Qua diễn đàn, mình nhận thấy 1 số bà mẹ lần đầu nuôi con rất phân vân ko biết phải cho con ăn dặm như thế nào và thời điểm nào là phù hợp... Một số mẹ thấy con ko tăng cân nhiều như mong đợi trong những tháng đầu đã vội cho thêm nước cháo, bột vào sữa... Nhiều mẹ cứ quan niệm thấy con bú ít nên bổ sung nhiều tinh bột hoặc thịt cá hơn... Khi nấu cho bé ăn, nhiều mẹ lại nêm vừa với miệng của ... mình! Hậu quả của những điều này: - Bé dưới 6th thì năng lượng và dưỡng chất được cung cấp chủ yếu từ sữa nên khi thêm nước cháo, bột thì đã làm giảm lượng sữa cho bé => giảm đi cơ hội thu nhận dinh dưỡng cho bé từ sữa. - Hơn nữa, tinh bột trong cháo, nước cháo, bột... sẽ cạnh tranh với sự hấp thu can-xi từ sữa nên trẻ ăn dặm quá sớm thường dễ bị thiếu can-xi dù có thể nặng cân. - Điều quan trọng hơn cả là rất ít bé có đủ men tiêu hóa tinh bột trong thời điểm 4, 5th tuổi nên bé thường khó tiêu hóa chất tinh bột, đầy bụng => giảm lượng ăn sữa, dễ bị rối loạn tiêu hóa... - Bé từ 6 đến 12th thì đã có ăn dặm nhưng vẫn được xem là thời gian tập ăn dặm: làm quen, học hỏi..., sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất. Nhiều mẹ cho rằng bé ngán sữa nhưng ko hề biết rằng bé ko hề ngán cho đến khi mẹ bắt bé ăn nhiều thứ khác quá... - Thận và gan bé cũng chưa phát triển hoàn chỉnh nên sẽ dễ quá tải nếu phải làm việc quá nhiều (do cho bé ăn quá nhiều đạm, nhiều muối...) - Lưỡi bé rất nhạy cảm với các vị nên chỉ cần mẹ nêm thấy vừa miệng là bé thấy mặn ơi là mặn rồi! Có thể thấy rõ là nếu mẹ nào nấu cho bé ko nêm ngay từ đầu thì bé cũng thưởng thức ngon lành đó thôi! Nên mình xin tóm lược những bước cho bé ăn dặm cơ bản để các mẹ có thể tham khảo nhé. Mình sẽ gửi lên từng thời điểm một để các mẹ tiện theo dõi. Các mẹ chờ nhé
Tháng thứ 5 – 6 Tháng thứ 5 – 6 Thời điểm thích hợp: Bé đã có thể giữ được đầu ngay, ngồi được một mình vững hơn. Không còn phản xạ đùn đẩy lưỡi ra ngoài hay lên phía trên. Có thể đút bằng muỗng nhỏ, biết lấy lưỡi đưa thức ăn vào trong và xuống dưới.. rồi nuốt Chế độ ăn cơ bản: 1. Sữa: Sữa mẹ hoặc sữa công thức 1 (Infant formula) a. Số lượng: 700 - 900 ml/ngày chia thành 4 - 6 lần bú b. Vitamin bổ sung: không cần thiết vì: i. Trẻ bú mẹ sẽ “uống” thuốc bổ thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ. ii. Trẻ bú ngoài: Trong sữa công thức đã được bổ sung đầy đủ các chất vi lượng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của bé 2. Ăn dặm: Có thể tập cho bé làm quen với mùi vị lạ, dạng lỏng hay hơi sệt. a. Bắt đầu bằng các loại: nước luộc củ quả, nước luộc rau lá, nước cam pha loãng (có thể thêm chút đường cho đỡ chua), nước cháo loãng. b. Những lần đầu, nên cho nếm vào giữa một cữ bú buổi sáng hay buổi trưa. c. Cách cho ăn: Đặt nhẹ đầu muỗng nước luộc rau (vì hơi ngọt sẽ làm bé dễ chấp nhận cái lạ hơn) hay nước trái cây pha hay nước cháo loãng vào giữa miệng hơi hé mở của em bé. Kiên trì mỗi ngày liên tục để bé tập cách lấy lưỡi đưa vào và nuốt: cho bé quen dần và..không quên. d. Chú ý: Mỗi lần chỉ nên cho làm quen 1 thứ thôi để dễ phát hiện nếu có dị ứng với một thức ăn nào thì có thể tránh đi. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)
Tháng thứ 7 – 8 Tháng thứ 7 – 8 Thời điểm thích hợp: Mọc được 1 - 2 răng cửa. Qua 6 tháng, em bé hay quơ tay nắm đồ vật và thức ăn đưa vào miệng. Dù chỉ có 1 - 2 răng, bé cử động được hàm và môi miệng: đó là những dấu hiệu thuận lợi để tập nhai, học nói bi bô... Chế độ ăn cơ bản: 1. Sữa: Sữa mẹ hoặc sữa công thức 2 (Follow up formula) với số lượng: 700 - 900 ml/ngày chia thành 3 – 4 lần bú 2. Ăn dặm: Bắt đầu tập cho ăn đặc gồm bột gạo / ngũ cốc, rau, trái cây, thịt, trứng và sản phẩm từ sữa. a. Chia thành 3 – 4 “bữa” ăn với số lượng mỗi lần từ 1 đến 3 muỗng canh (tăng dần khi thấy bé đã chấp nhận) cho từng loại thức ăn: i. Rau ii. Thịt, tàu hủ hoặc đậu iii. Trái cây. b. Tập cho ăn đặc hơn những trái cây chín muồi (chuối, đu đủ, hồng, nho…) hay rau, củ nấu nhừ tán nhuyễn hoặc dùng rây, máy xay thức ăn để xay nhỏ. c. Tập cho ăn fromage, yaourt. Tuy nhiên lưu ý rằng điều này khiến bé có thể bớt sữa đi. Ly 200ml sữa tương đương với: i. 2 miếng fromage “bò cười” tam giác ii. 2 hũ yaourt 100ml d. Cách cho ăn: Có nhiều muỗng trong bữa ăn để mẹ đút, con học múc. Bé nhỏ thì có thể bốc thức ăn vì chưa tự cầm muỗng múc được. Nên khuyến khích, khen ngợi khi bé tham gia bữa ăn. e. Chú ý: i. Rửa tay cho bé trước và sau bữa ăn ii. Không nêm đường, muối vào thức ăn. Có thể nêm 1 vài giọt nước mắm (vị lờ lợ). iii. Chế biến xong là cho bé ăn. Tránh nấu 1 lần, xay nhuyễn tất cả và cho ăn cả ngày iv. Chỉ xay 1 vài loại thức ăn không thể nghiền hoặc tán nhỏ (thịt bò, trái cây…). Không thêm nước khi xay tránh làm loãng. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)
Vậy 5 tháng mới bắt đầu cho ăn hả mẹ nó? bé nhà em hay oc sữa e định 4 tháng cho ăn ít ít có được ko?
Nếu đúng phương pháp là vậy đó mẹ nó à. Bé hay ọc sữa nên càng phải cẩn trọng hơn, chứ sao lại cho ăn sớm hơn? Mẹ nó lo bé hay ọc nên thiếu chất phải bổ sung sớm à? Như vậy là ko đúng đâu! Mẹ nó cứ tập ăn theo từng bước. Vì giai đoạn này là tập ăn dặm nên sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng chính đó. Hệ tiêu hóa của bé bây giờ chỉ quen với sữa thôi. Mình cho ăn từng chút 1 để kích thích cơ quan tạo các men tiêu hóa tinh bột. Như vậy sẽ ko sợ bé bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, việc cho ăn dặm sớm sẽ dễ làm bé biếng ăn hơn vì phải kéo dài thời gian ăn bột hay cháo nhuyễn (vì chưa có răng!). Ngoài ra, sữa vẫn là thức ăn dễ hấp thu và tiêu hóa nhất cho bé trong 6 tháng đầu mẹ nó nhé!
Tháng thứ 9 – 10 Tháng thứ 9 – 10 Thời điểm thích hợp: Mọc được 3 - 4 răng cửa. Bé ngồi vững được một mình. Sử dụng ngón cái ngón trỏ như một cái kẹp nên thuận lợi cho việc cầm muỗng để múc. Chế độ ăn cơ bản: 1. Sữa: Sữa mẹ hoặc sữa công thức 2 (Follow up formula) có chiều hướng bú ít đi, nhưng vẫn trong khoảng 700 – 900ml / ngày hoặc ít hơn 1 tí. 2. Ăn dặm: Ăn được thức ăn đặc, thô hơn, bắt đầu cho ăn nhiều loại thịt, cá. Lượng thức ăn cho 1 ngày : i. Bột gạo / ngũ cốc, Rau, Trái cây : 4 m.canh / mỗi loại ii. Thịt, cá: tăng dần từ 1 lên 2 muỗng canh iii. Hoặc Tàu hủ hay đậu các loại: từ 3 – 4 muỗng canh Cách chế biến: i. Thịt, cá nấu chín, xay, bằm, hay xé nhỏ. ii. Rau như cà-rốt, đậu ve, đậu hoà lan, đậu đũa, su su, củ sắn, xúp-lơ chỉ nên nấu mềm và xắt miếng nhỏ để bé tập nhai. iii. Nêm lạt với vài giọt nước mắm. iv. Trái cây như chuối, đu đủ, dứa, cam, quít, bưởi (gọt hay lột vỏ, bỏ hột), cắt từng miếng vừa ăn cũng dễ cầm ăn được. Tập sử dụng: i. Tập cầm muỗng xúc các thức ăn khác. ii. Sắm tách có vòi để tập uống nước, nước ép trái cây, và cả sữa “như người lớn”. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)
Tháng thứ 11 – 12 Tháng thứ 11 – 12 Thời điểm thích hợp: Mọc được 5 - 6 răng cửa, nhai giỏi hơn. Có thể tự cầm muỗng múc được thức ăn. Biết thích hay ghét một số thức ăn. Uống hết bình hay tách sữa biết đưa lại cho mẹ. Ăn hết chén cháo hay cơm cũng vậy. Chế độ ăn cơ bản: 1. Sữa: Duy trì khoảng 3 x 210 - 240 ml trong ngày. 2. Ăn dặm: Ăn được nhiều loại thức ăn. Lượng thức ăn trung bình cho 1 ngày: Cháo đặc 2 - 3 chén = cơm nát 1 - 1.5 chén = nui 1 - 1.5 chén Bánh mì 1 - 3 lát = bánh qui 4 - 6 cái = khoai 1 - 3 củ 125 g Rau 2/3 chén – 1.5 chén Trái cây xắt nhỏ 1 - 2 chén = Nước trái cây 1 ly 90 - 100 ml Thịt, cá 2 - 3 m. canh = trứng 1 - 2 quả Tầu hũ 4 - 6 m. canh = đậu ngâm nở nấu chín 4 - 6 m. canh. Tập trung vào việc dạy tự xúc, dạy nhai thức ăn, dạy uống bằng tách, ống hút. Vấn đề thôi bú: cứ để theo tự nhiên là tốt nhất. Em bé cũng có nhu cầu gần gũi mẹ để được “bú tí”. Nên giảm dần số cữ bú (nên thay thế bằng một tách sữa hoặc một bữa ăn - có yaourt hay fromage). Mỗi tuần giảm thêm 1 cữ. Khi xuống còn 1 cữ, rút ngắn thời gian, rồi dứt luôn. Số bữa ăn: có thể dựa vào ba bữa ăn của cả gia đình, thêm 1 - 2 bữa phụ. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)
Men tiêu hóa Một số bà mẹ thường lạm dụng men tiêu hóa, hễ thấy con lười ăn là tự ý mua về cho uống. Nhiều trẻ được dùng men tiêu hóa đến vài tháng nhưng chứng biếng ăn lại càng nặng hơn. Tại sao vậy? Hãy cùng tìm hiểu xem men tiêu hóa là gì, khi nào cần phải sử dụng & có thật sự cần sử dụng cho trẻ biếng ăn hay không nhé!
Men tiêu hóa Hệ tiêu hóa con người có nhiều tuyến tiêu hóa. Các tuyến này sẽ bài tiết ra các men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Chỉ định sử dụng men tiêu hóa: - Dị tật tuyến tiêu hóa bẩm sinh - Tuyến tiêu hóa bị tổn thương hoặc giảm bài tiết trong các trường hợp: tiêu chảy kéo dài, viêm ruột kéo dài, suy dinh dưỡng nặng… Liều lượng và thời gian sử dụng: nên tuân thủ sự chỉ định của BS - Di tật tuyến tiêu hóa bẩm sinh: có thể dùng liên tục - Các trường hợp bệnh lý khác: dùng từng đợt 1 – 2 tuần Ảnh hưởng của việc dùng men tiêu hóa kéo dài là làm cho các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm hoặc không bài tiết, lâu ngày dẫn đến teo các tuyến này. ** Với những trẻ bình thường có biểu hiện chán ăn: cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân mà đa số là do mọc răng, tiêm ngừa, hoặc do chế độ ăn không phù hợp với độ tuổi (ăn sớm quá hay muộn quá…), hoặc do thức ăn không đa dạng. Men tiêu hóa dạng thuốc ít có tác dụng trong những trường hợp này. Sữa chua (yaourt) cũng là 1 dạng thức ăn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt: - Thành phần từ sữa giàu chất dinh dưỡng - Dễ tiêu hóa - Vị chua ngọt giúp bé ăn ngon miệng và thèm ăn.
Mình thấy bạn ghi ở khoảng 11-12 tháng thì bé tự ăn, cầm bình uống ...Bu gần 11 tháng nhưng bé chưa thể dùng tay như cái kẹp. Nghĩa là bé cầm trọn cả bàn và như vậy thức ăn nhỏ là kg thể cầm ăn được. Mình có tập cầm muỗng nhưng chỉ quơ và đút vào họng chứ kg tha thiết múc đồ ăn hết. Bình tập uống cũng thử qua nhưng chơi là chính. Thậm chí bé cũng kg chịu cầm bình sữa để tự uốg. Bạn giúp mình tập cho bé uống nước nha. Bé kg chịu uống nước gì hết. Có phải do uống sữa nhiều nên kg chịu uống nước kg.
Đúng đó bạn ạ nếu mình tập theo từng bước. Bây giờ cũng chưa phải là quá muộn & cũng ko quá khó nên mẹ Bu đừng lo lắng nhiều quá. Mẹ Bu có thấy rằng có những cái mới cách nay 2, 3 hôm bé ko làm được nhưng hôm nay là đã biết hơn 1 chút rồi đó sao. Mẹ cứ cho Bu cầm muỗng ko để đưa vào miệng trong bữa ăn đi. Vài ngày sau Bu sẽ cầm khá hơn, rồi từ từ mình sẽ cho cơm hay thức ăn lên muỗng. Uống cũng vậy, cứ để Bu chơi với bình cho quen. Mình ko biết là Bu uống sữa nhiều ntn nhưng thấy hình như cũng ko quá nhiều đâu nên Bu vẫn có thể uống nước mà ko ảnh hưởng đến số lượng sữa. Vấn đề là Bu quen nước có vị ngọt. Bây giờ chắc phải pha trà Hipp mà Bu thích nhưng lạt dần dần. Mẹ Bu thử xem sao?
Vấn đề Biếng ăn Một số bà mẹ vẫn hay kêu ca con mình biếng ăn. Vậy sự thật như thế nào? Nguyên nhân biếng ăn rất đa dạng, có thể do nhiều yếu tố kết hợp. Dưới đây là 1 số nguyên nhân thường gặp: 1. BA sinh lý 2. BA do yếu tố tâm lý 3. BA do bệnh lý 4. BA do thuốc 5. BA do dinh dưỡng không hợp lý Khi thấy trẻ tự nhiên ăn ít hơn bình thường, các mẹ hãy bình tĩnh xem xét coi bé của mình đang gặp vấn đề gì ở đây để biết được nguyên nhân mà xử lý cho đúng nhé. Đừng để bé rơi vào vòng lẩn quẩn BA mà nguyên nhân lại do chính mẹ gây ra vì ko xử lý đúng
Biếng ăn sinh lý - Trẻ mọc răng thường hay quấy khóc, khó chịu và biếng ăn, nhất là lần mọc răng đầu tiên. Biếng ăn xuất hiện trong vài tuần và hết khi răng mọc. Đây chỉ là triệu chứng nhất thời không cần điều trị. - Trẻ tưa miệng, viêm loét lưỡi không muốn ăn vì sợ đau. Trẻ đang bị ho sẽ sợ ăn vào sẽ kích thích ho. - Trẻ đẻ nhẹ cân (dưới 2.500g) phản xạ bú và nuốt kém, chưa phối hợp được động tác bú và thở. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)
Biếng ăn do bệnh lý - Biếng ăn là triệu chứng thường gặp ở hầu hết trẻ bị bệnh, phổ biến nhất là các bệnh nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm khuẩn dù nhẹ hay nặng, cấp tính hay mạn tính đều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa làm trẻ biếng ăn. - Biếng ăn cũng thường là biểu hiện sớm của bệnh về tiêu hóa, hay kèm nôn trớ, táo bón hoặc tiêu chảy. Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp là tiêu chảy, viêm đường hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu, giun sán... Các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như sốt rét, lao... hay gây chứng biếng ăn kéo dài. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)
Biếng ăn do yếu tố tâm lý Thường gặp ở những trẻ hay hờn dỗi, dễ khóc, dễ xúc cảm. - Do thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn, nhất là trẻ phải xa mẹ dễ gây sang chấn tinh thần làm trẻ không muốn ăn. - Những trẻ là con một hoặc con út thường được bố mẹ quá nuông chiều, hoặc bắt ép ăn gây tâm lý sợ hãi khi ăn. - Một số trẻ biếng ăn là do thái độ cư xử của bố mẹ lạnh nhạt với trẻ hoặc quát mắng, dọa dẫm trẻ trong khi ăn gây ức chế sự thèm ăn. - Biếng ăn có thể gặp ở những trẻ sống trong gia đình bố mẹ ly dị, hay cãi cọ xích mích, thiếu tình cảm, ít chăm sóc trẻ. (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u) (u)