Con gái tôi tới ngày sốt thứ 3 thì nổi các nốt phát ban, lúc đó mừng thầm nghĩ "À sốt phát ban thôi, mai là khỏi rồi!". Nhưng cả đêm hôm đấy con vẫn sốt cao và các vết ban rất lạ. Cả ngày hôm sau con vẫn sốt, đi ngoài liên tục, mắt đỏ nhiều rỉ.

    Sang ngày thứ 8 mắt con đỏ au sưng húp, lưỡi nổi hạt không ăn uống được, hai tay chân phù nề nổi ban đỏ. Gia đình vội đưa con đến BV Nhi đồng và được kết luận bị bệnh Kawasaki"

    Những biểu hiện ban đầu của bệnh Kawasaki rất dễ nhầm với các bệnh lý tương tự như: Nhiễm khuẩn máu, nhiễm tụ cầu trùng, phản ứng dị ứng thuốc, nhiễm virus sởi, sốt xuất huyết... một số trường hợp có khả năng tự hết sốt khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan mà không đưa con tới bệnh viện kịp thời.

    Trường hợp của chị N.T.M (Thanh Hóa), cách đây nửa tháng, bé đột ngột sốt cao kéo dài. Sau đó, bé có biểu hiện bị ói mửa và nổi mẩn đỏ toàn thân, phồng rộp đầu lưỡi thì gia đình mới tá hỏa đưa cháu vào BVĐK tỉnh và được kết luận cháu mắc bệnh Kawasaki. Toàn bộ vùng da ở đầu ngón tay và đầu ngón chân của cháu bé đều bị bong tróc, mu bàn chân, bàn tay sưng đỏ..




    "Tôi chỉ nghĩ con trai bị sốt virus mà không ngờ khi nhập viện, các bác sĩ cho biết cháu đã bị biến chứng nguy hiểm, động mạch vành bị dãn ảnh hưởng đến tim", chị M buồn bã chia sẻ.

    Bệnh Kawasaki thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tới nay, Kawasaki không còn được xem là căn bệnh hiếm gặp ở Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh từ 50 trẻ đến 100 trẻ/100 nghìn trẻ, còn tại BV Nhi Trung Ương, con số này là 80 trẻ đến 100 trẻ/năm.

    Căn bệnh bí ẩn chưa có lời giải

    Bệnh Kawasaki được đặt tên theo bác sĩ đầu tiên xác định được nó - BS Tomisaku Kawasaki (Nhật Bản) vào năm 1967. Bệnh xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 90.

    Kawasaki là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ. Cho đến nay y học thế giới vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh do đó việc điều trị của các bác sĩ chỉ dựa trên những biểu hiện của loại bệnh này.

    Loại bệnh này rất nguy hiểm nên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng lên tim mạch, làm cho tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Nhưng nguy hiểm nhất là biến chứng làm viêm tắc và giãn mạch vành, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sưng khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột.

    Trẻ đã bị bệnh này sẽ suy giảm hệ miễn dịch và dễ bị các bệnh khác.

    Biểu hiện của bệnh Kawasaki

    Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt cao dài ngày (ít nhất là 5 ngày), kèm theo thường xuất hiện hạch ở một bên cổ, xung huyết miệng, có khi biểu hiện bằng những nốt ban đỏ ở môi.

    Ngoài ra, bệnh nhi có biểu hiện bị phù chi, nổi ban đỏ, tróc da quanh móng hoặc tróc da toàn thân. Những nốt ban đỏ có nhiều hình dạng khác nhau ở toàn thân, đặc biệt ở vùng hông và có thể diễn biến theo trình tự từ dạng các nốt ban giống nốt sởi sang dạng ban kiểu mề đay, sau cùng là dạng tróc da đi cùng với các biểu hiện viêm đa mạch.

    [​IMG]
    Những biểu hiện thông thường của bệnh Kawasaki. Ảnh ST

    Các bậc phụ huynh cần nghĩ ngay đến Kawasaki nếu con bạn dưới 5 tuổi và trẻ bị sốt liên tục khoảng 5 ngày trở lên, kèm theo hàng loạt các biểu hiện như:

    - Viêm kết mạc 2 bên mắt (mắt đỏ).

    - Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ màu dâu tây.

    - Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.

    - Đỏ lòng bàn tay, chân.

    - Phù cứng bàn tay, chân.

    - Tróc da đầu ngón.

    - Hồng ban đa dạng ở thân, tróc da quanh hậu môn.

    Đặc biệt, nếu trẻ bị tróc da quanh hậu môn kèm theo sốt thì chắc đến trên 80% là đã mắc Kawasaki. Phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
     
  14. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    10 căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra


    (GDVN) - Muối không chỉ gây khó chịu mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.


    Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu chết do các bệnh mà muỗi gây ra.Dưới đây là 10 bệnh nguy hiểm gây ra do muỗi.


    1.Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do muối gây ra. Nó chủ yếu gây ra cho những người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    Sốt xuất huyết khiến người bệnh rất đau, cảm giác như xương bị gãy. Đó là căn bệnh do muỗi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, với 40% dân số thế giới đang đối mặt với nguy cơ. Mỗi năm, có từ 50 đến 100 triệu người bị sốt xuất huyết. Mặc dù thường không gây tử vong, sốt xuất huyết vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở một số nước Mỹ Latinh và châu Á.

    2. Nhiễm virus West Nile

    Virus West Nile là do muỗi vằn gây nên. Bệnh này thường gặp ở các loài động vật và chim nhưng gần đây theo báo cáo cho biết virus này đã được tìm thấy trong tế bào con người. Nó lây lan qua nước bọt và lây từ mẹ sang con qua đường bú sữa.
    Các virus này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể và gây thiệt hại các mô não đang hoạt động tốt. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

    3. Sốt rét

    Sốt rét là do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng, sau đó gây sốt cao, ớn lạnh, và triệu chứng như bị cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mắc màn ngủ, thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay, và có thể điều trị, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tử vong.

    4. Sốt vàng da

    Sốt vàng da là một căn bệnh phổ biến ở châu Phi và Nam Mỹ. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.

    Các ca bệnh sốt vàng da đã tăng từ những năm 1980 do khả năng miễn dịch của con người suy giảm, do nạn phá rừng, biến đổi khí hậu, du lịch hàng không gia tăng, và tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở các thành phố do một giống muỗi gọi là muỗi Aedes aegypti.

    5. Bệnh sốt Rift Valley

    [​IMG]
    Bệnh sốt Rift Valley gây nhiều triệu chứng
    Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây nhiễm bệnh này cho con người, và nó có những triệu chứng rất khủng khiếp.

    Một số người không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng những ai có triệu chứng, ban đầu họ sẽ cảm giác như bị cúm, sau đó một số bị cứng cổ và khó chịu với ánh sáng. Một số lượng nhỏ (chưa đến 2%) có thể mắc các tổn thương ở mắt khiến họ bị mù, trong khi những người khác (cũng ít hơn 2%) bệnh có thể phát triển thành một dạng bệnh não, có khả năng tử vong hoặc sốt xuất huyết.

    Theo báo cáo từ 1910- 2000, bệnh sốt Rift Valley đã trở thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các quốc gia như Tây Phi, Ả Rập Saudi và nhiều quốc gia châu Á.


    6. Viêm não Murray Valley

    Viêm não Murray Valley là căn bệnh chết người do muỗi gây nên. Mặc dù, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra bất cứ khi nào gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, co giật, buồn ngủ.

    Hiện Úc là quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh Viêm não Murray Valley cao nhất thế giới.

    7. Chikungunya

    Sốt chikungunya là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013.

    Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng và phát ban da.

    8. Viêm não Nhật Bản

    Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm gây nguy hiểm đến não do vết cắn của muỗi. Viêm não Nhật Bản là bệnh phổ biến ở châu Á, New Guinea và phía bắc Queensland. Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này bao gồm nhiệt độ cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội.

    Mặc dù không lây lan giữa người với người, song bệnh viêm não Nhật Bản lại có thể lây từ động vật sang người do muỗi. Bệnh này giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù không có phương pháp điều trị song viêm não Nhật Bạn đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

    9. Dirofilaria immitis

    Dirofilaria immitis là một trong những bệnh đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng gây ra bởi giun tròn và muỗi. Các vết cắn của muỗi có chứa ấu trùng của giun tròn này là lý do thực sự lây lan của căn bệnh này. Bạn nên tránh việc giữ vật nuôi như chó, mèo và con vẹt ở nhà vì muỗi dựa vào các loài động vật này để lấy thức ăn. Căn bệnh này phổ biến ở Canada và Mỹ.

    10. Viêm não ngựa (WEE)

    [​IMG]
    Bệnh này thường gặp ở con người và ngựa
    Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1930 tại Canada và Mexico. Căn bệnh này được gây ra bởi tarsalis Culex. Vaccine bây giờ đã có để chữa trị các bệnh nhân của căn bệnh này. Hơn một nghìn trường hợp mỗi năm được báo cáo về trường hợp tử vong do WEE. Bệnh này thường gặp ở con người và ngựa. Nhưng dù là ngựa hay người đều có thể lan thành dịch bệnh.
     
  15. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    tuần mới buôn may bán đắt
     
  16. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    HÀNH PHẦN:Alpha-Cypermethrin ............... 10% (100 g/l).

    TÍNH NĂNG TÁC DỤNG:

    • FENDONA 10 SC dạng huyền phù đậm đặc chứa hoạt chất Alpha Cypermethrin với kích thước cực nhỏ nên bám dính tốt trên mọi loại bề mặt đặc biệt là các bề mặt có tính kiềm và tính hấp thụ cao như vôi, vữa, xi măng. FENDONA 10 SC Không màu - Không mùi - Không để lại vệt trên bề mặt sau khi phun.

    • FENDONA 10 SC phòng trừ hầu hết các loại vector truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, … các côn trùng gây hại trong sức khỏe cộng đồng, côn trùng trong kho vựa ...
    • FENDONA 10 SC đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận ( WHO/IS/98.1.1; WHO/IS/98.1.3). Và đã được đánh giá rất cao khi sử dụng tẩm mùng(màn) và phun tồn lưu để phòng chống sốt rét ở nhiều nước trên thế giới.
    • FENDONA 10 SC được Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy phép sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, phòng chống côn trùng trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng (SĐK : VNDP-HC-10-10)
    • 5 ml FENDONA 10SC tẩm được 1 mùng đôi hoặc 2 mùng đơn. Hiệu lực của hóa chất duy trì từ 6 - 8 tháng nếu không giặt mùng trong suốt khoảng thời gian sử dụng.
    • 5 ml FENDONA 10SC phun được 20 m2 tường (vách). Hiệu lực của hóa chất kéo dài từ 4 - 6 tháng.


    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Tẩm mùng( tẩm màn)

    1.Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch trong chậu nhựa, khuấy đều.
    2. Nhúng và nhồi mùng sao cho ướt đẫm dung dịch hóa chất (giữ mùng trong chậu 2 phút).
    3. Nhấc mùng lên cho ráo nước. Trải phơi mùng trên mặt phẳng sạch. Tuyệt đối không phơi nắng.
    4.Mùng khô hoàn toàn mới sử dụng được. Khi ngủ nên tấn (chèn) kỹ chân mùng.
    Lưu ý:
    • Giặt sạch và phơi khô trước khi tẩm để hóa chất bám tốt vào mùng.
    • Tránh không để tay dính hóa chất chạm vào mặt.
    • Rửa sạch tay với xà bông sau khi đã tẩm xong. Dung dịch hóa chất thừa có thể dùng để phun diệt ruồi, muỗi, kiến, gián...hoặc đổ vào hố xí.
    Phun trên tường(vách):Để diệt muỗi, ruồi, gián, kiến, rận rệp, ve, bọ chét, …
    Sử dụng trong nhà ở, khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, những nơi chế biến và tồn trữ thực phẩm, …
    • Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch, quậy đều và phun cho 20 m2 tường (vách).
    • Phun kỹ bề mặt và các hốc, kẹt nơi côn trùng thường qua lại hay trú đậu.
    .Cách 4 - 6 tháng phun lại một lần.

    Diệt trừ côn trùng kho, vựa(gạo, cám, bắp, khoai mì lát, …):
    Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch, quậy đều và phun ướt đều trên tường, trần, sàn, palette, … Tái xử lý sau 3 – 4 tháng

    Diệt trừ muỗi, ruồi, kiến, gián, … cho chuồng trại chăn nuôi gia súc:
    Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch, quậy đều và phun cho diện tích khoảng 20m2
    Nên phun thật kỹ trên tường, cống rãnh, những chỗ côn trùng thường qua lại…Tùy theo mật độ và sự xuất hiện trở lại của côn trùng mà có thể phun lại sau đó sớm hay muộn.
    Tránh phun thuốc trực tiếp lên mắt, mũi, miệng của gia súc hay thức ăn.




    Lưu ý : * THUỐC DÙNG ĐỂ PHUN LÊN TƯỜNG NÊN CÔNG THỨC TÍNH LÀ 1 GÓI PHUN CHO 20M2 TƯỜNG ( vách )
    * Phun THẬT KỸ _ PHA THUỐC THẬT ĐÚNG _ DÙNG THUỐC THẬT ĐỦ
     
  17. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
  18. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Mình xin đưa tới các mẹ sản phẩm Thuốc diệt muỗi, kiến , gián , và các côn trùng khác FENDONA 10sc là sp của công ty dược phẩm BASF của Cộng Hoà Liên Bang Đức được công ty TNHH HOÁ NÔNG HỢP TRÍ đóng gói và phân phối độc quyền tại Việt Nam, (sản phẩm có giấy chứng nhận của Bộ y tế.): Phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.Diệt trừ côn trùng quấy nhiễu .
    Đặc biệt sản phẩm này không ảnh hưởng tới sức khỏe , không mùi , dễ sử dụng



    THÀNH PHẦN:Alpha-Cypermethrin ............... 10% (100 g/l).
     
  19. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Tẩm mùng( tẩm màn)

    1.Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch trong chậu nhựa, khuấy đều.
    2. Nhúng và nhồi mùng sao cho ướt đẫm dung dịch hóa chất (giữ mùng trong chậu 2 phút).
    3. Nhấc mùng lên cho ráo nước. Trải phơi mùng trên mặt phẳng sạch. Tuyệt đối không phơi nắng.
    4.Mùng khô hoàn toàn mới sử dụng được. Khi ngủ nên tấn (chèn) kỹ chân mùng.
    Lưu ý:
    • Giặt sạch và phơi khô trước khi tẩm để hóa chất bám tốt vào mùng.
    • Tránh không để tay dính hóa chất chạm vào mặt.
    • Rửa sạch tay với xà bông sau khi đã tẩm xong. Dung dịch hóa chất thừa có thể dùng để phun diệt ruồi, muỗi, kiến, gián...hoặc đổ vào hố xí.
    Phun trên tường(vách):Để diệt muỗi, ruồi, gián, kiến, rận rệp, ve, bọ chét, …
    Sử dụng trong nhà ở, khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, những nơi chế biến và tồn trữ thực phẩm, …
    • Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch, quậy đều và phun cho 20 m2 tường (vách).
    • Phun kỹ bề mặt và các hốc, kẹt nơi côn trùng thường qua lại hay trú đậu.
    .Cách 4 - 6 tháng phun lại một lần.

    Diệt trừ côn trùng kho, vựa(gạo, cám, bắp, khoai mì lát, …):
    Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch, quậy đều và phun ướt đều trên tường, trần, sàn, palette, … Tái xử lý sau 3 – 4 tháng

    Diệt trừ muỗi, ruồi, kiến, gián, … cho chuồng trại chăn nuôi gia súc:
    Pha 5 ml FENDONA 10SC vào 1 lít nước sạch, quậy đều và phun cho diện tích khoảng 20m2
    Nên phun thật kỹ trên tường, cống rãnh, những chỗ côn trùng thường qua lại…Tùy theo mật độ và sự xuất hiện trở lại của côn trùng mà có thể phun lại sau đó sớm hay muộn.
    Tránh phun thuốc trực tiếp lên mắt, mũi, miệng của gia súc hay thức ăn
     
  20. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    lên nào
     

Chia sẻ trang này