Trong 4 - 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú mẹ. • Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ǎn bổ sung các loại thực phẩm khác. • Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. • Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương. • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt. • Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn. • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. • Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. • Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao. • Không nên cho trẻ ăn mì chính vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi. • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn. • Để phát triển tốt trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay • Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng ,thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh. • Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm : Nhóm cung cấp chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng... Nhóm tinh bột : Gạo, mì, khoai ngô... Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng... Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: Rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như : Rau ngót, rau muống, rau giền, rau cải, mồng tơi...và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài....Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên (stvinamilk)
Ðề: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Trẻ bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do người nuôi trẻ thiếu hiểu biết cơ bản về thực phẩm, về dinh dưỡng cho trẻ. Ngay cả trong điều kiện chăm sóc tốt nhất, trẻ vẫn mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng hoặc béo phì rất đáng lo ngại. Dinh dưỡng trẻ em là 1 vấn đề hết sức quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm Khi sinh, trung bình một đứa trẻ nặng 3 kg và dài 50 cm. Lúc bốn tháng, bé nặng gấp hai lần; khi một tuổi, nặng gấp ba lần; hai tuổi bé đã nặng gấp bốn lần. Chiều cao của trẻ cũng tăng nhanh ở những năm đầu. Sự phát triển của bộ não trong những năm đầu cũng đáng chú ý: lúc mới sinh não nặng khoảng 300g; đến sáu tháng nặng gấp hai lần, khi một tuổi não nặng gấp ba lần; hai tuổi não trẻ đạt 80% so với não người lớn. Chuyện cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em tưởng đơn giản, nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào bởi nhiều phụ huynh đã và đang phải đối mặt một thực trạng đáng lo ngại về dinh dưỡng cho trẻ em. Ở người lớn, năng lượng ăn vào bằng với năng lượng cần tiêu hao; còn ở trẻ em, năng lượng ăn vào phải lớn hơn năng lượng tiêu hao vì trẻ em cần dự trữ năng lượng để phát triển. Suy dinh dưỡng là do năng lượng ăn vào giảm và năng lượng tiêu hao tăng. Khi bị suy dinh dưỡng, trẻ không tăng cân, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh nhiễm trùng gấp hai, ba lần. Từ thực tế của một trong các trung tâm dinh dưỡng lớn của TP Hồ Chí Minh cho thấy, mỗi ngày có 700-800 ca khám và tư vấn dinh dưỡng thì có đến 40% ca gặp khó khăn về ăn uống, có nghĩa là tình trạng trẻ biếng ăn hiện trở thành rất phổ biến. Nếu như cách đây vài chục năm, nguyên nhân chủ yếu là thiếu ăn, thì hiện nay, chính sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ lại là nguyên nhân chính. Có nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ: nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý. Trong đó, nguyên nhân tâm lý thường xảy ra do những sai lầm trong việc nuôi con. Nhiều phụ huynh không cho trẻ được tự xúc, tự ăn vì sợ trẻ ăn lâu mất thời gian hoặc làm đổ thức ăn. Thực đơn cho bé cũng thường bị áp đặt theo khẩu vị và theo chủ quan của người lớn. Trong môi trường ăn uống căng thẳng như thế, trẻ sẽ sợ ăn, dẫn đến rối loạn cơ chế no – đói, lâu ngày thành suy dinh dưỡng. Không ít phụ huynh tuy thấy con biếng ăn, chậm lớn, thay vì phải đưa con đến bác sĩ khám và tư vấn thì lại tự làm bác sĩ, cho uống bừa bãi các loại thuốc trị biếng ăn trên thị trường. Nguyên nhân thường gặp là do người nuôi trẻ thiếu hiểu biết cơ bản về thực phẩm, về dinh dưỡng cho trẻ. Cũng có những sai lầm thường gặp do cho trẻ ăn dặm quá sớm, làm trẻ bị rối loạn hấp thụ, tiêu chảy. Ngược lại, ăn dặm quá trễ sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, sẽ không chịu ăn gì khác ngoài sữa mẹ trong khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Khi trẻ bị bệnh, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt hơn để chống đỡ bệnh và phục hồi thì nhiều người lại bắt bé kiêng cữ, sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cũng có người quan niệm ăn cơm sớm bé sẽ mau cứng cáp mà không hiểu rằng, ăn cơm khi chưa có răng hàm để nhai, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đi phân sống và…cũng sẽ bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị thiếu nhiều chất, suy dinh dưỡng lâu ngày mà không biết hoặc bị ép ăn quá nhiều, sợ hoặc biếng ăn thường xuyên sẽ bị rối loạn hành vi tiêu hóa. Hiện tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng rất cao. Ðể hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cần phải có chế độ ăn dặm đúng cách cho bé với bốn nhóm thức ăn bột – đạm – dầu – rau, phát hiện sớm tình trạng thiếu các chất đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ như: vitamin A, sắt, calci… Nếu thiếu các chất này, trẻ sẽ bị thiếu máu, còi xương, tầm vóc lúc trưởng thành bị hạn chế, bị các bệnh về mắt (khô giác mạc, quáng gà, thậm chí mù mắt)… Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, giờ đây còn có thêm một vấn đề làm nhiều người phải quan tâm, đó là việc có quá nhiều trẻ dư cân và béo phì ở các thành phố lớn. Năm 1996 tỷ lệ trẻ dư cân và béo phì là 2%, đến năm 2000 đã tăng đến 3,1% và cho đến nay thì mức gia tăng đang ở mức báo động. Béo phì được coi là một bệnh, và nguy hiểm ở chỗ là bệnh mãn tính, vì là bệnh mãn tính nên tích tụ theo thời gian. Rất nhiều trường học hiện đang phải áp dụng các biện pháp làm giảm cân, chống béo phì cho trẻ, thậm chí tại các bệnh viện có không ít trẻ phải điều trị bệnh béo phì. Trẻ dưới 1 tuổi thường mập (đôi khi rất mập), nhất là từ tháng thứ 4-6. Ðây là giai đoạn bé tích mỡ nhanh nhất, nhưng lại chưa vận động nhiều để tiêu hao năng lượng. Hai giai đoạn dễ xuất hiện béo phì dai dẳng ở trẻ em là trong hai năm đầu và vào khoảng 4-11 tuổi. Các bậc cha mẹ ngày nay thường thích con mình mập mạp và đánh đồng sự tròn trĩnh với tình trạng sức khỏe tốt nên có khuynh hướng cho trẻ ăn quá nhiều mà không quan tâm đến nhu cầu thật của cơ thể trẻ. Phần lớn trẻ đều thích ăn quà vặt và rất dễ bị lôi cuốn bởi vô vàn thứ thức ăn bắt mắt. Khi đã béo phì rồi thì hậu quả cũng không xảy ra ngay mà phải một thời gian sau. 80% trẻ bị béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì, sẽ bị một số bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tiểu đường, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, khớp, rối loạn chuyển hóa lipit trong máu. Trẻ béo phì lại thường nặng nề, chậm chạp, vụng về, dễ mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập bạn bè cùng trang lứa.
Làm thế nào để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em Làm thế nào để phòng chống suy dinh duong tre em. Bố Mẹ cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ như thế nào? 1. Tầm quan trọng của suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng do thiếu protein- nǎng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành. Nǎm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa. Tuy vậy, các thể suy dinh dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tǎng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Đáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. ở một cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều “nhỏ bé” như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ em cần được sự quan tâm của mọi người. 2. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng? Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tǎng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi. 3. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng? Thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển: Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởng của trẻ nhỏ. Từ tháng thứ 5 trẻ bắt đầu ǎn thêm ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng. Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả. Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Điều này có liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ. Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ ra đưa con nhẹ cân, còi cọc. Đứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng. 4. Những đứa trẻ nào dễ bị suy dinh dưỡng? Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật. Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa. Trẻ đẻ nhẹ cân (<2500g), trẻ để sinh đôi, sinh ba. Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận. Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp … 5. Cần làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình? Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Do đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượng thực hiện công tác chǎm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Mọi gia đình đều hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung cụ thể sau đây: Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh. Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc. Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
Ðề: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đánh dấu bài viết bổ ích của mẹ nó. Con mình chậm tăng cân quá, phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng chăm sóc bé!
Ðề: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Câu hỏi: Con gái tôi 8 tháng tuổi, 7kg, biếng ăn. xin bác sĩ tư vấn dinh dưỡng cho trẻ. Câu trả lời: Bạn cần lưu ý như sau: - Không cho trẻ ăn vặt hay bú mẹ quá sát bữa bột, cháo. - Tránh dùng một loại thực phẩm hằng ngày như cà rốt, khoai lang, khoai tây, su hào. Nhiều người khi xay bột hay trộn các loại đậu xanh, hạt sen, ý dĩ… và rang chúng lên cho thơm, điều này không chỉ khiến trẻ ngán ăn mà năng lượng cũng không nhiều, lại gây khó tiêu cho trẻ. – Việc pha bột vào sữa (sữa bột), pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước cơm, nước hầm xương cũng làm trẻ khó tiêu hoá. Hãy làm theo chỉ dẫn trên mỗi hộp sữa và đừng tìm cách pha thêm bất cứ thứ gì vào khẩu phần sữa của con bạn. - Việc chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn cả cái, lâu ngày gây thiếu dưỡng chất. Chén cháo hoặc bột được chế biến quá ít chất dinh dưỡng hay thức ăn đơn điệu hàng ngày làm cho trẻ chán ăn. Bữa ăn quá nghèo nàn (chỉ có bột và thịt hoặc cá) làm trẻ bị thiếu một số acid amin cần thiết và các vitamin… Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn.- Tránh cho trẻ ăn rong không lợi cho tiêu hóa và thường gây kéo dài bữa ăn. Tập thói quen cho trẻ ngồi một chỗ ăn xong mới đứng dậy. – Nếu trẻ ngậm thức ăn trong miệng, hãy dỗ dành cho trẻ nhai nuốt. Có thể cho trẻ uống muỗng nước hoặc nước canh; sẽ giúp cho trẻ nuốt thức ăn được dễ dàng hơn vì nhiều khi do lượng nước bọt của trẻ tiết ít làm trẻ khó nuốt. - Nên tạo không khí vui tươi, khuyến khích tính hiếu thắng của trẻ như ăn đua với trẻ khác hoặc với các thành viên trong gia đình. Tuyệt đối không đánh, mắng trẻ trong bữa ăn, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 2 tuổi gây tâm lý sợ hãi dẫn đến biếng ăn tâm lý. Những xung khắc, cãi vã hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy. - Một số trẻ biếng ăn các bà mẹ hay dùng các men tiêu hóa để mong trẻ ăn tốt hơn cần lưu ý những loại này bổ sung sẽ tốt nếu trẻ thực sự thiếu men nhưng nếu dùng liên tục thì không tốt vì gây phản xạ giảm tiết men của tụy tạng, thậm chí dùng lâu có thể gây suy tụy.- Cần chú trọng bồi dưỡng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và đa dạng hoá thức ăn như: + Các loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa (yaourt cũng là một nguồn vừa cung cấp sữa vừa có thêm men giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn) … + Các loại thực phẩm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu và mỡ thay đổi, đảm bảo đủ lượng yêu cầu theo lứa tuổi, kể cả khi có rối loạn tiêu hóa cũng chỉ cần giảm tối đa một nửa lượng dầu mỡ hằng ngày. + Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ. Chỉ cho bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn (tránh cho trẻ nhỏ uống các loại đồ uống có ga, gây đầy bụng). Theo dinhduong
Ðề: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh e cũng tham khảo ạ,cũng đang bầu bí,tham khảo để chuẩn bị cho con yêu ạ
Ðề: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mình đang rất cần những thông tin hữu ích này, cám ơn chủ post nha! nhưng mà cho mình hỏi là bà xã nhà mình bị dị ứng với cá biển, trong khi chúng lại có nhiều chất dinh dưỡng dành cho bé, bác sĩ có khuyên là uống vitamin bổ sung cho mẹ để bù đắp lại phần cá ko ăn đc, nhưng việc uống vitamin rất là nghiêm ngặt. vậy mình có thể dùng cách nào hoặc thực phẩm nào thay thế cho các loại cá biển ko nhỉ?
Ðề: Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Chọn lựa cách cho ăn phù hợp đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ giúp trẻ có một khởi đầu tốt đẹp. Cho trẻ bú Sở Y tế Mỹ khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì nó dễ dàng cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa với 1 lượng vừa phải. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa chất kháng thể, giúp hình thành hệ miễn dịch ở trẻ Những trẻ được bú sữa mẹ liên tục sẽ ít gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng tai, đường hô hấp và đường tiết niệu so với trẻ bú sữa bình. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ ít nguy cơ bị béo phì,hoặc táo bón hay chớ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng, đái đường thì những trẻ được bú mẹ sẽ ít nguy cơ bị mắc những bệnh đó. Sữa mẹ có chứa dưỡng chất giúp trẻ phát triển trí não, võng mạc, đường ruột và tạo màng bảo vệ cho hệ thần kinh trung ương. Sữa mẹ cũng chứa các en zim tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa dưỡng chất có trong sữa mẹ,và giúp hệ tiêu hóa phát triển thành thục. Khi nào thì không cho trẻ bú sữa mẹ? Không phải tất cả phụ nữ đều nên cho trẻ bú sữa mẹ. Chẳng hạn như, những người dương tính với HIV có thể truyền vi rút gây bệnh sang cho trẻ theo đường sữa mẹ. Hay nếu bạn đang dùng thuốc, hãy hỏi ý kiên bác sỹ trước khi cho trẻ bú sữa mẹ. Các loại sữa mẹ Những ngày đầu tiên sau khi sinh, vú của người mẹ sản sinh ra một chất gọi là sữa non. Dòng sữa màu vàng nhạt này có chứa nhiều chất kháng thể và rất giàu protein, rất lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Dòng sữa non nhanh chóng trở nên loãng và trắng (hay còn gọi là sữa chuyển tiếp). Sau đó khoảng 3, 4 ngày thì sữa trưởng thành bắt đầu xuất hiện. Mỗi lần cho trẻ bú, vú mẹ sản sinh ra 2 loại sữa: sữa đầu cữ bú, xuất hiện khi trẻ bắt đầu bú; và sữa cuối cữ bú chứa nhiều hơn chất béo, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi đứa trẻ lớn dần, việc bú sữa cuối cữ bú là vô cùng quan trọng để trẻ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn uống của người mẹ Cho con bú tiêu tốn ít nhất 500 ca lo mỗi ngày. Đa số năng lượng này được lấy từ lượng chất béo dự trữ khi người mẹ mang thai, nhưng cũng có nhiều phụ nữ tăng cảm giác thèm ăn. Cảm giác thèm ăn, thèm uống chủ yếu tăng lên trong giai đoạn này và những bà mẹ luôn được khuyên nên ăn uống tăng cường hơn. Do những căng thẳng và mệt mỏi của giai đoạn mới làm mẹ cũng như nhu cầu cho con bú nên đây không phải lúc bạn ăn kiêng hay hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày Điều quan trọng là, tăng cảm giác thèm ăn phải được thỏa mãn với những thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao chứ không phải chỉ thức ăn nhiều chất béo hay đường. Nhu cầu protein, can xi, axit folic và vitamin A, C tăng lên khi cho trẻ bú. Vẫn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng tổng thể nhưng việc chăm sóc trẻ nhỏ đã tiêu tốn phần lớn thời gian, vì vậy các bà mẹ nên chế biến nững món ăn giàu dinh dưỡng nhưng đơn giản và dễ làm. Dưỡng chất duy nhất mà trẻ khó hấp thụ đầy đủ từ sữa mẹ là vitamin D, vì vậy Sở Y tế Mỹ khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên uống bổ sung vitamin D (10 mg mỗi ngày). Uống đủ nước cũng vô cùng quan trọng đối với bà mẹ đang cho con bú. Tất cả những bà mẹ đang cho con bú nên uống nhiều nước hơn bình thường và không nên bỏ qua hiện tượng khát vì nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự mất nước. Chất cafein (có trong trà, cà fê và một vài đồ uống có ga) cũng được tiết ra trong sữa vì vậy các bà mẹ nên hạn chế dùng đồ uống có chất cafein Những loại thực phẩm nên tránh Khi cho con bú, các bà mẹ không nên kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Một số bà mẹ cho rằng những thực phẩm như: hành, tỏi, nước cam làm trẻ khó chịu. Tuy nhiên, trước khi bỏ bất kì loại thực phẩm nào khỏi chế độ ăn của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để tránh thiếu hụt vitamin và khoáng chất Một lượng nhỏ chất cồn sẽ tiết ra trong sữa tạo nên mùi vị khác biệt làm ảnh hưởng tới việc bú sữa của trẻ, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, mỗi ngày các bà mẹ nên hạn chế. Các nhà khoa học cũng khuyên các bà mẹ phòng tránh các tác nhân dị ứng tiềm tàng cho trẻ ngay từ những ngày đầu đời có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị dị ứng sau này. Sở Y tế khuyến cáo các bà mẹ bị dị ứng di truyền như eczema, viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc có bố bị dị ứng di truyền nên tránh dùng các thực phẩm từ lạc trong khi mang thai và cho con bú. Tuy nhiên do dữ liệu nghiên cứu chưa đầy đủ nên khuyến cáo trên vẫn chưa được mở rộng cho các thực phẩm gây dị ứng khác. Bú sữa bình Cho trẻ dùng sữa công thức đôi khi là cần thiết và là lựa chọn yêu thích của một số bà mẹ. Tuy sữa công thức không mang lại những lợi ích miễn dịch quan trọng như sữa mẹ nhưng nó cũng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gần giống sữa mẹ Có 2 loại sữa công thức: whey-dominant và casein-dominant. Cả 2 loại sữa đều làm từ sữa bò. Whey-dominant là loại sữa được tinh chế cao nhất và giống sữa mẹ nhất vì vậy đây được coi là loại sữa thích hợp nhất cho trẻ từ khi sinh. Casein-dominant là loại sữa phù hợp hơn với trẻ lớn hoặc trẻ hay ăn. Mặc dù có cùng các thành phần dinh dưỡng nhưng casein-dominant tạo thành dạng đông trong dạ dày trẻ sẽ khiến trẻ mất nhiều thời gian tiêu hoá hơn và tạo cảm giác no lâu hơn, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục nào về điều nói trên. Sữa đậu nành công thức Cẩn thận khi dùng sữa đậu nành cho những trẻ mẫn cảm với protein trong sữa bò. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tránh dùng sữa đậu nành. Nếu con bạn quá mẫn cảm với sữa bò, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về nguồn sữa thay thế. Những vấn đề có thể gặp phải khi cho trẻ bú Tiêu chảy và nôn mửa Đây là những nguy cơ tiềm tàng có thể gây ra mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải cho trẻ. Nếu trẻ vừa bị chớ, vừa bị tiêu chảy thì mức độ nghiêm trọng càng cao so với chỉ bị tiêu chảy Có rất nhiều đứa trẻ bị chớ ra một lượng sữa nhỏ khi vừa bú xong. Đây là điều bình thường. Nhưng, nếu trẻ nôn phun ra, nôn sau khi và giữa các cữ bú hoặc nôn ra cả máu hoặc chất dịch xanh vàng thì các bà mẹ cần phải báo ngay cho bác sỹ. Lúc này cần cho trẻ ngưng bú sữa mẹ ngay và thay thế bằng các loại chất lỏng. Và nên từ từ cho trẻ bú lại cho tới khi mất hẳn các triệu chứng. Với những trẻ bú sữa bình, bạn nên giảm nồng độ sữa khi cho trẻ bú lại và dần dần tăng độ đậm đặc của sữa Tăng cân chậm Việc tăng trưởng chậm chạp của trẻ không phải lúc nào cũng cần lo lắng. Các bác sỹ sẽ theo dõi cân nặng của trẻ và nếu cần thiết họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên thích hợp. Những nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tăng cân bao gồm: không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết do chưa có kỹ thuật cho bú, sữa công thức không phù hợp, không đủ sữa hay tư thế bú không đúng và khả năng hấp thụ kém do không dung nạp thức ăn hoặc rối loạn đường ruột Thừa cân Đây là hiện tượng hiếm khi xảy ra đối với những trẻ được bú sữa mẹ đều đặn. Những trẻ bú sữa bình thường tăng cân nhanh hơn và nếu trẻ bị thừa cân, bác sỹ nên kiểm tra lượng sữa và nồng độ pha sữa