Tâm lý trẻ em có cha mẹ ly hôn

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi ngayhanhphuctal, 5/3/2013.

  1. ngayhanhphuctal

    ngayhanhphuctal Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/1/2013
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Tâm lý trẻ em có cha mẹ ly hôn
    1ngaymoi.net- 03/03/2013
    Khi giải quyết ly hôn thì đứa trẻ là người bị ảnh hưởng sâu sắc. Ảnh hưởng này thông thường là ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ. Việc tìm hiểu diễn biến tâm lý của trẻ em khi có cha mẹ ly hôn là cần thiết để định hướng, quan tâm chăm sóc trẻ cho phù hợp.
    1. Cảm giác của trẻ khi cha mẹ ly hôn.
    - Cảm giác lo sợ bị bỏ rơi.
    Đây là cảm giác đầu tiên và sâu sắc nhất tác động tới trẻ. Khi bố mẹ cãi nhau trẻ thường rất lo sợ. Nỗi lo sợ ở đây có thể mơ hồ, có thể rõ nét qua việc khóc, mất ngủ… của trẻ. Nếu gặp phải những ông bố, bà mẹ sẵn sàng cãi nhau trước mặt bé thì ảnh hưởng này càng sâu sắc hơn.
    - Cảm giác như mình có lỗi.
    Một số trẻ cho rằng vì mình mà bố mẹ mới cãi nhau như vậy, do đó trẻ thường hay buồn, và có lúc lại cố gắng khiến cho bố mẹ cười. Điều này là do cách nhận thức thế giới của bé khác với người trưởng thành. Một ảnh hưởng vô tình với bé nếu người lớn không để ý có thể gây tác động xấu.
    - Cảm giác tự ti xấu hổ.
    Đây là việc trẻ em cảm thấy mình không tự tin, lo sợ người khác trêu đùa vì chuyện của gia đình. Khi bị những đứa trẻ khác trêu đùa bé thường có cảm giác xấu hổ, thậm chí oán trách bố mẹ.
    - Cảm giác cô đơn, chán nản, thích quậy phá.
    Đây là trạng thái tâm lý thường xuất hiện nhất với trẻ đang tuổi vị thành niên. Sự phát triển nhanh chóng về tâm sinh lý kèm theo sự mâu thuẫn trong gia đình, ít có sự uốn nắn định hướng của bố mẹ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
    - Cảm giác thiếu chỗ dựa.
    Đây là cảm giác xuất hiện ở tất cả trẻ. Sự hụt hẫng là cảm giác vô cùng khó chịu với bất cứ đứa trẻ nào.
    2. Thời gian và mức độ ảnh hưởng khi cha mẹ ly hôn
    Khi cha mẹ có mâu thuẫn khiến cho mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài đã tác động không tốt tới trẻ. Tuy nhiên ở mỗi khoảng thời gian từ khi ly hôn thì mức độ tác động lại khác nhau:

    Khi đang mâu thuẫn thì trẻ em thường hi vọng bố mẹ hòa giải và tìm lại hạnh phúc. Đây là niềm tin rất lớn và rất vững chắc với tất cả trẻ theo thế giới quan của chúng.
    Tuy nhiên khi bố mẹ phải ra Tòa án ly hôn thì niềm tin này tan vỡ. Trẻ phải thích ứng đặc biệt với hoàn cảnh thay đổi này. Sự xáo trộn, rỗi nhiễu tâm lý diễn ra mạnh mẽ liên tục có thể khiến trẻ căng thẳng, kích động.
    Trẻ sống trong gia đình trước khi ly hôn rất hạnh phúc và được chăm sóc chu đáo thường có xu hướng bị ảnh thưởng nặng nề hơn.
    Giai đoạn sau khi ly hôn trẻ dần dần phải làm quen với hiện thực. Mức độ ảnh hưởng tốt xấu phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, chăm sóc của người trực tiếp được Tòa án giao quyền nuôi dưỡng trẻ.
    Giai đoạn khi trẻ trưởng thành: Giai đoạn này có 02 xu hướng:

    Khi trưởng thành rất quan tâm gia đình vì đã hiểu rõ những đau khổ, khó khăn đã phải trải qua trước đó.
    Khi trưởng thành có xu hướng lại ly hôn như bố mẹ trước đây do khi ly hôn trẻ đã sẵn có các suy nghĩ tiêu cực, lại không được quan tâm chăm sóc nên không giữ được gia đình.

    Đặc biệt có xu hướng dựa dẫm vào người khác để tìm chỗ dựa hoặc không tin tưởng vào tình yêu, lo sợ sự phản bội sẽ đến với mình.
    3. Một vài giải pháp
    - Sau khi ly hôn cả bố và mẹ đều phải bỏ qua những mâu thuẫn cá nhân để quan tâm chăm sóc trẻ và định hướng cho trẻ phù hợp. Giúp trẻ vượt qua những xáo trộn tâm lý.
    - Tòa án khi giải quyết việc nuôi con trong vụ án ly hôn có quyền hỏi ý kiến trẻ trên 09 tuổi. Đây là quy định hợp lý của pháp luật. Tuy nhiên, khi hỏi nguyện vọng ở với ai của trẻ cần rất tế nhị tránh để trẻ bị sốc, hoặc có những xáo trộn tâm lý không tốt.
    - Việc giành quyền nuôi con của bố mẹ phải xuất phát từ quyền lợi của trẻ. Đây là điều rất quan trọng.
    - Ngành giáo dục cần rất quan tâm tới việc giáo dục, nuôi dạy trẻ có bố mẹ ly hôn. Là chỗ dựa cho trẻ trưởng thành. (1ngaymoi.net)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngayhanhphuctal
    Đang tải...


  2. ngayhanhphuctal

    ngayhanhphuctal Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/1/2013
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Ly hôn ảnh hưởng xấu đến tình yêu của trẻ khi trưởng thành

    Ly hôn ảnh hưởng xấu đến tình yêu của trẻ khi trưởng thành
    1ngaymoi.net-05/3/2013
    Khi bố mẹ ly hôn đã tác động rất sâu sắc đến tâm lý trẻ. Sau này khi trẻ lớn lên trưởng thành việc ly hôn vẫn tác động đến tình yêu của họ. xu hướng tác động chính có thể gồm các hình thức sau:
    - Lo sợ bị phản bội.
    Trước đây, chính họ đã chứng kiến bố mẹ hạnh phúc, mâu thuẫn và cãi vã như thế nào. Do vậy, khi yêu hoặc lập gia đình trong tâm lý họ vẫn thường trực có một nỗi lo mơ hồ về tan vỡ trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. Họ có xu hướng “gia trưởng” trong tình yêu và gia đình cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Nếu là phụ nữ thì có thể tự ti, sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi để tránh hạnh phúc bị tan vỡ.
    - Xu hướng yêu nhiều hoặc ngoại tình.
    Những người có cha mẹ ly hôn khi trưởng thành thường yêu sớm, yêu nhiều thậm chí ngoại tình khi đã có gia đình.
    Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ chính cảm giác bị bỏ rơi, hụt hẫng, cần một chỗ dựa tâm lý khi bố mẹ ly hôn. Mặt khác, khi ly hôn trẻ không thể có điều kiện được cả cha mẹ cùng nuôi dưỡng như trước kia nên có xu hướng luôn thiếu thốn tình cảm.
    Khi trưởng thành gặp người khác giới họ luôn muốn tìm được chỗ dựa và nơi để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm. Thậm chí một số nhỏ có thể ngoại tình với người khác nếu tình cảm bị tổn thương không được bù đắp.
    - Hiểu về những trạng thái tâm lý này càng giúp ta trân trọng hơn giá trị của hạnh phúc. Nếu có thể hàn gắn được thì cần quay lại xây dựng hạnh phúc chung vì chính chúng ta và tương lai con cái chúng ta (1ngaymoi.net)
     
  3. thienvutc

    thienvutc Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    11/3/2013
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tâm lý trẻ em có cha mẹ ly hôn

    khổ thân những ai có hoàn cảnh éo le như thế
     

Chia sẻ trang này