Tin tức tổng hợp

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi sunlight878, 8/5/2013.

  1. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Hôm qua (7.5), tại buổi làm việc Khảo sát thị trường vàng của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, nhiều quan điểm khác nhau về quản lý thị trường vàng dẫn đến sự tranh luận sôi nổi giữa các chuyên gia tài chính.

    [​IMG]
    Vàng không phải hàng hóa thiết yếu bình ổn giá - Ảnh: Đ.N.Thạch

    Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí đặt vấn đề, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát biểu rằng việc dùng vàng từ nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia, theo ông, NHNN nên thận trọng trong vấn đề này và đề xuất NHNN cần sớm có thêm giải pháp trong 3 tháng tới; nên “trả lại tiếng nói cho thị trường vàng”. Ông Trần Du Lịch - Phó đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM - nêu ý kiến về việc cần cân nhắc kỹ khi đưa ngoại tệ ra để nhập vàng. Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cũng đồng tình với các ý kiến trên khi cho rằng không vì giá vàng trong nước cao mà phải hy sinh nguồn ngoại tệ nhập vàng chỉ để cân đối cung cầu trong nước.

    Một vấn đề khác được các chuyên gia tham dự đặt ra là, có nên huy động vàng trong dân hay không. Theo ý kiến của các ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tri Thức doanh nghiệp quốc tế và ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam thì việc tìm cách huy động vàng trong dân là cần làm vì qua đó có thể mang vàng ra nước ngoài cầm cố để đem ngoại tệ giá thấp về phục vụ cho nền kinh tế. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM - giải thích: “Chúng tôi đã có phân tích đánh thức tiềm lực vàng trong dân như cách trên sẽ có một số bất lợi. Trước tiên đó là chi phí. Ví dụ, NH huy động 30 tấn vàng lãi suất 0,8%/năm thì mỗi năm nhà nước phải trả phần lãi là 300 tỉ đồng. NH mang vàng này ra nước ngoài thì tốn kém thêm chi phí chuyển đổi sang vàng quốc tế. Hơn nữa tỷ lệ sinh lời của vàng ở nước ngoài thấp, có thể thấp hơn 0,8%. Bất lợi kế tiếp đó là thanh khoản, khi dân rút vàng thì phải có đảm bảo NH tồn quỹ, có vàng trả cho dân. Bất lợi nữa là nếu sử dụng vàng huy động bán can thiệp thị trường là không nên bởi vàng không phải hàng hóa thiết yếu bình ổn giá. Hơn nữa cũng chưa có NH trung ương nước nào huy động vàng trong dân như vậy”.

    Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải - Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam (VGB) - có ý kiến phản biện rằng, trường hợp hoán đổi vàng lấy ngoại tệ thì dư sức thu hút nguồn ngoại tệ bên ngoài bởi tài sản thế chấp là vàng. Vấn đề chi phí hay chuyển đổi vàng sang vàng quốc tế cũng không đáng quan ngại, người mua chỉ cần đảm bảo vàng đúng chất lượng 4 số 9. NH trung ương các nước không huy động vàng vì người dân của họ không giữ vàng nhiều như người dân nước ta...

    Giá vàng giảm mạnh

    Ngày 7.5, giá vàng miếng SJC giảm mạnh 500.000 đồng/lượng so với ngày 6.5, giá mua bán còn 41,33 - 41,45 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới giảm 25 USD/ounce, còn 1.450 USD/ounce. So với giá thị trường, giá mua vàng miếng SJC tại các ngân hàng như Techcombank, DongABank, TienphongBank... ở mức cao, lên 41,35 - 41,37 triệu đồng/lượng.

    Cùng ngày, NHNN đã đấu thầu thành công 25.900 lượng vàng trong tổng số 26.000 lượng vàng. 8 thành viên trúng thầu với mức giá thấp nhất 41,57 triệu đồng/lượng, cao nhất 41,63 triệu đồng/lượng. Qua 14 phiên đấu thầu, NHNN đã bán ra 392.900 lượng vàng trong tổng số 432.000 lượng vàng đem ra đấu thầu.

    Thanh Xuân

    Nguồn: Tin tức
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi sunlight878
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Người Triều Tiên không mụ mị như thế giới vẫn tưởng

    (TNO) Khi nhắc đến Triều Tiên, nhiều người thường hình dung về một xã hội khép kín, nơi người dân không hề có khái niệm gì về cuộc sống văn minh bên ngoài biên giới nước mình. Tuy nhiên, một phóng sự cuối tuần qua của BBC cho thấy hình ảnh điện thoại di động, đầu đĩa DVD, và bánh kẹo Hàn Quốc tràn ngập tại quốc gia được mệnh danh là “Vương quốc ẩn dật” này.

    Báo đài phương Tây thường có xu hướng cảm thấy “giận dữ, xót xa và buồn” cho người dân Triều Tiên vì bị chính quyền “tẩy não”, BBC nhận định.

    Những hình ảnh chụp được từ Triều Tiên thường củng cố cho đánh giá kể trên, với hàng đoàn binh sĩ bồng súng nghiêm trang diễu hành qua Quảng trường Kim Nhật Thành trong khúc nhạc hành quân hoành tráng hoặc từng nhóm nữ công nhân nhà máy nức nở khi thấy lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un.

    Các bức ảnh đem lại ấn tượng về một quốc gia bị cô lập với người dân bị bỏ mặc và khiếp sợ bởi một chính quyền bảo thủ, BBC phân tích.

    Tuy nhiên, hãng tin của Anh cho biết đã có một vài bức ảnh khác về Triều Tiên được công bố gần đây, cho thấy một nữ cảnh sát thổi phạt một người đang lái chiếc xe hơi thời trang Mini-Cooper trên đường phố thủ đô Bình Nhưỡng.

    [​IMG]
    Nữ cảnh sát thổi phạt người lái xe Mini-Cooper, một loại xe với thiết kế nhỏ gọn, thời trang, tại thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh chụp từ YouTube

    Ngoài ra, còn có hình ảnh một doanh nhân đang lái chiếc Porsche Cayenne đắt tiền vi vu trên đường tại khu trung tâm Bình Nhưỡng.

    Tuy nhiên, khám phá đáng ngạc nhiên nhất của phóng viên BBC tại Triều Tiên chính là cảnh một gia đình Triều Tiên tại một ngôi làng gần biên giới Trung-Triều ngồi xem một bộ phim truyền hình Hàn Quốc từ một đầu DVD nhập lậu.

    DVD nhập lậu từ Hàn Quốc có mặt tràn lan tại Triều Tiên. Điều này cho thấy người dân Triều Tiên hoàn toàn không bị cô lập như cả thế giới lầm tưởng.

    Thậm chí, người dân Triều Tiên còn biết đến bánh sô cô la Choco Pie và có cả một thị trường chợ đen giao dịch loại bánh ngọt này.

    [​IMG]
    Bánh sô cô la Choco Pie, mặt hàng hút hàng tại Triều Tiên - Ảnh: Reuters

    Loại thực phẩm này du nhập vào Triều Tiên từ Kaesong, một khu công nghiệp nằm ở Triều Tiên và sát giới tuyến chia cắt Triều Tiên và Hàn Quốc.

    Được xem là biểu tượng hợp tác liên Triều, khu công nghiệp này đi vào hoạt động từ năm 2004 với sự kết hợp giữa vốn đầu tư và công nghệ Hàn Quốc cùng lao động giá rẻ của Triều Tiên.

    Tính đến nay, Seoul đã đầu tư gần 900 triệu USD vào Kaesong còn Bình Nhưỡng thu về một lượng lớn ngoại tệ mỗi năm.

    Theo quy định của chính phủ Triều Tiên, các công ty Hàn Quốc không được phép trả công cho nhân viên người Triều Tiên bằng tiền mặt.

    Vì vậy, trong nhiều năm qua, công nhân Triều Tiên được trả công bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó có Choco Pie.

    Thay vì ăn chúng, thì các công nhân Triều Tiên tại khu công nghiệp Kaesong đã đem “phần lương” của mình tới thủ đô Bình Nhưỡng để bán chúng trên thị trường chợ đen với giá cao gấp ba, bốn lần so với giá gốc của loại bánh này.

    Và Choco Pie luôn là “hàng nóng” trên thị trường chợ đen Bình Nhưỡng.

    Điện thoại di động là vật bình thường

    Sau khi khu công nghiệp Kaesong bị chính quyền Kim Jong-un đóng cửa hồi đầu tháng 4, nhiều người Triều Tiên sống lưu vong tại Hàn Quốc sớm đón nhận được thông tin này đã tìm cách kêu gọi người thân ở Triều Tiên tìm cách mua Choco Pie càng nhiều càng tốt vì giá sẽ tăng vọt do khan hàng.

    [​IMG]
    Triều Tiên trong mắt thế giới thường được liên tưởng như hình ảnh này - Ảnh: Reuters

    “Tôi đã gọi cho cha tôi để báo tin rằng sắp có đợt khan hiếm Choco Pie và giá sẽ tăng cao”, một người Triều Tiên giấu tên sống lưu vong tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) nói với BBC.

    “Tôi bảo ông ấy nên qua Trung Quốc và mua tất cả Choco Pie mà ông ấy có thể kiếm thấy. Tôi nói với ông ấy rằng ba có thể kiếm lời lớn”, người này nói thêm.

    Khi được hỏi làm sao người cha đang sống tại Triều Tiên có thể nhận được cú gọi điện thoại quốc tế và nhận bằng phương tiện nào, thì ông này trả lời rằng cha ông ta có điện thoại di động có khả năng gọi quốc tế, như thể điều này là một việc hoàn toàn bình thường đối với người Triều Tiên.

    “Ồ vâng, cha tôi có điện thoại di động của Trung Quốc. Ông ấy sống gần biên giới với Trung Quốc nên có thể đăng ký xài mạng di động Trung Quốc. Điều này rất bình thường, mọi người dân Triều Tiên sống gần biên giới đều có điện thoại di động. Họ dùng chúng để mua bán với người Trung Quốc”, người Triều Tiên lưu vong nói với BBC.

    Ông này còn nói thêm rằng hiện có khoảng 50.000 người Triều Tiên thường xuyên qua lại Trung Quốc để buôn bán và khoảng 100.000 người Triều Tiên khác đang sống tại Trung Quốc để kinh doanh.

    “Bình Nhưỡng không thể tồn tại mà không có giao dịch làm ăn”, ông này cho hay.

    Liệu người dân Triều Tiên có còn là tín đồ của vương triều họ Kim? Có lẽ nhiều người vẫn còn, BBC nhận định.

    Nhưng ít nhất là hàng ngàn người dân nước này đã biết được có một cuộc sống khác bên kia biên giới ở Trung Quốc.

    Và với các DVD lậu, bánh sô cô la từ Hàn Quốc..., thì nhiều người cũng bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu cuộc sống ở đất nước phía nam được mệnh danh là anh em của họ.

    Hoàng Uy​


    Nguồn: Tin tức
     
  3. hoahonggai102

    hoahonggai102 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    4/1/2013
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Tranh luận về thị trường vàng

    càng nhúng vào càng rối, chênh lệch càng cao. Theo mình cứ để cho thị trường vàng liên thông với thế giới là mọi thứ sẽ đâu vào đó hết.
     
  4. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Tài xế Hoàng Long bị tố “hành xử với khách như côn đồ”

    (TNO) Một độc giả Thanh Niên Online vừa gửi đơn phản ánh hai tài xế của hãng xe Hoàng Long, làm việc trên chuyến xe chạy tuyến Đà Nẵng - TP.HCM ngày 1.5 và 2.5, mang BKS 16L-3421, có thái độ phục vụ không tôn trọng hành khách, trêu ghẹo khách nữ và hành hung một khách nam.

    Thanh Niên Online vừa tiếp nhận đơn phản ánh của chị Nguyễn Lan U. (ngụ tại TP.HCM) với nội dung bức xúc về việc “Tài xế xe khách Hoàng Long hành xử với khách như côn đồ”.

    Trong thư, chị Nguyễn Lan U. viết rõ, từ ngày 26.4 - 2.5, chị đã đặt vé trực tuyến và sử dụng dịch vụ của hãng xe khách Hoàng Long các tuyến TP.HCM - Quảng Bình, Quảng Bình - Đà Nẵng và Đà Nẵng - TP.HCM.

    [​IMG]
    Vé mua trực tuyến đi “chuyến xe kinh hoàng” mà độc giả Nguyễn Lan U. vẫn còn giữ - Ảnh: Linh San

    Theo chị U., mặc dù trên hai chuyến xe từ TP.HCM - Quảng Bình, từ Quảng Bình - Đà Nẵng, lái xe và phụ xe của Hoàng Long phục vụ chưa thực sự tốt nhưng không thấm tháp gì so với “chuyến xe kinh khủng” từ Đà Nẵng đi TP.HCM mang biển số 16L-3421.

    Chị U. thuật lại trong đơn phản ánh, theo giờ xuất phát ghi trên vé chị đã đặt mua thì xe sẽ đến bến Đà Nẵng rước khách lúc 23 giờ 54 ngày 30.4. Nhưng phải chờ tới 5 giờ sáng 1.5 (tức trễ hơn 5 giờ đồng hồ), chiếc xe mang biển số 16L-3421 của Hoàng Long mới đến bến.

    Chị U. khẳng định trong suốt đoạn đường từ Đà Nẵng về TP.HCM, “hai tài xế nói chuyện với nhau liên tục văng tục chửi bậy và ăn nói rất suồng sã, chọc ghẹo hành khách nữ”.

    Đặc biệt, chị U. rất bất bình khi hai tài xế của chuyến xe này đã hành hung một hành khách nam. Trong thư phản ánh, chị U. viết: “Có một hành khách vừa lên xe ngồi sát ngay cửa ra vào. Anh này vừa trả 250.000 đồng/vé thì hỏi tài xế xe chật như vậy làm sao có chỗ dựa lưng để ngủ. Lái xe bắt đầu cau có: "Mày muốn ngủ về nhà mà ngủ, còn đi xe này thì đừng có mong mà ngủ".

    Theo chị U., sau đó, tài xế xe Hoàng Long tát thẳng vào mặt người khách. Người tài xế chính đang lái xe cũng dừng xe lại, đá người khách nọ văng ra khỏi xe, rồi đóng cửa xe, bỏ đi. Người khách bắt xe ôm đuổi theo đòi tiền vé, tài xế Hoàng Long cầm tờ 200.000 quăng xuống đường.

    Chiều 3.5, chị U. cho biết đã gửi email cho hãng xe Hoàng Long theo địa chỉ info@hoanglongasia.com. Theo chị U., đó là địa chỉ email do nhân viên trực đường dây nóng 0313920920 của Hoàng Long cung cấp.

    Tối 4.5, chị U. nhận được phản hồi từ địa chỉ email này, gửi lời xin lỗi và thông báo đang tiến hành điều tra, đồng thời hãng xe đã tạm đình chỉ công việc hai tài xế kia.

    Tuy nhiên, chị U. cho biết có hai người đàn ông tên Chuyên và Luân tự nhận là hai tài xế trên chiếc xe 16L-3421 đã nhiều lần gọi điện năn nỉ chị liên hệ với hãng xe Hoàng Long để “giúp giảm nhẹ tội” cho họ.

    Trong thư phản ánh gửi đến Thanh Niên Online, chị Nguyễn Lan U. mong muốn hãng xe Hoàng Long sẽ có biện pháp giải quyết cụ thể vi phạm của hai tài xế nói trên.

    Chị U. đồng thời yêu cầu hãng xe Hoàng Long phải gửi lời xin lỗi chính thức, công khai đến những hành khách như chị đi trên chuyến xe đó.

    "Ngay khi nhận được thư phản ánh của chị Nguyễn Lan U., Thanh Niên Online đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Hoàn, thanh tra nội bộ của hãng xe Hoàng Long (trụ sở chính ở số 5 Phạm Ngũ Lão, Hải Phòng).
    Ông Hoàn cho biết hãng xe Hoàng Long đã đình chỉ công tác hai lái xe trên chiếc xe mang biển số 16L-3421 đi từ Đà Nẵng vào TP.HCM trong hai ngày 1.5 và 2.5 sau khi nhận được phản ánh của chị U.
    Ông Hoàn cũng cho biết công ty đang tiến hành làm rõ vụ việc. Bộ phận chăm sóc khách hàng của Hoàng Long cũng đã gọi điện liên lạc đến từng hành khách trên chuyến xe này để xác minh vụ việc.
    Theo ông Hoàn, nếu tất cả hành khách chuyến xe này đều xác nhận đúng như phản ánh của chị Nguyễn Lan U., Hoàng Long sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc để tránh trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh”, một chuyến xe làm ảnh hưởng đến uy tín của cả một hãng xe.
    Ngay khi xác minh xong, ông Hoàn khẳng định sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho độc giả Thanh Niên Online."


    “Chuyến xe kinh hoàng” của chị U. thuật lại sự việc trên chiếc xe mang biển số 16L-3421 đi từ Đà Nẵng vào TP.HCM trong hai ngày 1 và 2.5, đăng trên Facebook cá nhân đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.

    [​IMG]
    Tính tới thời điểm hiện tại (8.5), bài viết đã có gần 6.100 lượt like, hơn 1.900 lượt comment và hơn 4.100 lượt share. Đây là những con số đáng nể để khẳng định độ "hot" của câu chuyện.

    Linh San​


    Nguồn: Tin tức
     
  5. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Đột kích một phòng khám Trung Quốc trái phép

    Bị kiểm tra bất ngờ, rất đông người Trung Quốc có mặt tại một phòng khám không kịp bỏ chạy như những lần trước.

    [​IMG]
    Rất đông người Trung Quốc tại phòng khám Hiệp Hòa khi đoàn kiểm tra đến - Ảnh: Thanh Tùng

    Hôm qua 8.5, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp cùng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an TP.HCM), Công an P.4, Q.Tân Bình kiểm tra đột xuất phòng khám Hiệp Hòa (tại tòa nhà số 31A - 31 - 31B Trường Sơn, Q.Tân Bình, TP.HCM) và phát hiện nhiều người Trung Quốc khám chữa bệnh trái phép tại đây.

    Không trốn được

    "Đội lốt phòng khám Việt

    Theo Thanh tra Sở Y tế TP, các phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc, sau một thời gian hành nghề tại VN bộc lộ quá nhiều sai phạm, bị phát hiện, bị đóng cửa, nay họ chuyển sang dạng phòng khám đa khoa, thuê người Việt đứng tên, nhằm đánh lạc hướng người bệnh và cơ quan quản lý. Thanh tra đề nghị người dân, cơ quan truyền thông hỗ trợ, nếu phát hiện phòng khám đa khoa nào có dấu hiệu người Trung Quốc hành nghề trái phép thì báo cho Sở Y tế, Thanh tra y tế biết, để kịp thời kiểm tra, xử lý.
    Trước đó, một bác sĩ người Việt được thuê đứng tên phòng khám Hiệp Hòa đã làm đơn phản ánh lên Sở Y tế rằng: mặc dù ông là người đứng tên chuyên môn, nhưng không hề được biết hoạt động của phòng khám. Theo ông, mọi hoạt động do một đoàn người Trung Quốc điều hành tất cả và hoạt động hành nghề có rất nhiều biểu hiện sai trái, gây biến chứng cho bệnh nhân, lấy giá “cắt cổ” đến vài chục triệu đồng mỗi người, quảng cáo quá chức năng như cắt dây thần kinh bộ phận sinh dục nam để điều trị vô sinh...! Vị bác sĩ người Việt đứng tên nghi ngờ những người Trung Quốc này đến từ phòng khám Trung Quốc trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận (phòng khám có nhiều sai phạm đã bị đóng cửa năm ngoái)."


    “Ngày 2.5, Thanh tra Sở Y tế TP đã đến kiểm tra phòng khám Hiệp Hòa. Lúc đó, có 4 người Trung Quốc, nhưng họ đã cởi áo blouse và nhanh chóng trốn mất. Thanh tra phát hiện nơi đây hành nghề quá chức năng đã cho đình chỉ hoạt động hôm 2.5, nhưng giờ quay lại họ vẫn ngang nhiên hành nghề!”, một cán bộ thanh tra cho biết.

    Sau lần đó, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an TP.HCM) lên kế hoạch tái kiểm tra phòng khám này chi tiết, cẩn thận hơn. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã cho khảo sát tòa nhà cao tầng có phòng khám trên, ghi chép lại tất cả các lối ra vào của tòa nhà… Sáng sớm 8.5 trước khi tiến hành "đột kích", cơ quan chức năng còn điều động người giám sát vòng ngoài. Bị kiểm tra bất ngờ và bị chặn hết các lối ra, nên lần này những người Trung Quốc khám chữa bệnh trái phép hết đường tháo chạy!

    Tái yêu cầu ngưng hoạt động

    Khi đoàn thanh tra ập vào phòng khám, có mấy chục người nói tiếng Hoa tại đây, trong đó có một số người mặc áo blouse. Qua sàng lọc, đoàn kiểm tra xác nhận 8 người Trung Quốc có mặt tại phòng khám là để khám chữa bệnh. Trong số 8 người này, có đến 7 người Trung Quốc không xuất trình được bằng cấp chuyên môn và chứng chỉ hành nghề tại VN, gồm: Xiao Yuan Zhong, Wang Ya Fang, Zuo Quang Sheng, Yang Jun, Zhang Gai Xiang, Lu Guo Xian, Nie Pin. Chỉ duy nhất ông Li Hang Hai xuất trình chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp ngày 5.3.2013.

    Theo Thanh tra Sở Y tế, phòng khám Hiệp Hòa chỉ đăng ký khám bệnh đa khoa thông thường, nhưng lại hoạt động quá chuyên môn. Đoàn kiểm tra đã ghi nhận có nhiều bệnh nhân đến đây cắt trĩ, cắt bao quy đầu. Có bệnh nhân cho biết điều trị trĩ tại đây mới hai ngày mà trả gần 30 triệu đồng. Thanh tra đã chụp hình và lấy lời khai từ các nhân viên về công dụng của tất cả các máy móc tại đây. Trong đó có nhiều máy móc y chang những chiếc máy “hàng mã” ở các phòng khám Trung Quốc sai phạm bị đóng cửa hàng loạt năm 2012. Các nữ điều dưỡng người Việt cho biết họ không được đụng đến các máy móc, chỉ có người Trung Quốc mới được sử dụng điều trị.

    Đoàn kiểm tra lập biên bản, tạm giữ các hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh; cho ngưng hoạt động phòng khám lần thứ hai; yêu cầu đại diện phòng khám xuất trình hồ sơ pháp lý các "bác sĩ" người nước ngoài, và các trang thiết bị. Sở Y tế sẽ có biện pháp xử lý tiếp theo.

    Sự kiện lần này phản ánh tình trạng các phòng khám Trung Quốc vẫn lén lút tồn tại, hành nghề quá chức năng, lừa gạt người bệnh trong nước; nhiều người không có chuyên môn nhưng vẫn ngang nhiên đứng ra khám chữa bệnh, khi cơ quan chức năng đến kiểm tra thì cứ theo bài cũ: cởi áo, tháo chạy!

    [​IMG]
    Máy móc toàn chữ Trung Quốc tại phòng khám Hiệp Hòa

    [​IMG]
    Một chiếc máy gõ vào kêu lộp cộp như “hàng mã”, nhưng nhìn rất dễ lầm với máy CT

    Thanh Tùng​


    Nguồn: Tin tức
     
  6. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    “Đông dược” hay độc dược ?

    Đông dược độc hại được nhập lậu không có nguồn gốc rõ ràng, đó là thực trạng tại “thủ phủ” đông dược ở xã Ninh Hiệp (H.Gia Lâm, TP.Hà Nội).

    Không chỉ nổi tiếng khắp cả nước bởi nghề buôn bán vải, từ nhiều đời nay Ninh Hiệp còn được biết đến như một trung tâm buôn bán và sơ chế đông dược được liệt vào hàng lớn nhất, nhì cả nước. Trước đây, dược liệu được trồng và thu mua chủ yếu ở vùng chùa Hương, chùa Thầy, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên… Còn bây giờ, hầu hết chúng được nhập về từ Trung Quốc (TQ).


    Sản xuất nhưng không dám dùng !

    Trong vai một người đi tìm mua cây thuốc đông y thô (chưa qua sơ chế), tôi được Sơn (người xã Yên Thường, H.Gia Lâm, Hà Nội), một tài xế xe tải chuyên chở mặt hàng này, dẫn về Ninh Hiệp. Sơn cho biết, cứ độ vài ba ngày, anh cùng chủ hàng đánh xe lên cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn để chở vài tấn thuốc về làng. “Ở Ninh Hiệp hiện có khoảng 300 hộ kinh doanh, chế biến dược liệu và mỗi tháng nguyên liệu đông dược nhập về không dưới 500 tấn”, Sơn khẳng định.

    Tại nhà ông Nguyễn Văn T. (ở xóm 8, xã Ninh Hiệp), chúng tôi thấy các loại dược liệu vừa nhập về chất cao tới gần trần nhà. Ngoài ngõ, cả chục nhân công tất bật đứng ngồi sơ chế nguyên liệu. Nghề sơ chế, kinh doanh đông dược được lưu truyền trong gia đình ông T. đã tới đời thứ tư. Theo ông T., hiện nhu cầu sử dụng đông dược rất lớn, trong khi diện tích đất dành cho trồng cây thuốc bị thu hẹp đáng kể, nên hầu hết nguyên liệu làm đông dược đều nhập từ TQ. Thậm chí, một số vị thuốc truyền thống của nước ta như thục địa, hoài sơn, sinh địa… hiện cũng nhập từ TQ. Tuy nhiên, ông T. thừa nhận chính những người làm thuốc như gia đình ông và nhiều hộ khác trong làng cũng không dám dùng một số vị dược liệu để ngâm r*** hay bồi bổ cơ thể được nhập từ TQ, bởi họ không dám chắc những vị thuốc này liệu có an toàn!

    “Theo thông tin tôi nắm được từ mấy lần sang tận bên kia để thiết lập mối quan hệ thì từ khi dân mình ồ ạt nhập nguyên liệu thuốc đông y, họ cũng đã dùng nhiều loại thuốc hóa học để kích thích cây dược liệu tăng trưởng nhanh. Ngay sau khi thu hoạch, các thương lái tập trung thu mua rồi xuất qua VN. Do vậy, việc tồn dư các loại chất hóa độc hại trên chính những cây dược liệu là điều không tránh khỏi”, ông T. tiết lộ.

    Tại một cơ sở chế biến dược liệu có tiếng nằm ngay đầu xóm 8, tôi được biết để tìm được những lô nguyên liệu làm thuốc đông dược thuộc loại 1, loại 2 là rất khó. Thay vào đó, các loại cây dược liệu nhập về từ TQ phần lớn là loại 3, loại 4. “Đó là những cây dược liệu non, chưa sinh trưởng đủ ngày để đạt chất lượng nhưng đã cho thu hoạch. Vì vậy khi xuất đi, bên kia họ đã tẩm ướp hương liệu để tránh bị phát hiện”, chủ cơ sở này cho hay. Vẫn theo chủ cơ sở này, trước khi xuất qua biên giới, những hoạt chất quý trong dược liệu đã bị chiết xuất hết. Không những thế, họ còn trà trộn lẫn những dược liệu giả, đặc biệt với những dược liệu quý hiếm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo…


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Việc phơi và chế biến dược liệu rất mất vệ sinh - Ảnh: Hà An

    Dùng lưu huỳnh chống ẩm mốc

    Sau khi sơ chế, thái lát, người dân sẽ cho phơi khô số nguyên liệu ở bất cứ nơi đâu: ven đường làng, quốc lộ đầy bụi đường, khói xe, hay ven mương nước thải đen ngòm của nhà văn hóa xóm. Tất cả những khoảng không đều được tận dụng, bất chấp tình trạng ô nhiễm bụi bẩn. Khi được hỏi về tình trạng trên, chủ một cơ sở thừa nhận: “Đúng là không vệ sinh, nhưng sau đó thuốc còn phải qua công đoạn xông khô nên chắc vi khuẩn sẽ chết hết!”.

    Đáng lưu ý, việc sử dụng lưu huỳnh để sao chế, xông khô, bảo quản đông dược ở Ninh Hiệp đã trở nên rất phổ biến. Chủ một cơ sở kinh doanh đông dược có tiếng ở Ninh Hiệp (đề nghị không nêu tên), tiết lộ nếu chỉ dùng một liều lượng nhỏ lưu huỳnh, các vị thuốc bảo quản được từ 4 - 5 tháng. Nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, thuốc để được vài năm mà không bị nấm mốc. “Một cân dược liệu quý có giá vài triệu, trong khi một cân lưu huỳnh chỉ 5.000 đồng. Như thế liệu có chủ cơ sở nào không xông khô quá liều lưu huỳnh để bảo quản dược liệu được đôi năm”, ông chủ này nói.

    Bà Nguyễn Thị Hoa, người dân sống ở xóm 8, bức xúc cho biết trong xã, bất cứ lúc nào, đi tới đâu cũng ngửi thấy mùi khói lưu huỳnh xông dược liệu. Do vậy, giờ không riêng gì bà mà nhiều cụ cao tuổi, trẻ nhỏ trong xã mỗi khi ra đường hít phải khói lưu huỳnh đều cảm thấy đau đầu và choáng váng. Các hộ dân đã nhiều lần kiến nghị lên xã về tình trạng ô nhiễm không khí do khói lưu huỳnh, nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết.

    [​IMG]
    Trong khi khâu sơ chế các vị thuốc lại thô sơ

    Chưa đến 1/10 số hộ có phép hành nghề

    Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Điện, Chi hội trưởng Chi hội Làng nghề xã Ninh Hiệp, cho biết mỗi tháng các cơ sở sơ chế, kinh doanh ở Ninh Hiệp xuất đi thị trường TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… trên 500 tấn dược liệu. Hiện Ninh Hiệp được coi là đầu mối cung cấp đông dược lớn nhất cả nước.

    Về tình trạng sử dụng lưu huỳnh để xông khô, bảo quản thuốc, ông Điện thừa nhận là có thật và diễn ra từ nhiều năm nay. Trên thực tế, trước nay người làm thuốc Ninh Hiệp vẫn dùng một lượng lưu huỳnh rất nhỏ để xông khô dược liệu. Nhưng hiện tại, để bảo quản đông dược được lâu, nhiều hộ kinh doanh, chủ cơ sở đã bất chấp sức khỏe người dân mà sử dụng lưu huỳnh quá liều khi xông khô. Theo ông Điện, toàn xã có 300 hộ kinh doanh buôn bán đông dược, nhưng chỉ có đúng 20 hộ được cấp giấy phép hành nghề. Ông Điện cho biết thêm, trường hợp cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt các hộ làm nghề thuốc có sử dụng lưu huỳnh quá liều lượng, không phải là hiếm ở Ninh Hiệp.

    Có thể gây rối loạn tiêu hóa, thần kinh, thậm chí tử vong

    PGS-TSKH Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho rằng ở Ninh Hiệp, quá trình sản xuất, sơ chế thuốc đều bằng phương pháp thủ công, trong khi nguyên liệu nhập từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, nên người dân không thể phát hiện hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu còn tồn dư trong thuốc. Ngoài ra, việc sơ chế thuốc thủ công sẽ tạo điều kiện để các hộ gia đình, cơ sở lạm dụng lưu huỳnh xông khô, bảo quản đông dược được lâu, điều này nguy hiểm vô cùng. “Những trường hợp ngâm thuốc đông dược để uống, hoặc tán nhỏ để dùng sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Vì khi đó khói lưu huỳnh bám trên thuốc do dùng quá liều lượng sẽ trực tiếp đi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, thậm chí gây tử vong”, PGS Thịnh nói.

    Còn theo thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền thuộc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, rất khó xác định được nguồn gốc rõ ràng của dược liệu nhập khẩu từ TQ, cũng như không thể đảm bảo khâu kiểm nghiệm dược liệu. Nếu dược liệu bị tẩm quá liều, có nấm mốc... khi dùng sẽ gây nai biến, dị ứng, suy thận, gan, rối loạn tiêu hóa.

    Hà An​


    Nguồn: Tin tức
     
    me hoa hong thích bài này.
  7. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Không để DN nước ngoài thâu tóm vùng nguyên liệu

    Chính sách của Nhà nước Việt Nam từ 6 năm qua đã nói rõ doanh nghiệp nước ngoài không được “đụng” vào vùng nguyên liệu mà phải thông qua doanh nghiệp VN.

    Thế nhưng họ vẫn lấn sân và có nguy cơ thâu tóm vùng nguyên liệu nông sản.

    Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 08 (có hiệu lực từ 7.6.2013) quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI).

    [​IMG]
    Doanh nghiệp FDI đang thâu tóm vùng nguyên liệu nông sản trong nước - Ảnh: Diệp Đức Minh

    Trao đổi với Thanh Niên, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Võ Văn Quyền nói rõ đây không phải quy định mới. Thông tư 08 chỉ cụ thể hóa, bổ sung sửa đổi các thông tư cũ, hướng dẫn thực hiện Nghị định 23 quy định chi tiết luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa đối với DN FDI. “Quy định đã có từ năm 2007, DN FDI khi thực hiện quyền nhập khẩu được phép mua lại hàng hóa sản phẩm của VN để xuất khẩu, nhưng không được lập trạm thu mua trực tiếp mà phải qua thương nhân VN, và là thương nhân có giấy phép kinh doanh với lĩnh vực này. Quy định này nhằm thực hiện tốt hơn, làm rõ hơn và minh bạch hơn chính sách của VN khi gia nhập WTO, để nhà đầu tư hiểu rõ ở nước nào cần phải làm gì và chỉ được làm gì”, ông Quyền giải thích.


    DN FDI đang chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu hồ tiêu VN với lợi thế về nguồn vốn và khả năng phân phối xuyên quốc gia. Việc này là tốt khi tạo ra sự cạnh tranh trong ngành nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ DN trong nước bị mất thị phần.
    Một số DN FDI có biểu hiện chuyển giá bằng cách mua tiêu giá cao nhưng xuất giá thấp về công ty mẹ
    Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu VN

    Chiếm lĩnh nguồn cà phê, hồ tiêu...

    Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, các DN FDI đã chiếm lĩnh 50 - 60% tổng sản lượng cà phê của VN, tương đương 600.000 tấn mỗi năm. Hiện nay, tại Đắk Lắk có 8 DN FDI thu mua cà phê gồm: Công ty Cà phê Ngon, chi nhánh Công ty Louis Dreyfus Commodities, Công ty Dakman, Công ty Amazaro VN, chi nhánh Công ty Newman Group, chi nhánh Công ty Olam VN, chi nhánh Công ty Hà Lan VN và chi nhánh Công ty Vĩnh An. Từ chỗ chiếm lĩnh 50% thị phần thu mua cà phê của tỉnh vào năm 2011, đến nay các DN FDI đã tăng thị phần thu mua cà phê lên 60%. Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2012.

    Ông Đoàn Kim Ca, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho biết: “Hiện các DN FDI không được chính quyền địa phương cho phép đầu tư trực tiếp vùng nguyên liệu mà chủ yếu mua bán thông qua đại lý trong nước. Tuy nhiên thực tế vẫn có hoạt động tổ chức mạng lưới gom cà phê trực tiếp, điều đó cho thấy có lỗ hổng trong quản lý, gây khó khăn cho hoạt động thu mua của các DN trong nước”.

    Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA) cũng cho biết hiện có 7 DN FDI đang thu mua và xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2012, các DN này chiếm đến 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng trên (tăng 11,6% so với 2011). Theo Chánh văn phòng VPA Trần Đức Tụng, trong quý 1/2013, các DN FDI đã có sự tăng trưởng khá mạnh về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ, cá biệt có DN tăng đến 280%. "DN FDI đang chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu hồ tiêu VN với lợi thế về nguồn vốn và khả năng phân phối xuyên quốc gia. Việc này là tốt khi tạo ra sự cạnh tranh trong ngành nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ DN trong nước bị mất thị phần. Một số DN FDI có biểu hiện chuyển giá bằng cách mua tiêu giá cao nhưng xuất giá thấp về công ty mẹ", ông Tụng nhận định.

    Không thể phủ nhận việc các DN FDI thông qua các đại lý thu mua cà phê để gom hàng đã tạo ra cuộc cạnh tranh về giá và người trồng cà phê được hưởng lợi. Nhưng rõ ràng, đúng như giám đốc một DN xuất khẩu cà phê hàng đầu ở Đắk Lắk cảnh báo: “Về lâu dài, khi họ đã loại bỏ được các DN xuất khẩu cà phê trong nước thì sẽ quay lại làm giá ngay tại thị trường cà phê VN. Điều này đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời bảo vệ DN trong nước, kịch bản đó sẽ sớm xảy ra”.

    Cạnh tranh không lành mạnh

    Trao đổi với Thanh Niên, TS Hoàng Thọ Xuân, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Thương mại), cho rằng việc các DN FDI trực tiếp thu mua nguyên liệu sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các DN trong nước và sẽ gây ra những hậu quả như làm đảo lộn đầu vào của lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của các DN trong nước, làm chúng ta mất “chân” sản xuất và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến người nông dân. “Theo cam kết trong các hiệp định thương mại VN đã ký kết với thế giới thì các DN FDI được thu mua hàng xuất khẩu và phân phối trong nước nhưng phải thông qua các DN VN chứ không được phép trực tiếp giao dịch với người sản xuất. Do vậy chúng ta có cơ sở để không cho phép các DN FDI trực tiếp mua hàng”, TS Xuân khẳng định.

    Mặt khác, cũng cần có chính sách nâng cao năng lực của DN trong nước, đảm bảo lợi ích của nông dân. “Chúng ta không cho các DN FDI thu mua nguyên liệu trực tiếp, nhưng nếu các DN trong nước vẫn còn làm ăn lôm côm, ép giá nông dân... thì cũng không được. Chính sách hỗ trợ DN trong nước phát triển song hành với DN FDI là hoàn toàn đúng, nhưng chính sách đó cần được đặt trong sự hài hòa với các đối tượng khác trong chuỗi giá trị và quyền lợi của các bên liên quan mà đặc biệt là người trực tiếp sản xuất”, TS Xuân phân tích.

    Theo các chuyên gia, hiện nay mối liên hệ giữa DN thu mua, chế biến, xuất khẩu với nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự chia sẻ lợi ích. Trong chuỗi phân phối lợi nhuận, người trồng cà phê chỉ được hưởng tỷ lệ quá nhỏ nhoi so với các DN chế biến cà phê xuất khẩu. Do đó hình thức bảo hộ của Chính phủ chỉ là tạm thời, về lâu dài thì DN trong nước phải liên kết chặt chẽ hơn với nông dân để cạnh tranh bền vững.

    Kiểm soát chặt việc thu mua trái phép

    Trên thực tế, luật chỉ quản lý tương đối chặt các DN FDI có đăng ký kinh doanh, nhưng vẫn tồn tại tình trạng một số tổ chức, cá nhân người nước ngoài, trong đó có thương nhân Trung Quốc vào thu mua sản phẩm bất hợp pháp. Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Võ Văn Quyền, các tổ chức, cá nhân này không phải thương nhân vào kinh doanh tại VN, mà thường lợi dụng vào bằng con đường du lịch sau đó thu mua trái phép. Bộ Công thương đã có báo cáo Chính phủ và lập một số đoàn kiểm tra, kiểm soát chặt với tình trạng này, nhận thức của chính quyền địa phương cũng đã tốt hơn so với trước đây.

    Quang Thuần - Chí Nhân - Mai Hà​


    Nguồn: Tin tức
     
  8. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Nở rộ học giả, điểm thật

    Chuyện học hộ, thi hộ ngày càng phổ biến trong các trường ĐH dù đã có những biện pháp siết chặt.

    Tại các trang mạng như raovat, muare, ********, những thông tin về việc học hộ, thi hộ đăng tải với đầy đủ giá cả, số điện thoại liên hệ. Thông thường, giá học hộ một buổi khoảng 50.000 đồng, thi hộ học kỳ đạt 7 điểm giá 700.000, 8 điểm giá 800.000… Riêng trang hocthue.net đã hoạt động công khai từ 3 năm nay, với các dịch vụ giải bài tập thuê, viết luận văn, tiểu luận thuê được trao đổi ngầm với nhau qua số điện thoại 0985.08 xxxx. Trên Facebook, có các hội nhóm mang tên “Hội những người lười học” (1.539 thành viên), Hội những người lười học nhưng muốn được điểm cao (gần 1.000 thành viên)...

    [​IMG]
    Tổ chức thi cử nghiêm ngặt chỉ hạn chế phần nào việc thi hộ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

    Học quá yếu nên nhờ người thi

    Tiến sĩ Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Trong 2 năm học vừa qua, trường đã phát hiện và xử lý 4 trường hợp sinh viên (SV) thi hộ”. Ông Đặng Hữu Khanh, cán bộ của trường cung cấp thêm thông tin, những trường hợp nhờ thi hộ đều do học lực quá yếu. Chẳng hạn T.T.B, ngành sư phạm điện - điện tử khai nhờ N.V.Q, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là người quen thi hộ. Tuy nhiên, khi gửi công văn sang Trường ĐH Bách khoa TP.HCM để xác nhận, danh sách SV của trường không có tên này. Trường hợp của H.V.T ngành sư phạm cơ khí động lực cũng do học lực quá yếu nên nhờ N.T.V, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng thi hộ môn vẽ kỹ thuật học kỳ 2. Không chỉ chương trình chính quy, mà tại lớp nghiệp vụ sư phạm cũng xảy ra tình trạng này, như trường hợp N.T.H ngành điện công nghiệp đã nhờ C.T.D (đã có chứng chỉ sư phạm bậc 2) thi môn văn hóa giảng dạy khiến D. bị thu hồi chứng chỉ, còn H. thì bị hủy kết quả thi.

    Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Trong 3 kỳ thi chuẩn đầu ra tiếng Anh B1 gần đây, trường đã phát hiện, lập biên bản và xử lý 11 trường hợp thi hộ. “Đa số là SV năm cuối. Có một số em đã hoàn tất chuyên môn, chỉ còn B1 Anh văn (môn điều kiện). Các em đã đánh liều nhờ thi hộ”.

    Mới đây Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đã xử lý đình chỉ một năm học đối với N.A.K năm 3 Khoa tiếng Anh thi hộ môn ngoại ngữ cho một SV viên liên thông đang học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Phó phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên, cho biết thêm vào thời gian trước, một nữ SV học ngành ngữ văn năm 3 cũng đã thi hộ một bạn gái cùng lớp do bạn này thi rớt nhiều lần, cả 2 đều bị xử lý theo quy chế là đình chỉ một năm học.

    Phạt tiền vẫn không hiệu quả

    Nhiều trường cũng cố gắng có các biện pháp cũng như quy định xử phạt các hiện tượng này nhưng không thấm vào đâu so với thực tế.

    Tiến sĩ Nguyễn Anh Đức cho biết: “SV thi hộ hoặc nhờ thi hộ lần đầu, bị đình chỉ học tập một năm, tái phạm buộc thôi học. Việc tổ chức thi của trường thực hiện giống như thi tuyển sinh ĐH. Mỗi phòng thi bố trí không quá 40 SV và có 2 giám thị coi thi cùng với giám thị hành lang. SV vào phòng thi bắt buộc phải có thẻ SV hoặc giấy chứng minh nhân dân”.

    Theo thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, nếu SV không có giấy tờ cần thiết, trường sử dụng biện pháp lăn tay để nếu có làm giả giấy tờ vẫn bị phát hiện.

    Theo dự thảo Nghị định về quản lý giáo dục mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến, mức xử phạt hành chính đối với hành vi thi hộ, chuyển tài liệu, thông tin, đồ dùng trái phép vào phòng thi hoặc làm bài, trợ giúp thí sinh làm bài phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. Về vấn đề này, tiến sĩ Trần Đình Lý cho rằng: “Đối với SV thì kỷ luật bằng quy chế có ý nghĩa hơn là bằng tiền. Với các trường hợp làm giấy tờ giả phải xử lý nghiêm túc theo pháp luật. Trước hết phải ngăn chặn “cung” bằng cách xử phạt thật nặng các tổ chức thi hộ chuyên nghiệp”.

    Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Phó phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng đồng tình. Ông khẳng định: “Việc phạt tiền vẫn không ăn thua vì SV sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua điểm, nhất là chứng chỉ ngoại ngữ thì bao nhiêu tiền cũng mua được. Do đó, trách nhiệm của nhà trường là phải tổ chức học hành thi cử thật chặt chẽ và tăng cường phổ biến nâng cao ý thức cho SV.

    Khó phát hiện hết

    Tiến sĩ Trần Đình Lý cho biết: “11 trường hợp bị phát hiện thi hộ tiếng Anh B1 vừa qua ở trường, đa số làm giấy tờ giả rất giống thật, rất tinh vi”. Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, công nhận: “Nếu nói phát hiện được hết thì cũng khó. Một lớp học quá đông thì việc điểm danh cũng có lúc sơ xuất. Nếu SV thuê người đi học từ đầu đến cuối thì làm sao biết. Những SV đã cố tình gian lận, nhờ cậy đến các đối tượng chuyên nghiệp thì giám thị coi thi bình thường cũng không đủ nghiệp vụ để phát hiện. Thêm nữa, đặc điểm của học chế tín chỉ là SV không cố định như niên chế nên giảng viên cũng khó nhớ hết SV”.

    Mỹ Quyên​

    Nguồn: Tin tức
     
  9. ElenaNgan

    ElenaNgan Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    2/9/2011
    Bài viết:
    1,431
    Đã được thích:
    320
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Nở rộ học giả, điểm thật

    Chuyện nay năm nào đến mùa thi cũng thấy báo chí nói đến.
     
  10. tuyetmaicfa

    tuyetmaicfa Mẹ Conan

    Tham gia:
    24/2/2012
    Bài viết:
    2,124
    Đã được thích:
    1,345
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nở rộ học giả, điểm thật

    Làm sao mà khó phát hiện, nếu nói khó chỉ là biện hộ thôi, Lúc trước đi thi thầy cô kiểm tra thẻ SV rất kỹ nên có muốn cũng chẳng thể nào làm được.
     
  11. Nhoccuty

    Nhoccuty Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    9/12/2012
    Bài viết:
    8,445
    Đã được thích:
    1,368
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nở rộ học giả, điểm thật

    cũng vì xh trọng bằng cấp nên ai cũng muốn có bằng, mà nhiều khi thời gian không có, trí óc cũng không nên mới có hiện trạng trên. có cung thì mới có cầu mà.
     
  12. tuyetmaicfa

    tuyetmaicfa Mẹ Conan

    Tham gia:
    24/2/2012
    Bài viết:
    2,124
    Đã được thích:
    1,345
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: “Đông dược” hay độc dược ?

    Đông, Tây y giờ cũng loạn cào cào, ăn cũng chết, uống cũng chết, chữa bệnh cũng chết nói chung ko biết đường nào mà lần.
     
  13. _______single mom_______

    _______single mom_______ Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/5/2013
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: “Đông dược” hay độc dược ?

    khổ quá đi . bây giờ biết làm sao :(((((((((((((((((
     
  14. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Tìm được thi thể 4 học sinh chết đuối

    (TNO) PV Thanh Niên Online tại Đắk Lắk cho biết vừa xảy ra vụ chết đuối tập thể kinh hoàng tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào sáng nay 14.5.

    [​IMG]

    Các nạn nhân là học sinh lớp 6 thuộc Trường trung học cơ sở Hồ Tùng Mậu, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

    Ông Trường Thức, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk xác nhận có nhận được thông tin về vụ việc học sinh bị chết đuối ở Trường THCS Hồ Tùng Mậu.

    “Hiện Sở GD-ĐT đã yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn báo cáo nhanh về việc này. Tôi sẽ thông tin ngay khi nhận được báo cáo từ phòng GD”, ông Thức cho biết.

    Theo cập nhật của Thanh Niên Online, cho đến lúc này, chính quyền địa phương đã vớt được 4 thi thể các em học sinh chết đuối.

    Theo Chủ tịch UBND Huyện Buôn Đôn, sau giờ học sáng nay khoảng hơn 30 học sinh lớp 6 trường Hồ Tùng Mậu đã rủ nhau ra hồ chứa nước cạnh công trình thủy điện Sêrêpốk 4 tắm. Do hồ sâu nên đã có nhiều em chết đuối.

    Đến chiều nay, ở khu vực này vực này vẫn còn nhiều đôi dép của các nạn nhân trên bờ. Hiện UBND huyện Buôn Đôn đang tích cực, tìm kiếm cứu nạn các học sinh khác.

    * Tin mới nhất từ ông Trường Thức, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, cho biết, theo báo cáo nhanh qua điện thoại của Phòng Giáo dục H.Buôn Đôn, lúc 10 giờ sáng ngày 14.5, có nhiều học sinh đi tắm sông ngay mương thủy lợi gần sông Sêrêpốk. Trong đó, có 5 em học sinh lớp 6A trường THCS Hồ Tùng Mậu bị nước cuốn trôi. Trong số 5 em này, có 4 em đã chết và được gia đình đưa về nhà lo hậu sự.

    Cũng theo ông Thức, một em đã được cứu sống và đang được cấp cứu ở bệnh viện, sức khỏe tiến triển tốt. Sở GD-ĐT đang chỉ đạo trường THCS Hồ Tùng Mậu tường trình về việc này.

    TIẾP TỤC CẬP NHẬT

    TNO
    Nguồn: Tin tức
     
    Sửa lần cuối: 14/5/2013
  15. myhat

    myhat Thành viên tích cực

    Tham gia:
    22/4/2013
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: “Đông dược” hay độc dược ?

    Ghê quá đi mất, vì tiền người ta sẵn sàng làm tất cả
     
  16. pinkpig-lotus

    pinkpig-lotus Yến Sào NatureNest

    Tham gia:
    20/8/2012
    Bài viết:
    10,159
    Đã được thích:
    2,460
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Rúng động tin gần 20 học sinh bị chết đuối sáng nay

    Ôi, phải không đây! Sao lại có tai nạn thương tâm thế này!
     
  17. Autumn_River90

    Autumn_River90 Banned

    Tham gia:
    3/5/2013
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: “Đông dược” hay độc dược ?

    kinnh quá đi thôi, mình cũng đag uống thuốc bắc nhưng cắt của người quen, đọc bài này cũng thấy ghê ghê
     
  18. upacuameo

    upacuameo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/8/2011
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Tìm được thi thể 4 học sinh chết đuối

    tội mấy em quá , mà cha mẹ quản lý kiểu gì mà lâu lâu trên ấy lại có 1 vụ vài em chết vậy k biết.
     
  19. upacuameo

    upacuameo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/8/2011
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nở rộ học giả, điểm thật

    ngành sư phạm giờ có số lượng chứ k còn chất lượng nữa.
     
  20. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Trứng luộc nước tiểu là món ăn vặt khoái khẩu của người Trung Quốc

    (iHay) Với nhiều người dân Đông Dương (phía đông Trung Quốc), trứng luộc nước tiểu của bé trai dưới 10 tuổi là món ăn vặt khoái khẩu.

    Tại thành phố Đông Dương (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), giờ tan tầm ở các trường tiểu học là lúc phụ huynh đến đón con về. Đó cũng là thời gian bận rộn của nhiều chủ tiệm bán trứng luộc trên khắp thành phố.

    Reuters cho biết những người bán hàng này xách theo thùng, xô đến nhà xí các trường tiểu học để lấy nước tiểu các các nam sinh, vốn được xem như nguyên liệu chính cho “trứng luộc đồng nam”, một món ăn truyền thống của dân địa phương.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Những người bán món trứng luộc nước tiểu hàng ngày vẫn xách theo thùng, xô đến nhà xí các trường tiểu học để lấy nước tiểu các các nam sinh

    Đối với nhiều người dân thành phố Đông Dương, trứng luộc bằng nước tiểu của bé trai, đặc biệt là những cậu bé dưới 10 tuổi, là món ăn vặt khoái khẩu.

    Không có lời giải đáp cho thắc mắc vì sao phải là nước tiểu bé trai, mà chỉ biết phương pháp nấu ăn “kỳ dị” này đã có từ nhiều thế kỷ qua.

    Mùi hương của những quả trứng luộc trong nồi đầy nước tiểu thì không lẫn vào đâu được và nhiều chủ tiệm bán dạo ven đường ở thành phố Đông Dương khẳng định món ăn trên rất tốt cho sức khỏe.

    [​IMG]
    Phương pháp nấu ăn “kỳ dị” này đã có từ nhiều thế kỷ qua

    “Nếu ăn món này, bạn sẽ không bị đột quỵ. Trứng luộc trong nước tiểu thơm phức hà”, ông Cát Diêu Hoa, 51 tuổi, chủ của một trong những sạp bán “trứng luộc đồng nam” đắt khách nhất thành phố, khoe.

    “Chúng tốt cho sức khỏe. Gia đình chúng tôi ăn kèm chúng trong mỗi bữa ăn. Tại Đông Dương, nhà nào cũng thích ăn chúng”, ông này cho hay.

    Phải mất gần một ngày để nấu món trứng luộc có một không hai này, bắt đầu bằng việc ngâm và sau đó là luộc trứng trong một nồi ngập nước tiểu.

    [​IMG]
    Trứng chín được đun trong nước tiểu

    Khi trứng nứt vỏ, hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu trứng trong vài giờ đồng hồ nữa.

    Người bán thường sẽ phải canh đổ thêm nước tiểu vào trong nồi và canh điều chỉnh lửa để trứng không bị khét.

    Ông Cát, với thâm niên hơn 20 năm bán trứng luộc đồng nam, cho biết món ăn này được ưa thích vì nó tươi ngon và có vị mặn tự nhiên.

    Mỗi trái trứng có giá khoảng 5.000 đồng, gấp đôi giá trứng loại thường tại Trung Quốc.

    [​IMG]
    Trứng luộc nước tiểu có vị mặn tự nhiên

    Nhiều người dân Đông Dương, từ già đến trẻ, đều cho biết họ tin vào quan niệm được lưu truyền từ tổ tiên ngày trước, cho rằng trứng luộc bằng nước tiểu của đồng nam giúp thanh nhiệt cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu.

    “Ăn món này thì chúng ta sẽ không bị nhức khớp chân, tay. Đồng thời nó còn tạo thêm năng lượng cho cơ thể giúp bạn làm việc hiệu quả”, một khách hàng họ Lý 59 tuổi, vừa mua 20 trứng luộc từ tiệm ông Cát, nói với Reuters.

    Không chỉ có các sạp bán dạo ven đường mới có trứng luộc nước tiểu. Cư dân địa phương được cho là cũng tự đi lấy nước tiểu từ các trường tiểu học trong thành phố để mang về nhà tự nấu.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Trứng luộc nước tiêu được cho là có thể trị đau lưng, đau chân và các cơ khớp

    Reuters cho hay “trứng luộc đồng nam” phổ biến đến độ chính quyền địa phương đã xếp món ăn này vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng thích trứng luộc nước tiểu.

    Một số chuyên gia y tế Trung Quốc bày tỏ lo ngại về vấn đề vệ sinh trong việc dùng nước tiểu để luộc trứng.

    [​IMG]
    Giá của một quả trứng luộc nước tiểu vào khoảng 1,5 nhân dân tệ, gần gấp đôi một quả trứng bình thường

    Một vài người dân thành phố Đông Dương thì cho biết họ ghê tởm món ăn này.

    “Quan niệm truyền thống tại Đông Dương cho rằng món trứng luộc này tốt cho sức khỏe và giúp chống cảm lạnh. Nhưng tôi không tin điều này nên tôi không ăn”, một người dân họ Vương 38 tuổi, cho biết.

    Chuyện xếp hàng mua nước tiểu cách đây nửa thế kỷ

    Chuyện xin nước tiểu lạ lùng nói trên làm người ta nhớ đến xã hội Trung Quốc cách đây khoảng nửa thế kỷ. Thời đó, tại nhiều thành phố, mà nhất là ở Thượng Hải, câu chuyện xin nước tiểu hay "những thứ khác" trong nhà xí gia đình diễn ra mỗi ngày. Thượng Hải khi ấy cũng có hai khu Phố Đông và Phố Tây như hiện nay, nhưng cách đây 50 năm, phố Tây phát triển hơn phố Đông rất nhiều chứ không giống như bây giờ. Sáng sớm nào cũng có rất đông nông dân phố Đông ùn ùn kéo sang phố Tây, đứng xếp hàng trước các khu nhà "chuồng chim", tức nhà rất nhỏ, với tam hay tứ đại đồng đường sống chung. Họ xếp hàng để chờ xin hoặc mua nước tiểu, phân để đem về phố Đông chăm bón cây trồng, hoa quả, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
    Hoàng Uy
    Ảnh: Reuters​

    Nguồn: Tin giải trí
     
    cuamit thích bài này.

Chia sẻ trang này