Tin tức tổng hợp

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi sunlight878, 8/5/2013.

  1. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Mùa phơi cá của mẹ

    Sa Huỳnh (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) là miền gió cát. Mùa hè có thêm “món” nắng đến úa lá vàng cây. Nơi đây, tôi gặp những bà mẹ trẻ lầm lũi phơi cá dưới cái nắng như nung, lo tiền cho con lên giảng đường.

    Ngại nắng… trắng tay

    Chị Đẹp, 36 tuổi, cùng với các “đồng sự” của mình bưng những rổ cá đã xẻ và tẩm ướp xong, lón thón chạy ra bãi cát, nơi những chiếc nong tre trống không đang chờ “ăn” cá. Cá bây giờ đã thành những miếng thịt na ná nhau nên không phân biệt được cá gì. Nghe chị Đẹp giải thích, tôi mới hiểu “tiền thân” của mớ thịt này là cá sơn, cá phèn, cá đổng, cá chình, cá đuối, cá liệt… Một phần bán tươi tại chỗ, một phần được các chủ vựa xẻ phơi khô. Hàng trăm lao động nữ được thuê làm công việc này. Mỗi ngày có đến chục tấn cá “ướp nắng” từ cửa biển Sa Huỳnh xuôi nam, ngược bắc, lên cả Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum…

    [​IMG]
    Phơi cá dưới trời nắng gắt - Ảnh: Trần Cao Duyên

    Thấy tôi giơ máy ảnh lên, chị Đẹp xua tay cười, nói: “Đừng đừng… Tui tên Đẹp nhưng người xấu đui xấu điếc, anh chụp làm gì…”. Hơi lúng túng, tôi nói một câu sặc mùi sách vở: “Tôi chụp là chụp vẻ đẹp trong cái dáng tảo tần của chị”. Chị vặn ngay: “Cực thì nói cực cho rồi, tảo với tần gì hổng biết. Đúng là mấy ông… văn minh trình độ. Mà nè, cho tui hỏi, cực thì làm sao đẹp được?”. Thấy tôi cười gượng, chị xuề xòa ngay: “Nói cho dzui chớ chụp đi. Nhớ cho tui một tấm nghen”.

    Mới 9 giờ sáng mà nắng muốn cháy da. Nón lá mong manh, không khẩu trang, không găng tay, chị Đẹp nhanh nhẹn xếp cá lên nong. Bóng chị đổ xuống, chờn vờn, đen đậm những nét đời cơ cực. Tôi bắt chuyện và cảm thấy chị rất vui khi có người “dám” dang nắng để sẻ chia cùng chị.

    Chị nói mùa phơi cá từ sau tết đến tháng bảy tháng tám. Càng nắng miếng cá càng thơm ngon. Tụi tui được trả thù lao theo sản phẩm. Làm dở thì cỡ trăm, trăm rưỡi nghìn. Giỏi thì hai trăm, có khi hai trăm rưỡi hoặc hơn. Ai ngại nắng thì… trắng tay. Cái nghề phơi cá phải kiêm luôn… phơi người. Ớn nhứt là lúc trở cá. Trời nắng như đổ lửa cũng mặc kệ, cứ phải tỉ mẩn trở từng miếng cá cho nắng “thấm” đều. Cá khô, da người cũng héo. Mệt nhất là trở cá mà còn sót, miếng cá bên khô bên ướt, bị chủ trừ tiền công. Buồn năm phút rồi thôi. Nhưng khi bị chủ cho là ăn gian làm dối thì cả tuần cũng chưa hết “dị” (xấu hổ).

    Con lên giảng đường, mẹ ra bãi nắng

    Mấy phút nghỉ hiếm hoi dưới gốc cây trứng cá, chị Đẹp cùng mấy chị nữa, cũng là “phơi thủ”, ngồi ăn phồng tôm, uống nước lã. Điều lạ là chị nào cũng vui và hóm. Họ nói bãi phơi cá là… trung tâm tàn phá dung nhan. Họ tự nhận mình là “dân đen” với hai nghĩa: thường dân lam lũ và da đen như dân châu Phi.

    Chị Đẹp nói ngồi đây có bốn năm chị có con đang học cao đẳng, đại học ở Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Riêng chị “dính đòn” nặng nhất: Con học ở TP.HCM, trăm bề tốn kém. Nhưng chị cười, nói cái bằng cử nhân của con tui… to hơn mấy cái bằng học ở “đêm buồn tỉnh lẻ”.

    Chị Mười nói chừng nào con tui lấy bằng tốt nghiệp, tui cũng lấy bằng… phơi cá luôn. Mà tui lo quá mấy mẹ ơi. Bây giờ tốt nghiệp rồi thất nghiệp, dễ thành… xấu nghiệp lắm. Chị Nhẫn cười cười, nói tới đâu hay tới đó. Trước mắt là bán mặt cho cát, bán lưng cho trời để nuôi cử nhân cái đã. Chị Nga con mắt rất vui, nói “ông tướng” tui biết mình tiêu tiền phơi cá của má, nó hứa tằn tiện và học giỏi. Tui nghe cũng mừng. Riêng chị Ngọc thì tếu táo nói hồi nhỏ, bữa đầu dẫn con vào lớp 1, tui phải cầm roi vì nó cứ bám áo mẹ không chịu đi. Giờ vô đại học, nó chạy rật rật, tui theo nó mà khờ nhơn luôn. Tiếng cười của các chị giòn tan và trong trẻo.

    Có một điều khiến các chị than vãn là chứng đau lưng. Tôi làm mối đắp lá này lá nọ. Nghiêm túc được một lát, các chị lại đùa, nói cuối ngày nhận tờ hai trăm… đắp lên lưng là hết đau ngay! Ở đây các chị nhận lương theo ngày. Cứ mười ngày, mỗi người được khoảng hai triệu, lại trích một nửa gởi cho con ngay. Họ không dám để tới cuối tháng, sợ thòm thèm, tiêu bậy thì chết.

    Đang chuyện, chợt có người nhắc: “Hai giờ rồi. Trở cá”. Các chị đội nón lên, đi ra bãi nắng. Những cái bóng đen gầy đổ dài trên cát bỏng. Tôi chợt nghĩ có thể ngay trong lúc này, những đứa con của họ đang lên giảng đường.

    Trần Cao Duyên​

    Nguồn: Ẩm thực
     
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Mùa sứa trên phá Tam Giang

    Miếng sứa trong veo, giòn ngon, tươi rói, cắn ngập răng nghe vọng tiếng sựt, sựt… đã tai, nuốt đến đâu vị thanh mát tràn lan đến đấy, là tôi cảm thấy hả hê và mãn nguyện lắm với món sứa tươi chấm ruốc lắm rồi. Thế nhưng anh bạn thổ công ở làng Ngư Mỹ Thạnh khề khà: “Ăn như ri nhằm nhò chi, đang mùa sứa, phải ra tận phá Tam Giang, vớt con sứa lên ăn tại đò mới gọi là… sướng”.

    [​IMG]
    Sứa mắc vào lưới đáy cũng là lúc ngư dân bắt đầu rộn ràng với mùa sứa giữa năm đầy hứng khởi

    Tôi theo cái "sướng" râm ran và âm ỉ ấy để bước vào một hành trình lênh đênh trên phá Tam Giang, theo những ngư dân của làng Ngư Mỹ Thạnh - một làng chài nằm ven Đầm Phá để được mục sở thị cảnh đánh bắt sứa khi đang độ vào mùa, với những mô tả đầy hấp dẫn mà tôi chưa thể hình dung trọn vẹn.

    Con đò dọc chầm chậm rẽ nước, đưa tôi ra vùng đầm phá mênh mông, len lỏi trong hệ thống đánh bắt nò sáo - một kiểu thức mưu sinh quen thuộc của người ngư phủ trên Phá Tam Giang từ hơn trăm năm qua. Ra gần đến cửa biển, hệ thống đáy hàng khơi chắn ngang miệng phá, khi mùa gió chướng, sứa từ biển theo con nước vào vùng nước lợ ở đầm phá Tam Giang, nơi ba con sông Bồ, sông Hương, sông Ô Lâu hợp thành vùng đầm phá rộng lớn nhất ở Đông Nam Á với hơn 22.000 hecta. Sứa mắc vào lưới đáy cũng là lúc ngư dân bắt đầu rộn ràng với mùa sứa giữa năm đầy hứng khởi.

    Sứa ở Phá Tam Giang to như cái thúng, vỏ lốm đốm đỏ, mềm mềm như trái bong bóng, ngư dân kéo lưới đáy lên và lôi từng con sứa ra ngoài, chất lên ghe, sứa nhiều đến độ chất đầy ghe ngư dân đành… thả chúng về với nước vì không còn chỗ chứa.

    Gặp khách lạ phương xa, những ngư dân hôm ấy đầy hào sảng, tặng tôi vài con sứa làm mồi lai rai. Chuyền tay nhau con sứa nặng chừng gần chục ký, anh bạn chủ ghe trổ tài chế biến, chỉ với con dao bửa củi, sứa được xả thịt, bỏ hết lớp vỏ ngoài và phần ruột vẫn còn dính vài con cá nhỏ bị sứa nuốt trọn chưa tiêu hết. Phần thịt trong nhất, chắc nhất nằm ở giữa con sứa áng chừng cỡ 1kg được giữ lại. Quả là xa xỉ bởi cả con sứa to đùng ngã ngửa, giờ chỉ còn lại phần tinh tuý nhất dùng ăn sống.

    Miếng sứa được xắt lát vừa tầm hai lóng tay, bóng nhẫy, tươi rói, chẳng cần gia vị, nước chấm, cứ thế để ăn mộc, cắn đến đâu, vị ngọt thanh mát, thoảng một chút mặn nhè nhẹ của vị biển cứ nấn ná mãi nơi vòm họng. Đến lúc này, tôi mới thấm thía rõ cái sướng của anh bạn làng chài Ngư Mỹ Thạnh giới thiệu về món sứa tươi trên phá Tam Giang.

    Sứa có thể chế biến được nhiều món như gỏi sứa, bún sứa, riêng với món sứa tươi ăn sống, để đượm thêm nhiều dư vị, có thể dùng kèm với mắm ớt tỏi, hoặc mắm ruốc Huế, kèm chút lá húng cay nồng và trái vả, chuối chát, khế chua xắt lát… đủ cho một bữa thịnh soạn - quên cả đất trời với món sứa tuyệt vời khi cùng những ngư phủ lênh đênh trên phá Tam Giang.



    Cùng xem thêm những hình ảnh sinh động của mùa sứa trên phá Tam Giang:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nguyễn Đình (thực hiện)
    Nguồn: Ẩm thực
     
  3. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Khô 'vũ nữ chân dài' xuống đường

    Thoạt trông cứ ngỡ là khô nhái nhưng không phải. Nhái chân không dài thậm thượt, xương không mềm rụm được. Chúng nhanh chân nhảy vào từng ngõ nhỏ.

    [​IMG]
    Tiếp thị khô nhái chân dài tận quán cà phê cóc - Ảnh: Tạ Tri

    “Tội nghiệp! Thời buổi khó khăn, đám khô “mỹ nữ thân gầy” phải lăn lóc ra quán vỉa hè, mua vui cho thượng vàng hạ cám, chứ không còn diễm lệ tương ngộ khách sành ăn trong nhà hàng sang, như thời hoàng kim nữa.”, ông Lý Nhất Tiên, chủ một hệ thống nhà hàng lớn ở TP.HCM, nửa đùa nửa thật.

    Chân dài giá cao

    3 - 4 năm trước, dạng khô nhái “ăn kiêng” - chân dài... mỏi cổ, từng là hàng “hót” ở một số nhà hàng rất sang tại Sài Gòn. Giá mua vào từ 650.000 - 900.000 đồng/kg, lại chập chờn. Những lúc khan hàng, giá nhập vào tới 1.000.000 đồng/kg, cũng không thành vấn đề. Nay nó được rao bán đầy, trên các trang mạng chuyên hàng đặc sản hoặc được tiếp thị tận tay, với những gói nhỏ khoảng 100g, giá còn 400.000 - 500.000 đồng/kg.

    Theo một số đầu bếp lâu năm, đã ngồi đếm từng con “nhái mà không phải nhái”, để định lượng đưa vào thực đơn, buổi đầu, ở TP.HCM, thật ra có 2 loại khô. Nhái đồng ta, chủ yếu được soi bắt và chế biến ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tuy nhiên, trong đó, nổi lên trước hết là khô nhái Campuchia.

    Có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm khô này. Còn nhớ, chúng tôi từng dùng tay thử đo xem chân nó dài cỡ nào: gấp rưỡi thân. Đặc biệt, phần bắp đùi, bắp giò ít thịt hơn hẳn nhái ta. Song khi đem chiên vừa vàng, nhai vào nghe giòn khứu, thịt dẻo - xương mềm quyện vào nhau tạo độ ngọt thanh dịu, thơm phức, rất hao mồi! Ngược lại, khô nhái ta, chân ngắn hơn, nổi rõ cơ bắp và xương cũng cứng hơn. “Nhái mình ban ngày đi xe tay ga, sáng sớm hoặc chiều tối chịu khó tập thể dục. Nhái người ta lội bộ suốt, quần quật ruộng - rừng nên ốm nhách!”, một anh bạn vui tính phỏng đoán.

    Từ chất lượng quyết định giá cả: khô nhái ngoại luôn cao hơn khô nội ít nhất 150.000 - 200.000 đồng/kg. Đồng thời, nhờ có đường cao tốc, nhái An Giang nhảy nhanh tới thành phố Bác hơn nhái xứ chùa Tháp, nên giá cũng thấp hơn.

    Bỏ qua khoảng cách địa lý, vậy loại nhái nước bạn làm dùng làm khô là loại nào? - Chắc chắn không phải nhái đồng. Có thể là nhóm “chằng hiu, chẩu chàng” thân hình ốm tong teo, ưa đeo trên cành lá thấp. Hoặc giả, chúng có bà con gần với loại ếch “khiêu vũ” của Ấn Độ, mới được phát hiện gần đây.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Vui mắt với vũ điệu nhái mồi! - Ảnh: Tạ Tri

    Ta có nhưng không nhiều

    Anh Nguyễn Văn Bốn, ở giáp vườn quốc gia Lò Gò -Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cho rằng, đó là con “hót cổ”, lưng có sọc xanh, sống trên cây hay dưới nước đều được. Mùa mưa, trời chạng vạng tối, chúng thường kêu bè, nghe rờn rợn như nhát ma người lạ: “nhá nhem... nhá nhem”.

    Rảnh rỗi, bạn bè anh Bốn thường đi soi, bắt chúng về bằm nhuyễn làm chả trộn với rau càng cua ăn cơm hoặc phơi khô để dành lai rai.

    Dụng cụ soi là cây vợt cán dài bằng tầm vông, cỡ 2.5 - 3m. Một đầu vợt được gắn vào lon sữa “con gái Hà Lan” lớn, thủng đáy. Phần đáy lon được bọc tiếp một túi vải mùng. Khi phát hiện nhái, ếch..., người soi rọi thẳng ánh đèn vào mắt chúng, nhằm... thôi miên, rồi nhanh tay chụp vợt xuống. Thế nhưng, số lượng “nhái người mẫu” ở đây, cũng không đủ để trở thành khô thương phẩm.

    Với lại, con khô nhái Campuchia thường cứng mình hơn nhái miệt Bảy Núi. Có loại ướp sẵn gia vị gồm ít: muối hoặc nước mắm, bột ngọt, ớt giã. Có loại không tẩm ướp. Tại chợ Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM, chuyên bán đặc sản Biển Hồ, giá một ký khô nhái loại 2, đã tẩm ướp sơ là 400.000 đồng.

    Bà Võ Thị Hồng, chủ một quán ốc gần Co.op Mart Nhiêu Lộc, đường Trường Sa, quận 3, TP.HCM cho biết: “Bán được lắm! Mỗi tối, tôi bán từ 1 - 1.5kg khô “nhái nhịp điệu”. Có bàn 4 người, kêu liền tù tì 3 dĩa, nhấm bia ngon lành. Quên kêu ốc luôn.” Đơn giản với món chiên vừa giòn, chấm tương ớt hoặc nước mắm me.

    Còn anh Nguyễn Văn Toán, nhân viên văn phòng ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, phân tích rằng, khô nhái mộc (không son phấn) ít có hàng cũ. Do đang hút hàng và nếu bị ngả màu (tồn trên 10 ngày), khách sẽ phát hiện được ngay. Trong ngăn mát tủ lạnh nhà anh Toán, thường có vài ba gói khô “nhái Apsara” chính hiệu. Ngày nghỉ, anh đem trụng sơ qua nước sôi, rồi ướp vào tí nước mắm nhỉ, bột ngọt, chiên nhanh. Bày ra, cha con anh cùng bốc ăn chơi và cùng hồi hộp hay cười toe toét với các nhân vật trong phim hoạt hình.

    Như đã nói, hiện có rất nhiều nơi rao bán khô nhái. Song đúng hàng ngon giá mềm, không nhiều. Anh Nguyễn Văn Dũng, ở P.7, quận Phú Nhuận, TP.HCM, đang chào bán dạng gói nhỏ 100g/50.000 đồng, chưa ướp gia vị. Theo anh Dũng, xả 1 gói khô nhái này, bằng 2 - 3 dĩa ở hàng quán, giá từ 55.000 - 79.000 đồng/dĩa. Lời chán!

    Một số người am hiểu thị trường đoán rằng, dạng khô nhái “xách tay” này sẽ còn phóng xa.

    Tạ Tri (thực hiện)​

    Nguồn: Ẩm thực
     
  4. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Tép rang khế: Giản dị mà đưa cơm

    Cuộc sống đủ đầy với nhiều món “sơn hào hải vị” là thế, nhưng có mấy ai quên được những món dân dã ngày xưa của một thời “ăn không đủ no”. Một trong số đó lá Tép rang khế, món không thể thiếu trong những bữa cơm thời thơ ấu của mỗi người dân xứ Bắc.

    [​IMG]
    Không chỉ là món ăn ngon, đây còn là một món ăn bổ dưỡng, giàu canxi

    Nếu như ngày xưa, tép đồng thật dễ kiếm ở những làng quê, khu chợ, thì ngày nay phải tìm “mỏi mắt” mới kiếm được loại tép đồng tươi, nhỏ xíu để có thể chế biến món Tép rang khế. Món tép rang khế muốn ngon, theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi, phải lựa con tép tươi, còn sống, nhiều trứng.

    Đầu tiên, tép đem về rửa sạch, cắt bớt râu, ướp với bột nêm hoặc bột canh, nếu thích ăn ngọt có thể bỏ chút xíu đường. Khế cũng rửa sạch, gọt viền, thái hình ngôi sao. Hành lá chia làm 2 phần: Phần đầu hành màu trắng thái nhỏ, còn phần lá màu xanh đem cắt khúc nhỏ.

    Bắc chảo dầu lên bếp, phi thơm phần đầu hành màu trắng. Để món ăn ngon hơn, nhiều bà nội trợ thường dùng tép mỡ phi chung với đầu hành. Sau khi hành thơm, cho tép vào đảo đều. Đợi đến khi tép khô, cạn hết nước thì cho thêm chút nước mắm cho đậm đà hương vị. Đảo thêm một chút nữa cho tép săn lại thì cho khế vào đảo chung. Chờ đến khi khế hơi héo lại thì cho hành lá vào. Cần lưu ý là trong quá trình đảo tép, nên để lửa lớn để tép chín nhanh, nếu đảo lâu thì tép sẽ khô, không ngon.

    Món tép khi đã hoàn thành có màu đỏ ươm, bóng láng của tép, màu xanh của hành lá trông rất hấp dẫn. Khi ăn tép giòn rụm, lại rất đậm đà với vị ngọt và mặn hài hòa nên rất đưa cơm. Những ngày trời mưa rả rích, một chén cơm nóng cùng với tép rang khế, thì còn gì bằng.

    Không chỉ là món ăn ngon, đây là một món ăn bổ dưỡng, giàu canxi. Và món ăn này đã được nhiều nhà hàng, từ Bắc đến Nam đưa vào thực đơn chính.

    Bài và ảnh: H. Vân​

    Nguồn: Ẩm thực
     
  5. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Về phá Tam Giang nhớ ăn bánh khoái cá kình

    Mùa này về làng Chuồn (xã Phú Đa, H.Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) thưởng thức bánh khoái cá kình thì... khoái không gì bằng.

    [​IMG]
    Không ít thực khách mê mệt với món bánh lạ này

    Bánh khoái cá kình là đặc sản vùng đầm phá nơi đây. Nhưng chỉ đến mùa hè mới thưởng thức được món này. Bởi mùa cá kình chỉ có từ khoảng tháng 4 - 8 Âm lịch hằng năm.

    Người Huế xem cá kình là loại cá bổ dưỡng, bộ ruột tuy hơi đắng nhưng trị được chứng mất ngủ. Cá có màu vàng, chỉ nhỏ bằng ba ngón tay, là đặc sản vùng đầm phá.

    Muốn ăn bánh khoái cá kình thì phải về chợ làng Chuồn. Ngôi chợ nhỏ nằm bình yên bên cạnh đầm phá Tam Giang. Những quầy bánh nhỏ nhắn ngồi trong những góc chợ với hàng khuôn bánh đỏ rực lửa trước mặt. Nhiều mệ đã gắn bó với quầy bánh của mình cả mấy chục năm. Vừa đi vào cổng, mùi bánh thơm phức đã xộc vào mũi khiến không ít thực khách thích thú và “thòm thèm”.

    Món ngon dân dã này là đặc sản nổi tiếng khắp vùng níu chân không ít du khách về với vùng đầm phá Tam Giang.

    [​IMG]
    Bánh khoái cá kình được làm bằng bột gạo và nhân cá kình

    [​IMG]
    Cá kình là loài cá sống ở vùng đấm phá, thơm ngon bổ dưỡng

    [​IMG]
    Các o các mệ với quầy bánh ngồi ở trong góc chợ làng Chuồn

    Bánh khoái được làm bằng bột gạo nhưng nhân bánh không phải là tôm thịt như loại bánh khoái bình thường mà là cá kình nguyên con. Thêm điểm khác biệt nữa là bánh khoái cá kình dùng với nước mắm ruốc nguyên chất, thêm vài lát ớt xanh, ngon đúng điệu.

    Bánh không dùng kèm với nước lèo và rau sống như bánh khoái thường. Với người chưa dùng thử món này ắt sẽ e ngại vì sợ ngậy. Nhưng cá kình là loài cá thơm ngon đặc biệt, mùi cá thơm phức, vị cá ngọt lịm, ăn chỉ có “ngậm mà nghe”. Xương cá tương đối mềm và rất ngọt nên khi ăn, người ta nhai luôn cả con.

    [​IMG]
    Bánh được đổ những mẻ bánh nhỏ, lửa liu riu

    [​IMG]
    Bánh khoái cá kình là món ngon dân dã nổi tiếng của làng Chuồn, ngôi làng nổi tiếng bên đầm phá Tam Giang

    [​IMG]
    Mặt trên của bánh

    [​IMG]
    Mặt dưới của bánh

    Tuyết Khoa​

    Nguồn: Ẩm thực
     
  6. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Béo ngậy sâu măng xào lá chanh

    Ăn sâu cũng là hưởng cái tinh chất của cây cối, rau củ thuần chất trong thiên nhiên. Và thế là sâu dâu, sâu nhộng tằm đến cả sâu măng bỗng dưng trở thành món ăn đặc sản cuốn hút thực khách.
    >> Nhộng ong xào - món ngon vùng núi trung du
    >> Bánh xèo nhộng tằm ngày mưa

    Ra suối nhìn dòng nước mát, cá to bơi thành đàn lại chẳng dám ăn. Vào rừng thấy cây nấm, cây rau nào quá tươi tốt mà không có vết thủng, vết nham nhở do bị sâu ăn thì dẫu có đói lòng cũng không dám động tới.

    Khi đã chuyên tâm vào canh tác chứ không còn nặng về săn bắn thu gom lâm sản có sẵn trong rừng thì người ở miền rừng lại nhận ra một bí kíp ẩm thực mới mẻ: loài sâu mới thật khôn, biết tìm những gì bổ béo nhất. Bởi thế ăn sâu cũng là hưởng cái tinh chất của cây cối, rau củ thuần chất trong thiên nhiên. Và thế là sâu dâu, sâu nhộng tằm đến cả sâu măng bỗng dưng trở thành món ăn đặc sản cuốn hút thực khách.

    [​IMG]
    Nhẩn nha nhai những con sâu măng béo ngậy, nhấm nháp thêm ly r***
    sâu thơm lừng mới thấy sâu cũng đáng yêu phết! - Ảnh: Bùi Việt Phương
    Bữa đó cũng như mọi lần, tôi say sưa thưởng thức các món ăn ngay trang trại của anh bạn tên Bình. Toàn món đặc sản: gà leo đồi thớ thịt chắc khỏe, măng chua thơm trong chum nấu cánh gà, rau đồ chấm muối hạt dổi.

    Mâm cơm đơn giản, đậm đà hương vị cây nhà lá vườn lại vừa sạch và chân chất không sợ hóa chất độc hại. Lát sau tôi mới biết còn một món gia chủ mang lên vào giờ chót: sâu măng. Chẳng biết thị hiếu thưởng thức côn trùng, sâu bọ rộ lên ở đâu chứ những món ăn này đã thành khoái khẩu của dân đi rừng.

    Ngó qua thân nứa hơi héo ngọn, u bướu là biết ngay có những chú sâu măng béo ngậy đang đục khoét trong đó. Sâu đem về ướp muối. Sau khi hành đã phi thơm trong chảo liền thả sâu vào đảo nhanh tay. Đến khi thân sâu trắng đã chuyển sang màu vàng nhạt như nắng hanh là có thể bỏ nhúm lá chanh thái chỉ vào để tạo thêm mùi vị hấp dẫn.

    Nhưng ăn sâu măng như thế thôi chưa đủ, còn phải thưởng thức cùng với r*** sâu măng mới thú. Chỉ những lần bắt được sâu măng béo ngậy, chủ nhà mới thả vào bình r*** ngâm để dùng trong những dịp đón khách quý. Nhẩn nha nhai những con sâu măng béo ngậy, nhấm nháp thêm ly r*** sâu thơm lừng mới thấy sâu cũng đáng yêu phết!

    Bùi Việt Phương
    nguồn: ẩm thực
     
  7. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Điểm danh những món ăn nhanh, bổ, rẻ dành cho người bận rộn

    5 món ăn dưới đây, được giới thiệu trên BBC GoodFood - đều rất đơn giản và cũng rất bổ dưỡng. Nó thích hợp cho những ai bận rộn, không muốn tốt nhiều tiền cho thực phẩm và cũng không muốn mua thức ăn làm sẵn để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

    Một số món có thể xa lạ với thói quen ăn uống của bạn nhưng hãy cứ thử, biết đâu chúng lại hợp với bạn.

    [​IMG]
    Súp rau củ với trai và cá - Ảnh: Shutterstock

    1. Smothie quả mọng. Thay vì ổ bánh mì béo ngậy hay tô bún với miếng giò đầy mỡ, hãy bắt đầu buổi sáng bằng một ly smothie quả mọng (dây tây, dâu tằm, mâm xôi…) tràn đầy vitamin C. Một ít yến mạch xay cùng sẽ giúp bạn tự tin đi thẳng qua hàng bánh mì mà không bị cái bao tử níu lại. Ya ua không béo, sữa và một chút mật ong là những thành phần khác của ly smothie bổ dưỡng.

    2. Súp rau củ với trai và cá. Súp rau củ chắc chắc rất tốt cho sức khỏe của bạn nhưng cho một bữa ăn chính như bữa trưa, bạn cần thêm lượng protein vừa đủ. Súp khoai tây, rau xanh với trai và cá cho bạn một bữa trưa hoàn hảo. Trai chứa rất nhiều B12, selen, sắt và vitamin C.

    3. Cà ri bí đỏ. Hãy hầm bí đỏ với cà ri, nước dừa ít béo, thêm một ít ớt đỏ để có một bữa ăn bổ dưỡng rất nhanh chóng. Nếu thích, bạn có thể thêm một muỗng hạt “chia” để bổ sung thêm nguồn a xít béo omega 3, omega 6, đạm, chất xơ, canxi, chất chống dưỡng hóa, vitamin và khoáng chất.

    4. Diệm mạch hầm rau củ. Diệm mạch (hạt quinoa) đang “lên ngôi” vì nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của nó: chứa cả 8 loại axít amino thiết yếu, lại giàu chất xơ, ma nhê và sắt. Diệm mạch hầm rau củ (đậu hà lan, đậu cô ve, cà rốt…) hẳn là món rất tốt cho sức khỏe. Hãy xào hành tây với cà ri, thêm một ít sữa trước khi cho hạt diệm mạch (nấu chừng 10-15 phút là chín) và rau củ vào, nêm nếm vừa ăn. Nếu không thể tìm được hạt diệm mạch, bạn có thể thay bằng gạo.

    5. Bánh trái cây khô. Chỉ cần 10 phút để chuẩn bị, bạn sẽ có món bánh trái cây khô bổ dưỡng sẵn sàng chiều lòng cái bao tử kêu réo lúc nửa buổi. Hãy để nó trong túi kín khí, cho vào tủ lạnh đến khi bạn cần dùng. Xay nhuyễn dâu khô, chà là khô và mơ khô với nhau. Trộn với một tí dầu dừa, nhào đều rồi vo thành viên, bọc bên ngoài bằng mè rang. Vậy là bạn đã làm xong một món an nhanh ngon tuyệt và bổ dưỡng.

    Đoan Nhật
    nguồn: ẩm thực
     
  8. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Chân gà xào cay lai rai mùa World Cup

    Bên cạnh những món ăn được chế biến từ chân gà rất phổ biến như chân gà nướng, chân gà hấp… hãy thử đổi vị với món chân gà xào cay này nhé. Món ăn này rất phù hợp để lai rai giữa những trận cầu hấp dẫn mùa World Cup năm nay đấy!

    [​IMG]


    Nguyên liệu:

    - 400g chân gà công nghiệp

    - ½ củ hành tây

    - 1 muỗng tỏi băm

    - 1 muỗng ớt băm

    - 1 củ hành tím khô, 3 tép tỏi, hai lát gừng, 2 quả ớt khô

    - 1 muỗng cà phê muối

    - 1 muỗng dầu hào

    - 1 muỗng đường

    - ½ muỗng nước mắm

    Cách làm:

    - Chân gà rửa sạch, cắt móng

    - Cho 3 tép tỏi đập dập, 1 củ hành tím khô thái nhỏ, hai lát gừng, 2 quả ớt khô và 1 muỗng cà phê muối vào nồi, thêm nước và để lửa vừa đun đến khi sôi thì cho chân gà chần qua chừng 5 phút sau đó vớt ra. Chú ý không đậy nắp nồi để tránh làm chân gà bị mềm.

    [​IMG]
    - Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào phi thơm 1 muỗng tỏi băm và 1 muỗng ớt băm. Trút chân gà vào cùng 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng đường và ½ muỗng nước mắm. Để lửa nhỏ đảo thật đều tay cho chân gà ngấm gia vị.

    [​IMG]

    [​IMG]

    - Khi nước sốt keo lại thì cho hành tây thái múi cau vào đảo nhanh tay và tắt bếp.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hãy chọn chân gà đã qua kiểm định và được bán ở những cửa hàng uy tín


    Hằng MT (thực hiện)
    nguồn: ẩm thực
     
  9. sunlight878

    sunlight878 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/2/2013
    Bài viết:
    1,372
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Tin tức tổng hợp

    Thanh tao gà nướng cam sả

    Một món ăn vị không đậm, thoang thoảng mùi cam, phảng phất hương sả. Nếu bạn thích sự thanh tao, nhẹ nhàng thì nướng cam sả có lẽ thích hợp với bạn. Đầu bếp Mike Nguyễn của cà phê Kujuz sẽ hướng dẫn chúng ta thực hiện món ăn hấp dẫn.
    >> Ngon và lạ cánh gà rang muối
    >> Làm gà nướng xốt Teriyaki kiểu Nhật

    [​IMG]
    Nguyên liệu:

    - 5 miếng gà bỏ xương, rửa sạch, lau khô

    - 5 củ sả, rửa sạch, chẻ dọc

    - Một ít lá hương thảo, muối hạt, tiêu hạt

    - 1 trái cam, vắt lấy nước.

    Cách làm:

    - Cho nước cam ra đĩa sâu lòng, đặt thịt gà vào, quay mặt da lên trên, không để nước cam ướt phần da. Ngâm trong 1 tiếng.

    - Vớt gà ra, rắc lá hương thảo, muối tiêu. Dùng từng cây sả luồn vào từng miếng thịt gà, cột chặt miếng gà lại.

    - Nướng gà trong lò ở 180 độ C trong 20 phút. Quay phần da lên trên cho da gà giòn.

    - Xếp gà ra đĩa, trang trí theo ý thích. Dùng nóng.

    Đoan Nhật
    Ảnh: Độc Lập
    nguồn: ẩm thực
     

Chia sẻ trang này