Kinh nghiệm: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi ngocthuong, 9/12/2009.

  1. ngocthuong

    ngocthuong Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ngải cứu

    - Ngải cứu còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp. Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc ASTERACEAE (COMPOSITAE). Ta dùng lá có lẫn một ít cành non phơi hay sấy khô làm vị thuốc mang tên Ngải diệp (lá ngải).

    - Ngải cứu là một vị thuốc rất phổ biến, thông dụng cả trong Đông y và Tây y, nó được đưa vào sách Dược điển của nhiều nước trên thế giới, và được coi là mẹ của các loại cây nhờ công dụng y học thần bí của nó.
    - Đông y coi Ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Công dụng của ngải cứu khô

    1. Làm thuốc chữa bệnh cho phụ nữ

    - Làm thuốc điều kinh
    : Một tuần trước ngày có kinh dùng 6-12 gr ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày. Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

    - Chữa kinh nguyệt không đều, kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Đến ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt và cả những ngày đang có kinh, dùng 10 gr ngải cứu khô sắc với 200 ml nước, cô lại còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. Nếu khó uống, có thể thêm đường. Có thể cân luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, cô còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày là thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

    - Thuốc an thai: Phụ nữ có thai nếu bị đau bụng, ra máu thì dùng 16 gr ngải cứu, 16 gr tía tô, đổ 600 ml nước sắc còn khoảng 100 - 150 ml, chia uống làm 3 - 4 lần trong ngày.

    - Chữa rong huyết: Ngải cứu 16 gr, cỏ hôi (cây cứt lợn) 20 gr, hy thiêm 12 gr, ích mẫu thảo 12 gr, hương phụ chế 10 gr. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô. Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150 ml, chia uống làm hai lần trong ngày. Điều trị kiên trì trong 3 - 4 tháng sẽ có hiệu quả.

    - Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu khô, rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.

    - Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá , chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.

    - Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.

    Chú ý: Không nên dùng dài ngày. Thai sản bình thường không nên dùng nhiều.


    2. Tăng cường sức khỏe và chữa các bệnh khác

    - Tăng cường sức khỏe: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

    - Người Nhật thường có sẵn trong nhà một túi ngải cứu khô để dùng quanh năm. Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.

    - Chữa bệnh cảm do thời tiết thay đổi bất thường (nhức đầu, đau mình, sốt nóng, ho hen, tứ chi rã rời, …): Lấy chừng 10 – 20g gải cứu khô, một vài lát gừng, đâm dập, tất cả cho vào ấm, đổ chừng 2 chén nước, nấu sôi còn lại chừng một chén, đem uống nóng, rồi đắp chăn kín chờ ra mồ hôi rồi lau khô.

    - Chữa bong gân: Đắp nước đá hoặc nước lạnh ở chỗ bị bong gân; để khớp bị bong gân nằm yên, kê cao lên; lấy một nắm lá ngải cứu khô (nhiều hay ít tùy vào vùng bị bong gân là rộng hay hẹp), tẩm rượu, bó vào nơi tổn thương. Ngày thay 1 lần.
    + Giảm đau, cơn đau dịu dần và dứt hẳn vào ngày thứ 2-3.
    + Sưng nề và tụ máu dưới da rút đi nhanh chóng.
    + Hồi phục chức năng: Cử động chi sớm. Sau lần bó thứ 2 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng vì Ngải Cứu làm mềm gân cơ, hạn chế hiện tượng xơ hóa tổ chức, cử động được nhanh chóng.
    + Rút ngắn thời gian điều trị do: Tanin (Ta nanh) có chất chống phù nề; Xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa; Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.

    - Chữa hen phế quản bằng cách đốt ngải cứu khô và hít khói. Các nghiên cứu cho thấy khói ngải cứu có tác dụng ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong bình khí dung histamin và ức chế co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Phương pháp này được áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngocthuong
    Đang tải...


  2. giottim

    giottim giottim_nhe

    Tham gia:
    8/10/2009
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Thế thì mình phải tích cực ăn trứng vịt lộn ngải cứu với trứng gà rán có ngải cứu mới được!
     
  3. ngocthuong

    ngocthuong Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Công dụng làm đẹp da của Ngải Cứu

    Công dụng dưỡng da, trị mụn

    - Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những người có da nhờn. Mặt khác, ngải cứu còn giúp giữ ẩm, nên cũng có tác dụng rất tốt với những người da khô.

    - Trong ngải cứu có một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và lên da non.

    - Để tăng lực có thể tắm bằng lá ngải cứu. Có tác dụng lột lớp da chết, làm mềm da, giúp huyết mạch lưu thông tốt, làm dịu các chỗ viêm sưng, trừ rôm sẩy.

    - Trong ngải cứu có một chất gọi là tanin, giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác.

    Một số cách sử dụng ngải cứu để làm đẹp da

    - Đắp ngoài: Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ, sau đó lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi buổi tối, sau khi rửa mặt sạch, dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, nhất là những vùng da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.

    - Uống: Lấy ngải cứu đun nước kỹ và chắt uống không. Hoặc có thể sao khô cho vào lọ để pha uống dần như pha chè. Không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên pha một nhúm nhỏ và uống khoảng 200 ml nước ngải cứu. Trà ngải cứu rất tốt cho cơ thể.

    - Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.

    -Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.
     
  4. ngocthuong

    ngocthuong Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    - Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

    - Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ tử, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

    - Gà ta nấu với ngải cứu: Gà mái ngon 1 con khoảng 1kg, ngải cứu 150g. Gà mái làm sạch, chặt miếng nhỏ. Ngải cứu rửa sạch. Cho gà vào nồi rang chín tái rồi cho nước vào đun trong vòng 45 phú. Khi thịt gà chín mềm, cho ngải cứu vào đun sôi, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn nóng, ăn 2lần/ngày. Ăn trong ngày có kinh. Món ăn có tác dụng bổ khí, bổ máu. Những người kinh nguyệt nhiều, hay mất ngủ, bụng dưới đau, sử dụng rất thích hợp.

    Các món canh từ ngải cứu


    - Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

    - Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá.

    - Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt (lông trắng da thịt đen), mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con.

    - Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Lấy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương sẽ có tác dụng mạnh.

    Các món cháo ngải cứu

    - Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.

    - Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau.

    - Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên.

    - Cháo ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu cháo nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm dân gian cho thấy hiệu quả cao).

    - Cháo ý dĩ, ngải cứu: Ngải cứu tươi 20g, ý dĩ 40g, độc hoạt 15g, gạo tám thơm 70g, đường đỏ, nước đủ dùng. Các thứ trên (trừ gạo) rửa sạch cho vào nồi hầm khoảng 30 phút, rồi chắt lấy nước, bỏ bã. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào hầm với nước trên thành cháo, cho đường đỏ vào khi cháo đã chín là được. Ăn trong những ngày có kinh. Món ăn này có thể chữa bệnh đau bụng kinh, kinh thưa, ít, đau mỏi cơ thể khi bị hành kinh. Ngải cứu chữa chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; ý dĩ chữa phù thũng kiết ly; độc hoạt thông kinh có thể chữa các chứng đau mỏi lưng, chân tay đau nhức.

    Làm nước uống có lợi cho sức khỏe

    - Trà ngải cứu: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày. Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh.

    - Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 - 8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống.

    - Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống.

    - Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml sắc còn 100ml, uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống.

    - Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g, nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm).

    - Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi. Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”...

    - Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống: lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần.

    (sưu tầm)
     
    Lien Bich thích bài này.
  5. bumcop

    bumcop Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    5/12/2009
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    8
    Đây là món em kết đấy ạ. Có hôm thèm quá em mua về xào với trứng ăn nhem nhẻm 1 mình. Mà chẳng hiểu sao, ngải cứu bây giờ lại ko đắng nhỉ? Không biết ngải cứu đó có tốt nhiều công dụng không hay cũng như mấy loại rau thường thôi. Hik hik
     
  6. ngocthuong

    ngocthuong Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Nó phải có công dụng thì mới được nhiều tạp chí y học và các sách cây thuốc, vị thuốc, dược điển của nhiều nước công nhận chứ . Công dụng ít hay nhiều phụ thuộc vào chất lượng của cây được thu hái và cả cách chế biến nữa .
     
  7. ngocthuong

    ngocthuong Thành viên mới

    Tham gia:
    4/12/2009
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Công dụng của tinh dầu ngải

    1. Trị liệu chống đau cơ - xương khớp và ảnh hưởng chức năng thần kinh cột sống.

    2. Trị liệu phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, sau phẫu thuật cột sống - cơ - khớp, sau bất động xương gẫy.

    3. Trị liệu vết thâm, tụ máu và tổn thương dưới da.

    4. Trị liệu chống thoái hóa thần kinh - cơ - khớp và chăm sóc sức khỏe
     
  8. mon_cheri_8489

    mon_cheri_8489 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/12/2011
    Bài viết:
    739
    Đã được thích:
    74
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    Mình cũng rất muốn ăn nh` món nay` nhưng phải nói thực sự là khó ăn dù biết nó rất tốt cho phụ nữ vừa rẻ vừa có lợi cho sức khỏe nữa
    Mua về rửa sạch đánh lên ăn với trứng hoặc luộc k thì là tốt nhất
     
  9. small.mushroom

    small.mushroom Banned

    Tham gia:
    11/12/2011
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    Nhắc mới nhớ, lâu rồi ko ăn trứng ngải cứu rồi :D. Thích món này lắm, hehe
     
  10. Meggi

    Meggi Banned

    Tham gia:
    28/10/2009
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    Không đắng á? nhà em thấy vẫn có vị đó mà, có thể rau non quá nên chưa có vị hơi đắng, hoặc là cho hơi ít. Năm nào nhà em cũng ra chợ Long Biên mua cả đóng về ăn lẩu gà, vì thể nào gà trong Tết ăn không hết cho mà xem.
     
  11. trinhduocvien

    trinhduocvien Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    1,387
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    BẠn cũng có thể tham khảo cách chữa Rong kinh do Rối loạn nội tiết tố, Gốc bệnh này tại Buồng trứng gây ra. Tại nhà thuốc nam của Ông tôi, hoặc liên lạc trực tiếp để Ông hướng dẫn giúp.
    http://rongkinh.vn/chua-benh-rong-kinh/
     
  12. thinhthikhuyen

    thinhthikhuyen

    Tham gia:
    12/12/2012
    Bài viết:
    16,656
    Đã được thích:
    2,476
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    ui, ko biết nhiều công dụng như thế, e toàn rán ngải cứu với trứng măm thôi
     
  13. Lien Bich

    Lien Bich Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/4/2014
    Bài viết:
    911
    Đã được thích:
    161
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    hay quá, cám ơn mẹ nó, tối nay em về thực hiện lun hehe, đắp mặt ý ạ :rolleyes:
     
  14. tenchi

    tenchi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    30/3/2013
    Bài viết:
    3,286
    Đã được thích:
    420
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    Nhà mình trồng nhiều ngải cứu mà chỉ biết có mỗi tác dụng là trị bệnh đau đầu, giờ mới biết thêm nhiều công dụng đối với phụ nữ. Cám ơn bạn.
     
  15. Nasa Nasa

    Nasa Nasa Thành viên mới

    Tham gia:
    14/5/2014
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh, làm đẹp.

    uh minh thấy tốt đấy, mình khoái an nghải cứu dán trứng hơn
     

Chia sẻ trang này